Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết ếch của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.68 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI HẢI HÀ

NGHỆ THUẬT TƢ̣ SƢ̣ TRONG TIỂU
THUYẾT ẾCH CỦA MẠC NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀ NH: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀ I
MÃ SỐ: 60.22.30

HÀ NỘI 5/2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI HẢI HÀ

NGHỆ THUẬT TƢ̣ SƢ̣ TRONG TIỂU
THUYẾT ẾCH CỦA MẠC NGÔN

CHUYÊN NGÀ NH: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀ I
MÃ SỐ: 60.22.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢ̃ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: PGS.TS. Lê Huy Tiêu

HÀ NỘI 5/2013



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài ……….............................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu……………................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................10
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................11
NỘI DUNG .......................................................................................................... .12
Chƣơng 1: Nghệ thuật kết cấu và cốt truyện…………………………………..13
1.1. Nghệ thuật kết cấu......................................................................................13
1.1.1. Khái niệm kết cấu ....................................................... ……………...13
1.1.2. Kết cấu lồng ghép ...............................................................................15
1.2.3. Kết cấu từ góc độ thời gian…………………………………………..20
1.2. Cốt truyện ..................................... ……………………………………….26
1.2.1. Khái niệm cốt truyện………………………………….. .................... 26
1.2.2. Truyện lồng trong truyện………………………………… ................ 27
1.2.3. Cốt truyện xâu chuỗi và sự phân rã cốt truyện……………………….32
Chƣơng 2: Ngƣời kể chuyện và nhân vật ........................................................... 37
2.1. Người kể chuyện……………………………………. ................................ 37
2.1.1. Lý thuyết về người kể chuyện….. ....................................................... 37
2.1.2. Người kể chuyện trong Tiểu thuyết Ếch ..............................................39
2.2. Điểm nhìn tự sự……………………………………………… ...................48
2.2.1. Lý thuyết về điểm nhìn tự sự…………………………........................ 48
2.2.2.Điểm nhìn trong tiểu thuyết Ếch……………………………………….50
2.3. Nhân vật……………………………………………………………………56
2.3.1. Khái niệm Nhân vật……………………………………………………56
2.3.2. Nhân vật trong Tiểu thuyết Ếch………………………………………..58



Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu .....................................................................67
3.1. Ngôn ngữ………………………………………………….........................67
3.1.1. Ngôn ngữ cuồng hoan…………………………..................................68
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại đậm chất thô tục……. ........................................ 73
3.1.3. Ngôn ngữ cảm giác…………………………………………………...77
3.1.4. Ngôn ngữ biểu tượng…………………………………………………78
3.2. Giọng điệu....................................................................................................80
3.2.1. Giọng điệu bỡn cợt……………………………………………………81
3.2.2. Giọng điệu lạnh lùng.............................................................................84
3.2.3. Giọng điệu tâm tình…………………………………………………...86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Sau đại ―cách mạng văn hoá‖, đất nước Trung Quốc bước sang một trang
mới và đã thực sự bừng tỉnh sau cơn ác mộng. Trung Quốc bước vào thời kỳ cải
cách mở cửa, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng
cao. Những biến động của đời sống xã hội đó đã tác động sâu sắc đến diện mạo
nền văn học. Văn học Trung Quốc và đặc biệt là tiểu thuyết Trung Quốc có
bước phát triển rực rỡ, bước vào mùa hoàng kim của sáng tác văn học.
Tiểu thuyết thời kỳ này không chỉ nhiều về số lượng, phong phú về đề tài
mà còn có giá trị cao về nội dung và hình thức thể hiện. Một trong những người
có công trong việc đổi mới tiểu thuyết và làm cho tiểu thuyết đương đại khởi
sắc chính là nhà văn Mạc Ngôn.

Là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi đương đại thời kỳ đổi mới, tác phẩm
của Mạc Ngôn đã ―làm mờ và xoá đi trung tâm của chủ đề phân tích và phán xét
văn hoá của các tác phẩm tìm về cội nguồn, tiến tới làm cho lịch sử trở thành đối
tượng thẩm mỹ và lĩnh vực tưởng tượng siêu nhiệm‖ [17, tr. 197]. Người khen
nhiều, kẻ chê cũng không ít. Đối với những người chỉ trích cũng như những lời
khen, ông đều cám ơn vì nó đều giúp ích cho ông. ―Ông lặng lẽ, không nói (Mạc
Ngôn) âm thầm ―thâm canh‖ trên cánh đồng ―cao lương đỏ‖ quê nhà và đến nay
ông đã có được 11 bộ tiểu thuyết dài, 30 truyện vừa, 100 truyện ngắn, 5 tập tản
văn, 9 kịch bản phim, 2 kịch bản kịch nói. Tác phẩm của ông đã được dịch ra
nhiều thứ tiếng và đoạt nhiều giải trong và ngoài nước‖.[45, tr. 59]
Với giải thưởng danh giá bậc nhất – giải Nobel văn chương 2012, nhà
văn Mạc Ngôn - người có thứ văn chương ―hiện thực huyền ảo pha trộn những
câu chuyện dân gian, lịch sử và hiện đại‖ [45, tr. 57] - đã trở thành người Trung
Quốc thứ ba nhận giải Nobel, sau Cao Hành Kiện (Nobel Văn chương 2000) và
Lưu Hiểu Ba (Nobel Hòa bình 2010).

