Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỊ TRƯỜNG COCA COLA tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.31 KB, 15 trang )

Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Hà Nội
Trường trung cấp kinh tế Hà Nội
--------------------

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG COCA COLA TẠI VIỆT NAM

Người thực hiện: Bùi Tiến Dũng
Lớp : QP15C

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đây là bài nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai, tôi
xin cam đoan điều này

Người thực hiện

(ký tên)

Bùi Tiến Dũng

2


I. Lý do lựa chọn nghiên cứu thị trường Coca - cola tại Việt Nam
Coca – cola từng xuất hiện trên thế giới như một loại đồ uống có ga và đã
trở thành một thương hiệu hàng đầu lừng danh trên thế giới và có doanh số bán
chạy nhất trong lịch sử.Vào năm 1886, hương vị đầu tiên của Coca – cola được
John S. Pemperton sáng chế và bán tại hiệu thuốc Jacobs và trung bình mỗi ngày
bán được 9 ly. Sau đó Frank Robinsin một kế toán đã đặt tên cho loại đồ uống


này là Coca – cola được quảng cáo như một thứ nước ngon lành đầy sảng khoái.
Thương hiệu nước giải khát Coca – cola phát triển không ngừng và được
hiện diện trên 200 quốc gia và được mọi người trên khắp thế giới biết đến. Năm
1960, Coca – cola chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam đầy khó khăn
nhưng đến năm 1994, Coca – cola mới xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh
lâu dài tại Việt Nam . Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, Coca – cola đã có 3 nhà
máy sản xuất đóng chai được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí
Minh. Khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa đã tạo ra cho Coca – Cola dễ dàng hơn
trong việc tiếp cận khách hàng và tiêu thụ sản phẩm.Nên công ty đã đẩy mạnh
phát triển các chiến lược về marketing để quảng bá thương hiệu một cách mạnh
mẽ, xây dựng kênh phân phối rất rộng rãi. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng
gay gắt đến từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài, các doanh nghiệp trong nƣớc của
ngành nƣớc giải khát cũng chuyển động. Với chất lượng lao động của Việt Nam
còn yếu kém mà Coca – Cola muốn có được đôi ngũ nhân viên tiếp thị tốt nhất
đến với người tiêu dùng, và công nhân, lãnh đạo của công ty đã phải vạch ra
những chiến lược cũng như hoạt động kinh doanh cụ thể cho từng thời kì, giai
đoạn để Coca – cola có những bước đi vững vàng, hiệu quả trong kinh doanh. Vì
vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về “thị trường Coca – cola tại Việt Nam” để
chỉ ra những mặt tích cực, tiêu cực trong những chính sách, chiến lược phát triển
của tập đoàn Coca – cola tại Việt Nam.

3


II.Thực trạng nghiên cứu thị trường Coca - cola tại Việt Nam
1. Mặt tích cực
a. Chính sách sản phẩm
Coca - cola là một trong những công ty kinh doanh về lĩnh vực đồ uống bao
gồm nước uống, nước không cồn và nước uống có ga. Công ty Coca - cola cam
kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam và luôn đa dạng hóa chủng loại sản phẩm để đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nước giải khát năng động và đầy tiềm
năng ở Việt Nam.
Chủng loại sản phẩm
Các sản phẩm cocacola Việt Nam:
Coca-Cola - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa
Fanta Cam - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa
Fanta Dâu - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa
Fanta Trái Cây - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa
Sprite - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa
Diet Coke – lon
Schweppes Tonic - Chai thủy tinh, lon
Schweppes Soda Chanh - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa
Crush Sarsi - Chai thủy tinh, lon
Nước đóng chai Joy - Chai PET 500 ml và 1500 ml
Nước uống tăng lực Samurai - Chai thủy tinh, lon
Sunfill Cam - Bột trái cây
Sunfill Dứa - Bột trái cây
Bao bì và kiểu dáng
Coca - cola chú trọng đến bao bì và kiểu dáng. Mỗi thiết kế, logo của CocaCola lại có sự chuyển biến linh hoạt, sáng tạo. Coca - cola không ngừng cải tiến
bao bì và kiểu dáng ngày càng đẹp và tiện dụng hơn. Bao bì chai coca gồm có:
lon 330ml, chai Pet 1.5L, thùng 330ml (24L/T), công ty cũng đưa ra chai nhựa
390ml với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã,… nhằm đáp ứng dễ dàng nhu cầu
4


