Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.66 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỖ THU TRANG

ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT NHỮNG
NGƯỜI NUÔI GIỮ BỒ CÂU (ALICE HOFFMAN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỖ THU TRANG

ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT NHỮNG
NGƯỜI NUÔI GIỮ BỒ CÂU (ALICE HOFFMAN)

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.01.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy


Hà Nội - 2015


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề : ........................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu............................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 5
5.Cấu trúc của luận văn................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG NGƯỜI NUÔI GIỮ BỒ CÂU NHƯ MỘT TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ ......................................................................................... 7
1.1 Sự đan dệt của lịch sử và hư cấu .......................................................... 11
1. 1.1 Cuộc bức hại Do Thái giáo ở Jerusalem và trận chiến ở Masada .... 11
1.1.1

Những số phận hư cấu ................................................................... 14

1.2. Những nhân vật mang tầm vóc sử thi ................................................. 21
1.2.1

Bản hùng ca về những người phụ nữ trong chiến tranh ................. 23

1.2.2

Chất anh hùng qua các nhân vật nam ............................................ 25

TIỂU KẾT ...................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. NHỮNG NGƯỜI NUÔI GIỮ BỒ CÂU NHƯ MỘTTIỂU

THUYẾT- BI KỊCH ...................................................................................... 29
2.1

Cái bi trong xung đột dân tộc ........................................................... 30

2.1.1 Xung đột giữa người Do Thái và binh đoàn La Mã ........................... 30
2.1.2
2.2

Hậu quả của những xung đột lịch sử mang tính dân tộc ................ 34

Xung đột cá nhân ............................................................................... 38

2.2.1 Xung đột giữa các thành viên trong gia đình..................................... 38
2.2.2 Bi kịch trong tình yêu của các nhân vật............................................. 42
2.2.3 Xung đột trong mối quan hệ với chính mình ...................................... 51
TIỂU KẾT ...................................................................................................... 57


CHƯƠNG 3. NHỮNG NGƯỜI NUÔI GIỮ BỒ CÂU - MỘT TIỂU
THUYẾT ĐẬM CHẤT THƠ ........................................................................ 58
3.1 Chất thơ trong tình yêu đôi lứa và tình yêu gia đình .......................... 60
3.2 Chất thơ trong khung cảnh thiên nhiên............................................... 66
3.3 Chất thơ qua các biểu tượng ................................................................ 71
TIỂU KẾT ...................................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 79


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Alice Hoffman sinh năm 1952 tại New York , Mỹ. Tiểu thuyết đầu tay của
Alice Hoffman được xuất bản khi bà còn là sinh viên trường Standford từ đó bà
trở thành tiểu thuyết gia đương đại nổi tiếng, xuất sắc của nước Mỹ. Hơn 20 tác
phẩm của Alice Hoffman đã được dịch và được hơn 100 nhà xuất bản trên thế
giới phát hành. Tiểu thuyết của bà nhiều lần nằm trong danh mục những cuốn
sách hay nhất của các tạp chí tên tuổi như Thời báo New York, Tạp chí People,
Thời báo Los Angeles.
Những người nuôi giữ bồ câu là một tác phẩm trác tuyệt. Tác phẩm đã
đánh thức những điều thẳm sâu trong tâm hồn con người: bi kịch về tình yêu,
gia đình, chất thơ của tình mẫu tử, những niềm vui , những sự tương đồng thú vị
trong lối suy nghĩ về tình yêu, cuộc sống. Độc giả như được tìm thấy phần bản
ngã của mình và cả những điều thú vị mới mẻ về tình yêu, tình mẫu tử. Hình
ảnh dũng cảm đến kinh ngạc của những con người trong Những người nuôi giữ
bồ câu đã tiếp thêm sức mạnh cho độc giả để tiếp tục sống và chiến đấu. Đó là
bản hùng ca dù bi thương nhưng không vì thế mà khiến người ta gục ngã. Trái
lại tác phẩm đem tới sức mạnh cho bất cứ người phụ nữ nào chạm tới nó và
khiến những người đàn ông hiểu hơn về phụ nữ.
Người đọc có thể tìm thấy trong tác phẩm những phẩm chất đặc biệt như
chất bi kịch, chất sử thi và cả chất thơ. Tìm hiểu theo định hướng đó, luận văn
mong muốn đóng góp một hướng tiếp cận toàn diện về mặt thể loại đối với tác
phẩm để từ đó có cái nhìn sâu sắc về một dân tộc được mệnh danh là thông
minh nhất thế giới qua chất kiêu hùng và bi thương của nó trong một thời kì lịch
sử khốc liệt.
2.

Lịch sử vấn đề :
Alice Hoffman là một tác giả lớn và nổi tiếng không chỉ ở Mỹ mà các sáng

tác của bà còn được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở

2


Việt Nam tên tuổi cũng như tác phẩm của nữ nhà văn chưa được đông đảo công
chúng biết đến. Độc giả Việt Nam mới chỉ biết đến Alice Hoffman qua tiểu
thuyết Những người nuôi giữ bồ câu, ra mắt tháng 7/2014. Những nghiên cứu
về nhà văn Alice Hoffman và tác phẩm Những người nuôi giữ bồ câu hầu như
còn rất hạn chế. Trên Internet có một số bài báo viết về tác phẩm nhưng chưa đi
sâu nghiên cứu kỹ, mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu và đánh giá sơ bộ, bao
gồm các bài báo nước ngoài và Việt Nam. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Những
người nuôi giữ bồ câu là một tác phẩm mới, cuốn tiểu thuyết này mới được
xuất bản tại Mỹ năm 2011.
Sau khi ra mắt công chúng, Những người nuôi giữ bồ câu được báo giới
dành nhiều lời khen ngợi. Tạp chí People viết: “Cuốn tiểu thuyết lịch sử hạng
nhất, bản anh hùng ca về chiến tranh, đam mê và bản năng sinh tồn kỳ diệu của
con người, đặc biệt là người phụ nữ”. Còn tờ USA Today đánh giá: “Alice
Hoffman đã đan dệt hư cấu và lịch sử trong Những người nuôi giữ bồ câu. [...]
Tài hư cấu của Hoffman vẫn luôn đáng ngưỡng mộ, còn lịch sử đã mang lại cho
cuốn tiểu thuyết này một sức ám ảnh ghê gớm”. Các bài báo đều nhấn mạnh giá
trị hiện thực – lịch sử và thông điệp nhân văn mà cuốn tiểu thuyết của Alice
Hoffman mang lại. Sự sáng tạo tài tình một câu chuyện dữ dội mà đẹp đẽ dựa
trên sự thật lịch sử vốn đã đậm chất bi tráng khiến cho tác phẩm trở nên cuốn
hút và có chiều sâu.
Tác giả Clare Clark trong bài The Dovekeepers by Alice Hoffman – review
Những người nuôi giữ bồ câu của Alice Hoffman) đăng trên theguardian.com
đã tinh tế chỉ ra tài năng của Alice Hoffman trong việc nắm bắt và khắc họa
nhân vật: “Alice Hoffman là một nhà văn có nhận thức tuyệt vời và bà đã diễn
tả một cách chính xác mối quan hệ phức tạp giữa những người phụ nữ, nỗi sợ
hãi và cảm giác tội lỗi, lòng dũng cảm và sự khao khát sẻ chia, đồng hành của
họ”. Người viết còn chỉ ra những thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm

qua tác phẩm của mình: “Cuốn tiểu thuyết có những khoảnh khắc đẹp đáng
3


ngạc nhiên: Khi Yael đứng trên một tòa tháp người Roma để lại sau khi đóng
quân tại đây, cô nhìn thấy mặt đất lốm đốm những mảnh xương màu trắng, rỗng
tới mức gió thổi qua chúng thành những giai điệu ngân nga. Yael ngước mắt lên
và thấy một con bồ câu đã đậu lên tường, cô lặng lẽ đưa hai tay ra. Sau tất cả
những tội lỗi Yael đã phạm phải, con bồ câu vẫn đậu lên tay cô, không hề sợ
hãi. Thế giới vẫn đi lên, Hoffman nói với chúng ta, bất chấp nỗi kinh hoàng của
nó, bất chấp sự thù hận, tàn bạo và sức ép nghẹt thở của sự tuyệt vọng, sẽ luôn
có niềm hy vọng, những hành động nhỏ của sự hòa giải, cho dù chúng ta có
xứng đáng nhận được điều đó hay không”.
Với những bài điểm sách ở Việt Nam, các tác giả cũng dành nhiều lời ngợi
ca và trân trọng đối với cuốn tiểu thuyết Những người nuôi giữ bồ câu cùng
tác giả của nó – Alice Hoffman. Trong bài Sách mới Những người nuôi giữ bồ
câu đăng ngày 31/7/2014, trang vov.vn đánh giá: “Đó là cuộc trình diễn ngoạn
mục của trí tưởng tượng và tài nghiên cứu của tác giả, dựng nên một câu chuyện
đầy mê hoặc trên bối cảnh nước Israel cổ đại”. Trong bài giới thiệu sách Những
người nuôi giữ bồ câu đăng trên news.zing.vnngày 2/8/2014,nội dung sâu sắc
và tinh thần nhân văn của tác phẩm được người viết đề cao: “Vượt qua một
khuôn khổ cụ thể về không gian, thời gian, Những người nuôi giữ bồ câu là
khúc tráng ca về sự bất diệt của tình yêu trong con người dưới mọi cung bậc:
tình yêu nam nữ, tình mẫu tử, tình yêu quê hương, tình yêu tự do ngay cả trong
những hoàn cảnh tàn khốc ảm đạm nhất. Nội dung sâu sắc, lôi cuốn của câu
chuyện đã đem đến cho người đọc hưng phấn rất lớn để vào cuộc, nhập tâm vào
dòng chảy tự sự lúc bạo liệt, lúc trầm tư của bốn người kể chuyện, du hành
ngược thời gian trở về một thời đại xa xưa, lạ lẫm nhưng hiện lên thật sống
động, rõ ràng qua những chi tiết được tác giả tái hiện đầy màu sắc, âm thanh và
rung động”

Như vậy, các bài phê bình về Alice Hoffman và tiểu thuyết Những người
nuôi giữ bồ câu còn rất ít ỏi, đặc biệt là ở trong nước, chưa có bất kỳ công trình
4


nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm này. Cuốn sách cho đến nay vẫn giống như một thế giới tiềm ẩn
cuốn hút người nghiên cứu bởi rất nhiều yếu tố, khía cạnh cần được khám phá.
Với đề tài “Đặc trưng thể loại tiểu thuyết Những người nuôi giữ bồ câu”,
chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm phong phú hơn lịch sử nghiên cứu về tác
phẩm tuyệt vời này.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: trong phạm vi của luận văn này chúng tôi tìm hiểu
những biểu hiện nổi bật về mặt thể loại của Những người nuôi giữ bồ câu, mà
ở một mức độ nhất định khắc họa diện mạo tác phẩm như một tiểu thuyết lịch
sử, tiểu thuyết-bi kịch và tràn đầy chất thơ bi tráng.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên văn bản cuốn Những
người nuôi giữ bồ câu của Alice Hoffman (2014), bản dịch Tiếng Việt của Lê
Đình Chi, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội.
Mục đích nghiên cứu: Với đề tài “Đặc trưng thể loại tiểu thuyết trong
Những người nuôi giữ bồ câu”, mục đích của chúng tôi là đi sâu tìm hiểu và
phân tích những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết như tính lịch sử, chất bi kịch
và chất thơ qua đó có một cái nhìn khái quát và toàn diện về tiểu thuyết Những
người nuôi giữ bồ câu. Qua công việc này chúng tôi cũng hi vọng đem người
đọc đến gần hơn với lịch sử của dân tộc Isarel, với văn hóa độc đáo của dân tộc
Do Thái và cả với tư duy văn học vô cùng thú vị về cuộc sống, tình yêu của tiểu
thuyết gia nổi tiếng Alice Hoffman.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận văn này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
1. Phương pháp lịch sử xã hội

2.

Phương pháp loại hình
5


3.

Phương pháp tâm lí học

5.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Những người nuôi giữ bồ câu như một tiểu thuyết lịch sử
Chương 2 : Những người nuôi giữ bồ câu như một tiểu thuyết- bi kịch
Chương 3 : Những người nuôi giữ bồ câu - một tiểu thuyết đậm chất thơ

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG NGƯỜI NUÔI GIỮ BỒ CÂU NHƯ MỘT TIỂU THUYẾT LỊCH
SỬ
Tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử đều có chức năng tái hiện cuộc sống. Tiểu
thuyết tái hiện những gì đang diễn ra như chính cuộc sống đồng đại với bạn đọc.
Tiểu thuyết lịch sử tái hiện những gì đã diễn ra trong quá khứ, những gì mà
thượng đế không làm gì được nữa. Tiểu thuyết lịch sử có sự gặp gỡ giữa tác giả
với bạn đọc là sự giao tiếp về lịch sử, về quá khứ, song nó không hoàn toàn là
những gì thuộc công việc của sử gia, cũng không hoàn toàn là tiểu thuyết. Công
việc của nhà tiểu thuyết lịch sử là làm sống lại phần cuộc sống đã bị "che khuất"
để tạo nên bình diện tổng thể của cuộc sống. Phần khuất lấp ấy - phần không là

nét lớn, nét chính của sử gia - khi tái hiện, tiểu thuyết gia lịch sử hoàn toàn có
quyền hư cấu như chính các tiểu thuyết gia. Thậm chí cả những yếu tố thuộc
lịch sử mà còn các "điểm trắng" thì khi lấp các "điểm trắng", nhà tiểu thuyết
lịch sử có quyền hư cấu, làm cho những gì thuộc lịch sử vẫn là lịch sử, song
sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Nhà tiểu thuyết tái tạo cuộc sống bằng hư cấu để
tạo ra những gương mặt tiêu biểu của đời thường đang diễn ra; nhà tiểu thuyết
lịch sử hư cấu để tạo ra những gương mặt tiêu biểu của đời thường đã diễn ra
trong quá khứ. Khi hư cấu, nhà tiểu thuyết ít bị chi phối bởi tính niên đại. Khi
hư cấu, nhà tiểu thuyết lịch sử phải đặt bình diện phản ánh trong niên đại. Nhà
tiểu thuyết khi viết về cuộc sống đang diễn ra, đồng hành với nhà chép sử đồng
đại. Họ đều là "thư kí" của cuộc sống. Nhà tiểu thuyết lịch sử với sử gia là tiếng
nói đồng vọng của hôm nay với hôm qua, nối quá khứ với hiện tại, giao thoa
giữa hiện tại với quá khứ. Có sự khác biệt trong công việc của nhà tiểu thuyết
lịch sử và nhà viết sử, "việc nghiên cứ lịch sử là vô cùng cần thiết đối với nghệ
sỹ, nhưng sự nghiên cứu ấy không thể thay thế sự sáng tạo. Có khi nhà nghệ sỹ
chỉ cần vài khoảnh khắc trong đời sống của nhân vật lịch sử, có khi nghệ sỹ đưa
vào tác phẩm nhũng điều phi lịch sử, không quan trọng, thậm chí trong một
7


