Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Phong cách tư duy hồ chí minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Dung

Phong cách tƣ duy Hồ Chí Minh với việc
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở nƣớc ta hiện nay.

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Dung
PHONG CÁCH TƢ DUY HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN
LÝ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS. Đặng Xuân Kỳ

Hà Nội - 2008



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Dung


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**********

ĐƠN XIN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Kính gửi: Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
Đồng kính gửi: Ban chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Chính trị
Tên tôi là Nguyễn Thị Thanh Dung
Sinh ngày: 17- 02 – 1981.
Cơ quan công tác: Trường Đại học Giao thông Vận tải
Được công nhận là học viên cao học hình thức đào tạo: Không tập
trung. Thời hạn từ năm 2005 – 2008 theo Quyết định số 2539/ XHNV
KH&SĐH ngày 02 – 11 – 2005 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau một thời gian học tập và
thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập
theo quy định cho học viên cao học cùng đề tài luận văn là: “Phong cách tư
duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước
ta hiện nay”.
Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn cho phép tôi được bảo vệ luận văn trước Hội Đồng chấm luận văn
Thạc sỹ.
Tôi xin trân thành cảm ơn./.
Hà nội, ngày 15 tháng 11 năm 2008
Người làm đơn

Nguyễn Thị Thanh Dung


Mục lục
Trang
Lời cam đoan……………………………………………………………..…….i
Mục lục ………………………………………………………………………..ii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Mở đầu……………………………………………………….........1
1. Tính cấp thiết của luận văn……………………………………………1
2. Tình hình nghiên cứu …………………………………………………2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn……………………………….….3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...………………………….4
6. Đóng góp của luận văn…………….………………………………….4
7. Kết cấu của luận văn…………………………………………………..4

Nội dung
Chƣơng 1: Phong cách tƣ duy Hồ Chí Minh…………..……….5
1.1 – Khái quát chung về phong cách tƣ duy……………...……………...5
1.1.1 – Kh¸i niÖm phong c¸ch…………………………………………….5
1.1.2 - Khái niệm tư duy………………………….……………………..12
1.1.3 - Phong cách tư duy………………………………………………14

1.2. Phong c¸ch t­ duy Hå ChÝ Minh…………………………………….16
1.2.1. Cơ sở hình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh ...………….16
1.2.1.1 - Tư duy dân tộc Việt Nam….....................………….………15
1.2.2.2 - Tư duy phương Đông ……………………………….…….21
1.2.2.3 - Tư duy phương Tây…………………………..…………….23
1.2.2.4 - Tư duy biện chứng Mác – xít ………………………….......25
1.2.2.5 – Nhân tố chủ quan thuộc của Hồ Chí Minh…………..…….27
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh…..…….30
1.2.2.1 – Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo…………………………...30
1.2.2.2 – Mọi suy nghĩ đều xuất phát từ thực tiễn…………………...37
1.2.2.3 – Kế thừa và phát triển………………..……………………..45


1.2.2.4 Gn ý chớ, tỡnh cm cỏch mng vi tri thc khoa hc..48
1.2.2.5 C th, thit thc v hiu qu...55
1.2.2.6 Linh hot, mm do..62
Tiu kt chng 1 ............69

Chng 2: Xõy dng phong cỏch t duy H Chớ Minh trong
i ng cỏn b lónh o, qun lý nc ta hin nay71
2.1. Thực trạng phong cỏch t- duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở nước ta hiện nay72
2.1.1. Ưu điểm.....73
2.1.2. Nhược điểm89
2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên.101
2.2. xut mt s gii phỏp nhm xõy dng phong cỏch t duy ca i
ng lónh o, qun lý theo phong cỏch t duy H Chớ Minh105
2.2.1. i mi t duy v cỏn b v cụng tỏc cỏn b ca ng v Nh
nc, cụng tỏc kim tra, giỏo dc, rốn luyn v bi dng lý lun i vi cỏn
b..105

2.2.2. ng cn giỏo dc phong cỏch núi chung v c bit l phong
cỏch t duy H Chớ Minh trong i ng cỏn b lónh o, qun lý .108
2.2.3. Cn to mụi trng thc tin ngi cỏn b phỏt huy t duy t
ch, sỏng to ng thi to iu kin nhõn dõn c thc thi quyn lm
ch trong vic qun lý giỏm sỏt cỏn b110
2.2.4. Ngi cỏn b lónh o, qun lý cn t nõng cao tinh thn hc
tp, rốn luyn phong cỏch t duy ca bn thõn....111
Tiu kt chng 2...115
Kt lun.118

