Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.28 KB, 62 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------***--------

KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ
DỰ ÁN MỞ RỘNG NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VIỆT NAM

ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
BẾN TRE (BẾN TRE), VỊ THANH (HẬU GIANG), LONG
XUYÊN (AN GIANG), BẠC LIÊU (BẠC LIÊU),
TÂN AN (LONG AN), SÓC TRĂNG (SÓC TRĂNG)


Khung chính sách tái định cư

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................2
I. GIỚI THIỆU.....................................................................................................................9
1.1 Bối cảnh.....................................................................................................................................9
1.2 Mục tiêu tổng thể của dự án......................................................................................................9
1.3 Mục tiêu chi tiết của dự án......................................................................................................10
1.4 Các hợp phần dự án................................................................................................................10
1.5 Khung chính sách Tái định cư (RPF)......................................................................................11
1.6. Tác động tái định cư tiềm tàng của 7 thành phố......................................................................12

II. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ........................13
2.1 Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam................................................................................13

2.2.1
2.2.2
2.2.3


2.2.4

Nguyên tắc cơ bản của OP4.12...................................................................................16
Các biện pháp cần thiết đảm bảo tái định cư đạt kết quả tốt.......................................16
Tiêu chuẩn và Bồi thường/hỗ trợ hợp lệ......................................................................17
Xác định giá trị thiệt hại và bồi thường thiệt hại.........................................................17

2.3 So sánh giữa Chính sách của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới...........................17

III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ KHUNG CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ ĐỊNH
CƯ........................................................................................................................................23
3.1 Các miễn trừ cần thiết.............................................................................................................23
3.2 Các nguyên tắc và mục tiêu.....................................................................................................23
3.3 Chính sách quyền lợi về bồi thường, hỗ trợ và TĐC..............................................................25

3.3.1 Chính sách bồi thường cho đất ở của hộ gia đình.......................................................25
3.3.2 Chính sách bồi thường cho đất phi nông nghiệp.........................................................25
3.3.3 Chính sách bồi thường đất nông nghiệp......................................................................25
3.3.4 Chính sách bồi thường/hỗ trợ nhà cửa/công trình.......................................................26
3.3.5 Chính sách bồi thường cho người thuê nhà.................................................................26
3.3.6 Chính sách bồi thường cho cây trồng, vật nuôi...........................................................27
3.3.7 Chính sách bồi thường mất thu nhập và/hoặc các tài sản kinh doanh/sản xuất..........27
3.3.8 Chính sách bồi thường công trình công cộng..............................................................27
3.3.9 Chính sách bồi thường công trình mồ mả...................................................................28
3.3.10 Chính sách bồi thường cho tài sản hư hại khác của hộ gia đình/cá nhân..................28
3.3.11 Chính sách bồi thường đối với các tác động tạm thời trong thi công........................28
3.4 Chính sách hỗ trợ phục hồi thu nhập và ổn định cuộc sống trong giai đoạn chuyển tiếp......28

3.4.1 Hỗ trợ di chuyển và tạm cư.........................................................................................28
3.4.2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp...................................................................................29

3.4.3
Hỗ trợ ổn định đời sống...........................................................................................29
3.4.4 Chính sách hỗ trợ thêm cho nhóm dễ bị tổn thương...................................................29
3.4.5 Thưởng khuyến khích bàn giao mặt bằng đúng tiến độ: Theo quy định của UBND
tỉnh, nhưng không thấp hơn 1.000.000 VNĐ/hộ....................................................................30
Trang 2


Khung chính sách tái định cư
3.5 Chính sách bồi thường và hỗ trợ tái định cư..........................................................................30
3.6. Hiến đất tự nguyện...................................................................................................................30

IV. TIÊU CHÍ HỢP PHÁP VÀ QUYỀN LỢI.......................................................................31
4.1 Đối tượng bị ảnh hưởng bởi dự án (tạm thời hoặc vĩnh viễn)................................................31
4.2 Xác định các nhóm hoặc hộ gia đình dễ tổn thương...............................................................32
4.3 Quyền lợi..................................................................................................................................33
4.4. Đủ điều kiện..............................................................................................................................33
4.5. Tách hộ....................................................................................................................................33
5.1 Mục tiêu tham vấn và phổ biến thông tin...............................................................................34
5.2 Tham vấn cộng đồng và tham gia............................................................................................34
5.3 Công khai thông tin...................................................................................................................36
6.1 Sắp xếp thể chế........................................................................................................................37

6.1.1
6.1.2.
6.1.3
6.1.4
6.1.5

Cấp tỉnh.......................................................................................................................37

Ban Quản lý dự án.......................................................................................................37
Hội đồng bồi thường, Hỗ trợ và TĐC (HĐBTHTTĐC).............................................38
Trung tâm phát triển quĩ đất........................................................................................38
UBND phường............................................................................................................39

6.2 Chuẩn bị thủ tục phê duyệt KHHĐTĐC.................................................................................39

6.2.1 Chuẩn bị KHHĐTĐC..................................................................................................39
6.2.2 Thủ tục phê duyệt KHHĐTĐC...................................................................................42
6.3 Điều tra giá thay thế................................................................................................................42

VII. CƠ CHẾ KHIỂU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI................................................43
VIII. KINH PHÍ VÀ NGÂN SÁCH.....................................................................................46
IX. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ...........................................................................................46
9.1 Giám sát...................................................................................................................................46

9.1.1 Giám sát nội bộ...........................................................................................................46
9.1.2 Giám sát và đánh giá độc lập......................................................................................46
9.2 Đánh giá...................................................................................................................................47

X. PHỤ LỤC.......................................................................................................................49
Phụ lục 1: Ma trận quyền lợi dự án................................................................................................49
Phụ lục 2: Thống kê tài sản mất mát của hộ BAH....................................................................................61

Trang 3


Khung chính sách tái định cư

CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

AHs

Hộ bị ảnh hưởng

CPC

Ủy ban nhân dân thành phố

PPC

Ủy bân nhân dân tỉnh

DARD

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CSCC

Bồi thường và giải phóng mặt bằng

CLFDC

Trung tâm phát triển quỹ đất

DMS

Khảo sát đo đặc chi tiết

DOLISA


Sở Lao động Thương binh và Xã hội

DPs

Người bị di dời

FS

Nghiên cứu khả thi

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GOV

Chính phủ Việt Nam

HHs

Các hộ gia đình

IDA

Cơ quan phát triển Quốc tế

IMA

Cơ quan giám sát độc lập


IOL

Kiểm đếm thiệt hại

LURC

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MDR

Đồng bằng song Cửu Long

MOLISA

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NH

Đường Quốc lộ

PAPs


Người bị ảnh hưởng

PM

Thủ tướng Chính phủ

PMU

Ban quản lý dự án và Ban quản lý Đầy tư

PPC

Ủy ban ND Tỉnh

PR

Đường tỉnh lộ

RP

Kế hoạch tái định cư

RPF

Khunng chính sách tái định cư

SES

Khảo sát kinh tế xã hội


TOR

Điều khoản tham chiếu
Trang 4


Khung chính sách tái định cư

TV

Truyền hình

USD

Đô la Mỹ

VND

Việt Nam đồng

WB

Ngân hàng Thế giới

WPC

Ủy ban nhân dân phường

Trọng lượng: Km: Kilometer; m: Métr; ha: Hec ta


Trang 5


Khung chính sách tái định cư

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Người bị ảnh hưởng: Là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng trực
tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác một cách bắt buộc do
dự án mà Ngân hàng Thế giới tài trợ gây ra, dẫn đến:
a. Di dời hoặc mất nhà ở;
b. Mất tài sản hoặc mất khả năng tiếp cận những tài sản đó; và
c. Mất nguồn thu nhập hoặc phương tiện kiếm sống, cho dù người bị ảnh hưởng có
phải di chuyển tới nơi khác hay không (những người có sinh kế bị ảnh hưởng tạm
thời hoặc vĩnh viễn).
d. Ngoài ra, người bị ảnh hưởng là người bị hạn chế bắt buộc đối với việc tiếp cận
với những khu vực pháp lý hoặc khu vực được bảo vệ nên cũng chịu tác động bất
lợi về sinh kế.
Thống kê và Kiểm kê: Nếu dự án cần thay đổi sử dụng đất, hoặc thu hồi đất vì mục tiêu
dự án, công tác thống kê những người BAH và ước lượng tài sản bị mất sẽ được thực
hiện dựa trên thiết kế cơ sở và cuối cùng là thiết kế chi tiết của dự án. Thống kê bao gồm
thông tin kinh tế xã hội của những hộ BAH dự án như nghề nghiệp chính, nguồn thu
nhập, mức thu nhập để có thể xác định đối tượng dễ bị tổn thương, cũng như xác lập cơ
sở dữ liệu để giám sát sự phục hồi thu nhập của các hộ BAH. Kiểm kê bao gồm mô tả chi
tiết về đất, vật kiến trúc, cây cối BAH, bị thu hồi tạm thời hoặc vĩnh viễn để hoàn thành
dự án, tên của những người được bồi thường/hỗ trợ và giá thay thế đầy đủ được ước
lượng, v.v.
Bồi thường (bằng tiền mặt hoặc hiện vật): Cho những thiệt hại về tài sản và các biện
pháp phục hồi nhằm khôi phục và cải thiện thu nhập sẽ được xác định trong quá trình
tham vấn những người bị ảnh hưởng bởi dự án. Mức bồi thường cho thiệt hại về tài sản
sẽ ngang bằng chi phí thay thế tài sản.

