Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Giải Pháp Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại VNPT Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN HOÀNG HƯNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI VNPT LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN HOÀNG HƯNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI VNPT LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hải Quang

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải Quang
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

TS. Nguyễn Hải Quang
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
GS.TS. Võ Thanh Thu
TS. Phạm Phi Yên
TS. Lê Quang Hùng
PGS.TS. Hoàng Đức
TS. Phan Thị Minh Châu


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN HOÀNG HƯNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 28/01/1978

Nơi sinh: Long An


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1541820051

I- Tên đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VNPT LONG AN
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp. Tiến hành thu thập số
liệu, tài liệu để phân tích thực trạng nhằm tìm ra “ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI VNPT LONG AN”.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/09/2016.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/03/2017.
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Hải Quang

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Hải Quang

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn

gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Hoàng Hưng


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Quý
Thầy Cô, bạn bè và tập thể Cán bộ công nhân viên VNPT Long An.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Hải Quang, người hướng dẫn khoa học
của Luận văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp đang làm việc tại VNPT Long
An đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, cho phép tôi gởi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu để có thể hoàn thành Luận văn này.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Hoàng Hưng


iii

TÓM TẮT
Ngày nay, để đánh giá một doanh nghiệp, ngoài các vấn đề như: tiềm lực tài
chính, trình độ công nghệ, hệ thống thông tin và trình độ quản lý… người ta còn
quan tâm nhiều đến giá trị cốt lõi của nó, đó chính là VHDN. Một doanh nghiệp xây
dựng thành công VHDN riêng cho mình tức là đã sở hữu một tài sản đặc trưng, điều

mà làm nên sự khác biệt với các đối thủ nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh và giúp
cho doanh nghiệp đó trường tồn. Khi VHDN là một tài sản, một nguồn lực thì nó rất
cần thiết để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cũng như cho mỗi thành viên trong
doanh nghiệp đó.
Trong điều kiện toàn cầu hóa và quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện
nay, thì VHDN càng được chú trọng trong xây dựng và phát triển. Những doanh
nghiệp không có nền VHDN vững mạnh khó có thể cạnh tranh được trong thị
trường. Toàn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới vừa là thời cơ cũng đồng
thời là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, VNPT Long An cũng phải đối
mặt với những cơ hội và thách thức đó.
Đối với VNPT Long An, một trong những đơn vị thành viên đứng đầu VNPT,
chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, quá trình chuyển đổi này cần thiết
phải nhanh chóng củng cố, hoàn thiện và thay đổi các giá trị VHDN hiện có, nhằm
tạo cho mình một nền VHDN vững mạnh và có những đặc trưng riêng là một việc
làm tất yếu khách quan. Đây chính là biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh, là biện
pháp quan trọng để biến những thách thức, khó khăn thành cơ hội để phát triển
doanh nghiệp.
Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp phát triển VHDN tại VNPT Long An” được
lựa chọn là đề tài nghiên cứu cho Luận văn.
Nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1 đề cập đến cơ sở lý luận về
VHDN, Chương 2 nghiên cứu thực trạng về thực trạng VHDN tại VNPT Long An
và Chương 3 là các đề xuât về giải pháp nhằm phát triển VHDN tại VNPT Long
An.


iv

Với cách tiếp cận VHDN trên quan điểm quản trị hiện đại, Luận văn đã đúc
kết khái niệm chung nhất về VHDN, nêu lên vai trò của VHDN, các cấp độ VHDN,
quy trình xây dựng VHDN và các công cụ để đo lường VHDN.

