Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐỐI CHIẾU văn bản THƯ tín THƯƠNG mại TIẾNG ANH với TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.22 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

TRỊNH NGỌC THANH

ĐỐI CHIẾU VĂN BẢN THƯ TÍN
THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH
VỚI TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 62.22.01.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2020


Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trịnh Sâm
2. PGS.TS. Dư Ngọc Ngân

Phản biện độc lập 1: ........................................................................
Phản biện độc lập 2:........................................................................

Phản biện 1:


Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở
đào tạo họp tại
.........................................................................................................
Vào hồi……... giờ…..…. Ngày…..…. Tháng…..… năm…..…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Lý do chọn đề tài
Việc xây dựng chuẩn mực cho các văn bản thương mại trên bình
diện lý thuyết lẫn thức tế còn mới mẻ ở Việt Nam (VN). Việc xác lập
đặc trưng ngôn ngữ của cùng một thể loại trong hai ngôn ngữ khác nhau
về loại hình, khác nhau về nền tảng văn hóa sẽ giúp ích rất nhiều trong
giao tiếp trong quá trình hội nhập, Hơn nữa, kết quả nghiên cứu đề tài
này sẽ rất hữu ích cho việc giảng dạy các môn học có liên quan đến văn
bản thương mại và đối dịch Anh-Việt, Việt-Anh.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam càng phát triển và hoàn thiện
với hàng loạt các bộ luật, các văn bản dưới luật, thông tư, nghị định ra
đời và hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới của
Việt Nam. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền
kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam và hàng trăm các
văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ
thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Các văn
bản luật có liên quan đến các yếu tố nước ngoài thường được dịch sang

tiếng Anh (TA) và các ngôn ngữ khác. Vì thế, với luận án này, chúng tôi
muốn đối chiếu các đặc trưng ngôn ngữ trong các văn bản bản thương
mại TA với tiếng Việt (TV) về cả hình thức trình bày lẫn nội dung biểu
đạt.
Các bộ ngành luôn đòi hỏi phải nâng cao chất lượng các văn
bản pháp quy liên quan đến thương mại Việt Nam để các văn bản này
hoàn toàn phù hợp với các thông lệ quốc tế. Pháp luật thương mại của
Việt Nam còn chưa bảo đảm được tính thống nhất và đồng bộ, còn có
những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc chưa hẳn phù hợp thông
lệ quốc tế. Ngôn ngữ trong các văn bản này cũng cần phải phù hợp với
các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế. Đây là một tất yếu khách quan của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vì tất cả những lý do
trên, chúng tôi chọn Đối chiếu văn bản thư tín thương mại TA với TV
làm đề tài của luận án.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc trưng hình thức và nội dung của một số thể loại văn
bản thư tín thương mại TA. Xác lập hệ thống văn bản thương mại và các
thể loại, đăc trưng ngôn ngữ trong một số bước thoại và một số bình
diện ngôn ngữ trong văn bản thương mại TA. Tìm hiểu đặc trưng hình
thức và nội dung của một số thể loại văn bản thư tín thương mại TV.
Xác lập hệ thống văn bản thương mại và các thể loại, đăc trưng ngôn
ngữ trong một số bước thoại và một số bình diện ngôn ngữ trong văn


2
bản thương mại TV. Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ của văn bản thương
mại TA với TV nhằm tìm ra sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa
chúng trong thực tế cuộc sống.
Lịch sử vấn đề
Tình hình nghiên cứu trên thế giới về văn bản thư tính thương mại

Chẳng hạn, Bhatia (1993a, tr.51), trong tác phẩm “Analyzing
genre: language use in professional settings” đã sử dụng thủ pháp tiếp
cận thể loại, phân tích khá chi tiết về diễn ngôn thương mại TA. Trong
tác phẩm này, ông cũng đã đưa ra mô hình 7 bước thoại dành cho thư
bán hàng và thư xin việc TA. Henry và Roseberry (2001, tr.94) khi
nghiên cứu thể loại thư tín thương mại của người Anh-Mỹ, cũng đã đưa
ra mô hình 14 bước thoại trong thư xin việc. Bovee (2003, tr.65) khi
nghiên cứu về thư tín thương mại TA đã đề xuất phương pháp lấy người
đọc làm trung tâm “You Approach”, với các nguyên tắc viết: nhấn mạnh
chiến lược lịch sự dương tính, tránh phân biệt về giới tính (sex
disicrimination), nhấn mạnh hành văn trực tiếp (direct arrangement)…
trong thư tín thương mại TA.
Về khác biệt văn hóa thể hiện trong thư tín thương mại giữa
phương Đôngvà phương Tây, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn
đề này. Chẳng hạn, Maier (1992, tr.67) xem xét sự khác biệt trong cách
viết thư tín giữa người bản ngữ và người phi bản ngữ, chủ yếu là sinh
viên người phương Đông (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc).
Hinds (1990, tr.95) đã so sánh thư khiếu nại về thương của AnhMỹ và của Hàn Quốc ở mô hình bước thoại cùng với đặc điểm ngôn
ngữ và phát hiện thấy rằng, người Hàn Quốc thường có thêm bước thoại
rào đón (opening buffer) ở phần mở đầu, bao gồm các cách chào hỏi về
thời tiết, nhận xét chung, xin lỗi về việc đã khiếu nại…Trong khi đó,
bước thoại này không có trong thư của Anh-Mỹ. Đặc biệt, trong bước
thoại yêu cầu giải quyết, người Hàn Quốc thường sử dụng hành vi lời
nói gián tiếp nhằm giữ thể diện cho người nhận.
Michael Haugh (2005, tr.174) đã phân tích về thể diện trong diễn
ngôn thương mại của Nhật và cho rằng trong đàm phán thương mại,
người Nhật thường thể hiện chiến lược lịch sự âm tính nhằm thể hiện
tính khiêm nhường, sự tôn trọng đối với các đối tác thay vì chiến lược
lịch sự dương tính như người phương Tây.
Như vậy, có thể nói được, về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng,

việc nghiên cứu văn bản thương mại TA nói chung, văn bản thư tín
thương mại TA nói riêng là khá nhiều. Trong đó các công trình cũng đã
tiến hành so sánh giữa TA ở những lĩnh vực khác nhau, trong đó cũng


3
có không ít đề tài tiến hành so sánh văn bản thương mại TA bản ngữ với
TA như ngôn ngữ thứ hai.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về thư tín thương mại
Ở Việt Nam, có thể nói rằng trước đây việc nghiên cứu phân tích
diễn ngôn thương mại hầu như chưa được quan tâm do ảnh hưởng của
nền kinh tế bao cấp và do ảnh hưởng của ngôn ngữ học Xô Viết, thì
ngày nay, do nhu cầu phát triển của một nền kinh tế thị trường, một vài
học giả cũng đã nghiên cứu chuyển dịch loại văn bản này.
Tác giả Lê Hùng Tiến (1999), trong luận án tiến sĩ ngữ văn “Một
số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp TV”, đã đề cập đến đặc điểm của
diễn ngôn văn bản luật pháp, đưa ra một số ứng dụng trong biên dịch
văn bản luật pháp từ TV sang TA, trong đó có các văn bản hợp đồng
thương mại.
Tác giả Nguyễn Xuân Thơm (2001), trong luận án tiến sĩ ngữ văn
“Các yếu tố ngôn ngữ trong đàm phán thương mại quốc tế” đã so sánh
đối chiếu phân tích đặc điểm về ngữ vực trong ngôn ngôn ngữ TA và
TV trong đàm phán thương mại quốc tế.
Tác giả Nguyễn Đức Hoạt (1995), trong luận án tiến sĩ ngữ văn
bằng TA“Politeness Markers In Vietnamese requests”, cũng đã so sánh
phân tích sự khác biệt về một số chiến lược sử dụng câu có đánh dấu
(markers) trong việc thể hiện tính lịch sự trong diễn ngôn thương mại
TV và TA.
Về diễn ngôn thư tín thương mại, có hai tác giả đã phân tích về
diễn ngôn của kiểu loại văn bản này, đó là Nguyễn Trọng Đàn (1996),

trong luận án tiến sĩ ngữ văn “Phân tích diễn ngôn thư tín thương mại”,
đã phân tích đối chiếu một số đặc điểm về ngữ vực giữa thư tín TA và
TV.
Như vậy, có thể thấy số lượng công trình nghiên cứu về diễn
ngôn thương mại nói chung và thư tín thương mại nói riêng ở Việt Nam
là không đáng kể và chưa có công trình nào tập trung khảo sát một cách
toàn diện về văn bản thư tín thương mại Anh-Mỹ và TV, đặc biệt việc
so sánh đối chiếu cả trên bình diện lý thuyết cũng như ứng dụng là còn
hết sức ít ỏi.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các văn bản thư tín thương mại của AnhMỹ và VN, trong đó luận án đi sâu nghiên cứu văn bản thư tín thương
mại, bao gồm thể loại thuyết phuc và thể loại thông tin xấu, trên các
bình diện đặc trưng về hình thức, về cấu trúc bước thoại và chiến lược,
và một số đặc điềm ngôn ngữ nổi trội.