chừng mực nào đó có quyền vi phạm sự đúng đắn về sự kiện lịch sử, bởi vì tác
giả chỉ cần " sự đúng đắn lý tưởng" mà thôi" [12.tr 56].
Nhà tiểu thuyết, như ta quan niệm hiện nay, lấy những sự kiện đang diễn ra
hàng ngày, đối thoại với cuộc sống để sáng tạo cuộc sống trong tác phẩm. Nó là
những " chuyện ngoài đường ngoài ngõ ", những điều mà sử gia phong kiến
không ghi chép. Những con người ngày xưa được dùng chung bằng một từ "
bách tính" mà ngày nay được dùng là nhân dân, đồng bào, các sử gia không ghi
chép gương mặt cá thể trong phạm trù này. Nhà viết sử không thể tạo ra tính
cách toàn diện của nhân vật lịch sử trong lịch sử. Nhà tiểu thuyết thì trái lại,
sáng tạo cuộc sống thứ hai trong tác phẩm, tạo ra những cá tính, những số phận,

cả những buồn vui trong đời sống con người. Tiểu thuyết lịch sử có thể ví như
nhịp cầu nối giữa lịch sử và tiểu thuyết.
Tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi vấn đề phản ánh phải dừng trước vạch cấm chỉ
của lịch sử để tác phẩm đảm bảo tính chân thực lịch sử. Vượt qua vạch cấm chỉ,
tiểu thuyết lịch sử đã tiểu thuyết hoá lịch sử. Cái "có thể diễn ra như thế" không
thể là phương tiện để tiểu thuyết gia tạo dụng ý "bình cũ rượu mới", chuyển hẳn
nó sang tiểu thuyết luận đề, dã sử hoá lịch sử nhằm thực hiện thiên kiến của tác
giả, hoặc một biểu tượng hai mặt về cuộc sống hiện tại. Như vậy tiểu thuyết lịch
sử chỉ còn là một phương tiện.Tiểu thuyết lịch sử muốn hay không, để nó đảm
trách nhiệm vụ lịch sử thì không gian, thời gian, địa điểm..., thể hiện trong tác
phẩm phải mang dấu ấn của thời điểm lịch sử mà tác phẩm phản ánh. Mặt khác,
tuyến nhân vật sáng tạo của tác giả - loại nhân vật không là đối tượng của sử
gia, khi được tái tạo phải là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử, không thể hiện
đại hoá con người trong quá khứ. Những nhân vật sáng tạo phải mang dấu ấn
lịch sử: Phong tục, tập quán, lời ăn tiếng nói, trang phục, nhất là quan hệ giữa
người với người. Nếu không, tác phẩm sẽ trở thành hai mảng riêng biệt: lịch sử
và thế sự không ăn nhập, không lô gíc. Như vậy, tác giả đã mượn danh lịch sử
để viết tiểu thuyết với dụng ý nào đó chứ không phải là viết tiểu thuyết lịch sử.
8


Bàn về tiểu thuyết lịch sử, trong một chuyên luận cùng tên, giáo sư Phan Cự
Đệ đã đề cập đến những vấn đề có tính phổ quát về thi pháp tiểu thuyết lịch sử
khi dẫn những chính kiến của các lý luận gia tên tuổi các nước: Anh, Pháp, Nga
và của chính những cây bút tiểu thuyết lịch sử. Một nhà phê bình vừa khen vừa
chê Dumas như sau "Alexandre Dumas đã hiếp dâm lịch sử mà đẻ ra những đứa
con hoang sinh động hơn những đứa con chính thức [12.tr57]ưNhưng nhà văn
lãng mạn Alexandre Dumas, người có biệt tài viết tiểu thuyết lịch sử (Ba người
lính Ngự lâm, Hai mươi năm sau, Hoàng hậu Margot, Bá tước Monte Crísto...)
đã đáp lại: " Lịch sử đối với tôi là gì ? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo cái bức

hoạ của tôi thôi"
Các nhà tiểu thuyết lịch sử không coi việc miêu tả quá khứ như một mục
đích tự tại. Họ kể một câu chuyện về quá khứ nhưng các động từ vẫn được chia
ở thì hiện tại. Tiểu thuyết lịch sử còn nhiều tác dụng khác nữa "nó có thể soi
sáng những thời kỳ quá khứ của con người đã trải qua với mục đích rõ ràng là
gạn lọc những tình trạng tiến thoái lưỡng nan của hiện tại. Nó giúp ta làm những
bảng so sánh đối chiếu thời đại nọ với thời đại kia... Tác giả tiểu thuyết lịch sử
sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên những điểm tương đồng giữa quá khứ
và hiện tại và do đó làm sáng tỏ hiện tại"
Tiểu thuyết và lịch sử có mối quan hệ đặc biệt. Lịch sử với sự ghi chép bằng
văn bản là cuốn tiểu thuyết đã hoàn tất. Tiểu thuyết là “cuốn sử” có thể diễn ra
như thế, có thể diễn ra theo giả thiết suy luận , là lịch sử chưa có hồi kết.. Mọi
sáng tạo đều có quyền hư cấu, song với nhà tiểu thuyết lịch sử thì phần sáng tạo
chỉ là một đối trọng với lịch sử. Nó là một phần quan trọng thể hiện qua tác
phẩm. Tiểu thuyết lịch sử phải được coi là một loại thể trong phạm trù thể loại
tiểu thuyết nói chung. Do chọn đề tài để đối thoại với cuộc sống mà có tiểu
thuyết tâm lý xã hội, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lịch sử... Từ thái độ, cách
thể hiện đối thoại với cuộc sống theo một quan điểm nào đó mà tạo ra các
trường phái tiểu thuyết theo các chủ thuyết như: hiện thực, lãng mạn, hiện
9


sinh... tiểu thuyết hiện đại chủ nghĩa (thế kỷ XX) và hậu hiện đại. Những năm
cuối XX và đầu XXI có nhiều tiểu thuyết sáng tác theo các chủ thuyết trên tạo
thành sự phong phú đa dạng của tiểu thuyết phương Tây. Với khuôn khổ và
mục đích bài viết này chúng tôi không nói gì thêm về những chủ thuyết trên mà
chỉ nêu ra với tư cách như là sự điểm danh của các chủ thuyết đó trong văn đàn.
Tiểu thuyết là kết quả của thiên chức sáng tác cùng với vốn sống, vốn hiểu biết
và kinh lịch trong cuộc sống của tác giả. Tác giả viết tiểu thuyết lịch sử phải am
tường lịch sử, sự kiện, tôn trọng những gì lịch sử đã hoàn tất. Lịch sử được phản

