Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ĐỊA DANH tây NAM bộ dưới góc NHÌN văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.52 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----oOo-----

VÕ NỮ HẠNH TRANG

ĐỊA DANH TÂY NAM BỘ
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – ĐHQG-HCM.

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ TRUNG HOA

Phản biện độc lập:
1.
2.
Phản biện:
1.
2.
3.
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào


tạo họp tại:……………………………………………
…………………………………………………………………...
vào hồi ………. giờ ………. ngày …… tháng …… năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:……………………..


NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Võ Nữ Hạnh Trang. (2019). Địa danh phản ánh địa hình, thủy
văn ở Tây Nam Bộ. Tạp chí Khoa học ĐH Sài Gòn, số
61(01/2019), trang 44-52(ISSN 1859-3208).
2. Võ Nữ Hạnh Trang. (2018). Tìm hiểu địa danh tôn giáo ở Tây
Nam Bộ. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật cơ quan của Bộ
VHTT và Du lịch, số 412 (10/2018), trang 111-114, (ISSN
0866-8655).
3. Võ Nữ Hạnh Trang. (2012). Địa danh mang tên thực vật ở Tây
Nam Bộ. Tạp chí Khoa học
ĐHSP TP.HCM, số
35(69)/2012, trang 131-135, (ISN 1859-3100).
4. Võ Nữ Hạnh Trang. (2017 a). Tìm hiểu một số địa danh lịch sử ở
Tây Nam Bộ. Tạp chí Khoa học ĐH Đồng Nai, số 05/2017,
trang 74-82, (ISSN 2354-1482).
5. Võ Nữ Hạnh Trang. (2017 b). Dấu ấn tôn giáo qua địa danh ở
Tây Nam Bộ. Tạp chí Khoa học ĐH Đồng Nai, số 07/2017,
trang 77-83, (ISSN 2354-d1482).


4
DẪN NHẬP

1. Tính cấp thiết của đề tài
Địa danh - cách con người dùng để gọi tên địa hình thiên nhiên, công trình
xây dựng hay đơn vị hành chính, vùng lãnh thổ nào đó - là sản phẩm của con người,
do con người tạo ra nhằm phục vụ cho đời sống của mình. Nghiên cứu địa danh sẽ
giúp làm rõ văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ... của vùng đất ấy.
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, TNB cũng chuyển mình
để hội nhập. Quá trình hội nhập đã đem lại những đổi thay tích cực cho đời sống
văn hóa của người dân. Bên cạnh những thuận lợi cũng không tránh khỏi các thách
thức, đặc biệt về mặt văn hóa. Thách thức lớn nhất từ góc nhìn địa danh là sự biến
mất, thay đổi của rất nhiều địa danh, nơi ẩn tàng những đặc trưng về cả lịch sử,
phong tục tập quán, tâm lý... của cư dân trong suốt tiến trình lịch sử. Sự thay đổi đó
ít nhiều mang tính tất yếu nhưng rất đáng lo ngại. Việc nghiên cứu để chỉ ra những
dấu ấn văn hóa của các tộc người sinh sống trên vùng đất thông qua địa danh sẽ
đem đến hai giá trị thiết thực. Thứ nhất, trở thành cứ liệu giúp thế hệ trẻ có thêm cơ
sở hiểu về văn hóa của ông cha, nhất là những địa danh hiện đã không còn tồn tại
hoặc tồn tại nhưng khó có thể hiểu nguồn gốc ra đời. Từ đó sẽ góp phần khơi dậy ý
thức tự hào, gìn giữ các yếu tố tốt đẹp, xóa bỏ những yếu tố tiêu cực vẫn ít nhiều
tồn tại trong địa danh ở TNB. Thứ hai, trong bối cảnh những nghiên cứu tiếp cận về
địa danh TNB còn rất hạn chế, luận án sẽ là một tài liệu hữu ích giúp các nhà
nghiên cứu, hoạch định chính sách, cơ quan quản lý có thể tham khảo để đề xuất
các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của rất nhiều địa danh đặc biệt, có
ý nghĩa ở vùng đất TNB.
Thực hiện đề tài Địa danh Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa học chính
là cách để chúng tôi hoàn thiện hơn khả năng nghiên cứu nhằm có những đóng
góp nhất định cho công tác giảng dạy. Cao hơn, hi vọng đề tài sẽ là tài liệu tham
khảo cho những ai quan tâm đến văn hóa qua địa danh nói chung và văn hóa qua
địa danh TNB nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến địa danh ở Việt Nam
Một số bài viết, công trình tiêu biểu như: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô

Sĩ Liên (thế kỷ XV), Địa danh học và phong tục học (1958) của Tân Việt Điếu,
Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc một số thành tố chung trong địa danh Nam Bộ
(1983), Những đặc điểm chính của địa danh thành phố Hồ Chí Minh (1990) của
Lê Trung Hoa. Các luận án nghiên cứu sâu về địa danh như: Những đặc điểm
chính của địa danh Hải Phòng (1996) của Nguyễn Kiên Trường, Nghiên cứu địa
danh Quảng Trị của Từ Thu Mai (2003). Các công trình nghiên cứu, trình bày lý
luận địa danh học và các từ điển về địa danh có: Một số vấn đề về địa danh học
Việt Nam của Nguyễn Văn Âu (2000), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua
chuyện tích và giả thuyết (2004) của Nguyễn Hữu Hiếu, từ điển địa danh Sổ tay
địa danh Việt Nam (1995) của Đinh Xuân Vịnh.


5
2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến địa danh Nam Bộ nói
chung và TNB nói riêng
Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí của
Trịnh Hoài Đức, Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (Petit cours de géographie de la
Basse Cochinchine) (1875) của Trương Vĩnh Ký, Đại Nam nhất thống chí (phần
Lục tỉnh Nam Kỳ) của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Tự vị tiếng Việt
miền Nam của Vương Hồng Sển (1993), Nguyễn Đình Đầu với Tổng kết nghiên
cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh (1994), Văn hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo
(1997) của Nguyễn Phương Thảo. Ngoài ra, còn nhiều công trình đề cập đến nội
dung khác liên quan đến địa danh trên vùng đất Nam Bộ như Lịch sử khai phá
vùng đất Nam Bộ (1987) do Huỳnh Lứa chủ biên, Địa danh Cà Mau của Anh
Động, Văn hóa qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai (2008) của Võ Nữ Hạnh
Trang... Cùng với đó là nhiều bài viết rải rác trên các báo, tạp chí giải thích về
một số địa danh trên địa bàn Nam Bộ giúp người nghiên cứu có thêm cơ sở để
triển khai luận án.
2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa qua địa danh ở
TNB

Chuyên sâu hơn, giai đoạn gần đây có khá nhiều luận văn, luận án nghiên
cứu văn hóa, ngôn ngữ qua địa danh ở các tỉnh TNB. Cụ thể: Khía cạnh văn hóa
của địa danh ở tỉnh Đồng Tháp (2008) của Nguyễn Thị Ngọc Bích, Những đặc
điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long (2008) của Nguyễn Tấn Anh, Khía cạnh
văn hóa của địa danh ở tỉnh Tiền Giang (2010) của Nguyễn Văn Diệp, Nghiên
cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre (2009) của Nguyễn Thị Kim Phượng, Những đặc điểm
chính của địa danh An Giang (2011) của Nguyễn Thị Thái Trân, Địa danh tỉnh
Vĩnh Long qua góc nhìn văn hóa dân gian (2017) của Ngô Thị Thanh…
2.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Ba nhóm công trình nêu trên đều có ý nghĩa tham khảo quan trọng ở hai
khía cạnh lý luận và thực tiễn. Với nhóm đầu tiên, trên cơ sở hiểu biết chung về
nghiên cứu địa danh ở Việt Nam cùng cơ sở lý luận đã được các nhà nghiên cứu
đi trước xác lập, chúng tôi có “điểm tựa” để triển khai luận án để những lý giải
dưới góc độ văn hóa sẽ có tính khoa học hơn. Đối với những địa danh không còn
tồn tại ở TNB, những tài liệu đi trước cũng là một kênh quan trọng giúp chúng tôi
so sánh, đối chiếu và làm rõ những đặc trưng văn hóa qua địa danh. Với nhóm thứ
hai và thứ ba, các công trình giúp người nghiên cứu có nguồn tài liệu tham khảo
quan trọng và giá trị phục vụ đề tài. Như vậy, những công trình đó cung cấp nền
tảng cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn cho luận án. Tác giả luận án mong
muốn được tiếp bước những nhà nghiên cứu đi trước bổ sung dưới phương diện
văn hóa học vấn đề này với hi vọng có thể đem đến góc nhìn toàn diện, hệ thống
nhất.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận án, chúng tôi hướng đến làm rõ các vấn đề sau:


6
- Hệ thống các công trình nghiên cứu đi trước một cái nhìn khái quát
nhưng cụ thể đối với vấn đề nghiên cứu để có phương pháp triển khai đề tài
phù hợp.