Ngày khoá sổ kiểm kê (cut-off date): Là ngày hoàn thành công tác kiểm kê thiệt hại
trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư. Những người bị ảnh hưởng và
các cộng đồng địa phương sẽ được thông báo về ngày khóa sổ kiểm kê của từng hợp
phần dự án, và bát kỳ ai chuyển tới vùng dự án sau ngày này sẽ không được quyền nhận
đề bù và hỗ trợ từ dự án.
Tính hợp lệ: Là các tiêu chí được sử dụng trong dự án để xác định người bị ảnh hưởng
có quyền được bồi thường, hỗ trợ liên quan đến thu hồi đất và tái định cư.
Cộng đồng bản địa: Nghĩa là cộng đồng dân cư đang sinh sống tại khu vực xây dựng dự
án.
Thu hồi đất: Là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu hồi quyền sử dụng đất
hoặc thu hồi đất đã giao cho người sử dụng đất theo quy định hiện hành.
Đất sản xuất: Là những loại đất khác nhau được sử dụng cho mục đích nông nghiệp
(phân biệt với mục đích của đất thổ cư) bao gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất vườn,
nuôi trồng thủy sản và ao hồ.
Trang 6


Khung chính sách tái định cư

Giá (Chi phí) thay thế: Dùng để xác định giá trị đủ để thay thế tải sản bị mất và trang trải
các chi phí giao dịch cần thiết để thay thế cho tài sản bị ảnh hưởng mà không tính khấu
hao cho tài sản đó cũng như vật liệu tận dụng, các khoản thuế và/hoặc chi phí di chuyển
và giao dịch sau đây:
a. Đất sản xuất (nông nghiệp, ao cá, vườn): căn cứ vào các mức giá thay thế phản
ánh doanh thu gần nhất tại địa phương và các khu vực lân cận hoặc trong trường
hợp không có giá gần nhất tại địa phương thì căn cứ vào giá trị đất sản xuất;
b. Đất thổ cư: căn cứ vào các mức giá thay thế phản ánh các mức giá bán gần nhất về
đất thổ cư tại địa phương và các khu vực lân cận hoặc trong trường hợp không có
các mức giá đất gần nhất tại địa phương thì theo giá bán đất thổ cư tại các khu vực
khác có chất lượng tương đương;

c. Nhà và các vật kiến trúc liên quan khác: căn cứ vào các mức giá thay thế về
nguyên vật liệu và lao động mà không tính khấu hao và khấu trừ vật liệu tận dụng
cộng với chi phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và các loại phí liên quan;
d. Bồi thường toàn bộ cây cối và vật nuôi tương đương với giá thay thế tại thời điểm
tiến hành bồi thường.
Khảo sát giá thay thế: Là quá trình liên quan đến việc xác định giá thay thế về đất, nhà ở
hoặc các tài sản bị ảnh hưởng khác dựa trên các khảo sát thị trường.
Tái định cư: Khung chính sách này phù hợp với chính sách hoạt động của Ngân hàng
Thế Giới về tái định cư không tự nguyện (OP4.12), bao hàm tất cả những thiệt hại trực
tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với
những biện pháp đền bù và sửa chữa. Tái định cư có thể tùy thuộc vào từng trường hợp
cụ thể, bao gồm: (i) thu hồi đất và các công trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh,
buôn bán; (ii) sự di dời về mặt vật chất; và (iii) sự khôi phục kinh tế của những người bị
ảnh hưởng nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống.
Hỗ trợ tái định cư: Nghĩa là những hỗ trợ thêm cho những người bị ảnh hưởng về tài sản
(đặc biệt là những tài sản có khả năng sinh lời), về thu nhập, việc làm hoặc các nguồn
sống để đạt được hoặc tối thiểu khôi phục lại mức sống và chất lượng sống như ban đầu
khi chưa có dự án.
Sinh kế: Là một tập hợp các hoạt động kinh tế, bao gồm làm việc tự do và/hoặc làm việc
hưởng lương nhờ nguồn lực của bản thân (bao gồm nguồn lực con người và vật chất) để
tạo ra các nguồn lực đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân, của gia đình trên cơ sở bền
vững. Hoạt động này thường được thực hiện lặp lại nhiều lần.
Khôi phục sinh kế (thu nhập): Khôi phục sinh kế nghĩa là việc bồi thường/hỗ trợ cho
những người bị ảnh hưởng bởi dự án, là những người bị mất đi nguồn thu nhập hoặc mất
đi các phương tiện tạo sinh kế, để họ có thể khôi phục được thu nhập và mức sống bằng
với mức trước khi BAH/di dời
Người bị ảnh hưởng nghiêm trọng (ảnh hưởng nặng): Nghĩa là những người sẽ (i) mất
bằng hoặc trên 20% (bằng hoặc trên 10% đối với hộ dễ bị tổn thương) diện tích đất sản
xuất.
Trang 7



Khung chính sách tái định cư

Nhóm dễ bị tổn thương: là các nhóm đối tượng đặc biệt có khả năng phải chịu tác động
không tương xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn nữa do tác động của tái định cư,
bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ (không có chồng, góa hay chồng mất sức lao động) có
người phụ thuộc, (ii) người tàn tật (không còn khả năng lao động), người già không nơi
nương tựa, (iii) người nghèo theo tiêu chí của Bộ lao động thương binh và xã hội (có sổ
hộ nghèo), (iv) người không có đất đai, (v) các nhóm dân tộc thiểu số sống tách biệt, và
(vi) hộ gia đình chính sách như thương binh liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, có công cách
mạng (theo quy định của từng tỉnh)… Danh sách hộ dễ bị tổn thương sẽ được xác định
trong quá trình chuẩn bị dự án án thông qua điều tra kinh tế - xã hội và tham vấn cộng
đồng.

Trang 8


Khung chính sách tái định cư

I. GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh
Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường, điều
này thúc đẩy sự gia tăng dân số đô thị và sự đô thị hóa. Việt Nam đang có sự phát triển nhanh
chóng cả về số lượng, chất lượng và quy mô đô thị; Bộ mặt đô thị có nhiều chuyển biến theo
hướng văn minh, hiện đại, tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu
cầu về môi trường sống và làm việc cho người dân đô thị. Đồng thời khẳng định vai trò là động
lực cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và
cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đô thị một cách ồ ạt, tự phát, không theo quy
hoạch và kế hoạch phát triển chung nên trong quá trình phát triển đô thị Việt Nam còn gặp rất

nhiều vấn đề tồn tại như sau: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ và quá
tải; Công tác quy hoạch giao thông và chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông tại các đô thị vẫn
còn thấp dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng nghiêm trọng; Hệ thống thoát
nước của nhiều đô thị đã xuống cấp và lạc hậu, tình trạng ngập úng cục bộ diễn ra thường xuyên;
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do rác thải, nước thải chưa được xử lý.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã đặt ra
mục tiêu rất rõ là từng bước hình thành, phát triển hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ,
hiện đại, bền vững và thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu; tăng cường khả năng kết nối giữa
các đô thị, bảo đảm phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, xã hội, kiến trúc cảnh quan, sử dụng
tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, tạo môi trường sống tốt hơn cho cư dân các đô thị... tiến tới
xóa dần khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam cùng
với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đã triển khai 2 dự án Nâng cấp đô thị trong giai đoạn từ
năm 2004 đến năm 2017 gồm: Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam (VUUP1-triển khai tại 4 thành
phố Nam Định, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ), Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng
sông Cửu Long (MDR-UUP), triển khai tại 6 tỉnh Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Trà Vinh, Rạch
Giá và Cà Mau). Các dự án trên đã và đang đem lại những hiệu quả rõ rệt và làm thay đổi bộ mặt
đô thị, thay đổi nhận thức về quản lý đô thị, quản lý dự án cho các thành phố được tham gia.
Theo quan điểm của Chính phủ, các thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là ưu tiêu đặc
biệt do mức độ dễ tổn thương tăng cao trước những nguy cơ tự nhiên có liên quan đến nước, đòi
hỏi quản lý đô thị đồng bộ để đảm bảo khả năng chống chọi của thành phố. Do đó việc đề xuất 7
đô thị còn lại của vùng ĐBSCL (gồm Tân An, , , Long Xuyên, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Vị Thanh)
tham gia tiếp tục vào một dự án nâng cấp đô thị là hoàn toàn phù hợp.

