Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT CTCP(TEDI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.32 KB, 27 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT-CTCP(TEDI)

Cán bộ hướng dẫn

:

ThS. Phạm Văn Ccccc

Tên Sinh Viên

:

Doãn Phúc Taaa

Mã sinh viên

:

1141050222

Lớp

:



Điện Tử 6 – K11

Hà Nội, năm 2020


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2020
Người nhận xét


Mục lục


3


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một trong những công việc quan trọng trong quá
trình học tập của sinh viên, nó đánh dấu việc hoàn thành những kiến thức về lý
thuyết và phục vụ cho công việc làm đồ án tốt nghiệp sau này. Từ đây sinh viên
bắt đầu được tiếp cận với kiến thức thực tế và làm quen với công việc sau này.
Thực tập giúp cho sinh viên có thể tìm hiểu về những kiến thức mình đã học ở
trường được vận dụng và sử dụng trong thực tế như thế nào từ đó có những định
hướng ban đầu cho công việc. Quá trình thực tập sinh viên bắt đầu làm quen với
môi trường công việc từ cơ cấu tổ chức cơ quan, phần mềm thiết kế cho đến
công việc sản xuất.
Trong đợt thực tập này, em đã tiếp xúc được phần nào với các công nghệ
sản xuất tiên tiến từ các loại linh kiện điện tử như: tụ điện, IC, diot…, đến các
thiết bị máy móc có tính năng cao và các linh kiện cần thiết cho việc lắp giáp
các mạch điện tử. Hầu hết công việc đều được áp dụng tự động hóa xí nghiệp để
cải tiến và nó đã giúp con người tiết kiệm được sức lao động và có thể thay thế
được nhiều công nhân và thuận tiện hơn cho người sử dụng, nâng cao cả về chất
lượng và sản lượng cho sản phẩm đầu ra… từ đó thấy được rằng, ngoài việc học
lý thuyết trên lớp thì việc thực tập để được tiếp cận với các thiết bị máy móc
chuyên ngành rất quan trọng khi nó giúp cho sinh viên nhận biết một cách trực
quan và thực tế hơn rất nhiều.
Trong quá trình thực tập tại Phòng thiết kế-Văn phòng Tổng công ty tư
vấn thiết kế giao thông vận tải – CTCP(TEDI) với thời gian thực tập 8 tuần
(từ 23/12/2019 đến 29/02/2020), với nội dung yêu cầu cần nắm bắt trong thời
gian thực tập của bộ môn, với sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ phụ trách đơn
vị: Trần Nguyệt Ánh và các anh chị cán bộ kỹ thuật trong phòng thiết kế, em đã
hoàn thành đầy đủ các yêu cầu nội dung của đợt Thực Tập Tốt Nghiệp, cũng

như những kinh nghiệm rất quý báu cả về kiến thức chuyên ngành, tinh thần
4


đoàn kết, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp để làm hành trang cho công
việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng công ty Tư vấn thiết kế
giao thông vận tải(TEDI), cán bộ phụ trách đơn vị Trần Nguyệt Ánh và các
anh chị trong phòng đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em
trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: ThS.Phạm Văn Ccccc, giáo viên
hướng dẫn thực tập tốt nghiệp và các thầy giáo, cô giáo trong khoa đã nhiệt tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cũng như
trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2020
Sinh viên
Doãn Phúc Taaaa

5


Chương I: Giới thiệu về công ty
1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1 Sơ lược về công ty
- Tên công ty:
- Tên quốc tế:
- Tỉnh/ Tp:
- Loại hình công ty:
- Tổng giám đốc:

- Ngày thành lập:

Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông
vận tải - CTCP(TEDI)
TRANSPORT ENGINEERING DESIGN
INCORPORATED
278 - Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà
Nội
Tư vấn, thiết kế, lắp đặt và xây dựng
Phạm Hữu Sơn
27/11/1995

