Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật việt nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.01 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VÕ THỊ HUYỀN MY

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI DƯỚI GIÁC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NÔNG QUỐC BÌNH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN



Võ Thị Huyền My


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI..............................................................6
1.1.

Lịch sử hình thành nhượng quyền thương mại..........................................6

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương
mại trên thế giới..............................................................................................6
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam.............................................................................................8
1.2.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài....................10

1.2.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài..................11
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài....................................................................................................17
1.2.3. Mục đích, vai trò của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài trong thương mại quốc tế...........................................................19
1.2.4. Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài với
một số hợp đồng thương mại khác................................................................22

1.3.

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài...................................................................................................27

1.3.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài...................................................................................27
1.3.2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài............................................................................29
Chương 2: HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.................................................36


2.1. Chủ thể của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài...............................................................................37
2.2. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài................................................................................43
2.3.

Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài...........45

2.3.1. Đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
49
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài..............................................................................54
2.3.3. Phí nhượng quyền trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài....................................................................................................61
2.3.4. Thời hạn hiệu lực hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
66

2.3.5. Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài...................71
2.3.6. Giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài...................................................................................77
2.4.

Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật trong Hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
...................................................................................................................... 79

2.4.1. Xung đột pháp luật trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài........................................................................................79
2.4.2. Giải quyết xung đột pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam..................................81
Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM..............................................................................................87
3.1.

Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam có yếu
tố nước ngoài...............................................................................................87

3.1.1. Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.....................................87


3.1.2. Những mặt tích cực của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại
88
3.1.3. Những mặt hạn chế còn tồn tại của pháp luật Việt Nam về nhượng
quyền thương mại.........................................................................................89
3.2.


Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam..............................93

2


3.2.1. Hoàn thiện các quy định về nhượng quyền thương mại................................93
3.2.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngoài.......................................................95
KẾT LUẬN..........................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................104
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nhượng quyền thương mại đã và đang là vấn đề “nóng” tại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù quan hệ nhượng quyền thương mại xuất hiện
khá lâu và trở nên thông dụng trên thị trường thương mại quốc tế nhưng tại
Việt Nam đây vẫn còn là phương thức kinh doanh khá mới mẻ. Việc Việt Nam
trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mở ra
nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Những năm gần
đây có không ít những thương hiệu lớn đã “xâm nhập” thị trường Việt Nam
thông qua hình thức nhượng quyền thương mại và đã tạo ra một mô hình kinh
doanh hiệu quả như: KFC (Singapore), Lotteria (Hàn Quốc), Cleverlearn (Mỹ),
Gloria Jean’s Coffee (Australia)... Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam của các hệ
thống toàn cầu, các hệ thống nhượng quyền thương mại Việt Nam cũng đã
được hình thành và phát triển như: Phở 24, Bánh kẹo Kinh Đô, Buncamita
(Bún cá Miền Tây), T&T... đặc biệt thương hiệu cà phê Trung Nguyên của Việt
Nam đã xây dựng được một hệ thống kinh doanh không chỉ “phủ sóng” rộng

khắp Việt Nam mà đang tiếp tục mở rộng ra nước ngoài.
Trong bối cảnh như vậy, việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh
nào đảm bảo cho nhà đầu tư sử dụng vốn, phát triển thị trường, mở rộng thị
phần và kiểm soát được hệ thống kinh doanh có hiệu quả tốt nhất, nhằm xác
lập thương hiệu của mình trên thị trường là điều rất được các thương nhân
quan tâm. Rõ ràng hình thức nhượng quyền thương mại là một trong những
“chìa khoá vàng” mở ra những cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Việt Nam nhanh
chóng “hoà mình vào dòng chảy” chung của nền kinh tế toàn cầu.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là một trong
những cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thực hiện hoạt động kinh doanh