Danh mc ti liu tham kho.....122



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã để lại
cho toàn Đảng, toàn dân tài sản tinh thần to lớn, mang giá trị nhân văn cao cả.
Đó là tư tưởng, đạo đức, tác phong, là toàn bộ sự nghiệp của Người. Ngay từ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951), Đảng ta chỉ rõ: “Đường lối chính
trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối,
tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch, của Mác, Ăngghen, Lênin,
Xtalin. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức
cách mạng của Hồ Chủ tịch”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) lại
khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động”.
Việc nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu rất quan trọng đối với tất cả cán bộ, đảng
viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin không
chỉ là học tập những nguyên lý lý luận, mà còn là học tập phương pháp tư duy

biện chứng, phương pháp luận của Mác - Ăngghen - Lênin; học tập tư tưởng Hồ
Chí Minh không chỉ là học tập những tư tưởng, đạo đức của Người, mà còn
phải học cả phong cách của Người, đặc biệt là phong cách tư duy. Chính những
nét đặc sắc trong phong cách tư duy đã giúp Người vận dụng sáng tạo và thành
công chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta. Vì vậy, tìm hiểu
phong cách tư duy Hồ Chí Minh, chỉ ra bản chất, những đặc trưng cơ bản của
phong cách tư duy ấy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với chúng ta
hiện nay. Nó góp phần khắc phục các căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo
điều, duy ý chí trong cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói
riêng; đồng thời, góp phần từng bước xây dựng phong cách tư duy khoa học,
nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên nhằm vận dụng sáng tạo,

1


thành công chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây
dựng đất nước hôm nay.
Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của mảng đề tài, tác giả
lựa chọn đề tài “Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” làm luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu
Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách tư duy Hồ Chí Minh
nói riêng là mảng đề tài còn ít được nghiên cứu. Cho tới nay, chưa có nhiều
công trình nghiên cứu riêng về phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Trước đây ta
thường dùng khái niệm “tác phong” Hồ Chí Minh. Từ Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ V của Đảng, khái niệm “phong cách” mới được đặt ra khi yêu cầu
xây dựng phong cách làm việc lêninnít. Đến Đại hội VI của Đảng, khái niệm
“phong cách” gần như thay thế cho khái niệm tác phong. Cho đến nay, các công
trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh tiêu biểu như:
Cuốn Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh do TS. Trần Văn Phòng

(Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Đây là một trong những tác
phẩm đầu tiên nghiên cứu chuyên biệt về phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Tác
phẩm là sự tập hợp nhiều bài viết đề cập đến một số nét trong phong cách tư
duy Hồ Chí Minh và phong cách tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta.
Thông qua tác phẩm này có thể khai thác nhiều ý kiến quí báu phục vụ cho
luận văn.
Cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1997 của GS. Đặng Xuân Kỳ nghiên cứu về phương pháp và
phong cách Hồ Chí Minh một cách tương đối hoàn chỉnh. Đây là công trình
nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và là một trong số ít tác phẩm đầu tiên khai
thác mảng phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm này tác
giả đề cập đến một số phong cách Hồ Chí Minh như: Phong cách tư duy, phong
cách sinh hoạt, phong cách ứng xử...
Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 đề cập đến

2


quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng
thời nêu rõ phương pháp cách mạng và những phong cách nổi bật mà Người đã
sử dụng trong quá trình lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Tác phẩm Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội, 2005, GS. Song Thành cũng đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh nhưng
chuyên về phong cách ngoại giao của Người.
Các công trình trên đã phần nào góp phần sáng tỏ hơn phong cách,
phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của những đề tài này, luận
văn có thể kế thừa, phát triển vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
chuyên biệt về phong cách tư duy Hồ Chí Minh và vận dụng trong xây dựng đội

ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta một cách hoàn chỉnh và có hệ thống. Vì
vậy, đề tài mà học viên lựa chọn không trùng với các công trình khoa học đã
được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Làm rõ những nội dung cơ bản về phong cách tư duy Hồ Chí Minh từ
đó vận dụng vào việc xây dựng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ khái niệm : “phong cách”, “phương pháp”, “tư duy”, “tư
tưởng” và phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm ấy.
- Phân tích cơ sở hình thành và những đặc trưng cơ bản của phong cách
tư duy Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng phong cách tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý
nứơc ta và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng trên.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng phong cách tư duy của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phong cách tư duy Hồ Chí Minh.

3


- Cán bộ lãnh đạo, quản lý.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh
- Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
- Trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lênin, luận văn vận dụng

phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời sử dụng một số
phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh…
6. Đóng góp của luận văn
Là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về phong cách tư
duy Hồ Chí Minh một cách có hệ thống. Cụ thể:
- Phân tích và hệ thống hoá những cách hiểu khác nhau về khái niệm
“phong cách”, “phương pháp”, “tư duy”, “tư tưởng”, từ đó đưa ra quan điểm
của tác giả về các khái niệm này.
- Phân biệt “phong cách” với “phương pháp”; “tư duy” với “tư tưởng” ;
“phong cách tư duy Hồ chí Minh” với “phương pháp tư duy Hồ Chí Minh”.
- Khái quát hoá cơ sở hình thành và những đặc trưng cơ bản của phong
cách tư duy Hồ Chí Minh.
- Tác giả nêu ra thực trạng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây
dựng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