Logo của công ty
Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải – CTCP(TEDI) thành lập
năm 1962 tại Hà Nội với công việc trọng điểm là tư vấn thiết kế trong lĩnh vực
6


cầu đường, công trình giao thông, lắp đặt thiết bị tín hiệu, hạ tầng kỹ thuật, công
nghệ thông tin, máy tính và website. Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận
tải được liên kết với nhiều công ty thành viên được cổ phần hoá giúp cho công
ty được phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. v.v.
1.1.2 Các công ty thành viên
Tư vấn là một lĩnh vực hoạt động trí tuệ, sản phẩm tư vấn là loại sản phẩm
dịch vụ chất xám điển hình nhằm đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu của khách
hàng. Hoạt động tư vấn bao gồm các loại hình hoạt động có quan hệ hữu cơ là
Nghiên cứu – Thông tin – Đào tạo – Trợ giúp kỹ thuật. Để đáp ứng những yêu
cầu ngày càng cao của khách hàng, Tư vấn TEDI không ngừng phấn đấu học hỏi
nâng cao trình độ để có thể đi trước một bước. Hiện nay, Tổng công ty có hơn
50 công ty thành viên và nhiều doanh nghiệp liên kết đầu tư trải dài trên khắp cả

nước.
Một số cổ đông tổ chức và công ty thành viên:
-

Công ty cổ phần xử lý và xây dựng FECON

-

Công ty Oriental Consultants Global Co.

-

Công ty cổ phần từ vấn thiết kế đường bộ(HECO)

-

Trung tâm tư vấn thiết kế công trình

-

Trung tâm tư vấn giám sát và thiết kế xây dựng

-

Trung tâm tư vấn thiết kế địa chất công trình

-

Công ty tư vấn thiết kế cầu đường(TEDI-RECO)


-

Công ty tư vấn xây dựng Cảng – Đường thuỷ(TEDI-PORT)

-

Công ty tư vấn xây dựng Giao thông Thuỷ(TEDI-WECCO)
7


-

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng CTGT2(TECCO2)

-

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng CTGT4(TECCO4)

-

Trung tâm tin học tư vấn thiết kế GTVT

-

Trung tâm tư vấn kiến trúc xây dựng
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 17 tháng 12 năm 1962 Bộ Giao Thông vận tải ra quyết định số

1478/QĐ hợp nhất viện thiết kế Thuỷ Bộ và viện Thiết kế đường sắt thành một
viện lấy tên là Viện Thiết kế với 3 chức năng: Sản xuất – tham mưu và nghiên

cứu KHKT.
Tháng 5 năm 1973 Bộ Giao Thông vận tải ra quyết định tách tổ Nghiên
cứu Thiết kế cầu lớn ra khỏi viện để thành lập ban nghiên cứu thiết kế cầu
Thăng Long.
1975: Viện Thiết Kế đổi tên thành Viện Thiết kế giao thông.
Tháng 10 năm 1978 lực lượng KSTK đường thuỷ được tạch ra khỏi viện
thiết kế giao thông để thành lập Viện Khảo Sát thiết kế Đường thuỷ trực thuộc
Bộ Giao Thông vận tải.
Tháng 4 năm 1979 thực hiện quyết định của Bộ ban nghiên cứu thiết kế
cầu Thăng Long nhập lại Viện và tháng 1 năm 1980 đổi thành Phân Viện khảo
sát thiết kế Cầu Lớn – Hầm.
Ngày 7/12/1982 theo Quyết định số 1987/QĐ-TC của Bộ Giao Thông vận
tải Viện thiết kế Giao thông và viện Khảo sát thiết kế Đường thuỷ đã hợp nhất
thành Viện thiết kế GTVT.
Tổng số cán bộ viên chức của viện lúc này gần 1230 người, trong đó kỹ
sư chiếm tỷ lệ 30%.

8


Do đặc thu sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm đầu của
thập kỷ 90 Quyết định số 1182/QĐ_TCCB_LĐ ngày 16/6/1993 của Bộ giao
thông vận tải đổi Viện thành công ty Khảo sát thiết kế GTVT. Theo Quyết định
này công ty có các xí nghiệp, phân viện được hoạch toán kinh tế theo sự uỷ
quyền của Tổng giám đốc Công ty.
Tiếp đó tháng 5/1994 Công ty được cấp giấy phép hành nghề tư vấn xây
dựng.
Để có điều kiện phát triển nhanh hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
công tác tư vấn xây dựng GTVT. Theo Quyết định số 4898/TC ngày 27/11/1995
của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã Quyết định thành lập Tổng công ty tư