- Khảo sát phương thức định danh của các chủ thể văn hóa và ngôn ngữ
khác nhau từng có mặt tại TNB để tìm hiểu thêm đặc trưng văn hóa dân tộc thể
hiện qua địa danh.
- Xác lập cơ sở lý luận (khái niệm, phân loại, mối quan hệ văn hóa địa
danh...) và cơ sở thực tiễn (đặc trưng vùng đất, con người, kết quả thu thập và
phân loại địa danh) làm cơ sở triển khai các nội dung nghiên cứu liên quan.
- Nhận diện và lý giải các đặc trưng tự nhiên ở vùng đất TNB qua địa danh
một cách hệ thống; làm rõ các đặc trưng văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của
TNB qua địa danh. Điều đó, lý giải mối liên hệ giữa địa danh với đặc trưng văn
hóa trên vùng đất.
- Hệ thống các nội dung nghiên cứu để chỉ ra các quy luật tạo lập địa danh
trong tiến trình lịch sử. Với những địa danh có sự biến đổi, người nghiên cứu sẽ
làm rõ những biểu hiện và nguyên nhân của sự biến đổi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống địa danh ở vùng TNB. Chúng tôi sẽ tập
trung khảo sát các địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, các đơn vị dân cư, các công
trình nhân tạo, hiệu danh và các địa danh chỉ vùng… có trên địa bàn TNB để thấy
được những nét văn hóa đặc thù phản ánh qua địa danh TNB. Như vậy, đối tượng
được quan tâm là địa danh nhưng đó chỉ là phương tiện để nghiên cứu về văn hóa.
Kết quả chúng tôi muốn làm rõ ở đây chính là văn hóa cư dân TNB phản ánh qua
địa danh.
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu địa danh
trong phạm vi địa bàn 13 tỉnh thành thuộc vùng TNB. Với công việc điền dã, do địa
bàn nghiên cứu khá rộng và thời gian nghiên cứu giới hạn nên chúng tôi sẽ tập trung
ở một số tỉnh thành đặc trưng cho các tiểu vùng văn hóa TNB như AG, BT, CM, CT,
ĐT, LA. Về thời gian, luận án sẽ nghiên cứu từ năm 1832 khi vua Minh Mạng xác lập
6 tỉnh Nam Kỳ. Đặc biệt chú trọng giai đoạn từ năm 2004 đến nay vì đây là giai đoạn
xác lập ổn định 13 tỉnh thành TNB và sự ổn định này giúp định hình rõ nét hơn văn
hóa TNB qua địa danh.
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành (văn hóa, lịch sử, địa lý, tâm lý...)
kết hợp với những phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phân
loại, phương pháp điền dã, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp nghiên
cứu so sánh, phương pháp khảo sát bản đồ, phương pháp lập bản đồ địa danh,
phương pháp quy nhóm địa danh, phương pháp tổng hợp hóa và số học hóa địa
danh. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác
như nghiên cứu hệ thống cấu trúc, định tính, tiếp cận liên ngành... khi cần thiết để
đem lại hiệu quả khoa học cho luận án.


7
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết mục tiêu của luận án, chúng tôi đặt ra
một số câu hỏi như sau:
- Cách định danh của cư dân ở các tỉnh vùng TNB xuất phát từ những cơ
sở nào? Có mối liên hệ nào giữa đặc điểm vùng đất và cách định danh không?
- TNB được biết đến là một vùng sông nước đặc trưng, những đặc trưng
tự nhiên của vùng sông nước này có được phản ánh qua địa danh? Mức độ phản
ánh như thế nào?
- Địa danh có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa, là sự phản ánh của văn
hóa. Với riêng TNB, văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần có được phản
ánh cụ thể trong địa danh không? Những nội dung nào thường được tập trung
phản ánh?
- TNB là vùng đất cư trú của người Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Liệu rằng có
sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ấy không? Nếu có, dấu ấn sự giao lưu tiếp
biến ấy thể hiện qua địa danh như thế nào?
Giả thiết nghiên cứu: Nhằm định hướng cho quá trình thực hiện luận án,
chúng tôi tập trung vào một số giả thuyết nghiên cứu như sau:
- Địa danh là sản phẩm của con người, địa danh thường nhằm mục đích gọi
tên. Cách định danh sẽ có mối liên hệ mật thiết với những đặc trưng về tự nhiên,

xã hội, ngôn ngữ, văn hóa của cư dân trên vùng đất. TNB cũng không ngoại lệ.
- Tự nhiên qua “bàn tay nhào nặn” của con người sẽ trở thành văn hóa.
Những đặc trưng tự nhiên của TNB từ địa hình đến thủy văn cùng các đặc điểm
về kích thước, hình dáng... đều in dấu ấn rõ nét và khá phổ biến trong địa danh.
Qua đó phản ánh tư duy trực quan sinh động của cư dân TNB.
- Chúng ta có thể nhận diện ra nhiều đặc trưng văn hóa thông qua địa danh.
Với riêng TNB, đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần của người dân cũng thể
hiện khá rõ. Các đặc trưng liên quan đến nghề nghiệp, giao thông, tư tưởng, tâm
linh, ngôn ngữ sẽ được phản ánh rõ qua địa danh. Một số đặc trưng như lịch sử,
ngôn ngữ, chính trị, quân sự cũng sẽ được phản ánh. Tuy nhiên, để xác định rõ rất
cần có nền tảng kiến thức cùng những cứ liệu cụ thể về con người, địa điểm...
- Trong một vùng đất nhiều dân tộc cộng cư như TNB chắc chắn sẽ tạo nên
sự đa dạng, phong phú về ngôn ngữ, văn hóa và sự giao lưu tiếp biến văn hóa. Địa
danh cũng sẽ là một “chứng nhân” cho sự giao lưu tiếp biến ấy.
7. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận: Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước, tác giả phát triển và nghiên cứu địa danh TNB dưới góc nhìn văn
hóa học một cách toàn diện, hệ thống. Sự phát triển này có nền tảng của sự kết hợp
các phương pháp nghiên cứu phù hợp cùng cơ sở lý luận khoa học. Ngoài ra, những
tư liệu do bản thân người nghiên cứu thu thập được trong quá trình thực hiện luận án
cũng là một đóng góp đối với lĩnh vực nghiên cứu văn hóa thông qua địa danh.


8
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu về văn hóa thông qua địa danh là một hướng
nghiên cứu được quan tâm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng các công
trình chưa nhiều, nhất là về TNB lại càng ít. Vì thế, kết quả của công trình sẽ là tài
liệu tham khảo cần thiết cho những người quan tâm đến nghiên cứu về văn hóa cũng
như địa danh trên vùng đất TNB. Bên cạnh đó, với việc hệ thống tạo nên phụ lục địa
danh ở các tỉnh thành thuộc TNB, luận án cũng sẽ giúp việc biên soạn từ điển địa

danh và các tài liệu địa chí có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích.
8. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận án sẽ được triển khai thành các chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm những khái niệm công cụ
nghiên cứu, đồng thời khái quát về cộng đồng cư dân ở Tây Nam Bộ.
Chương 2: Đặc trưng tự nhiên TNB qua địa danh, làm rõ đặc trưng tự
nhiên của vùng đất Tây Nam Bộ được thể hiện thông qua địa danh. Các nội dung
được khảo sát làm rõ là địa danh phản ánh đặc trưng địa hình, thủy văn, động thực
vật, không gian, thời gian ở TNB. Cách đặt địa danh thể hiện đặc điểm về sự nhận
thức và tri thức của cư dân TNB khi lựa chọn những yếu tố tự nhiên gần gũi với
con người để làm tên gọi.
Chương 3: Văn hóa vật chất ở TNB qua địa danh, tìm hiểu các địa danh
phản ánh bộ máy tổ chức nhà nước cùng những con người tiêu biểu đến địa danh
phản ánh các hoạt động giao thông, giáo dục, chính trị, quân sự đều được nghiên
cứu rõ trong chương này.
Chương 4: Văn hóa tinh thần ở TNB qua địa danh, trong chương 4 tìm
hiểu tâm lý, tư tưởng, tâm linh của con người ở TNB qua địa danh. Những địa
danh phản ánh đặc trưng về giao lưu, tiếp biến trong quá trình giao lưu văn hóa
giữa các tộc người được thể hiện qua ngôn ngữ đặt địa danh. Đồng thời, những
địa danh được ghi dấu trong kho tàng văn học dân gian cũng được làm rõ ở
chương này nhằm giúp đem lại cái nhìn trọn vẹn hơn cho văn hóa tinh thần cư
dân TNB.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Văn hóa: Theo Trần Ngọc Thêm, văn hóa thực hiện bốn chức năng chính
là tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, giao tiếp và giáo dục. Các chức năng này
được định hình dựa trên các đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống, tính

giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Qua phân tích, đánh giá các biểu hiện về cả
mặt nội dung lẫn giá trị của văn hóa, Trần Ngọc Thêm (2001) khẳng định:
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. (tr.25)


9
- Địa danh: Lê Trung Hoa xác định “Địa danh là những từ hoặc ngữ được
dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh
thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều”. Để triển khai luận
án, chúng tôi lựa chọn định nghĩa của Lê Trung Hoa làm nền tảng tiếp cận và giải
quyết các vấn đề liên quan đến đề tài.
1.1.2. Phân loại địa danh
Trong luận án này, chúng tôi theo cách phân loại của Lê Trung Hoa dựa
trên hai tiêu chí: Tự nhiên và không tự nhiên. Trong địa danh không tự nhiên (địa
danh nhân tạo) tác giả lại chia thành ba loại nhỏ: địa danh chỉ các công trình xây
dựng; địa danh chỉ các đơn vị hành chính; Địa danh chỉ các vùng. Cụ thể:
- Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên bao gồm tên các địa hình núi, đồi,
gò, sông, rạch… Ví dụ: núi Bà Đen, gò Dầu, sông Đồng Nai…
- Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo có thể chia làm ba loại nhỏ:
+ Địa danh chỉ các đơn vị hành chính như: tên ấp, xã, phường, huyện,
quận… Ví dụ: thành phố Cần Thơ, huyện Nhơn Trạch, xã Hiếu Liêm, ấp Xa Cá…
+ Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều như:
tên cầu, cống, đường phố, công viên, …, tức là bao gồm bốn loại phố danh, viên
danh, lộ danh và đạo danh. Ví dụ: cầu Mỹ Thuận, đường Nguyễn Huệ…
+ Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng: vùng Tân
Định, khu Cầu Chữ Y, xóm Chùa,” … (Lê Trung Hoa, 2003, tr.24)
1.1.3. Nguyên tắc nghiên cứu địa danh
Chúng tôi tuân thủ theo Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh

của Lê Trung Hoa: “Phải am hiểu lịch sử, văn hóa của địa bàn mình nghiên cứu;
phải am hiểu địa hình, diện mạo, địa lý đặc thù của địa bàn; phải tìm các hình
thức cổ của địa danh; phải nắm vững các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
của phương ngữ tại địa bàn; phải thận trọng trong việc vận dụng các phương pháp
ngôn ngữ học khi phân tích địa danh”. Năm nguyên tắc này chi phối cách thu
thập, chọn lọc, phân loại, phân tích, tổng hợp các địa danh ở các địa bàn nghiên
cứu của tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
1.1.4. Mối quan hệ giữa văn hóa và địa danh
Địa danh - tên gọi địa lý – hiện nay đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các
nhà khoa học trên nhiều phương diện như ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa... bởi lẽ địa danh
chứa đựng nhiều thông tin về lịch sử và sinh thái của vùng đất, phản ánh tư duy con
người. Có thể thấy, văn hóa và địa danh có mối quan hệ gắn bó với nhau. Từ Thu
Mai (2004) nhận định:
Địa danh luôn phát triển trong không gian và thời gian. Đặc thù của nó là
gắn với tính liên tục của văn hóa. Mối liên hệ đặc biệt giữa các tên gọi địa lý với
các đối tượng mà nó gọi tên đều do con người và các nền văn hóa tạo ra. Trên một
vùng văn hóa có nhiều tộc người sinh sống thì có những biểu hiện đan xen của
các nền văn hóa khác nhau và sự khác nhau này sẽ được phản ánh vào địa danh
của vùng đó. (tr.138)


