Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Phục Vụ Nông Nghiệp, Nông Thôn Tại Agribank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN VĂN CỪ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH
ĐA KIA – BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60.34.01.02

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 10 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN VĂN CỪ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH
ĐA KIA – BÌNH PHƯỚC


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60.34.01.02
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 10 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUYẾT THẮNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
23 tháng 9 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

Họ và tên

TT
1
2
3
4
5

PGS-TS.Nguyễn Phú Tụ
TS.Võ Tấn Phong
TS.Lê Quang Hùng
TS.Lại Tiến Dĩnh

TS.Nguyễn Ngọc Dương

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 01 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN VĂN CỪ

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/06/1984

Nơi sinh: Vĩnh Phúc


Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 1541820161

I- Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp,
nông thôn tại Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước”.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Khái quát về tín dụng; chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn và các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn.
2. Nêu thực trạng hoạt động tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn tại Agribank
chi nhánh Đa Kia – Bình Phước.
3. Phân tích những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế để làm rõ thực trạng chất
lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng CN Đakia – tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn của Agribank Bình
Phước .
4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn
tại Agribank chi nhánh Đa Kia- Bình Phước .
5. Kiến nghị.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/01/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 11/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, có sự hỗ trợ từ
TS. Nguyễn Quyết Thắng. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, các phân
tích đánh giá là của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Học viên thực hiện luận văn

Trần Văn Cừ


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng Quý Thầy, Cô Trường
Đại học Công Nghệ TP.HCM, Phòng Quản lý khoa học – Đào tạo sau đại học đã
tạo điều kiện và truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu
giúp em tự tin và làm tốt hơn trong công việc. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Quyết Thắng – Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
rất tận tình và giúp đ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành
đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp làm việc tại
ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đa Kia, các khách hàng
vay vốn đã tạo điều kiện hỗ trợ cho em tiếp cận tìm hiểu thực tiễn và cung cấp các
số liệu cần thiết cho đề tài này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả Luận văn

Trần Văn cừ


iii

TÓM TẮT
Qua phân tích tình hình cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại Agribank
chi nhánh Đa Kia – Bình Phước giai đoạn 2012-2016, đề tài rút ra một số nhận xét
sau:
Các mặt đạt được: Tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại các NHTM
mà chủ yếu được thực hiện bởi Agribank là chính sách hỗ trợ hiệu quả của chính
phủ; không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và nông thôn mà còn
nâng cao đời sống của đại đa số người dân trên cả nước; góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, ổn định chính trị, xã hội.
Bên cạnh các kết qủa đã đạt được, việc thực hiện chính sách tín dụng nông
nghiệp, nông thôn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Nguồn vốn cho vay còn
hạn chế; hoạt động tín dụng NNNT chưa đáp ứng tương xứng tiềm năng phát triển
nông nghiệp của vùng; sản phẩm tín dụng chưa đa dạng, chưa phục vụ hết các đối
tượng khách hàng; công tác quản lý nợ còn phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài để nợ
quá hạn tại một số thời điểm tăng cao...
Từ những nhận xét trên, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng NNNT tại Agribank chi nhánh Đa Kia. Đó là các nhóm giải pháp về
quy trình cho vay, về nguồn vốn, về hoạt động tín dụng, về kỹ thuật tín dụng, về
đầu tư cho cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới, kênh phân phối, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực; về công tác triển khai và thông tin, quảng bá về hoạt động
tín dụng và một số giải pháp khác về đưa ra các phong trào thi đua thực hiện tốt
công tác quản lý tài chính, bảo hiểm tín dụng…
Trong thời gian qua, Agribank Đa Kia đã lựa chọn được hướng đi đúng đắn và

gặt hái những thành công nhất định. Để tiếp tục phát triển, tự chủ về nguồn vốn,
phục vụ được nhiều hơn các đối tượng NNNT nhằm nâng cao đời sống nhân dân,
phát triển kinh tế trong vùng, chi nhánh cần áp dụng linh hoạt, đồng bộ nhiều giải
pháp mang tính đột phá trong thời gian tới.


