Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

TÀI LIỆU Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 64 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TÀI LIỆU
Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh
động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
xâm nhiễm vào Việt Nam

Hà Nội, ngày 14/9/2018


CHƯƠNG TRÌNH
Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu
Đông và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Thời gian

Nội dung

08h00 - 08h30 Đăng ký đại biểu
08h30 - 08h35

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại
biểu

08h35 - 08h40 Khai mạc Hội nghị

Đơn vị thực hiện
Cục Thú y
Cục Thú y/Văn phòng Bộ
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp
và PTNT



Phát triển chăn nuôi và công tác
Đại diện Bộ Nông nghiệp
08h40 - 09h05 phòng chống dịch bệnh vụ Thu
và PTNT
Đông 2018-2019
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Tình
09h05 - 09h25 hình và kinh nghiệm phòng, Đại diện FAO tại Việt Nam
chống dịch bệnh trên thế giới
Phó Thủ tướng Chính phủ
09h25 - 09h50 Thảo luận
và Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT
09h50 - 10h10 Nghỉ giải lao
Lãnh đạo UBND các tỉnh,
10h10 - 11h00 Ý kiến của các địa phương
các Sở, ngành, Hiệp hội,
doanh nghiệp liên quan
Đại diện các Bộ, ngành
11h00 - 11h30 Ý kiến của các Bộ, ngành
tham dự
Phát biểu kết luận và chỉ đạo thực Phó Thủ tướng Chính phủ
11h30 - 12h00
hiện
Trịnh Đình Dũng


MỤC LỤC
PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI............................... 1

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI................................................... 1
1. Bối cảnh của ngành chăn nuôi .................................................................. 1
2. Kết quả sản xuất của các loại vật nuôi chính ............................................ 2
II. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THỜI GIAN
TỚI .................................................................................................................... 8
1. Quan điểm phát triển ................................................................................. 8
2. Mục tiêu phát triển .................................................................................... 9
3. Định hướng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới .............................. 10
4. Các giải pháp chính ................................................................................. 10
PHẦN 2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM ........................ 17
I. BỆNH CÚM GIA CẦM .............................................................................. 17
1. Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 ....................... 17
2. Tình hình và nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm A/H7N9 ........................... 18
3. Chủ động giám sát, cảnh báo lưu hành vi rút Cúm gia cầm ................... 18
4. Nhận định tình hình dịch bệnh ................................................................ 18
II. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG............................................................... 19
1. Tình hình dịch bệnh ................................................................................ 19
2. Nhận định tình hình dịch bệnh ................................................................ 19
III. BỆNH TAI XANH TRÊN LỢN ............................................................... 19
1. Tình hình dịch bệnh ................................................................................ 19
2. Nhận định tình hình dịch bệnh ................................................................ 19
IV. BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT VÀ Ở NGƯỜI ............................................. 20
1. Tình hình bệnh Dại ở động vật ............................................................... 20
2. Tình hình bệnh Dại ở người .................................................................... 20
3. Nhận định tình hình dịch bệnh ................................................................ 20
V. BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ........................................................... 20
i


1. Tóm tắt một số đặc điểm chính của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ............. 20

2. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới ................................. 21
3. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc ............................ 21
4. Kinh nghiệm phòng, chống bệnh Dịch tả Châu Phi trên thế giới và tại
Trung Quốc ................................................................................................. 22
5. Các biện pháp phòng bệnh đã thực hiện tại Việt Nam ........................... 24
V. TÓM TẮT KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
ĐỘNG VẬT .................................................................................................... 26
1. Các hoạt động chỉ đạo, điều hành ........................................................... 26
2. Công tác chủ động phòng dịch bệnh ....................................................... 27
3. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật .................. 27
4. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc
xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật .................................................. 28
5. Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật ....... 28
VI. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT ............................................................................. 29
1. Thuận lợi ................................................................................................. 29
2. Khó khăn ................................................................................................. 29
VII. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VỤ THU ĐÔNG NĂM
2018 - 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO ...................................................... 30
1. Mục tiêu................................................................................................... 30
2. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ................................. 30
3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn
Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam............................................................ 31
4. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu động vật, sản phẩm
động vật ....................................................................................................... 34
PHẦN 3: CÁC PHỤ LỤC................................................................................. 35
Phụ lục 1: Giá lợn hơi của Việt Nam so với Thái Lan và Trung Quốc .......... 35
Phụ lục 2: Số lượng chuỗi liên kết theo vùng chăn nuôi ................................ 35
Phụ lục 3: Nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ ............................. 36
ii



Phụ lục 4: Nội dung Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ......................... 40
Phụ lục 5: Công văn số 2053/TY-DT ngày 30/8/2018 của Cục Thú y........... 43
Phụ lục 6: Công văn số 2615/TY-DT ngày 07/9/2018 của Cục Thú y........... 46
Phụ lục 7: Năng lực xét nghiệm bệnh Dịch tả Châu Phi của các phòng thí
nghiệm thuộc Cục Thú y ................................................................................. 50

iii


PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI
I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI
1. Bối cảnh của ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh có nhiều thuận
lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, trở ngại:
a) Thuận lợi
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) lĩnh vực
chăn nuôi đang hướng tới những năm 2020 như một cuộc cách mạng về thực
phẩm trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường, gia tăng
dân số và y tế cộng đồng... Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa/người ngày càng tăng
nhanh ở các nước đang phát triển; sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển
dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang
các nước châu Á Thái Bình Dương. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và
tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất, sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực
này có ảnh hưởng quyết định đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu.
Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới nhất là các nước Châu Á
Thái Bình Dương được dự báo sẽ không ngừng tăng trưởng, hợp tác và trao đổi
quốc tế về chăn nuôi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

ngày càng sâu rộng. Việt Nam đã có sự trao đổi về khoa học, công nghệ, vật tư
và sản phẩm chăn nuôi với hầu hết các nước phát triển trên thế giới.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã và đang là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành chăn nuôi được xác định là ngành
kinh tế trọng điểm, còn không gian và dư địa lớn trong nông nghiệp cần tập
trung đầu tư phát triển. Nhiều chính sách của nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi
đã được Chính phủ và các địa phương ban hành đang phát huy hiệu quả thúc đẩy
sản xuất chăn nuôi, như: Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020; Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và Quyết định
1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông
nghiệp giai đoạn 2017-2020; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018
(thay thế Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013) về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số
50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020….
Môi trường và những chính sách trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy
ngành chăn nuôi nước ta phát triển và hội nhập sâu rộng với chăn nuôi trong khu
vực và trên thế giới. Sản xuất chăn nuôi trong nước đã tạo ra khối lượng lớn sản
phẩm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và


một phần cho xuất khẩu; bước đầu đã hình thành nền tảng cho phát triển công
nghiệp ngành chăn nuôi, như công nghiệp chế biến TACN, chế biến sữa, công
nghiệp chuồng trại và chọn tạo giống; tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi
thời gian qua luôn ở mức cao, trung bình từ 5-6%/năm, góp phần duy trì mức
tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp. Tính từ năm 2005 đến nay sản lượng
thịt các loại tăng trên 3 lần (từ 1,6 triệu tấn lên 5,3 triệu tấn), trứng tăng 3,9 lần
(từ 3,0 tỷ quả lên 11,8 tỷ quả), sữa tươi tăng 18,6 lần (từ 51,5 ngàn tấn lên 960