10
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát vùng đất TNB
- Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: TNB là khu vực nằm ở cực nam của đất nước bao gồm 12
tỉnh (AG, BL, BT, CM, ĐT, HG, LA, KG, ST, TV, TG, VL) và 01 thành phố (CT).
Với tổng diện tích 40.553,1 km2, TNB phía Đông Bắc nằm tiếp giáp với các tỉnh
vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp giới với Campuchia, ba mặt Đông, Nam và
Tây có biển bao bọc. Đồng thời, TNB nằm trong khu vực có đường giao thông

hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á, Đông Á, châu Úc cũng
như các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia...
Sông ngòi: Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, TNB nổi tiếng với kênh rạch
chằng chịt, sông ngòi dày đặc. Các con sông này nguồn nước chủ yếu là từ sông
Cửu Long “tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ
của Việt Nam. Từ Phnôm Pênh, sông Mê Kông chia thành 2 nhánh: bên phải là
sông Ba-thắc (đến Việt Nam gọi là HG hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông
(đến Việt Nam gọi là TG hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng
châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông”1.
Khí hậu: Nhiệt độ bình quân 28 độ C, hầu như ổn định quanh năm, mưa
thuận gió hòa, ít xảy ra tình trạng thiên tai. Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Đặc điểm tự nhiên nổi bật
là vùng TNB là mỗi năm có khoảng ½ diện tích, thời gian ngập kéo dài khoảng 3
tháng. Mùa ngập lũ còn được gọi là mùa nước nổi.
Địa hình: Vùng TNB được “hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi
dần qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển.
Những hoạt động của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu
dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm
tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên-Hà
Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo CM”2. Nhìn chung là vùng đồng bằng sông
nước đặc trưng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ
cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển, đồng thời có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
dày đặc tạo nhiều thuận lợi phát triển giao thông đường thủy cũng như đường bộ.
- Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư: TNB hiện có nhiều dân tộc
khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là: Việt, Khmer, Hoa và Chăm. Người Việt
chiếm đại đa số. Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh BL, CM, KG, ST, VL.
Người Khmer có mặt nhiều ở các tỉnh AG, TV, ST. Người Chăm sống chủ yếu ở
AG và một số ở KG.
1


/>
2

/>

11
1.2.2. Con người TNB
- Hoạt động kinh tế: Nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc và lượng phù sa bồi
đắp hàng năm vào mùa lũ nên người dân nơi đây chủ yếu phát triển nghề trồng
lúa nước. Bên cạnh trồng lúa, người dân TNB còn phát triển kinh tế bằng hình
thức trồng cây công nghiệp, cây ăn trái. Nghề chăn nuôi nhìn chung còn gắn với
nông nghiệp chủ yếu những đàn trâu, bò, vịt ... khá lớn. Các nghề thủ công truyền
thống như đan mây tre, đan đệm, dệt chiếu cũng khá phát triển. Sở hữu vùng sông
nước rộng và đường bờ biển dài nên TNB cũng là một ngư trường lớn. Việc giao
thương mang đặc thù sông nước. “Chợ nổi” cũng là đặc trưng trong hoạt động
kinh tế của vùng.
- Tổ chức xã hội: Dân cư người Việt của TNB chủ yếu là lưu dân đến từ
nhiều vùng miền nên cũng tổ chức quần cư thành làng ấp. Làng ở TNB trải dài
dọc theo các kinh rạch, đường lộ, quan hệ chính của cư dân trong làng là quan hệ
làng xóm láng giềng khiến tính dân chủ, bình đẳng lớn. Về tổ chức gia đình,
người Việt ở TNB theo chế độ gia đình phụ hệ, người đàn ông làm chủ gia đình
nhưng người phụ nữ vẫn có vai trò đáng kể. Còn người Khmer theo gia đình song
hệ và cũng đang trong xu hướng chuyển sang phụ hệ. Người Hoa theo chế độ gia
đình phụ hệ. Người Hoa TNB có hai hình thức tổ chức xã hội là làng xã (người
Minh Hương) và bang (người Đường). Chế độ gia đình của người Chăm TNB
thiên về phụ hệ. Điều này khác với người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận chủ
yếu theo chế độ mẫu hệ. Hình thức tổ chức xã hội cổ truyền là các palay. Hình
thức này hiện cũng đã chuyển thành các jammaah.
1.2.2.3. Đặc trưng văn hóa
- Văn hóa vật chất

Ẩm thực: Do điều kiện địa lý đặc thù, cơ cấu bữa ăn thông thường của
người Việt TNB thường là cơm - canh - rau - tôm cá. Người dân nơi đây chuộng ăn
canh, đặc biệt các món canh chua. Do môi trường sông nước nên TNB có nhiều loại
mắm đặc trưng: mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm còng, mắm ba khía, mắm nêm hay
mắm bò hóc, bò ót, mắm chao (Khmer). Cách chế biến đa dạng: sống, kho, chưng,
lẩu mắm, bún mắm... kết hợp với kỹ thuật nấu nướng khác nhau giúp người dân
TNB chế biến ra nhiều món ăn độc đáo mang đậm bản sắc vùng miền
Trang phục: Đặc trưng trong trang phục người miền Tây là áo bà ba,
khăn rằn. Trang phục của nam giới Khmer cũng là bộ bà ba đen, quấn khăn rằn.
Trang phục nữ Khmer truyền thống có váy (xăm pốt, xăm pốt pha muông). Hiện
nay, trang phục hàng ngày của họ giống người Việt, riêng lễ tết thì mặc loại áo dài
giống người Chăm. Riêng người Chăm, họ có trang phục dân tộc nhưng không
giữ truyền thống mà có tiếp nhận và ảnh hưởng trang phục các dân tộc khác.
Nhà ở: Người dân TNB làm nhà dựa trên đặc trưng địa hình sông nước
với ba loại nhà: nhà sàn, nhà trệt, nhà nổi. Nét đặc biệt của nhà nổi ở chỗ đây là
nơi cư trú và cũng là phương tiện mưu sinh của những gia đình nuôi cá bè, vận
chuyển, buôn bán ở các chợ nổi trên sông. Hình dáng, vật liệu, kiến trúc nhìn


12
chung là đơn giản và tận dụng nguyên vật liệu sẵn có tại chỗ. Trong giao thông,
người ở TNB chọn những phương tiện phù hợp đặc trưng địa hình như xe bò, xe
ngựa, xe đạp, xe tải (trên đất), vỏ lãi, xuồng, ghe, tàu, bè, tắc ráng, bắc (phà), cộ
(trên sông nước).
- Văn hóa tinh thần
Tín ngưỡng, tôn giáo: Vùng TNB phong phú về tín ngưỡng tôn giáo bởi là
nơi gặp gỡ các tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ (thờ tổ tiên; thờ đa
thần; Phật giáo; Công giáo...) và là nơi hình thành những tín ngưỡng tôn giáo mới
(thờ Bà Chúa Xứ; đạo Cao Đài; Hòa Hảo; Tứ Ân hiếu nghĩa; Tịnh độ cư sĩ Phật
hội...). Riêng người Khmer theo đạo Phật Tiểu thừa Theravada. Phật giáo có vai trò

rất quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Bên cạnh đó, người Khmer vẫn duy
trì tín ngưỡng thờ Neak Tà hay thờ Arăk. Người Hoa đa phần theo các tín ngưỡng
dân gian và thờ cúng tổ tiên. Các thần thánh được cư dân người Hoa thờ cúng khá
đa dạng từ Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Đế Quân, Ngọc Hoàng, Khổng Tử đến Môn
Thần, Táo Quân, Ông Bổn, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, Quan Âm Bồ Tát, ....
Phong tục, lễ hội: Người Việt TNB về cơ bản giữ những phong tục tập
quán được mang theo từ Bắc Bộ, Trung Bộ về nghi lễ vòng đời, lễ tết.... Đồng
thời trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác, người Việt đón nhận thêm
nhiều yếu tố trong phong tục của người Khmer, người Hoa, người Chăm.
Văn học, nghệ thuật: TNB là vùng đất có kho tàng văn học, văn nghệ dân
gian phong phú. Có thể kể đến các truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá
đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử; kho tàng ca
dao và dân ca với các bài hát ru em, hát đồng dao, điệu hò, điệu lý, ... mang đậm
dấu ấn đất phương Nam nhưng vẫn chất chứa hồn cốt văn hóa Bắc và Trung Bộ.
Đặc biệt, người dân TNB rất yêu thích hát vọng cổ và hát tài tử. TNB còn kho
tàng văn học dân gian phong phú của người Khmer gồm nhiều thể loại như truyện
cổ tích, thần thoại, tục ngữ.... cùng với đó là các loại hình nghệ thuật rất độc đáo
như múa, âm nhạc, sân khấu (kịch hát Rôbam, kịch hát Yukê), kiến trúc, điêu
khắc, hội hoạ (qua hệ thống chùa chiền như chùa Âng, chùa Hang, chùa Kh'leang,
chùa Dơi).... Tương tự, người Hoa ở TNB có nền văn học nghệ thuật đa dạng từ
văn học, âm nhạc truyền thống, tân nhạc, ca kịch, hí kịch, múa hầu, múa lân - sư rồng đến tạp kỹ, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, thư pháp, tranh kiếng. Đáng chú ý,
các hội quán, miếu, đình, đền, chùa, nhà thờ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể
lẫn phi vật thể của người Hoa trên vùng đất TNB. Người Chăm được biết đến với
nhiều hoạt động như ca, múa, kịch nhưng thành tựu nổi bật về nghệ thuật không thể
không nhắc đến chính là các thánh đường lớn với lối kiến trúc và trang trí rất độc
đáo, đặc thù.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã tập trung vào những nội dung chính sau :
Ở phần cơ sở lý luận, luận án tập hợp và hệ thống hóa tư liệu về đặc trưng văn
hóa địa danh TNB dưới góc nhìn văn hóa học một cách toàn diện, hệ thống. Luận án