iv

ABSTRACT
By analysingcondition of lending for agriculture, rural at Agribank Da kia –
Binh Phuoc branch from 2012 to 2016, this study gives some results below:
The achivements: Lending for agriculture, rural which is executed by agribank
system is the effective policy of the government, not only promotes the
development of agriculture and rural, but also improves the living conditions of
almost people, contribute to promoting economic growth, political and social
stability.
Besides the achivements, the effectuation of credit policies of agriculture, rural
has exposed some shortcomings, drawback such as: the lack of financial resoures,
lending foragriculture, ruralis not to potential agricultural development of the
region; credit products are not diversified and are not served all customers; debt
managementalso depends on external factors, makes rasing overdue debts.
From the remarks above, the study has proposed many mesures to improve the
lending for agriculture, rural at Agribank Da Kia – Binh Phuoc branch. These
solution groups include: lending processes, capital, credit activities, craft credit,
material base, develop network and market channels, enhance human; impart and
inform, promote credit activities and some other solutions about accompany the
emulation movement, well manage financial, credit insurance...
In the past, Agribank chose the right trend and had many achivements. To
continue growing, be indepedent on finance, serve more for agricult, rural to
improve the living conditions of people, promote economic growth in the local,

Agribank should apply flexibly and synchronously breakthrough methods in the
future.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát: ..........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................3
5. Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài ...................................................................4
6. Điểm mới của đề tài ................................................................................................7
7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................7

Chương 1: ....................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................8
1.1. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng nông nghiệp nông thôn ..............................8


vi

1.1.1. Khái niệm tín dụng ....................................................................................8
1.1.2. Phân loại tín dụng......................................................................................8
1.2. Đặc điểm tín dụng nông nghiệp nông thôn ......................................................11
1.2.1. Đặc điểm về nguồn vốn ..........................................................................11
1.2.2. Đặc điểm về hoạt động cho vay ..............................................................12
1.3. Chất lượng tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại các NHTM ........................15
1.3.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng và chính sách tín dụng NNNT..........15
1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp nông thôn tại
NHTM ...............................................................................................................16
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nông nghiệp, nông thôn..........17
1.4.1. Nhóm yếu tố từ phía khách hàng ..............................................................17
1.4.2. Nhóm yếu tố từ phía NHTM ....................................................................18
1.4.3. Nhóm các yếu tố khác ..............................................................................20
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại NHTM ....20
1.6. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới
và Việt Nam ...........................................................................................................23
1.6.1. Kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài...................................................23
1.6.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng tại Việt Nam ....................................25
1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Đa Kia ...........................26
Kết luận chương 1 .....................................................................................................28
Chương 2: ..................................................................................................................29
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH ĐA KIA – BÌNH PHƯỚC .................................................................29
2.1. Khái quát về Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước ...............................29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình
Phước.................................................................................................................29
2.1.2. Mô hình tổ chức và cán bộ nhân viên .....................................................30
2.1.3. Hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước .......31


vii

2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng NNNT của Agribank chi nhánh Đa
Kia – Bình Phước ..................................................................................................35
2.2.1. Quy trình cho vay của Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước .........35
2.2.2. Về nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn .....................................37
2.2.3. Về hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn ......................................38
2.2.4. Về kỹ thuật cấp tín dụng và công tác quản lý nợ phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn ..............................................................................................45
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động tín dụng nông nghiệp,
nông thôn của Agribank chi nhánh Đa Kia .......................................................49
2.2.6. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng nông
nghiệp, nông thôn của Agribank chi nhánh Đa Kia ..........................................51
2.2.7. Về công tác triển khai và thông tin, quảng bá về hoạt động tín dụng .....51
2.3. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Agribank
chi nhánh Đa Kia – Bình Phước............................................................................53
2.3.1. Những mặt đạt được ................................................................................53
2.3.2. Một số mặt còn hạn chế ..........................................................................58
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................60
Kết luận chương 2 .....................................................................................................62
Chương 3: ..................................................................................................................63
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH ĐA KIA – BÌNH PHƯỚC ................................63
3.1. Định hướng hoạt động của Agribank chi nhánh Đa Kia đến năm 2025 ........63
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại
Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước ...........................................................64
3.2.1. Giải pháp về quy trình cho vay ...............................................................64
3.2.2. Giải pháp về nguồn vốn tín dụng ............................................................65
3.2.3. Giải pháp về hoạt động tín dụng .............................................................66
3.2.4. Về kỹ thuật tín dụng ................................................................................71
3.2.5. Đầu tư cho cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới, kênh phân phối ..........72


viii

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực......................................................72
3.2.7. Về công tác triển khai và thông tin quảng bá về hoạt động tín dụng ....................74
3.2.8. Một số giải pháp khác ...................................................................................75
Kết luận chương 3......................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................78
1. Kết luận..................................................................................................................78
2. Kiến nghị ...............................................................................................................78
2.1. Đối với Agribank Việt Nam ...........................................................................78
2.2. Đối với chính phủ ...........................................................................................79
2.3. Đối với chính quyền địa phương ....................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80
Phụ lục ...........................................................................................................................


ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agricult and
Rural development)
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

NNNT:

Nông nghiệp, nông thôn


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các đối tượng được vay vốn .....................................................................12
Bảng 1.2: Cơ chế bảo đảm tiền vay ..........................................................................14
Bảng 1.3: Một số công tác nâng cao chất lượng tín dụng của Citibank ...................23
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn (NV) giai đoạn từ 2012-2016................................32
Bảng 2.2: Tình hình cho vay phân theo thời hạn giai đoạn từ năm 2012-2016 ........34
Bảng 2.3: Tình hình cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 .......................................38
Bảng 2.4: Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 ......40
Bảng 2.5: Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016....40
Bảng 2.6: Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 ...........41
Bảng 2.7: Tình hình cho vay NNNT phân theo mục đích, chương trình vay giai
đoạn 2012-2016 .........................................................................................................42
Bảng 2.8: Tình hình chất lượng tín dụng NNNT giai đoạn 2012-2016 ....................44
Bảng 2.9: Bảng thống kê các kỹ thuật tín dụng áp dụng đối với cho vay NNNT tại
Agribank Đa Kia giai đoạn 2012-2016 .....................................................................45
Bảng 2.10: Tình hình quản lý dư nợ cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 .............46

Bảng 2.11: Dự báo một số chỉ tiêu tín dụng đến năm 2021 ......................................47
Bảng 2.12: Chỉ tiêu hệ số thu nợ cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 ...................47
Bảng 2.13: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016....................48
Bảng 2.14: Phân tích nguyên nhân nợ xấu cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 ....49
Bảng 2.15: Một số sở sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động tín dụng được đầu tư
giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................50
Bảng 2.16: Số lượng cán bộ, nhân viên được cử đi đào tạo trong năm 2016 ...........51
Bảng 2.17: Bảng điều tra khảo sát về kênh thông tin biết đến các sản phẩm, dịch vụ
của Agribank chi nhánh Đa Kia ................................................................................52
Bảng 2.18: Chỉ tiêu tỷ lệ thu lãi cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 ....................54
Bảng 2.19: Chất lượng tín dụng NNNT tại Agribank Đa Kia ..................................55
Bảng 3.1: Các nội dung xác định đối tượng được vay vốn NNNT ...........................67
Bảng 3.2: Đề xuất định kỳ hạn và thời hạn trả nợ ....................................................69
Bảng 3.3: Bảng đề xuất cử cán bộ đi học ..................................................................73
Bảng 3.4: Các công tác cần triển khai với đội ngũ nhân viên trong thời gian tới ....74


xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn từ 2012-2016 ......................................33
Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay giai đoạn từ 2012-2016 ..........................................34
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của khách hàng về quy trình cho vay ....................................37
Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 ..................................39
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay NNNT theo chương trình tín dụng năm 2016 ............43
Biểu đồ 2.6: Tình hình thu lãi cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016 .......................54


xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Đa Kia ............................30
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại Agribank ...............................................................35


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta khai sinh đã là nước nông nghiệp, trải qua thời kỳ đổi mới, hiện
nay ngành nông nghiệp nước ta đang đóng góp 20% GDP quốc gia, với kim ngạch
xuất khẩu trên 31 tỷ USD/năm, giải quyết công ăn việc làm cho 50% lực lượng lao
động cả nước và là nơi sinh sống của 70% dân số (Agribank Việt Nam, 2016). Sự
phát triển của ngành nông nghiệp cũng như các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ
phục vụ nông nghiệp nông thôn (NNNT) có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của người dân trên mọi miền đất nước.
Là một trong các ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời đầu tiên, gắn bó mật
thiết với nền nông nghiệp nước nhà, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam (Agribank Việt Nam) đã không ngừng lớn mạnh, đóng vai trò trụ cột
trong phát triển kinh tế đất nước, hỗ trợ đắc lực các nhu cầu về vốn phục vụ phát
triển NNNT. Agribank chi nhánh Đa Kia chính thức đi vào hoạt động năm 2001, có
trụ sở đóng trên địa bàn xã Đa Kia phục vụ nhu cầu nhân dân trong xã và một số xã
lân cận. Với lợi thế nằm giữa vùng nông thôn chuyên canh các cây công nghiệp có
giá trị cao như cao su, tiêu, điều, cà phê... Agribank Đa Kia có số lượng lớn khách
hàng vay vốn phục vụ NNNT hàng năm. Tuy nhiên, chi nhánh thường xuyên phải
đối mặt với các áp lực về nguồn vốn do huy động vốn tại chỗ gặp nhiều khó khăn,
không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn. Tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp
làm cho nông sản mất mùa; giá cả các mặt hàng nông sản biến động mạnh, có những
nông sản rớt giá trong thời gian dài (như giá mủ cao su) khiến cho đời sống kinh tế