vấn thiết kế GTVT trên cơ sở hiện có của công ty khảo sát thiết kế GTVT với 5
công ty hoạch toán độc lập và 2 công ty hoạch toán phụ thuộc. Theo đề nghị của
tổng công ty 4/1996 Bộ ra quyết định thành lập các công ty thành viên. Tháng
5/1996 Bộ ra quyết định phê chuẩn điều lệ Tổng công ty và thành lập Trung Tâm
Tư vấn kiến trúc xây dựng.
Tháng 9/1996 thực hiện Quyết định của Bộ, Tổng công ty tiếp nhận thêm
một thành viên hoạch toán đọc lập là công ty tư vấn đường thuỷ từ Cục Đường
sông Việt Nam.
Cho đến nay Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT gồm các đơn vị:
 Khối quản lý
- Phòng Tổ chức cán bộ - lao động
- Phòng quản lý kinh doanh
- Phòng quản lý kỹ thuật
- Phòng quản lý kỹ thuật
- Phòng tài chính kế toán
- Văn phòng
- Văn phòng dự án
- Phòng chuẩn bị dự án
- Phòng cầu lớn- hầm
- Phong thiết kế công trình đường sắt và giao thông ĐT
- Phòng quy hoạch và sân bay
 Khối sản xuất
9


-

Công ty tư vấn Thiết kế Cầu lớn – Hầm(BRITEC)
Công ty tư vấn thiết kế đường bộ(HECO)
Công ty Tư vấn thiết kế Địa Chất công trình

Công ty tư vấn thiết kế Cầu đường(TEDI-RECO)
Công ty tư vấn xây dựng cảng - Đường thuỷ(TEDI-PORT)
Công ty tư vấn XD giao thông thuỷ(TEDI-WECCO)
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng CTGT2(TECCO2)
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng CTGT4(TECCO4)
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng CTGT5(TECCO5)
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng CTGT7(TECCO7)
Trung tâm tin học tư vấn thiết kế GTVT
Trung tâm tư vấn kiến trúc xây dựng
Xưởng hồ sơ

Tư vấn là một lĩnh vực hoạt động trí tuệ, sản phẩm tư vấn là loại sản
phẩm dịch vụ chất xám điển hình nhằm đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu của
khách hàng. Hoạt động tư vấn bao gồm các loại hình hoạt động có quan hệ hữu
cơ là Nghiên cứu – Thông tin – Đào tạo – Trợ giúp kỹ thuật. Để đáp ứng những
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, Tư vấn TEDI không ngừng phấn đấu
học hỏi nâng cao trình độ để có thể đi trước một bước.
Trong thời gian qua, TEDI đã có những bước phát triển toàn diện và mạnh
mẽ cả về chất và lượng. Hầu hết các dự án lớn đã hoàn thành và đưa vào sử
dụng của ngành GTVT đều có sự đóng góp công sức và trí tuệ của cán bộ
CNVC TEDI. Hàng loạt các công trình xây dựng như các cầu Vĩnh Tuy, Thủ
Thiêm, Rạch Miễu, Cần Thơ…, các đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Giẽ- Ninh
Bình, TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương…, các cảng Vũng Áng, Cái Lân… đã và
đang làm thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng GTVT, đóng góp một phần to lớn vào
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư tư vấn đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao là nhiệm vụ hàng đầu luôn được TEDI quan
tâm thực hiện. Bên cạnh đó, TEDI đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008. TEDI là doanh
nghiệp tư vấn đầu tiên trong ngành GTVT được cấp chứng chỉ Quốc tế về hệ

10


thống quản lý chất lượng ISO 9001 với phương châm nâng cao chất lượng các
dịch vụ tư vấn, hướng tới khách hàng và lợi ích cộng đồng.
Xây dựng và hình thành nét văn hoá truyền thống của TEDI, lấy chất
lượng, uy tín, tính đáp ứng làm mục tiêu hàng đầu của một doanh nghiệp tư vấn,
phát huy nội lực, đồng thời kế thừa những thành tựu KHCN, tổ chức quản lý tiên
tiến trên thế giới, tận dụng cơ hội hội nhập để phát triển.
Với kinh nghiệm và truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành,
trước các yêu cầu đòi hỏi mới, đặc biệt sau khi Việt Nam ra nhập WTO, mỗi đơn
vị, cá nhân trong TEDI luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường và cả xã hội, góp phần tạo nên những
công trình to đẹp, bền vững cho đất nước, ghi đậm dấu ấn TEDI.
1.1.4 Các danh hiệu công ty đạt được
Trong những năm qua Tổng công ty đã không ngừng phấn đấu, trưởng
thành và ngày càng phát triển. Với những thành tích đã đạt được qua các thời kỳ,
tổng công ty đã vinh dự được đón nhiều phần thưởng cao quý.
 Các phần thưởng tập thể
-