1


nhượng quyền thương mại ra thế giới; là căn cứ hợp tác kinh doanh làm cơ sở
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên, đồng thời là căn cứ giải quyết tranh
chấp giữa các bên. Có thể nói hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai
trò rất quan trọng trong quan hệ nhượng quyền giữa các chủ thể. Tuy nhiên
một thực tế hiện nay đặt ra rằng, quan hệ nhượng quyền thương mại đã được
phổ biến rộng rãi từ thế kỷ 19 tại các thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ…
nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh các quan hệ
này, mà chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh trong quy phạm pháp luật quốc gia
(Mỹ, Pháp, Australia, Trung Quốc, Malaysia…). Điều này dẫn đến việc tồn tại
nhiều quy định khác nhau về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền
thương mại giữa các quốc gia. Do vậy yêu cầu đặt ra cho các bên trước khi ký
kết hợp đồng nhượng quyền cần phải tìm hiểu kỹ pháp luật điều chỉnh quan
hệ nhượng quyền của quốc gia đối tác.
Khía cạnh pháp lý của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài đang là một vấn đề được các quốc gia quan tâm. Đặc
biệt đối với Việt Nam, khi mà hình thức kinh doanh này còn khá mới mẻ và

luật điều chỉnh còn cần phải hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên
cứu và đánh giá một cách thấu đáo các quy định của pháp luật về hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
trong điều kiện hiện nay và tương quan so sánh với pháp luật của một số quốc
gia điển hình, sẽ góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước từng
bước tương thích với chuẩn pháp lý của các nước trên thế giới và thông lệ
chung của quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động nhượng quyền của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
là một trong những khía cạnh pháp lý quan trọng, đã và đang được nhiều nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu.
2


Hiện nay, các sách, báo, tạp chí viết về hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài. Rất nhiều
trong số này được viết bằng tiếng nước ngoài và chưa được dịch sang tiếng
Việt. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhượng quyền
thương mại, nhưng chỉ dừng lại nghiên cứu nhượng quyền thương mại ở khía
cạnh kinh tế như: Sách chuyên khảo “Nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Đông Phong (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc
dân – 2008), “Franchise Chọn hay Không” của tác giả Nguyễn Khánh Trung
(Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2008), “Mua
Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Lý Quí
Trung (Nhà xuất bản Trẻ - 2008); hoặc ở góc độ pháp lý nhưng chỉ giới hạn ở
một trong những nội dung cụ thể của pháp luật về hợp đồng nhượng quyền
thương mại như bài viết “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại” của tác giả Bùi Ngọc Cường đăng trên tạp chí Nhà nước
và pháp luật số 07/2007; tác giả Vũ Đặng Hải Yến với các bài viết “Một số

vấn đề pháp lý về chủ thể của Hợp đồng nhượng quyền thương mại” đăng
trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 04/2008; “Nội dung của Hợp đồng
nhượng quyền thương mại” đăng trên tạp chí Luật học số 11/2008; tác giả
Nguyễn Bá Bình với bài viết “Bước đầu tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền
thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam” đăng trên
tạp chí Luật học số 05/2008…
Bên cạnh đó, cũng có một số công trình tiếp cận nghiên cứu nhượng
quyền nhưng ở góc độ tổng quát hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương
mại của Việt Nam như: Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Thị
Minh Huệ với đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam” (Đại học Luật Hà Nội – 2005); Luận án Tiến sỹ
Luật học của tác giả Vũ Đặng Hải Yến với đề tài “Những vấn đề lý luận và

3


thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam” (Đại học Luật Hà Nội – 2008).
Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay cho thấy, ngoài
một số bài báo, tạp chí đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của hợp
đồng nhượng quyền thương mại, chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách sâu sắc, có hệ thống và đầy đủ về lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý, cơ sở lý luận của
vấn đề hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo quy
định của pháp luật một số quốc gia điển hình và pháp luật Việt Nam.
Trong nội dung trình bày, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá
thực tiễn áp dụng và tương quan so sánh các quy định pháp luật về hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài của các nước trên thế giới.