4
Phạm vi nghiên cứu
Luận án chọn bốn thể loại thư tín thương mại sau: Thư bán hàng;
Thư xin việc; Thư từ chối ứng viên; Thư từ chối chối việc làm.
3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh một số thủ pháp thông dụng như phân loại, thống kê,
luận án sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp miêu; Phương
pháp phân tích diễn ngôn; Phương pháp so sánh-đối chiếu.
Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu nghiên cứu của luận án bao gồm 260 văn bản thư tín của AnhMỹ và Việt Nam, cụ thể như sau:
- 60 thư bán hàng tiếng Anh (Sales letters): 30 thư do người Anh-Mỹ
viết và 30 thư do người Việt viết.

- 60 thư xin việc (Application letters): 30 thư tiếng Anh của người AnhMỹ và 30 thư tiếng Việt
- 140 thư từ chối (Rejection letters): 70 thư do người Anh-Mỹ viết và 70
thư của người Việt. Như vậy, đối tượng cũng khảo sát là các văn bản thư
tín tiếng Anh, tiếng Việt thuộc 4 thể loại Thư bán hàng, Thư xin việc,
Thư từ chối ứng viên, Thư từ chối việc làm, với các nguồn khác nhau từ
sách, giáo trình, các cơ quan, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư
nước ngoài và Việt Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Luận án khắc họa một số đặc điểm của văn bản thư tín thương
mại trong tiếng bản ngữ Anh-Mỹ và TV. Đồng thời luận án cũng chỉ ra
sự tương đồng và khác biệt trong việc nhận diện và phân loại các tiểu
thể loại văn bản thư tín thương mại cụ thể.
Ý nghĩa thực tiễn
Về giáo dục, những kết quả nghiện của luận án có thể làm tài liệu
tham khảo cho việc đối dịch văn bản thương mại Việt-Anh, Anh-Việt,
nó cũng có thể dùng làm tài liệu giảng dạy về văn bản thương mại TA,
TV nói chung, thư tín thương mại theo hướng phân tích thể loại.
Về kinh doanh, những kết quả của luận án có thể giúp cho các
doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ và ứng dụng kết quả nghiên cứu văn
bản thương mại trong hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu,
hình ảnh của mình, đặc biệt là doanh nghiệp phải điều chỉnh theo hướng
ngôn ngữ văn bản giao dịch chứ không phải văn bản hành chính


5
5. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục; luận
án gồm bốn chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Văn bản thư tín thương mại tiếng Anh
Chương 3: Văn bản thư tín thương mại tiếng Việt
Chương 4: Thư tín thương mại tiếng Anh, tiếng Việt: Một vài đối
chiếu
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Văn bản và diễn ngôn
Văn bản là sản phẩm của quá trình sáng tạo lời mang tính hoàn
chỉnh, được khách quan hoá dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt
văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề)
và một loạt đơn vị riêng những thể thống nhất trên câu hợp nhất bằng
những loại hình liên kết khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ,
có một hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng, (Galperin,
1987).
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản
Gồm một số đặc điểm sau: Tính liên kết (cohesion); Tính mạch lạc
(coherence);Tính chủ đích(intentionality); Tính tiếp nhận(acceptability);
Tính thông tin (informativity); Tính ngữ cảnh (contextuality); Tính
tương tác (intertextuality).
2.1. Đặc điểm ngôn ngữ từ bình diện sử dụng
Gồm các đặc điểm: Tính hoàn chỉnh; Tính cấu trúc; Tính liên kết
và mạch lạc; Tính thực hiện giao tiếp.
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ văn bản từ bình diện lý thuyết
Văn bản là một hệ thống, vừa là một sản phẩm vừa là một quá
trình, trong đó cấu trúc nội dung và cấu trúc hình thức là những thực thể
phức hợp; Văn bản là một hệ thống nghĩa có quan hệ đến nhiều văn bản
khác; Văn bản là một hệ thống nghĩa có tính chất tiềm tàng.
1.3. Văn bản thư tín thương mại
Văn bản thương mại được hiểu là các văn bản liên quan đến buôn
bán, bao gồm nhưng không hạn chế ở các loại văn bản mang tính pháp
lý, các văn bản trao đổi, giao dịch trong thực tiễn kinh doanh …

3.1. Đặc điểm của văn bản thư tín thương mại


6
Hình thức trình bày
Gartside (1992) và các tác giả khác đưa ra ba hình thức chính cho
việc trình bày một bức thư như sau: Trình bày lùi vào lề (Indented);
Trình bày bán khối (semiblock); Trình bày toàn khối (full block)
Cấu trúc tổ chức văn bản thư tín
Theo Dugger (1995), Gartside (1992) và các tác giả khác, một văn
bản thư tín thương mại có cấu trúc tổ chức như sau:
Phần 1. Đầu thư: thông tin về người viết, thông tin về người nhận bao
gồm tên công ty, biểu tượng công ty (logo), ngày tháng, tham chiếu.
Phần 2. Mở đầu: bao gồm lời chào đầu thư, chủ đề, thăm hỏi đầu thư.
Phần 3. Nội dung: : tùy vào kiểu loại thư mà nhưng nói chung bức thư
thường chia thành ba phần chính: (i) Nêu mục đích viết thư; (ii) thông
tin chính mà người viết muốn gửi cho người đọc, có thể thông báo, đề
nghị, yêu cầu, phàn nàn… (iii) phần kết thúc thư, thường là người viết
bày nguyện vọng muốn người đọc hành động.
Phần 4. Cuối thư bao gồm: chào hỏi cuối thư, lời chào cuối thư, chữ ký
và chức vụ người viết, tài liệu gửi kèm, tái bút.
Nhận diện văn bản thư tín thương mại
Nhận diện thể loại thư tín theo nội dụng; Nhận diện
thể loại thư tín theo ngữ vực; Nhận diện thể loại thư tín
theo mục đích.
Cấu trúc bước thoại và chiến lược các thể loại thư tín
Mô hình cấu trúc bước thoại và chiến lược các thể loại: Thể loại
thuyết phục; Thể loại thông tin xấu; Thể loại thông tin trung; Thể loại
thiện chí.
Tiểu kết

Chương 1, chúng tôi khái quát một số đặc trưng về văn bản và diễn
ngôn, từ nhiều góc nhìn khác nhau, trong đó, ưu tiên tìm hiểu sâu hơn
về văn bản viết, đối tượng khảo sát chính của luận án. Trên cơ sở này,
tiếp tục nêu đặc điểm của văn bản thư tín thương mại, hệ thống các tiểu
thể loại thư tín thương mại với các mục đích giao tiếp của từng loại,
nhận diện văn bản này theo nội dung, mục đích sử dụng, theo ngữ vực,
và hệ thống các mô hình cấu trúc thể loại chung. Chương 1 cũng xác
định nội hàm và ngoại diện của một số thuật ngữ sử dụng trong luận án
như: thể loại, ngữ vực, bước thoại, chiến lược, cộng đồng diễn ngôn…
làm cơ sở cho việc phân tích so sánh trong chương 4. Ngoài ra, chương
1 cũng phân tích sự khác biệt trong văn hóa phương Tây và phương
Đông, cụ thể là người Việt, thể hiện ở văn hóa ngữ cảnh cao và văn hóa
ngữ cảnh thấp, ở phương pháp tư duy diễn dịch và quy nạp, ở hành vi
lời nói gián tiếp và trực tiếp, ở lịch sự dương tính và âm tính…