Danh hiệu anh hung lao động (200)- Công ty tư vấn thiết kế Cầu
lớn – Hầm

-

01 Huân chương Độc lập hạng 2(1997)

-


01 Huân chương Độc lập hạng 3(1987)

-

39 Huân chương lao động (4 hạng 1; 7 hạng 2; 28 hạng 3)

-

05 Huân chương kháng chiến hạng 3

-

16 Huân chương Lao động, tự do và Hữu nghị của nước CHND
Campuchia và CHDCND Lào tặng
11


-

01 Lẵng hoa của chủ tịch Hồ Chí Minh

-

02 Lẵng hoa của chủ tịch Tôn Đức Thắng
Cờ thi đua xuất sắc hang năm của Bộ GTVT (từ năm 1965 đến năm

1996)
 Các phần thưởng cá nhân
-


01 phần thưởng Hồ Chí Minh

-

12 Huân chương lao đọng hạng 3

-

620 Huân chương kháng chiến

-

31 Huân chương “Vì sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân và tổ
chức Công đoàn”

-

05 Huân chương “Vì thế hệ trẻ”

-

495 Huân chương “Vì sự nghiệp giao thông vận tải”

-

72 Bằng lao đọng sang tạo

-

08 Huân chương vì sự tiến bộ của phụ nữ


-

01 Danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc và nhiều bằng khen các
danh hiệu thi đua cao quý khác.

1.1.5 Mục tiêu của Tổng công ty
Giữ vững và phát huy truyền thống của công ty là một trong những đơn vị
Tư vấn thiết kế mạnh của ngành giao thông vận tải, phấn đấu đưa Tổng công ty
trở thành một đơn vị tư vấn khu vực, quốc tế cả về năng lực, trình độ, quy mô và
lĩnh vực hoạt động.

12


Luôn quán triệt “Chính sách chất lượng” của Tổng công ty, xây dựng một
đội ngũ cán bộ vững vàng về phẩm chất, có đủ năng lực quản lý giỏi về chuyên
môn, nghiệp vụ, hiểu biết phát luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, tinh thông về
ngoại ngữ tin học và có khả năng sang tạo ứng dụng công nghệ mới trên cơ sở
trang thiết bị hiện đại.
Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ quan tư vấn lớn trong và ngoài nước.

1.2 Các quy định nội bộ
- Trước khi vào xưởng làm việc, nhân viên cần phải mặc áo đồng phục của
công ty, có thẻ nhân viên và điểm danh bằng vân tay.
- Không được mang thuốc lá, bật lửa, các vật sắc nhọn trên 5 cm, các chất
dễ gây cháy nổ vào trong xưởng làm việc.
- Thực hiện vệ sinh theo tiêu chuẩn của công ty









-

Sắp xếp
Sạch sẽ
Sẵn sang
Săn sóc
Sàng lọc
An toàn
Tiết kiệm
Bảo mật

Sàng lọc: Seiri hay Sàng lọc có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng
theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực
hành 5S. Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần
thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng.

-

Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp
theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ
tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.

-


Sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua
việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật
13


dụng và khu làm việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm
thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác của máy móc thiết
bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).
-

Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4,
các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến
tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp.

-

Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong
cho mọi người trong thực hiện 5S.

-

An toàn: phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra trong công việc, dảm bảo
sức khỏe cho người lao động.

-

Tiết kiệm: Có ý thức về giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản
phẩm nhưng giá thành thấp nhất, có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản chung.
Bảo mật: Có ý thức giữ gìn, bảo mật thông tin của công ty.


- Trong khi làm việc:
• Không được nói chuyện, không bật chuông điện thoại, nghe điện
thoại trong giờ làm việc, không tự ý đổi chỗ làm việc của minh,
không được tự ý dời khỏi vị trí làm việc. Khi muốn ra khỏi truyền
cần báo ngay cho cán bộ quản lý chuyền để được nhận thẻ dời
truyền. Thao tác làm việc phải làm theo trình tự hướng dẫn của
EOP.
• Cần chú ý đến yêu cầu 5s tại vị trí thao tác của mình, các dụng cụ
hộ trợ cần được để ngay ngắn, đúng vị trí và được định kỳ làm
sạch. Khi làm việc có vật liệu, sản phẩm lỗi cần đặt đúng vào vị trí
để vật liệu lỗi. Bàn làm việc phải sạch sẽ không có dị vật bụi bẩn.
Rác cần bỏ vào thùng rác.
• Trong quá trình test sản phẩm nếu bị lỗi 3 lỗi liên tiếp có cùng mã
lỗi cần báo ngay cho cán bộ quản truyền để xử lý.
- Trong giờ giải lao
Không được nói chuyện to, làm ồn, bật nhạc điện thoại, không ăn đồ
ăn vặt như bánh kẹo, vỏ hạt dưa. Rác cần bỏ vào thùng rác.
14