6


Trên hành trình sáng tác, Mạc Ngôn sớm hình thành cho mình một lối đi
riêng, một phong cách riêng. Nhà văn từng mong muốn ―viết ra những thứ
thuộc về tôi, nó khác với những người khác, và cũng khác với những nhà văn
phương Tây, các nhà văn Trung Quốc‖ [17, tr.108]. Niềm khát khao đó chính là
động lực giúp nhà văn không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo trong sáng
tác văn chương.
Là một tác giả có ý thức tránh nhiệm tự giác rất cao trong sáng tạo nghệ
thuật với phương thức người báo tin duy nhất, [17, tr.267], Mạc Ngôn đã khẳng
định, ―Viết gì thì đều phải có tính sáng tạo đầu tiên và độc nhất. Người khác đã
làm rồi thì không thể lặp lại. Tốt nhất là viết những gì người khác chưa viết, thủ
pháp cũng là cái mình chưa sử dụng lần nào‖ [17, tr.275]. ―Tiểu thuyết hay

trong lòng tôi, thứ nhất là phải có ngôn ngữ hay, thứ hai phải có cốt truyện hay,
thứ ba phải chứa đựng nhiều điều thú vị và những trăn trở, để độc giả mong đợi,
thứ tư phải để độc giả thấy được những thay đổi trong tư tưởng của nhà văn,
cũng có nghĩa là phải để cho độc giả cảm thấy mình ở cùng vị trí với nhà văn‖
[17, tr. 281]. Như vậy, với Mạc Ngôn quan trọng nhất trong sáng tác nghệ thuật
là có sự tìm tòi về thể loại và ngôn ngữ, tối kị nhất là sự lặp lại người khác và
không chấp nhận cả sự lặp lại của chính mình, luôn làm mới mình là yêu cầu
mà ông đặt ra và theo đuổi trong suốt các chặng đường sáng tác. Từ Cao lương
đỏ của những năm 80, thế kỉ XX đến nay, mỗi bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn là
một sự đột phá trong phong cách thể hiện ngôn ngữ và hình thức thể loại.
Ếch(cuối năm 2009) là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Mạc Ngôn kẻ từ sau tiểu
thuyết Sống đọa thác đày năm 2006.
Cuốn tiểu thuyết, với phương thức tự sự xưa nay chưa từng có – sự kết
hợp của ba thể loại thư – kịch – tiểu thuyết, đã thể hiện một cách viết và cách
khai thác đề tài hoàn toàn mới lạ của Mạc Ngôn. Ếch do NXB Văn nghệ
Thượng Hải xuất bản, phát hành tại Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 12

7


năm 2009, đã nhanh chóng thu hút đông đảo độc giả Trung Quốc và dấy lên làn
sóng háo hức của độc giả nhiều nước vốn mê thích truyện của Mạc Ngôn.
Cuốn sách xoay quanh cuộc đời và công việc của nhân vật chính – một
nữ bác sĩ chuyên đỡ đẻ ở khắp nông thôn Cao Mật, sau này phải chuyển sang
nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới và nạo phá thai. Đây là một đề tài cực kỳ
hiếm hoi trong văn học, được nhà văn Mạc Ngôn miêu tả vô cùng khéo léo và
đầy kịch tính. Cuốn sách như một bức tranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản
ánh được những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30
năm tới cuộc sống của người dân nước này. Tác phẩm được đánh giá rất cao,
xếp thứ hai trong kết quả bình chọn những đầu sách hay nhất tại Trung Quốc

năm 2009, cũng là tác phẩm mang về cho Mạc Ngôn giải thưởng Mao Thuẫn
năm 2010.
Hiện nay, thành tựu sáng tác thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam chúng ta
chưa cao. Các nhà văn Nguyễn Khắc Phê, Võ Thị Hảo, Trần Đăng Khoa… đều
coi Mạc Ngôn như một tấm gương về sự sáng tạo, về tinh thần dũng cảm dám
khẳng định cái quyền của nhà văn. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu
tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung và nghệ thuật tự sự của nhà văn này nói riêng
là việc làm vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Cùng với thi pháp học, so sánh văn học, tiếp nhận văn học, tâm lý học
văn học,…, tự sự học đang là một lĩnh vực nghiên cứu trọng yếu của lý luận
văn học hiện đại. Xuất phát từ tôn chỉ này, và cũng từ tiềm năng của ngành
khoa học tự sự, rất nhiều nhà nghiên cứu đã chọn tự sự làm hạt nhân lý luận để
nghiên cứu tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng.
Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, định hình từ những năm 1960
- 1970 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng vượt biên giới, trở thành một trong những
lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến. Ở Việt Nam, các công trình về tự
sự học đã xuất hiện, tuy nhiên công trình chuyên sâu và dày dặn vẫn còn hiếm.

8


Hội thảo tự sự học đầu tiên ở nước ta (2001- khoa Ngữ văn, ĐHSPHN) và sau đó
là việc xuất bản công trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb
ĐHSP, 2003) dường như đã góp phần chính danh trong tiếng Việt tên gọi một
chuyên ngành nghiên cứu văn học quan trọng ở Âu - Mỹ, chuyên ngành Tự sự
học - Narratology. Sau hội thảo này cho đến nay tiếp cận tác phẩm văn học dựa
trên lí thuyết tự sự đang trở thành một xu hướng và nó giúp chúng ta có cái nhìn đa
chiều, đầy đủ hơn về đối tượng được đem ra nghiên cứu. Lí thuyết tự sự có thể
coi như một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học hôm
nay, là một bộ phận cấu thành lí luận hiện đại. Lí thuyết tự sự học hiện đại lần

đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự, thể hiện ở một số khía
cạnh như: cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, không gian – thời
gian, giọng điệu, nhân vật… Đã có rất nhiều bài viết vận dụng lý thuyết và ứng
dụng của tự sự học của các tác giả như Trần Đình Sử - Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn
Tri Nguyên - Vương Trí Nhàn - Nguyễn Văn Hạnh - Nguyễn Thị Bình - Đào
Tiến Thi - Đỗ Phương Thảo - Nguyễn Thanh Tú - Phạm Thị Lan - Đào Thủy
Nguyên - Nguyễn Thị Bích… Tuy nhiên, những bài viết đó chủ yếu là đề cập
đến các tác phẩm của văn học nước nhà hoặc của phương Tây là nhiều mà
thường ít nghiên cứu về các vùng văn học khác. Hiện nay, văn học Trung Quốc
với những tên tuổi như Mạc Ngôn, Vương Mông, Trương Hiền Lượng, Lý
Nhuệ, Dư Hoa…đang thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả Việt Nam và
đang trở thành một mảnh đất màu mỡ cho giới nghiên cứu, phê bình.
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn với trên 200 tác phẩm
thuộc nhiều thể loại, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tản văn,
kịch…; tiểu thuyết là thể loại gây tiếng vang lớn nhất, gặt hái được nhiều thành
tựu nhất. Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của Mạc Ngôn trong thể
loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự với những phương lược và sách lược
tự sự độc đáo. Vì vậy, nghệ thuật tự sự là vấn đề xứng đáng được khảo sát tìm
hiểu trong khi nghiên cứu về tiểu thuyết của tác gia này.