Dựa trên những nội dung lý thuyết này, Luận văn đã tiến hành phân tích,
nghiên cứu và đánh giá thực trạng VHDN thông quan ba cấp độ gồm những giá trị
văn hóa hữu hình, những giá trị được tán đồng và những ngầm định cơ bản. Để
nhận dạng được mô hình VHDN tại VNPT Long An, Luận văn sử dụng thang đo
CHMA để khảo sát nhân viên và cán bộ trong công ty. Qua phân tích kết quả khảo
sát, Luận văn nhận thấy, mô hình văn hóa gia đình đang chiếm ưu thế tại VNPT
Long An. Kết quả phân tích cũng cho thấy mô hình văn hóa mong muốn của VNPT
Long An trong tương lai là giảm bớt đặc tính văn hóa cấp bậc, đồng thời tăng cường
các đặc tính văn hóa gia đình và đặc tính văn hóa sáng tạo. Với những kết quả nhận
được thông phân tích và khảo sát, Luận văn đã đưa ra những đánh giá tổng quan về
những ưu nhược điểm của VHDN tại VNPT Long An.
Thông qua những định hướng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của VNPT
Long An trong thời gian tới, kết hợp với những thực trạng đã phân tích, Luận văn
đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển VHDN tại VNPT Long An bao gồm:
nhóm giải pháp giúp hoàn thiện, củng cố những giá trị văn hóa hữu hình, những giá
trị được chấp nhận và những quan niệm cơ bản của VNPT Long An; nhóm giải
pháp phát triển mô hình VHDN của VNPT Long An (giải pháp phát triển đặc tính
văn hóa gia đình, giải pháp phát triển đặc tính văn hóa sáng tạo, giải pháp hạn chế
đặc tính văn hóa cấp bậc) và một số giải pháp phát triển VHDN bổ trợ khác. Từ
những giải pháp này, Luận văn mong muốn có thể tiếp tục củng cố các giá trị sẵn có
và phát triển nên những giá trị VHDN mới, để từ đó xây dựng một VNPT Long An
có một nền VHDN vững mạnh hơn trong tương lai.
Cuối cùng, Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cấp quản lý
của VNPT, đồng thời cũng nêu ra những hạn chế của đề tài với mong muốn các
nghiên cứu sau về VHDN nói chung và VHDN tại VNPT Long An sẽ hoàn thiện
hơn.


v


ABSTRACT
Every organization has its own culture. Organizational culture refers to the
beliefs, ideologies, principles and values that the individuals of an organization share.
This culture is a determining factor in the success of the organization. Business
environment can be described today in two short words, these are fast changing. This
means that the fast changes that take place in technology, mostly regarding ecommerce and speed of data communication and work process, submit the business
environment to respond as quickly as possible. Organizations must be prepared to keep
up with the fast changes in the business dynamics since today momentum is defined by
globalization and liberalization of trade so that they can submit to the new coming
demands. This is why over the last years organizational culture became more and more
important. For an organization to work well and to complete its objective it must adapt
to the external environment but it has to do so by having solid criteria, standings,
beliefs and values as an internal structure, internal structure that is implemented by
leaders. There fore, the subject “ Solutions to improve organizational culture at VNPT
Long An” was selected for my thesis.
The purpose of this thesis envolved analyzing three levels of organizational
culture of VNPT Long An, identify organizational culture models and find out
solutions to improve VNPT Long An’s organizational culture. Achieving this purpose
required answers to several questions, What’s organizational culture? What are the
components and models of existing organizational culturre? How to build
organizational culture and how to measure it?
The thesis will go though definitions of various researcher to find out the
common understanding. A few methods of approaching organizational culture are
considered to find a prooer framework for VNPT Long An case study. Then, thesis
analyzed organizational culture of VNPT Long An base on Schein’s three levels of
organizational culture: Artifacts, Espoused Values and Basis Underlying
Assumptions. Later, the patterns of organizational culture of VNPT Long An will be
studied by using CHMA scales to conduct the survey to 103 employees and 17



vi

managers of the organization. The data then will be analyzed using KMC-CHMA
sofware to find out whether the cultural pattern in VNPT Long An was Clan,
Hierarchy, Market or Adhocracy.
The results suggest that cultural patterns at VNPT Long An was Clan. Analysis
results also show that the pattern desired culture of VNPT Long An in the future was to
reduce levels of Hierarchy culture characteristics, while enhancing the Clan and
Adhocracy cultural characteristics.
Through orientation, vision and development goals of VNPT Long An in the
next coming period, combined with the real situation analyzed, thesis has launched a
number of solutions to improve the organizational culture at VNPT Long An.
Finally, the thesis also provides some recommendations for the government and
the management of VNPT Long An, pointed out the limitations as well as directions
for future research, are discussed.


vii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..........................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. xi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1

2.