Qua đó đề xuất những kiến nghị có thể áp dụng cho pháp luật Việt Nam
trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này; đồng thời xây dựng cơ
chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán
thương mại quốc tế.
4. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về
hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam và pháp luật của một số quốc gia điển hình trên thế giới; thực tiễn xây
dựng pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam.
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp phân tích, so sánh,
đối chiếu các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia

4


điển hình; thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc áp
dụng hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài trong hình
thức kinh doanh nhượng quyền thương mại; từ đó rút ra những ưu điểm trong
quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước điển hình trên
thế giới về vấn đề hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài;
xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng hình thức kinh
doanh nhượng quyền thương mại trong quan hệ quốc tế, nhằm kết hợp hài hoà
lợi ích của tự do hoá thương mại và bảo hộ cho các nhà đầu tư Việt Nam khi
đặt chân vào “đấu trường” kinh tế thương mại thế giới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu làm 03 chương với
các nội dung sau:

Chương 1. Tổng quan về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu
tố nước ngoài.
Chương 2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới.
Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền
thương mại có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Lịch sử hình thành nhượng quyền thương mại
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng
quyền thương mại trên thế giới
Trên thế giới hiện đang tồn tại nhiều ý kiến trái chiều về nguồn gốc ra
đời của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Một số ý kiến cho
rằng, hoạt động nhượng quyền thương mại xuất hiện từ rất sớm ở Trung Quốc
mà đặc điểm là có từ hai đến ba địa điểm bán lẻ cùng một hình thức kinh
doanh ở nhiều địa điểm khác nhau. Một số ý kiến khác lại cho rằng, tại Châu
Âu vào khoảng từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 18 đã manh nha hình thành lối
kinh doanh nhượng quyền sơ khai. Tuy nhiên hoạt động nhượng quyền
thương mại chỉ thực sự được thừa nhận là một hình thức kinh doanh khi hợp
đồng nhượng quyền kinh doanh giữa Nhà máy sản xuất máy khâu Singer và
đối tác được ký kết tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19.
Hình thức kinh doanh nhượng quyền chỉ thực sự bùng nổ và phát triển
mạnh mẽ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, với sự ra đời của hàng loạt
các hệ thống kinh doanh, hệ thống phân phối bán lẻ mà đặc trưng là sự đồng
nhất về thương hiệu, phương thức kinh doanh, cơ sở hạ tầng…. Nhượng

quyền thương mại trở thành mô hình kinh doanh hiệu quả và thích hợp
không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều quốc gia Châu Âu khác. Mô hình kinh
doanh này đã góp phần làm hình thành và gia tăng số lượng các tập đoàn
xuyên quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, đồ ăn
nhanh và chuỗi các nhà hàng, khách sạn như: KFC (Kentucky Fried Chicken

6


– Gà rán xứ Kentucky - 1939), Carvel – thương hiệu kem (1934), Inter
Continental Hotels Group (1777), McDonald’s (1955)….. Ngày nay, hình
thức nhượng quyền thương mại đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới,
riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương
thức nhượng quyền. Để đáp ứng xu thế mới của nền kinh tế, Chính phủ các
quốc gia phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Australia…. đã lần lượt luật
hóa và ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích thúc đẩy phát triển
hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Tại Châu Á, với lợi thế là một thị trường rộng lớn, “màu mỡ” và đầy
tiềm năng đã nhanh chóng trở thành “cánh tay nối dài” cho các thương hiệu
lớn thông qua phương thức kinh doanh nhượng quyền. Nhận thấy tác động và
hiệu quả to lớn mà hoạt động nhượng quyền thương mại mang lại cho sự phát
triển của nền kinh tế, Chính phủ các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Việt Nam…. đã bắt đầu triển khai
chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền với mục tiêu gia
tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng
quyền. Với sự hỗ trợ về hành lang pháp lý và chính sách ưu đãi của Chính
phủ mà nhiều thương hiệu kinh doanh theo hình thức nhượng quyền ở các
quốc gia Châu Á này đã và đang dần vươn ra khỏi tầm khu vực như: Lotteria
(Hàn Quốc), MK Restaurant (Thái Lan), Spinelli Pte (Singapore), Bucamita
(Việt Nam), Cà phê Trung Nguyên (Việt Nam)….

Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ các quốc gia, nhiều tổ chức phi
Chính phủ cũng được hình thành nhằm quảng bá và mở rộng lối kinh doanh
nhượng quyền thương mại, điển hình như: Hiệp hội nhượng quyền quốc tế
(IFA) được thành lập năm 1960 với khoảng 30.000 thành viên; Hội đồng
nhượng quyền thế giới (WFC) được thành lập năm 1994.