người dân hết sức khó khăn. Tình hình thu hồi nợ đến hạn của chi nhánh tại một số
thời điểm hết sức khó khăn, nợ xấu tăng cao.
Cùng với khó khăn từ phía khách hàng, Agribank chi nhánh Đa Kia đang chịu
sức ép cạnh tranh của nhiều NHTM đóng trên địa bàn lân cận.
Trước tình hình đó, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp củng cố, nâng cao
chất lượng tín dụng, không ngừng nỗ lực mang đến cho bà con nông dân, các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh... trên địa bàn nông thôn những dịch vụ ngân
hàng thân thiện và kinh tế nhất. Chất lượng tín dụng tại chi nhánh những năm gần


2

đây đã chuyển biến tích cực, nợ xấu giảm mạnh, dư nợ tăng trưởng cao; được chính
quyền địa phương và nhân dân đánh giá cao. Là lãnh đạo của phòng kế hoạch tín
dụng, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng tín dụng NNNT đóng vai trò quan
trọng trong việc khẳng định vị thế của chi nhánh, đồng thời nâng cao năng lực tài
chính; đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông
thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đó là lý do tôi chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại
Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá được thực trạng và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Agribank chi nhánh Đa Kia.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
1. Góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề liên quan đến chất lượng tín
dụng nông nghiệp nông thôn.
2. Đánh giá được thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Agribank chi
nhánh Đa Kia - Bình Phước.

3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nông
nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng đến đối tượng nghiên cứu là các giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh Đa Kia - Bình
Phước. Các chủ thể được xem xét gồm: các khách hàng tại khu vực NNNT trên địa
bàn tỉnh Bình Phước có nhu cầu vay vốn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Bình Phước.
+ Thời gian: Thu thập các tài liệu thứ cấp trong giai đoạn 2012 – 2016. Một số
tài liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 1 - 4/2017. Các nội dung định hướng và một


3

số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng được đề xuất cho giai đoạn đến năm
2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình
nghiên cứu, niên giám thống kê… đã được công bố. Nguồn dữ liệu, số liệu của
Tổng cục thống kê; UBND Tỉnh Bình Phước; Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình
Phước; Các tạp chí chuyên ngành v.v…các sở ban ngành liên quan và các nguồn
khác v.v...
Thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành điều
tra, phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn trong
lĩnh vực tín dụng …về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Việc điều
tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu với nội
dung là những tiêu chí đã được lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp định tính được sử dụng trong đề tài nhằm đánh giá được thực
trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Agribank chi nhánh Đa Kia -Bình Phước
và đề xuất các định hướng giải pháp. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là các
phương pháp định tính, gồm:
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập
số liệu, tóm tắt trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh
một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Thông qua các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để
so sánh cho thấy được sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp: qua các tài liệu về chất lượng
tín dụng của các nước, các văn bản của nhà nước, Bộ nông nghiệp & Phát triển
nông thôn, UBND tỉnh Bình Phước, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam …, các công trình khoa học đã được công bố nghiên cứu liên quan
đến tín dụng nông nghiệp nông thôn, từ đó luận văn đã hệ thống lại các nội dung từ
thực tiễn, bài học kinh nghiệm cũng như lý luận làm cơ sở cho việc phân tích, suy