13
còn đóng góp tri thức, phương pháp, lý luận cho hướng nghiên cứu văn hóa thông qua
địa danh ở Tây Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Ở phần cơ sở thực tiễn, luận án sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra chính sách,
chủ trương trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của địa phương.
Đồng thời luận án đóng góp tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến nghiên
cứu về văn hóa, địa danh trên vùng đất TNB. Bên cạnh đó, với việc hệ thống tạo nên
phụ lục địa danh ở các tỉnh thành thuộc TNB, luận án cũng sẽ giúp việc biên soạn từ
điển địa danh và các tài liệu địa chí có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích.
Chương 2
ĐẶC TRƯNG TỰ NHIÊN TÂY NAM BỘ QUA ĐỊA DANH
2.1. Địa danh phản ánh địa hình, thủy văn
2.1.1. Địa danh phản ánh đặc trưng địa hình
Với cảnh quan sông nước ở TNB, không khó để nhận ra nhiều địa danh
phản ánh địa hình vùng đất này, rõ nét nhất là những địa danh mang dấu ấn địa
hình liên quan đến nước cụ thể như bưng, láng, lung, trấp, rạch, rộc, xẻo, tắt,
khém, vàm... có thể kể đến các địa danh như bưng Cái Trấp (Tân Hồng – ĐT), vùng
Rạch Ngọn (Chợ Lách – BT), vùng đất Rộc Sen (Chợ Mới – AG); bên cạnh các
địa danh phản ánh địa hình liên quan đến nước còn có các địa danh chỉ địa hình
liên quan đến đất như: doi, cồn, giồng, núi, gò... ví dụ: Sông Ba Doi (Gò Quao –
KG), cồn Trẹt (Bình Đại – BT), xã Núi Tô (Tri Tôn – AG)... Ngoài ra, có các địa
danh chỉ đặc điểm địa hình như: trũng, cong, thẳng. Có thể kể đến địa danh như
địa điểm Hoành Tấu (BL), chợ Cua Quẹo (Thanh Bình – ĐT), chợ Đường Thét
(Cao Lãnh – ĐT)...
2.1.2. Địa danh phản ánh đặc trưng thuỷ văn
Địa danh chỉ đặc trưng, đặc điểm của dòng nước hẹp, góc nhọn, quanh
co, lớn, nhỏ... như địa điểm Bưng Tức (Kế Sách – ST), rạch Thông Lưu (Long
Xuyên – AG), ngọn Hóc Đùng (Mỹ Tho – TG), sông Đầm Cùng (Phú Tân – CM);

địa danh chỉ sự vận động của dòng nước xoáy, ngoằn ngoèo... như địa điểm Bún
Đình (Châu Thành A – VL), rạch Cần Lố (Cao Lãnh – ĐT), rạch Sâu (Trà Ôn –
VL); địa danh chỉ mức độ và tính chất loại nước cạn, sâu, mặn, màu sắc như sông
Cửa Cạn (Phú Quốc – KG), sông Nước Trong, sông Nước Đục ở HG, Cà Mau
của thành phố, tỉnh (CM), vườn chim (Đầm Dơi – CM) xuất phát từ gốc Khmer
Tưk Khmâu “nước đen” (TVK,TVC). Nước ở khu vực này có màu đen vì lá mục
của các cây tràm, ráng, đước làm cho nước có màu vàng sậm.
2.2. Địa danh phản ánh động thực vật
2.2.1. Địa danh phản ánh động vật
Với điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn đặc trưng, TNB trở thành địa bàn
sinh trưởng của nhiều loài, giống động vật. Do vậy mà địa danh ở đây cũng mang
tên các con vật rất phong phú từ những loài động vật trên cạn cho đến các loài
động vật dưới nước, động vật biết bay, cụ thể: bưng Sấu Hì ở giữa đồng Tháp


14
Mười (ĐT), cầu Cá Lóc (Trà Cú – TV), ấp Vú Nàng (BT), vàm Rạch Trư (KG),
lung Bàu Tượng (Tam Bình – VL), đảo Cao Cát thuộc quần đảo Thổ Châu (Phú
Quốc – KG), tên sông, thị trấn, quận, huyện (TV) đều mang tên Càng Long Càng
Long gốc Khmer An Loong, nghĩa là “con ong bầu” (NTA).
2.2.2. Địa danh phản ánh thực vật
Thực vật có vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt, từ cây gỗ
làm nhà ở đến cây lương thực, thực phẩm có mặt trong bữa ăn hàng ngày. Do vậy,
cây xanh đi vào tâm thức người dân và phản ánh vào địa danh một cách tự nhiên .
Trong luận án, chúng tôi thu thập được số lượng địa danh phản ánh thực vật ở
TNB nhiều nhất với trên 180 loại. Chúng tôi tạm chia địa danh mang tên cây
thành các nhóm sau: loại cây thân cỏ, loại rau củ quả, loại cây thân gỗ. Ví dụ:
kinh Bìm Bìm (Thanh Bình – ĐT) chỉ loại “dây cỏ hay leo rào, hột nó là hắc sửu,
dùng làm thuốc hạ” (Huỳnh Tịnh Của); là tên gọi cù lao Bí trên sông Hậu (Lấp Vò
- ĐT). Người Khmer cũng gọi Koh Lopou “cù lao bí” (TVK, TVC). Ngoài ra, còn

có ấp Cà Na (Tri Tôn- AG), huyện Bến Lức (LA), ấp Cà Săng (Trà Cú – TV),
rạch Cây Su (VL)…
2.3. Địa danh phản ánh đặc điểm không gian, thời gian ở TNB
2.3.1. Địa danh phản ánh không gian
Xét về mặt không gian, dưới góc độ địa lý, những thứ liên quan đến
không gian như phương hướng (đông, tây, nam, bắc), chiều tồn tại (ngang, dọc),
vị trí (đầu, giữa, cuối, trên, dưới), kích thước (to, nhỏ, dài, rộng) được sử dụng
khá nhiều trong địa danh. Để thuận tiện trong sinh hoạt, con người đã biết định
hình phương hướng Có thể là cách họ định vị mọi thứ một cách dễ dàng hơn. Ta
có thể thấy kênh Đường Củi Nhỏ (Cái Bè – TG); bãi kéo dài từ mũi Gành Dầu
đến núi Cháo (KG) và một trong 7 ngọn của Thất Sơn (Bảy Núi) có tên Dài.
Ngoài ra còn có huyện Gò Công Đông (TG), Bình Hòa Tây (Mộc Hóa – LA), ấp
Nam (Cai Lậy – TG), huyện Mỏ Cày Bắc (BT)...
2.3.2. Địa danh phản ánh thời gian
Cùng với sự phát triển của xã hội, vùng đất TNB cũng có nhiều đổi thay,
một trong số đó là sự thay thế, phát triển những cái mới. Đó chính là cơ sở cho sự
hình thành địa danh phản ánh trật tự thời gian trong mối quan hệ với không gian
gắn với các từ tố trước, sau, cũ, mới, bền vững ... Địa danh phản ánh cái cũ có thể
kể đến kênh, vàm Ngả Cũ (Trà Ôn – VL). Năm 1863, ông Nguyễn Văn Bình dời
đình ra bên vàm Ngả Cũ, nhưng địa thế không tốt nên chuyển về vị trí cũ. Năm
1877, Pháp cho đào một kênh mới từ nhà bá hộ Chim (Nguyễn Văn Chim) và Phó
Luyện đến vàm Ngả Cũ kênh khác gọi là vàm Ngả Mới, đi lại ngắn hơn. Đặc biệt,
để nói đến sự vững bền qua thời gian, nhiều nhất là địa danh chỉ hành chính, đã sử
dụng yếu tố Hán Việt “vĩnh” (nghĩa là mãi mãi). Có thể kể đến địa danh dinh Trấn
Vĩnh ở NB lập năm 1788, nay là thuộc Vĩnh Long. Trấn Vĩnh nghĩa là “trấn giữ
mãi mãi”; xã (Ba Tri – BT) tên là Vĩnh An nghĩa là “mãi mãi yên ổn”.


15
2.3.3. Địa danh phản ánh các đặc trưng tự nhiên khác

Địa danh TNB thể hiện qua yếu tố cái là đặc trưng rất riêng so với các
vùng miền khác ở nước ta. Lê Trung Hoa dựa vào các văn bản cổ, kim để xác
định ý nghĩa của Cái và chứng minh cho rằng Cái có nghĩa là “dòng chảy” và
cách giải thích này phù hợp với khoảng 80% trên tổng số 160 địa danh mang yếu
tố Cái ở Nam Bộ. Theo thống kê của chúng tôi, số lượng địa danh mang yếu tố
cái trong toàn địa bàn Nam Bộ có tất cả là 220 đơn vị. Ở TNB số lượng địa danh
mang yếu tố cái ở TNB chiếm đại đa số với 212 đơn vị như sông Cái Bè (TG),
Cái Bát (CM), rạch Cái Cái (ĐT) ...
Địa danh gắn với nguyên vật liệu tự nhiên của vùng như ngôi chùa có kiến
trúc độc đáo ở Sóc Trăng (ST) có tên chữ là Bửu Lâm Tự (còn gọi là chùa Đất Sét)
được ông Ngô Kim Tây xây dựng vào đầu thế kỷ XX để tu tại gia. Chuyện kể vào
năm 1928, trong khi trùng tu chùa, ông Ngô Kim Tòng (cháu ông Tây) nằm mơ
thấy Đức Phật báo mộng cho ông đi về hướng Tây để lấy đất sét về xây đắp tượng
mà thờ. Tỉnh dậy ông thực hiện theo giấc mơ. Ông đã tạo nên 1901 bức tượng Phật,
trên 200 mẫu tượng thú, lư hương, bảo tháp... đều bằng đất sét trong suốt 42 năm.
Tên gọi của các cây cầu khá đa dạng với các nguyên vật liệu có thể kể đến cầu
Sắt Vĩ (Cao Lãnh – ĐT), cống Đá (Tháp Mười – ĐT), cầu Tre (Gò Công Đông –
TG).
Phản ánh màu sắc, hương thơm cũng là một nét riêng trong địa danh TNB
như vùng Bãi Thơm (Phú Quốc – KG) xuất phát từ lý do tại đây có một loại thảo
mộc vào lúc bình minh thì tỏa ra một mùi thơm lan ra cả vùng, nhưng khi mặt trời
lên thì mùi thơm tan mất (NAĐ). Ngã ba có hình dáng như hai ống của một cái
quần ở Bến Tre nên được gọi tên là Ống Quần (NTKP). Ngoài ra còn có gãy Cờ
Đen (Tháp Mười - ĐT), cầu Đỏ (Mỹ Tho), địa điểm Bãi Kem (Phú Quốc – KG)...
2.4. Giá trị văn hóa của các địa danh phản ánh đặc trưng tự nhiên TNB
Giá trị phản ánh sự gắn bó mật thiết, sâu sắc của con người với tự nhiên.
Việc mượn các đặc điểm đó vừa đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ vừa là một cách cung
cấp hiểu biết, trao truyền kinh nghiệm, kiến thức cho thế hệ sau. Ví dụ: đầm
Cùng, kinh Cụt, tràm Chẹt, vàm Xoáy...
Nét riêng trong tính cách văn hóa con người TNB. Đó là sự mộc mạc,