ánh trong tiểu thuyết lịch sử phải là sự thể hiện: am tường sự kiện, nhân vật,
không gian, thời gian, địa điểm lịch sử. Dựa vào lịch sử còn những “điểm
trắng”, nhà tiểu thuyết lịch sử sáng tạo tái hiện những nhân vật không góp mặt
trong tác phẩm của sử gia. Những nhân vật này là gương mặt của cuộc sống
thường nhật, chính loại nhân vật này làm nên chất tiểu thuyết của tác phẩm. Bên
cạnh đó, “những điểm trắng” về nhân vật lịch sử, được các tiểu thuyết gia lịch
sử thêm vào làm cho nhân vật lịch sử thêm chất tiểu thuyết song không nhào
nặn lại nhân vật, không vi phạm vào tính chân thực của lịch sử, của cuốn lịch sử
đã được hoàn tất. Cái khó của nhà tiểu thuyết lịch sử là phải đảm bảo tính khách
quan, đòi hỏi tham khảo đến tường tận cứ liệu lịch sử, phải am tường về những
yếu tố địa lý, thổ nhưỡng, phong tục, tập quán... Muốn vậy phải điều tra hồi cố
các sự kiện, nhất là để phát hiện ra những điều mà vốn nó nằm ngoài sự ghi
chép của lịch sử. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử là tất yếu, song hư cấu không
thể vượt qua hai tiếng lịch sử. Nếu vượt qua, nó sẽ trở thành tiểu thuyết dã sử,
lấy lịch sử làm phương tiện, coi lịch sử là điều đang diễn ra mà quyền nhào nặn
của nhà văn như chính là tạo hoá. Như vậy, nhà văn đã tiểu thuyết hoá lịch sử
chứ không phải là viết một tiểu thuyết lịch sử.
Tóm lại, tiểu thuyết lịch sử nằm trong phạm trù tiểu thuyết nói chung nhưng
viết về đề tài lịch sử. Vì những lẽ đó, tiểu thuyết lịch sử luôn tồn tại hai hệ
thống nhân vật: nhân vật lịch sử và nhân vật thuộc “điểm trắng” của lịch sử 10


nhân vật sáng tạo của tiểu thuyết gia. Mặt khác, khi lấp những “điểm trắng”
nghĩa là tạo ra những chi tiết bổ sung cho lịch sử, sáng tạo những nhân vật phi
lịch sử - những cuộc đời thường, nhà tiểu thuyết phải tránh hiện đại hoá con
người nhất là khi gắn nối giữa hai hệ thống nhân vật: lịch sử và phi lịch sử. Để
tạo ra một kết cấu tác phẩm lô gíc, nhà văn cũng rất dễ hiện đại hoá mối quan hệ
giữa người với người. Khi đã hiện đại hoá mối quan hệ này thì cho dù tác phẩm
có kết cấu lô gíc đến chừng nào, người đọc cũng không dễ dàng cảm thông
trong tiếp nhận. Mặt khác, khi gắn nối hai hệ thống nhân vật trên nhà văn có thể

làm cho nhân vật lịch sử không còn là lịch sử nữa (hoặc thêm vào những nét cao
thượng vốn đã đầy ắp của nhân vật lịch sử hoặc là sẽ tầm thường hoá nhân vật
lịch sử). Nếu nhà văn rơi vào tầm thường hoá nhân vật lịch sử, hiện đại hoá mối
quan hệ giữa người với người trong tác phẩm sẽ tạo ra một dã sử được ghi chép
bằng tác phẩm văn học.
1.1 Sự đan dệt của lịch sử và hư cấu
1. 1.1 Cuộc bức hại Do Thái giáo ở Jerusalem và trận chiến ở Masada
Trong Những người nuôi giữ bồ câu, Alice Hoffman đã dựa vàomột sự
kiện lịch sử được đề cập tới trong Jewish war của sử gia Josephus. Tiểu thuyết
được viết dựa trên bối cảnh diễn ra trong và sau khi Jerusalem thất thủ ( Năm 70
sau Công Nguyên). Một cuộc truy bức trên sa mạc nóng bỏng giữa quân đội
thiện chiến Roman và những người ngoan đạo của dân tộc Do Thái. Vài thập
niên sau khi vua Herod chết (năm 4 TCN), pháo đài Masada bị vây hãm trong
cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại quân đội La Mã chiếm đóng. Theo
Flavius Josephus - Nhà sử học người La Mã gốc Do Thái, trong thời gian từ
năm 70 đến 73, sau khi đền thờ tại Jerusalem bị phá hủy, 973 người của phong
trào Zelot đã chống cự lại lực lượng hùng mạnh 15.000 người lính La Mã dưới
sự chỉ huy của Flavius Silva trong pháo đài Masada. Nạn đói hoành hành khắp
nơi đã biến quân du kích trở thành những con người tàn bạo dã man, nạn cướp
bóc và nỗi tang thương bủa vây Masada. Khi nạn đói ngày càng tồi tệ hơn,
11


những người du kích ngày càng điên cuồng hơn. Hàng ngày chúng đi lùng sục
từng nhà. Nếu chúng không tìm thấy lương thực, chúng sẽ ngược đãi những
người cư trú ở đó vì tội nói không có lương thực, ngũ cốc. Nếu họ không nói,
chúng sẽ nghi ngờ họ đã cất giấu. bằng chứng của việc không có lương thực
phải là vẻ khổ sở. Nếu ai mà trông còn da,còn thịt thì sẽ bị quy tội cất giấu
lương thực. Chỉ những người gầy dơ xương mới không bị kết tội.Cảnh cơ cực
này chắc chắn sẽ làm rơi lệ bao người. Khi cái đói bao trùm, người ta mất đi sự

tự chủ. Cho nên đó là lý do tại sao vợ cướp đồ ăn của chồng, con cướp của cha.
Và tồi tệ hơn đó là mẹ cướp của con, giật lấy từng miếng ăn. Khi những người
thân yêu của họ chết trên tay họ, họ không ngần ngại cướp từng miếng ăn để
được tồn tại.Những người du kích đi mọi nơi và sẵn sàng tấn công. Bất cứ đâu
chúng thấy khóa cửa, chúng cho rằng trong nhà họ đang ăn và ngay lập tức
chúng sẽ phá cửa xông vào. Họ nhanh chóng tìm kiếm trong cuống họng từng
người để rình cướp những mẩu thức ăn. Chúng đánh những người đàn ông già
yếu đang cầm mẩu bánh mì khô. Chúng túm tóc những người phụ nữ đang cất
giấu gì đó trong tay. Chúng không hề cảm thấy tội lỗi cho dù đó là những người
phụ nữ tóc đã bạc hay những bé con tuổi còn ẵm ngửa.Kinh khủng hơn đó là
cách chúng tra tấn mà chúng nghĩ ra khi đi truy lùng lương thực. Chúng nhồi
đâụ tằm đắng lên những đoạn sinh dục của nạn nhân và cắm cọc nhọn vào chỗ
ngồi của họ. Sự tra tấn vô cùng khủng khiếp khi chúng bắt họ phải thừa nhận họ
có 1 mẩu bánh mì hay nói ra nơi cất giấu vài nắm lúa mạch. Điều này không có
nghĩa là chúng đói vì hành động của chúng sẽ bớt man rợ hơn nếu chúng chỉ tìm
kiếm lương thực vì đói mà chúng ấp ủ tham vọng sẽ dữ trữ lương thực cho cả
những ngày sắp tới [38, tr.326]
Sau đó, vị tướng lĩnh cho xây một bức tường dài hơn 4 km bao bọc xung
quanh ngọn núi để chia cắt những người bị vây hãm với bên ngoài và cho dựng
tổng cộng đến 8 doanh trại quân sự mà ngày nay di tích vẫn còn trông thấy
được. Tiếp theo đó, người La Mã đắp một bệ đất cao đến tận tường thành về
12