4


NỘI DUNG
Chương 1
PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái quát chung về phong cách tư duy
Mỗi con người đều có một phong cách riêng. Hoàn cảnh gia đình, môi
trường văn hoá, hoàn cảnh xã hội, quá trình giáo dục, nghề nghiệp, vị trí xã hội,
đặc biệt là cách ứng xử của bản thân là những yếu tố hình thành phong cách của

con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách riêng, phong cách của
một lãnh tụ mang phong cách của con người Việt Nam bình thường, phong
cách của một công nhân, một trí thức, mang dáng dấp của một ông đồ xứ nghệ.
Nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh, các nhà khoa học cũng như
nhiều nhà hoạt động chính trị ở trong và ngoài nước thường đề cập đến phong
cách sinh hoạt, phong cách làm việc, phong cách tư duy, phong cách nói và
viết, … Luận văn này chỉ tập trung vào phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Tất
nhiên, trong hệ thống phong cách Hồ Chí Minh thì phong cách tư duy giữ vai
trò chủ đạo, chi phối và được thể hiện thông qua các phong cách khác. Vì vậy,
để hiểu phong cách tư duy Hồ Chí Minh cần tìm hiểu thông qua những hành
động cụ thể, nói cách khác là thông qua phong cách làm việc, phong cách ứng
xử, phong cách sinh hoạt, phong cách nói và viết của Người. Vậy, trước hết cần
làm rõ ba khái niệm: “phong cách”, “tư duy” và “phong cách tư duy” là gì?
1.1.1. Khái niệm “phong cách”
Trong lịch sử tư tưởng phương Đông và phương Tây, khái niệm “phong
cách” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau;
Theo nghĩa hẹp, khái niệm “phong cách” chỉ giới hạn trong văn học
nghệ thuật. “Nó được thể hiện ở những đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng
và nghệ thuật, những đặc trưng thẩm mỹ và ổn định về nội dung và hình thức

5


thể hiện, tạo nên những giá trị độc đáo của một nghệ sỹ”. Người ta nói phong
cách chính là con người là theo nghĩa này.
Theo Đại từ điển Tiếng việt, khái niệm “phong cách” được hiểu theo 4
nghĩa sau:
1. “Là vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hay một hạng
người nào đó.
2. Là phiên dạng của ngôn ngữ có những đặc điểm trong lựa chọn, kết

hợp và tổ chức các phương pháp ngôn ngữ liên quan tới giao tiếp.
3. Là toàn bộ các thủ pháp sử dụng phương tiện ngôn ngữ đặc trưng cho
từng nhà văn, tác phẩm, thể loại.
4. Là việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ theo nguyên tắc tu từ” [71,
tr.1337]
Theo Từ điển triết học, khái niệm “phong cách” cũng chỉ được hiểu chủ
yếu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật [65, tr.449].
Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hoá Thông
tin, Hà Nội, 1999, “Phong cách là những đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng,
tình cảm của một nhà văn, một nghệ sỹ nói chung và là kết quả của sự vận dụng
các phương tiện biểu đạt lựa chọn theo đề tài hay thể loại hoặc phản ứng của tác
giả đối với hoàn cảnh” [66, tr. 99].
Trong cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, các tác giả cho
rằng, “phong cách không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, giới hạn trong văn học
nghệ thuật, mà “ còn được hiểu theo nghĩa rộng tức lề lối, cung cách, cách thức,
phong thái, phong độ, phẩm cách đã trở thành nề nếp ổn định của một người
hay một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động,
học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt ( nói và viết)… tạo nên những giá trị, những
nét riêng biệt của chủ thể đó” [26, tr.130].
Như vậy, xung quanh khái niệm “phong cách” có nhiều cách hiểu khác
nhau: theo nghĩa hẹp chỉ giới hạn trong văn học, nghệ thuật và theo nghĩa rộng
được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động của con người. Nhưng dù được
hiểu theo nghĩa nào thì “phong cách” luôn là cái riêng, độc đáo, có tính hệ

6


thống, ổn định và đặc trưng của chủ thể. Chủ thể có thể là của một người, một
lớp người hay một dân tộc, một vùng lãnh thổ. Từ những yếu tố tác động đến sự
hình thành phong cách, xuất hiện những cấp độ khác nhau của phong cách.

Trước hết, ở cấp độ thứ nhất: phong cách là cái riêng, độc đáo, có tính
hệ thống, ổn định và đặc trưng cho một con người cụ thể.
Như chúng ta đều biết, đối với mỗi người thì phong cách được hình
thành và chịu sự tác động của các yếu tố như: truyền thống dân tộc, gia đình,
địa phương nơi cư trú, tập quán, thói quen, v.v.. Trong các yếu tố tác động trên
thì năng lực hoạt động của bản thân người đó giữ vai trò quyết định nhất.Con
người có thể tiếp thu những truyền thống tốt, tập quán đẹp và khắc phục thói
quen xấu ở mức độ như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và khí chất
của người đó. Cùng một hoàn cảnh sống như nhau nhưng ở từng người có
phong cách không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, phong cách mang dấu ấn cá
nhân rất rõ. Một nếp sống giản dị - đó chính là phong cách sinh hoạt; còn khiêm
tốn lại là phong cách đạo đức của một người tự biểu hiện mình trong quan hệ
với người khác. Phong cách còn được thể hiện cả trong cách ăn mặc, đi lại, làm
việc, trong ứng xử của mỗi người là khác nhau, tạo nên cái riêng, cái độc đáo
trong bức tranh đầy màu sắc của cuộc sống mà ở đó không ai hoàn toàn giống
ai. Đó còn gọi là “nét riêng” của mỗi người.
Thứ hai, phong cách được hiểu là cái độc đáo, có tính hệ thống, ổn định
và đặc trưng của một nhóm người, một lớp người hay của một giai cấp, tầng lớp
nhất định.
Triết học Mác từng chỉ rõ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Trong
đó, cá nhân cần phải có xã hội mới tồn tại và phát triển được, ngược lại, sự tồn
tại và phát triển của xã hội là do các cá nhân tạo thành. Điều đó cũng có nghĩa,
phong cách của mỗi cá nhân được hình thành một phần dưới tác động của môi
trường, nhất là môi trường làm việc. Chính môi trường ấy với những đặc trưng
riêng của ngành nghề sẽ tác động vào mỗi cá nhân, ảnh hưởng đến sự hình
thành nhân cách của mỗi cá nhân. Đồng thời, thông qua mỗi cá nhân ấy sẽ tạo
ra phong cách chung cho một ngành nghề nhất định. Những đặc trưng riêng