ngàn tấn), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 4,8 lần (từ 4,3 triệu tấn lên
21,0 triệu tấn) trở thành nước đứng vị trí số 01 trong các nước ASEAN về công
nghiệp chế biến TACN…
b) Khó khăn
Việt Nam đã gia nhập các hiệp định tự do thương mại khu vực và thế
giới như WTO, AFTA, FTA… nên sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước sẽ
phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán chiếm tỷ lệ cao; năng suất chăn nuôi
thấp, giá thành sản phẩm cao; kiểm soát dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh
nguy hiểm; an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; giết mổ, chế biến và kết nối
thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn tồn tại nhiều bất cập.
Tổ chức quản lý ngành và nguồn lực đầu tư cho chăn nuôi chưa tương
xứng với yêu cầu thực tiễn sản xuất và đòi hỏi phát triển, hội nhập.
2. Kết quả sản xuất của các loại vật nuôi chính
a) Chăn nuôi lợn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn của cả nước năm 2016
là 29,1 triệu con, tăng 4,8 % so cùng kỳ năm 2015, tổng số lợn thịt xuất chuồng
đạt 51,1 triệu con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 3,7 triệu tấn tăng
0,7% so với năm 2015. Năm 2017, tổng đàn lợn của cả nước là 27,4 triệu con,
giảm 5,7 % và tổng số lợn thịt xuất chuồng đạt 49,1 triệu con, giảm 4,1% so với
cùng kỳ năm 2016, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 3,74 triệu tấn tăng
1,9% so với năm 2016. Tại thời điểm 01/4/2018, tổng đàn lợn giảm khoảng
6,2%, đến tháng 6/2018 tổng đàn lợn giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm
2017; tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Quý I/2018 đạt khoảng 1.026
nghìn tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ; quý II/2018, sản lượng đạt khoảng 830
nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ 2017.
Năm 2017, chăn nuôi lợn Việt Nam đứng thứ 7 thế giới (sau Trung Quốc,
Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga) về số lượng đầu con xuất chuồng và
đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt, nằm trong nhóm 10 nước có chăn nuôi lợn
lớn nhất thế giới (Nguồn USDA Foreign Agriculture Service).

* Quy mô và sản lượng thịt lợn qua các năm theo vùng chăn nuôi

2


Bảng 1: Tổng đàn lợn, sản lượng thịt xuất chuồng năm 2017.
Vùng chăn nuôi

Tổng đàn lợn
(con)

Số lợn thịt xuất
chuồng (con)

SL thịt hơi xuất
chuồng (tấn)

ĐBSH

7.085.530

14.349.480

1.170.654

TD & MNPB

6.786.781

9.136.975


585.500

BTB & DHMT

4.977.998

9.592.523

671.963

Tây Nguyên

1.806.214

3.334.263

213.234

ĐNB

3.245.356

6.208.402

508.920

ĐBSCL

3.504.860


6.410.609

583.078

Cả nước

27.406.739

49.032.253

3.733.349

Đồng bằng sông Hồng và Trung du Miền núi phía Bắc là 2 khu vực có tổng
đàn lợn lớn nhất, chiếm 50,6% tổng đàn lợn chăn nuôi trên cả nước. Tuy nhiên,
năm 2017, tất cả các khu vực đều có xu hướng giảm đàn so với năm 2016, mức
giảm mạnh nhất phải kể đến là khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung
bộ, với mức giảm lần lượt là 8,2% và 8,1%; các tỉnh khu vực Đông Nam bộ có tỷ
lệ giảm là 3,4%; tổng đàn lợn quý I/2018 của cả nước giảm khoảng 6,2% so với
cùng thời điểm năm 2017
* Xuất, nhập khẩu
Năm 2017, cả nước nhập khẩu 2.027 con lợn giống cụ kỵ, ông bà, giảm
73,3% so với năm 2016 (9.521 con). Các giống lợn được nhập khẩu chủ yếu là
các giống thuần Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain, trong đó về số lượng
giống Yorkshire chiếm 39,1%, Landrace chiếm 34,1 %, Duroc chiếm 22% và
Pietrain chiếm 4,8% (Nguồn Tổng cục Hải quan).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu một số sản phẩm thịt lợn, chủ yếu
là chân giò, xương sụn, thịt ức, thịt vai, sườn đông lạnh, ba chỉ, mỡ và nội tạng.
Năm 2017 nhập khẩu 6.332 tấn (tương đương 90.457 con lợn thịt) giảm 84,5%
so với năm 2016 và chiếm tỷ lệ 0,23% so với tổng sản lượng thịt lợn sản xuất

trong nước năm 2017.
Thịt lợn xuất khẩu (chủ yếu là lợn sữa và lợn choai) đông lạnh tăng đều
qua các năm. Năm 2016, cả nước xuất khẩu 12.727 tấn thịt lợn sữa, lợn choai
đông lạnh; năm 2017, cả nước xuất khẩu 16.986 tấn thịt lợn sữa và lợn choai
đông lạnh, trong đó lợn sữa chiếm 70%, lợn choai chiếm 30%; trong 06 tháng
đầu năm 2018 sản lượng thịt lợn sữa, choai đông lạnh xuất khẩu đạt 4.952 tấn;
và lần đầu tiên vào tháng 6/2018 Việt Nam đã xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang
Myanma bằng con đường chính ngạch.
Ngoài ra, Việt Nam còn xuất tiểu ngạch một lượng đáng kể lợn sống sang
thị trường Trung Quốc, Campuchia. Tuy nhiên, từ Quý 4/2016 lợn xuất khẩu
sang Trung Quốc giảm dần và giảm nhanh trong các tháng đầu năm 2017, đến
thời điểm hiện nay không còn xuất khẩu mặt hàng này.
3


* Phương thức chăn nuôi
- Chăn nuôi trang trại
Số lượng trang trại chăn nuôi lợn hiện nay là 11.737 trang trại, với tổng đàn
là 16,6 triệu con chiếm tỷ lệ 51,9% tổng đàn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
từ các trang trại này chiếm gần 56,7% sản lượng thịt lợn hơi của cả nước.
Sự phân bố trang trại theo các vùng chăn nuôi là không đồng đều, mật độ
trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất được tập trung vào vùng Đồng bằng Sông Hồng
và Đông Nam bộ, vùng Trung du Miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long,
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và thấp nhất là vùng Tây Nguyên.
- Chăn nuôi nông hộ
Năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu hộ chăn nuôi lợn, đến năm
2016 số lượng hộ chăn nuôi lợn của cả nước giảm xuống còn 3,4 triệu hộ và sau
đợt khủng hoảng về giá thịt lợn năm 2017 thì hiện nay sô hộ chăn nuôi lợn đã
giảm đi nhiều, ước tỉnh chỉ còn khoảng 2,5 triệu hộ (nguồn Tổng điều tra nông
nghiệp và nông thôn – Tổng cục Thống kê).