7
Trong chương này, chúng tôi cũng nêu ra cơ sở lý thuyết sử dụng
trong luận án: đó là áp dụng phương pháp chức năng hệ thống của
Martin để so sánh đối chiếu các kiểu loại văn bản thư tín phương
Đôngvà phương Tây ở các giác độ: Thể loại, Ngữ vực và Ngôn ngữ.
Lí thuyết về ngữ cảnh tình huống/văn hóa và lịch sự dương tính/âm
tính cũng được đề cập làm cơ sở so sánh trong phần tiếp theo. Để so
sánh về ngữ vực, luận án sẽ làm rõ sự khác biệt về trường, không khí và
thức trong kiểu loại văn bản thư tín Anh-Mỹ và Việt Nam.
Chương 2 VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH
Chương này sẽ khảo sát 4 thể loại thư tín gồm: Thư từ chối ứng
viên, Thư bán hàng,Thư xin việc và Thư từ chối xin việc. Dựa vào sự
phận loại, chúng tôi tiến hành miêu tả chúng như sau:
2.1. Tổ chức văn bản thư tín thương mại

Hình thức trình bày
Bảng VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH.1:

Hình thức trình bày thư tín của Anh-Mỹ
Hình thức trình bày
Indented
Semi-block Full block
Số lượng thư tín (35) 3% (1)
14% (4)
85% (30)
Từ bảng số liệu nêu trên, chúng tôi thấy rằng hình thức Full block
được người Anh-Mỹ.
2.2. Cấu trúc bước thoại và đặc trưng ngôn ngữ
Luận án lần lượt phân tích các đặc trưng về cấu trúc thể loại và đặc
điểm ngôn ngữ trong bốn loại: thư bán hàng, thư xin việc (thể loại
thuyết phục) thư từ chối ứng viên, thư từ chối việc làm (thể loại thông
tin xấu).
2.2.1. Thư bán hàng

1.2.1.1. Cấu trúc bước thoại
Bảng VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH.2: Mô
hình cấu trúc 07 bước thoại trong thư bán hàng

Bước thoại (BT)

Mục đích

BT 1:Tạo sự tin tưởng

Gây chú ý và tạo sự tin tưởng


BT 2: Giới thiệu chào hàng
Chiến lược: (i) Chào bán sản phẩm/
dịch vụ; (ii) Nêu chi tiết chào hàng;
(iii) Xác định giá trị của chào hàng
BT 3: Khuyến khích mua hàng

Giới thiệu về sản phẩm

Thuyết phục người đọc mua sản
phẩm


8
BT 4: Gửi kèm tài liệu chào hàng
BT 5: Thúc giục phản hồi
BT 6 : Sử dụng chiến thuật thúc ép
BT 7: Kết thúc lịch sự

Bổ sung thông tin chi tiết về sản
phẩm
Khuyến khích người đọc phản
hồi
Khuyến khích người đọc mua
sản phẩm ngay
Tạo hình ảnh tích cực

1.2.1.2.

Đặc điểm ngôn ngữ

i) Sử dụng đại từ nhân xưng
Có thể thấy rằng người Anh-Mỹ thích sử dụng ngôi thứ hai (You,
Your). Từ các quan điểm về văn hóa lấy người đọc làm trung tâm dẫn
đến việc sử dụng đại từ để chỉ công ty.
ii) Hành động ngôn ngữ
Bảng VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH.3: Tỉ
lệ sử dụng hành động trực tiếp và gián tiếp
Hành động ngôn ngữ
Thư tín Anh-Mỹ (30)
Trực tiếp
28 (93%)
Gián tiếp
8 (27%)
Tỉ lệ trên cho thấy rằng người bản ngữ ưa chuộng hành động lời nói
trực tiếp trong việc thúc giục phản hồi.
2.2.2. Thư xin việc

1.2.2.1.

Cấu trúc bước thoại

Bảng 2.10: Mô hình cấu trúc bước thoại trong thư
xin việc
Bước thoại

Mô tả

Mục đích

BT1- Opening(O)


Mở đầu

BT2- Referring to a
Job Advertisement
(AD)
BT3-Offering
Candidature (CA)
BT4- Stating easons
for Applying (RA)
BT5- Stating
Availability) (A)

Đề cập nguồn
thông tin việc
làm
Giới thiệu ứng
viên
Nêu lý do

Xác định mục đích
bức thư
Đề cập đến quảng
cáo tìm ứng viên

Xác định thời
gian có thể
ứng tuyển

Nêu mối quan tâm

về vị trí ứng tuyển
Nêu lý do ứng
tuyển
Nêu rõ thời gian có
thể đảm nhận công
việc

Loại
bước
thoại
Bắt
buộc
Lựa
chọn
Bắt
buộc
Lựa
chọn
Lựa
chọn


9
BT6- Promoting the
Candidate (P)

Giới thiệu khả
năng

BT7-Stipulating

Terms and
conditions of
Employment (TC)
BT8-Naming
Referees (R)
BT9-Enclosing
Documents (EN)

Nêu các điều
khoản và điều
kiện làm việc
Nêu tên người
giới thiệu
Đính kèm

Thể hiện trình độ
khả năng và khả
năng cho vị trí ứng
tuyển.
Đề nghị về điều
kiện làm việc.

Bắt
buộc

Đề cập đến người
giới thiệu
Liệt kê các giấy tờ
bằng cấp gửi kèm
với bức thư

Kết thúc

Lựa
chọn
Lựa
chọn

Lựa
chọn

BT10-Polite Ending Kết thúc lịch
Bắt
(PE)
sự
buộc
BT11-Signing Off
Lời chào cuối
Chào cuối thư và
Bắt
(SO)
thư
ký tên
buộc
1.2.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ
Có thể thấy, bố cục của một bức thư tín xin việc TA, ngoài phần
nghi thức có tính chất qui ước, có bốn phần cơ bản: Mở đầu (opening),
Lược sử trình độ học vấn (Education background), Kinh nghiệm
(Explanation for previuos experiences), Lý do xin việc (Reasons of
applying for the post) và Kết thúc (Closing). Tuy nhiên, có thể lược qui
thành bố cục ba thành phần như sau: Opening; Body: Education

background, Explanation for previuos experiences, Reasons of applying
for the post; Closing. Và ở mỗi thành phần như vậy, có một số yêu cầu
về mặt nội dung tương ứng với các bước thoại. Riêng về cấu trúc cú
pháp của các mô hình câu thường mang tính khuôn mẫu. Trong đó, về
mặt xưng hô, chủ thể thường là ngôi thứ nhất, người tiếp nhận là ngôi
thứ hai, và có thể khái quát thành một số mô hình như sau:
(a) I + verb (present tense)+ NP;
(b) I + graduated + Prep Phrase(place) + Prep Phrase (time) +
with+NP
(c) I + completed+NP + Prep Phrase (time) + at + NP
Từ một vài đặc điểm ngôn ngữ và một số bước thoại đã phân tích, có
thể thấy đối với Anh-Mỹ, họ quan niệm, thư xin việc được thể hiện
trong TA, xét về mục đích và chức năng, không khác gì một văn bản
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
2.2.3. Thư từ chối ứng viên
1.2.3.1.
Cấu trúc bước thoại


10

Bảng 2.11: Tỉ lệ các bước thoại trong thư từ chối Anh-My
Bước thoại
Số lượng (35)
Tỷ lệ
BT1- Mở đầu
30
86%
BT2- Giải thích
22