7


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng
quyền thương mại tại Việt Nam
So với các quốc gia trong cùng khu vực, nhượng quyền thương mại vẫn
còn là hình thức kinh doanh khá mới mẻ tại Việt Nam. Vào giữa những năm
90 của Thế kỷ 20, hình thức kinh doanh này manh nha xuất hiện lần đầu tiên
khi chuỗi hệ thống các cửa hàng cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên có
mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam
chưa ghi nhận đó là một loại hình kinh doanh. Năm 1998 lần đầu tiên cụm từ
“franchise” được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong văn bản luật, tại mục
4.1.1 Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/07/1999 hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/1998 của Chính phủ quy
định chi tiết về chuyển giao công nghệ: “Các hợp đồng với nội dung cấp li
xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh
được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một
Hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh –
tiếng anh gọi là franchise)”. Như vậy, nhượng quyền thương mại chỉ được
nhìn nhận dưới góc độ là một loại hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh.
Tới Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ
quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ; Mục 5, phần I, Thông tư số
30/2005/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều của Nghị định số
11/2005/NĐ-CP ghi nhận:“Cấp phép đặc quyền kinh doanh còn gọi là

Nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại (franchise). Chuyển
giao công nghệ trong Nhượng quyền thương mại thực hiện theo Nghị định
số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 và Thông tư này”. Hay tại Điều 755
của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng: “…cấp phép đặc quyền kinh
doanh và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy
định.” Như vậy có thể thấy, pháp luật chỉ ghi nhận nhượng quyền thương

8


mại là một bộ phận trực thuộc, chịu sự điều chỉnh của Luật chuyển giao
công nghệ mà không có luật chuyên ngành điều chỉnh riêng.
Nhận thấy vai trò quan trọng và xu thế thịnh hành của phương thức
kinh doanh nhượng quyền thương mại ngày một gia tăng, đặc biệt khi các
quốc gia phát triển trên thế giới cũng như một số quốc gia trong khu vực đã
sớm ban hành các định chế điều chỉnh quan hệ kinh doanh trên. Ngày
14/06/2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính
thức luật hóa và ghi nhận nhượng quyền thương mại là một loại hình kinh
doanh thương mại độc lập tại mục 8, Chương VI, Luật Thương mại 2005.
Đây là một mốc quan trọng, đánh dấu cho việc ghi nhận của các nhà làm luật
Việt Nam trong việc thừa nhận nhượng quyền thương mại là một loại hình
kinh doanh hoàn toàn độc lập và cần phải có các chế định pháp lý riêng biệt
để điều chỉnh.
Để góp phần thắt chặt hành lang pháp lý cho loại hình kinh doanh này
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Nghị
định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết
Luật Thương mại; Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày
25/05/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và

Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ tài chính quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất và
tương đối đầy đủ điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam, “tạo hành lang pháp lý” cho các chủ thể, đặc biệt là các thương nhân
Việt Nam có cơ hội phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Với các “động thái” trên của Chính phủ, hệ thống nhượng quyền thương

9


mại không ngừng gia tăng và mở rộng tại Việt Nam. Không chỉ thu hút các
thương hiệu lớn của thế giới “đổ bộ” vào trong nước mà còn góp phần tạo cơ
hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng quảng bá thương
hiệu và xúc tiến nhượng quyền ra thế giới theo con đường ngắn nhất. Theo
thống kê của Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam hiện có 103
thương hiệu được cấp phép nhượng quyền vào Việt Nam (phụ lục 2), Các
doanh nghiệp trong nước nhượng quyền thương mại ra nước ngoài gồm Công
ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phở Hai mươi bốn với chuỗi các nhà
hàng mang thương hiệu Phở 24, Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Dịch vụ
Đức Triều với thương hiệu T&T, Công ty TNHH Vũ Giang với hệ thống các
cửa hàng cà phê mang thương hiệu Cafe Bobby Brewers, Công ty cà phê Trung
Nguyên với hệ thống các cửa hàng cà phê mang thương hiệu Cà phê Trung
Nguyên….. Mặc dù số lượng hệ thống nhượng quyền của Việt Nam còn khá
khiếm tốn so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình hình hiện nay, khi
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và nhượng quyền thương mại đã được luật hóa càng góp phần thu hút
và gia tăng sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại.
1.2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
Hợp đồng nhượng quyền đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác lập