9


Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn mong muốn từ việc nghiên cứu một tác
phâm cụ thể góp thêm cái nhìn tổng thể về thế giới nghệ thuật của nhà văn,
đồng thời tìm hiểu những đóng góp của nhà văn Mạc Ngôn đối với tiểu thuyết
hiện đại nói riêng và đối với nền tiểu thuyết nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc có phong

cách sáng tác đa dạng phong phú. Tác phẩm của ông tuy đã được dịch khá
nhiều ở Việt Nam nhưng số lượng những công trình, bài viết nghiên cứu vầ tác
giả cũng như tác phẩm chưa nhiều.
Mạc Ngôn được giới thiệu đến độc giả Việt Nam qua cuốn Mạc Ngôn và
những lời tự bạch NXB Văn học, HN (2004) và Chuyện văn chuyện đời
(Mạc Ngôn), NXB Lao Động, HN (2004) của dịch giả Nguyễn Thị Thại. Cuốn
sách là tập hợp những bài phỏng vấn nhà văn qua đó tác giả trình bày những
quan niệm của mình về sáng tác văn học cũng như những thủ pháp nghệ thuật
tiêu biểu đem đến cho người đọc một cái nhìn tương đối phong phú về sáng tác
của Mạc Ngôn. Ngoài ra, trong nhóm tài liệu tự bạch của Mạc Ngôn còn có các
bài báo như: Mạc Ngôn- cá tính làm nên số phận (Văn nghệ số 15, 2006); Báu
vật của đời qua tiết lộ của Mạc Ngôn (Văn nghệ Công an nhân dân, tháng
5/2004)... Các tài liệu này đã đề cập đến nhà văn Mạc Ngôn trên nhiều phương
diện: động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm, lập trường và phong
cách sáng tác.
Tại Việt Nam, phần lớn các nhà nghiên cứu tập trung đi vào một khía
cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể, ví dụ như một vài bài viết về Thế giới nghệ
thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình
của Nguyễn Khắc Phê, tạp chí sông Hương số 166 tháng 12 năm 2002, Thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, PGS.Lê Huy Tiêu, tạp chí Văn

10


học nước ngoài số 4-2003, Mạc Ngôn và Đàn hương hình, PGS.Lê Huy Tiêu ,
báo Văn nghệ số 27 tháng 7 năm 2003, Mạc Ngôn nhà văn của người nông
dân của Trần Minh Sơn, báo văn nghệ số 35 + 36 tháng 9 năm 2003... Trên
báo Văn nghệ số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn
với độc giả Việt Nam của Hồ Sĩ Hiệp. Bài viết tổng kết những bước đường sáng
tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên đến khi đạt được vị

trí vững chắc trên văn đàn.
PGS.TS Lê Huy Tiêu trong các bài viết nói trên với hướng nghiên cứu thi
pháp học và tự sự học đã phát hiện những cái ―lạ‖ của tiểu thuyết Mạc Ngôn
qua ―đề tài rất rộng, cốt truyện không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu
thuyết truyền thống nữa mà nó chỉ còn là cái khung truyện mà thôi. Nhưng
trong cái khung truyện ấy chứa đầy cảm giác. Đó là linh hồn của tiểu thuyết
Mạc Ngôn. Ông có biệt tài nắm bắt cảm giác‖ [40, tr.17]. Nghệ thuật tự sự độc
đáo với điểm nhìn tự thuật luôn biến hoá, kết cấu truyện, nghệ thuật xử lý
không gian và thời gian, hệ thống nhân vật... đều được tác giả phân tích tường
tận và kiến giải sâu sắc.
Bổ sung cho sự khiếm khuyết của cái nhìn phiến diện trong tình hình
nghiên cứu Mạc Ngôn hiện nay, trên báo Văn nghệ số 46 (2008), PGS. TS Lê
Huy Tiêu có bài Thử phản biện Mạc Ngôn. Bài viết đã tổng hợp những ý kiến
phê phán Mạc Ngôn được đăng tải trong cuốn Tư liệu nghiên cứu Mạc Ngôn
do Dương Dương biên soạn, NXB Nhân dân Thiên Tân ấn hành năm 2005. Sau
đó PGS đã đưa ra quan điểm không tán thành đối với sự khoa trương quá đáng
cũng như thái độ thích thú của nhà văn khi viết về cái ác và hành vi bạo lực.
Với giải Nobel văn chương 2012, tên tuổi Mạc Ngôn trở nên nổi như cồn.
PGS.TS. Lê Huy Tiêu trong bài viết “Con đường Mạc Ngôn đi tới giải Nobel
văn học”, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (134) đã khẳng định: ―Giải thưởng
này xóa tan thành kiến của Ủy ban Nobel xưa nay vì quá thiên vị châu Âu.

11


Trong một thập kỷ qua, có đến 8 nhà văn châu Âu được Viện Hàn lâm Thụy
Điển vinh danh; năm ngoái, giải được tặng cho nhà văn Thụy Điển Tomas
Transtromer. Giờ đây người phương Tây không còn coi văn học đương đại
Trung Quốc là một ―bãi rác‖ nữa, họ bắt đầu thừa nhận ―Trung Quốc là nước
lớn về văn học‖. Người Pháp coi Mạc Ngôn là ―đại thụ‖ trong khu rừng của văn