75%
BT3- Xác nhận từ chối
35
100%
BT4- Kết thúc
35
100%
1.2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ
Chiến lược từ chối: gồm ba phần cơ bản sau: Chuẩn bị cho việc từ
chối, Từ chối, Bù đắp thể diện. Theo mô hình từ chối, lấy ranh giới câu
làm tiêu chí nhận diện, câu nào chỉ có xuất hiện thông tin cốt lõi, ở đây
là thông tin từ chối, là hành động từ chối trực tiếp. Đây là loại hành
động thường rất dễ đụng chạm đến lãnh địa riêng tư của người đọc và
thường được đánh giá là bất lịch sự. Thực ra, sự xuất hiện của mô hình
này gắn liền với phạm vi quyền lực, thường xuất hiện nhiều nhất trong
loại thư từ chối ứng viên. Còn mô hình nào xuất hiện thông tin chuẩn bị
+ thông tin cốt lõi, hoặc thông tin cốt lõi + thông tin bù trừ, hay xuất
hiện cả ba yếu tố này, đều là những hành động từ chối gián tiếp và
thường được đánh giá là lịch sự. Chúng có thể xuất hiện trong tất cả các
loại văn bản thư từ chối. Cũng từ mô hình trên, có thể khảo sát hành
động từ chối gắn liền với việc có hay không có xuất hiện lời giải thích,
và nếu có, đó là lời giải thích trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên đây là
những vấn đề rất phức tạp không chỉ đòi hỏi phải xác lập các mô hình
cú pháp mà còn phải cảm nhận được tất cả các sắc thái nghĩa như người
bản ngữ. Sau đây là một số trường hợp thường gặp: (i)Từ chối (không
có lời giải thích), tức chỉ có thông tin cốt lõi; (ii) Từ chối có lời giải
thích, tức là thông tin chuẩn bị + cốt lõi+ thông tin bù trừ. Nhưng đáng
chú ý nhất là trong những văn bản thư tín từ chối, mà chủ thể là các
doanh nghiệp, thường xuất hiện những bước thoại hứa hẹn.
Tiểu kết

Trong chương 2, luận án đã dựa vào hai tiêu chí đối lập: Người
tạo lập văn bản (doanh nghiệp/cá nhân) và hành động ngôn ngữ (từ
chối/giới thiệu) để phân tích bốn loại thư: thư Bán hàng, Xin việc tuy
mức độ có khác nhau, sau khi miêu tả đặc điểm hình thức của văn bản
thư tín từ chối ứng ngữ, tùy theo đặc điểm nổi trội gắn liền với từng thể
loại. Có thể thấy có khá nhiều tri thức về phương pháp được rút ra từ
kết quả nghiên cứu. Nội dung phân tích chủ yếu tập trung ở mô hình
cấu trúc bước thoại và một số đặc điểm ngôn các văn bản thương mại
TA, với kết quả như sau:
Về hình thức trình bày


11
Do thư tín của người Mỹ nói riêng và thư tín của người phương
Tây nói chung thường không đánh giá cao về các nghi thức, kiểu trình
bày và cách chào hỏi mang tính quá trang trọng, mà nhấn mạnh tính
thực dụng, tiện lợi, hiệu quả và thời gian hoàn thành công việc, nên văn
bản thư tín thương mại thường được trình bày theo kiểu kiểu full block,
với lời chào đầu thư (salutation) ở mức độ thân thiện, gần gũi với người
đọc văn bản, lấy khách hàng làm trung tâm. Lời chào cuối thư
(complimentary close) thường đặt ở bên trái, dễ thao tác trên máy tính,
phù hợp với văn hóa của người phương Tây, lấy hiệu quả công việc
người là quan trọng hàng đầu.
Về mô hình cấu trúc bước thoại
Mô hình các bước thoại được xác lập theo từng loại thư như
sau: Với thư bán hàng, bước thoại tạo sự tin tưởng là bước thoại khá
quan trọng đối với người Anh-Mỹ vì người viết thường đề cập đến
những gì mà họ cho rằng có thể gây sự chú ý của người đọc, nhằm tạo
niềm tin cho khách hàng. Thông thường người viết nhấn mạnh trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm, các thành tựu của doanh nghiệp, hoặc nêu

nhu cầu của khách hàng tiềm năng với hàm ý rằng doanh nghiệp có thể
thỏa mãn các nhu cầu này. Ngoài ra, bước thoại thúc giục phản hồi là
bước thoại bắt buộc vì nó giúp cho người viết gây tác động tối đa đến
người đọc.
Với thư xin việc, người viết tập trung vào các bước thoại bắt
buộc như xác định mục đích bức thư, nêu mối quan tâm về vị trí ứng
tuyển, thể hiện khả năng và trình độ liên quan đến vị trí ứng tuyển, lời
chào cuối thư theo phong cách lịch sự, trang trọng. Đối với loại thư này
người ta phải làm nổi bật được năng lực của ứng cử viên, khả năng làm
được những việc gì cho công ty, làm cho ứng cử viên có sự khác biệt
với các ứng cử viên khác, đặc biệt luôn nhấn mạnh đến kinh nghiệm đã
trãi qua trước đó.
Về thư từ chối việc làm, các bước thoại của loại thư này là mở
đầu, giải thích việc từ chối, xác nhận từ chối, kết thúc thư. Người AnhMỹ thường bắt đầu bằng hành động cảm ơn để nâng cao thể diện cho
người đọc, đây được coi là một cách thể hiện tính thiện chí và hợp tác.
Trong văn hóa Anh-Mỹ, các bức thư từ chối thường xuất hiện bắt đầu
bằng việc cảm ơn, do đó, cách bắt đầu theo hình thức này khiến người
đọc hiểu ngay đây là biểu hiện của việc từ chối. Khi viết thư từ chối,
người phương Tây thường theo công thức cảm ơn+đã xem xét kỹ lưỡng
đơn của ứng cử viên+thể hiện sự lấy làm tiếc phải thông báo+từ
chối+lời chúc may mắn khi có cơ hội khác.


12
Về thư từ chối ứng viên, so với thư từ chối việc làm, tuy có
khác nhau về chủ thể tạo lập văn bản nhưng xét về cách thức triển khai,
các hành động ngôn ngữ, cả hai thể loại này rất gần nhau. Sự khác nhau
chỉ là trật tự của các bước thoại.
Về đặc điểm ngôn ngữ
Tùy thuộc vào cấu trúc và chức năng của các tiểu thể loại trong

hệ thống thư tín thương mại mà chủ thể giao tiếp khai thác các đặc điểm
về từ vựng, về cú pháp và cả tổ chức văn bản sao cho phù hợp với quan
hệ liên nhân. Khác với văn hóa Việt Nam, ngôn ngữ thể hiện được sự
coi trọng các tôn ti xã hội; các vị thế giao tiếp, thư tín thương mại theo
đặc điểm văn hóa phương Tây thường sử dụng các các biểu ngữ lịch sự
dương tính, hứa hẹn, tin tưởng, chúc mừng... Thư tín thương mại
phương Tây, cụ thể là theo trường phái Anh-Mỹ, lấy người đọc làm
trung tâm, bởi trong buôn bán, thương mại thì khách hàng là thượng đế,
một phương châm rất quen thuộc trong kinh tế thị trường hiện nay.
Chương 3 VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI

TIẾNG VIỆT
Dựa vào cách triển khai ở chương trước, chương này đi sâu vào
miêu tả các tiểu loại thư tín thương mại TV.
3.1. Tổ chức văn bản thư tín thương mại
3.1.1. Hình thức trình bày
Bảng VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG VIỆT .4: Hình
thức trình bày thư tín TV
Hình thức trình bày
Indented
Semi-block
Full block
Thư tín Việt (35)
11% (4)
72% (25)
17% (6)
Có thể thấy hình thức bán khối chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này có thể
giải thích được bởi semiblock có phần đơn giản và theo mẫu rất tiện lợi
trong sử dụng. Theo quan sát của chúng tôi, có thể chia hình thức trình
bày của hệ thống thư tín thương mại thành ba tiểu nhóm.