quan hệ nhượng quyền; là hành lang pháp lý cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích
của các bên trong hợp đồng. Nhận thấy tầm quan trọng của Hợp đồng nhượng
quyền thương mại, pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy
định một cách chặt chẽ những nội dung cơ bản, thiết yếu của loại hợp đồng
này. Đặc biệt khi hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ngày
càng sôi động, việc giao thoa giữa các nền pháp luật khác nhau cũng tạo cho
hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài mang đậm những
màu sắc riêng biệt.

10


1.2.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài
Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động
nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài cũng mang những nét chung của hợp đồng thông thường khác, đó
là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại về
những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ này. Đây chính là cơ sở phát
sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng là
cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực
hiện hợp đồng. Một thực tế đặt ra, không phải quốc gia nào cũng có khái niệm
riêng biệt để nhận biết hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, loại hợp đồng này vẫn được
phân biệt với các loại hợp đồng khác như hợp đồng li - xăng hay hợp đồng đại
lý phân phối sản phẩm…
Bàn về khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm hợp đồng nhượng quyền
thương mại nói chung. Pháp luật hầu hết các quốc gia đều ghi nhận và điều
chỉnh quan hệ trong hợp đồng nhượng quyền, tuy nhiên việc đưa ra một khái

niệm cụ thể về hợp đồng này thì không phải quốc gia nào cũng quy định hoặc
nếu có đưa ra thì ở mỗi quốc gia và thậm chí ở mỗi bang của quốc gia lại có
quy định riêng.
Theo Luật nhượng quyền kinh doanh của Ủy ban thương mại Liên bang
Hoa Kỳ, hợp đồng nhượng quyền thương mại được định nghĩa:
“Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên giao:
(i) Hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều hành doanh
nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp

11


của Bên nhận.
(ii) Li xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm
hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của Bên giao.
(iii) Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản chi
phí tối thiểu”.
Trong khi đó Luật Đầu tư nhượng quyền thương mại của Bang
California lại đưa ra khái niệm:
“Nhượng quyền thương mại là thoả thuận hợp đồng, thể hiện ra
bên ngoài hay ngụ ý, dưới dạng văn bản hay lời nói, theo đó:
(i) Bên nhận quyền được trao quyền tổ chức hoạt động chào
hàng, bán hàng hoặc phân phối hàng hoá, dịch vụ dưới một kế hoạch
tiếp cận thị trường hoặc một hệ thống đóng vai trò quan trọng trong
phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền;
(ii) Sự vận hành công việc kinh doanh của Bên nhận quyền phải
phù hợp với hệ thống cơ bản của Bên nhượng quyền với tên thương
mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, logo và quảng cáo hoặc
các biểu tượng thương mại khác do bên này sáng tạo ra;
(iii) Yêu cầu trả phí được đặt ra đối với Bên nhận quyền thương

mại”.
Tại Điều 3, Luật nhượng quyền thương mại Trung Quốc (2007) ghi
nhận: “Nhượng quyền thương mại ở đây (sau đây gọi là nhượng quyền) đề
cập đến một quan hệ hợp đồng, theo đó doanh nghiệp (gọi là Bên nhượng
quyền) với nhãn hiệu đăng ký, tên thương mại, bằng sáng chế và các nguồn
lực kinh doanh khác tài trợ cho một Bên nhận quyền được quyền sử dụng các
nguồn lực kinh doanh của mình, và Bên nhận quyền hoạt động theo một mô
hình hoạt động thống nhất và trả một khoản phí nhượng quyền thương mại
cho các thương hiệu theo quy định của điều khoản hợp đồng”.