phía tây của pháo đài, là nơi thấp hơn. Qua bệ đất này họ đưa nhiều vũ khí phá
thành đến gần pháo đài và cuối cùng đã phá được bức thành lũy bảo vệ. Theo
tường thuật của Flavius Josephus, trong hoàn cảnh tuyệt vọng này những người
bị vây hãm đã quyết định chết như những người tự do chứ không chịu để người
La Mã bắt giữ. Khi quân lính Lã Mã xông vào thành họ chỉ còn tìm thấy hai
người phụ nữ và năm trẻ em còn sống. Tất cả những người khác trong pháo đài

đã chọn con đường tự sát. Nhờ vào truyền thuyết này Masada đã trở thành biểu
tượng cho khát vọng tự do của người Do Thái .
Lần theo hành trình sáng tạo của tác phẩm của tiểu thuyết gia Alice
Hoffman, người đọc có thể thấy sự nghiêm túc, công phu và say mê của tác giả
trong việc thu thập những tư liệu lịch sử để tạo dựng một tác phẩm đồ sộ, hoành
tráng, thuyết phục người đọc. Tác giả đã có được những trải nghiệm tâm linh
sâu sắc và cảm hứng từ chuyến thăm Masada đến mức cảm thấy câu chuyện của
2000 năm trước vẫn vừa như ngày hôm qua, tươi mới, sống động. Những sự
kiện bi thảm của quá khứ và sự hi sinh kì lạ diễn ra ở pháo đài dường như vẫn
hiển hiện trong bầu không khí trong trẻo tại Masada. Điều đó đã thôi thúc Alice
Hoffman nghiên cứu sâu sắc và kĩ lưỡng tác phẩm Masada của nhà khảo cổ học
Yigal Yadin và Jewish war của Josephus. Chính vì vậy rất nhiều sự kiện lịch sử
và kiến thức về khảo cổ học đã được tái hiện một cách chân thực và sống động
trong tác phẩm. Không chỉ có vậy, sự thực lịch sử trong tác phẩm còn được tái
hiện một cách khéo léo nhưng hết sức chân thực bởi Alice Hoffman đã cẩn
trọng đặt tài năng vào trong những hiện vật lịch sử. Tác giả đã nỗ lực hình dung
những câu chuyện đau thương mà cảm động qua những gì ít ỏi còn sót lại của
một cuộc chiến cách đây gần 2000 năm. Trong bảo tàng Ylgal Yadin tại
Masada có thể tìm thấy rất nhiều di vật được nhắc đến trong tiếu thuyết này:
một mảnh vải thổ cẩm thuộc về một người lính của chiến đoàn bị bắt sung quân
từ xứ Wales, đôi xăng đan và tóc cùa một phụ nữ trẻ có hài cốt được tìm thấy
cạnh một đài phun nước, cạnh hài cốt của một chiến binh trẻ và một cậu bé,
13


xung quanh họ là những mảnh áo giáp vảy cá bằng bạc. Một tấm bùa được
trưng bày trong một bảo tàng tại Wales chính là tấm bùa được trao cho người nô
lệ phương Bắc, còn những chiếc bát phù chú, những tấm bùa và sách phù chú
trong tiều thuyết có thể tìm thấy trong các bảo tàng ở Châu Âu, Israel và Ai
Cập. Những cái tên tìm thấy trên mảnh gổm vỡ, cũng có thề là những lá thăm

mà các chiến binh cuối cùng rút được, ở Masada - trong đó có Yoav, Người Từ
Thung Lũng, và Ben Ya’ir, thủ lĩnh của cuộc nổi dậy - cũng đang được trưng
bày tại Masada. Một số hài cốt đã được tìm thấy trong hang núi phía dưới pháo
đài, và mặc dù không ai có thể biết liệu những người Essene có mặt ở Masada
hay không, nhiều bản thảo của họ đã được khai quật tại đó. Bên cạnh đó, những
kiến thức khảo cổ trong Masada của nhà khảo cổ học Yigal Yadin đã giúp tác
giả của Những người nuôi giữ bồ câu viết nên những trang tuyệt đẹp miêu tả
thành Masada.
1.1.2 Những số phận hư cấu
Ở trên chúng tôi đã có nói đến vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử, đặt
nó trong mối quan hệ với sự thật lịch sử. Ở phần này chúng tôi sẽ nói rõ hơn về
hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử, những ràng buộc của nó.
Về không gian - thời gian trong hư cấu của tiểu thuyết lịch sử: như đã nói
hư cấu trong tiểu thuyết quan tâm đến cái “bây giờ và ở đây” tức là nó đã mặc
định không - thời gian cho riêng nó. Đặc biệt tiểu thuyết lịch sử lấy quá khứ làm
đề tài, làm cảm hứng, chính vì vậy một thời điểm nào đó trong quá khứ sẽ được
trần thuật lại; một không khí của lịch sử sẽ được dựng lên. Những cái được phản
ánh trong tiểu thuyết lịch sử là những cái có khả năng đồng hiện. Chính Kate
Hamburger đã cho rằng: “Sự phong phú của thời hiện tại lịch sử đã được dùng
cho chúng ta để chỉ ra tại sao người ta phải ưa thích thời quá khứ để biến nó
thành giá đỡ của việc trần thuật hư cấu. Việc làm nhạt thời quá khứ, trở thành
cái không gì khác hơn là một giá đỡ, giá đỡ của cái bề ngoài về cuộc sống, mà

14


hư cấu tạo ra, có một lí do thuộc bản chất về logic, chúng ta hãy nhấn mạnh một
lần nữa về điều đó; việc mất đi chức năng về thời gian của quá khứ là do việc
nội dung được thuật lại hư cấu, vậy không phải là diện trường kinh nghiệm của
người trần thuật mà diện trường kinh nghiệm của các nhân vật hư cấu” [16, tr