7



mang màu sắc của mỗi ngành nghề ấy được thể hiện trong nhận thức, trong lối
sống, trong cách mặc, cách làm việc, cách ứng xử, v.v., là khác nhau. Từ đó mà
trong xã hội sẽ có nhiều phong cách khác nhau giữa các nhóm người khác nhau.
Cũng cần thấy rằng, phong cách theo cấp độ thứ nhất và thứ hai có mối
quan hệ đan xen nhau, tác động qua lại nhau, bởi lẽ, trong mỗi môi trường nghề
nghiệp nhất định đều có phong cách riêng, nhưng phong cách đó chỉ được thể
hiện thông qua từng con người cụ thể làm trong các môi trường đó. Mỗi cá
nhân cụ thể vừa mang những đặc trưng chung do ngành nghề, do môi trường
làm việc qui định lại vừa mang những đặc trưng riêng của bản thân mỗi người.
Như thế, phong cách được thể hiện ở một con người cụ thể, nhưng con người cụ
thể đó lại tồn tại trong một môi trường nhất định và chịu sự ảnh hưởng của
chính môi trường ấy. Do đó, phong cách của mỗi cá nhân vừa có cái riêng
nhưng cũng có cái chung, vừa là dấu ấn của riêng mình nhưng lại mang cả
những đặc trưng chung của môi trường sống. Người nông dân Việt Nam, bên
cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản
xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn… còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng
của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự
nhiên của đất nước nên cần cù, chịu đựng, chịu khó, có khả năng chịu đựng
những khó khăn trong cuộc sống… Tuy nhiên, trong giai cấp nông dân, mỗi
người nông dân cụ thể, bên cạnh những đặc trưng chung đó, họ lại có những nét
riêng của mỗi người do truyền thống gia đình, do trình độ nhận thức của mỗi
người qui định. Đây chính là một biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng, trong đó, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung
là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
Thứ ba, phong cách là cái riêng, độc đáo, có tính hệ thống, ổn định và
đặc trưng của một dân tộc hay rộng hơn là một khu vực.
Như trên đã nói, “phong cách” được hình thành và chịu tác động của các
điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, tập quán, thói
quen… qua các thời kỳ phát triển của lịch sử. Những yếu tố đó tạo nên những

đặc trưng khác nhau của một vùng, một dân tộc, hay của một khu vực xét theo

8


lãnh thổ cư trú. Từ đó, tạo nên phong cách của người Việt Nam không giống
phong cách người Trung Hoa và khác với phong cách người Pháp, người Mỹ…
thậm chí, phong cách người phương Đông khác với phong cách người phương
Tây. Do vậy, mới có tư duy của người phương Đông khác tư duy người phương
Tây. Sự khác biệt giữa tư duy phương Đông và tư duy phương Tây sẽ được
trình bày trong phần sau của luận văn. Chính sự khác biệt về cách tư duy sẽ
phần nào chi phối sự khác biệt trong lối sống, trong phong tục tập quán, trong
cách ăn, mặc, đi lại, làm việc… ở mỗi vùng là không giống nhau. Người
phương Tây có cách đón chào năm mới khác người phương Đông, các tập tục,
lối sống cũng không hoàn toàn giống nhau.
Đến đây có thể thấy, “phong cách là cái riêng, độc đáo, có tính hệ thống,
ổn định và đặc trưng của chủ thể được thể hiện cả trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người”. Phong cách được thể hiện ở nhiều cấp độ
khác nhau, có thể là ở một con người cụ thể, một lớp người, một dân tộc hay
rộng hơn là một khu vực, gọi chung là một chủ thể. Cơ sở để hình thành phong
cách bao gồm các yếu tố: điều kiện tự nhiên, môi trường, truyền thống, phong
tục tập quán, thói quen, và do năng lực của con người qui định. Tuỳ theo mỗi
cấp độ khác nhau mà do các yếu tố khác nhau giữ vai trò quyết định hay chi
phối mang đặc trưng của mỗi cấp độ. Đối với phong cách của mỗi cá nhân thì
năng lực hoạt động của bản thân giữ vai trò quyết định nhất; đối với một lớp
người, một nhóm người thì do tính chất nghề nghiệp, do môi trường làm việc
qui định; đối với một dân tộc, một khu vực thì đó là sự tổng hợp của các yếu tố
như: điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hoá, kinh tế, truyền thống, tập quán,
thói quen…giữ vai trò quyết định.
Khi nghiên cứu khái niệm “phong cách”, cũng cần phân biệt với khái

niệm “phương pháp”. Xung quanh khái niệm phương pháp cũng có nhiều cách
hiểu khác nhau:
Theo Từ điển Tiếng Việt “Tường giải và liên tưởng”, “phương pháp là
trình tự cần theo trong những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một việc
có mục đích nhất định. Phương pháp còn được hiểu là toàn thể những bước đi,