1.2 Mục tiêu tổng thể của dự án
Cải thiện khả năng tiếp cận với hạ tầng cơ sở cơ bản ở những khu vực thu nhập thấp, tăng
cường kết nối mạng lưới cơ sở hạ tầng chính, đồng thời nâng cao năng lực cho các đô thị về quy
hoạch đô thị tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực quản lý đô thị.

Trang 9



Khung chính sách tái định cư

1.3 Mục tiêu chi tiết của dự án
Nâng cấp đô thị tại các khu dân cư thu nhập thấp sẽ được thực hiện thông qua một gói đầu
tư đa ngành giúp xoá bỏ tình trạng nghèo, cải thiện đời sống và điều kiện vệ sinh môi trường.
Tăng cường khả năng kết nối của mạng lưới giao thông, giảm mật độ lưu thông cho các
tuyến đường chính, tạo thêm quỹ đất đô thị. Cải thiện điều kiện thoát nước, điều kiện vệ sinh môi
trường cho các tuyến kênh rạch trong thành phố.
Thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng xanh và thích ứng với biến đối khí hậu, tăng
khả năng tiếp cận với không gian công cộng và nâng cao năng lực của các thành phố về quy
hoạch đô thị, quản lý đất và đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.

1.4 Các hợp phần dự án
Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam là dự án đầu tư đa ngành, bao gồm: Các công
trình giao thông đường bộ; nạo vét, kè các kênh rạch; xây dựng hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng khu tái
định cư… Phương án xây dựng công trình và công nghệ sẽ được đề xuất căn cứ vào loại hình
công trình cụ thể, đặc điểm kỹ thuật, điều kiện thi công và yêu cầu thi công. Việc triển khai thiết
kế và tổ chức thi công theo đúng các tiêu chuẩn, quy định, quy phạm xây dựng hiện hành của
Việt Nam.
Để đạt được những mục tiêu của dự án, 5 hợp phần được đề xuất cho dự án, cụ thể như
sau: (1) Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 ở khu vực thu nhập thấp; (2) Hạ tầng cấp 1 và cấp 2 ưu
tiên; (3) Tái định cư; (4) Hỗ trợ thực hiện dự án và hỗ trợ kỹ thuật; (5) Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ
Xây dựng nhằm tăng cường công tác điều phối và Nâng cao năng lực về quy hoạch đô thị và
chống biến đổi: Nội dung cụ thể như sau:
1.4.1 Hợp phần 1 – Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 ờ khu thu nhập thấp
Hợp phần này sẽ hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 (các dịch vụ hạ tầng cơ bản) ở những
khu vực thu nhập thấp, bao gồm: (a) xây dựng, cải tạo và nâng cấp đường và mở rộng đường; (b)
xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước; (c) cải thiện vệ sinh môi trường thông qua cải tạo hoặc
xây mới hệ thống cống rãnh công cộng, nâng cấp việc xây dựng bể tự hoại, cung cấp thiết bị tiếp

cận với các dịch vụ về quản lý hệ thống bể tự hoại, và hệ thống ống kết nối từ hộ dân đến đến hệ
thống cống rãnh công cộng; (d) cải thiện hệ thống cấp nước, cụ thể lắp công tơ nước kết nối tới
các hộ dân; (e) cung cấp hệ thống chiếu sáng công cộng trên các tuyến ngõ dân cư và đường phố;
(f) xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, chợ, nhà văn hoá cộng đồng, các địa
điểm công cộng và không gian xanh. Điều này sẽ giúp cho các người dân trong khu vực dân cư
thu nhập thấp có được điều kiện sống tốt hơn, tạo ra các cơ sở để cho các hộ dân trong khu vực
này nâng cao thu nhập, thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
1.4.2 Hợp phần 2 – Cơ sở hạ tầng cấp 1 và cấp 2 ưu tiên
Hợp phần này sẽ hỗ trợ cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng kết nối chính được ưu tiên cho
phù hợp với chương trình phát triển đô thị và tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng cấp ba tại các khu
vực thu nhập thấp. Bao gồm các yếu tố chính sau: (a) Đường giao thông giúp kết nối và mở

rộng các các khu vực đô thị trong thành phố; (b) Hệ thống cấp nước; (c) Hệ thống thoát
Trang 10


Khung chính sách tái định cư

nước và cống rãnh; (d) Hệ thống cung cấp điện; (e) Kè bảo vệ bờ sông và kênh rạch. Các
cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, chợ, nhà văn hóa cộng đồng, các địa điểm công
cộng và không gian xanh cũng được thực hiện trong dự án để mang đến lợi ích cho người
nghèo thành thị ở những nơi cần thiết. Thông qua các công việc được đầu tư trong hợp
phần này sẽ giúp cho các đô thị có được sự thích ứng cao với biến đổi khí hạu và thảm
họa thiên nhiên, hỗ trợ tiêu chuẩn kỹ thuật. Một mô hình thủy lực sẽ được phát triển cho
các lưu vực của các khu đang nâng cấp và tích hợp với những kế hoạch thành thị hiện
hữu kiểm soát phòng chống ngập mặn, tiêu thoát nước và đầu tư đường thủy.
1.4.3 Hợp phần 3 – Tái định cư
Hợp phần này hỗ trợ xây dựng các khu tái định cư cho những đối tượng bị ảnh hưởng và di
dời của Dự án, trong đó bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng cấp 1, cấp 2, cấp 3 và các công trình
công cộng.

1.4.4 Hợp phần 4 – Hỗ trợ thực hiện dự án và xây dựng năng lực
Các hoạt động hợp phần này sẽ tập trung vào hỗ trợ (i) cải thiện năng lực thực hiện và
quản lý dự án (năng lực về an toàn xã hội, tài chính, mua săm đấu thầu, giám sát và đánh giá, bao
gồm kiểm toán và học hỏi kinh nghiệm trong nước/ quốc tế); (ii) cũng cố năng lực về quy hoạch
đô thị tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý đất đai và ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý
GIS; (iii) tăng cường năng lực về quy hoạch đối với đô thị chống biến đổi.
1.5 Khung chính sách Tái định cư (RPF)
Trong quá trình triển khai dự án, sẽ có sự đầu tư mới hoặc điều chỉnh các hạng mục đầu tư,
vì thế cần chuẩn bị một khung chính sách tái định cư chung cho chương trình tái định cư. Thêm
vào đó, khung chính sách này sẽ giúp tiêu chuẩn hóa việc chuẩn bị các chương trình tái định cư
cho 7 tỉnh.
Khung chính sách tái định cư được chuẩn bị dựa trên chính sách tái định cư không tự
nguyện (OP4.12) của Ngân hàng Thế giới (05/2001) và các quy định của Chính phủ Việt Nam
các quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mục tiêu của RPF là thiết lập các
nguyên tắc tái định cư, sắp xếp tổ chức, cơ chế tài trợ và các tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng
cho các tiểu dự án được chuẩn bị trong thời gian thực hiện dự án (OP 4.12, đoạn 26 – 28). Khung
chính sách tái định cư này sẽ được áp dụng cho mọi hoạt động của dự án mà có gây ra tái định
cư không tự nguyện, bất kể nguồn tài chính ra sao. Chương trình tái định cư của các tiểu dự án
ứng với khung chính sách này phải được trình Ngân hàng thế giới để làm rõ sau khi có thông tin
quy hoạch cụ thể (OP 4.12, đoạn 29).
1.6. Hoạt động liên quan
Tất cả các hoạt động tài trợ phi ngân hàng mà được ngân hàng đánh giá là (i) có liên quan
trực tiếp và đáng kể đến các dự án mà Ngân hàng hỗ trợ; (ii) cần thiết để đạt được mục tiêu của
Ngân hàng như quy định trong văn kiện dự án; và (iii) được thực hiện, hoặc dự kiến sẽ được thực
hiện, đồng thời với dự án, sẽ được Khung chính sách tái định cư này áp dụng. Sàng lọc sẽ được
thực hiện trong khi chuẩn bị kế hoạch tái định cư (RP) của từng tiểu dự án và nếu có thể, sẽ phát
triển và tích hợp các biện pháp giảm thiểu vào chương trình tái định cư đã đề cập.