- Cơ quan ban hành và tiếp nhận là những đơn vị hành chính nhà
nước.
- Cơ quan ban hành và tiếp nhận là những đơn vị doanh nghiệp
thuần Việt Nam.
- Cơ quan ban hành và tiếp nhận là những đơn vị có đơn vị có yếu
tố nước ngoải.
a) Cơ quan ban hành và tiếp nhận là những đơn vị hành chính nhà nước.
Trước hết, có thể thấy ngay, đặc điểm hình thức của chúng có tính chất
hành chính. Nói rõ hơn, mở đầu văn bản thường có tiêu ngữ là quốc
hiệu nằm ở vị trí trung tâm. Ở góc bên trái thường xuất hiện tên cơ quan


13
chủ quản và tên cơ quan ban hành, các ký hiệu về thể loại văn bản
thường được viết tắt. Cuối cùng là địa danh, ngày tháng ban hành, chữ
ký, và con dấu.
b) Cơ quan ban hành và tiếp nhận là những đơn vị doanh nghiệp thuần
Việt Nam. Trường hợp này, có hai hình thức trình bày: b1) Giống như
miêu tả ở (a); b2) Ở đầu văn bản không xuất hiện tiêu ngữ, quốc hiệu,
mà chỉ tên doanh nghiệp, có logo đi kèm. Phần cuối của văn bản giống
nhu phần cuối ở (a). Nói rõ hơn, là có xuất xuất hiện địa danh, chữ ký
và con dấu. Cơ quan ban hành và tiếp nhận là những đơn vị có đơn vị
có yếu tố nước ngoài. Hình thức trình bày giống như đã nhận xét ở (b2).
Đôi khi, xuất hiện hai hình thức trình bày tương ứng với hai loại văn
bản bằng TA và TV. Trong đó một văn bản là gốc bằng ngoại ngữ và
một văn bản dịch ra TV. Các miêu tả bên trên chí có ý nghĩa tương đối.
Thực tế giao dịch bằng văn bản thư tín thương mại cho thấy, hình thức
của chúng khá đa dạng và phức tạp. Điều này có thể giải thích được bởi
nền kinh tế Việt Nam hiện nay có nhiều thành phần như khu vực nhà
nước, tư nhân, liên doanh, đầu tư nước ngoài. Đối với khu vự liên

doanh với nước ngoài hoặc đầu tư nước ngoài, nhiều khi xuất hiện cả
hai loại văn bản TV và tiếng nước ngoài (chủ yếu là TA).
3.2. Cấu trúc bước thoại và đặc điểm ngôn ngữ
3.2.1. Thư bán hàng
1.2.1.1. Cấu trúc bước thoại
Bảng 3.3: Mô hình cấu trúc bước thoại trong thư bán hàng
Bước thoại
Mục đích và chiến lược
BT 1
Giới thiệu
CL1: Chào hỏi
CL2: Gây ấn tượng
BT 2
Tạo sự tin tưởng
CL1: Giới thiệu khả năng sản xuất của công ty
CL2: Đề cập đến lịch sử lâu dài của công ty
CL3: Đề cập đến thành tích của công ty
CL4: Đề cập đến tính ưu việt của sản phẩm
BT 3
Giới thiệu chào hàng
CL 1: Chào sản phẩm hoặc dịch vụ
CL 2: Chào bán chi tiết
CL 3: Nêu giá trị của chào hàng
BT 4
Khuyến khích mua hàng
BT 5
Gửi kèm tài liệu chào hàng
BT 6
Thúc giục phản hồi
BT 7

Sử dụng chiến thuật thúc ép


14
BT 8
Kết thúc lịch sự
1.2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ
(i)
Đại từ
Cũng giống như một số ngôn ngữ khác, đại từ xuất hiện trong văn
bản thư bán hàng bao gồm 2 loại: đại từ nhân xưng và đại từ sở hữu. Để
tiện cho việc trình bày, chúng tôi gộp chúng thành một. Nghiêm ngặt
mà nói, do nhiều lý do khác nhau, TV hầu như không có đại từ nhân
xưng đúng nghĩa mà đó là những từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc và cả
những từ ngữ chỉ quan hệ xã hội dược dùng để xưng và hô gọi.
Cần thấy, ngữ nghĩa của các đại từ và các từ ngữ được đại từ hóa
rất phức tạp. Chẳng hạn, có sự phân biệt rất tinh tế giữa chúng tôi/của
chúng tôi (ngôi thứ nhất số nhiều không bao gộp), với chúng ta/của
chúng ta (ngôi thứ nhất số nhiều có bao gộp). Đặc biệt, các đại từ sở
hữu, tùy thuộc vào ngữ cảnh, có thể xuất hiện mà cũng có thể không.
Nếu ngữ cảnh nào cũng sử dụng chúng thì thường bị đánh giá là câu
văn ảnh hưởng tiếng nước ngoài.
(ii) Hành động ngôn ngữ
Trong phần này, chúng tôi trở lại so sánh hành động ngôn ngữ trực
tiếp và gián tiếp được thể hiện trong bước thoại 6: Thúc giục phản hồi.
Như nhiều lần đã đề cập. Bước thoại này được coi là một phần quan
trọng trong thư bán hàng, vì mục tiêu hàng đầu và cuối cùng là thuyết
phục khách hàng mua sản phẩm. Bản chất của bước thoại này là đưa ra
hành động đề nghị. Theo lý thuyết của ngữ dụng học, hành động này có
thể được hiện thực dưới dạng câu mệnh lệnh để thực hiện các chức năng

yêu cầu, mời chào, kêu gọi. Tuy nhiên, hành động mệnh lệnh này
thường xuất hiện các yếu tố mềm hóa, nhằm tránh tình trạng áp đặt.
3.2.2. Thư xin việc
Người viết thể loại thư này tự “quảng cáo” bằng thể loại diễn ngôn
tích cực, tự tin và thuyết phục. Cần thấy, trong cách hình dung của
người Việt Nam, thư xin việc thuộc loại diễn ngôn hành chính. Tuy
nhiên, xét về mặt mục đích và chức năng, hoàn toàn có thể xếp vào thể
loại thư tín thương mại.
1.2.2.1. Cấu trúc bước thoại
Thư/đơn xin việc gửi đến cơ quan nhà nước, hay doanh nghiệp,
bao gồm cả doanh nhiệp thuần Việt hay có yếu tố nước ngoài, rất khác
nhau, không chỉ về mặt hình thức mà cả nội dung. A) Về trường hợp
thứ nhất, tức là thư/đơn xin việc trong giao dịch với cơ quan nhà nước.
Có thể thấy văn bản (Mẫu A), phần nghi thức và cả những thông tin cá
nhân đều có tính khuôn mẫu, nặng về hành chính. Còn văn bản thứ hai
(Mẫu B), xét về mặt hình thức cũng như nội dung, nó có phần uyển


15
chuyển hơn. Nói rõ hơn, tuy không thật trùng khít nhưng có thể coi là
dạng Semiblock và bố cục của nó là có ảnh hưởng thư xin việc TA. Về
mẫu A, như đã nói, mặc dù có tính khuôn mẫu, thiên về hành chính
nhưng các bước thoại cũng có ít nhiều thay đổi, ngoài phần nghi thức
bao gồm tiêu ngữ (quốc hiệu) và xác nhận của chính quyền địa phương,
có thể khái quát thành 7 bước thoại sau đây: Bước thoại 1: Nơi nhận ;
Bước thoại 2: Thông tin cá nhân bao gồm:Chiến lược 1: Họ và tên,
Chiến lược 2: Địa chỉ; Chiến lược 3: Trình độ văn hóa, chuyên môn;
Chiến lược 4: Tình trạng sức khỏe; Bước thoại 3: Vị trí ứng tuyển;
Bước thoại 4: Lý do xin việc; Bước thoại 5: Hứa hẹn, cam kết; Bước
thoại 6: Đính kèm; Bước thoại 7: Lời chúc cuối thư.