178]. Nhận định này có thể khái quát lại theo một cách khác khi các nhà văn
nói: lịch sử chỉ là “cái cớ” của nghệ thuật. Hơn nữa từ đây sẽ sinh ra một sự đảo
lộn về không - thời gian trong hư cấu ở tiểu thuyết lịch sử.
Về nhân vật trong hư cấu của tiểu thuyết lịch sử: có thể nói chính các nhân
vật làm cho văn học thực sự trở thành hư cấu hoặc có thể nói ngược lại: chính
việc trần thuật đã sản sinh ra các nhân vật. Khi viết về đề tài lịch sử, nhân vật
vẫn là linh hồn của câu chuyện, trong đó có cả nhân vật của lịch sử và nhân vật
của hư cấu. Cái khó nhất là cách mà các nhà văn tạo ra các nhân vật hư cấu và
mối quan hệ hài hòa giữa hai loại nhân vật nói trên như thế nào trong suốt mạch
chảy của cốt truyện lịch sử?
Về vai trò và giới hạn của hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử: Hư cấu trợ giúp
cho việc dựng nên những dạng thức tồn tại có thể có và nói chung, trợ giúp cho
ý niệm về những gì có thể có và cần phải có. Nhờ hư cấu, trong nghệ thuật,
người ta thực hiện được việc chiếm lĩnh thế giới ở phối cảnh hàm nghĩa của nó,
tái tạo lại được các hình thức hiện thực, đem lại cho chất liệu một sự tổ chức về
thẩm mỹ.
“Hiệu lực của hư cấu được quyết định không phải bởi tính giống thực bề
ngoài mà bởi logic của sự khai triển nghệ thuật, bởi các căn cứ thẩm mỹ, bởi
chiều sâu của sự thâm nhập vào ý nghĩa các hình tượng” [2. tr 164]. Văn học là
hư cấu, tuy nhiên tiểu thuyết lịch sử lại chịu một sự giới hạn riêng về phạm vi
hư cấu. Không thể nói là tiểu thuyết thông thường thì hư cấu ít hay nhiều hơn
tiểu thuyết lịch sử mà khi xét hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử cần phải chú ý đến
cái trục sự kiện của những thời kì được nói đến.

15


Đối với các nhà tiểu thuyết lịch sử, hư cấu nghệ thuật có một số yêu cầu
và đặc điểm riêng: một mặt tính chân thực lịch sử của các sự kiện phải được
đảm bảo, mặt khác, vai trò của hư cấu sáng tạo phải được phát huy cao độ. Nhà

văn không được sao chép lịch sử càng không được đi quá giới hạn, hư cấu phải
đạt tới mức độ cần thiết để làm sao cho lịch sử trong tiểu thuyết hiện lên chân
thực hơn cả chính sử. Bút pháp của nhà sử học chỉ có một con đường duy nhất
là trung thành, chính xác với sự thực để thể hiện tốt vai trò người “truyền tín”,
còn nhà văn lại có nhiệm vụ “truyền kỳ”, nên ngòi bút của họ là “hư bút” - hư
hóa cái thực, thực hóa cái hư.
Như vậy về lí luận về hư cấu : Ta có thể chia tiểu thuyết lịch sử ra làm 3
loại. Thứ nhất là loại tiểu thuyết lịch sử hoàn toàn hư cấu - Như Nhà thờ Đức
Bà Paris của V. Huygo, Hòm đựng người của Nguyễn Triệu Luật. Thứ hai là
loại tiểu thuyết lịch sử toàn những nhân vật có thật trong lịch sử như nhiều tiểu
thuyết lịch sử của ta, Thanh gươm yên ngựa của Hoàng Yến, những tiểu thuyết
lịch sử về thời Lý - Trần của Hoàng Quốc Hải. Loại tiểu thuyết lịch sử thứ ba
tiểu thuyết lịch sử trộn lẫn giữa cái hư và cái thực như Quo Vadis của
Sienkievitch, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.
Tiểu thuyết Những người nuôi giữ bồ câu thuộc loại thứ ba: trộn lẫn giữa
cái thực và cái hư trong đó phần hư cấu chiếm dung lượng tương đối lớn . Tác
phẩm đã mượn những sự kiện lịch sử có thật, những nhân vật có thật cùng với
tài năng của Alice Hoffman tạo nên một tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, hoành tráng .
Bốn nhân vật kể chuyện là Yael, Revka, Shirah, Aziza cùng với các sự kiện và
tuyến nhân vật đi kèm đa phần là hư cấu.
Yael là nhân vật chính, xuyên suốt cốt truyện. Cô là một nhân vật có cuộc
đời dữ dội ngay từ khi sinh ra. Khoảnh khắc cô xuất hiện trên thế gian cũng là
lúc mẹ cô vĩnh viễn rời bỏ cuộc sống của mình. Tiếc thương người vợ yêu dấu
và coi Yael như kẻ sát nhân dẫn đến cái chết của bà, bố Yael – một sát thủ của

16


thành Jerusalem cũng bỏ rơi cô ngay từ giây phút chào đời. Khi còn nhỏ, Yael
được chăm sóc và yêu thương bởi một cô hầu gái trẻ, chính là Shirah mà sau

này cô sẽ gặp lại ở Masada. Nhưng chẳng bao lâu sau, Shirah bị đuổi đi, từ đó
Yael lớn lên bên bố và anh trai của mình. Khi Jerusalem không còn là nơi ở an
toàn, và ngay cả Amram – anh trai Yael cũng bị quân Roma lùng bắt phải trốn
chạy đến Masada, Yael và bố bí mật rời khỏi Jerusalem cùng gia đình sát thủ
Ben Simon. Từ đó, cô bước chân vào cuộc hành trình trên sa mạc, sống những
tháng ngày thay đổi cuộc đời và con người mình. Giữa cuộc sống khắc nghiệt
và hoang dã nơi sa mạc, Yael đã tìm thấy tình yêu của mình ở Ben Simon. Một
ngày, Sia – vợ Ben Simon và hai cậu con trai đổ bệnh nặng, Yael và bố đã lên
đường kiếm tìm phương thuốc chữa trị ở một ốc đảo nơi người Essene định cư.
Thế nhưng sau khi quay về, cả bốn người trong gia đình Ben Simon đã qua đời
vì bệnh. Sau quãng thời gian dài sống cô độc nơi sa mạc, Yael và bố được hai
chiến binh Zealot đón về pháo đài Masada, nơi cố thủ của rất nhiều người Do
Thái chống lại La Mã. Tại đây, hai bố con đã gặp lại Amram, Yael được phân
công đến làm việc ở chuồng bồ câu cùng với Revka và ba mẹ con Shirah. Tuy
nhiên cô không nhận ra Shirah chính là người đã gắn bó với mình năm
nào.Trong thời gian ở Masada, Yael dần trở nên thân thiết với những người
cùng làm việc với mình. Sau khi bị bố ruồng bỏ vì phát hiện cô đã có thai với
Ben Simon, Yael đến ở cùng Revka và hai cháu trai của bà. Yael đã sinh con
với sự giúp đỡ của họ, đặc biệt là Shirah. Khi chuồng bồ câu có một người nô lệ
từ phương Bắc đến làm việc, Yael dần có cảm tình với anh ta và người nô lệ
cũng yêu cô. Trong một lần bỏ trốn khỏi pháo đài, người nô lệ bị bắt giam và
Yael đã tìm cách giải cứu cho anh. Để giúp người nô lệ, Yael buộc phải chấp
nhận điều kiện của Channa – vợ thủ lĩnh Ben Ya’ir là mang đứa bé con trai cô
đến để làm vui lòng bà ta. Nhưng Channa là một người phụ nữ nguy hiểm, và bà
ta đã ngang nhiên cướp đứa trẻ mà không trả lại cho Yael. Cô đã nhờ đến sự
giúp đỡ của Shirah và Aziza – con gái Shirah để đòi lại đứa con của mình.Trong
đêm cuối cùng trước khi quân đội La Mã tràn vào, một cuộc tàn sát hàng loạt đã
17