- Chăn nuôi lợn gia công
Chăn nuôi theo trang trại gia công có xu hướng tăng trong những năm gần
đây, cụ thể: Năm 2016, cả nước có 2.688 trang trại chăn nuôi lợn gia công,
chiếm tỷ lệ 22,9% tổng số trang trại chăn nuôi lợn với tổng đầu con là 2,9 triệu
con chiếm tỷ lệ 9,1% tổng đàn lợn của cả nước; năm 2017, cả nước có 2.982
trang trại chăn nuôi lợn gia công (tăng 10,9% so với năm 2016), chiếm tỷ lệ 29,3
% tổng số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con là 3,9 triệu con
chiếm tỷ lệ 13,2% tổng đàn lợn của cả nước; Quý I/2018 cả nước có 3.010 trang
trại chăn nuôi lợn gia công (tăng 0,9% so với năm 2017), chiếm tỷ lệ 30,8 %
tổng số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con là 4,3 triệu con
chiếm tỷ lệ 15,2% tổng đàn lợn của cả nước.
Hộ chăn nuôi lợn gia công còn chiếm tỷ lệ thấp do không đáp ứng đủ các
điều kiện theo yêu cầu của các doanh nghiệp, cụ thể: năm 2017 có khoảng 216 hộ
chăn nuôi lợn gia công (tăng 3,5% so với năm 2016) với tổng đầu con là 186,4
ngàn con; Quý I/2018 cả nước có 219 hộ chăn nuôi lợn gia công (tăng 3,2% so với
năm 2017) với tổng đầu con là 192,5 ngàn con.
- Liên kết chăn nuôi
Chăn nuôi lợn theo mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với trang
trại, HTX, tổ hợp tác có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, cụ thể:
năm 2017 cả nước có 973 chuỗi (tăng 30,6% so với năm 2016) với tổng đầu con
là 1.181.409 con chiếm tỷ lệ 3,9% tổng đàn lợn của cả nước; Quý I/2018 số
lượng chuỗi liên kết là 1.105 chuỗi (tăng 13,6% so với năm 2017) với tổng đầu
con là 1.237.272 con chiếm tỷ lệ 4,3%.
Xu hướng hiện nay đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói
riêng là thực hành chăn nuôi theo chuỗi liên kết để đảm bảo chia sẻ trách nhiệm,
4


lợi ích giữa các bên, tránh rủi ro, giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và
cân đối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi.

b) Chăn nuôi gia cầm
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2017, tổng đàn gia cầm cả nước
là 385,46 triệu con, trong đó đàn gà chiếm 76,59%, đàn vịt chiếm 19,44%, đàn
ngan và ngỗng tương ứng chiếm 3,76% và 0,21%. Trong giai đoạn từ năm 2015
đến tháng 4/2018, tổng đàn, sản lượng thịt xuất chuồng và sản lượng trứng gia
cầm cả nước đều tăng cao; sản lượng trứng gia cầm năm 2017 đạt 10,63 tỷ quả,
tăng 1,2 tỷ so với năm 2016, trong đó trứng gà chiếm 58,37%; trứng vịt chiếm
40,57%
* Quy mô và sản lượng thịt gia cầm qua các năm
Số lượng đầu con gia cầm được phân bố cụ thể theo các vùng sinh thái:
vùng Đồng bằng Sông Hồng có đàn gia cầm lớn nhất chiếm 25,72%, Trung du
và Miền núi phía Bắc chiếm 20,88%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
chiếm 20,57%; Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 17,15%; Đông Nam bộ chiếm
10,85% và thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 4,84%.
Bảng 2: Số lượng đầu con gia cầm theo các vùng sinh thái.
Loài gia
cầm

ĐB
Sông
Hồng

Tây
Nguyên

Đông
Nam
Bộ

ĐB sông

Cửu
Long

Cả nước



74.731

68.799

58.219

16.003

39.122

38.335

295.209

Vịt

20.170

8.133

17.239

1.826


2.293

25.288

74.948

Ngan

4.080

3.397

3.679

761

388

2.193

14.498

Ngỗng

141

143

157


50

33

278

801

Tổng

99.122

80.472

79.294

18.639

41.835

66.094

385.457

25,72

20,88

20,57


17,15

10,85

4,84

100

Tỷ lệ
(%)

Miền núi
Bắc
và Trung Trung Bộ
du
& DHMT

Năm 2017, vùng có sản lượng trứng gia cầm cao nhất là Đồng bằng Sông
Hồng chiếm 30,4% tổng sản lượng trứng gia cầm của cả nước, Đồng bằng Sông
Cửu Long chiếm 17,55%, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm
17,69%, Trung du và Miền núi phía Bắc chiếm 15,57%, Đông Nam bộ chiếm
14,18% và thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 4,60%.
* Xuất, nhập khẩu
Tháng 8 năm 2017 lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu lô thịt gà qua chế
biến sang Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng và an toàn thực
phẩm. Tính đến hết tháng 7 năm 2018, số lượng thịt gà chế biến xuất sang Nhật
Bản là 708.494 kg, bình quân gần 60 tấn/ tháng và số lượng xuất đi tăng dần
5



theo từng tháng. Tuy về số lượng và giá trị kinh tế không lớn nhưng đây là dấu
mốc quan trọng khẳng định được thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi Việt
Nam.
Trứng vịt muối, trứng cút cũng đang được xuất khẩu sang Singapore, Úc,
Nhật Bản và một số thị trường khác. Năm 2016 xuất khẩu trứng vịt muối 13,28
triệu quả; năm 2017 xuất khẩu tăng nhẹ so với năm 2016 và đạt 14,57 triệu quả.
Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 2,4 triệu con gia cầm giống; thịt gia cầm
86 nghìn tấn giảm 29,5% so với năm 2016.
* Phương thức chăn nuôi
Hiện nay, có 2 phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi trang
trại và chăn nuôi nông hộ. Trong đó, chăn nuôi trang trại đang có xu hướng phát
triển nhanh.
- Chăn nuôi trang trại:
Cả nước có 10.838 trang trại chăn nuôi gia cầm, chiếm 51,2% tổng số
trang trại chăn nuôi trên cả nước. Trong đó có 8.470 trang trại chăn nuôi gà
(chiếm khoảng 30% tổng đàn), cung cấp 45,8% sản lượng thịt và 39,0% sản
lượng trứng; 2.368 trang trại chăn nuôi thủy cầm, cung cấp khoảng 14,1% sản
lượng thịt và 17,8% sản lượng trứng của cả nước.
Trang trại chăn nuôi gà phát triển mạnh tại vùng Đông Nam bộ và vùng
Đồng bằng Sông Hồng; trang trại chăn nuôi thủy cầm phát triển mạnh tại vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ.
- Chăn nuôi nông hộ:
Chăn nuôi gia cầm nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về số đầu con và sản
lượng thịt, trứng (chăn nuôi gà trong nông hộ chiếm khoảng 70% về đầu con và
60% về sản lượng).
Tỷ lệ chăn nuôi gia cầm nông hộ có sự khác nhau giữa các vùng sinh thái:
vùng Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung 28,5%; vùng Đồng bằng Sông
Hồng chiếm 22,7%; Trung du và Miền núi phía Bắc 21,9%; vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long 15,0%; Đông Nam Bộ 6,7% và Tây Nguyên 5,1%.