9


mà tư duy tiến hành theo một trật tự hợp lý luận, nhằm tìm ra chân lý khoa học
( phát hiện những điều chưa biết, chứng minh những điều đã biết, phương pháp
quy nạp, diễn dịch)” [66, tr. 119].
Theo Từ điển triết học giản yếu, “Phương pháp là hệ thống các nguyên
tắc điểu chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn xuất phát từ
các quy luật vận động của khách thể đã được nhận thức” [53, tr.373].
Chủ Tịch Hồ Chí Minh không có định nghĩa về phương pháp, song sự
hiểu hiết của Người về phương pháp được thể hiện qua việc Người sử dụng
thuật ngữ phương pháp với các nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
+) Theo nghĩa rộng, phương pháp là hệ thống các nguyên tắc xuất phát
từ các quy luật vận động và tồn tại của đối tượng đã được nhận thức để định
hướng và điều chỉnh quá trình nhận thức và hoạt động cải tạo đối tượng của chủ
thể nhằm đạt mục đích đã định. Người sử dụng trong các bài nói, bài viết dưới
dạng khái quát của các nguyên tắc lý luận như: phương pháp của chủ nghĩa
Mác - Lênin, phương pháp luận mác xít… hay kết quả nghiên cứu “binh pháp
Tôn tử” như: phương pháp tác chiến, phương pháp dùng gián điệp….
+) Theo nghĩa hẹp: phương pháp là cách làm, hành động. Đó là một
phương pháp cụ thể mà chủ thể hành động lựa chọn, sử dụng để tác động vào
đối tượng; là nguyên tắc được thực hiện theo một quy trình và kết hợp với các
công cụ, phương tiện xác định nhằm tác động vào đối tượng để đạt được mục
đích đặt ra.

Trong cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, trên cơ sở khẳng
định vai trò của phương pháp và những yếu tố tác động đến việc lựa chọn, sử
dụng một phương pháp nhất định trong hoạt động của con người, các tác giả đã
đưa ra một định nghĩa khá hợp lý về “phương pháp” đó là: “Phương pháp là
toàn bộ những cách thức với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc xuất phát
từ các quy luật tồn tại và vận động của đối tượng, khách thể đã được nhận thức,
để định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn
của con người, nhằm tác động vào đối tượng, khách thể để thực hiện mục đích
đã định” [26, tr.21].

10


Như vậy, xung quanh khái niệm “phương pháp” có nhiều cách diễn đạt
khác nhau nhưng đều thể hiện một sự khẳng định: phương pháp chính là cách
thức mà chủ thể lựa chọn, sử dụng nhằm tác động vào khách thể đạt được mục
đích đã định. Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa đó, có thể định nghĩa: “phương
pháp là tổng hợp các phương tiện, thao tác, cách thức, quy trình với tính chất
là một hệ thống mà con người dùng để nhận thức và cải tạo thế giới nhằm đạt
được những mục đích cụ thể của mình đã định”. Bản thân khái niệm “phương
pháp” cũng có sự phân loại giữa phương pháp chung, phương pháp riêng và
phương pháp đặc thù. Ở đây, giữa “phong cách” và “phương pháp” có sự khác
biệt rất rõ:
Thứ nhất, nếu phương pháp là hệ thống các phương tiện, thao tác, cách
thức hành động thì phong cách là sự cụ thể hoá, sự thực hành từng phương
pháp trong hành động.
Thứ hai, Phương pháp mang tính định hướng chung, không ổn định ở
một chủ thể còn phong cách mang tính cụ thể, ổn định được thể hiện ở mỗi chủ
thể. Bởi lẽ, cùng một phương pháp nhưng mỗi chủ thể lại vận dụng ở mỗi thời
điểm và cách thức khác nhau, tạo nên cái riêng của chủ thể đó - Đây là phong

cách.
Thứ ba, phương pháp có nhiều loại nên được thể hiện ở các chủ thể khác
nhau với những màu sắc khác nhau. Còn phong cách là đặc điểm riêng, mang
đặc trưng của chủ thể.
Thứ tư, Phương pháp là những nguyên tắc mang tính khách quan được
con người khái quát trong quá trình nhận thức thế giới, còn phong cách luôn
chứa đựng yếu tố chủ quan, được thể hiện thông qua lăng kính chủ quan của
con người.
Thứ năm, phương pháp thể hiện cách thức tiến hành, còn phong cách bao
hàm cả cách thức, nội dung, mục đích và kết quả của việc thực hiện phương
pháp ấy trong hoạt động của con người.
Như thế, có thể hiểu phương pháp là cái mang tính chung, định hướng
còn việc vận dụng cái chung đó ở mỗi chủ thể khác nhau sẽ tạo ra cái riêng, đặc

