Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ÔN TV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.58 KB, 6 trang )

HỌ TÊN HỌC SINH: …………………………………………………..
BÀI TẬP ÔN MÔN TIẾNG VIỆT SỐ 1
Bài 1: Đặt 3 câu cho mỗi kiểu câu sau:
a) Ai làm gì?

b) Ai thế nào?

b) Ai là gì?

Bài 2:Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch
Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm đầu chạy về
nước.Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên
trong lịch sử nước nhà.
Bài 3:Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm, tính chất trong đoạn sau:
Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm
rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.
Bài 4:Đặt câu với mỗi từ sau:
- chăm chỉ:
- thông minh:
- nhanh nhẹn:
- nhân hậu:


HỌ TÊN HỌC SINH: …………………………………………………..
BÀI TẬP ÔN MÔN TIẾNG VIỆT SỐ 2
Bài 1: Viết một đoạn văn kể về cô giáo cũ của em. (Từ 8-10 câu trở lên)

Bài 2: Đánh dấu phẩy vào đoạn văn cho phù hợp
Đến trưa Mèo Mướp ngủ dậy. Đói bụng quá nó ra suối để câu cá. Nhưng Mèo Mướp ngồi từ trưa đến
chiều mà chẳng câu được con cá nào. Bỗng nó thấy hoa mắt chóng mặt rồi chẳng biết gì nữa.... Đúng
lúc ấy Mèo Tam Thể đi học về thấy Mèo Mướp ngất xỉu bên bờ suối. Nó vội cõng Mèo Mướp về nhà.


Bài 3: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, lá đã xoè
tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
b. Tháng năm, bầu trời giống như chiếc chảo khổng lồ nung nóng úp chụp vào xóm làng.
Bài 3: Gạch chân dưới từ không cùng nhóm với các từ còn lại ở mỗi dòng:
a. chăm chỉ, hiền lành, nhân hậu, giáo viên, thông minh
b. xanh thắm, đỏ tươi, trắng tinh, xanh lá, trầm ngâm
c. bồn chồn, lo lắng, hạnh phúc, vui vẻ, chạy nhảy
d. giang sơn, nhà nước, đất nước, hòa bình, nước nhà


HỌ TÊN HỌC SINH: …………………………………………………..
BÀI TẬP ÔN MÔN TIẾNG VIỆT SỐ 3
Bài 1: Điền vào chỗ trống
a. l hoặc n
- Hoa …ựu …ở đầy một vườn đỏ …ắng. ….ũ
bướm vàng …ơ đãng …ướt bay qua.
- Trưa ….ay bà mệt phải ….ằm
Thương bà, cháu đã giành phần ….ấu cơm.

b. en hoặc eng
- Tháp Mười đẹp nhất bông s……
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
- Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây ch…… đá, lá ch…… hoa

Bài 2: Điền vào chỗ trống tiếng thích hợp để tạo thành từ có nghĩa
thức ………………
nghe ……………….
nhân …………………

bạn ……………......
loanh ………………
xinh ………………….

điện …………………
may …………………

Bài 3: Điền dấu thích hợp vào mỗi chỗ trống sau rồi chép lại cho đúng chính tả:
Hay tin Bác đến … nhân dân trong thôn mừng cuống … chạy tới quanh Người mà vẫn ngờ ngợ
chưa tin … Bác hỏi thăm về các cụ già … các cháu thanh niên về việc đánh giặc … chia ruộng đất …
Người dạy bảo việc xây dựng lại làng xóm … Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi … các cháu vui
sướng … vừa bóc kẹo ăn … vừa nhìn Người … có một cháu gái chừng năm sáu tuổi …tay cầm kẹo
nhìn Bác không chớp mắt …. thấy vậy … đồng chí cán bộ đứng bên cạnh Bác âu yếm bảo …
- Ăn kẹo đi , cháu …

Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a. Tháng 2 năm nay, chúng em nghỉ học ở trường.
b. Sang năm, em đã là học sinh lớp 4.
c. Chúng em tham gia lễ chào cờ vào mỗi thứ hai đầu tháng.


HỌ TÊN HỌC SINH: …………………………………………………..
BÀI TẬP ÔN MÔN TIẾNG VIỆT SỐ 4
Bài 1: Tìm sự vật được nhân hoá (làm như mẫu)
a. Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
b. Chim ri cần cù tìm cỏ khô về làm tổ. Đêm qua, nó bị ốm. Chim sẻ và chim sơn ca đến thăm, đem
cho nó tôm, rơm. Chim ri cảm ơn sẻ và sơn ca.
c. Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao

Chị tre chải tóc bờ ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Tên sự vật được nhân hoá
a. - Giun

Từ gọi sự vật như gọi người
- bác

Từ ngữ tả sự vật như tả người
đào đất suốt ngày, chết

b. - Chim ri

….………………………….
…………………………….
……………………………

……………………………


….…………………………………
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….

……………………………..
……………………………..
……………………………..

……………………………..
……………………………..
……………………………..

……………………………………
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….

- Chim sẻ, chim sơn ca

c.- Na
- Chuối
- Tre
- Mây
- Nồi đồng
- Chổi

Bài 2: Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái; đặc điểm, tính chất
Đầm sen nở sen vàng. Lá sen màu xanh mát, lá cao, lá thấp chen nhau phủ kín mặt đầm.
Từ chỉ hoạt động, trạng thái

Từ chỉ đặc điểm, tính chất

…………………………………………………….
…………………………………………………….
……………………………………………………


…………………………………………………….
…………………………………………………….
……………………………………………………

Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:


buồn
><.............................
yếu đuối ><............................
thật thà ><............................
đoàn kết ><............................

khóc
><........................
nhanh nhẹn ><........................
thông minh ><........................
sáng sủa ><............................

lạnh
mập mạp
đông đúc
chăm chỉ

><................................
><................................
><................................
><................................

HỌ TÊN HỌC SINH: …………………………………………………..

BÀI TẬP ÔN MÔN TIẾNG VIỆT SỐ 5
Bài 1: Học sinh tập chép chính tả đoạn 1từ “Thuở xưa” đến “xâm lược” bài Hai Bà Trưng/SGK
TV tập 2 trang 4.

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a. Con trâu là bạn của bà con nông dân.
b. Ở thành phố, người đông như kiến.
c. Các bà, các chị tấp nập đi làm nương.
d. Vào những ngày hè, thời tiết oi bức.

Bài 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau:
a. Những chú gà trống oai vệ.
b. Chú mèo bỗng trở lên rất giữ tợn.


c. Ông mặt trời tỏa ánh nắng gay gắt giữa trưa hè.
d. Sau một buổi cày vất vả, các bác nông dân vui vẻ trở về nhà.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×