diễn ra, những người Do Thái tại pháo đài theo lời thủ lĩnh đã chấp nhận cái
chết chứ nhất định không khuất phục chiến đoàn Roma. Shirah trao đứa con
mới sinh của bà cho Yael và chỉ cho cô, Revka cùng những đứa trẻ con đường
trốn thoát. Lúc này, Yael mới nhận ra Shirah là ai.Yael, Revka cùng năm đứa
trẻ chạy trốn khỏi cuộc tàn sát và cuối cùng, họ là những người còn sống sót sau
đêm kinh hoàng diễn ra tại pháo đài. Khi quân Roma bắt gặp họ trong sự kinh
ngạc bởi những gì đã xảy ra, Yael thuyết phục được bọn chúng không giết hại
cô, Revka cùng những đứa trẻ. Sau những biến cố đã trải qua, Yael đến sống tại
thành phố Alexandria, kể lại câu chuyện về Masada mà mình là nhân chứng với
mọi người, nuôi nấng những đứa bé và trở thành “Phù Thủy Xứ Moab”.
Revka là vợ của một người thợ làm bánh, sống ở một ngôi làng phía bắc
Shiloh, trong Thung Lũng Những Cây Bách.Cuộc sống bình yên và hạnh phúc
của bà ngày ngày trôi qua bên chồng, con gái, con rể và những đứa cháu đáng
yêu. Một ngày kia, đám lính của chiến đoàn Roma ập tới, vơ vét mọi thứ của cải
và lấy đi mạng sống của bao người vô tội. Người chồng nhân hậu của Revka
cũng thiệt mạng trước sự tàn bạo của chúng. Từ đó, bà cùng các con và cháu
phải chạy trốn vào sa mạc, bắt đầu những chuỗi ngày đầy tai ương và sóng gió.
Họ lang thang đến một ốc đảo nhỏ, có nước và khí hậu tốt lành. Sau một thời
gian tạm dừng chân ở đó, Revka, Zara – con gái bà và các cháu gặp phải mấy
tên lính Roma đào ngũ tìm đến trong khi Yoav – con rể bà đang ở ngoài sa mạc.
Hai cháu nhỏ của bà trốn được khỏi tầm mắt những tên lính, Zara xinh đẹp bị
bọn chúng thay nhau làm nhục và tra tấn, đồng thời chúng đánh cho Revka bất
tỉnh. Sau khi tỉnh lại, Revka đã hạ độc bọn chúng bằng những chiếc bánh mì có
bả chuột để trả thù cho Zara. Hai đứa trẻ được an toàn nhưng chúng đã chứng
kiến toàn bộ sự việc từ nơi ẩn nấp và mất đi tiếng nói của mình. Sau khi Yoav
trở lại và biết chuyện, anh giày vò đau khổ và từ một tu sĩ chỉ biết đến sách vở,
anh biến thành một người điên cuồng báo thù và tự hành xác. Revka, Yoav và
hai cháu tìm đến pháo đài Masada. Tại đây Yoav trở thành một chiến binh
18



không sợ chết và xa lánh người thân của mình, Revka làm việc tại chuồng bồ
câu. Trong thời gian sống tại Masada, Revka giúp Yael trong việc thuyết phục
Channa cho cô vào thăm người nô lệ; cưu mang Yehuda – con trai một người
Essene. Nhờ phép thuật của Shirah, hai cháu của Revka cũng lấy lại được giọng
nói của mình. Khi quân Roma tiến gần đến pháo đài và cuộc tự sát tập thể xảy
ra, Revka đã trốn thoát cùng Yael và những đứa trẻ, trong đó có hai cháu của bà.
Họ là những người cuối cùng còn sống sót sau đêm bi thảm và đến sinh sống
yên bình tại Alexandria.
Aziza là con gái của Shirah và Ben Ya’ir, nhưng suốt thời thơ ấu cho đến khi
trưởng thành, cô không biết ai là cha đẻ thực sự của mình. Aziza sống tại Moab
cùng mẹ và một người đàn ông giàu có đã cưu mang hai mẹ con trong cảnh
khốn cùng ở Jerusalem. Khi mẹ cô sinh Nahara, Aziza là người duy nhất ở bên
bà và cô đã cứu em gái mình khỏi cái chết. Một ngày, trong khi bố dượng của
cô không có mặt ở Núi Sắt nơi họ ở, những kẻ du đãng đã tìm tới lều của hai mẹ
con và lao tới chiếm đoạt mẹ cô và cả cô, khi đó mới chỉ là một đứa trẻ. Bố
dượng cô đã về sớm hơn dự định và giết chết từng tên cướp. Sau đêm đó, mẹ
Aziza đã quyết định thay đổi con người cô, biến cô trở thành một cậu con trai.
Aziza được bố dượng cô – bố của Nahara dạy cưỡi ngựa, dùng giáo và làm mọi
thứ như một cậu con trai. Cô mạnh mẽ và dũng mãnh hơn bất kỳ chàng trai
cùng tuổi nào và say mê, háo hức với con người cô đã trở thành. Năm Aziza 14
tuổi, bộ lạc của bố dượng cô rời khỏi Núi Sắt đến định cư tại Petra, mẹ cô quyết
định đưa cô, Nahara và Adir – em trai cô theo bà bỏ trốn đến Masada, nơi có
người đàn ông thực sự mà bà yêu. Bên bờ Biển Muối, một lần nữa Aziza được
mẹ thay đổi mình để sống lại là một người phụ nữ. Đến Masada, Aziza cùng mẹ
và em gái làm việc ở chuồng bồ câu. Cô đã gặp và bí mật yêu Amram, anh trai
Yael. Khi Nahara phải lòng Malachi, một chàng trai của cộng đồng người
Essene và gia nhập nhóm người này mặc sự phản đối của mẹ và chị, Aziza hết
sức đau khổ. Cho dù Nahara cố tình xa lánh và cắt đứt mối liên hệ với gia đình,
19