Trang 11



Khung chính sách tái định cư

1.7. Tác động tái định cư tiềm tàng của 7 thành phố
Dựa trên các cuộc điều tra sơ bộ ban đầu, phạn vi tác động dự kiến của dự án thuộc địa bàn
7 thành phố được chia theo hợp phần 1, 2 và 3. Có tổng số 8.198 hộ bị ảnh hưởng trong đó 78%
số hộ bị ảnh hưởng 1 phần và 1.827 hộ phải di dời. Số hộ phải di dời nhiều tại Vị Thanh là
179/676 hộ và Sóc Trăng là 417/1.488 hộ. Bảng 1 sẽ trình bày cụ thể số hộ bị ảnh hưởng của mỗi
thành phố.
Do phạm vi tác động lớn, 7 Kế hoạch tái định cư đầy đủ sẽ được chuẩn bị theo quy định
nêu trong RPF này.
Bảng 1: Ước tính số hộ bị ảnh hưởng

1. Tân An
2. Bến Tre
3. Vĩnh Long
4. Long Xuyên
5. Vị Thanh
6. Sóc Trăng
7. Bạc Liêu
TOTAL

Hộ bị ảnh
hưởng 1 phần
701
2066
111
580
1645
850

1994
6371

Hộ bị ảnh
hưởng toàn bộ
198
103
193
276
275
58
98
1827

Tổng số hộ bị
ảnh hưởng
899
2169
1304
856
1920
908
2092
8198

Trang 12


Khung chính sách tái định cư


II. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ
Khung chính sách tái định cư này được chuẩn bị phù hợp với các quy định của Chính phủ
Việt Nam, các quy định có liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chính
sách tái định cư không tự nguyện (OP4.12) của Ngân hàng Thế giới.

2.1 Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam
Các văn bản pháp luật chủ yếu được áp dụng cho Khung chính sách này bao gồm:
Hiến pháp cùa Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013, có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2014) khẳng định quyền của công dân về sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong các doanh nghiệp hoặc trong các tổ chứ kinh
tế khác. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc lợi ích quốc gia, tình trạng
khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của
tổ chức, cá nhân theo giá thị trường (Điều 32). Tương tự như vậy, Nhà nước thu hồi đất do tổ
chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an
ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải được công
khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 54).
Ngoài Hiến pháp, Chính phủ cũng đã ban hành một số Luật, Nghị định và các quy định tạo
thành khung pháp lý cho việc thu hồi đấ, bồi thường và tái định cư. Các văn bản bao gồm: Luật
Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và có hiệu lực ngày 01/7/2014; Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số Điều của
Luật đất đai 2013; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định giá
các loại đất; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất;và Thông tư số 36/2014/TT – BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về phương pháp xác định giá trị của đất, xây dựng, điều chỉnh giá đất; giá đất định giá và giá đất
dịch vụ tư vấn định giá cụ thể. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng được áp dụng cho thu
hồi đất và tái định cư.
Luật Đai năm 2013 cung cấp một khuôn khổ toàn diện cho việc thu hồi đất và tái định cư.
Những điểm chỉnh của Luật này được tóm tắt như sau:

- Các tổ chức phụ trách bồi thường, giải phóng mặt bằng phải chuẩn bị phương án bồi
thường, hỗ trợ tái định cư. Các kế hoạch tái định cư đã được phê duyệt phải được phổ biến và
niên yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã/phường và địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cư nơi có ddaatsthu hồi (Điều 69);
- Theo Điều 69, cơ quan chủ trì thực hiện tái định cư phải có thông báo thu hồi đất được
gửi đến từng người có đất bị thu, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất bị thu hồi và
thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niên yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp
xã/phường, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi;
Trang 13


Khung chính sách tái định cư

- Luật xác định các nguyên tắc và phương pháp định giá thị trường (Điều 114.3)
- Khu tái định cư tập trung phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Việc thu
hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái
định cư (Điều 85);
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân khi nhà
nước thu hồi đất (Điều 84);
- Những trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất: (i) Tài sản gắn liền
với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật; (ii) Sau khi có thu hồi đất của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền; (iii) Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác
không còn sử dung (Điều 92);
- Đối với đất Nông nghiệp sử dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 mà hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng khộng có giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện
để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền
với đất theo quy định của Luật này này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử
dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại
Điều 129 của Luật này (Điều 77.2);

- Cần kiểm tra đánh giá trên cơ sở khái quát hơn, bao gồm mọi khía cạnh triển khai luật đất
đai (Điều. 200);
Nghị định số 47/2014/NĐ –CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất là nghị định thực hiện chính. Nội dung của Nghị định được tóm tắt dưới đây:
- Với những hộ bị ảnh hưởng trực tiếp có tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp và
không thuộc diện bồi thường như luật đất đai thì UBND tỉnh phải có biện pháp hỗ trợ (Điều. 24);
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất dựa trên mức độ ảnh hưởng của đất Nông nghiệp
(Điều 19);
- Hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất ở: Hộ bị ảnh hưởng nếu nhận số tiền đền bù thấp hơn
giá trị của lô tái định cư tối thiểu sẽ được sự hỗ trợ. Ngoài bồi thường về đất, tái định cư các hộ
gia đình được hưởng một số tiền hỗ trợ tái định cư (Điều 22);
- Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư
được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường
và khả năng chi trả của người được tái định cư; (Điều 26.3);
- Việc lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Khoản 1 Điều
này thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Đất đai và phải niêm yết, tiếp nhận ý
kiến đóng góp của người dân trong khu vực có đất thu hồi ít nhất là 20 ngày, kể từ ngày niêm yết
(Điều 28);

Trang 14


Khung chính sách tái định cư

- Với những dự án cần tái định cư toàn cộng đồng, ảnh hưởng đến sinh kế, tình trạng kinh
tế xã hội và truyền thống văn hóa của cộng đồng thì chủ đầu tư phải lập chi tiết khung chính sách
về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. (Điều 17.1).
Nghị định số 44/2014 /NĐ-CP xác định cơ chế bồi thường theo giá thị trường. Mức bồi
thường đối với đất phải căn cứ vào điều tra, thông tin về thửa đất, giá thị trường và phương pháp
định giá phù hợp; Nghị định 44 xác định một số phương pháp xác định giá đất. Thông tư số

36/2014 / TT-BTNMT quy định chi tiết các phương pháp xác định giá trị của giá đất, xây dựng,
điều chỉnh giá đất; giá đất định giá và giá đất dịch vụ tư vấn định giá cụ thể.
Thông tư số 37/2014 /BTNMT xác định các nội dung của phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư xây dựng, phải có các nội dung chủ yếu sau đây: i) diện tích từng loại đất bị thu
hồi; ii) ước tính số AH; iii) dự kiến mức bồi thường và hỗ trợ giải quyết; iv) dự kiến khu vực tái
định cư; v) các nguồn ngân sách và nguồn tài trợ; vi) Thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao
mặt bằng (Điều 10).
Ngoài ra còn có các quy định khác áp dụng cho dự án như:
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng sáu năm 2014 của Bộ Tài chính cung cấp
hướng dẫn cho thực hiện Nghị định số 45/2014 quy định /NĐ-CP về tiền mua cho sử dụng đất.
- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch tổng thể về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 52/2012 / QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2012, về các chính sách hỗ trợ
giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã được Nhà nước
thu hồi.
- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ số 1665/TTg-CN ngày 17 tháng 10 2006, liên quan
đến quản lý giải phóng mặt bằng rà phá bom mìn, vật liệu nổ cho công trình giao thông,
- Quyết định số 63/2015/QD-TTg ngày 10/12/2015 , Thủ tướng chính phủ về chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở.
- Nghị định số 61/2015/ND-CP ngày 9/7/2015 Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ
đào tạo nghề và quỹ Quốc gia về việc làm.
- Quyết định số 96/2006/QD-TTg ngày 4/5/2006 Thủ tướng chính phủ về
thực hiện rà phá bom mìn,và

quản






Ủy ban nhân dân mỗi tỉnh ban hành các quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất, căn cứ vào Luật Đất đai và các nghị định thi hành. Các chính sách đó sẽ
được áp dụng để tái định cư cho các tiểu dự án đề xuất là những người chuẩn bị của mỗi tỉnh.