12


Còn tại Mục 4, phần 1, Bộ luật ứng xử nhượng quyền thương mại Australia:
“Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận:
(a) Mà có dạng toàn bộ hoặc một phần, của bất kỳ hình thức sau đây:
(i) Một thỏa thuận bằng văn bản;
(ii) Một thỏa thuận bằng miệng;
(iii) Một thỏa thuận ngầm; và
(b)Trong đó một bên (chủ thương hiệu) cho phép một bên khác
(bên nhận quyền) quyền thực hiện việc kinh doanh chào bán, cung cấp
hoặc phân phối hàng hoá, dịch vụ ở Australia theo một hệ thống hay kế
hoạch tiếp thị được xác định, kiểm soát hoặc đề nghị của Bên nhượng
quyền hoặc một bên liên kết của bên nhượng quyền; và
(c) Theo đó, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được liên kết
đáng kể về mặt vật chất với một nhãn hiệu thương mại, quảng cáo
thương mại hoặc một biểu tượng thương mại:
(i) Sở hữu, sử dụng hoặc cấp giấy phép bởi chủ thương hiệu hay
một bên liên kết của bên nhượng quyền; hoặc
(ii) Xác định bởi bên nhượng quyền hoặc bên liên kết của bên

nhượng quyền; và
(d) Theo đó, trước khi bắt đầu kinh doanh hoặc tiếp tục kinh
doanh, bên nhận quyền phải trả hoặc đồng ý thanh toán cho bên
nhượng quyền hoặc bên liên kết của bên nhượng quyền một khoản tiền
bao gồm, ví dụ:
(i) Chi phí đầu tư vốn ban đầu, hoặc
(ii) Một thanh toán hàng hoá, dịch vụ; hoặc
(iii) Một khoản phí dựa trên phần trăm của tổng thu nhập ròng
có hoặc không được gọi là phí bản quyền hoặc phí dịch vụ nhượng
quyền; hoặc

13


(iv) Một khoản phí đào tạo, học phí đào tạo;
nhưng không bao gồm:
(v) Thanh toán hàng hoá và dịch vụ bằng hoặc thấp hơn giá bán
buôn; hoặc
(vi) Trả nợ một khoản vay của bên nhận quyền từ bên nhượng
quyền; hoặc
(vii) Thanh toán của giá bán buôn đối với hàng hoá đưa vào gửi
hàng; hoặc
(viii) Thanh toán giá trị thị trường để mua hoặc cho thuê bất
động sản, đồ đạc, thiết bị, vật tư cần thiết để bắt đầu kinh doanh hoặc
tiếp tục kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền thương mại…..”
Mục 4, Đạo luật Nhượng quyền thương mại của Malaysia (1998), sửa
đổi năm 2006 giải thích:
"Nhượng quyền thương mại" có nghĩa là một hợp đồng hoặc
thỏa thuận, hoặc bày tỏ hay ngụ ý, cho dù bằng miệng hoặc bằng văn
bản, giữa hai hoặc nhiều người theo đó,

(a) Bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền phải hoạt động
kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền thương mại và trong một thời
hạn được xác định bởi bên nhượng quyền;
(b) Khoản tài trợ bên nhượng quyền cho bên nhận quyền quyền
sử dụng bí mật thương mại, hoặc bất kỳ thông tin bí mật hoặc sở hữu
trí tuệ, thuộc sở hữu của bên nhượng quyền hoặc liên quan thương
hiệu, và bao gồm người sử dụng đăng ký, hoặc được cấp phép bởi
người khác sử dụng, sở hữu trí tuệ, trợ cấp quyền như vậy mà chủ sở
hữu cho phép bên nhận quyền sử dụng tài sản trí tuệ;
(c) Bên nhượng quyền được quyền quản lý liên tục và kiểm soát

14


trong thời hạn nhượng quyền thương mại đối với doanh nghiệp được
nhượng quyền;
(d) Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp hỗ trợ bên nhận
quyền hoạt động kinh doanh của mình bao gồm như cung cấp hoặc
cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ, đào tạo, tiếp thị, kinh doanh, kỹ
thuật hỗ trợ;
(e) Để được cấp quyền, bên nhận quyền phải trả một khoản phí
hoặc hình thức khác xem xét; và
(f) Bên nhận quyền hoạt động kinh doanh tách biệt với các
nhượng quyền, mối quan hệ của bên nhận quyền và bên nhượng quyền
không phải trong mọi trường hợp đều được coi là một quan hệ đối tác,
hợp đồng dịch vụ;
"Thỏa thuận nhượng quyền thương mại" là hợp đồng hoặc thỏa
thuận thực hiện giữa một bên nhượng quyền và nhận quyền đối với
kinh doanh nhượng quyền lại cho bất kỳ hình thức xem xét nhưng
không bao gồm bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận được thực hiện với