học Trung Quốc. Người Đức hết sức ca ngợi Mạc Ngôn. Họ nói ―Trên bầu trời
sao văn học có thêm một ngôi sao sáng‖. Nhiều người còn so sánh Mạc Ngôn
với Kafka, Faulkner, J.Heller. Có điều cách đánh giá của họ hơi thiên về việc
Mạc Ngôn đã tả được nhược điểm nhân tính của xã hội Trung Quốc, phản ánh
được mặt đen tối của nền chính trị và phơi bày phê phán mạnh mẽ cái xấu xa,
kệch cỡm của xã hội‖ [45, tr.60].
Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài phỏng vấn trên báo Tiền phong với
nhan đề Thấy Mạc Ngôn đoạt Nobel mà sốt cả ruột! đã hết lời ca ngợi Mạc
Ngôn. Ông khẳng định: ―Chỉ có Mạc Ngôn là đáng đọc thôi. Ở thời điểm ấy, anh
có hai cuốn dịch sang ta đều vào loại rất hay. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mạc
Ngôn là một trong những nhà văn lớn nhất của hành tinh này ở chính thời điểm
này‖. [47,tr. 1]
Một số sinh viên và học viên các trường đại học đã chọn tiểu thuyết Mạc
Ngôn làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận, luận văn tốt nghiệp của mình.
Phạm Thị Nhung đi sâu tìm hiểu Nghệ thuật tiểu thuyết Sống đoạ thác
đày của Mạc Ngôn, Mã Thị Chinh thì tiếp cận Đặc điểm nghệ thuật tiểu
thuyết Báu vật của đời (Mạc Ngôn), Trần Thị Lệ Quý lại nghiên cứu thi pháp
hiện đại của Mạc Ngôn qua Cao Lương đỏ. Nguyễn Thị Minh Quân, Trần Thị
Thanh Thủy, Lương Thị Mai cũng đi sâu phân tích nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn qua các tác phẩm như Đàn hương hình, 41 chuyện tầm
phào, Báu vật của đời…
Các tác giả đều nhấn mạnh các vấn đề người tự sự, thời gian tự sự và
không gian tự sự, cốt truyện lồng ghép, thời gian lồng ghép, ngôn ngữ cảm
12


giác... Qua đó khẳng định tính ―đa phong cách‖ và sức hấp dẫn của tiểu thuyết
Mạc Ngôn với độc giả.
Đặc biệt, luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy là công trình đầu tiên khảo sát toàn bộ 11 tiểu

thuyết trường thiên của Mạc Ngôn dưới góc độ nghệ thuật tự sự trên các bình
diện người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.
Với kết quả nghiên cứu này, luận án góp phần khẳng định sự cần thiết
của việc kết hợp lí thuyết tự sự học của cả phương Đông lẫn phương Tây khi
ứng dụng vào nghiên cứu các hiện tượng văn học phương Đông, đặc biệt là các
tiểu thuyết hiện đại của Trung Quốc. Từ việc phân tích và kiến giải những đặc
điểm, vị trí và công năng của các yếu tố tự sự trong mối quan hệ lôgic giữa
chúng, luận án đã xác định phong cách ―tự sự kiểu Mạc Ngôn‖. Đó là một
phong cách được hình thành nên bởi sự tổng kết giữa đặc trưng tự sự ―cực hạn‖
và đặc trưng hậu hiện đại của văn học Trung Quốc. Từ sự chi phối của điểm
nhìn, với hai nhãn quan hiện thực và kì ảo, Mạc Ngôn đã xây dựng nên trong
tiểu thuyết của mình một thế giới ngôn từ đặc biệt: hồn nhiên, ngạo ngược, trần
tục và đầy nhục tính nhưng cũng rất nhuần nhị, uyển chuyển, đa biến và ảo
diệu.
Bằng những nghiên cứu của mình, tác giả luận án khẳng định trong
tiểu thuyết của Mạc Ngôn có sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn giữa những
sách lược tự sự cổ xưa nhất với hiện đại nhất. Qua sự cách tân bằng con đường
phục cổ, Mạc Ngôn đã khẳng định sức sống thanh tân và trường cửu của tiểu
thuyết nói chung, lí luận tự sự truyền thống của Trung Quốc nói riêng, từ đó xác
lập nên một đặc trưng hậu hiện đại kiểu Trung Quốc: hậu hiện đại thực chất là
sự phục sinh, phục hưng của hậu cổ đại kết hợp với yếu tố hậu hiện đại của
phương Tây.

13


Luận án được đánh giá là có nhiều đóng góp về mặt lí luận và thực
tiễn, đặc biệt đã nêu ra một hướng tiếp cận mới trong các sáng tác của Mạc
Ngôn nói riêng, trong các tác phẩm văn học phương Đông nói chung, đặc biệt
là khi giải mã các tác phẩm văn học phải đặt chúng trong mối quan hệ với đặc

thù triết học và mĩ học bản địa để tìm hiểu cội nguồn các yếu tố văn hóa và tâm
thức cộng đồng được phản chiếu qua tác phẩm ấy.
Ếch là tác phẩm mới nhất của Mạc Ngôn kể từ sau tiểu thuyết Sống đọa
thác đày xuất bản từ năm 2006. Trong luận văn tiến sĩ nói trên của Nguyễn Thị
Tịnh Thy, tác giả cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về tiểu thuyết này
trong mối tương quan so sánh với các tác phẩm khác của Mạc Ngôn trên các
phương diện như: nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu, đặc trưng ngôn ngữ
và giọng điệu,… Nhưng nhìn chung, theo hiểu biết của chúng tôi, về tác phẩm
này của Mạc Ngôn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào, phần
lớn các ý kiến mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu chung về nội dung cũng như
nhận xét khái quát nét độc đáo của tác phẩm. Do đó, cuốn tiểu thuyết Ếch là
một nguồn đề tài mới, một mảnh đất màu mỡ đang cần được khai phá.
3. Mục đích nghiên cứu
Hiện tại, ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về tác phẩm Ếch của Mạc Ngôn. Chính vì vậy mà tiếp cận tiểu
thuyết này ở phương diện nghệ thuật tự sự chúng tôi hướng đến giải quyết
những vấn đề sau:
Thứ nhất, vận dụng lí thuyết tự sự học để tìm hiểu, phân tích nghệ thuật
tự sự của tiểu thuyết Ếch, qua đó làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của tiểu
thuyết từ góc độ thi pháp học và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn giá trị nội dung tư
tưởng của tác phẩm.