của từng đối tượng khách hàng. Coca - cola thường xuyên đổi mới bao bì với
hình bắt mắt nhằm đem đến cho khách hàng sự mới lạ, độc đáo trong sản phẩm
của mình. Trong dịp Tết, Coca sử dụng hình tượng "chim én" trong nhiều loại
sản phẩm bao gồm các thùng 24 lon Coca - Cola, Sprite, Fanta (lần đầu tiên
công ty có bao bì Tết cho Fanta và Sprite); cặp hai chai Coca - Cola PET loại

1,25 lít và bộ 6 lon Coca - Cola 330. Hình tượng này thể hiện được đúng ý nghĩa
của ngày Tết nên cũng gây được thiện cảm và sự chú ý của người tiêu dùng.
Những nỗ lực cải tiến bao bì và kiểu dáng của Coca - cola nhằm đem đến
cho khách hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo, vui vẻ, lạc quan và thuận tiện hơn
khi sử dụng. Coca - cola không ngừng đưa đến cho người tiêu dùng Việt Nam
những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất có thể.
b. Chính sách giá cả
Việt Nam được biết đến là một nước có thu nhập bình quân đầu người ở
mức thấp, chi tiêu trong gia đình đa phần đều do người nội trợ quyết định. Các
sản phẩm của Coca – cola đều có mức giá vừa phải, thích hợp với túi tiền chi
tiêu của người dân Việt Nam nhằm đem đến sự tin yêu của tất cả các khách
hàng. Chiến lược định giá của Coca – cola đánh vào tâm lý, sở thích, mục tiêu
tiêu dùng của từng độ tuổi. Ví dụ như đối với người tiêu dùng có tâm lý muốn
mua giá rẻ và dự trữ trong nhà nên họ sẽ chọn những chai Coca loại 1,25l.
Coca - cola còn định giá theo đối thủ cạnh tranh bởi vì ở Việt Nam Pepsi
luôn đối đầu với Coca - cola về giá và chiến lược tung sản phẩm để thu doanh
số. Vì Pepsi vào thị trường Việt Nam sau Coca – cola nên Pepsi phải định giá
thấp từ 20 – 25% so với giá trên thị trường của Coca – cola để nhằm gây cú sốc,
lôi kéo khách hàng về phía mình.
Ngoài ra,Coca – cola còn định giá chiết khấu cho hệ thống phân phối lớn,
hệ thống phân phối trực tiếp từ nhà máy tới đại lí cấp một. Coca – cola thực hiện
chiết khấu tiền mặt cho những người mua nào thanh toán sớm thường dành cho
các đại lí. Coca – cola sẽ chiết khấu số lượng khi mà khách hang mua nhiều, áp
dụng cho mọi khách hàng, đặc biệt là đại lí cấp một nhằm khích lệ họ mua nhiều
nhờ đó giảm được nhiều phí tổn và tang lợi nhuận cho công ty.
5


c. Chính sách phân phối
Các sản phẩm của Coca - cola được sản xuất tại 3 nhà máy lớn của nước ta

đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đó là 3 thành phố lớn của
nước ta rất thuận tiện cho việc phân phối sản phẩm cho các đại lí lớn. Năm
2001, chính phủ đã cho phép xác nhập 3 nhà máy đóng chai này làm theo cơ cấu
quản lí tập trung trong đó nhà máy đặt tại thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò
quản lí chủ chốt. Đây chính là một chiến thuật kinh doanh của hãng: chỉ cần
muốn uống nước giải khát thì phải nghĩ ngay đến nước giải khát Coca – cola nên
việc phân bổ các nhà máy là rất quan trọng tạo điều kiện mở rộng mạng lưới
phân phối thông qua các đại lí, quán café, nước giải khát nhà hàng.
Để thu hút được nhiều đại lí và cửa hàng trong thành phố lớn của nước ta
thì công ty đã có hoạt động hỗ trợ thêm các đại lý như: tặng dù, hỗ trợ vận
chuyển trang trí của cửa hàng giúp công ty quảng cáo thêm.Bên cạnh đó, trong
quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam, Coca – cola thực hiện chiến lược “go
to market” như là một sự rút ngắn khoảng cách đến với khách hàng, bao phủ thị
trường mật độ rộng. Để thực hiện chiến lược đó, Coca – cola đã xây dựng hệ
thống phân phối theo 2 kênh là kênh một cấp và kênh hai cấp.
Kênh một cấp: Cocacola phân phối sản phẩm trực tiếp đến các điểm tiêu
thụ lớn như các siêu thị lớn như Bic C, Metro… và Key Accounts là các địa
điểm như nhà hàng, quán ăn, khách sạn có doanh số tiêu thụ lớn, mua thông qua
kênh trực tiếp từ Coca – cola và bán cho khách hàng. Để trở thành một Key
Accounts của Coca – cola thì điểm đó phải đạt được một mức doanh số nhất
định, ổn định và mức doanh sẽ số do Coca – cola quyết định và có kí hết hợp
đồng, thỏa thuận giữa hai bên.
Kênh hai cấp : có sự tham gia của các đại lí bán buôn và các cửa hàng bán
lẻ. Đại lí bán buôn bao gồm các đại lí độc quyền và các Wholesale (nhà chuyên
bán buôn). Các đại lí phân phối độc quyền là một bộ phận quan trọng trong kênh
phân phối của Coca – cola bởi vì đây là một công cụ mà Coca-cola muốn sử
dụng để cạnh tranh với Pepsi. Vì vậy hệ thống phân phối này được Coca – cola
6



khá chú trọng và được đầu tư phát triển. Wholesale là các nhà bán buôn kinh
doanh với nhiều loại mặt hàng, kể cả đối thủ cạnh tranh của Cocacola là Pepsi.
Tuy nhiên, sự tiện lợi khi kết hợp với giỏ hàng hóa của họ và với số lượng lớn,
học giúp Coca – cola tiếp cận được với khách hàng mục tiêu và sẽ tìm hiểu được
tâm lí, sở thích, thói quen của khách hàng. Từ đó,công ty sẽ có những điều chỉnh
trong kinh doanh
d. Chính sách xúc tiến yểm trợ
 Quảng cáo
Coca – cola là một trong những công ty khá đầu tư cho marketing quảng
cáo để phát triển thương hiệu của mình. Coca – cola đã sáng tạo ra các clip
quảng cáo thu hút và các chiến dịch truyền thông nổi bật đem lại một làn sóng
mới. Mỗi một lần đầu tư quảng cáo, Coca – cola luôn luôn hướng tới đối
tượng khách hàng là tất cả mọi người. Coca – cola đưa ra quảng cáo cho
những sản phẩm này cho mọi gia đình, cho mọi lứa tuổi. Điều đó chính là tư
duy của Coca – cola đang hướng tới là sản phẩm của toàn dân, của bất cứ ai
cũng có thể sử dụng. Coca-cola đã đặt ra mục tiêu quảng cáo bắt nguồn từ mục
tiêu kinh doanh của công ty. Coca - cola được biết đến như một thứ đồ uống từ
năm 1960 thế nhưng đến năm 1994 sau khi bác bỏ lệnh cấm, Coca – cola được
phép thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đến tháng 2/1994 Coca – cola kí hợp
đồng với một công ty quảng cáo để xây dựng hình ảnh cho mình. Vì vậy, quảng
cáo chính là một công cụ hữu ích để xây dựng hình ảnh, định hình sản phẩm,
đánh bóng tên tuổi của mình. Coca – cola nắm bắt tinh thần của người Việt
Nam bằng cách gợi lại tâm trí khách hàng tiềm năng rằng dù có bất cứ chuyện gì
xảy ra thì thưởng thức coca – cola sẽ luôn là giây phút tuyệt vời nhất của họ.
Công ty coca – cola tại Việt Nam xác định tăng ngân sách gấp ba lần cho các
hoạt động quảng cáo tại thị trường này trong năm 2009 để tiếp tục duy trì mức
tăng trưởng 2 con số. Năm 2010, Coca – cola đã mạnh tay chi 1,5 triệu đô La
Mỹ cho các sản phẩm quảng cáo ở trên truyền hình và báo giấy.