mục đích bán hàng trực tiếp được cung cấp bởi hành động bán hàng
trực tiếp 993 [Đạo luật 500];”
Có thể thấy, hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự tổng hòa các đặc
điểm của nhiều loại hợp đồng thương mại khác nhau. Thấp thoáng trong Hợp
đồng nhượng quyền thương mại là hình ảnh của Hợp đồng Li-xăng mà cụ thể
là sự hướng đến sử dụng một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như
sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Hay là sự tương đồng trong việc
xác định nghĩa vụ phải chuyển giao bí quyết, công nghệ, tài liệu,hướng dẫn,
đào tạo… của bên nhượng quyền như trong Hợp đồng chuyển giao công
nghệ. Không những thế, bóng dáng của các hợp đồng đại lý thương mại, hợp
đồng hợp tác kinh doanh cũng hiện hữu trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại. Với tính chất tổng hợp này, hợp đồng nhượng quyền thương mại và các
15


vấn đề cụ thể liên quan tới chúng đã đặt việc nghiên cứu trước ngưỡng cửa
của sự phức tạp.
Bản thân Thái Lan là một quốc gia rất phát triển theo mô hình kinh
doanh nhượng quyền. Tuy nhiên, pháp luật của quốc gia này không hề có một
quy định riêng biệt nào điều chỉnh mối quan hệ nhượng quyền thương mại mà
được điều chỉnh ở nhiều đạo luật riêng lẻ như: Luật Dân sự và Luật Thương
mại, Luật Bí mật thương mại (2002), Luật cạnh tranh thương mại (1999)…
hoặc sự thỏa thuận rằng buộc do các bên đưa ra trong hợp đồng nhượng
quyền. Do vậy, khái niệm hợp đồng nhượng quyền trong pháp luật Thái Lan
không được đặt ra. Cũng tương tự như Thái Lan, Pháp cũng không ban hành
một đạo luật riêng cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Ở đây, các án lệ,
các quy định của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Pháp được coi là luật lệ
chính điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại. Trong đó tiêu biểu khi
nói đến nhượng quyền thương mại, người Pháp luôn nhắc tới một vụ án nổi
tiếng - vụ Pronuptia de Paris (1986). Có thể nói, hầu hết những khái niệm về

hợp đồng nhượng quyền thương mại ra đời sau này ở một số nước châu Âu
đều dựa trên những đặc điểm chính mà các chủ thể của án lệ Pronuptia đã
thoả thuận.
Ở Việt Nam, pháp luật không đưa ra khái niệm về hợp đồng nhượng
quyền thương mại mà chỉ quy định về hình thức của loại hợp đồng này tại
Điều 285 Luật Thương mại năm 2005. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày
31/03/2006 chỉ nêu ra các định nghĩa về các dạng đặc biệt của Hợp đồng
nhượng quyền thương mại như “hợp đồng phát triển quyền thương mại”
(Khoản 8 Điều 3), “Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” (Khoản 10
Điều 3). Như vậy dưới góc độ là một loại giao dịch dân sự, Hợp đồng nhượng
quyền thương mại cũng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2005. Vì vậy,
hợp đồng này bên cạnh mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự và

16


đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật dân sự đặt ra, thì nó còn thể hiện
được bản chất của giao dịch nhượng quyền thương mại.
Việc pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm về hợp đồng nhượng
quyền thương mại nói chung, thì đương nhiên việc pháp luật không chỉ rõ thế
nào là hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là điều
không tránh khỏi. Đặt trong bối cảnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài suy đến cùng cũng là hợp đồng dân sự có yếu tố nước
ngoài. Do vậy, hoàn toàn có thể vận dụng Điều 758 Bộ luật Dân sự 2005 quy
định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài để làm rõ nội hàm khái niệm
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài.
Điều đầu tiên dễ nhận ra đó là để trở thành một Hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngoài thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, là về tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại có yếu tố nước ngoài, ít nhất một trong các bên của hợp đồng phải