* Chăn nuôi gia cầm gia công
Trong những năm qua, các trang trại chăn nuôi đã liên kết nhằm hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình sản xuất như: hỗ trợ vốn sản xuất; mua vật tư đầu vào khối
lượng lớn và giá rẻ; gắn sản xuất chăn nuôi với giết mổ, chế biến và tiêu thụ
hình thành chuỗi sản phẩm... điều này đã góp phần giảm giá thành sản xuất, tăng
hiệu quả chăn nuôi.
Chăn nuôi gia công với hình thức liên kết với doanh nghiệp cung ứng con
giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm; người chăn
nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu cầu kỹ thuật của
doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết. Doanh
nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi gia công như: Công ty CP Việt
6


Nam, Công ty Japfa Comfeed, Công ty Emivest, Công ty TNHH MTV Bình
Minh… Hình thức liên kết này được triển khai ở một số địa phương như: Hà
Nội, Yên Bái, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế,
Trà Vinh, Đồng Nai, Sóc Trăng…Liên kết chăn nuôi theo hình thức nuôi gia
công cũng đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển tại các địa phương trong
thời gian qua.
c) Chăn nuôi trâu
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn trâu cả nước tại thời điểm
01/10/2017 là 2.491,66 nghìn con, giảm 1,1% cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn từ
2013-2017, đàn trâu của cả nước có xu hướng giảm nhẹ, tốc độ bình quân giảm
0,76%/năm.
Chăn nuôi trâu tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là Trung du và Miền núi
phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, cụ thể: Trung du và Miền núi
phía Bắc có 1.403,67 nghìn con, chiếm 56,33%; Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung có 808,23 nghìn con, chiếm 32,44%; Đồng bằng sông Hồng có
125,00 nghìn con, chiếm 5,02%; các vùng còn lại số lượng không đáng kể.

Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2017 là 87,96 nghìn tấn, tăng 1,53%
so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng thịt trâu sản xuất trong cả nước chiếm
1,8% tổng sản lượng thịt hơi các loại. Vùng có sản lượng thịt trâu xuất chuồng
đạt cao nhất là Trung du và Miền núi phía Bắc 35,91 nghìn tấn, chiếm 40,82%,
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 34,93 nghìn tấn, chiếm 39,71%, Đồng
bằng sông Hồng 7,09 nghìn tấn, chiếm 8,06%, các vùng khác chiếm số lượng
không đáng kể.
Các tỉnh có sản lượng thịt trâu cung cấp cho thị trường cao nhất cả nước lần
lượt là Thanh Hóa 14.108 tấn, Nghệ An 8.430 tấn, Sơn La 4.520 tấn, Tuyên
Quang 4.051 tấn, Hà Tĩnh 4.029 tấn, Phú Thọ 4.008 tấn, Thái Nguyên 3.382 tấn,
Bắc Kạn 3.105 tấn, Bắc Giang 2.455 tấn, Lạng Sơn 2.389 tấn. Lượng thịt trâu sản
xuất tại 10 tỉnh này chiếm 57,39% tổng lượng thịt trâu sản xuất trong cả nước.
d) Chăn nuôi bò
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn bò của cả nước tại thời điểm
01/10/2017 là 5,65 triệu con, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó,
đàn bò sữa là 301,65 nghìn con, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn
2013-2017 đàn bò thịt hầu như ít có biến động nhưng đàn bò sữa thì vẫn tăng
cao, trung bình là 13,0 %/năm.
Phân bố đàn bò nhiều nhất là khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải miền
Trung 2.303,16 nghìn con, chiếm 40,73%; tiếp theo là Trung du và Miền núi
phía Bắc 990,14 nghìn con, chiếm 17,51%; Tây Nguyên 754,68 nghìn con,
chiếm 13,35%; Đồng bằng sông Cửu Long 726,79 nghìn con, chiếm 12,85%;
Đồng bằng sông Hồng 490,67 nghìn con, chiếm 8,68% và thấp nhất là Đông
Nam bộ 389,46 nghìn con, chiếm 6,89%.

7


Sản lượng thịt bò xuất chuồng năm 2017 là 321,67 nghìn tấn, sản lượng
sữa tươi là 881,26 nghìn tấn, tăng lần lượt 4,23% và 10,83% so với cùng kỳ năm

2016. Giai đoạn 2013-2017 sản lượng thịt bò và sữa bò liên tục tăng, tốc độ tăng
trưởng thịt đạt 3,04% và sản lượng sữa tăng trưởng đạt 18,20%.
Vùng có sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt cao nhất là Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung 136,55 nghìn tấn, chiếm 42,45%, Đồng bằng sông Cửu
Long 52,30 nghìn tấn, chiếm 16,26%, Tây Nguyên 40,44 nghìn tấn, chiếm 12,57%,
Đồng bằng sông Hồng 34,71 nghìn tấn, chiếm 10,79%, Trung du và Miền núi phía
Bắc 31,62 nghìn tấn, chiếm 9,83%, Đông Nam bộ 26,03 nghìn tấn, chiếm 8,09%.
10 tỉnh có sản lượng sữa bò nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh 285.545 tấn,
Nghệ An 225.969 tấn, Sơn La 81.800 tấn, Lâm Đồng 75.485 tấn, Hà Nội 40.186
tấn, Long An 28.565 tấn, Tây Ninh 22.732 tấn, Sóc Trăng 17.323 tấn, Vĩnh
Phúc 16.939 tấn. Sản lượng sữa bò sản xuất tại các tỉnh này chiếm 90,56% tổng
sản lượng sữa sản xuất của cả nước.
đ) Chăn nuôi dê
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn dê của cả nước tại thời điểm
01/10/2017 là 2,56 triệu con, tăng 26,49% cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn 20132017, đàn dê của cả nước liên tục tăng cao, trung bình 17,8%/năm.
Vùng có số lượng dê nhiều nhất là Trung du và Miền núi phía Bắc 945,30
nghìn con, chiếm 36,98%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 623,50 nghìn
con, chiếm 24,39%; Đồng bằng sông Cửu Long 402,08 nghìn con, chiếm 15,73%;
Tây Nguyên 327,72 nghìn con, chiếm 12,82% và ít nhất là Đồng bằng sông Hồng
104,60 nghìn con, chiếm 4,09%.
Sản lượng thịt dê sản xuất hàng năm tăng trưởng mạnh, sản lượng thịt dê
xuất chuồng năm 2017 là 26,26 nghìn tấn, tăng 24,20% so với cùng kỳ năm
2016. Giai đoạn 2013-2017 sản lượng thịt dê xuất chuồng hàng năm đều tăng
cao, tăng bình 11,62%/năm.
Các tỉnh có sản lượng thịt dê cung cấp lớn cho thị trường năm 2017, bao
gồm: Thanh Hóa 3.205 tấn, Đồng Nai 2.578 tấn, Bến Tre 2.020 tấn, Nghệ An
1.675 tấn, Hà Giang 1.673 tấn, Tiền Giang 1.500 tấn, Ninh Thuận 1.405 tấn,
Sơn La 897 tấn, Bình Phước 811 tấn, Bà Rịa - Vũng Tàu 789 tấn.
II. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THỜI
GIAN TỚI

1. Quan điểm phát triển
- Ngành chăn nuôi là ngành sản xuất hàng hoá lớn và quan trọng trong
nông nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu an ninh dinh dưỡng cho xã hội vừa tạo việc
làm, tăng thu nhập cho nông dân.
- Phát triển ngành chăn nuôi hiện đại, hiệu quả và bền vững theo hướng
công nghiệp hóa khu vực chăn nuôi trang trại và chuyên nghiệp hóa chăn nuôi
nông hộ. Song song với phương thức chăn nuôi công nghiệp, phát triển phương
thức chăn nuôi hữu cơ gắn với chăn nuôi truyền thống.
8