- Đến giờ tan ca
Trước khi rời truyền cần nhớ cầm theo dây tĩnh điện, bao tay tĩnh điện,
khẩu trang, vệ sinh 5s tại vị trí làm việc, các dụng cụ hỗ trợ cần để ngay
ngắn. Sau đó nhân viên phải xếp hàng rồi mới được ra về.

Chương II: Các quy định về an toàn lao động
2.1 An toàn lao động
- An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá
trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người
lao động.

2.1.1 Điều kiện lao động
- Trong quá trình hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong
một điều kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động.
15


- Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được
biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao
động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí
chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong
mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện
nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý
của người lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như
một yếu tố gắn liền mới điều kiện lao động.
- Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời
trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh
hưởng, tác động của chúng đến người lao động như thế nào ? Từ đó mới
có thể có được những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và
có các biện pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức
khoẻ người lao động.
2.1.2 Tai nạn lao động
Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột
ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn
thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận
nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn
chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ
thể (nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại :
- Tai nạn lao động chết người.
- Tai nạn lao động nặng.

- Tai nạn lao động nhẹ.
2.1.3 Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường
xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người
16


lao động. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc
liên quan đến nghề nghiệp (Profession).
2.1.4 Trang bị bảo hộ cá nhân
Việc trang bị cá nhân bảo hộ lao động cho các công nhân, kỹ sư là
công việc cần được chú trọng nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động tại
các nhà máy, xí nghiệp.
Các sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động phổ biến hiện nay :
- Quần áo bảo hộ : chống cháy, chống bám, chống thấm, chống axit,
phản quang.
- Giày bảo hộ : Gia cố bằng kim loại, bảo về đầu ngón chân, chống
thấm nước.
- Mũ bảo hộ : chống va đập, chịu lực, bảo vệ vùng đầu.
- Kính bảo hộ : chống tia lửa, bảo vệ vùng mắt.
- Găng tay bảo hộ : cách nhiệt, chống cháy, gồm găng tay kim loại và
găng tay vải.
- Tai chống ồn : chống ô nhiễm âm thanh, âm thanh công suất lớn
gây hại cho màng nhĩ.
- Mặt nạ bảo hộ : chống các tia lửa bắn vào mắt.

2.2 Vệ sinh trong lao động
Phân loại bệnh nghề nghiệp theo tác hại và các biện pháp phòng ngừa
bệnh nghề nghiệp.
Các yếu tố vi khí hậu của môi trường lao động :

-

Nhiệt độ không khí
Độ ẩm
Tốc độ gió
Bức xạ nhiệt

2.2.1 Phòng chống bụi trong lao động sản xuất
- Bụi gây tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hoá.

17


- Tổn thương đường hô hấp. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm
họng, viêm phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen, ...
- Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hít vào phổi gây tổn thương
đường hô hấp. Khi ta thở, nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường
hô hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 bị giữ lại ở hốc mũi tới
90%. Các hạt bụi có kích thước (2-5) [micromet] dễ dàng vào tới phế
quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào vây quanh và tiêu diệt
khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các
bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, siderose, ...)
- Bệnh phổi nhiễm bụi: Thường gặp ở các ngành khai thác chế biến vận
chuyển quặng đá, kim loại, than, vv...
- Bệnh silicose: Là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ,
thợ làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa, ... chiếm 4070% trong tổng số các bệnh
về phổi. Ngoài ra còn có các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiang),
aluminose (bụi boxit, đất sét), siderose (bụi sắt).
- Bệnh ngoài da: Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ
chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến

nhờn, gây ra mụn, lở loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
- Bệnh đường tiêu hoá: Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có thể
làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
- Bụi gây chấn thương mắt: bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc
làm giảm thị lực.
- Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây
cháy nổ, rất nguy hiểm.
2.2.2 Phòng chống nhiễm độc trong lao động sản xuất
- Chất độc công nghiệp là những hóa chất dùng trong sản xuất, khi xâm
nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý.
18


