Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.45 KB, 2 trang )
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT THỰC HIỆN
ĐỐI VỚI BỘ MÔN ÂM NHẠC
TRONG NĂM HỌC 2010-2011
1. Đặc trưng cơ bản của việc dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:
- Chống mù nhạc. Dạy học lấy dạy làm trung tâm sang lấy học làm trung tâm.
- Đổi mới phương pháp dạy học là gạt bỏ PPDH truyền thống sang PPDH hiện
đại. ( riêng môn Âm nhạc cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại ). Phương
pháp dạy học không nhất thiết phải theo trình tự trong SGK, có thể đảo nội
dung trong bài.
- Việc dạy học không nhất thiết phải theo SGK mà cần áp dụng theo chuẩn kỹ
năng, kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý cho HS tự tạo nhạc cụ đơn
giản bổ trợ cho việc học nhạc.
- Không luyện thanh, chỉ luyện cao độ (tùy vào khả năng của học sinh ). Không
nhất thiết phải theo quy trình dạy hát (cần mềm dẻo, phù hợp với từng bài hát )
- Cách giới thiệu dẫn dắt vào bài mới không rập khuôn, cần giới thiệu tự nhiên,
phù hợp với tính chất âm nhạc của từng bài hát, gây sự chú ý, lôi cuốn học sinh
khi học bài hát. Tiêu chí đánh giá kết quả học sinh bằng hình thức cho điểm,
không xếp loại.( hạn chế cho điểm 1 )
2. Lỗi cần tránh khi dạy hát:
- Dạy sai kiến thức, giáo viên dạy học sinh không đúng nhạc và lời của bài hát.
Giáo viên không thuộc bài hát.
- Dạy hát theo lối truyền khẩu, GV chỉ hoàn toàn sử dụng giọng hát, không sử
dụng nhạc cụ. Xác định giọng không phù hợp, làm HS phải hát ở giọng quá
cao hoặc quá thấp, GV liên tục đổi giọng.
- Xác định không đúng trong tâm, trình bày lan man về tác giả, tác phẩm. Không
sửa sai, không yêu cầu HS thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Chưa hoàn thành mục tiêu tiết học mà đã chuyển sang các hoạt động khác.
Giáo viên không làm chủ được thời gian, dạy thừa hoặc thiếu nhiều thời gian.
Tổ chức và ôn tập bài hát sơ sài, không hiệu quả.
3. Quy trình dạy hát.
- Giới thiệu bài hát.