- Xã hội hóa đầu tư phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế, trong đó nhà nước xây dựng cơ chế chính sách khuyên khích
phát triển, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham
gia đầu tư phát triển.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
- Đến năm 2025 phần lớn các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa đều được sản
xuất theo mô hình trang trại và trong các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp với chất
lượng tốt, độ an toàn cao và giá thành thấp nhất so với các nước trong khu vực.
- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2030 đạt trên 40%, trong
đó, năm 2020 đạt khoảng 35 % và năm 2025 đạt khoảng 38%.
- Kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; kiểm
soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm, nhất là vấn đề vi sinh vật, lạm dụng kháng
sinh, hóa chất trong chăn nuôi.
- Kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường cho vật
nuôi, con người và cung ứng nguồn hữu cơ sạch làm phân bón cho cây trồng.
b) Chỉ tiêu cụ thể
- Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2018-2020 đạt trung bình 4-5%
năm; giai đoạn 2021-2025 đạt trung bình 3-4 % năm và giai đoạn 2026-2030 đạt

trung bình 2-3% năm.
- Sản lượng thịt móc hàm các loại: đến năm 2020 đạt khoảng 4.400 ngàn
tấn, trong đó: thịt lợn chiếm khoảng 67%, thịt gia cầm chiếm khoảng 27%, thịt
bò chiếm khoảng 3%; đến năm 2025 đạt khoảng 5.300 ngàn tấn, trong đó: thịt
lợn khoảng 63%, thịt gia cầm khoảng 30%, thịt bò khoảng 5%; đến năm 2030
đạt khoảng 6.100 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn khoảng 60%, thịt gia cầm khoảng
32%, thịt bò khoảng 8%. Trong đó xuất khẩu từ 20-30% sản lượng thịt lợn, 1520% thịt và trứng gia cầm.
- Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2020 đạt khoảng khoảng 13 tỷ quả và
khoảng 1 triệu tấn; đến năm 2025: khoảng 15 tỷ quả và khoảng 1,8 triệu tấn; đến
năm 2030: khoảng 17 tỷ quả và khoảng 2,6 triệu tấn.
- Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2020 đạt khoảng 46 kg
thịt xẻ, khoảng 120 quả trứng, khoảng 10,5 kg sữa; đến năm 2025 đạt khoảng 53
kg thịt xẻ, khoảng 145 quả trứng, khoảng 18 kg sữa và đến năm 2030 đạt
khoảng 59 kg thịt xẻ, khoảng 160 quả trứng, khoảng 25 kg sữa.
- Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt
tương ứng theo các mốc thời gian: đến năm 2020 khoảng 50 % và 20 %, đến
năm 2025 khoảng 70% và 50 %, đến năm 2030 khoảng 90% và 70%.
- Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt
sản xuất ra hàng năm tương ứng theo các mốc thời gian: đến năm 2020 khoảng
15%, đến năm 2025 khoảng 30%, đến năm 2030 khoảng 50%.
9


3. Định hướng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới
a) Chăn nuôi lợn
Song song với phát triển đàn lợn ngoại theo hướng trang trại công nghiệp,
cần mở rộng nhanh quy mô đàn lợn nuôi theo hướng kết hợp giữa chăn nuôi hữu
cơ với chăn nuôi truyền thống, sử dụng các giống lợn bản địa và giống lợn lai có
chất lượng cao.
Tổng đàn lợn ổn định ở quy mô đầu con có mặt thường xuyên khoảng 30

triệu con, trong đó đàn lợn nái biến động trong khoảng 2,5 triệu con, đàn lợn
ngoại nuôi trang trại, công nghiệp chiếm khoảng 70 %.
b) Chăn nuôi gia cầm
- Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công
nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát.
- Tổng đàn gà tăng bình quân trên 3%/năm, số đầu con có mặt thường xuyên
khoảng 400 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 50%.
- Tổng đàn thủy cầm ổn định khoảng 100 triệu con có mặt thường xuyên,
trong đó đàn thủy cầm nuôi công nghiệp chiếm khoảng 50%.
c) Đàn bò sữa đạt quy mô khoảng 800.000 con, trong đó khoảng 50%
nuôi tập trung và 50% nuôi trong các nông hộ.
d) Đàn bò thịt ổn định ở quy mô khoảng 6 triệu con, trong đó trên 90% là
đàn bò lai.
đ) Đàn trâu ổn định ở quy mô khoảng 3 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu
ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và nuôi trong các nông hộ ở các
tỉnh đồng bằng sông Hông và đồng bằng sông Cửu Long.
e) Thức ăn chăn nuôi
Ổn định ở quy mô công suất thiết kế các nhà máy khoảng 40 triệu tấn, sản
lượng thực tế khoảng 32 triệu tấn, trong đó thức ăn chăn nuôi theo phương thức
chăn nuôi công nghiệp khoảng 70% còn lại là thức ăn hữu cơ và các loại thức ăn
truyền thống.
- Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi, nhất là các chế phẩm sinh học và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng
các nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp, như: bã, men bia, bã dứa, bã sắn, tiết và
phụ phẩm lò mổ, vỏ đầu tôm, đầu xương và mỡ cá tra...
- Chuyển phần lớn diện tích đất bãi và một phần diện tích đất ruộng sang
thâm canh trồng cỏ và các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các
giống năng suất cao, giàu dinh dưỡng. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu
này khoảng 400 ngàn ha.
4. Các giải pháp chính

a) Định hướng sản phẩm
10


- Điều chỉnh định hướng phát triển sản phẩm chăn nuôi gắn với tiềm
năng, lợi thế so sánh và thích ứng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu. Trong đó cần chỉ ra được các nhóm sản phẩm quốc gia, sản phẩm đặc
trưng của từng địa phương; chỉ ra được các vùng khuyên khích chăn nuôi, hạn
chế chăn nuôi và cấm chăn nuôi.
- Sản phẩm chăn nuôi chủ lực quốc gia, bao gồm: lợn, gia cầm, bò sữa, bò
thịt.
+ Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều kiện
về đất đai, nguồn nước ngọt và môi trường sinh thái. Phần lớn các địa phương
trong nước đều có thể phát triển được chăn nuôi lợn, gia cầm. Tuy nhiên mật độ
chăn nuôi lợn, gia cầm hiện nay đang khá dầy ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng,
Đông Nam Bộ, những nơi này cần cân nhắc khi đầu tư mở rộng.
+ Chăn nuôi bò sữa: ngoài tập trung ở các vùng cao nguyên Lâm Đồng,
Mộc Châu, có thể mở rộng ra các địa phương có điều kiện về diện tích trổng cỏ,
cây thức ăn xanh, khả năng đầu tư và kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa.
+ Chăn nuôi bò thịt: tập trung ở Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả
năng đầu tư.
- Rà soát, điều chỉnh phát triển các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công
nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất
khẩu. Hạn chế mở mới và mở rộng quy mô các nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi công nghiệp tại khu vực các tỉnh tỉnh đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long.
- Tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo
hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, đảm bảo yêu
cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ với môi trường.