Trang 15


Khung chính sách tái định cư

2.2 Chính sách Tái định cư Không tự nguyện OP 4.12 của NHTG
Kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới cho thấy việc tái định cư bắt buộc do các dự án phát
triển gây nên, trong trường hợp không thể giảm thiểu được thường dẫn đến những vấn đề nghiêm
trọng về kinh tế, xã hội và môi trường: Các hệ thống sản xuất bị phá vỡ; con người phải đối mặt
với sự bần cùng hóa khu những tài sản, công cụ sản xuất hay nguồn thu nhập cảu họ bị mất đi;
người dân phải di dời tới những môi trường mới mà ở đó các kỹ năng của họ trở nên ít phù hợp
hơn và mức độ cạnh tranh về tài nguyên lại trở nên căng thẳng hơn; các thiết chế cộng đồng và
các mạng lưới an sinh xã hội bị suy giảm; các quan hệ huyết thống trở nên phân tán; những đặc
tính văn hóa, ảnh hưởng của truyền thống, và tiềm năng trợ giúp lẫn nhau bị suy giảm hoặc mất
đi. Vì vậy, Chính sách của Ngân hàng được quy định trong hướng dẫn OP 4.12 bao gồm những
biện pháp an toàn để xử lý và khắc phục những nguy cơ bần cùng hóa này.

2.2.1 Nguyên tắc cơ bản của OP4.12
- Tái định cư không tự nguyện cần được tránh được, hoặc được giảm đến mức tối thiểu,
bằng cách đưa ra nhiều phương án có thể lựa chọn trong quá trình thiết kế kỹ thuật;
- Trong trường hợp tái định cư không tự nguyện không thể tránh khỏi, các chương trình tái
định cư cần được thực hiện như những chương trình phát triển bền vững, cần cung cấp đủ nguồn
đầu tư để giúp những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dự án được chia sẻ lợi ích của dự án.
Những người bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp cần được tham khảo ý kiến đầy đủ và cần
được tham gia vào quá trình lập kế hoạc và thực hiện các chương trình tái định cư.
- Những người bị ảnh hưởng cần được hỗ trợ để bảo đảm điều kiện sống và mức sống,

hoặc ít nhất là khôi phục điều kiện sống cũ, như trước khi có Dự án.

2.2.2 Các biện pháp cần thiết đảm bảo tái định cư đạt kết quả tốt
- Tham vấn ý kiến những người BAH về các biện pháp khả thi đối với kế hoạch bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Người BAH được tham gia vào quá trình lập kế hoạch hành động TĐC;
- Các phương án lựa chọn về phương án tái định cư và phục hồi thu nhập sẽ được BQLDA
đưa ra để hộ BAH phân tích lựa chọn.
- Bồi thường đầy đủ theo giá trị thay thế cho các thiệt hại do dự án;
- Vị trí tái định cư cần có hạ tầng cơ sở và dịch vụ tối thiểu như nơi ở cũ;
- Cung cấp các khoản phụ cấp, hỗ trợ, đào tạo nghề và trợ giúp về thu nhập để giúp hộ
BAH thực hiện di dời được thuận lợi;
- Xác định và có trợ giúp đặc biệt cho những nhóm người dễ bị tổn thương; và,
- Thiết lập một cơ cấu thể chế và tổ chức để giúp quá trình thực hiện bồi thường, tái định
cư thành công.

Trang 16


Khung chính sách tái định cư

2.2.3 Tiêu chuẩn và Bồi thường/hỗ trợ hợp lệ
Những người BAH được bồi thường hoặc hỗ trợ các thiệt hại bao gồm:
(i)

Những người có quyền sử dụng đất hoặc các tài sản gắn liền với nó hợp pháp.

(ii)

Những người không có quyền hợp pháp đối với đất tại thời điểm bắt đầu khảo sát,

nhưng đã có khai báo xin chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của nhà
nướ, dựa trên lưu trữ, chứng từ như hóa đơn đóng thuế đất, chứng nhận tình trạng lưu
trú, hoặc được công nhận thông qua quá trình xác nhận của địa phương trong Kế
hoạch hành động tái định cư.

(iii)

Những người không được công nhận quyền hợp pháp hoặc có yêu cầu bồi thường cho
đất lấn chiếm.

(iv)

Những người lấn chiếm đất sau ngày khoá sổ kiểm kê xác định trong KHHĐTĐC sẽ
không được bồi thường hay hưởng bất cứ sự hỗ trợ nào của dự án.

Những người bị ảnh hưởng thuộc loại (i) và (ii) ở trên dược bồi thường cho đất bị mất và
các hỗ trợ khác. Những người loại (iii) sẽ được hỗ trợ tái định cư thay cho việc bồi thường cho
đất họ đang ở và các hỗ trợ khác, nếu cần, để đạt được các mục tiêu đề ra trong chính sách này,
nếu họ có đất nằm trong khu vực dự án trước ngày khóa sổ đã xác định trong Kế hoạch hành
động tái định cư.

2.2.4 Xác định giá trị thiệt hại và bồi thường thiệt hại
Phương pháp xác định giá trị thiệt hại đối với các dự án do Ngân hàng tài trợ là dựa trên
Giá thay thế. Trong Dự án này, các thiệt hại bao gồm cả thiệt hại về đất, công trình xây dựng, tài
sản khác và cây cối, hoa màu bị thiệt hại.
- Giá thay thế của đất bao gồm giá trị của đất được xác định theo giá thay thế cộng với hỗ
trợ chi phí để nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với nhà ở và các công trình xây dựng khác thì giá trị của nó được xác định theo giá
thay thế vật liệu xây dựng, và chi phí nhân công để có thể xây dựng một ngôi nhà/công trình thay
thế có diện tích và chất lượng ít nhất như trước khi bị ảnh hưởng.

- Đối với những công trình bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ thì giá trị bồi thường bao
gồm giá thay thế vật liệu xây dựng cộng với chi phí vận chuyển vật liệu, chi phí nhân công và
phí nhà thầu, phí đăng ký và thuế chuyển nhượng. Không tính khấu hao tài sản và giá trị vật liệu
mà hộ bị ảnh hưởng có thể tận dụng được.

2.3 So sánh giữa Chính sách của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới
Cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của Chính phủ Việt Nam cả trên phương diện chính
sách cũng như trong thực tiễn khá phù hợp với các hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới. Những
lĩnh vực phù hợp quan trọng nhất là:
- Việt Nam có những quy trình mà trong đó đa số những người không có quyền sử
dụng đất hợp pháp nhưng có thể đáp ứng được các điều kiện để hợp thức hóa được nhận
bồi thường thiệt hại.
Trang 17


Khung chính sách tái định cư

- Những người bị mất chỗ ở đủ điều kiện di dời tái định cư được quyền lựa chọn
các phương án như di dời đến khu tái định cư tốt hơn hoặc nhận bồi thường bằng tiền để
tự lo chỗ ở mới.
- Địa điểm tái định cư mới cho các hộ bị ảnh hưởng không những chỉ có các công
trình hạ tầng và các dịch vụ công cộng tốt hơn mà còn có điều kiện sống cao hơn.
- Trợ cấp để giúp những người BAH trong thời kỳ chuyển tiếp và bố trí các tổ chức
mà thông qua đó người dân được thông báo, thương thảo về bồi thường, và có thể khiếu
nại.
- Đối với các hộ không đủ điều kiện được hưởng bồi thường, Chính phủ đã có
những hỗ trợ và theo chính sách của NHTG những hỗ trợ này phải được thực hiện nhằm
đảm bảo cho người BAH khôi phục cuộc sống.
Bên cạnh những điểm tương đồng, một vài sự khác biệt giữa Luật, Quy định, Chính sách
của Chính phủ Việt Nam với các Chính sách Ngân hàng Thế giới được xác định. Bảng 2 dưới

đây là phần trình bày sự khác biệt đó và đề xuất một chính sách hài hòa để xem xét phê duyệt
làm cơ sở thiết lập các nguyên tắc cơ bản về bồi thường, hỗ trợ và phục hồi sinh kế được áp dụng
cho dự án này.
Bảng 2: So sánh chính sách của Việt Nam va của NHTG liên quan đến TĐC băt bu ôc

Chủ đề

Chính sách hoạt
động 4.12 của
NHTG

Người BAH cần
được hỗ trợ để phục
hồi hoặc cải thiện
thu nhập và mức
Mục
tiêu sống ít nhất như
chính sách
trước khi di dời,
hoặc trước khi bắt
đầu thực hiện dự án,
nếu mức đó là cao
hơn.