11


trưng riêng cho chủ thể, đó là phong cách. Tuy nhiên, giữa phương pháp và
phong cách có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai đều là kết quả của quá
trình con người tìm hiểu, khái quát, lựa chọn và vận dụng trong thực tiễn nhằm
đạt được một mục đích nhất định. Phương pháp chỉ được thực hiện thông qua
hoạt động của con người và bằng cách đó, thông qua đó chủ thể xác lập cho
mình một phong cách riêng.
1. 1. 2. Khái niệm tư duy
Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt: “ Tư là suy nghĩ, “duy” là sự liên kết.
Tư duy là quá trình phản ánh tích cực và có tính khái quát thế giới hiện thực
khách quan vào trong ý thức của con người, thông qua hoạt động của một thứ
vật chất hữu cơ đặc biệt tức là bộ óc và trên cơ sở những tài liệu của cảm giác,
tri giác, biểu tượng, thu nhận được nhờ sự tác động vào các giác quan, của
những sự vật và hiện tượng bên ngoài” [29, tr.794].

Trong Từ điển triết học có viết: “Tư duy- sản phẩm cao nhất của cái vật
chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế
giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận,… Tư duy xuất hiện
trong quá trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và đảm bảo phản ánh
thực tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật thực tại”
[48, tr.634].

Trong Những khía cạnh tâm lý của quản lý, định nghĩa: “Tư duy là quá
trình tâm lý phản ánh những mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng hoặc các
hiện tượng của hiện thực khách quan” [27, tr.292].
Trong Tâm lý học đại cương, định nghĩa: “Tư duy là một quá trình
nhận thức, phản ánh những thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ và quan
hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó ta chưa biết” [14, tr.107].
Trong Từ điển tiếngViệt tường giải và liên tưởng định nghĩa: “Tư
duy là vận dụng trí tuệ vào những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có để suy ra
những ý nghĩ, những điều phán đoán… và ở trình độ cao để phát hiện cái mới
trong nhận thức của con người về sự vật” [66, tr.129].

12


Như vậy, xung quanh khái niệm “tư duy” có nhiều cách định nghĩa
khác nhau. Có định nghĩa nghiêng về khía cạnh tâm lý học, có định nghĩa khá
dài, chưa cô đọng, thiếu tập trung như trong định nghĩa của “Từ và ngữ Hán
Việt” hay trong “Từ điển triết học”, v.v.. Trên cơ sở đó, có thể thấy: “Tư duy là
quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp thông qua lăng kính
chủ quan của con người và được tiến hành bằng các thao tác phân tích, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu, v.v., nhằm tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính
quy luật của sự vật, hiện tượng mà ta chưa từng biết”.
Nói cách khác, Tư duy là quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát những

thành tựu đã thu được qua nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính để rút ra
cái chung, cái bản chất của sự vật.
Tư duy khác tư tưởng.
Trong Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng định nghĩa: “Tư tưởng là:
1. Sự suy nghĩ, hoạt động của trí tuệ nhằm một đối tượng cần biết, cần nghiên
cứu, có tư tưởng sâu sắc, tiến bộ.
2. Toàn bộ những sản phẩm của trí tuệ hợp thành một học thuyết.” [66, tr.192].
Trong “Từ điển Bách khoa Việt nam”, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về tư tưởng chỉ rõ: bản chất của tư tưởng là hình thức phản ánh thế giới
bên ngoài bao gồm một mục đích, một ý định, một triển vọng để tiếp tục nhận
thức sâu hơn và cải tạo thế giới bên ngoài. Vì thế, tư tưởng là kết quả của sự
khái quát hoá kinh nghiệm của sự phát triển tri thức. Tư tưởng dùng làm
nguyên tắc để giải thích các hiện tượng bên ngoài.
Như vậy, xung quanh hai khái niệm trên có nhiều cách hiểu khác nhau,
từ đó có thể khẳng định, “tư duy” là quá trình phân tích, tổng hợp những tri
thức thông quan bộ não người. Còn “tư tưởng” là kết quả của quá trình tư duy
được thể hiện ra thành những quan điểm, lập trường, chính kiến của chủ thể tư
duy. Ở đây, sự khác biệt giữa tư duy và tư tưởng biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, “tư duy” là quá trình suy nghĩ, còn “tư tưởng” là kết quả
của quá trình ấy.

13


Thứ hai, Tư duy là biểu hiện bên trong, là nội dung của nhận thức còn
tư tưởng là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhận thức.
Thứ ba, mục đích của tư duy là thu được những tri thức mới trên cơ sở
nhưng tri thức ban đầu giúp cho con người có những nhận thức sâu hơn về thế
giới, còn những tư tưởng có vai trò trực tiếp cải tạo thực tiễn thông qua hành
động của con người.
Thứ tư, tư duy tồn tại trong bộ não người, còn tư tưởng thể hiện qua