Về mẫu B, như đã sơ lược trình bày ở trên, mẫu đơn/thư xin việc trong
quan hệ giao dịch với doanh nghiệp, các bước thoại thường chưa ổn
định, đáng chú ý là các văn bản này thường được mô phỏng từ các văn
bản cùng thể loại trong TA. Có thể khái quát chúng thành các bước
thoại Mô hình 15 bước thoại trong thư xin việc.
1.2.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ
(i) Cách xưng hô trong thư xin việc
TV, cũng giống như một số ngôn ngữ khác, việc xưng hô là rất
quan trọng, một lời nói có thể giúp ứng cử viên gây thiện cảm nhưng
cũng có thể làm mất điểm của ứng cử viên trong mắt nhà tuyển dụng.
Khảo sát thư xin việc TV, có thể thấy tùy vào hoàn cảnh giao tiếp,
phương thức và đối tượng giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.Xưng hô
trong văn bản thư xin việc, trong mối quan hệ với các cơ quan nhà
nước, có phần khác biệt so với xưng hô trong mối quan hệ với các
doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng cách xưng hô là em/mình là thiếu
chuyên nghiệp nhưng cũng có ý kiến cho rằng cách xưng hô như vậy
mới tạo ra sự thân thiện. Hệ thống đại từ nhân xưng của Việt Nam khá
phức tạp. Để phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, sao
cho cả người viết và người đọc cảm thấy dễ nghe và thể hiện thái độ
lịch sự và tôn trọng. Thông thường khi gửi mail xin việc thì email người
nhận, nên nhớ rằng, là email đại diện công ty hoặc bộ phận tuyển dụng,
ví dụ …thì nên xưng hô là tôi và quý công ty
hoặc ban tuyển dụng. Xưng là “tôi” trong trường hợp này thể hiện sự
tôn trọng và lập trường cá nhân trước một tổ chức, đây cũng là cách
xưng hô phổ biến nhất khi gửi thư xin việc. Trong trường hợp người
nhận có địa chỉ email cá nhân, ứng cử viên có thể xưng hô là anh/chị và
em thể hiện sự tôn trọng khi chưa biết tuổi của người gửi.
(ii) Ngôn ngữ khoa học, dễ hiểu, mang tính toàn dân, thể hiện
được tính trang trọng và tự nhiên



16
Theo khảo sát của chúng tôi, thư/đơn xin việc không thấy xuất hiện
từ ngữ địa phương. Ứng viên thường sử dụng các cụm từ mang tính tích
cực, có ý nghĩa khẳng định như “Với kinh nghiệm… năm làm việc
tại…, tôi tin mình sẽ phù hợp với vị trí này” để thể hiện sự sự tin và
nguồn năng lượng dồi dào của mình. Bởi hầu hết các nhà tuyển dụng
đều có thiện cảm rất tốt và đánh giá cao sự tự tin cùng thái độ tích cực,
tự tin của các ứng viên.
3.2.3. Thư từ chối ứng viên
1.2.3.1. Cấu trúc bước thoại
Có thể khái quát thành các bước thoại như sau: 1- Chào hỏi đầu thư;
2- Mở đầu; 3- Giải thích nguyên nhân từ chối: 4-Xác nhận Từ chối; 5Kết thúc
1.2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ
(i) Mô hình cấu trúc ngữ pháp
Đặc điểm nổi bật dễ thấy trải dài trong cả 5 bước thoại, nhất là bước
thoại 3 và 4 là cấu trúc mô hình câu lặp lại, chẳng hạn, các mô hình sau
đây thường hay gặp: Chủ ngữ + động từ + CV, trong đó chủ ngữ là chủ
thể tạo lập văn bản, về thường là một nhóm động từ kiểu như: lấy làm
tiếc, thông báo rằng,+ thông báo chính được trình bày dưới dạng một
cấu trúc chủ ngữ + vị ngữ.
(ii) Hành động ngôn ngữ
Văn bản thư tín từ chối là một tập hợp hành động ngôn ngữ, trong
đó bao gồm nhiều tiểu hành động và có thể nói được rằng mỗi bước
thoại là một hành động, trong đó hành động từ chối là thông tin cốt lõi.
Quan sát bước thoại này, chúng tôi thấy có 3 mô hình như sau:
Mô hình 1: Chỉ có thông tin cốt lõi; Mô hình 2: Thông tin phụ (chuẩn
bị) + thông tin cốt lõi;Mô hình 3: Thông tin cốt lõi + thông tin phụ
(giải thích).
Tiểu kết

Chương 3, đầu tiên, luận án tập trung miêu tả hình thức của thể loại
thư tín xin việc TV như một dạng thức điển hình. Có thể thấy được, về
hình thức thư tín thương mại TV mang tính khuôn mẫu, nặng về hành
chính sự vụ. Thứ đến, chúng tôi tập trung miêu tả thư bán hàng, thư xin
việc và thư từ chối việc làm, và thư từ chối ứng viên. Qua nghiên cứu
chúng tôi xin đúc kết một số nhận xét như sau:
Về hình thức trình bày:Thư tín của người Việt nói chung thường
đánh giá cao về các nghi thức, kiểu trình bày và cách chào hỏi mang
tính trang trọng. Nhưng khó lòng xếp chúng vào 3 cách trình bày như
kiểu trình bày trong thư tín TA. Đó là chưa kể những thư tín giao dịch
với các cơ quan nhà nước thường mang tính khuôn mẫu, bao gồm phần


17
nghi thức hành chính và cả sự thể hiện của các bước thoại. Điều cần
nhấn mạnh về mặt hình thức trong phân đoạn văn bản phục vụ tâm lý
công nghiệp, nói rõ hơn, sự phân đoạn này giup1cho việc tìm kiếm
thông tin nhanh nhất, cũng chưa được chú ý.
Về mô hình bước thoại: Người Việt ưa cách nói bóng bẩy trong
diễn đạt, đề cao tính tập thể trong giao tiếp liên nhân nên hay dùng cách
nói gián tiếp. Nhìn chung, mô hình cấu trúc bước thoại, trong thư tín
thương mại được thiết kế trên nguyên tắc nhất định.
Về đặc điểm ngôn ngữ
Tùy thuộc vào mục đích giao dịch mà sử dụng ngôn ngữ phù
hợp. Nếu hai mươi năm trở về trước, ngôn ngữ giao dịch chủ yếu là sao
phỏng, nhất là về thuật ngữ thì hiện nay người tạo lập văn bản ở những
vị giao tiếp khác nhau đã chú ý hơn đến đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa
Việt. Những đặc điểm này sẽ được nói rõ khi chúng ta tiến hành đối
chiếu về hình thức trình bày, về việc triển khai các bước thoại, về một
số đặc điểm ngôn ngữ nổi trội trong hai hệ thống văn bản thư tín TA và

TV.
Chương 4 VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI

TIẾNG ANH, TIẾNG VIỆT: MỘT VÀI ĐỐI CHIẾU
Trên cơ sở những gì miêu tả ở chương 2 và chương 3, chương này
chúng tôi tiến hành so sánh một số phương diện như hình thức trình
bày, cấu trúc bước thoại và đặc điểm ngôn ngữ của các thể loại thư tín
đã được khảo sát.
4.1. So sánh cấu trúc tổ chức thư tín
1.2.1. Hình thức trình bày
Bảng VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH, TIẾNG
VIỆT: MỘT VÀI ĐỐI CHIẾU.5: So sánh hình thức trình bày thư tín
của Anh-Mỹ và Việt Nam
Indented
Semi-block
Full block
Thư tín của Anh (35) 3% (1)
14% (4)
85% (30)
Thư tín của Việt (35)
14% (4)
72% (25)
17% (6)
2.2.1. Thư bán hàng
4.2.1.1 So sánh cấu trúc bước thoại
Bảng 4.7: So sánh tần suất bước thoại và chiến lược
Bước thoại và chiến lược
Thư tín
Tỷ lệ Thư tín Tỷ lệ
Anh–Mỹ

TV (30)
(30)
BT 1: Giới thiệu
0
0
22
73%
BT 2: Tạo sự tin tưởng
19
63%
30
100%
CL 1: Đề cập năng lực sản
1
3%
7
23%


18
xuất
CL2: Đề cập lịch sử kinh
6
doanh
CL3: Đề cập vị thế và hoạt
3
động
CL4: Đề cập đặc tính nổi bật
13
của sản phẩm/dịch vụ

BT 3: Chào hàng
30
CL 1: Chào sản phẩm hoặc
30
dịch vụ
CL 2: Chào bán chi tiết
25
CL 3: Nêu giá trị của chào
27
hàng
BT 4: Khuyến khích
23
BT 5: Gửi kèm tài liệu chào
15
hàng
BT 6: Thúc giục phản hồi
28
BT 7: Sử dụng chiến thuật
10
thúc ép
BT 8: Kết thúc lịch sự
2
4.2.1.2. So sánh đặc điểm ngôn ngữ