14


Thứ hai, với việc tiếp cận dựa trên lý thuyết tự sự chúng tôi muốn tìm
hiểu và phần nào đánh giá những thành công và sự đổi mới trong tư duy và
quan niệm nghệ thuật của nhà văn Mạc Ngôn
Qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một tiếng nói
riêng vào việc nghiên cứu Mạc Ngôn và các tác phẩm của ông để một lần nữa

khẳng định tài năng của nhà văn vùng Cao Mật.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn, chúng
tôi sử dụng văn bản chính là cuốn tiểu thuyết Ếch của NXB Văn học, HN, 2010
do tác giả Nguyên Trần dịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn này tiếp cận tác phẩm từ phương pháp tự sự học. Chúng tôi
khảo sát các yếu tố hình thức của tác phẩm để thấy được nghệ thuật tiểu thuyết
của Mạc Ngôn. Tuy nhiên không coi hình thức là một yếu tố riêng biệt mà hình
thức đi cùng nội dung nên ngoài phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một
số phương pháp khác để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về đối tượng
nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản nghệ thuật
ngôn từ dưới góc độ thi pháp học. Khai thác các thủ pháp nghệ thuật của từng
yếu tố trong hệ thống văn bản: Kết cấu, cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần
thuật, giọng điệu, ngôn ngữ...
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm phân tích và khái quát được
đặc điểm nổi bật về mặt thi pháp của tác phẩm.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tác phẩm được khảo sát với
các tác phẩm khác cùng thời, cùng thể loại, cùng đề tài để từ đó khẳng định
những đóng góp riêng của Mạc Ngôn từ bình diện thi pháp tiểu thuyết.

15


- Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được các
loại hình nhân vật khác nhau, sự biểu hiện đa dạng trong ngôn ngữ, giọng điệu
tác phẩm
- Phương pháp liên ngành: Đó là phương pháp thi pháp học, phong cách
học, lý thuyết tiếp cận hiện đại... để tìm ra những nét riêng trong phong cách

nghệ thuật của Mạc Ngôn.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần. ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo thì phần nội dung chính gồm 3 chương.
Chương 1 : Nghệ thuật kết cấu và cốt truyện
Chương 2: Người tự sự và nhân vật
Chương 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu

16


NỘI DUNG CHÍNH
Trong thế kỷ XX, lý luận văn học đã thu được những thành tựu rực rỡ ở
rất nhiều phương diện. Đặc biệt, vấn đề lý thuyết tự sự ngày càng được quan
tâm rộng rãi: ―Lý thuyết tự sự cung cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản tự
sự‖ [13, tr. 19].
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn với trên 200 tác phẩm
thuộc nhiều thể loại, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tản văn,
kịch…; tiểu thuyết là thể loại gây tiếng vang lớn nhất, gặt hái được nhiều thành
tựu nhất. Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của Mạc Ngôn trong thể
loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự.
Ngày nay, khái niệm nghệ thuật tự sự đã thu hút nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Có ý kiến đồng nhất tự sự với trần thuật,
nhưng cũng có ý kiến phân giới giữa hai thuật ngữ này. Lại Nguyên Ân nói:
―Tôi đề nghị gọi đây là môn trần thuật học thay vì dùng thuật ngữ tự sự học‖
[34, tr.145]. Theo đó, ông coi tự sự là một thể loại văn học để phân biệt với trần
thuật – một phương thức kể chuyện.
Trần Đình Sử thì gọi lĩnh vực nghiên cứu này là tự sự học chứ không
phải trần thuật học: ―Ngày nay tự sự học không chỉ đơn giản là việc kể chuyện
mà là một phương pháp không thể thiếu để giải thích, lý giải quá khứ có nguyên

lý riêng‖ [34, tr.12].
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng nghệ thuật tự sự không phân biệt
với nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật. Nghệ thuật tự sự chính là
những thủ pháp, phương thức mà nhà văn sử dụng để kế chuyện.
Tự sự học có một phạm vi rất rộng đối với mỗi tác phẩm văn học, trong
phạm vi đề tài, chúng tôi xin làm sáng tỏ một vài phương diện sau, đó là: cốt
truyện và kết cấu; nhân vật, người tự sự và ngôn ngữ tự sự.

17


CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN
1.1. Nghệ thuật kết cấu
1.1.1: Khái niệm kết cấu
Kết cấu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành một tác
phẩm văn học. Nó là một yếu tố của hình thức tiểu thuyết, là ―điều kiện tất yếu
và phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật‖ [6, tr.15 - 17]
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình
Sử chủ biên định nghĩa: ―Yếu tố kết cấu là đặc trưng cho bản chất nghệ thuật
nói chung của văn học, nó tạo ra nhịp điệu chung cho tác phẩm và cho từng bộ
phận…Kết cấu tạo điều kiện để người đọc có khả năng khái quát hoá chủ đề tư
tưởng, nắm bắt được tính cách nhân vật một cách trực tiếp theo quy luật và
trình độ phát triển của nội dung, hình thức tác phẩm‖. [9, tr.52]
Theo giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên thì kết cấu là
―sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức
sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung tác phẩm trên cơ sở đời
sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.‖ [8, tr.143].
Như vậy, kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm,
tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan
bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên

trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương
diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: Tổ chức hệ thống tính
cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ
chức những liên kết cụ thể của các tác phẩm của cốt truyện, nghệ thuật trình
bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở
thành một chỉnh thể nghệ thuật.

18


Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là
phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. ―Kết cấu đảm nhiệm
các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, cấu trúc
hợp lý hệ thống, tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính
toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ‖ [8, tr. 156 - 157].
Với cách hiểu như vậy, kết cấu có một phạm vi rất rộng, dung chứa nhiều
phương diện của hệ thống thi pháp, nhưng cốt lõi của nó là tổ chức bên trong
của thế giới nghệ thuật, sự liên kết, hô ứng giữa các thành tố trong tác phẩm.
Trong văn học, có nhiều kết cấu khác nhau: kết cấu chương hồi, kết cấu
tương phản, kết cấu đầu cuối tương ứng, kết cấu tâm lý, kết cấu đơn tuyến, kết
cấu đa tuyến,…Nếu tiểu thuyết truyền thống có kết cấu đơn tuyến, cấu trúc mặt
bằng, thì kết cấu của truyện hiện đại đòi hỏi nhà văn phải xử lý mối quan hệ
giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật, phải tổ chức các yếu tố tự sự xen lẫn với
miêu tả sinh động, với những đối thoại, độc thoại nội tâm, những lời bình luận
trữ tình ngoại đề một cách hợp lý đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ trong một
chỉnh thể nghệ thuật.
Nhà văn Mạc Ngôn không đi theo kết cấu đơn nhất mà trong tác phẩm
của ông đã xuất hiện những yếu tố mới của một kết cấu đa tuyến. Ông đã trình
bày trước chúng ta hàng loạt tác phẩm có cấu trúc đa tầng gồm các yếu tố được
đan kết một cách khéo léo, tinh vi.