Tổng quan về đề tài nghiên cứu ............................................................................. 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5

5.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5

6.

Đóng góp chủ yếu của luận văn ............................................................................. 6

7.

Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 6

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .............. 7
1.1.

Khái quát chung về VHDN ................................................................................... 7

1.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ............................................................................ 15
1.3.


Đo lường VHDN ................................................................................................. 19

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 25
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VNPT LONG
AN ...................................................................................................................... 26
2.1.

Giới thiệu chung về VNPT Long An ................................................................... 26

2.2. Thực trạng VHDN tại VNPT Long An ................................................................... 42
2.3.

Đánh giá công tác xây dựng VHDN tại VNPT Long An ...................................... 65

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 73
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VHDN TẠI VNPT LONG AN .......... 74
3.1.

Quan điểm và mục tiêu phát triển VHDN của VNPT Long An ............................ 74

3.2.

Giải pháp phát triển VHDN của VNPT Long An ................................................. 76

3.3.

Kiến nghị ............................................................................................................ 93

3.4.


Mặt hạn chế của đề tài ........................................................................................ 94

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 95


viii

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI ......................................................................... 100
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN DẠNG MÔ HÌNH
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO Ý KIẾN CỦA TOÀN THỂ CBCNV TẠI
VNPT LONG AN .............................................................................................. 109
PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN DẠNG MÔ HÌNH
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO Ý KIẾN CỦA NHÂN VIÊN TẠI VNPT
LONG AN ......................................................................................................... 114
PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN DẠNG MÔ HÌNH
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO TẠI VNPT
LONG AN ......................................................................................................... 119


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

CHMA:


Thang đo văn hóa doanh nghiệp

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

FPT:

Công ty cổ phần FPT

Gphone:

Dịch vụ điện thoại cố định vô tuyến của VNPT

KMC-CHMA:

Phần mềm để đo lường văn hóa doanh nghiệp

MyTV:

Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu của VNPT

NCDN:

Nhân cách doanh nhân

OCAI:

Công cụ chẩn đoán văn hóa doanh nghiệp


TTVT:

Trung tâm Viễn thông

VHDN:

Văn hóa doanh nghiệp

Viettel:

Tập đoàn Viễn thông quân đội

Vinaphone:

Dịch vụ điện thoại di động

VNPT:

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VT-CNTT:

Viễn thông – Công nghệ thông tin


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Số lượng nhân viên theo giới tính tại VNPT Long An năm 2016 ......... 36
Bảng 2.2. Số lượng nhân viên theo trình độ lao động VNPT Long An năm 2016 36
Bảng 2.3. Thuê bao dịch vụ viễn thông VNPT Long An giai đoạn 2012-2016 ..... 38
Bảng 2.4. Cơ cấu doanh thu của VNPT Long An giai đoạn 2012-2016................ 40
Bảng 2.5. Số liệu doanh thu giai đoạn 2012-2016 của VNPT Long An ................ 41
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng doanh thu VNPT Long An giai đoạn 2012-2016 ... 42
Bảng 2.7. Cơ cấu mẫu theo trình độ chuyên môn và giới tính .............................. 52
Bảng 2.8. Cơ cấu mẫu theo chức vụ và thâm niên công tác .................................. 52
Bảng 2.9. Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN VNPT Long An của toàn thể
CBCNV ............................................................................................................... 54
Bảng 2.11. Bảng điểm đánh giá VHDN VNPT Long An của lãnh đạo................. 58
Bảng 2.12. Bảng điểm chênh lệch trong đánh giá văn hóa hiện tại và mong muốn
của nhân viên và lãnh đạo VNPT Long An .......................................................... 59
Bảng 2.13. Bảng đánh giá cấp độ VHDN mà VNPT Long An đang xây dựng theo
ý kiến của toàn thể CBCNV ................................................................................ 60
Bảng 2.14. Bảng đánh giá cấp độ VHDN mà VNPT Long An đang xây dựng theo
ý kiến của nhân viên ............................................................................................ 62
Bảng 2.15. Bảng đánh giá cấp độ VHDN mà VNPT Long An đang xây dựng theo
ý kiến của lãnh đạo .............................................................................................. 63
Bảng 2.16. Bảng đánh giá nhận thức giá trị hữu hình ........................................... 64
Bảng 2.17. Bảng đánh giá nhận thức giá trị được tán đồng .................................. 65
Bảng 2.18. Bảng đánh giá nhận thức quan niệm cơ bản ....................................... 65
Bảng 3.1. Bảng phân tích khoảng chênh lệch trong đánh giá văn hóa hiện tại và
văn hóa mong muốn của lãnh đạo VNPT Long An .............................................. 86