20%

11

37%


10%

16

53%

43%

5

17%

100%
100%

30
30

100%
100%

83%
90%

18
20

60%
67%


77%
50%

5
7

17%
23%

93%
33%

30
1

100%
3%

7%

23

77%

(ii) Sử dụng đại từ nhân xưng
Chúng tôi đã tiến hành thống kê các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
(WE) và ngôi thứ hai (YOU) trong bước thoại 6 của thư bán hàng từ
nguồn ngữ liệu thư tín Anh-Mỹ và Việt Nam. Có thể thấy rằng, xu
hướng sử dụng ngôi thứ nhất (Chúng ta/của chung ta/chúng tôi/của
chúng tôi) được người Việt ưa chuộng, trong khi người Anh-Mỹ thích

sử dụng ngôi thứ hai (You, Your). Từ các quan điểm khác nhau về văn
hóa dẫn đến việc khác nhau trong sử dụng đại từ để chỉ công ty mình,
cụ thể là người Mỹ sử dụng đại từ nhân xưng “I” hoặc “We”, để chỉ
ngôi thứ nhất, trong khi người Việt thường sử dụng tên của công ty.
Mục đích của chiến lược 3 là giới thiệu giá trị của chào hàng trong đó,
người Mỹ sử dụng đại từ “you” hàm chỉ khách hàng là trên hết. Có thể
kết luận rằng, xu hướng sử dụng phương pháp “You approach”, lấy
người đọc, ở đây là khách hàng, làm trung tâm trong thư tín của Mỹ là
đặc điểm khác biệt với người Việt. Nhận xét ban đầu có thể thấy, tuy
việc sử dụng hệ thống đại từ và các từ, ngữ được đại từ hóa là đặc điểm
trong các thư tín thương mại Anh- Mỹ và TV. Bởi vì, nó thể hiện quan
hệ liên nhân. Bên cạnh, việc một vài khác biệt có tính chi tiết này đã đề
cập bên trên, còn có thể thấy việc sử dụng thủ pháp hoán dụ, dùng tên


19
công ty thay thế cho tên sản phẩm hay tên sản phẩm thay thế cho nhà
sản xuất là các hình thức diễn đạt thường gặp. Bên cạnh đó, về mặt ngữ
pháp, thư tín thương mại hay dùng các biểu biểu thức đồng chủ ngữ như
Công ty chúng tôi. Rõ ràng, cách diễn đạt này rất trang trọng, một mặt
nhấn mạnh đến tên công ty/ hãng..., mặt khác đảm bảo tính lịch sự, do
tính cân đối cú pháp mang lại.
(ii) Hành động ngôn ngữ
Khảo sát cho thấy rằng người bản ngữ Anh-Mỹ ưa sử dụng hành
động lời nói trực tiếp trong việc thúc giục phản hồi trong khi người Việt
sử dụng cả hai.
3.2.1. Thư xin việc
3.1. So sánh cấu trúc bước thoại
Bảng 4.11: Kết quả so sánh các bước thoại trong thư xin việc


Bảng 4.11: Kết quả so sánh các bước thoại trong
thư xin việc
BT

BT trong thư tín Việt Tỉ lệ

1
2
3

Mở đầu
Chào hỏi đầu thư
Nêu thời gian có thể
đảm nhận công việc
Thông tin cá nhân
Nêu lý do ứng tuyển

100%
38%
60%

Đề cập nguồn thông
tin việc làm
Giới thiệu khả năng

10%

8

Nêu yêu cầu về điều

kiện làm việc

0%

9

Bày tỏ nguyện vọng

100%

10

Nêu tên người giới

5%

4
5
6
7

27,5%
55%

95%

B BT trong thư
T tín Anh-Mỹ
1 Opening (O)
Ф

2 Stating
Availability (A)
Ф
3 Stating Reasons
for Applying
(RA)
4 Referring to Job
advertisement
5 Promoting the
Candidate (PC)
6 Stipulating
Terms and
Conditions of
Employment
(TC)
7 Offering the
candidate(CA)
8 Naming

Tỷ lệ
100%
Ф
48%
Ф
28%
59%
100%
1%

95%

10%


20
11

thiệu
Gửi kèm giấy tờ

53%

12
13
14

Thúc giục phản hồi
Bày tỏ quyết tâm
Kết thúc lịch sự

90%
45%
100%

15

Lời chào cuối thư

100%

9


1
0
1
1

Referees (R)
Enclosing
documents (EN)
Ф
Ф
Polite Ending
(PE)
Signing Off
(SO)

85%
Ф
Ф
100%
100%

(Ghi chú: ký hiệu “Ф” thể hiện trong thư của Anh-Mỹ không có bước
thoại này). Xuất hiện bốn bước thoại 2, 4, 12, 13 trong khối liệu của thư
tín Việt. Đây được coi là sự khác biệt đáng kể do bốn bước thoại này
không có trong thư của người Anh- Mỹ.
3.2.
So sánh đặc điểm ngôn ngữ
Bên cạnh những nét chung về sử dụng ngôn ngữ, trong văn bản xin
việc TA và TV, có thể thấy có những tương đồng và khác biệt giữa

chúng như sau. TA: Thư xin việc Anh-Mỹ có bố cục rõ ràng: mở đầu,
thân bài và kết luận. Ở mỗi phần như vậy, có một số mô hình ngữ pháp
lặp lại. Nhìn chung, mỗi bước thoại đều có những chiến lược giao tiếp
rất rõ ràng, phần nào thuộc nghi thức, phần nào là nội dung chính, phần
nào cần nhấn mạnh... đều được phân đoạn cả về phương diện hình thức
lẫn nội dung rất minh bạch. Về mặt ngữ pháp, chúng có 4 mô hình
thường được lặp lại. TV: Thư xin việc TV như đã đúc kết là rất khuôn
mẫu, lại chủ yếu trình bày dưới dạng Semiblock. Về mặt ngữ pháp
không có gì nổi bật. Hầu như vấn đề chỉ tập trung ở việc sử dụng đại từ
và đại từ hóa. Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng một số đại từ trung tính
về mặt ngữ nghĩa, theo để ý của chúng tôi, còn có nhiều cách xưng hô
theo kiểu gia đình. Điều này có lý do về mặt văn hóa-ngôn ngữ. Nhưng
dù thế nào, sử dụng từ ngữ trung tính về ngữ nghĩa trong giao dịch
thương mại là vấn đề cần được cổ xúy.
4.2.1. Thư từ chối ứng viên
4.1.
So sánh cấu trúc bước thoại
Thư từ chối của người Anh-Mỹ có các bước thoại như: Mở đầu;
giải thích; xác nhận từ chối; kết thúc. Tuy nhiên, thư từ chối ứng viên và
từ chối việc làm của người Việt có thêm bước thoại chào hỏi trước khi
từ chối theo các tần suất khác nhau trong từng bước thoại.


21
4.2.
So sánh đặc điểm ngôn ngữ
Do khác biệt về văn hóa, cách thể hiện hành động bù đắp của NV
khác với của người Anh-Mỹ như so sánh phân tích dưới đây:
a) Mở đầu-Chuẩn bị cho việc từ chối
Người Anh-Mỹ thường bắt đầu bằng việc cảm ơn để giữ thể diện