Do điểm nhìn tự thuật luôn biến hóa, nên kết cấu truyện của Mạc Ngôn
cũng xuất hiện một hình thức tương xứng mới mẻ về không gian và thời gian.
―Dựa vào sự tưởng tượng như ―ngựa thần bay‖ ranh giới thời gian và không
gian, lịch sử và hiện tại, vật lí và tâm lí trở nên mơ hồ. Nghệ thuật xử lí không
gian và thời gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn giống như trong phim của
trường phái hiện đại chủ nghĩa, vừa tồn tại một kết cấu nội tại vừa có một kết
cấu ngoại tại. Bản thân cốt truyện có thời gian tuyến tính, nhưng xuất phát từ

19


điểm nhìn của ―tôi‖, ―tôi‖ cắt cốt truyện ra thành nhiều đoạn, sau đó dùng kí ức
ảo mộng của ―tôi‖ để tái tạo nên một thế giới hoàn toàn mới. Tiểu thuyết của
ông là một loại kết cấu phức hợp, tuần hoàn, phi tuyến tính, phi lôgic, rất ―hỗn
độn‖, vô thủy vô chung‖ [40, tr.18].
1.1.2. Kết cấu lồng ghép trong tiểu thuyết Ếch
Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, sự tổng hợp thể loại đã vượt ra khỏi địa hạt
văn học để mở rộng sang các loại hình nghệ thuật khác, tạo nên một sự dung
hợp độc đáo giữa các thể loại. Đan lồng trong tiểu thuyết là các thể loại truyện
truyền kỳ (Tổ tiên có màng chân, Thập tam bộ), truyện ngắn (như trường hợp
Rượu cồn, Trẻ thịt, Thần đồng, Phố lừa... trong Tửu quốc), truyện vừa (Cao
lương đỏ, Rượu cao lương... trong Gia tộc cao lương đỏ );, hát xẩm (Cây tỏi
nổi giận), hý khúc Miêu Xoang (Đàn hương hình), báo chí (Thập tam bộ), và
trong Ếch là kịch bản văn học và thư tín.
Ếch gồm 5 chương, riêng chương cuối cùng là một vở kịch 9 màn. 4
chương đầu được thể hiện dưới hình thức thư tín. Sự kết hợp ấy góp phần mở
rộng không gian biểu đạt của tiểu thuyết thể hiện một cách chân thực và rõ nét
về cuộc đời, số phận cũng như tính cách và nội tâm của nhân vật.
Rõ ràng, sự lồng ghép trong tác phẩm Ếch phức tạp hơn nhiều so với các
tác phẩm khác của Mạc Ngôn, vừa có tiểu thuyết trong thư, vừa có kịch trong

tiểu thuyết, nghĩa là có đến hai cấp độ lồng ghép với ba thể loại văn học. Tuyến
truyện về cuộc đời bác sĩ Vạn Tâm được kể theo hình thức truyện trong thư. Cái
kết của tuyến truyện này lại mở đầu cho tuyến truyện về cuộc đấu tranh giành
một đứa con trai giữa hai bà mẹ Tiểu sư tử và Trần Mi được viết bằng thể loại
kịch.
Có thể rút ra công thức kết cấu riêng cho Ếch như sau: Tiểu thuyết = 4
thư + 1 kịch. Sự kết hợp này đã dường như bẻ đôi tác phẩm thành hai phần

20


hoàn toàn tách biệt, nhưng lại bổ sung nhau thể hiện mối quan hệ biện chứng
trong tư duy lôgich của tác giả.
Nếu tiểu thuyết trong tuyến truyện đầu thể hiện chất tự truyện thì vở kịch
ở tuyến truyện sau lại thể hiện sự hư cấu. Tự truyện là để giải bày, kịch là để
trình diễn. Tự truyện xuất phát từ tình cảm, kịch xuất phát từ lý trí. Tự truyện là
thật, kịch là ảo. Vì thế sự lồng ghép thể loại trong tiểu thuyết Ếch là cách làm
ảo hóa hiện thực đau lòng của nhân vật ―tôi‖ đã vì cái gọi là ‗tiền đồ‖ của mình
mà ―tiễn đưa‖ vợ và đứa con chưa kịp chào đời xuống địa ngục trong phong
trào kế hoạch hóa gia đình. Khi viết kịch, người kể chuyện đã đẩy mình từ vị trí
của người kể chuyện sang vị trí của nhân vật hành động. Vì thế, việc lồng ghép
thể loại cũng cho thấy sự cố gắng của người kể chuyện nhằm thể hiện một cách
khách quan nhất bi kịch của bản thân và dân tộc.
Hơn nữa, người kể chuyện còn tâm nguyện rằng, viết kịch ―là một cách
chuộc lỗi với cuộc đời‖ Vậy mà sau khi vở kịch hoàn thành, cảm giác tội lỗi
trong anh ta không hề giảm nhẹ: ―Có phải một khi tay đã vấy máu thì vĩnh viễn
không bao giờ rửa sạch? Có phải một linh hồn bị cảm giác tội lỗi chế ngự thì
vĩnh viễn không bao giờ giải thoát‖ [25, tr. 469]. Lồng ghép thể loại lúc này đã
trở thành một ẩn dụ về khát vọng thoát ra khỏi mặc cảm tội lỗi.
Tiểu thuyết trong thư

Thư từ không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
viết mà bản thân nó còn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật. Vì thế, người ta vận
dụng nhiều thư từ vào trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc
biệt là trong truyện ngắn và tiểu thuyết, thư từ được sử dụng như một mô típ
nghệ thuật. Nó thường sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính xác thực, thuyết
phục độc giả về vấn đề được đặt ra trong truyện.
Có thư từ là đầu mối của sự kiện, trung tâm của cốt truyện, có những bức
thư chỉ xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong tiến trình của câu chuyện, như