b) Khoa học và công nghệ
- Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng
kết hợp nghiên cứu cơ bản và đẩy mạnh các nghiên cứu chuyển giao; xã hội hoá
hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong chăn nuôi để mọi thành phần
kinh tế đều được tham gia đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ trong chăn
nuôi. Trong đó cần coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học
ứng dụng của các doanh nghiệp.
- Về giống vật nuôi: ngoài việc nghiên cứu nhập bổ sung các nguồn giống
cao sản, giống chất lượng của nước ngoài, cần tập trung phục tráng, nhân thuần
các giống bản địa có nguồn gen tốt cung cấp vật liệu di truyến để nhân giống, lai
tạo các công thức giống thương phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất của từng
phân khúc thị trường khác nhau cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể:
+ Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng
Zêbu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò

11


đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện
làm thụ tinh nhân tạo.
Chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, bò sữa cao sản và nhập nội bổ
sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong nước
để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao,
cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt. Nhập bổ sung tinh bò thịt cao sản, bò
sữa năng suất cao và một số bò đực cao sản để sản xuất tinh.
+ Bình tuyển chọn lọc đàn trâu, đàn dê, cừu trong sản xuất tạo đàn cái nền
và đực giống tốt cung cấp cho nhu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống
trong sản xuất, thực hiện tốt giải pháp đảo đực giống giữa các vùng nhằm tránh
tình trạng cận huyết và phát huy ưu thế lai.
+ Quản lý giống lợn, giống gia cầm theo mô hình tháp giống gắn với từng

vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Đảm bảo mỗi thương hiệu sản phẩm
đặc thù, được sản xuất từ một một tháp giống tương thích.
Chọn lọc, cải tiến, nhân thuần nâng cao năng suất, chất lượng các giống
lợn, gia cầm bản địa có nguồn gen quí; nhập nội bổ sung giống gốc các giống
lợn, gia cầm cao sản trong nước chưa có hoặc còn thiếu.
Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản
xuất, từng phân khúc thị trường đảm bảo có cơ số sản phẩm đủ lớn và đồng nhất
về chất lượng đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở, chất
lượng đực giống lợn, nhất thiết đực giống sử dụng trong các trạm sản xuất tinh
nhân tạo phải được kiểm tra năng suất mới được khai thác tinh thương phẩm.
Hàng năm các địa phương cần tổ chức đánh giá bình tuyển chất lượng đối với
đàn đực giống hoạt động dịch vụ gieo tinh trực tiếp trên địa bàn, nhằm loại thải
những đực giống kém chất lượng, không có lý lịch nguồn gốc giống rõ ràng.
+ Cải tiến, nâng cao chất lượng giống ong, tằm và giống dâu: hoàn thiện
hệ thống sản xuất và cung ứng giống ong, tằm; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn
giống quốc gia với một số giống ong, tằm chủ yếu. Thực hiện quản lý chặt chẽ
giống tằm theo 3 cấp từ Trung ương đến địa phương.
- Nghiên cứu sản xuất cây thức ăn thô xanh và chế biến, bảo quản các loại
phụ phẩm nông, công nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp (TMR) chăn nuôi, vỗ béo
gia súc ăn cỏ trong các trang trại và nông hộ, nhất là cung cấp đủ nguồn thức ăn
dự trữ vào mùa đông, mùa khô cho cho đàn gia súc ăn cỏ ở các tinh vùng cao.
- Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn
nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Khuyên khích phát triển việc áp dụng công nghệ sinh học trong chê biến các chế
phẩm sinh học phục vụ phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hữu cơ.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng
loại vật tư, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhất
thiết phải áp dụng quy trình sản xuất GMP, ISO, HACCP, VietGAP,
12



GlobalGAP… đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, các
cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi tập trung.
- Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi khép kín các khâu, đảm
bảo người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất được các sản
phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả, bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình
chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ và trang trại; đào tạo
nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý và nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật
cho người chăn nuôi.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá,
công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, thuôc thú y, chế phẩm xử lý cải
tạo môi trường, nhằm đưa nhanh giống mới, vật tư chăn nuôi, thú y có chất
lượng phục vụ kịp thời cho sản xuất.
c) Về tài chính và tín dụng
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi
trường cho các cơ sở giống, cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp sản
phẩm chăn nuôi nằm trong khu vực đã được quy hoạch.
+ Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong
sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó
khăn, vùng sâu, vùng xa.
+ Sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, công
nghệ sinh học; trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trước hết là hệ thống
thuỷ lợi và giống cho phát triển ngô, đậu tương và trồng cỏ.
+ Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm hội chợ, chợ đầu mối giới
thiệu, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ việc tổ chức hội chợ, triển lãm,
hội thi, đấu giá con giống và sản phẩm chăn nuôi.
+ Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển
giống vật nuôi, cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi theo

hướng công nghiệp, cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi áp dụng công
nghệ cao, công nghệ sinh học.
- Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân
vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi
và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất
tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến
công nghiệp trên địa bàn.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công
nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp được
hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành.
13


- Xây dựng chính sách bảo hiểm vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro
về thiên tai, dịch bệnh, thị trường... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ
một phần, nguời chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác.
- Nhằm thúc đẩy nhanh việc hình thành các chỗi liên kết trong chăn nuôi
và nâng cao hiệu quả hỗ trợ, cần hạn chế phương thức hỗ trợ trực tiếp cho người
chăn nuôi mà hỗ trợ thông qua doanh nghiệp, hợp tác xã để doanh nghiệp, hợp
tác xã đầu tư, hỗ trợ trở lại cho người chăn nuôi.
d) Về đất đai
- Chủ cơ sở giết mổ tập trung, bảo quản, chế biến công nghiệp sản phẩm
chăn nuôi và các chợ đầu mối, các cơ sở chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
giao đất, thuê đất với các chính sách ưu đãi nhất theo quy định của pháp luật về
đất đai.
- Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp trong vùng quy
hoạch phát triển chăn nuôi được ưu tiên giao đất, thuê đất với khung giá thấp và

thời gian lâu dài.
đ) Về thương mại
- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các chuỗi liên
kết. Các địa phương, các trung tâm mua bán, siêu thị, chợ đầu mối ưu tiên tạo
điều kiện thuận lợi để các sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, gắn với các chuỗi
liên kết được giới thiệu và tiêu thụ.
- Các chương trình bình ổn, hỗ trợ xúc tiên thương mại ưu tiên giới thiệu,
tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, gắn với các chuỗi liên kết, nhất
là các chuỗi liên kết có nhiều người chăn nuôi tham gia.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chợ đầu mối (cả
trên môi trường mạng) nhằm giới thiệu quảng bá, đấu giá giống vật nuôi và các
sản phẩm chăn nuôi, trước tiên là đối với mặt hàng lợn thịt.
- Mở rộng chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm chăn nuôi với các
thị trường tiềm năng; phát triển mạnh hoạt động hội chợ, triển lãm quốc tế tại
Việt Nam về ngành chăn nuôi, trong đó tổ chức có hiệu quả hơn các hoạt động
triển lãm Vietstock và Vietnam Index.
e) Nâng cao chất lượng hạ giá thành thức ăn chăn nuôi
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng
việc phối hợp hợp lý trong khẩu phần và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu
trong sản xuât, nhập khẩu và bảo quản, vì chất lượng nhiều nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi rất rễ biến đổi trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh việc áp dụng
công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các loại hóa chất, chế
phẩm sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thay thế nguồn nguyên liệu
nhập khẩu.
14