là thương nhân nước ngoài mang quốc tịch nước ngoài hoặc thương nhân đó
đang cư trú ở nước ngoài. Ví dụ: Một thương nhân mang quốc tịch Việt Nam
nhưng đang cư trú tại Singapore ký hợp đồng nhượng quyền thương mại với
một thương nhân Việt Nam; Thứ hai, là sự kiện xác lập, sự kiện thay đổi hoặc
sự kiện chấm dứt quan hệ hợp đồng diễn ra tại nước ngoài. Ví dụ: hợp đồng
nhượng quyền thương mại giữa Phở 24 của Việt Nam cho bên nhận quyền là
thương nhân Việt Nam nhưng hợp đồng được ký ở Singapore, thì cũng được
xem là hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài.
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài
Trên cơ sở phân tích khái niệm của Hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản riêng có,
thông qua đó có thể phân biệt dễ dàng hợp đồng này với các loại hợp đồng

17


thương mại khác.
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài là thương nhân nước ngoài. Yếu tố nước ngoài ở đây được hiểu, ít
nhất một trong các bên hợp đồng phải là thương nhân mang quốc tịch nước
ngoài hoặc cứ trú ở nước ngoài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào pháp luật của từng
quốc gia mà tiêu chí này cũng khác nhau. Ở Việt Nam, tại Khoản 1, Điều 16,
Mục 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Thương nhân nước ngoài là thương
nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước
ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”. Như vậy, pháp luật Việt
Nam căn cứ vào hai tiêu chí nơi thương nhân được thành lập, đăng ký kinh
doanh hoặc nơi thương nhân được công nhận nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam thì
được xem là thương nhân nước ngoài. Việc thương nhân có vốn đầu tư xuất
phát từ nước ngoài nhưng thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì vẫn được xem
là thương nhân Việt Nam.
Thứ hai, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài phải được lập thành văn bản hoặc hình thức pháp lý có giá trị
tương đương như telex, fax, điện báo.... Điều 12 Nghị đinh 35/2006/NĐ-CP
quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành tiếng Việt.
Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp
đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận. Như vậy, về nguyên
tắc mọi hợp đồng trong đó có hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài phải lập bằng tiếng Việt, ngoại trừ trường hợp bên nhượng quyền
là thương nhân Việt Nam và bên nhận quyền là thương nhân nước ngoài thì
ngôn ngữ sẽ do các bên thỏa thuận.
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố

18


nước ngoài là “quyền thương mại”. Nó có thể đơn giản là quyền được Bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công
việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên
nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng
quyền. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở việc Quyền thương mại thuộc sở
hữu hợp pháp của một bên nhượng quyền là thương nhân nước ngoài hoặc
quyền thương mại này được thực hiện tại nước ngoài.
Sự phức tạp của nội dung khái niệm “quyền thương mại” làm cho hợp
đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài khác biệt so với các
hợp đồng thương mại khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ.
1.2.3. Mục đích, vai trò của hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế

1.2.3.1. Mục đích của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài
Trong bối cảnh hiện nay, khi giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng rộng mở.
Sự thông thương trong thương mại ngày càng phát triển, nhiều mô hình hợp tác
kinh doanh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường, chính trong bối
cảnh đó hình thức kinh doanh nhượng quyền ra đời, với ưu thế tiềm tàng mà mô
hình này mang lại đã khiến nó nhanh chóng “bùng nổ” và “lan rộng” trên hầu hết
các châu lục. Và cũng chính vì lý do này, mà hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài càng trở nên hết sức quan trọng.
Pháp luật của quốc gia là “hành lang pháp lý” hỗ trợ cho mối quan hệ
kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, nhưng nó không thể bao quát
hết mọi vấn đề có thể xảy ra xung quanh quan hệ này; Bởi một lẽ đơn giản,
quy luật xã hội luôn luôn đặt trong trạng thái động, quy định của pháp luật
không thể điều chỉnh kịp những thay đổi của xã hội. Do vậy, sự thỏa thuận

19


×