chất phác. Không phải ngẫu nhiên mà lại có rất nhiều địa danh gắn với những đặc
điểm tự nhiên như địa hình, các loài động thực vật như rạch Cái Chồn, xẻo Gừa,
rạch Sọ Khỉ, rạch Muống ... Dĩ nhiên, cách lý giải cho hiện tượng này là chỉ là
“Gọi vầy cho đơn giản, có gì nói nấy, gần cái gì thì nói luôn, đỡ mắc công tìm tên
chi cho cực”3.
Giá trị lịch sử văn hóa, dù không ghi chép lại tất cả những sự việc cụ thể
nhưng có rất nhiều địa danh phản ánh tự nhiên ở TNB cũng như những dòng
3 Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bé (67 tuổi) ở Tam Nông, Đồng Tháp, năm 2015. Khi phỏng vấn ở một số địa bàn
khác như AG, CT, CM, BT chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự.


16
trong “cuốn sách cuộc đời” giúp ghi dấu một số sự kiện đã diễn ra ngay tại vùng
đất. Địa điểm Doi Lửa ở hữu ngạn sông Tiền (TG). Sở dĩ có tên là Doi Lửa vì địa
điểm này nằm trên một doi đất, đêm đêm lính canh đốt lửa trên pháo đài để quan
sát canh phòng địch, từ đó có tên gọi này, có người cho rằng gọi là Giao Lửa, tức
là vùng đất có giao tranh, nên gọi Giao Lửa (Nguyễn Hữu Hiếu). Dù với giả
thuyết nào thì cách gọi đặc trưng tự nhiên gắn với sự kiện nào đó đã mang giá trị
lịch sử nhất định vừa gợi nhắc vừa ghi dấu ấn con người qua địa danh phản ánh tự
nhiên.
Tiểu kết chương 2
Qua kết quả khảo sát và số lượng thống kê (phụ lục 4) có 11661 địa danh
(gồm: 5665 địa danh chỉ địa hình và 5996 địa danh chỉ kênh) trên tổng số 37801
địa danh thu thập, có thể thấy loại địa danh này chiếm một tỷ lệ lớn 31%. Đồng
thời, dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, thông qua địa danh, bức tranh địa hình TNB được phác thảo
khá rõ nét. Đó là vùng đất lắm sông ngòi, kênh rạch với nhiều đặc điểm riêng.
Nếu địa danh Đông Nam Bộ cho thấy các yếu tố thiên về phản ánh cấu trúc một
vùng đô thị rộng lớn gắn với sự kiến tạo của địa hình sông nước Nam Bộ thì địa
danh của Tây Nam Bộ cho thấy một hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt

gồm cả tự nhiên và nhân tạo cùng những đặc trưng của miền sông nước.
Thứ hai, có thể nhận thấy hệ sinh thái thế giới động thực vật ở TNB rất
phong phú được thể hiện qua địa danh. Theo số lượng thống kê, ở TNB có trên
180 địa danh mang tên các loài thực vật cho thấy sự đa dạng của hệ thống thực
vật ở vùng đất này. Điều đó có thể nhận định cư dân TNB đã đem thế giới quen
thuộc xung quanh vào từng tên gọi để dễ nhớ, dễ hiểu nhưng cũng cho thấy sự
mộc mạc, đơn giản trong chính tư duy của người dân nơi đây.
Thứ ba, thông qua địa danh, các đặc điểm không gian, thời gian ở TNB
cũng được nhận diện. Nhìn chung, ngoài các địa danh thuần Việt, còn nhiều địa
danh chứa các yếu tố Hán Việt hoặc ngôn ngữ riêng của dân tộc nào đó Việt hóa.
Đây cũng là đặc trưng cho thấy sự giao lưu văn hóa trong quá trình cộng cư giữa
các tộc người trên vùng đất.
Thứ tư, các địa danh ở TNB phản ánh đặc trưng tự nhiên vùng đất không
chỉ giúp gọi tên mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa độc đáo bởi nó được “ra
đời” từ tư duy, nhận thức của các chủ thể văn hóa trên vùng đất. Nó vừa có giá trị
như “công trình” ghi chép lại những đặc trưng về tự nhiên từ địa hình, động vật
thực vật đến không gian, thời gian vừa trở thành cứ liệu có ý nghĩa khi nghiên cứu
TNB trên nhiều phương diện, trong đó có văn hóa.
Chương 3
VĂN HÓA VẬT CHẤT Ở TÂY NAM BỘ QUA ĐỊA DANH
3.1. Địa danh phản ánh dấu ấn lịch sử ở TNB
3.1.1. Địa danh phản ánh tổ chức hành chính ở TNB


17
- Giai đoạn nhà Nguyễn (1698 – 1867). Những địa danh ở TNB hiện nay
còn phản ánh khá rõ dấu ấn của văn hóa tổ chức, cụ thể ở đây là bộ máy chính
quyền của nhà Nguyễn từng thiết lập ở vùng đất này. Rạch Bộ Pháo (Chợ Lách BT), chợ Giám Hạt (Chợ Gạo - TG), sông Ông Đốc (Thới Bình – CM), bến đò
Phủ Vĩ (VL), địa điểm Thiên Hộ (Cái Bè -TG)... Bộ máy hành chính với những
chức vị ở cấp dưới huyện thường do dân bầu như địa danh Cao Lãnh (ĐT), rạch

Trùm Định (Bình Minh - VL), chợ Đình Thung (CT- TG), kinh Biện Nhị (CM)…
- Giai đoạn thuộc Pháp (1867 – 1945). Các địa danh hiện nay ở TNB
phản ánh gần như đầy đủ các chức vụ thuộc bộ máy hành chính Pháp thuộc. Có thể
kể đến những địa danh như chợ Hương Điểm (Giồng Trôm - BT), kênh Câu Dụng
(Bình Tân -VL), rạch Tuần Bảy (Ngã Năm - ST), cầu Hội Đồng Chánh (Vũng
Liêm - VL), rạch Ông Tham (Vĩnh Long - VL), kinh Đội Cường (CM) …
- Giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Giai đoạn 1945-1954, tháng
3 năm 1948, Sắc lệnh số 148-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành quy định bãi
bỏ “phủ”, “châu”, “quận”, dưới cấp tỉnh và trên cấp xã gọi là “huyện”; giai đoạn
1954 -1975, vùng TNB được gọi là Tây Nam Phần. Sau năm 1956, các đơn vị
hành chính dưới tỉnh được sắp xếp từ dưới lên như sau : ấp, xã, tổng, quận, tỉnh.
Từ năm 1962 đến năm 1965 bỏ cấp tổng, xã trực thuộc quận. Đầu năm 1976,
“quận” cũng được bãi bỏ và lấy danh xưng “huyện” thay thế (“quận” và
“phường” dùng để gọi các đơn vị hành chính tương đương ở một số thành phố).
Cách tổ chức và tên gọi như vậy duy trì đến ngày nay; giai đoạn 1975 đến nay, có
những thay đổi nhất định trong văn hóa tổ chức nhưng nhìn chung không có nhiều
biến động về địa danh.
3.1.2. Địa danh phản ánh dấu ấn con người qua tiến trình lịch sử
- Những nhân vật liên quan đến lĩnh vực chính trị, quân sự ở TNB. Cả
nước nói riêng và dân TNB nói chung đã cống hiến cả cuộc đời vì độc lập dân
tộc, nhiều người đã ngã xuống và tên gọi của họ trở thành tên đất, tên sông….
Cách đặt tên vừa linh hoạt vừa sáng tạo cho thấy tình cảm của người dân đối với
những người đã có công với đất nước cũng là sự tôn kính của cư dân TNB đối với
các nhân vật này. Những địa danh như cồn cát Bà Tư (Bình Đại - BT), huyện
Hồng Dân (CM), phường Châu Văn Liêm (Ô Môn - CT), xã Hồ Thị Kỷ (CM), xã
Lục Sĩ Thành (VL)…
- Những nhân vật liên quan đến lĩnh vực văn hóa, xã hội ở TN. Nhìn suốt
lịch sử TNB, những người có đóng góp trong đời sống của vùng đất cũng đã “hóa
thân” vào địa danh. Trước hết có thể kể đến rất nhiều địa danh mang tên những
người có công khẩn hoang đất, đào kênh phát triển kinh tế, xây dựng vùng đất,

hoạt động trong đời sống văn hóa, xã hội như sông Ông Tiều ở Mang Thít (VL),
kênh Tư Dân huyện Vũng Liêm (VL), phường Bùi Hữu Nghĩa (Bình Thủy - CT)

- Những nhân vật đặc biệt khác ở TNB. Với những người có công với đất
nước, việc sử dụng nhân danh để làm địa danh cũng là một cách để bày tỏ lòng