Hỗ trợ cho
các
hộ
BAH
sử
dụng

đất
không đủ
điều kiện
được
bồi
thường
hoặc đất ở
lấn chiếm

Không được bồi
thường nhưng được
hỗ trợ tài chính cho
tất cả hộ BAH để đạt
được mục tiêu của
chính sách (để phục
hồi hoặc cải thiện
thu nhập và mức
sống ít nhất bằng
hoặc cao hơn trước

Chính phủ Việt Nam
Tài sản đất đai
Việc hỗ trợ được xem xét
bởi UBND tỉnh để bảo
đảm rằng hộ BAH có nơi
để sống, ổn định cuộc sống
và sản xuất (Điều 25 của
Nghị định 47/2014/NĐCP);
Trong trường hợp số tiền
bồi thường/hỗ trợ không

đủ để BAH mua một căn
hộ/lô đất TĐC tối thiểu, họ
sẽ được hỗ trợ tài chính để
có thể mua một lô đất/căn
hộ diện tích tối thiểu;
(Khoản 4, Điều 86 của
Luật Đất đai 2013 và Điều
27
của
Nghị
định
47/2014/NĐ-CP).
Chỉ áp dụng hỗ trợ đối với
đất nông nghiệp sử dụng
trước ngày 01/7/2004;
những trường hợp khác có
thể được xem xét hỗ trợ
bởi UBND tỉnh nếu cần
thiết (Khoản 2, Điều 77
Luật đất đai năm 2013).

Chính sách áp dụng cho dự
án

Sinh kế và nguồn thu nhập
được phục hồi thực tế ít nhất
bằng hoặc cao hơn với mức
trước khi chưa di dời hoặc
mức trước khi bắt đầu dự án,
nếu mức đó là cao hơn.


Hỗ trợ và phục hồi sinh kế
cho tất cả các đối tượng bị
ảnh hưởng bất kể tình trạng
pháp lý hoặc quyền sử dụng
đất của họ như thế nào.
Đất nông nghiệp sử dụng
trước ngày 1/7/2004 được hỗ
trợ 100% giá trị của đất theo
giá thay thế;
Trang 18


Khung chính sách tái định cư

Chủ đề

Chính sách hoạt
động 4.12 của
NHTG

Chính phủ Việt Nam

khi di dời, hoặc
trên kênh
trước khi bắt đầu
rạch.
thực hiện dự án, nếu
mức đó là cao hơn)


Bồi thường cho tài sản trên
đất bị mất được tính theo
giá chuyển nhượng tài sản
tại thị trường địa phương,
hoặc giá xây dựng mới
Phương
công trình; UBND thành
Bồi thường cho mất
pháp
xác
phố định giá bồi thường
đất và các tài sản
định
đơn
cho các loại tài sản khác
khác theo giá thay
giá
bồi
nhau. Đơn vị thẩm định
thế.
thường
giá được sử dụng để xác
định giá đất. Đơn giá này
sẽ được Ban thẩm định giá
của tỉnh thẩm định trước
khi trình UBND tỉnh phê
duyệt.
Bồi thường/hỗ trợ
Mức hỗ trợ
đối với nhà

hoặc công Hỗ trợ 100% giá xây
Hỗ trợ chi phí xây dựng
trình khác dựng mới, cộng
công trình mới có tiêu
trên đất bị thêm các chi phí thủ
chuẩn kỹ thuật tương
thu hồi mà tục hành chính liên
đương, tuỳ thuộc vào “tình
không đủ quan.
trạng hợp pháp”.
điều kiện
được
bồi
thường;
Bố trí Tái Đối với tất cả các hộ Chỉ dành cho các hộ di dời
định cư
mất chỗ ở phải di dời có đất và nhà BAH đủ điều
kiện bồi thường. Đối với
trường hợp không đủ điều
kiện bồi thường, nếu
không còn nơi ở nào khác
thì sẽ được xem xét theo
từng trường hợp cụ thể.

Chính sách áp dụng cho dự
án
Đất nông nghiệp sử dụng sau
ngày 1/7/2004 sẽ không được
bồi thường, nhưng được hỗ
trợ tối thiểu 60% giá đất

nhằm khôi phục cuộc sống.
Đất ở và đất phi nông nghiệp
sẽ được hỗ trợ với số tiền ít
nhất 60% diện tích đất theo
giá thay thế

Đơn vị thẩm định giá độc lập
xác định giá thay thế của tài
sản bị ảnh hưởng để UBND
thành phố làm cơ sở xác định
giá bồi thường đất bằng giá
thay thế.

Hỗ trợ 100% giá xây dựng
nhà và công trình mới, cộng
thêm các chi phí giao dịch
hành chính liên quan.

Hộ gia đình, cá nhân bị thu
hồi toàn bộ nhà ở, đất ở đủ
điều kiện bồi thường hoặc
diện tích còn lại sau thu hồi
thấp hơn hạn mức giao đất ở
mới tại địa phương nếu
không có đất ở khác trên địa
bàn phường nơi bị ảnh hưởng
bởi dự án sẽ được: (i) bố trí
Trang 19



Khung chính sách tái định cư

Chủ đề

Chính sách hoạt
động 4.12 của
NHTG

Chính phủ Việt Nam

Chính sách áp dụng cho dự
án
tái định cư; và (ii) trong
trường hợp tiền bồi thường
đất thấp hơn giá trị của suất
đất tối thiểu tại khu tái định
cư sẽ được nhà nước hỗ trợ
phần chênh lệch, nhưng số
tiền hỗ trợ không vượt quá số
tiền chênh lệch giữa tiền bồi
thường đất và suất tái định cư
tối thiểu được quy định tại
địa phương.
Đối với các trường hợp sử
dụng đất ở không thuộc đối
tượng bồi thường về đất (bao
gồm cả hộ lấn chiếm đất
kênh rạch) nếu không còn
nơi ở nào khác trên địa bàn
thành phố nơi bị ảnh hưởng

bởi dự án thì sẽ được bố trí
suất tái định cư tối thiểu tại
khu tái định cư và phải đóng
tiền sử dụng đất. Nếu không
đủ tiền để mua một lô đất tối
thiểu trong khu TĐC, họ sẽ
được ghi nợ phí sử dụng đất
mà vẫn được sống trên khu
đất đó.