21


Bà Bôvary của G. Flaubert, Đỏ và Đen của Stendhal, Hội chợ phù hoa của
W.M. Thackeray, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Nhưng nhìn chung, trừ một
số bức thư tham gia đắc lực vào tiến trình hành động, dẫn dắt sự kiện hoặc thực
sự gây ―biến cố‖, sự có mặt của các bức thư trong truyện thường làm chậm nhịp
kể. Lượng thông tin trong thư thường không đủ để lặp lại tính liên tục của câu
chuyện. Nhưng ở góc độ khác, thư từ không những là phương tiện hữu hiệu để
rút ngắn khoảng cách, duy trì liên hệ mà còn duy trì thông tin cho người đọc
những lúc nhân vật thực hiện những chuyến du hành của họ hay những lúc họ
phải cách ngăn.
Điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết và truyện ngắn được nhân lên qua
các bức thư, trong đó có các nhân vật bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá của mình về
các sự kiện và về các nhân vật khác.
Tiểu thuyết bằng thư là hình thức tiểu thuyết sử dụng thư như một
phương tiện chuyển tải hữu hiệu của quá trình tự sự, sử dụng lối kể và hư cấu
của tiểu thuyết, vay mượn hình thức của thư từ, trong đó các bức thư đóng vai
trò quan trọng trong tổ chức cốt truyện.
Tiểu thuyết Ếch có kết cấu dưới hình thức bức thư khá độc đáo.Với kết
cấu theo hình thức thư như vậy, những điều riêng tư sâu kín sẽ được thổ lộ, phô

bày một cách tự nhiên hơn và nội dung được kể cũng có thể dàn trải, biến hoá
linh họat hơn và tạo ấn tượng đậm nét về một cái tôi nhân vật. Nói cách khác,
hình thức bức thư thường tạo ra kết cấu mở cho tác phẩm.
Thế mạnh của loại truyện kết cấu dưới hình thức bức thư này là làm nổi
rõ cái tôi chủ quan của nhân vật. Đặc điểm của loại truyện này là luôn tạo ra
một không gian không phải là thực tại, đó có thể là không gian mơ, là không
gian quá khứ hoặc không gian tâm trạng… Do vậy nó cho phép tác giả vận
dụng nhiều bút pháp linh hoạt để phù hợp với hình thức truyện.

22


4 bức thư dưới góc nhìn của người kể chuyện Khoa Đẩu kể về thân thế
truyền kì của cô, nữ bác sĩ phụ khoa. Đồng thời lấy thân thế của cô làm đầu mối
triển khai một cách chân thực và sâu sắc vấn đề lịch sử của Trung Quốc mà cho
đến nay vẫn mang tính thời sự – chính sách sinh đẻ có kế hoạch. Lịch sử xã hội
được triển khai qua lịch sử cá nhân, các bước thăng trầm trong cuộc đời của cá
nhân cũng chính là ―cái gương‖ phản ánh những biến chuyển của xã hội.
Kịch trong tiểu thuyết
Phần hai của tiểu thuyết Ếch là một vở kịch 9 màn, là sự tiếp nối, bổ
sung làm cho phần một đạt đến sự thăng hoa nghệ thuật, như chính tác giả đã
viết: ―Tôi muốn viết một vở kịch về chính cuộc đời cô mình…Tôi cần phải viết,
viết ra những kịch bản ruồi nhặng, nhơ nhuốc, dũng cảm hướng về mục tiêu trở
thành một ―đại kịch tác gia‖. [25, tr.7].
Vở kịch trong Ếch là sự tiếp thu, học hỏi nghệ thuật gián cách từ vở
kịch Vòng phấn Côcazơ của Becton Brech, người được mệnh danh là ―người
cha của dòng sân khấu tự sự Tây phương‖ [5, tr.27].
Gián cách là một thuật ngữ trong nghệ thuật sân khấu được nhà soạn kịch
Becton Brech đề xuất, chỉ những biện pháp nhằm ngăn cản khán giả hoà đồng
với nhân vật đang được diễn xuất, giữ khán giả ở trạng thái tỉnh táo khi giao lưu

với những sự kiện diễn ra trên sân khấu.
Brecht cho rằng khán giả cần phải có khoảng cách cảm xúc để nhìn nhận
sự việc một cách phê bình và khách quan, trái ngược lại hiệu quả gây ảo giác
sân khấu của thể loại kịch thông thường.
Cũng là sự kiện hai người mẹ tranh nhau một đứa bé nhưng bối cảnh và
mục đích sáng tạo lại hoàn toàn khác nhau. Thực ra ―cái vòng phấn‖ là một
môtip vốn rất quen thuộc trong văn học dân gian nhiều nước Châu Á, đặc biệt
là trong truyện cổ Trung Hoa và Kinh thánh. Nó tượng trưng cho sự công bằng

23


và khách quan khi xử kiện, đến Becton Brech thì hình ảnh ―cái vòng phấn‖ đã
bị lạ hóa đi nhiều.
Trong câu chuyện vòng phấn Côcazơ, khi hai người đàn bà tranh chấp
nhau quyền làm mẹ, quan tòa đã vẽ một vòng phấn, cho đứa trẻ đứng vào giữa,
ai lôi được nó về phía mình sẽ thắng. Một trong hai người đàn bà đã ôm mặt
khóc, buông tay ra chịu thua vì sợ đứa bé sẽ bị xé xác mất.
Quan tòa Azđăc đã xử cho Grusa, mẹ nuôi thắng kiện vì quan niệm về
quyền sở hữu tập thể, ―một vật phải thuộc về người làm cho nó ngày một thêm
hoàn hảo. Trẻ em thuộc về những tấm lòng nhân hậu, để chúng trưởng thành
trong mối yêu thương. Chiếc xe kia muốn khỏi đổ giữa đường, thì phải thuộc về
tay người lái giỏi. Đồng ruộng phải thuộc về tay người chăm bón tưới, để từ đất
kia quả ngọt nẩy đầy cây‖ [5, tr. 173] .
Đến Mạc Ngôn, ông đã tiếp thu nghệ thuật gián cách trong kịch Becton
Brech để tố khổ xã hội, hạ bệ quan phụ mẫu – những người đại diện thi hành
chính sách pháp luật. Trần Mi và Tiểu Sư tử trên công đường nhờ Cao tri huyện
– Cao Mộng Cửu xử vụ kiện tranh quyền nuôi đứa trẻ tên Kim Oa.. Không cho
đi xét nghiệm AND mà Cao tri huyện đã có cách phán quyết ―biến giả thành
thật‖: ―Bản quan không thể phán định đứa trẻ này thuộc về ai, đành phải dùng