4

đoán, diễn giải, xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ
nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra khảo sát khách hàng
đến giao dịch tại Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước để đánh giá chất lượng
tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng.
5. Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chất lượng tín dụng và chất
lượng tín dụng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó đáng chú ý có một số
công trình như sau:
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Văn Quang (1999) với đề tài “Hoàn thiện

hệ thống tín dụng nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các Tỉnh
miền núi Tây Nguyên” - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận án đã tập trung
nghiên cứu mở rộng và hoàn thiện các mô hình tổ chức tín dụng, chủ yếu là các
NHTM để đảm bảo tiện ích cho người vay vốn phát triển nông nghiệp vùng Tây
Nguyên.
- Luận án tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (2009) với đề tài “Chính sách tín dụng
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đối với phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên” - Học viện Ngân hàng. Đề
tài đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM,
phân tích và làm rõ vai trò quan trọng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế, đánh
giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nhà nước nói chung và
Agribank Việt Nam nói riêng. Luận án đã phân tích sâu sắc và toàn diện về những
hạn chế, khó khăn trong hoạt động tín dụng của Agribank Việt Nam của hoạt động
tín dụng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên.
Các giải pháp được đề xuất như: Phát huy vai trò chủ lực của Agribank Việt Nam
trong các hoạt động tín dụng, đổi mới phương thức huy động vốn, cải cách tổ chức
bộ máy, nâng cấp công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, đó là các giải pháp rất đáng
được chú ý để thực hiện.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Minh Tú (2009) với đề tài “Chiến lược
phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong bối


5

cảnh hội nhập quốc tế” - Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã tập trung vào
nghiên cứu chiến lược hoạt động kinh doanh nói chung, không nghiên cứu về hoạt
động cho vay và rủi ro trong cho vay. Tác giả đã nhấn mạnh ảnh hưởng của hệ
thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Agribank Việt Nam đến chiến lược phát
triển của Ngân hàng.
Đối với hiệu quả tín dụng của Agribank Việt Nam tại các chi nhánh ngân hàng

cấp tỉnh có một số đề tài đáng chú ý sau:
- Luận án của tác giả Nguyễn Thành Chung (2002) đã nghiên cứu đề tài
“Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh
Quảng Ninh” - Học viện Ngân hàng. Luận án đã trình bày các phương thức xác
định hiệu quả tín dụng ngân hàng Agribank Quảng Ninh. Tác giả đã đề cập và phân
tích cụ thể hiệu quả tín dụng trên các phương diện khách hàng, ngân hàng và xã hội.
Qua đó làm rõ các nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hiệu quả tín
dụng tại Agribank Quảng Ninh. Hệ thống các giải pháp được tác giả đề xuất kiến
nghị có giá trị tham khảo đối với Agrbank Quảng Ninh để phục vụ quá trình phát
triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Liên Chi (2007), với đề tài “Giải
pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Tiền Giang” - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh đã trình bày được những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng trong việc mở
rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Luận văn đã phân tích một số nét
chính về thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong 3 năm 2004 đến 2006. Trên
cơ sở phân tích những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế trong việc nâng
cao chất lượng tín dụng và tìm ra những nguyên nhân, từ đó có cái nhìn chính xác
nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp. Dựa trên những quan điểm đề xuất và mục
tiêu định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, luận
văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại


6

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tiền
Giang.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đoàn Thị Thu Hà (2009), với tiêu đề

“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội” - Học viện Ngân hàng đã hệ thống hóa được
một số lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, sự cần thiết phải xóa
đói giảm nghèo, các chỉ tiêu CLTD và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo. Tiến hành phân tích, đánh giá trên
cả hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, rút ra những mặt được và chưa
được đối với công tác cho vay hộ nghèo, nhất là đã chỉ rõ nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp và một số
kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo. Tuy nhiên tác giả mới chỉ đề
cập đến nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với đối tượng là hộ nghèo mà
chưa tiến hành nghiên cứu đối với mọi đối tượng KH của NH.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Ngô Thị Thanh Trà (2010), với đề tài
“Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn”- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn đã khái quát được các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng như khái
niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng, phân loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra
những rủi ro tín dụng, những thiệt hại do rủi ro tín dụng, các mô hình đo lường rủi
ro tín dụng, mục tiêu và chính sách tín dụng. Luận văn đã tiếp cận những lý luận cơ
bản về quản trị rủi ro của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, so sánh với thực
tiễn đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2005 - 2009. Luận
văn nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như các biện pháp
phòng chống rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, từ đó chỉ ra những mặt còn hạn chế cần
khắc phục. Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã đề xuất thêm các giải pháp cụ thể
nhằm đem lại hiệu quả tối đa trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất
lượng tín dụng cho Ngân hàng.