Hỗ trợ cho Cho tất cả những hộ
mất
thu kinh doanh bị ảnh
nhập/các hộ hưởng.
kinh doanh
bị
ảnh
hưởng;

Hỗ trợ chỉ được thực hiện
đối với hộ kinh doanh có
đăng ký. Mức hỗ trợ
không quá 30% một năm
thu nhập sau thuế theo
mức thu nhập bình quân
của 03 năm liền kề trước
đó. (Mục b, Khoản 4 Điều
19, NĐ47/2014/NĐ- CP

Những hộ sản xuất, kinh

doanh bị ảnh hưởng thu nhập
và có đăng ký kinh doanh sẽ
được bồi thường hoặc hỗ trợ
phục hồi những thiệt hại về
kinh doanh, mức hỗ trợ
không ít hơn 50% số tiền thu
nhập một năm sau thuế theo
mức thu nhập bình quân của
03 năm liền kề trước năm có
quyết định thu hồi đất.
Đối với cơ sở kinh doanh bị
ảnh hưởng vĩnh viễn chưa
khai báo với cơ quan thuế sẽ
được hỗ trợ một khoản bằng
tối đa thu nhập bình quân 6
tháng của doanh nghiệp,
Trang 20


Khung chính sách tái định cư

Chủ đề

Chính sách hoạt
động 4.12 của
NHTG

Chính phủ Việt Nam

Chính sách áp dụng cho dự

án
nhưng không thấp hơn
2,000,000 VND.
Đối với cơ sở kinh doanh bị
ảnh hưởng tạm thời chưa
khai báo với cơ quan thuế sẽ
được hỗ trợ bằng tối đa thu
nhập bình quân 3 tháng thu
nhập trong quá trình xây
dựng và không thấp hơn
1,000,000 VND.
Người lao động trong các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, cơ
quan nhà nước bị ảnh hưởng
bởi việc thu hồi đất phải di
dời có hợp đồng lao động từ
12 tháng trở lên sẽ được nhận
trợ cấp tương đương với mức
lương tối thiểu theo các quy
định của nhà nước trong thời
gian chuyển đổi tối đa là 6
tháng.

Ngưỡng
ảnh hưởng
nghiêm
trọng/ảnh
hưởng nặng
nguồn thu
nhập do bị

thu hồi đất
nông
nghiệp
Bồi thường
cho
tác
động gián
tiếp do việc
chiếm dụng
đất và các
công trình
kiến trúc;

Mất từ 20% (từ 10%
Mất từ 20% (từ 10% đối với
đối với hộ dễ bị tổn Mất hơn 30% đất nông
hộ dễ bị tổn thương) diện tích
thương) diện tích đất nghiệp;
đất nông nghiệp trở lên
nông nghiệp trở lên;

Theo thông lệ tốt thì
bên vay cần tiến
hành đánh giá xã hội
và thực hiện các biện
pháp nhằm giảm
thiểu và giảm nhẹ
các tác động kinh tế
- xã hội bất lợi, nhất
là đối với các nhóm

dễ bị tổn thương.

Cung cấp chương
Hỗ trợ và
trình hỗ trợ và khôi
khôi phục
phục sinh kế để đạt
sinh kế
được các mục tiêu
chính sách.

Không thực hiện.

Việc đánh giá xã hội được
tiến hành, và các biện pháp
được thực hiện nhằm giảm
thiểu và giảm nhẹ các tác
động kinh tế - xã hội bất lợi,
nhất là đối với và các nhóm
dễ bị tổn thương.

Cung cấp các biện pháp hỗ
trợ và khôi phục sinh kế.
Không có hoạt động theo
dõi việc phục hồi sinh kế
đầy đủ sau khi kết thúc tái
định cư.

Cung cấp hỗ trợ và khôi phục
sinh kế để đạt được các mục

tiêu chính sách. Công tác
theo dõi, giám sát được thực
hiện và chia sẻ thông tin
được nêu chi tiết trong báo
cáo kế hoạch hành động
TĐC;
Trang 21


Khung chính sách tái định cư

Chủ đề

Tham vấn
cộng đồng
và công bố
thông tin

Cơ chế giải
quyết khiếu
nại


chế
giám
sát
đánh
giá/giám sát
bồi thường
và tái định



Chính sách hoạt
động 4.12 của
Chính phủ Việt Nam
NHTG
Tham gia vào việc Tập trung chủ yếu vào
lập và thực hiện Kế tham vấn cộng đồng trong
hoạch hành động tái quá trình lập kế hoạch
định cư, đặc biệt là (tham vấn kế hoạch bản
khẳng định các tiêu thảo về bồi thường, hỗ trợ
chí đủ điều kiện và tái định cư và kế hoạch
nhận bồi thường, hỗ đào tạo chuyển đổi nghề
trợ, và tiếp cận cơ nghiệp, tìm kiếm việc
chế giải quyết khiếu làm); chia sẻ và công khai
nại.
thông tin.
Cơ chế giải quyết khiếu nại
Người BAH có quyền
khiếu nại đến cơ quan
chức năng về những vấn
Cơ chế giải quyết đề thắc mắc liên quan đến
khiếu nại cần phải bồi thường tái định cư để
độc lập và trách được đối thoại giải quyết
nhiệm cao trong việc thỏa đáng tại bước đầu tiên
giải quyết những và bước thứ hai, đồng thời
mối quan tâm của có quyền khiếu kiện đến
các bên bị ảnh tòa án tại bất cứ bước nào
hưởng.
nếu họ muốn (Điều 28, 32,

33 của Luật Khiếu Nại số
02/2011/QH13 ban hành
ngày 11/11/2011
Giám sát & Đánh giá
Công dân được phép hỗ
trợ và báo cáo về vi phạm
sử dụng và quản lý đất đai
Cần phải có giám sát của họ (hoặc thông qua cơ
nội bộ và giám sát quan đại diện) bao gồm
độc lập nhằm đánh việc thu hồi đất, bồi
giá khách quan các thường, hỗ trợ và tái định
thông tin, hoạt động cư (Điều 199, Luật Đất
về bồi thường và tái Đai 2013);
định cư.
Không có yêu cầu rõ ràng
về giám sát, bao gồm cả
giám sát nội bộ và giám
sát độc lập.

Chính sách áp dụng cho dự
án
Tham vấn cộng đồng cần
được thực hiện trong suốt quá
trình lập và thực hiện Kế
hoạch hành động tái định cư
của dự án với sự tham gia của
các hộ BAH và các bên liên
quan.

Cơ chế khiếu nại, khiếu kiện

được xây dựng trên hệ thống
của chính phủ Việt Nam hiện
đang thực hiện, dưới sự giám
sát của đơn vị giám sát độc
lập.

Giám sát nội bộ và giám sát
độc lập được thực hiện
thường xuyên (giám sát nội
bộ hàng tháng và giám sát
độc lập 06 tháng/lần. Một
báo cáo kết thúc dự án sẽ
được thực hiện để khẳng định
liệu mục tiêu của chính sách
OP.4.12 đạt được hay không.

Là một đất nước thành viên của NHTG, Chính phủ Việt Nam cam kết rằng trong trường
hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có những Điều khoản khác với qui
định trong Khung chính sách này, thì các Điều khoản của các Điều ước quốc tế đó sẽ được áp
dụng. Theo khoản 2, Điều khoản 87 của Luật Đất đai 2013 “ Đối với dự án sử dụng vốn vay của
tổ chức quốc tế và nước ngoài mà Chính phủ Việt Nam có cam kết một Khung chính sách cho
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì thực hiện theo Khung chính sách đó”.

Trang 22


Khung chính sách tái định cư

Khung chính sách TĐC này khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam và Ủy ban nhân dân mỗi
tỉnh, khi phê duyệt Văn kiện này, đã cho phép miễn áp dụng một số Điều khoản tương ứng trong

pháp luật Việt Nam có mâu thuẫn hoặc không phù hợp với các mục tiêu nêu trong Khung chính
sách TĐC này. Các biện pháp sẽ được thực hiện để giải quyết những khác biệt giữa Chính sách
của NHTG và Chính sách của Chính phủ Việt nam về bồi thường hỗ trợ tái định cư cho dự án
“Mở rộng nâng cấp đô thi Việt Nam” được trình bày trong Khung Chính sách này.
Ủy ban nhân dân mỗi tỉnh sẽ thông qua khung chính sách tái định cư này. Thông qua sự
chứng thực này, họ cam kết áp dụng RFP và để lấp đầy những khoảng trống được xác định trong
bảng trên.

III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ KHUNG CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
3.1 Các miễn trừ cần thiết
Để đáp ứng các yêu cầu chính sách OP 4.12 của NHTG về Tái định cư không tự nguyện,
một số Điều khoản trong các Luật và các Quy định có liên quan của Chính phủ Việt Nam không
bảo đảm cho quyền được hưởng bồi thường theo giá thay thế hay những Điều khoản về tính hợp
lệ không mở rộng về quyền được phục hồi và/hoặc hỗ trợ cho các hộ dân không có giấy tờ hợp lệ
về đất, hoặc ngược lại giới hạn bồi thường được yêu cầu trong chính sách OP 4.12 của NHTG sẽ
được miễn trừ. Yêu cầu được nêu trong chính sách OP 4.12 của NHTG sẽ được áp dụng đầy đủ
đối với tất cả các trường hợp.