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang

Hình 1.1. Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp .......................................................... 9
Hình 1.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp DOCS của Denison ............................. 20
Hình 1.3. Mô hình văn hóa được đo lường bằng công cụ OCAI........................... 22
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức VNPT Long An ........................................................... 35
Hình 2.2. Logo VNPT ......................................................................................... 43
Hình 2.3. Logo VNPT Long An .......................................................................... 43
Hình 2.4. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 49
Hình 2.5. Kết quả khảo sát mô hình VHDN tại VNPT Long An của toàn thể
CBCNV ............................................................................................................... 53
Hình 2.6. Kết quả khảo sát mô hình VHDN VNPT Long An của nhân viên ........ 56
Hình 2.7. Kết quả khảo sát mô hình VHDN VNPT Long An của lãnh đạo .......... 57


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, khái niệm“Văn hóa doanh nghiệp” (VHDN) ngày càng
được sử dụng phổ biến, vấn đề VHDN đã và đang được nhắc đến như một “tiêu
chí” khi bàn về doanh nghiệp. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện
nay, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với cạnh tranh khốc liệt thì VHDN
chính là “tài sản vô hình”, là một loại vũ khí sắc bén giúp các doanh nghiệp có thể
chiếm được ưu thế trên thị trường. VHDN giúp tạo ra niềm tin cho mỗi người làm
việc trong môi trường đó, là sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng một
doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên và nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền văn hóa tích cực sẽ giúp
thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, khơi dậy
niềm tin, niềm tự hào về doanh nghiệp, tạo sự ổn định và giảm bớt rủi ro trong kinh
doanh. Có thể nói rằng VHDN chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp.

Việc xây dựng VHDN là đòi hỏi cấp bách hiện nay và là điều đầu tiên mà
doanh nghiệp cần phải làm. Xây dựng và phát triển VHDN đang trở thành một xu
hướng trên thế giới, được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều doanh nghiệp và tập
đoàn kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp Việt
Nam còn chưa có sự nhận thức đúng đắn về VHDN, chưa thấy được tầm quan trọng
và sức mạnh của VHDN.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nói chung và VNPT
Long An nói riêng, thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước (DNNN), có bề dày
truyền thống 71 năm kinh doanh và phục vụ. VNPT Long An cũng đã nhận thức
được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong doanh nghiệp và phong trào “Xây
dựng văn minh Bưu Điện, văn hoá doanh nghiệp” chính là một trong ba cuộc vận
động lớn của Ngành Bưu Điện nói chung và của VNPT nói riêng đã thực hiện, mục
đích là nhằm vận động cán bộ, đoàn viên, người lao động đổi mới nhận thức tư duy,
hành động để có sản phẩm văn minh, xây dựng phong cách văn minh, cuộc sống