7


6. Điểm mới của đề tài
Đã có nhiều đề tài về chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn
nhưng tại chi nhánh Agribank chi nhánh Đa Kia vẫn chưa có nghiên cứu nào liên
quan đến chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đề tài này trên cơ sở
nghiên cứu hệ thống lý luận về chất lượng tín dụng NNNT tại hệ thống NHTM.
Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, hệ thống các
tiêu chí đã tìm ra để đánh giá chất lương tín dụng v.v…Đề tài đi vào phân tích, đánh
giá thực trạng tín dụng NNNT thông qua số liệu thực tế và tính toán các chỉ tiêu của
tác giả làm rõ các mặt đã đạt được, các tồn tại, hạn chế trong cho vay phục vụ
NNNT tại Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước để từ đó đưa ra các giải pháp
phù hợp.
Với những đóng góp này, tác giả hy vọng đề tài sẽ không chỉ giúp cho lãnh
đạo Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước đưa ra các giải pháp để nâng cao
được chất lượng chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, mà còn giúp
cho các chi nhánh khác trong hệ thống Agribank nói riêng và ngành ngân hàng nói
chung có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nâng cao chất lượng chất
lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng NNNT tại
NHTM.
Chương 2: Thực trạng tín dụng NNNT tại Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình
Phước.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng NNNT tại Agribank
chi nhánh Đa Kia – Bình Phước.


8


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng nông nghiệp nông thôn
1.1.1. Khái niệm tín dụng
Từ “tín dụng” xuất phát từ chữ la tinh – credo có nghĩa là sự tin tưởng, tín
nhiệm. Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được dùng để phản ánh các hành vi kinh
tế như: bán chịu hàng hóa, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy
bạc... Có rất nhiều khái niệm về tín dụng, theo Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc
(2001), tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình
thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian
nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thể hiện quan hệ tín dụng phát sinh giữa
ngân hàng và khách hàng, trong đó ngân hàng là người cấp tín dụng cho khách
hàng dưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản trong một thời gian đã thỏa thuận, với
cam kết là khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. (Trầm Thị Xuân Hương
và Hoàng Thị Minh Ngọc, 2012)
Theo các khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng trên đây đều cho thấy
các đặc trưng của tín dụng là: có mối quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời;
có tính hoàn trả; dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người cho vay và người đi vay.
1.1.2. Phân loại tín dụng
Để phân loại tín dụng, người ta dựa vào các căn cứ khác nhau như: Căn cứ
theo thời hạn vay, căn cứ vào chủ thể tham gia vay vốn, căn cứ vào hình thức bảo
đảm, căn cứ vào phương thức cho vay, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn...
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản cho vay mà thời hạn không quá 12 tháng
nhằm đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn như: Bổ sung ngân quỹ, đảm bảo nhu cầu thanh
toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng trung và dài hạn: Là khoản cho vay có thời hạn vay trên một năm,



9

thường áp dụng trong cho vay đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến thiết bị công
nghệ. Nó thường được sử dụng để tái sản xuất theo chiều rộng hoặc chiều sâu.
 Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thực
hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa trong đó người cho vay là người bán
chịu.
- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng và các
chủ thể kinh tế khác trong xã hội. Trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay
vừa là người cho vay. Đây là hình thức tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm thông
qua vai trò trung gian của ngân hàng thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu
về vốn. Tín dụng ngân hàng còn được sử dụng như công cụ để phát triển kinh tế theo
yêu cầu của Chính phủ.
- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng được thực hiện dưới hình thức tiền tệ
hoặc hiện vật giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể kinh tế khác trong
xã hội. Trong đó nhà nước là người đi vay bằng cách phát hành trái phiếu, tín phiếu.
- Tín dụng doanh nghiệp: Là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp
và công chúng. Quan hệ vay mượn này được thể hiện dưới hai hình thức:
+ Quan hệ tín dụng tiêu dùng: Là tín dụng đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng, trong đó các tổ chức thương nghiệp lớn là người cho khách hàng của mình vay
bằng cách cho phép họ sử dụng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng nhất định mà
không phải trả tiền ngay trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và công chúng: Doanh nghiệp là người
có nhu cầu đầu tư, huy động vốn trực tiếp bằng cách phát hành các loại trái phiếu trên
thị trường vốn. Người mua trái phiếu là người cho vay.
 Căn cứ vào hình thức đảm bảo nợ vay
- Tín dụng tín chấp: Là hình thức cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách
hàng hoặc uy tín của người thứ ba.

- Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản: Là hình thức cho vay mà bên vay phải sử
dụng tài sản để đảm bảo nợ vay thông qua thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản


×