cho người đọc, đây được coi là một cách thể hiện tính thiện chí và hợp
tác, người Việt coi việc cảm ơn là bước khởi đầu tích cực để thông báo
tin xấu.
b) Giải thích và Từ chối: Cả người Anh-Mỹ và người Việt đều sử
dụng một mô hình chung để từ chối như sau:
Thank you → we have carefully reviewed your application → we
regret to inform you + direct rejection → we wish you…
Cảm ơn → Chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng đơn của ông → chúng
tôi lấy làm tiếc thông báo cho ông rằng + Từ chối trực tiếp → chúng
tôi xin chúc…
Tiểu kết
Sau khi tiến hành đối chiếu một số văn bản thư tín thương mại dựa
vào đặc điểm hình thức, sự phân bố các bước thoại, một số bình diện
ngôn ngữ nổi trội, đến đây luận án xin đúc kết một số kết quả như sau:
Về hình thức trình bày
Nếu như người Việt ưa thích hình thức Semiblock thì người Anh-Mỹ lại
thích hình thức Full block. Một số văn bản thư tín thương mại TV thuộc
phạm vi quản lý nhà nước, phần nghi thức được trình bày rất trang
trọng, còn các phần còn lại thường có tính khuôn mẫu. Trong khi đó,
nghi thức văn bản và các kiểu cách trình bày TA-Mỹ dù thuộc đơn vị
quản lý nào, nhìn chung đều khá phóng khoáng.
Về mô hình bước thoại
Dù là thư/đơn xin việc, thư chào hàng, thư từ chối ứng viên hay
từ chối việc làm trong văn bản thương mại TA-Mỹ, sự phân bố các bước
thoại với các chiến lược giao tiếp đều trình bày và phân đoạn một cách
rõ ràng, dễ tiến hành mô hình hóa, tức cũng có nghĩa là dễ ứng dụng.
Trong khi đó, các văn bản thư tín thương mại TV, chức năng và mục
đích giao tiếp của văn bản hầu như chưa được chú ý. Có thể thấy, phần
lớn đều là kết quả của một sự sao phỏng, nhất là trong lĩnh vực giao tiếp
thương mại tư nhân, do vậy chúng rất khó theo dõi. Nói khác, người tạo

lập văn bản chưa phân biệt đâu là thông tin tiêu điểm (các bước thoại
bắt buộc), đâu là thông tin phụ (các bước thoại có tính chất lựa chọn).
Về đặc điểm ngôn ngữ
Xuyên xuốt qua các thể loại đã khảo sát, việc xưng hô trong văn
bản thư tín TA- Mỹ và TV có rất nhiều điểm tương đồng, đó là tính


22
trang trọng và lịch sự. Bên cạnh đó, trong các văn bản TV, việc xưng hô
ngôi thứ nhất nhiều khi chưa phù hợp với môi trường giao dịch thương
mại. Việc sử dụng đại từ ngôi thứ hai, tên cơ quan/tổ chức, việc sử dụng
đồng chủ ngữ... trong hai loại văn bản TA-Mỹ và TV có khá nhiều nét
giống nhau.
Đối với thư từ chối, dù trong văn bản TA-Mỹ hay TV đều có
chứa các biểu thức bù đắp thể diện. Tuy vậy, mức độ bù đắp thông qua
các biểu thức mềm hóa, hướng đến tính nhã nhẹn, lịch sự trong các văn
bản TA- Mỹ đậm nét hơn các văn bản TV. Cũng cần lưu ý rằng, hai loại
thư tín từ chối chỉ xuất hiện trong khu vực kinh doanh tư nhân và chỉ
mới được chú ý gần đây, còn trong khu vực giao dịch nhà nước hầu như
không thấy xuất hiện.

KẾT LUẬN
Luận án được xin đúc kết một số kết quả như sau:
1. Luận án cũng đã khái quát được kết ba mô hình hình thức
trình bày của thể loại thư tín thương mại nói chung. Chúng gồm ba hình
thức khái quát sau: Full block, semiblock, indented. Luận án đã đặt
chúng vào trong thang độ ưu tiên sử dụng, theo ba mức độ đánh giá: rất
trang trọng/ trang trọng/ thân mật theo cách hình dung trong việc tổ
chức văn bản giao dịch thương mại của Anh-Mỹ làm căn cứ để nhận
xét.

Về nguyên tắc có thể phân loại các tiểu loại thư tín thương mại
khác nhau theo những tiêu chí khác nhau. Xuất phát từ sự đối lập giữa
người tạo lập văn bản: doanh nghiêp/ cá nhân và sự đối lập về hành
động ngôn từ: từ chối/ hành động giới thiệu hay thuyết phục và bao
trùm, thông tin xấu/thông tin tốt trên tất cả là chức năng tác động, từ tác
động dẫn đến hành động cụ thể, luân án tập trung miêu tả bốn thể loại:
Thư bán hàng, Thư từ chối ứng viên, Thư xin việc, Thư từ chối việc
làm.
2. Về chương hai, nhìn nhận hình thức trình bày của thư từ chối
xin việc như một dạng thức điển hình cho các tiểu loại thư tín thương
mại TA, luận án đã nhận xét đánh giá về ba hình thức trình bày đã được
xác lập, trong đó miêu tả tương đối chi tiết lời chào hỏi đầu thư. Chúng
tôi cũng đã lần lượt tiến hành phân loại, nhận xét, đánh giá cấu trúc thể
loại, sự phân bố của các bước thoại theo những chiến lược giao tiếp với
những mục đích cụ thể và một số đặc điểm ngôn ngữ nổi bật của thể
loại thư tín bán hàng Anh-Mỹ. Tương tự, với cách triển khai này, luận
án cũng đã tiến hành xem xét một cách toàn diện với thể loại thư xin


23
việc. Cũng với đường hướng này, tương tự như cách tiếp cận ở hai thể
loại trước, chúng tôi cũng đã miêu tả thể loại từ chối bao gồm thư tín từ
chối ứng viên và từ chối việc làm. Về mặt thao tác, thư tin từ chối xin
việc, thư tín từ chối việc làm Anh-Mỹ, số lượng các các bước thoại, sự
phân bố của chúng, trật tự và mối quan hệ của chúng là rất giống nhau.
Đó là lý do tại sao mà chúng tôi gộp lại để nhân xét đánh giá. Có thể nói
được rằng, sự phân bố các bước thoại gắn liền với các chiến lược giao
tiếp trong hệ thống thư tín thương mại TA đã được luận án nhận diện,
đều được thể hiện rõ ràng theo những chức năng cụ thể, ngôn ngữ
thường trang trọng, lịch sự, hầu như không có thông tin thừa. Và đặc

biệt là tùy theo mục đích hướng đến, các hành động ngôn từ có thể được
thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.
3. Về chương ba, sau khi nêu một số kết quả khai quát về thói
quên sử dụng ba mô hình trình bày của người Việt, do cấu trúc hình
thức thư tín thương mại trong TV có phần khác với phương Tây, nên
trước khi đi vào miêu tả cụ thể, luận án tập trung xem xét hình thức
trình bày thư tín TV kỹ hơn. Luận án đã lần lượt miêu tả cấu trúc thể
loại, bước thoại trong mối quan hệ với chiến lược giao tiếp và đặc điểm
ngôn ngữ nổi bật của các thể loại thư bán hàng, thư xin việc, thư từ từ
chối bao gồm từ chối ứng viên và thư từ chối việc làm. Nhìn chung, nếu
coi hệ thống văn bản thương mại TA của người Anh-Mỹ là mẫu mực thì
có thể nói được rằng, xét về mặt hình thức trình bày cũng như việc triển
khai nội dung, hệ hống văn bản thương mại TV thiếu ổn định. Giai đoạn
đầu của việc hình thành kinh tế thị trường ở Việt nam, các mô hình của
thể loại thư thuong mại TV, chủ yếu là được mô phỏng về hình thức
trình bày và nội dung cùng thể loại từ TA.
4. Về chương bốn, dựa vào kết quả nhiên cứu ở hai chương
trước, luận án tiến hành đối chiếu văn bản thư tín thương mại TA và TV.
Về hình thức trình bày có sự tương đồng giữa hai hệ thống văn bản
thương mại TA và TV do các chủ thể là doanh nghiệp tư nhân tạo lập.
Như vậy, mục đích của việc soan thảo văn bản tác động đến việc hình
thức trình bày. Sở dĩ có sự tương đồng nói trên là do cả hai chủ thể đều
xuất phát từ mục đích giao tiếp, nhận rõ được tác động của từng thể loại
đến việc kinh doanh. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu, các doanh nghiệp người
Việt chưa đủ tự tin để soạn thảo những văn bản thương mại mang bản
chất riêng, nên chủ yếu là dịch nội dung từ hệ thống văn bản từ TA sang
TV, nên đặc trưng tương đồng có thể giải thích được. Có sự khác biệt
khá lớn về hình thức trình bày trong hệ thống thư tín thương mại TV do
nhà nước Việt Nam ban hành và hệ thống thư tín thương mại TA do
doanh nhiệp soạn thảo. Ngay trong phương diện này, giữa doanh nghiệp



×