- Nhà nước cùng doanh nghiệp khẩn trương đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ
tầng cảng biển, kho bãi chuyên dùng phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu

và thức ăn chăn nuôi.
- Khuyến khích phát triển mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi
hữu cơ bằng công nghệ và thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loại
hình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã.
- Thâm canh trồng cỏ, ngô dầy, lúa chín xáp… kết hợp công nghệ chế
biến thức ăn thô xanh hỗn hợp (TMR) để chăn nuôi và vỗ béo các loại gia súc ăn
cỏ.
g) Phòng chống dịch bệnh
- Triển khai tốt công tác dịch tễ và đẩy nhanh tiến độ triển khai các
chương trình kiểm soát, khống chế một số bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi như:
bệnh cúm gia cầm, bệnh LMLM, dịch tả…
- Kết hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và người chăn nuôi triển khai
khẩn trương và hiệu quả công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch phục vụ sản
xuất chăn nuôi, nhất là ở các vùng chăn nuôi hàng hóa trọng điểm, vùng sản
xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
- Đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa huy động nguồn lực xã hội, nhất là
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư nghiên cứu để sớm nhất có
thể tự sản xuất được các loại vác xin quan trọng phục vụ sản xuất, như vacxin
LMLM, cúm gia cầm, dịch tả…
h) Giết mổ và chế biến các sản phẩm chăn nuôi
- Khuyến khích hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp bằng các chính
sách hỗ trợ hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp và tằng cường các biện
pháp quản lý tạo áp lực đối với các hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không
đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm chăn
nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu
cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
i) Đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý
cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là cấp cơ sở. Chú trọng đào tạo kỹ

năng quản lý, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho
người chăn nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông, các chương trình dậy
nghề.
- Chuẩn hóa chương trình và xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề cho người
chăn nuôi, trong đó trọng tâm là hoạt động dậy nghề, hoạt động khuyến nông và
các doanh nghiệp.
- Quy hoạch đào tạo các cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy có trình
độ chuyên sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, công nghệ chế biến, an toàn thực
15


phẩm...tạo điều kiện cho cho các chuyên gia nước ngoài, cán bộ trẻ tham gia hợp
tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy.
k) Tổ chức sản xuất
- Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo các chuỗi
liên kết, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp, hiệp hội và hợp
tác xã. Đảm bảo đến từ năm 2022 không còn cơ sở, hộ chăn nuôi hàng hóa mà
sản xuất không gắn trong chuỗi, không biết bán cho thị trường nào, theo tiêu
chuẩn nào.
- Phát triển nhanh các doanh nghiệp và tập đoàn lớn, đủ khả năng đầu tư
theo các chuỗi khép kín vào ngành chăn nuôi, vừa có thể hỗ trợ dẫn dắt người
chăn nuôi sản xuất theo thị trường vừa cùng với nhà nước trong điều tiết cung
cầu các sản phẩm chăn nuôi.
- Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn
nuôi tốt. Trong đó, nhất thiết các cơ sở chăn nuôi phục vụ xuất khẩu phải áp
dụng quy trình thực hành chăn nuôi VietGAP, GlobalGAP…
- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các hội, hiệp hội ngành
hàng chăn nuôi phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong đó hội, hiệp hội là đầu
mối tạo diễn đàn chung khâu nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và hộ
chăn nuôi để tìm ra những giải pháp thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.

l) Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành chăn nuôi
- Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị chuồng trại, thiết
bị chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp hóa chất, sinh học sản xuất các loại
hóa chất, chế phẩm sinh học thay thế nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, các
chế phẩm xử lý môi trường trong chăn nuôi, thú y nhập khẩu.
- Khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm hỗ trợ quản lý, quản trị
các hoạt động kinh doanh chăn nuôi, nhất là các loại phần mềm phù hợp với đặc
thù của chăn nuôi trang trại nhỏ và chăn nuôi nông hộ nước ta.
m) Hợp tác quốc tế
- Tăng cường trao đổi hợp tác về chăn nuôi, thú y với các nước và khu
vực có tiềm năng khoa học công nghệ và thị trường vật tư, sản phẩm chăn nuôi
với Việt Nam, nhất là những thị trường có thể nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.
- Xây dựng các chương trình hài hòa hóa hệ thống chất lượng sản phẩm
chăn nuôi của Việt Nam với các công ước quốc tế và các nước có tiềm năng trao
đổi vật tư, sản phẩm chăn nuôi với Việt Nam.
- Thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm chăn nuôi phù hợp vừa
nhằm tạo môi trường cho phát triển các sản phẩm chăn nuôi chất lượng, an toàn
thực phẩm vừa bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

16


n) Tăng cường năng lực quản lý
- Kiện toàn tổ chức bộ máy và thể chế chính sách quản lý ngành chăn nuôi
theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp và hiệu quả, phủ hợp với nền kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế.
- Quản lý chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở chăn
nuôi tập trung, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy
định của pháp luật khi tham gia vào hoạt động chăn nuôi, đảm bảo các yếu tố về

môi trường, an toàn thực phẩm, phúc lợi vật nuôi và thị trường tiêu thụ.
- Thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động quản lý để người sản xuất, kinh
doanh tự chủ động trong kiểm soát lượng, an toàn sản phảm của mình. Cơ quan
quản lý nhà nước thực sự là kiến tạo, thông qua xây dựng các chính sách pháp
luật và tổ chức hoạt động kiểm tra, thanh tra để khuyến cáo những cách làm hay
và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
- Xã hội hóa hoạt động các dịch vụ công lĩnh vực chăn nuôi để mọi thành
phần kinh tế có đủ điều kiện đều có thể tham gia các hoạt động dịch vụ công
nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế,
ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để người dân có thể nhận được chất lượng các
dịch vụ công tốt nhất.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM
I. BỆNH CÚM GIA CẦM
1. Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6
- Trong 08 tháng đầu năm 2018, trên phạm vi toàn quốc chỉ có 04 ổ dịch
Cúm gia cầm (CGC) do vi rút cúm A/H5N6 gây ra tại thành phố Hải Phòng và
tỉnh Nghệ An. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 13.215 con.
Bảng 3: Tình hình dịch CGC năm 2017 - 2018.
Nội dung so sánh
Số xã có dịch
Số huyện có dịch
Số tỉnh có dịch
Số gia cầm mắc bệnh,
chết, tiêu hủy

Tháng 1-8/2017
40
31
21
50.316


Tháng 1-8/2018
4
3
2
13.215

- So với cùng kỳ năm 2017, diện dịch và mức độ dịch CGC trong 8 tháng
đầu năm 2018 giảm mạnh, cụ thể: số xã có dịch giảm 90% và số gia cầm mắc
bệnh và tiêu hủy giảm 74%. Ngoài ra, một số hộ chăn nuôi khác có gia cầm nghi
nhiễm bệnh CGC đã được phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây lan ra.
- Về vắc xin: Vắc xin Navet-Vifluvac của Công ty Navetco – Việt Nam và
vắc xin H5N1 Re6, H5N1 Re5 của Trung Quốc.
17