ngôn ngữ (bao gồm tiếng nói và chữ viết).
Tuy nhiên, giữa tư duy và tư tưởng có mối quan hệ qua lại nhau, trong
đó, “tư duy” là cơ sở, là tiền đề để có “tư tưởng”, đến lượt mình “tư tưởng” là
tài liệu, là căn cứ cho quá trình tư duy ở giai đoạn sau. Và xét đến cùng thì cả
hai đều phản ánh nhu cầu giải thích thế giới và cải tạo thế giới của con người.
Năng lực tư duy và kết quả của quá trình tư duy (tức là tư tưởng) sẽ phản ánh
trình độ nhận thức và cải tạo thế giới của mỗi người là khác nhau. Do vậy, tư
duy và tư tưởng tồn tại ở mỗi người là khác nhau.
1. 1. 3. Phong cách tư duy
Trên cơ sở tìm hiều khái niệm “phong cách”, “phương pháp”, “tư duy”,
“tư tưởng” có thể thấy: Phong cách tư duy là những đặc điểm riêng, có tính hệ
thống, ổn định trên cơ sở thực hiện phương pháp tư duy của một chủ thể nhất
định. Ở đây, trong phong cách tư duy có sự thống nhất giữa cách thức thực hiện
phương pháp tư duy với nội dung và kết quả của tư duy. Bởi lẽ, khi tư duy tức
là chủ thể đang thực hiện một phương pháp tư duy nhất định. Bằng phương
pháp đó và thông qua phương pháp đó với những nội dung tri thức nhất định,
chủ thể sẽ đạt được kết quả của quá trình tư duy. Đó là những tư tưởng, quan
điểm. Do đó, phong cách tư duy là sự thống nhất của các yếu tố: cách thức tư
duy, nội dung tư duy, kết quả tư duy và mục đích của tư duy. Sự tổng hợp của
các yếu tố này tạo thành phong cách ở mỗi chủ thể là khác nhau. Vì vậy, phong
cách tư duy bao giờ cũng thể hiện ra thành những đặc trưng cụ thể và phong
cách tư duy chính là sự hoà quyện của cả phương pháp tư duy, quá trình tư duy
và kết quả của quá trình ấy.

14


Giữa phong cách tư duy và phương pháp tư duy có quan hệ mật thiết với
nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp tư duy là một hệ thống các nguyên
tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại, vận động của bản thân sự vật, hiện tượng

được con người nhận thức, vận dụng để định hướng, điều chỉnh hoạt động nhận
thức cũng như hoạt động thực tiễn của mình, nhằm biến đổi sự vật, hiện tượng
theo mục đích đã định. Chính cách vận dụng phương pháp tư duy để định
hướng, điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn sẽ là cơ sở
để tạo nên phong cách tư duy. Cho nên, có thể có nhiều phong cách tư duy khác
nhau ở các chủ thể khác nhau, mặc dù ở họ có chung một phương pháp tư duy.
Cũng vì vậy mà nói tới phong cách tư duy là nói tới nét độc đáo, đặc trưng của
một chủ thể nhất định ( chủ thể có thể là một con người, một nhóm người, một
lớp người hay một dân tộc, một vùng lãnh thổ).
Phong cách Hồ Chí Minh là một điển hình cho phong cách của người
Việt Nam. Song, đây là phong cách của một con người với cái tâm trong sáng,
cái đức cao đẹp, cái trí mẫn tuệ, cái hành mực thước, phong cách của một lãnh
tụ, một chiến sỹ cộng sản chân chính. Đó là phong cách của người anh hùng
giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại.
Phong cách Hồ Chí Minh không phải chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm
ngưỡng, sùng bái mà là tấm gương để mọi người noi theo, học tập. Không phải
chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến lao động trí óc, từ già đến trẻ, từ
miền xuôi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách, thương gia
mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây đều tìm thấy ở phong
cách Hồ Chí Minh những nét gần gũi, không xa lạ, có cả phong cách của chính
mình.
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, phát triển theo logic đi từ suy
nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện ra qua
hoạt động sống hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong
cách sinh hoạt). Năm mặt chủ yếu này tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí
Minh trong đó phong cách tư duy giữ vai trò chủ đạo, chi phối và được thể hiện

15



thông qua các phong cách khác. Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phong
cách tư duy Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này.
1.2. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh, theo các tác giả cuốn Phương pháp và phong
cách Hồ Chí Minh có viết: “ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một
người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và
của cả dân tộc, một chiến sỹ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế” [26, tr.134].
Phong cách tư duy của bản thân Hồ Chí Minh trong quá trình tư duy đã
đóng vai trò trực tiếp dẫn đến việc xác lập những tư tưởng lớn của Người. Mục
đích tư duy của Hồ Chí Minh là suy nghĩ từ những cứ liệu thực tiễn Việt nam,
từ di sản tư tưởng của những người lớp trước và những người đương thời để đi
tới xác định tư tưởng của chính mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của
một quá trình tư duy khoa học. Đó không phải là con số cộng những tư tưởng
của quá khứ và đương thời. Bắt nguồn từ truyền thống văn hoá dân tộc, tinh hoa
văn hoá nhân loại, đặc biệt là từ chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã kế
thừa những giá trị tư tưởng của những người đi trước và đặc biệt quan trọng là
đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để vận dụng sáng tạo, hơn nữa còn phát triển
những giá trị ấy, nhằm đưa ra những tư tưởng lớn đáp ứng yêu cầu của cách
mạng Việt Nam, của cách mạng thế giới và phù hợp với xu thế của thời đại.
Tuy nhiên, căn cứ để tìm hiểu phong cách tư duy Hồ Chí Minh không chỉ
là tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong các di cảo và hành động của
người mà cũng cần tìm hiểu thông qua đường lối, quan điểm của Đảng và
những học trò gần gũi với Người, đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa
cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Vậy, phong cách tư duy Hồ Chí Minh được
hình thành dựa trên những cơ sở nào?
1.2.1. Cơ sở hình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh
1.2.2.1. Tư duy dân tộc Việt Nam
Có thể nói, phong cách tư duy của dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến
phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Một trong những điểm nổi bật của tư duy