2

văn minh, tạo nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp, góp phần nâng cao uy tín
thương hiệu VNPT. Tuy nhiên, việc định hướng phát triển VHDN thông qua những
cuộc vận động đã được tổ chức chưa thật sự bền vững, chưa thực sự tạo nên một
đặc trưng riêng trong văn hóa tại VNPT, chưa ngang tầm với tầm nhìn, sứ mệnh của
VNPT. Thực trạng trên đã đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần thiết phải xây dựng và
phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách toàn diện và bền vững tại VNPT nói
chung và VNPT Long An nói riêng. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VNPT LONG AN”
làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. Luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá
các cấp độ VHDN, xác định mô hình VHDN và sự thay đổi của mô hình VHDN tại
VNPT Long An.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu về VHDN, trên thế giới đã có rất nhiều công trình, nhiều nhà
nghiên cứu, nhà khoa học tiếp cận. Có thể nói, đối với các nước phát triển, VHDN
chính là thương hiệu của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, khái niệm VHDN xuất hiện
khá muộn, nhưng cũng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm, đầu
tư tìm hiểu và nghiên cứu. Hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về
VHDN ra đời, kết hợp được cả lý luận, thực tiễn, cả thực trạng và giải pháp, được
đưa vào nghiên cứu giảng dạy cũng như làm cẩm nang trong nhiệm vụ xây dựng và
phát triển VHDN ở các doanh nghiệp đang hoạt động tại nước ta.
Những nghiên cứu về VHDN của nước ngoài
Edgar H. Schein (2010), Organisational Culture and Leadership – Fourth
Edition, NXB Jossey-Bass. Đây là cuốn sách chủ yếu nghiên cứu về 3 cấp độ văn
hóa tổ chức ( gồm những giá trị văn hóa hữu hình, những giá trị được tán đồng và
những ngầm định cơ bản) , những đặc điểm, loại hình văn hóa tổ chức và vai trò của
người lãnh đạo trong việc sáng tạo và thiết kế văn hóa trong tổ chức. Những nghiên
cứu trong cuốn sách này cũng đề cập đến cách thức quản lý của lãnh đạo khi có sự
thay đổi về văn hóa tổ chức.


3

Greert Hofstede-Gert Jan Hosfstede- Michael Minkov (2010),Culture and
Organizations, NXB Mc Graw: Đây là cuốn sách nghiên cứu toàn diện văn hóa của
70 quốc gia trên thế giới và trong vòng 40 năm viết về những đặc điểm văn hóa,
những mặt tích cực và tiêu cực của văn hóa, sự hình thành văn hóa và những ảnh
hưởng của nó tới văn hóa tổ chức.
Kim Cameron and Robert Quinn (2011), Diagnosing and Changing
Organizational Culture: Based on Competing Values Framework, Third Edition,
NXB Jossey-Bass chỉ ra rằng VHDN được phân tích và nhận dạng theo sáu đặc tính
là (1) Đặc điểm nổi trội của doanh nghiệp; (2) Phong cách lãnh đạo; (3) Đặc điểm
nhân viên; (4) Chất keo gắn kết ; (5) Chiến lược phát triển và (6) Tiêu chuẩn của sự

thành công. Những đặc tính này là cơ sở giúp Kim Cameron và Robert Quinn xác
định bốn mô hình VHDN là mô hình văn hóa gia đình; mô hình văn hóa sáng tạo,
mô hình văn hóa thị trường và mô hình văn hóa cấp bậc.
Những nghiên cứu về VHDN tại Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân (2012) – Giáo trình Đạo đức Kinh doanh và
Văn hóa Công ty, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình cung cấp những vấn
đề về đạo đức kinh doanh, các triết lý đạo đức trong kinh doanh và các nghĩa vụ
trong trách nhiệm xã hội của công ty; Vận dụng trong quản lý - tạo lập bản sắc văn
hóa công ty.
PGS.TS Dương Thị Liễu (2012) – Giáo trình Văn hoá kinh doanh, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình xây dựng trên cơ sở các giáo trình về đạo đức
kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh của nhóm tác giả có uy
tín...trong và ngoài nước. Thông qua lý luận và khảo sát, tổng kết thành công
cũng như thất bại của các doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước, giáo trình
trang bị cho người học những kiến thức chung về văn hóa kinh doanh và những
kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hóa
kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh...
TS. Đỗ Minh Cương (2011) - Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh,
NXB Chính trị quốc gia. Đây là một công trình nghiên cứu trình bày có hệ thống