18
biết ơn, là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt. Kênh, xã (Châu Đốc –
AG) cùng mang tên Vĩnh Tế. Vĩnh Tế vốn là tên bà Châu Thị Tế, vợ của Nguyễn
Văn Thoại, người có công giúp chồng đào con kênh này. Chữ Vĩnh thêm vào
trước tên bà vốn là tên đệm dòng họ của cha bà là Châu Vĩnh Huy. Ở hai tỉnh AG
và KG có con kênh Võ Văn Kiệt, dài 48 km. Việc chọn kênh Tuần Thống - T5 để
đặt tên Võ Văn Kiệt thể hiện sự ghi nhớ, biết ơn của nhân dân đối với công lao
của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã hết lòng chăm lo đời sống của nhân dân.
3.1.3. Địa danh phản ánh sự kiện lịch sử
- Các sự kiện gắn liền với lịch sử dân tộc. Ở Việt Nam, nhiều địa danh
được đặt gắn với các sự kiện lịch sử nào đó của dân tộc, địa phương. Ở tỉnh VL có
hai dòng kênh được đào năm 1979 và 1984 cùng mang tên Ba Tháng Hai (ngày 3
tháng 2 (3/2) năm 1930) là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Những sự
kiện quan trọng khác cũng được chọn làm địa danh như cầu ở huyện Vũng Liêm
(VL) khánh thành năm 2012 được lấy tên là Dung Quất. Tên gọi này nhằm chỉ
khu kinh tế trọng điểm Dung Quất (Quảng Ngãi), cách đặt tên này còn nhằm kỷ
niệm ngày sinh của người ra quyết định xây dựng khu kinh tế Dung Quất là Thủ
tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922), người con của đất Vũng Liêm (VL), người có
công lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.
- Các sự kiện gắn liền lịch sử TNB. Địa danh giúp biết được các sự kiện
lịch sử hay các biến cố xảy ra qua nhiều địa danh ở TNB. Có thể kể đến sự kiện Bãi
Ngự ở đảo Thổ Chu và huyện Phú Quốc (KG) gắn với sự kiện Nguyễn Ánh đến
đây vào các năm 1777, 1782, 1785 (AĐ). Ngoài ra còn những địa danh như Thiên

Tuế (Kiên Hải, KG), Giá Ngự (Cái Nước - CM). Đặc biệt hơn, có các địa danh xuất
phát từ sự liên tưởng vừa dí dỏm vừa chất phác của người dân ở TNB khi đặt địa
danh. Cầu Bò ở Trà Ôn (VL) xuất phát từ sự kiện Pháp bắt dân tháo dỡ đình làng
để lấy gỗ lát ván cầu cũng như làm đồn lính năm 1952 và sự kiện chúng bò trên
cầu vì sợ bị bắn. Xóm Cừ Đứt ở Hà Tiên (KG) ra đời từ việc người Pháp múc đất
đổ lấp để làm đường nhưng chưa làm xong thì bị Nhật đảo chính đành phải bỏ dở,
vì thế các hàng cừ đóng dọc bờ đất bị đứt lở.
- Việc thay đổi các đơn vị hành chính trong lịch sử. Thông qua cách đặt
địa danh cho vùng, chúng ta hiểu được cách gọi này phản ánh giai đoạn lịch sử nào,
địa giới hành chính ra sao. Đáng chú ý đầu tiên là tên chỉ vùng đất. Trước đây, từ
vùng sông Gianh (Quảng Bình) trở vào được gọi là Đàng Trong. Sau này, để chỉ
vùng đất phía nam của đất nước có cách gọi Nam Kỳ (ranh giới hành chính không
như trước mà chỉ gồm sáu tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, AG, VL, Hà
Tiên). Sau khi thực dân Pháp chiếm hết các tỉnh Nam Kỳ, sáu tỉnh chia thành 20
tỉnh và 1 khu. Đến tháng 3.1945, Nam Kỳ được đổi thành Nam Bộ. Theo cách
chia của chính quyền Việt Minh từ năm 1946, Nam Bộ có 20 tỉnh và 1 thành phố.
Năm 1951, Nam Bộ lại được chia thành 2 phân liên khu là Miền Đông (5 tỉnh:
Gia Định Ninh, Bà Rịa - Chợ Lớn, Thủ Biên, Long Châu Sa, Mỹ Tho; Miền Tây
6 tỉnh: BT, Long Châu Hà, Vĩnh Trà (VL, TV), CT, ST, BL. Đến nay, sau quá


19
trình phân tách, Nam Bộ gồm có 19 tỉnh thành chia thành hai vùng là Đông Nam
Bộ và TNB. Thay đổi địa danh thường xuyên là các xã ở TNB, mỗi lần chia tách,
tên các đơn vị hành chính mới thường được tạo nên bằng cách ghép các đơn vị
nhỏ hơn. Ví dụ như xã Phú Khánh (Thạnh Phú, BT) được ghép lại từ tên hai làng
Đông Phú và Đông Khánh. Tên gọi Tam Thôn Hiệp thuộc Cần Giuộc (LA) là do
ba thôn Khánh Độ, An Thạnh và Tân Phước hợp thành.
3.2. Địa danh phản ánh nghề nghiệp
3.2.1. Địa danh phản ánh nghề nghiệp liên quan đến sông nước

Với đặc trưng tự nhiên sông nước, có lẽ vì thế mà những địa danh phản
ánh nghề nghiệp liên quan đến sông nước khá nhiều như nghề đánh bắt cá, nghề
nghiệp trên sông nước, nghề nông, nghề làm muối được phản ánh qua các địa
danh sau: địa điểm Ba Nò ở Gò Công Tây (TG), xóm Chài (VL), xã Đại Điền
(Thạnh Phú - BT), ấp Lò Bom ở Kiên Lương (KG), ấp Diêm Điền và Long Điền
(Đông Hải - Bạc Liêu); sông Lái Tân ở Trà Ôn(VL), cầu Khạo Đỏ (Đầm Dơi CM)...
3.2.2. Địa danh phản ánh nghề nghiệp liên quan đến sản xuất, buôn
bán, xây dựng
Là vựa lúa đứng đầu cung cấp lương thực của cả nước, TNB còn phát
triển nhiều nghề thủ công tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và
trao đổi, buôn bán một loại nông sản hay sản phẩm đặc trưng tại một vùng nào đó.
Địa danh phản ánh dấu ấn các nghề thủ công như đường Lò Rèn (Vĩnh Long –
VL), cầu Lò Vôi (Tam Bình - VL); địa danh phản ánh thương nghiệp như chợ
Gạo (chợ bán nhiều gạo - Lê Quý Đôn), chợ Cà Lang (Châu Thành – KG) gốc
Khmer Pho-xa Tho-lang, nghĩa là “chợ bán đồ đất nung”(NAĐ). Bến Cù Là
(Châu Thành – KG) xuất phát từ câu chuyện ở nơi này trước đây thường có một
người Hoa ghé thuyền bán hàng mà món được ưa thích là dầu cù là (LTH).
3.2.3. Địa danh phản ánh các nghề nghiệp khác
Những nghề nghiệp phản ánh qua địa danh là minh chứng rõ nét cho văn
hóa vật chất trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, mối quan hệ giữa con
người với con người, nói khác hơn là trong quan hệ xã hội, nhiều nghề nghiệp
cũng hình thành và giúp cho đời sống con người ổn định hơn. Những địa danh
phản ánh nghề bầu gánh hát, nghề thầy thuốc, nghề chăn nuôi .... được thể hiện
qua cách đặt địa danh như rạch Bà Bầu ở Bình Minh (VL), bưng Bầu Hầu (Trà
Ôn – VL), cầu Bà Mụ (Phú Khương – BT), rạch Thầy Quơn (Vĩnh Thuận - KG),
cầu Lò Heo (Mỹ Xuyên – ST), bãi biển, đảo nhỏ tên Hòn Heo (Kiên Lương –
KG).
3.3. Địa danh phản ánh hoạt động giao thông, giáo dục
3.3.1. Địa danh phản ánh hoạt động giao thông
Những con đường đã để lại khá nhiều dấu ấn và các công trình giao thông

được sử dụng nhiều khi đặt địa danh như phương tiện để chuyên chở người, hàng
hóa trên sông rạch, đường bộ có thị trấn, huyện (TG), rạch Cái Bè (Đầm Dơi –


20
CM). Cái Bè là “sông rạch có nhiều tấm bè”. Bến đò qua sông Tiền, nối 2 tỉnh TG
và VL trên quốc lộ 1A có tên Bắc Mỹ Thuận. Bắc Mỹ Thuận vừa gốc Pháp (bac)
vừa gốc Việt, là “đò ngang ở tại xã Mỹ Thuận”; rạch, lộ (Thới Bình – CM) cùng
có tên Đường Xuồng, nghĩa là “dòng nước mà các chiếc xuồng thường đi lại”
(NTA); bên cạnh đó có cầu, kênh Đường Bộ (Tân Phước – TG), sông Lộ Cũ
(BL)...
3.3.2. Địa danh phản ánh hoạt động giáo dục
Với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, khuyến học của dân tộc, những
người thầy luôn được đề cao, tôn trọng được thể hiện qua các địa danh như: xóm
Bà Đồ thuộc vùng Bình Thủy xưa, nay thuộc xã Long Tuyền, cách Cần Thơ 5km
về phía Long Xuyên, rạch Bà Giáo (Mang Thít – VL); sông Giáo Mẹo (Tam Bình
– VL) chính là cách gọi tắt thầy giáo Mẹo – một người dạy học ở gần đó; công
viên Văn Miếu (Cao Lãnh - ĐT) hay Văn Thánh miếu (Cao Lãnh – Đồng Tháp) là
nơi thờ Khổng Tử và các vị cao đồ, xây năm 1864 đến nay vẫn còn.
3.4. Địa danh phản ánh hoạt động chính trị, quân sự
3.4.1. Địa danh phản ánh hoạt động chính trị
Bộ máychính trị bao gồm rất nhiều cơ quan đơn vị, đoàn thể với nhiệm vụ
giúp vận hành tốt trật tự xã hội và đưa đất nước phát triển theo đúng định hướng.
Các địa danh phản ánh tổ chức của bộ máy đảm bảo trật tự xã hội an ninh chính trị
như kênh Tỉnh Ủy (Vũng Liêm - VL), kênh Công An (BL), rừng Tỉnh Đội (Tịnh
Biên – AG), kênh Phụ Nữ (BT), kênh Trung Ương (Tân Hưng – LA) chảy qua các
tỉnh LA và ĐT, đường Biên Phòng (Gò Công – TG).
3.4.2. Địa danh phản ánh hoạt động quân sự
Trải qua lịch sử có nhiều thăng trầm, nhất là giai đoạn nhà Nguyễn và
hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù giành độc lập tự do, TNB có nhiều ký ức

gắn liền với nhân dân trong vùng. Địa danh liên quan đến hoạt động quân sự giai
đoạn trước thế kỷ XX có rạch Bà Hét (Châu Giang – BT) cũng gọi Bà Thét, cù
lao Bảo ở giữa sông Ba Lai và sông Cửa Đại (BT), địa điểm Trại Lâm bên sông
Cửa Cạn (KG). Xuất phát từ hoạt động quân sự như cầu Chiến Binh (Năm Căn –
CM), đường Dây Thép (Cai Lậy – TG), Chợ Mộ Bia (Rạch Giá – KG) ...
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đi sâu tìm hiểu địa danh phản ánh đời sống văn hóa vật chất.
TNB là một bộ phận trong hệ thống địa danh chung ở địa phương, phản ánh
khách quan, cụ thể các dấu ấn văn hóa vật chất của vùng đất. Vì thế, địa danh
ngoài việc giúp hiểu rõ đặc trưng văn hóa vùng miền còn giúp hiểu tư tưởng, tình
cảm, nhận thức... của con người TNB thông qua cách định danh. Qua đó chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:


21
Địa danh TNB phản ánh dấu ấn lịch sử. Dấu ấn lịch sử ở đây biểu hiện cụ
thể qua địa điểm, con người, chức vụ được con người “mang chứa”. Và vì thế,
giúp “tái hiện” các hoạt động của cư dân TNB trong các giai đoạn lịch sử một
cách rõ nét. Trước hết, thông qua các địa danh liên quan đến chức vụ, tên người
có thể nhận ra cơ cấu bộ máy tổ chức của Việt Nam nói chung, TNB nói riêng khá
đầy đủ. Bên cạnh đó là những địa danh “ghi dấu” các nhân vật liên quan đến
chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội (Mương Tịnh, Đốc Binh Kiều, Chủ Chọt, Chủ
Khanh, Ông Hóng, Tân Công Chí...) hay những địa danh gắn với các nhân vật có
mối liên hệ đặc biệt khác (Thầy Cầu, Tư Bầu, Ông Cò).
Địa danh TNB phản ánh hoạt động nghề nghiệp. Là vùng đồng bằng sông
nước đặc trưng, nghề nghiệp gắn liền với sông nước đã được địa danh “ghi lại”
một cách chân thực (Bãi Nò, Xóm Chài, Cầu Câu, Đầm Chít). Nghề nghiệp liên
quan đến sản xuất, mua bán trao đổi hàng hoá cũng được nhận diện cụ thể qua địa
danh (Lò Rèn, Lò Vôi, Lò Đường, Thợ Tiện, Chợ Xếp, Chợ Cá). Đồng thời là
những nghề mưu sinh khác như chăn nuôi, trồng trọt, chữa bệnh (Lò Heo, Bà

Thầy Chiêm, Hòn Khoai, Hòn Nghệ, Thầy Quơn).
Địa danh TNB phản ánh hoạt động giao thông, giáo dục, chính trị, quân
sự giúp định hình cụ thể hơn nữa đời sống văn hóa vật chất của người dân TNB.
Những hoạt động giao thông với địa danh mang thành tố “cầu”, “phà”, “đò”,
‘cảng”, “bến”, “tàu”, “lộ” được phân tích cụ thể. Về giáo dục, qua các địa danh như
Bà Giáo, Giáo Mẹo, Văn Thánh, Thủ Khoa.... bức tranh giáo dục của vùng đất TNB
in dấu ấn của Nho học được ghi lại, qua đó cho thấy truyền thống trọng việc học
hành và trọng thầy vẫn luôn hiện diện trong văn hóa Việt, dù ở vùng đất mới. Một
điểm đáng chú ý là lịch sử TNB luôn gắn với những hoạt động quân sự và hoạt
động chính trị nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của vùng đất TNB nói riêng cũng
như Việt Nam nói chung.
Chương 4
VĂN HÓA TINH THẦN Ở TÂY NAM BỘ QUA ĐỊA DANH
4.1. Địa danh phản ánh tâm lý, tư tưởng
4.1.1. Địa danh phản ánh khát vọng của con người
Con người nói chung, cư dân TNB nói riêng trong quá trình sinh sống
luôn có những ước mong, khát vọng về đời sống cá nhân cũng như của cả cộng
đồng. Những địa danh thể hiện khát vọng được yên ổn có lẽ là khát vọng đầu tiên
khi con người đặt chân lên vùng đất mới. Ở TNB có rất nhiều địa danh gắn với
thành tố “tân”, “an”, “bình”, “long”, “mỹ”, “phú”, “phước”... được thể hiện qua
các địa danh như: thị trấn Phước Long (BL), xã Phú Thạnh (Tân Phú Đông – TG),
xã Long Khánh (Duyên Hải – TV), huyện Hòa Bình (BL), sông An Hòa (Tam
Bình – VL)...


22
4.1.2. Địa danh phản ánh tính cách của con người trên vùng đất
TNB
- Địa danh phản ánh lòng biết ơn, tư tưởng“uống nước nhớ nguồn: Sự
yêu quý, biết ơn đối với những người đã giúp đỡ con người hay có sự đóng góp

nào đó cho cộng đồng trở thành một đặc trưng tâm lý không thể thiếu của người
dân TNB trong ứng xử. Những địa danh thể hiện sự nhớ ơn những người có công
là người địa phương, những người có công với đất nước như đầm Bà Tường
(CM), ngã ba Ông Trạch (Phước Long - BL), rạch Bà Phủ (Tháp Mười – ĐT),
đường Trương Định (Mỹ Tho – TG), đường Trần Hưng Đạo (Mỹ Tho - TG),
đường Hai Bà Trưng (Ninh Kiều- CT), đường Nguyễn Du (Long Xuyên - AG)...
- Sự thoáng mở trong giao lưu văn hóa: Trong suốt quá trình chung sống,
cư dân các dân tộc ở TNB (Việt, Khmer, Hoa, Chăm) luôn “mở lòng” tiếp nhận
những khác biệt về văn hóa. Sự tiếp nhận ấy thể hiện qua cách định danh, từ các
yếu tố ngôn ngữ Khmer, Chăm đến Hoa đều được sử dụng. Thậm chí, để dễ gọi
tên, nhiều địa danh được Việt hóa nhưng lại dựa trên chính ngôn ngữ của dân tộc
gốc chứ không phải dịch ra theo tiếng Việt. Một số địa danh như: cầu Chệt Xúi
(Cao Lãnh – ĐT), “chệt” chính là yếu tố chỉ người Hoa. Chợ Sóc Sãi (Châu Thành
– BT) do tiếng Khmer srôk (sóc) và sãi chỉ người đàn ông đi tu trong chùa. Cầu
Kinh Xáng (Châu Thành – TG) xuất phát từ tiếng Pháp chaland. Bên cạnh đó còn
nhiều địa danh có ngữ âm lạ lẫm với người Việt nhưng vẫn tồn tại và được sử
dụng bền bỉ theo thời gian như Gò Quao (KG), Bảy Háp (CM), Lấp Vò (ĐT), Ba
Rẹt (ST), Trèm Trẹm (KG), Già Giách (VL), Xoài Mút (TG)...
4.1.3. Tâm lý kiêng kỵ và thích dùng số thứ tự
Kiêng gọi tên một số con vật. Việc kiêng kỵ giúp cho người TNB tin rằng
sẽ tránh khỏi những rủi ro, nguy hiểm khi đối diện với thiên nhiên hoang dã. Đặc
biệt là cọp. Những địa danh như: rạch Thầy Hội (Ngọc Hiển - CM), ấp ở huyện
Vĩnh Lợi (BL) và cầu trên tỉnh lộ 937B (ST) là Nàng Rền.
Kiêng gọi tên trực tiếp những người thuộc hoàng tộc, quan lại (còn gọi
kỵ húy, húy kỵ, tị húy). Tục kiêng húy ảnh hưởng tới những từ thường dùng trong
ngôn ngữ hàng ngày, kể cả việc đặt tên con cái, đến các địa danh,… Ví dụ:
núi Hoa Thê bị nói chếch thành Ba Thê do kiêng húy bà Hồ Thị Hoa (mẹ vua
Thiệu Trị), cầu Hàm Long đổi thành Hàm Luông (BT), cầu Thành Đức (VL)
thành Thiềng Đức…
Thích dùng số thứ tự. Xu hướng số hóa các tên phường ở TNB nói chung

ảnh hưởng của thời Pháp và chế độ Sài Gòn trước đây. Các địa danh như: cầu Sáu
Bồng (Cao Lãnh – ĐT), kinh Tư Đệ (Lai Vung – ĐT), rạch Tám Bê (Sa Đéc –
ĐT), Huyện số 01, Huyện số 02 (Gò Công Đông – TG), đường Tỉnh 861, 867,
869 (TG).


23
4.2. Địa danh phản ánh đời sống tâm linh ở Tây Nam Bộ
4.2.1. Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng của người Việt: Lần theo địa danh TNB, đời sống tín
ngưỡng của người Việt được khắc họa khá rõ nét. Trước hết là tín ngưỡng thờ các
vị thần (đa thần) theo cách phân loại chung thiên thần (các thần có nguồn gốc từ
cõi trời), nhiên thần (các thần tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên và nhân
thần (các thần có nguồn gốc là người). Ngã ba Đình (còn gọi là Ba Đình) ở Kiên
Giang, ấp Cạnh Đền (Vĩnh Thuận - KG), cầu Miễu Ông (Long Hồ -VL), ngã tư
Am Ông Địa (Rạch Giá - KG), núi Hòn Núc (tên dịch là Táo Sơn, núi Táo) ở Hà
Tiên (KG).
- Tín ngưỡng người Khmer: Tín ngưỡng thờ đa thần của người Khmer là
tín ngưỡng thờ Ông Tà. Đó là các vị thần địa phương của người Khmer mang tên
Neak Ta có quyền năng cai quản trong phạm vi phum sóc hoặc một khu vực rộng
lớn hơn. Tại tỉnh Đồng Tháp có khém Ông Tà (Châu Thành), kinh Ông Tà (Lai
Vung), kinh Ông Tà Đứng, kinh Ông Tà Nằm (Tháp Mười). Ngoài ra, còn có các
địa danh láng Ông Tà (Tri Tôn – AG), ngã tư Miễu Ông Tà (Trần Văn Thời –
CM).
- Tín ngưỡng của người Hoa: Tín ngưỡng thờ ông Bổn có mặt ở những
vùng đất có người Hoa cư ngụ như một dấu ấn rõ nét cho niềm tin vào vị phúc thần
rất đỗi quen thuộc với đời sống văn hóa người Hoa ở TNB. Vì thế, những nơi nào
có người Hoa cư trú đều có chùa Ông Bổn. Kênh Ông (Vũng Liên – VL), đường và
mương ở Châu Phú – AG có tên gọi là Chùa Ông xuất phát từ tín ngưỡng thờ Ông
Bổn, bởi: Chùa Ông là chùa thờ Trịnh Hòa, người có công mở đường cho việc giao