Aziza vẫn quan tâm và trông ngóng tin tức từ người em thân yêu của mình. Khi
em trai Adir ra chiến trường bị thương, cô đã cải trang để thay thế vị trí của em
ra trận, thể hiện mình như một chiến binh tài giỏi và can đảm nhất. Lúc này cô
cũng đã biết thủ lĩnh Ben Ya’ir chính là bố của mình. Nhưng sau khi biết được
sự thật tàn nhẫn, khốc liệt về chiến tranh, cô đã xa rời Amram và tìm thấy tình
yêu thực sự của mình ở Yoav – Người Từ Thung Lũng. Trong đêm cả pháo đài
tự sát hàng loạt trước khi quân Roma tấn công, Aziza đã chết trong trang phục
chiến binh bởi mũi kiếm của chính Amram. Cho đến lúc này, Amram mới nhận
ra người vẫn chiến đấu bên cạnh mình bấy lâu chính là Aziza, người yêu của
anh. Chứng kiến cái chết của Aziza, Yoav đã phủ lên người cô chiếc khăn
choàng cầu nguyện, như thể cô là một chàng trai, một chiến binh vừa ngã xuống
trên chiến trường.
Shirah là con gái của một kedeshah (kỹ nữ tại các đền thờ) xinh đẹp, có học
thức và tài giỏi về phép thuật. Shirah sống cùng mẹ ở Alexandria, ngay từ nhỏ
cô đã được bà chỉ cho thấy vận mệnh của mình: số phận của cô sẽ gắn với nước
và một tình yêu đưa cô đến chỗ hủy diệt.Khi các luật lệ cổ xưa của Jerusalem
xâm nhập vào Alexandria, mẹ Shirah từ một người phụ nữ có địa vị cao quý
bỗng chốc bị đuổi ra khỏi nhà và bị coi như gái làng chơi. Mẹ cô phải gửi cô
đến Jerusalem ở nhà một người họ hàng, đến đây, cô đã yêu người anh họ của
mình, là Ben Ya’ir. Nhận ra tình yêu của Shirah và con trai mình, khi đó đã có
một người vợ, đồng thời khinh bỉ thân phận của cô, mẹ Ben Ya’ir đuổi cô đến
làm hầu gái tại nhà một người sát thủ. Tại đây cô được thuê chăm sóc cho một
em bé mới chào đời, đó chính là Yael, con gái người sát thủ. Shirah và anh họ
của mình vẫn bí mật gặp gỡ nhau, cô mới là người Ben Ya’ir thực sự yêu chứ
không phải vợ anh. Khi vợ anh đi vắng, hai người đã bí mật kết hôn và Shirah
mang thai đứa con của anh. Khi cô không thể che giấu được nữa về việc mình
đang mang bầu, bố Yael đã đuổi cô đi. Shirah tìm đến ở nhờ một căn nhà của
những người phụ nữ thực hành phép thuật. Tại đây cô đã sinh ra một cô con gái,

20


là Aziza, nhưng khi đó được đặt tên là Rebekah. Biết được chuyện đã xảy ra
giữa cô và Ben Ya’ir, mẹ anh và vợ anh đã cáo buộc cô tội ngoại tình để phán
xử trước các vị trưởng lão. Shirah bị trục xuất khỏi thành phố và Ben Ya’ir
trước sự cưỡng chế của gia đình chỉ có thể gửi cho cô đôi bồ câu để hai người
có thể liên lạc được với nhau. Sau đó, Shirah được một người đàn ông giàu có
cứu vớt và cô trở thành vợ của ông. Shirah cùng con gái đến Moab sinh sống và
cô sinh thêm một con gái, một con trai là Nahara và Adir. Trong thời gian ở
Moab, cô vẫn giữ liên lạc với Ben Ya’ir bằng những lá thư gửi bồ câu đưa tin.
Khi bộ lạc cô đang sinh sống rời khỏi Núi Sắt đến thành phố Petra, Shirah đã
xin ở lại nhưng không được chấp thuận. Sau khi nhận được thư của Ben Ya’ir
gửi từ Masada, Shirah đã quyết tâm vượt sa mạc và Biển Muối bỏ trốn đến pháo
đài cùng các con của mình. Đến Masada, Shirah làm việc ở chuồng bồ câu cùng
hai con gái. Cô được gặp lại Ben Ya’ir, lúc này đã trở thành thủ lĩnh và hai
người thường bí mật gặp gỡ nhau. Tại pháo đài, cô cũng gặp lại Channa, người
vợ Ben Ya’ir đã đuổi cô khỏi Jerusalem. Cô đến gặp bà ta để đòi lại đứa con
cho Yael. Khi con gái thứ hai của Shirah – Nahara kiên quyết rời bỏ gia đình và
kết hôn với Malachi, cô vô cùng đau khổ và níu kéo con gái bằng mọi cách
nhưng không thành. Shirah ngày càng thân thiết với Yael, cô coi Yael như con
gái và dạy lại cho Yael những phép thuật mà cô đã học được. Trước đêm xảy ra
hỗn loạn và tàn sát, Shirah sinh con gái, đặt tên là Yonah. Cô trao con gái mình
cho Yael và bảo cô hãy chạy trốn, còn bản thân đến tìm gặp Ben Ya’ir và chết
trong vòng tay của người mà cô yêu.
1.2. Những nhân vật mang tầm vóc sử thi
Nhân vật trung tâm của sử thi là nhân vật anh hùng. Trong sử thi, nhân vật
anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện. Nội dung ấy
khiến cho hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao hơn.
Phẩm chất cao quý của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong

việc chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có
21


vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và
sức mạnh cộng đồng. Đó là hình lượng khái quát hóa, lý tưởng hóa nhưng cũng
mang đậm tính cá thể. Biện pháp khái quát hoá, lý tưởng hoá được sử dụng triệt
để trong việc xây dựng nhân vật sử thi. Theo Phan Đăng Nhật thì đó là phương
pháp khái quát hiện thực theo tổng loại, một phương pháp phổ biến của
Folklore, khác với phương pháp điển hình hoá cá thể là phương pháp của chủ
nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật thời cận hiện đại. Sử thi không quan
tâm xây dựng một nhân vật cụ thể đời thường và xây dựng một kiểu mẫu nhân
vật: nhân vật anh hùng trong chiến tranh giành lại vợ, nhân vật anh hùng trong
đòi nợ và trả thù, nhân vật anh hùng trong hôn nhân. Đặc điểm chung của nhân
vật anh hùng: đẹp đẽ, oai hùng, giàu sang, dũng cảm, bách chiến bách thắng.
Tính kỳ vĩ, hào hùng là đặc trưng của nhân vật anh hùng. Nhân vật có hành
động phi thường, kỳ diệu. Ngoài những việc làm đời thường thì con người anh
hùng được dân gian tô vẽ lên những kỳ tích mà người thường khó lòng làm
được như chặt cây thần linh, chinh phục thần mặt trời trong sử thi Đam Xăn.
Nhân vật anh hùng luôn hiện diện với tổng hoà các sức mạnh về vật chất
lẫn tinh thần. Những vẻ đẹp đỏ lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng
về sau thì bình dị, bình thường và gần gũi. Người anh hùng sử thi luôn được
nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng.
Nhân vật nữ tuy thường không phải là nhân vật chính trong sử thi anh
hùng nhưng trong Những người nuôi giữ bồ câu họ có vai trò quan trọng
trong sự phát triển cốt truyện. Họ là những cô gái đẹp, tài giỏi, siêu việt và
người đàn ông lý tưởng của họ là những chàng trai tài giỏi, người anh hùng, và
họ góp phần làm cho người anh hùng trở nên có quyền lực và mạnh mẽ hơn.
Con người trong sử thi là những người anh hùng, những người có sức mạnh, là
những tráng sĩ thể hiện ý chí, tư tưởng, tình cảm, khả năng của cộng đồng thời

đại đó. Người anh hùng sử thi sẽ là người đại diện cho sức mạnh của dân tộc,
cho sự phát triển của thời đại. Khi đó, họ đã ý thức được sức mạnh và tài năng
của mình, thấy được những thắng lợi của mình, muốn ghi nhận chúng, và họ
22


×