- Độc tính hóa chất khi vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ
thể yếu, sẽ có nguy cơ gây bệnh. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất
gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Tính độc hại của các hoá chất phụ thuộc
vào các loại hoá chất, nồng độ, thời gian tồn tại trong môi trường mà
người lao động tiếp xúc với nó. Các chất độc càng dễ tan vào nước thì
càng độc vì dễ thấm vào các tổ chức thần kinh của ngươi và gây tác hại.
- Trong môi trường sản xuất có thể cùng tồn tại nhiều loại hoá chất độc hại.
Các loại hoá chất có thể gây độc hại: CO, C 2H2, MnO, ZO2, hơi sơn, hơi
ôxid crom khi mạ, hơi các axit, ... Nồng độ của từng chất có thể không
đáng kể, chưa vượt quá giới hạn cho phép, nhưng nồng độ tổng cộng của
các chất độc cùng tồn tại có thể vượt quá giới hạn cho phép và có thể gây
trúng độc cấp tính hay mãn tính.
- Hoá chất độc có trong môi trường sản xuất có thể xâm nhập vào cơ thể
qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và qua việc tiếp xúc với da.

Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật:
- Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực sản xuất.

- Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ ràng.
- Chú ý công tác phòng cháy chữa cháy.
- Tự động hoá quá trình sản xuất hoá chất.
- Tổ chức hợp lý hoá quá trình sản xuất: bố trí riêng các bộ phận toả ra
hơi độc, đặt ở cuối chiều gió. Phải thiết kế hệ thống thông gió hút hơi
khí độc tại chỗ.
2.2.3 Cấp cứu
- Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay quần áo bị nhiễm độc, ủ ấm
cho nạn nhân.

19


- Cho ngay thuốc trợ tim, hay hô hấp nhân tạo, nếu bị bỏng do nhiệt phải
cấp cứu bỏng, rửa da bằng xà phòng, nơi bị thấm chất độc kiềm, axit phải
rửa ngay bằng nước sạch.
- Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng đưa cấp cứu bệnh viện.
2.2.4 Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật
-

Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực sản xuất.
Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ ràng.
Chú ý công tác phòng cháy chữa cháy.
Tự động hoá quá trình sản xuất hoá chất.

Tổ chức hợp lý hoá quá trình sản xuất, bố trí riêng các bộ phận toả ra hơi
độc, đặt ở cuối chiều gió. Phải thiết kế hệ thống thông gió hút hơi khí độc tại chỗ
2.2.5 Dụng cụ phòng hộ cá nhân
-


Phải trang bị đủ dụng cụ bảo hộ lao động như mặt nạ phòng độc,

-

găng tay, ủng, khẩu trang, ....
Chống ồn và chống rung trong lao động sản xuất.
Chiếu sáng trong sản xuất.
Kỹ thuật an toàn.

2.2.6 Hoạt động Phòng cháy chữa cháy
Phòng cháy chữa cháy: Là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật
nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng
thời tạo những điều kiện thuận lợi, phù hợp đảm bảo cho công tác cứu người,
cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm đến mức thấp nhất
các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

20


Chương III: Tổ chức và quản lý sản xuất
3.1 Bộ phận làm việc khi thực tập
Với chuyên ngành điện tử, được sự đồng ý giữa nhà trường và công ty, em
được phân công về bộ phận thiết kế và sửa chữa thiết bị tín hiệu. Quá trình thực
tập hơn 2 tháng (từ ngày 23/12/2019 – 29/2/2020).
3.1.1 Giới thiệu về bộ phận
Bộ phận thiết kế và sửa chữa là bộ phận chuyên phụ trách về các vấn đề
liên quan đến gia công sản phẩm, kiểm tra lỗi và test đầu ra (check lỗi, kiểm tra
phần mềm test, hệ thống sau khi hoàn tất …).
3.1.2 Công việc khi thực tập
Trong quá trình thực tập em đã được các anh chị trong bộ phận hướng dẫn

nhiệt tình về lưu trình làm việc trong bộ phận trong đó, em được hướng dẫn trực
tiếp gia công và hoàn thiện sản phẩm đầu ra, một vài công việc tại chuyền lắp
ráp như lắp tản nhiệt cho bản mạch, testing bản mạch qua các trạm trung
chuyển, bấm dây anten , bắt vít để cố định cho bản mạch, đóng nắp sản phẩm,
đóng gói và vận chuyển hang vào kho để xuất cảnh.
Công việc:
- Cắt khung phôi, định hình sản phẩm theo mẫu.
21