4

về các vấn đề văn hóa kinh doanh, VHDN, triết lý kinh doanh…từ phương diện cơ
sở lý luận đến thực tiễn của thế giới và Việt Nam.
Phùng Xuân Nhạ (2010), “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở
Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, là đề tài nghiên cứu cấp nhà
nước, Mã số: KX.03.06/06-10, 2007-2010.Trên cơ sở kế thừa những quan điểm lý
luận của các công trình nghiên cứu đã có, tác giả đã xây dựng các mô hình cấu trúc
nhân cách doanh nhân (NCDN) và VHKD Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội

nhập quốc tế dưới hình thức mô hình cấu trúc phân tầng với bảng thang các giá trị
chi tiết NCDN Việt Nam và VHKD. Đề tài cũng tập trung tìm hiểu nhân cách
doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở một số nước trên thế giới để tìm ra những
điêm tương đồng và khác biệt trong NCDN và VHKD giữ Việt Nam với các nước
đặc biệt ở hai “khu vực văn hóa” – phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc) và
phương Tây (Mỹ, Do Thái) để rút một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác
giả đã tiến hành phân tích kết quả khảo sát là cơ sở để khẳng định tính hợp lý của
các mô hình cấu trúc NCDN và VHKD, đồng thời là căn cứ thực tiễn quan trọng để
đề xuất các quan điểm, giải pháp cho phát triển NCDN và VHKD Việt Nam trong
tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Từng quan điểm, giải pháp được phân tích
với các luận cứ cụ thể. Cũng thông qua đề tài tác giả đã dự báo xu hướng biển đổi
của NCDN và VHKD trong thời gian tới.
Tại VNPT Long An thì vấn đề về VHDN vẫn chưa được nghiên cứu một
cách tổng thể và hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu VHDN tại VNPT Long An đảm
bảo được tính mới và không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đó về
VHDN. Trên cơ sở tham khảo những kết quả nghiên cứu trước kết hợp với những
quan điểm cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp, tác giả đã chọn
đề tài “ Giải pháp phát triển VNDN tại VNPT Long An” để nghiên cứu. Đây là một
đề tài mang tính thời sự, xuất phát từ nhu cầu khách quan của doanh nghiệp và cần
thiết để nghiên cứu.


5

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu thực trạng nhằm đánh giá các cấp
độ VHDN, xác định mô hình VHDN và xu hướng thay đổi mô hình VHDN, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển VHDN tại VNPT Long An.
Những mục tiêu cụ thể

Thứ nhất là hệ thống cơ sở lý thuyết về VHDN, trong đó tập trung tìm hiểu
lý thuyết về các cấp độ VHDN và xây dựng mô hình VHDN.
Thứ hai là đánh giá các cấp độ VHDN và mức độ áp dụng các cấp độ này tại
VNPT Long An.
Thứ ba là sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xây dựng thang đo
và tiến hành khảo sát về VHDN, từ đó xác định mô hình VHDN hiện tại và xu
hướng dịch chuyển của mô hình VHDN tại VNPT Long An trong những năm tới.
Thứ tư là dựa trên những đánh giá về cấp độ và mô hình VHDN tại VNPT
Long An để xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản trị VHDN.
Thứ năm là dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp đối
với VNPT Long An nhằm củng cố các cấp độ VHDN, xây dựng mô hình VHDN
phù hợp với quy mô và tình hình hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng quản trị
VHDN, từ đó tăng cường lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ cho sự phát triển lâu dài của
VNPT Long An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là
VHDN, các cấp độ VHDN, các mô hình VHDN cùng với sự dịch chuyển của các
mô hình này tại VNPT Long An
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại VNPT Long An. Thời
gian thực hiện nghiên cứu là từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017.
Số liệu được nghiên cứu trong luận văn được thu thập trong giai đoạn từ năm 2012
đến 31/12/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu


6

Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng
vấn chuyên gia (các lãnh đạo của VNPT Long An và giám đốc các đơn vị trực
thuộc) và các nhân viên để thu thập thông tin, xác định mức độ quan tâm, sự cảm

nhận, và lấy ý kiến đóng góp của họ về VHDN tại VNPT Long An.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Dữ liệu khảo sát được phân tích với
sự hỗ trợ của phần mềm KMC-CHMA để lấy kết quả phục vụ cho mục tiêu nghiên
cứu đã được xác định từ trước.
6. Đóng góp chủ yếu của luận văn
Trình bày một cách hệ thống về VHDN, vai trò của VHDN và quy trình xây
dựng VHDN.
Phân tích và đánh giá các biểu hiện trực quan và phi trực quan về VHDN,
nhận dạng mô hình VHDN và xu hướng dịch chuyển mô hình VHDN, giúp cho
việc đánh giá đúng thực trạng VHDN tại VNPT Long An.
Đề xuất được một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển VHDN tại VNPT
Long An.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận; tài liệu tham khảo; phụ lục; nội dung của luận
văn được cấu trúc thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về VHDN
Chương 2: Thực trạng VHDN tại VNPT Long An
Chương 3: Một số giải pháp phát triển VHDN tại VNPT Long An


7

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP
1.1.

Khái quát chung về VHDN

1.1.1. Khái niệm về VHDN
VHDN xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960.

Đến đầu thập kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về những nhân
tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của VHDN đối với sự phát triển của
một doanh nghiệp. Vì bản chất trừu tượng nên đã có rất nhiều khái niệm về VHDN
được đưa ra, những cho tới nay, vẫn chưa có một khái niệm chính thức nhất quán về
VHDN giữa các học giả và các nhà kinh tế bởi vì tùy theo góc nhìn của mỗi người
mà có những phát biểu định nghĩa khác nhau về VHDN.
Theo Deal và Kennedy (2000), “VHDN đơn giản là cách thức mà doanh
nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình”. Edgar H. Schein (2010) cho
rằng “ VHDN gắn với văn hóa xã hội, là một bước tiến của văn hóa xã hội, là tầng
sâu của văn hóa xã hội. VHDN đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất,
vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra, nếu toàn bộ
nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền VHDN có trình độ cao, nền sản xuất
sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại ngày nay”. Còn theo
Eldridge J.E.T và Crombie A.D (1974) thì “ VHDN nói đến một hình thể duy nhất
với các tiêu chuẩn, giá trị, tính ngưỡng, cách đối xử…được thể hiện qua việc các
thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc biệt của một doanh nghiệp cụ thể
nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống cũ, lãnh
đạo cũ trong việc xây dựng con người. Điều này được chứng tỏ sự khác nhau giữa
việc đi theo thói quen và luật lệ, tư tưởng cũ và mới, cũng như những sự lựa chọn
chiến lược của toàn tổ chức”.
Một số học giả, khi đưa ra định nghĩa về VHDN, ngoài việc đề cập đến các
yếu tố văn hoá vô hình, còn đề cập đến các yếu tố hữu hình của VHDN như các
biểu tượng, lễ nghi, sự kiện, các vật thể, kiến trúc, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức
(Joann, 2010) của doanh nghiệp. Chính những yếu tố văn hoá hữu hình sẽ giúp các