7



Năm 1994, sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại, công ty Coca – cola
thâm nhập vào thị trường Việt Nam và thích kích khách hàng mua sản phẩm và
dịch vụ mà quảng cáo đã giới thiệu và đề xuất. Coca – cola đã đưa ra rất nhiều
slogan, thông điệp để thu hút khách hàng quan tâm tới sản phẩm của mình như :
 Năm 1994 : Play Red Hot Summer
 Năm 1995 : Play Red Hot Summer Again
 Năm 1996 : Enjoy
 Năm 2001 : Life Is Good
 …
Coca – cola rất chú trọng trong khâu quảng cáo chính vì vậy phương châm
luôn thay đổi thông điệp (những lời chúc, nhắn gửi) tới khách hàng, phù hợp với
từng sự kiện, từng thời kì. Trong dịp tết, đánh vào tâm lý mua sắm của khách
hàng, Coca – cola đã thay đổi hình ảnh trên bao bì bằng cách đưa hình ảnh “đàn
én vàng đón xuân” với lời chúc tốt đẹp mà người Việt Nam thường dành cho
nhau
Loại phương tiện truyền thông mà Coca – cola chọn chủ yếu là Tivi, Radio,
báo, tạp chí,…với ưu thế có sự tác động mạnh và phạm vi ảnh hưởng rộng,
phong phú. Coca – cola đã tìm hiểu thế mạnh của từng loại phương tiện truyền
thông để sử dụng quảng cáo triệt để.
 Khuyến mại
Coca – cola còn xây dựng một lực lượng đội ngũ nhân viên của mình để
trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu về sản phẩm đến người tiêu dùng
về những lợi ích khi uống thông qua các chương trình khuyến mại như chương
trình “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời”, “ Rộn ràng sắc xuân”, … được trúng xe,
ô tô, điện thoại hay các sản phẩm của Coca – cola và so sánh trực tiếp với sản
phẩm khác để khách hàng tự đánh giá về chất lượng của Coca – cola.

8



Coca – cola sử dụng hình thức khuyến mại này vào một số dịp lễ hội để
kích thích khách hàng mua thật nhiều sản phẩm.Đối với đối tượng trung gian là
lực lượng bán hàng thì Coca – cola có những chính sách như là cung cấp các
trang thiết bị phụ vụ công tác bán hàng như ô, bạt, cốc, bật nắp…cùng với
những chính sách triết giá.
 Quan hệ công chúng (Pr)
Hoạt động Pr là một trong những cách tạo dựng uy tín giữa doanh nghiệp
đối với công chúng. Một trong những cách mà Coca – cola luôn giữ vững được
mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng là luôn hòa nhập vào các hoạt động giải
trí của học. Ví dụ như năm 2007, dựa trên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với liên
đoàn bóng đá thế giới FIFA, Coca – cola đã mạnh tay chi 130.000 USD cho
“Qũy học bổng Coca – cola” của Bộ giáo dục và Trung ướng Đoàn thanh niên
hay chương trình toàn cầu : “ Làm sạch bãi biển quốc tế” thu hút rất nhiều tình
nguyện viên tham gia…
 Bán hàng cá nhân
Các sản phẩm của Coca – cola được phân phối cho các đại lý lớn và nhỏ.
2. Mặt tiêu cực
a. Chính sách sản phẩm
b. Chính sách giá cả
Chiến lược giá cả của công ty dựa trên bốn yếu tố sau: tình hình cạnh tranh,
xu hướng thị trường, chi phí và một số ước tính về những giá trị mà khách hàng
sẽ nhận được. Trong điều kiện thuận lợi, chiến lược giá cả của các công ty chủ
yếu mang màu sắc nghệ thuật. Tuy nhiên, thật tiếc là không phải lúc nào mọi
việc cũng thuận buồm xuôi gió. Vì thế, việc xây dựng chiến lược giá cả của
công ty ngày càng gặp nhiều khó khăn. Ngay cả trong điều kiện nền kinh tế tăng
trưởng, ngay cả công ty còn không thể đảm bảo rằng chiến lược giá cả của mình
đang đem lại nhiều hiệu quả, thì với tình hình hiện nay, khi người tiêu dùng càng
tỏ ra dè dặt hơn trong các quyết định chi tiêu, việc xây dựng chiến lược giá cả lại