Khuôn sử dụng bằng nhựa tổng hợp có khả năng chịu nhiệt và
va đập cao, bởi lò hàn có nhiệt độ 181 – 200 nếu không chịu được
nhiệt độ cao có thể gây biến dạng khuôn làm hỏng chi tiết, khuôn
thường có nhiều chốt định vị giúp định vị vị trí bản mạch trong quá
trình hàn trong lò tránh hiện tượng tràn thiếc trên bản mạch gây hỏng
bản

mạch.

Công việc cần sự cẩn thận vì có thể làm hỏng các chốt định vị của
khuôn
- Hàn linh kiện vào bo mạch the bo mẫu.
Sau khi các bản mạch được qua lò hàn để hàn chân linh kiện, cần
tháo bản mạch ra khỏi khuôn và đưa lên chuyền để làm các công đoạn
tiếp theo.

- Gắn mạch vào khung, đi dây led và cấp nguồn.
Bản mạch sẽ tiếp tục được lắp thêm tản nhiệt để tránh hiện tượng
khi thiết bị hoạt động sẽ có dòng điện cấp vào sinh ra nhiệt sẽ gây
hỏng mạch dẫn đến hỏng thiết bị gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của

công ty. Nên công việc này rất quan trọng và được kiểm tra rất kĩ
lưỡng
- Kiểm tra tín hiệu đầu ra như sự ổn định và ánh sang tín hiệu đều.
Các sản phẩm sau khi được lắp ráp hoàn thiện sẽ tiếp tục được test
nguồn, các thông số kỹ thuật được quy định. Mỗi sản phẩm sẽ mất
khoảng vài phút để kiểm tra. Chỉ khi PASSED thì sản phẩm sẽ được
chuyển sang dây chuyền đóng gói. Còn khi FAIL sản phẩm sẽ được
kiểm tra lại lần 2 nếu vẫn vậy thì sẽ ghi mã lỗi rồi để đúng khu vực
quy định.
- Dán tem chống giả:
Mọi thiết bị được sản xuất tại Công ty đều được hợp tác và sản xuất
với nhiều khâu đoạn nhưng vẫn thuộc sự quản lý và giám sát của công
ty. Tuy nhiên việc thị trường xuất hiện những thiết bị giả, nhái hàng là
22


điều có thể xảy ra. Vì thế, việc dán tem, chống giả là việc hết sức quan
trọng. Tem chống giả được dán ở cả 2 vị trí trên sản phẩm và ngoài
hộp chống sốc.
- Đóng gói và hoàn tất sản phẩm
Là công việc cuối cùng để hoàn tất sản phẩm. Mỗi một thùng đựng
hàng sẽ có số lượng nhất định. Thực hiện quét mã vạch trên từng thiết
bị rồi đóng vào túi, hộp và thùng cùng với dây nguồn. Số lượng dây
nguồn cũng phải đủ tránh bị thừa hoặc thiếu. Ngoài vỏ thùng cũng
được dán tem chống hang giả và tên công ty sản xuất.
Sau khi hoàn tất các công đoạn trên sản phẩm sẽ được kiểm tra và nhập số
lượng. cán bộ quản lý sẽ gửi mail và chuyển sản phẩm sang kho để vận chuyên
theo số lượng được đặt sẵn.
Chú ý!
Trong quá trình thao tác cần sử dụng khẩu trang hoạt tính, găng tay bông,

…để đảm bảo sức khỏe vì nhiệt độ tại lò cao, có nhiều bụi và có mùi thiếc độc
hại cho sức khỏe.