8

thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các thành viên mới hiểu và thấm nhuần
các VHDN vô hình (niềm tin, giá trị, …) một cách nhanh chóng hơn. Một số học

giả khác trong định nghĩa về VHDN, cũng đã thể hiện một số nội dung quan trọng
khác như: VHDN do chính các thành viên doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt
động kinh doanh và trong mối quan hệ với môi trường xã hội, tự nhiên của mình; nó
tồn tại trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp, có thể thay đổi theo thời
gian nhưng luôn thể hiện được bản sắc riêng của doanh nghiệp.
Tóm lại,“ VHDN được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gầy dựng
nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các
giá trị, quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh
nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của
doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.
1.1.2. Vai trò của VHDN
 Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp được xem xét trên các khía
cạnh như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt trước phản ứng của thị trường,
thời gian giao hàng… Tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào VHDN
vì VHDN ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và
chính sách, tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh
nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược
đã lựa chọn của doanh nghiệp.
 Thu hút nguồn nhân lực, tăng cường sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có nền văn hóa tốt chắc chắn sẽ thu hút được nhân tài và
củng cố lòng tin của nhân viên, lòng trung thành của các thành viên trong doanh
nghiệp. Đây là điều hết sức quan trọng mà không dễ đánh đổi bằng các giá trị vật
chất bình thường. Để có được một nền VHDN đi vào lòng mọi người là cả một quá
trình với sự nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp.


9


 Tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp
VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với
các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp.VHDN duy trì, bảo
tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển
bền vững của doanh nghiệp.
 Tạo sự khích lệ cho quá trình đổi mới và sáng tạo
Ở những doanh nghiệp có môi trường VHDN ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh
sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích để
tách biệt ra, hoạt động độc lập và đưa ra sáng kiến, kể cả các nhân viên ở cấp cơ sở.
Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động, khởi nguồn cho sự sáng tạo
của các thành viên, những sáng tạo mang tính đột phá, đem lại những lợi ích
không những trước mắt mà cả về lâu dài cho doanh nghiệp.
1.1.3. Các cấp độ của VHDN
Theo Edgar H. Schein (2010), VHDN có thể chia thành ba cấp độ khác nhau.
Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các giá trị
VHDN hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hóa đó.

Cấp độ thứ nhất

Những giá trị văn hóa
hữu hình

Cấp độ thứ hai

Những giá trị được
tán đồng

Cấp độ thứ ba

Những ngầm định cơ bản


Hình 1.1. Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp
Nguồn: Edgar Henry Schein (2010)


10

Ba cấp độ của VHDN này được biểu hiện với những đặc điểm, hình thức
khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là thể hiện được đặc trưng văn hóa
của doanh nghiệp và lan truyền văn hóa ấy tới các thành viên trong doanh nghiệp.
1.1.3.1.Cấp độ 1- Những giá trị văn hóa hữu hình (Artifacts)
Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ
ràng, dễ nhận biết nhất của VHDN. Chúng là những cái có thể nhìn thấy, nghe thấy
hoặc cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp, bao gồm:
Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp: Được coi là bộ mặt của
doanh nghiệp, kiến trúc và diện mạo luôn được các doanh nghiệp quan tâm, xây
dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác
về sức mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ doanh nghiệp nào. Diện
mạo thể hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của doanh nghiệp. Kiến
trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc
chủ đạo…. Tất cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho doanh
nghiệp.
Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa: Đây là những hoạt động
đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ kỷ niệm là hoạt động được
tổ chức nhằm nhắc nhở mọi người trong doanh nghiệp ghi nhớ những giá trị của
doanh nghiệp và là dịp tôn vinh doanh nghiệp, tăng cường sự tự hào của mọi người
về doanh nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng được tổ chức sống động nhất. Các
sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộc thi trong các dịp
đặc biệt… là hoạt động không thể thiếu trong đời sống VHDN. Lễ nghi theo từ điển
tiếng Việt là toàn thể những cách làm thông thường theo phong tục được áp dụng

khi tiến hành một buổi lễ. Theo đó, lễ nghi là những nghi thức đã trở thành thói
quen, được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó; nó thể
hiện trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt. Lễ nghi tạo
nên đặc trưng về văn hóa, với mỗi nền văn hóa khác nhau thì các lễ nghi cũng có
hình thức khác nhau. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa được tổ chức để tạo cơ hội


×