cách này: Cả hai đồng thời xông đến đây, ai cướp được đứa bé trong tay ta thì
nó thuộc về người ấy‖ [25, tr. 550].
Qua vở kịch mang tên ―Cao Mộng Cửu ― này, điều Mạc Ngôn muốn nói
đến chính là cái phi lí trong cuộc đời: cuộc sống hiện thực hóa ra chỉ là một vở
kịch lớn chứa đựng rất nhiều vở kịch nhỏ, con người đối xử với nhau hóa ra chỉ
là đóng kịch. Kịch diễn trong kịch với cái lí lẽ ―án kiện mơ hồ thì phải dùng
cách phá án mơ hồ‖ [25, tr. 550]. Sự kết hợp giữa thể loại thư mang đặc trưng
riêng tư, tự do ngôn luận, có thể mở rộng trường liên tưởng, chuyển đổi chủ đề,
chuyển cảnh liên tục, đang kể việc này có thể nhảy cóc sang việc khác; với kịch

24


gián cách, phi lí giúp người đọc không đồng nhất mình với nhân vật kịch mà
tìm cách làm cho họ luôn giữ khoảng cách và đối lập với hành động kịch,
không muốn đem đến cho người xem những xúc động ủy mị mà muốn xóa bỏ
những ảo tưởng gợi cho độc giả những suy nghĩ phê phán mang tính chất ―phản
tư‖ hiện thực xã hội.
1.1.3. Kết cấu từ góc độ thời gian
Thời gian trong tác phẩm văn học là một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của
truyện bởi vì cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết
qua thời gian trần thuật. Theo GS.TS.Trần Đình Sử, ―Thời gian nghệ thuật là
một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện
thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết
thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ
dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời.Thời gian thể hiện ý thức
sáng tạo chủ động,tự do, chủ quan của nghệ thuật‖ [35, tr.84].
Các nhà tự sự học đều thống nhất nhận định mỗi tác phẩm tự sự đều có
hai loại thời gian, đó là thời gian của chuyện và thời gian của truyện. Thời gian
của chuyện là trạng thái thời gian tự nhiên của sự phát sinh câu chuyện, thời

gian của truyện là thời gian tự sự, là trạng thái thời gian thể hiện trong văn bản
tự sự. ―Thời gian của chuyện và thời gian tự sự thường có sự sai biệt, cho nên
từ xưa đến nay thời gian tự sự đã trở thành một loại diễn ngôn tự sự và sách
lược tự sự quan trọng của các nhà văn‖. [35, tr.132].
Các câu chuyện trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều đã diễn ra ở thời quá
khứ, chúng được tái hiện qua hồi ức nhiều chồng lớp của người kể chuyện với
những điểm nhìn bên trong day dứt về một thời đã qua. Tính chất hồi cố và đa
điểm nhìn đã làm gãy đổ thời gian vật lý, tác động đến nghệ thuật tổ chức thời
gian tự sự trong truyện.

25


Thời gian trong Ếch không liền mạch mà đứt đoạn, trên đó các sự kiện,
dữ kiện của truyện không nối tiếp nhau trải dài mà đưa ra những mảng thời gian
rời như những màn, cảnh (scene) trong sân khấu và điện ảnh. Những ―vách
ngăn‖ như vậy của thời gian tạo ra một cấu trúc tập trung, sắc nét hơn. Trong
khi đó, những đứt quãng không làm câu chuyện rời rạc, vỡ vụn mà trái lại, tạo
ra một khoảng lặng tâm trạng, một ―độ ngưng‖ suy tưởng, nơi mà ta có thể thả
trôi mình vào những trầm tư…
Như đã nói, tính chất hồi cố và đa điểm nhìn đã làm gãy đổ thời gian vật
lý, tác động đến nghệ thuật tổ chức thời gian tự sự. Chính điều này khiến cho
các hình thức đảo thuật, dự thuật, ngưng trệ thời gian trở thành đặc điểm sở
trường của cây bút Mạc Ngôn.
Theo dòng hồi ức đầy xáo trộn, ngắt quãng của người kể chuyện, câu
chuyện sẽ diễn ra không theo mạch thẳng của thời gian vật lý mà luôn có sự đảo
lộn, xoay chiều giữa quá khứ và hiện tại, giữa sự kiện này và sự kiện kia tạo
cảm giác cuộc sống được dựng nên trong tác phẩm dường như bộn bề hơn, sâu
sắc hơn, hỗn loạn hơn.
Thời gian đảo thuật (đảo chiều) chính là thời gian của hồi cố. Thời gian

đảo chiều thường gắn với điểm nhìn phóng chiếu về quá khứ của người kể
chuyện. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đa phần là chuyện của những cái ―tôi‖ mang
nặng ám ảnh quá khứ. Những quá khứ ăm ắp bi hoan li hợp, thăng giáng thịnh
suy của con người và xã hội luôn đau đáu trong ký ức họ, buộc họ phải hồi
tưởng lại một cách đau xót với dòng hồi ức không liền mạch. Vì vậy, thời gian
tự sự luôn đảo ngược, bắt đầu bằng quá khứ chứ không phải bằng hiện tại tạo
nên một sự đảo chiều của thời gian.
―Viết lại lịch sử‖ đã từng là xu thế thời thượng trong tiểu thuyết Trung
Quốc từ những năm 1990; nó đã hấp dẫn những độc giả đang phải vật lộn khi
đối mặt với câu hỏi ―chuyện gì đã diễn ra?‖ trên đất nước trong và sau thời kỳ

26


×