3.2 Kinh nghiệm tích luỹ và các lớp đào tạo ngắn hạn
Trong quá trình thực tập em đã trau dồi được nhiều kỹ năng, biết them
được nhiều linhc vực liên quan không chỉ có trong điện tử., em nhận thấy kiến
thức trên trường rất có ích cho em khi trực tiếp sản xuất ( kiến thức về lập trình ,
mạch điện tử , Tiếng Anh chuyên ngành,...) bên cạnh đó, bản thân cũng đã cố
gắng học hỏi tiếp thu các kinh nghiệm quý báu mà các anh chị truyền đạt. Giúp
em không chỉ hoàn thành tốt kỳ thực tập mà còn có thêm rất nhiều kinh nghiệm
bổ ích có cho công việc sau này.
Ngoài việc trực tiếp tham gia sản xuất, công ty còn mở các lớp đào tạo
ngắn hạn và dài hạn, phân công các anh chị cán bộ hoặc các kỹ sư đầu ngành, kỹ
sư nước ngoài trực tiếp đứng lớp giới thiệu và hướng dẫn quy trình tổ chức và
23


sản xuất tại từng bộ phận, ban ngành. Không chỉ dừng lại ở đó, công ty còn hỗ
trợ học ngoại ngữ để thuận lợi hơn trong công việc, giúp phần hội nhập nhanh
với các nước trên thế giới.
Ngoài ra, công ty còn tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu giữa các bộ
phận ban ngành khác để mọi người tìm hiểu, làm quen giúp cho sinh viên chúng
em có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp, trau dồi và tiếp thu thực tế hơn.

Chương IV: Ý kiến cá nhân
4.1 Kết quả đạt được trong quá trình thực tập
- Trong quá trình thực tập em đã được làm rất nhiều công việc khác nhau
của công ty giao. Công ty đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với công
việc của một công ty lớn.
- Trong thời gian thực tập tại công ty em đã được rèn luyện và thực hiện

được tốt nội quy của công ty trước và trong khi làm việc.
- Công ty và nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho em thực tập trong môi
trường lành mạnh và trong lành.
- Công ty góp phần giúp em cọ sát rất nhiều với áp lực công việc lớn.
- Sau thời gian thực tập em học hỏi được khá nhiều kinh nghiệm quản lí sản
xuất và phân tích những lỗi thường gặp trong quá trình sản xuất của công
ty.

4.2 Nhận xét
- Trong thời gian làm việc tại Tổng công ty em nhận thấy Tổng công ty bố
trí hệ thống công nghệ tương đối hợp lý.
- Điều kiện và khí hậu tương đối tốt, ngoài ánh sáng tự nhiên, trong xưởng
và văn phòng còn bố trí hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý giúp công nhân,
nhân viên làm việc tốt trong điều kiện không thuận lợi, có hệ thống phòng
cháy chữa cháy.
24


- Cách quản lý hệ thống công nghệ và quản lý con người tương đối hợp lý
vì thế nâng cao năng xuất lao động.
- Công tác bảo hộ lao động tốt.

4.3 Ý kiến cá nhân
4.3.1 Về phía công ty
Công ty bổ sung nhiều công việc có liên quan đến lĩnh vực điện tử,
cơ khí hơn để tạo hành trang vững chắc hơn nữa cho sinh viên thực tập tốt
nghiệp sau khi ra trường.
Vẫn còn một số vị trí làm việc độc hại và vất vả. vì vậy công ty nên
có biện pháp khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho công nhân như sử dụng
máy móc thay thế.

Cần kiểm tra máy móc định kì thường xuyên tránh xảy ra hiện tượng
máy hỏng dẫn đến số lượng sản phẩm được đề ra không hoàn thành kịp tiến
độ, gián đoạn và ảnh hưởng đến người quản lý, giám sát phụ trách.
Công ty cần khắt khe hơn trong quá trình ăn uống để công nhân có
thể có 1 bữa ăn ngon miệng để có sức khỏe cống hiến cho công ty lâu dài.
4.3.2 Về phía nhà trường
Để đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu của công việc em xin có ý kiến như sau:
Khoa và nhà trường nên đưa các linh kiện điện tử mới vào giảng dạy, sử
dụng các phần mềm chuyên nghiệp hơn, nâng cao chất lượng thực hành, trang bị
các thiết bị mới và tiên tiến hơn để sinh viên được tiếp cận với thiết bị hiện đại,
các môn học xen kẽ cho sinh viên làm báo cáo, thuyết trình để tăng khả năng
làm việc nhóm, khả năng tìm hiểu và kĩ năng mềm. Tăng thêm vốn từ tiếng anh
chuyên ngành để đưa vào giảng dạy.
Ưu tiên nguồn lực xây dựng cho được các mô hình rèn nghề và tực tập
nghề nghiệp của sinh viên. Đẩy mạnh xã hội hoá về xây dựng mô hình rèn nghê,
thực tập trong trường sớm.
25


×