thông trên biển, luôn phù hộ cho việc buôn bán của họ (LTH).
- Tín ngưỡng người Chăm: Nổi bật trong tín ngưỡng thờ mẫu ở TNB là
hiện tượng tôn thờ bà Chúa Xứ. Tín ngưỡng thờ Mẫu được phản ánh qua địa danh
như hang ở Hà Tiên (KG) có tên gọi Bà Chúa Xứ. Chùa Bà hay còn gọi chùa Bà
Chúa Xứ, là nữ thần được thờ ở Châu Đốc (An Giang), hằng năm vào tháng tư âm
lịch được nhân dân đi viếng rất đông để cúng Bà, xin Bà ban lộc, cầu cho được
nhiều may mắn, bình an. Ngoài ra còn có rạch Miễu Cậu (Cái Bè – TG), huyện
Tháp Mười (ĐT), kinh Tắc Cậu ở Châu Thành (KG).
4.2.2. Tôn giáo
- Phật giáo: Ở Tây Nam Bộ, dấu ấn rõ nét của Phật giáo trong địa danh,
trước hết là qua các địa danh phản ánh tên gọi của tôn giáo. Bởi lẽ cùng với người
Việt, “cả ba dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đều có truyền thống văn hóa khác nhau,
nhưng giữa họ cũng có những điểm chung. Điểm chung lớn nhất là cả ba dân tộc
đều theo hoặc đã từng theo Phật giáo” [1, tr. 188]. Thống kê sơ bộ, chúng tôi nhận
thấy khá nhiều dấu ấn của Phật giáo trong địa danh như cầu Phật Đá (Châu Thành
– TG), địa điểm Gò Phật (Hòn Đất – KG), cầu Sư Son (BL), giồng Sư Cụm (Cầu
Ngang – TV), núi Chùa Vàng (Hà Tiên – KG), lộ Chùa Miên (Vũng Liêm – VL) ...


24
- Công giáo: Một tôn giáo có thời gian du nhập không dài nhưng lại để rất
nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa cũng như trong địa danh TNB chính là đạo
Công giáo. Tìm hiểu các địa danh gắn với Công giáo sẽ giúp thấy rõ hơn sự gắn
bó mật thiết của tôn giáo này với đời sống người dân TNB. Những địa danh mang
tên chợ (Chợ Mới – AG), kênh Ông Cha (Châu Thành – BT), kênh Dì Phước
(Vũng Liêm - VL), kênh Phao Lồ (Mang Thít – VL), rạch Thuộc Đạo (Châu Thành
– BT).
- Các tôn giáo khác: Đặc trưng của Cao Đài là tính dung hợp, bình đẳng,
đại đồng. Điều này phản ánh sự sáng tạo cũng như sự thoáng mở trong giao lưu,
tiếp biến văn hóa của người dân Nam Bộ. Có thể kể đến chợ Thất Cao Đài ở Lấp

Vò và Hội An Đông (ĐT), chợ Cao Đài thuộc huyện Lấp Vò (ĐT), xóm Bót Cao
Đài (VL)... Bên cạnh đó đạo giáo đã có sự hòa trộn không ít với tín ngưỡng dân
gian của người Việt. Hơn thế, còn hòa trộn cả với tôn giáo nội sinh (như Cao Đài).
Đạo giáo luôn hiển hiện trong văn hóa cư dân TNB, cụ thể là trong các địa danh:
hang Bồng Lai (Hà Tiên – KG), thị xã Hà Tiên (KG), địa điểm Giáng Tiên (Vũng
Thơm - ST)...
4.3. Địa danh phản ánh đặc trưng ngữ văn
4.3.1. Ở phương diện ngôn ngữ
- Hiện tượng biến âm và sử dụng từ địa phương
Hiện tượng biến âm. Nguyên nhân của biến âm là sự khác biệt về cách
phát âm theo vùng miền, địa phương. Ví dụ ở ĐT có những địa danh có tới hai
cách đọc như Cao Lãnh – Câu Lãnh, Hồng Ngự – Hùng Ngự, Tranh Đề - Trần Đề
là hiện tượng biến âm a – â, u – ô. Bên cạnh đó có Giồng Trôm là huyện của tỉnh
BT vốn có âm gốc là Vồng Trôm, nghĩa là “vồng đất có nhiều cây trôm”, từ vồng
đã bị phát âm và viết thành Giồng và trở thành một yếu tố tạo nên hàng chục địa
danh như Giồng Riềng, Giồng Ông Tố.
Hiện tượng sử dụng từ địa phương. Thể hiện rõ nhất là qua các địa danh
chỉ những đặc điểm tự nhiên gắn với vùng đất như gãnh, xẻo, trấp, lung, láng,
rộc, cái, búng.... (đã phân tích, giới thiệu các địa danh cụ thể ở mục 2.1.1). Dùng
từ địa phương ở các địa danh chỉ công trình xây dựng như cầu Lộ Quẹo, đường
Lộ Mới hay từ địa phương như chẹt, hủ, trẹm... có sông Củ Hủ (Tú Điền - An
Giang). Cổ Hũ là khúc sông rộng mà có một đoạn tóp lại như cổ cái hũ; vùng đất
Tràm Chẹt (Giồng Riềng - Kiên Giang) là khu rừng tràm có dòng nước hẹp; mõm
Trẹm (Hà Tiên - Kiên Giang), là mõm đá nhô ra biển. Thường họi là hòn Trẹm.
- Hiện tượng Việt hóa ngôn ngữ
Địa danh “Việt hóa” tiếng Khmer. Có hai cách: Đầu tiên là đọc gần giống
âm gốc, chỉ trại một ít cho dễ nhớ, dễ gọi, không có quan hệ về ngữ nghĩa. Ví dụ:
Bạc Liêu (Pooeu), Mỹ Lồng (Srok Mi Lôn),Cần Giuột (Kầntuôt),... Cách thứ hai là
tạo ra cách đọc hoàn toàn khác so với âm gốc nhưng cơ sở lại là nghĩa của các từ
trong âm gốc tạo thành. Ví dụ: Địa danh Cái Tàu Thượng khởi nguồn từ tiếng



25
Khmer Păm Prê Sampou Lơ (Vàm, rạch, chiếc tàu, trên), Koh Phlơn (cù lao, lửa)
là gốc địa danh cù lao Dao Lửa.
Địa danh “Việt hóa” tiếng Pháp. Có hai cách: Một là, đọc chệch âm để
dễ gọi theo kiểu phát âm của người Việt. Ví dụ: địa danh có từ “Bắc”, bắc ở đây
không nhằm chỉ phương hướng mà là một cách để chỉ chiếc đò ngang dùng để di
chuyển trên sông nước (le bac), có thể kể tên một số địa danh như Bắc Cao Lãnh,
Bắc Mỹ Thuận,....Hai là, dịch nghĩa từ tiếng Pháp để gọi, dùng ngôn ngữ của họ
để đặt địa danh đúng như âm gốc. Ví dụ: đường Yersin (Mỹ Tho – TG), kênh
Salicette và kênh Champeaux (Gò Công Đông – TG).
4.3.2. Ở phương diện văn học
- Địa danh phản ánh qua các thể loại tự sự dân gian: Để giải thích nguồn
gốc tên gọi của núi, sông, ao, hồ, làng, kênh, rạch... con người đã tìm đến các thể
loại tự sự dân gian như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích ... Điều đó giúp ta miêu
tả hoặc xác định vị trí, nguồn gốc hình thành nguồn gốc, lai lịch của nhân vật có
liên quan đến địa danh. Đồng thời kể về công tích đóng góp của nhân vật. Ví dụ:
Sự tích Vàm Hổ Cứ (Đồng Tháp), Sự tích sông Xá Hương và miếu ông Bần Quỳ
(Long An)... Kể về diễn biến sự kiện lịch sử, công trạng của nhân vật có liên quan
đến địa danh có Sự tích tên gọi Rạch Gầm (Tiền Giang), Sự tích Cánh đồng Nọc
Nạn (Bạc Liêu), Sự tích Mả Hộc (Long An). Ngoài ra là những địa danh gắn với
các câu chuyện liên quan đến đời sống sinh hoạt của cư dân TNB như rạch Trâu
Trắng (Cao Lãnh – ĐT), Bưng Sấu Hì (Tháp Mười – ĐT)...
- Địa danh phản ánh qua các thể loại văn vần dân gian: Địa danh trở
thành một trong các nguồn cảm hứng cho nhiều bài ca dao, dân ca, hò, vè, tục
ngữ..... Mỗi địa danh “thông báo” giúp xác định giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể
tiêu biểu của TNB. Có thể kể đến rất nhiều câu ca dao nói về tình cảm, tình yêu
đôi lứa cùng sản vật của vùng đất đó như:
“Thuốc rê Cao Lãnh thơm nồng,

Con gái Cao Lãnh má hồng có duyên”
Hay
“Anh đi anh nhớ Tháp Mười
Nhớ cam Bình Thạnh, nhớ người Nha Mân”
Tiểu kết chương 4
Chương 4 đã tập trung làm rõ một số đặc trưng văn hóa tinh thần của cư
dân TNB phản ánh qua địa danh, cụ thể:
Địa danh phản ánh tâm lý, tư tưởng người dân TNB. Những địa danh thể
hiện mong muốn bình an, giàu có, thịnh vượng của cư dân khi đến khai hoang
vùng đất mới. Bên cạnh đó, địa danh còn cho thấy tầng sâu trong tâm hồn, tính
cách con người TNB. Đó chính là lòng biết ơn, nhớ về những người có công xây
dựng, bảo vệ vùng đất; là tâm lý “uống nước nhớ nguồn; tâm lý kiêng kỵ; là sự
thoáng mở trong giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trong quá trình cộng cư
thể hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc đó để định danh.


×