càng trở nên khó khăn hơn.
9


Ở Việt Nam khả năng và chấp nhận và tâm lí khách hàng là yếu tố ảnh
hưởng đến chính sách giá của sản phẩm. Khách hàng của Coca – cola ở thị
trường này chủ yếu là giới trẻ và hộ đình. Chính vì vậy, tâm lí của khách hàng là
thích mua đồ rẻ. Bên cạnh đó, Coca – cola còn có đối thủ cạnh tranh lớn là Pepsi
nên Coca – cola phải đưa ra mức giá cạnh tranh phù hợp, thường xuyên có
những chiến lược ứng phó.
c. Chính sách phân phối
Coca – cola đưa ra chính sách phân phối tại Việt Nam nhưng gặp vấn đề về
mặt chi phí phân phối còn rất cao nhất là chi phí về nhân công giao nhận hàng,
phân phối trực tiếp, nhỏ lẻ.
Quan hệ giữa các thành viên kênh là một trong những việc hết sức khó
khăn và gặp nhiều trở ngại với các nhà phân phối. một khi thiết lập được mối
quan hệ tốt thì các thành viên trong kênh sẽ dễ dàng tiến hành hợp đồng kinh
doanh một cách nhanh chóng. Đồng thời, việc thực thi các quyết định, điều
chỉnh giá bán, khuyến mại… mang tính tức thời sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy
nhiên, những xung đột trong kênh, sự tranh giành khách hàng giữa các kênh gây
nhiều bất lợi cho Coca – cola và do sự phân vùng, phân chia trách nhiệm, quyền
hạn chưa rõ ràng.
Nhiều nhà phân phối đã làm lợi cho bản thân bằng cách trong những đợt
khuyến mại thì các đại lý và nhà phân phối sẽ cân nhắc số lượng dự trữ trong
thời gian khuyến mại và sau thời gian khuyến mại là bao nhiêu để có thể cạnh
tranh với nhà phân phối, đại lí khu vực liền kề.
Tuy coca – cola đã đưa ra chính sách phân phối bao phủ cả nước nhưng vẫn
chưa đồng đều, mật độ bao phủ thị trường và tập trung vào các khu vực thị
trường nhỏ lẻ chưa có như: chợ cóc, khu vui chơi giải trí, hội chợ… Coca – cola
chưa có những nghiên cứu áp dụng đúng hình thức phân phối cho những ngủ

vực này, chủ yếu vẫn là phân phối tràn lan.
d. Chính sách xúc tiến yểm trợ
Để xây dựng thương hiệu, đánh bóng tên tuổi của mình bằng market quảng
cáo Coca – cola đã phải chi trả một khoản tiền rất lớn.Theo dữ liệu của Đại hội
10


Sales và Marketing Việt Nam 2016 đã đánh giá rằng giá của một lon Coca là
100% thì có chiếm tới 59,8% là chi phí cho marketing quảng cáo. Như vậy, tính
ra con số cho chí phí quảng cáo không hề nhỏ. Bên cạnh đó, ở các nước phát
triển mà Coca – cola phủ sóng đã có các đại lý giới thiệu sản phẩm Coca – cola
đến người tiêu dùng tuy nhiên hình thức này vẫn chưa có tại Việt Nam.
Marketing trực tiếp là hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng một
hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại sự đo
lường ở bất cứ mọi nơi tuy nhiên hình thức này vẫn chưa được áp dụng.