16


người Việt chính là tư duy mang tính triết lý bình dân, cụ thể, thiết thực. Trong
lịch sử văn hoá Việt Nam cho ta thấy, từ rất sớm người Việt Nam đã thể hiện
những thái độ ứng xử và tình cảm của con người đối với những vấn đề của cuộc
sống. Điều đó thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học
dân gian của người Việt Nam. Tìm hiểu kho tàng ca dao, tục ngữ chúng ta sẽ
thấy được phong cách tư duy người Việt, một tư duy mang tính triết lý nhưng
lại mượn những hình ảnh đời thường, quen thuộc, gắn bó với cuộc sống hàng
ngày để ví von, để đúc kết những kinh nghiệm về cuộc sống. Những hình ảnh
ấy thường gắn với thiên nhiên, với lao động, với những thăng trầm của lịch sử
xã hội, của nhân dân. Nó thể hiện kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng, đạo
đức hay kinh nghiệm trong sản xuất, những kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi,
những lời than hay những niềm mơ ước, lạc quan, v.v.. Chúng ta có thể tìm
thấy vô vàn những dẫn chứng cho tư duy ấy của người Việt Nam. Chẳng hạn:
Khi nói về cảnh cực khổ của người nông dân dưới chế độ phong kiến, ca
dao có câu:
Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau;
hay khi nói về triết lý sống, ca dao có những câu sau:
Ai ơi đừng chóng chớ chày
Có công mài sắt, có ngày nên kim;
Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con…
Nói về thân phận của người phụ nữ thường dân đang bế tắc trong xã hội
phong kiến, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau. Dân gian thường dùng những
biểu tượng trong thế giới động vật để ví von:
Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay…
Khi nói về kinh nghiệm thời tiết như:
Ai ơi nên nhớ lấy lời
Trông cơ trời đất liệu thời làm ăn…

17


Như vậy, tự nhiên có khả năng chi phối hoạt động sống, lao động sản
xuất nhưng con người từ sự nắm rõ những quy luật của trời đất lại đúc rút ra
những kinh nghiệm để rồi lại tác động lại tự nhiên, để tự nhiên phục vụ tốt nhất
cho hoạt động sống của mình.
Có nhiều lý do để giải thích kiểu tư duy triết lý, bình dân, cụ thể của
người Việt Nam nhưng có thể thấy hai nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất là xuất phát từ đặc điểm của nước ta là nước nông nghiệp trồng
lúa nước mà nghề nông là một nghề không tách khỏi tự nhiên và thời tiết. Con
người phải luôn phụ thuộc vào thời tiết để sản xuất. Sự quan sát ấy đã trở nên
thuần thục, con người đã nắm được các quy luật, diễn biến của tự nhiên, thời
tiết một cách dễ dàng như thuộc bàn tay. Từ đó, họ ứng dụng vào sản xuất, hình
thành nên những kinh nghiệm của mình.
Thứ hai, do sự lạc hậu về trình độ khoa học kỹ thuật và đặc trưng của
ngành nghề buộc người nông dân phải phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu, thời tiết.
Sự quan sát, chú ý, suy nghĩ qua nhiều thế hệ đã giúp họ nắm được một phần
các quy luật của tự nhiên. Từ sự nắm rõ các quy luật ấy, bằng óc sáng tạo của
mình, con người đã có những biện pháp thực hiện thay đổi nhau cho phù hợp và
hợp thời nhất, tác động vào tự nhiên để tự nhiên trở nên thuận lợi nhất cho hoạt
động sản xuất của mình.
Rõ ràng, tư duy người Việt Nam là tư duy triết lý về cái bình dị để nuôi
lớn nhân cách con người. Đó là tư duy dùng cái cá biệt để nói cái phổ biến. Một
tư duy luôn xuất phát từ thực tiễn, từ chính đời sống thường ngày để khái quát

thành triết lý: rất bình dị, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ và mang lại hiệu
quả cao trong giáo dục con người. Chính Hồ Chí Minh đã tiếp thu được cái
“minh triết” ấy của người Việt Nam. Đọc các tác phẩm của Người, chúng ta
thấy Người không bận tâm nhiều đến các lý thuyết, luận điểm phức tạp, mà
luôn diễn đạt một cách đơn giản, hồn nhiên như mọi người dân quan niệm. Độc
lập, tự do, cơm ăn, áo mặc, học hành… là những gì thiết thực nhất, cụ thể nhất
đối với đời sống dung dị của con người. Những suy nghĩ, mong ước và hành
động của Người luôn được bắt đầu từ yêu cầu của thực tiễn để rồi cải tạo thực

18


×