2. Tình hình và nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm A/H7N9
- Trên người: Trong 8 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc ghi nhận thêm 02
trường hợp người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9. Tính từ cuối tháng 03/2013 đến
ngày 25/7/2018, Trung Quốc đã có 1.625 người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9
(bao gồm cả 03 trường hợp người Trung Quốc đến Ca-na-đa và Ma-lai-xi-a thì
phát bệnh), trong đó đã có 623 ca tử vong.
- Trên gia cầm: Trung Quốc đã lấy tổng cộng 2.500 mẫu gà, vịt, bồ câu,
vẹt và mẫu môi trường tại các chợ gia cầm để xét nghiệm. Kết quả phát hiện 280
mẫu dương tính với CGC độc lực thấp A/H7N9 và 49 mẫu dương tính với CGC
độc lực cao A/H7N9.
- Mặc dù các ca bệnh trên người có giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017,
nhưng nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác (A/H5N2, A/H5N8)
chưa có ở Việt Nam xâm nhiễm vào nước ta là rất cao, là mối nguy đối với sức
khỏe cộng đồng.

3. Chủ động giám sát, cảnh báo lưu hành vi rút Cúm gia cầm
- Năm 2017: Các chương trình giám sát CGC tại các chợ buôn bán gia
cầm sống đóng trên địa bàn của 35 tỉnh/thành phố. Tổng số có 6.665 mẫu gộp đã
được lấy. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 1.676 (25,14%) mẫu gộp dương tính
cúm týp A, 1.76% dương tính với vi rút cúm A/H5N1, 0.84% dương tính với vi
rút cúm A/H5N6 và KHÔNG có mẫu nào dương tính cúm A/H7N9.
- Năm 2018: Các chương trình giám sát CGC tại các chợ buôn bán gia
cầm sống đóng trên địa bàn của 35 tỉnh/thành phố. Tổng số có 3.038 mẫu gộp đã
được lấy. Kết quả xét nghiệm cho thấy 0.72% dương tính với vi rút cúm
A/H5N1 và 1.74% dương tính với vi rút cúm A/H5N6 và KHÔNG có mẫu nào
dương tính cúm A/H7N9.
4. Nhận định tình hình dịch bệnh
- Nguy cơ dịch bệnh CGC phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất
cao. Một số chủng vi rút CGC (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm
nhiễm vào Việt Nam do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia
cầm nhập lậu.
- Các địa phương cần tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu
gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời; chủ động
triển khai giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và thực hiện các biện
pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có dịch bệnh hoặc có mẫu giám sát cho kết
quả dương tính với các chủng vi rút CGC.
- Các địa phương cần sử dụng đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm
đạt hiệu quả cao nhất.

18


II. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
1. Tình hình dịch bệnh
- Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước đã xảy ra 9 ổ dịch LMLM típ O

tại 03 huyện Phù Yên, Bắc Yên và Sông Mã của tỉnh Sơn La làm 612 con gia
súc mắc bệnh.
Bảng 2: Tình hình dịch LMLM năm 2017 - 2018.
Nội dung so sánh
Số xã có dịch
Số huyện có dịch
Số tỉnh có dịch
Số gia súc mắc bệnh
Số gia súc mắc
bệnh, chết, tiêu hủy

Tháng 1-8/2017
5
2
2
1.391
13

Tháng 1 – 8/2018
9
3
1
612
0

- So với cùng kỳ năm 2017, mặc dù dịch xuất hiện tại 01 tỉnh, nhưng số
lượng ổ dịch nhiều hơn, tuy nhiên dịch LMLM đã được kiểm soát tốt và không
lây lan sang các tỉnh, thành khác. Ngoài ra, một số hộ chăn nuôi khác có gia súc
nghi nhiễm bệnh LMLM đã được phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây
lan ra diện rộng.

2. Nhận định tình hình dịch bệnh
Các ổ dịch vừa qua chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng
vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ
dịch cũ; các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn
gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung
ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện
sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển
gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của
Cục Thú y về lưu hành chủng vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin để tổ
chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
III. BỆNH TAI XANH TRÊN LỢN
1. Tình hình dịch bệnh
Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước chỉ xảy ra 01 ổ dịch Tai xanh trên
lợn vào ngày 25/6/2018, đàn lợn của một hộ chăn nuôi tại xóm 9, xã Quỳnh
Tam, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với 20 con lợn mắc bệnh. Cơ quan
chuyên môn thú y đã phối hợp với địa phương tổ chức xử lý và kiểm soát được ổ
dịch, không để dịch lây lan.
2. Nhận định tình hình dịch bệnh
Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ
dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát
dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về
19


kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết
mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
IV. BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT VÀ Ở NGƯỜI
1. Tình hình bệnh Dại ở động vật
Mặc dù trong phạm vi cả nước có 01 ổ dịch Dại trên đàn chó được báo

cáo (ngày 24/8/2018, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), nhưng
thông qua hoạt động chủ động giám sát (ở phạm vi hẹp về quy mô và thời gian
thực hiện) cho thấy vi rút Dại còn lưu hành ở nhiều nơi, do đó đây là môi nguy
lớn đối với người dân và đàn động vật mẫn cảm.
2. Tình hình bệnh Dại ở người
Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có 50 ca người mắc bệnh (tất cả 50
ca đều tử vong) tại 22 tỉnh, thành phố, bao gồm: Lào Cai (06), Kon Tum (04),
Hòa Bình (04), Tuyên Quang (04), Cà Mau (03), Sơn La (04), Hà Nội (03), Điên
Biên (03), Kiên Giang (02), Đắk Lắk (02), Gia Lai (02), Bến Tre (02), Phú Thọ
(02), Yên Bái (01), Vĩnh Phúc (01), Bắc Giang (01), Nghệ An (01), Quảng Ngãi
(01), Thái Nguyên (01), Thanh Hóa (01), Bình Phước (01) và Lạng Sơn (01); so
với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2017, số ca bệnh Dại giảm 10 trường hợp.
3. Nhận định tình hình dịch bệnh
Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới là rất cao do công
tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa được thực hiện tốt; cụ thể,
18/63 tỉnh chưa thống kê, không có báo cáo về số hộ nuôi chó, tổng đàn chó để
phục vụ cho công tác tiêm phòng; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi
đạt thấp và công tác tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại chưa được thực
hiện nghiêm túc.
V. BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
1. Tóm tắt một số đặc điểm chính của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African Swine Fever – viết
tắt là ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bản chất của vi rút
gây bệnh dịch tả Châu Phi không tự lây lan, phát tán nhanh so với một số mầm
bệnh khác như vi rút gây bệnh LMLM, Tai xanh trên lợn, Dịch tả lợn cổ điển.
- Các nước đã từng có dịch đã chỉ rõ bệnh dịch tả Châu Phi lây lan chủ
yếu do có yếu tố của con người tác động như việc vận chuyển lợn và các sản
phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, vi rút bệnh dịch
tả Châu Phi có thể gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao so với những bệnh khác như
LMLM và Dịch tả lợn cổ điển.

- Hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
giải pháp phòng bệnh là chính, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh
xâm nhiễm vào trong nước; tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản
phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học,.... Trong trường
hợp phát hiện lợn mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và
20


×