11


III. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
Coca – cola là một thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới với sự phủ
sóng ở trên 200 quốc gia được mọi người trên toàn thế giới biết đến. Qua đây, ta
có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ của hãng nước giải khát
này. Để có kết quả và thành công như vậy là cả một quá trình nỗ lực, cạnh tranh,
phấn đấu miệt mài cùng với trí óc của những nhà kinh doanh có tư tưởng lớn.
Chỉ trong hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Coca – cola đã nắm bắt tinh
thần thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam để hoạch định cho mình những
chiến lược, chính sách Marketing được coi là thành công tại thị trường đầy tiềm
năng này khi cạnh tranh cùng với đối thủ của mình như Pepsi, Tân Hiệp Phát…

Coca – cola đã luôn có những chiến lược cho từng giai đoạn,từng thời kì, với
cách chiến lược marketing hợp lí, đặc biệt là truyền thông marketing hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhờ có chiến lược cạnh tranh sáng tạo mà Coca – cola đã đem đến
sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng,đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việt.
Cola – cola đã thu về lợi nhuận cho công ty và đã tạo công ăn việc làm cho hàng
ngàn người lao động. Nhờ có Coca – cola mà giá các loại nước đồ uống, giải
khát luôn luôn ổn định trong nhiều năm
Tuy nhiên, bên cạnh đó,trong những năm tới Coca – cola cần điều chỉnh
các chiến lược marketing để có thể thâu tóm toàn diện thị trường nước giải
khát Việt Nam đầy tiềm năng này.
2. Khuyến nghị
Đối với tôi, tại thị trường nước giải khát Việt Nam Coca – cola cần thâu
tóm thị trường bán lẻ Coca – cola bởi đây cũng là những nơi tiêu thụ Coca –
cola và cần có chính sách giá riêng cũng như ưu đãi để bình ổn giá của những
nơi tiêu thụ nhỏ lẻ.

12


Thứ hai, tuy Coca – cola thâm nhập thị trường Việt Nam từ lâu nhưng độ
phủ song lại chưa đồng đều ở vùng sâu vùng xa, miền núi mà nhu cầu của họ
cũng rất cần do yếu tố môi trường, yếu tố vận chuyển, yếu tố cung cầu… ảnh
hưởng một phần đến chi phí … Chính vì vậy cần phải có những thay đổi trong
chính sách phân phối của công ty.
Thứ ba, Coca – cola tung ra rất nhiều chiến dịch khuyến mại nhằm quảng
cáo tuy nhiên chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn hay quảng cáo trên truyền
thông tuy nhiên lại tốn một phần chi phí rất lớn từ một phần lợi nhuận được thu.
Chính vì vậy, Coca – cola cần xây dựng lại chiến lược quảng cáo vừa có hiệu
quả,tốn ít kinh phí bằng nhiều cách như giảm thời gian báo chí trên tivi, lựa
chọn một số điểm có lợi để làm đại lí giới thiệu sản phẩm.


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>
2.

/>
3.

/>
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
1. Nội dung
Phần I:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
14


........................................................................
Phần II:
- Mặt tích cực:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
........................................................................
- Mặt tiêu cực:
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
......................................................................
2. Hình thức
- Bố cục :
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
......................................................................
- Hình ảnh :
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
......................................................................
- Văn phong trình bày :
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
......................................................................
3. Đánh giá chung
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
......................................................................

15



×