3.2 Các nguyên tắc và mục tiêu
Những nguyên tắc đưa ra trong Chính sách OP 4.12 của NHTG đã được áp dụng để soạn
thảo Khung chính sách này. Những nguyên tắc và mục tiêu sau đây sẽ được áp dụng:
- Giảm thiểu tối đa việc thu hồi đất hoặc gây ảnh hưởng đến các tài sản khác và việc tái
định cư của người dân;
- Tất cả những người BAH sinh sống, làm việc, kinh doanh hoặc canh tác trong phạm vi
dự án sẽ được cung cấp các biện pháp phục hồi đời sống đầy đủ để hỗ trợ họ cải thiện, hoặc tối
thiểu là duy trì mức sống và khả năng tạo thu nhập của họ như trước khi có dự án. Việc thiếu
những giấy tờ hợp pháp về các tài sản bị ảnh hưởng sẽ không cản trở những Người BAH được
hưởng các biện pháp phục hồi đời sống đó;
- Kế hoạch thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ phải được thực hiện với sự tham gia của người

BAH nhằm giảm thiểu tối đa sự xáo trộn. Các quyền lợi phải được cung cấp cho những Người
BAH trước ngày dự kiến bắt đầu công trình ở từng khu vực dự án tương ứng;
- Các dịch vụ công cộng hiện hữu phải được duy trì hoặc cải thiện tốt hơn;
- Nguồn lực về tài chính và vật chất phục vụ cho tái định cư cần được chuẩn bị sẵn sàng để
đáp ứng khi có yêu cầu.

Trang 23


Khung chính sách tái định cư

- Tổ chức thực hiện sẽ đảm bảo cho việc thiết kế, lập kế hoạch, tham vấn và thực hiện Kế
hoạch hành động tái định cư có hiệu quả và đúng tiến độ.
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng lúc, có hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch hành động
tái định cư sẽ được tiến hành.
- Tất cả những người bị ảnh hưởng bởi Dự án có tài sản hoặc sinh sống trong khu vực bị
thu hồi phục vụ dự án trước ngày khóa sổ điều tra đều có quyền được bồi thường hoặc hỗ trợ cho
các thiệt hại. Những người bị mất thu nhập và/hoặc kế sinh nhai sẽ được nhận hỗ trợ phục hồi
sinh kế căn cứ theo các tiêu chí hợp lý do Dự án quy định, có tham khảo ý kiến của các hộ BAH.
Trước khi kết thúc Dự án nếu thấy sinh kế của các hộ BAH vẫn chưa được phục hồi bằng với
mức trước khi có dự án thì cần xem xét có các biện pháp bổ sung.
- Đất nông nghiệp sẽ được bồi thường theo phương thức "đất đổi đất" hoặc bồi thường
bằng tiền mặt, tùy theo sự lựa chọn của người BAH bởi dự án và quỹ đất sẵn có tại địa phương.
Việc lựa chọn “đất đổi đất” phải ưu tiên cho những người bị mất từ 20% đất sản xuất trở lên (từ
10% đất sản xuất trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương).
- Người bị ảnh hưởng phải di chuyển chỗ ở được bố trí tái định cư theo qui định. Người
BAH đất sẽ được bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế toàn bộ giá trị đất bị thu hồi;
- Bồi thường cho tất cả các công trình nhà ở, công trình thương mại, hoặc các công trình
khác theo mức giá thay thế cho toàn bộ nhà ở/công trình bị ảnh hưởng.
- Người BAH (phải di dời) sẽ được hỗ trợ vận chuyển đồ dùng cá nhân và tài sản đến nơi ở

mới, ngoài việc bồi thường theo chi phí thay thế nhà ở, đất đai và các tài sản khác;
- Việc thông báo quyết định thu hồi đất được cơ quan thẩm quyền nhà nước thông báo cho
các hộ BAH biết, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi
nông nghiệp. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo
đạc, kiểm đếm v.v.
- Việc bàn giao mặt bằng sẽ được thực hiện sau 30 ngày kể từ khi người BAH nhận đủ tiền
bồi thường/hỗ trợ cho các tài sản BAH.
- Các dịch vụ và các nguồn lực phục vụ cộng đồng tại các khu vực TĐC sẽ được duy trì
hoặc được cải thiện hơn so với mức trước khi phải di dời.
- Tạm cư: Cần tránh hộ BAH phải di dời nhiều hơn một lần vì điều đó sẽ khiến họ bị ảnh
hưởng gấp đôi hoặc hơn nữa, và sẽ làm chậm thời gian phục hồi sinh kế của họ. Nếu xảy ra (di
dời quá một lần), thì các hộ BAH cần được xem xét hỗ trợ di chuyển nhiểu hơn 1 lần tương
đương. TĐC tạm thời nếu có chỉ được thực hiện trong trường hợp BQLDA thành phố xác minh
rằng việc TĐC tạm thời là không thể tránh khỏi vì những lý do sau:


Hộ di dời đến khu tái định cư của thành phố đến thời điểm giao mặt bằng cho dự

án, nhưng khu tái định cư chưa hoàn thành;

Trang 24


Khung chính sách tái định cư



Hộ có nhà BAH phải xây lại hoặc sửa chữa lại nhà phải tạm cư trong thời gian

xây dựng/sửa chữa nhà;



Hộ tái định cư tự nguyện cần tạm cư trong thời gian tìm kiếm chỗ ở mới.

3.3 Chính sách quyền lợi về bồi thường, hỗ trợ và TĐC
3.3.1 Chính sách bồi thường cho đất ở của hộ gia đình
a.

Người sử dụng đất ở đủ điều kiện bồi thường

- Người sử dụng đất ở bị ảnh hưởng bởi dự án được bồi thường cho diện tích đất bị thu hồi
bằng tiền với 100% giá thay thế;
- Trường hợp thu hồi một phần đất ở, diện tích đất còn lại không đủ để ở (không đủ điều
kiện xây dựng nhà theo quy định), thì nhà nước sẽ thu hồi hết phần đất còn lại (nếu có nguyện
vọng) và người BAH bởi dự án được bồi thường bằng tiền mặt cho toàn bộ đất bị thu hồi bằng
100% giá trị thay thế;
- Người sử dụng đất bị thu hồi có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại nhưng đất đang
trong quá trình tranh chấp thì được bồi thường với mức 100% giá trị thay thế và sẽ được nhận
tiền bồi thường sau khi tranh chấp được giải quyết;
b.

Người sử dụng đất ở không đủ điều kiện bồi thường

Người BAH đất ở sẽ được hỗ trợ bằng tiền với mức tối thiểu 60% giá trị thay thế của đất
tại thời điểm thu hồi. Đối với các hộ có nhà lấn chiếm, diện tích đất sẽ được tính tương ứng với
diện tích nhà nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở quy định bởi UBND tỉnh.

3.3.2 Chính sách bồi thường cho đất phi nông nghiệp cùng tài sản gắn trên đất
- Đối với đất bị ảnh hưởng đủ điều kiện bồi thường, hộ bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường
bằng 100% giá thay thế.

- Đối với đất bị ảnh hưởng không đủ điều kiện bồi thường, hộ bị ảnh hưởng sẽ nhận được
hỗ trợ bằng tiền mặt với số tiền ít nhất bằng 60% diện tích đất theo giá thay thế. Người bị ảnh
hưởng nặng và hộ dễ bị tổn thương sẽ được hỗ trợ phục hồi sinh kế.

3.3.3 Chính sách bồi thường đất nông nghiệp
a. Đối với đất BAH đủ điều kiện bồi thường
- Nếu hộ gia đình có đất bị thu hồi dưới 20% (dưới 10% đối với người dễ bị tổn thương)
diện tích đất và phần đất còn lại có giá trị về kinh tế, sẽ được bồi thường tiền mặt bằng 100% giá
thay thế cho diện tích đất bị thu hồi.
- Nếu hộ gia đình có diện tích đất bị thu hồi chiếm từ 20% (từ 10% đối với hộ dễ bị tổn
thương) diện tích đất trở lên, hoặc diện tích đất còn lại không đảm bảo hiệu quả kinh tế, thì được
bồi thường bằng tiền mặt cho diện tích bị mất bằng 100% giá thay thế và người BAH sẽ được
hưởng chương trình phục hồi thu nhập như cung cấp dịch vụ đào tạo nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc
làm hoặc nghề khác theo nguyện vọng của hộ BAH.

Trang 25


×