Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiên cứu các phương tiện truyền thông trực tuyến sử dụng trong giảng dạy tại công ty cổ phần giáo dục TOPICA ENGLISH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
TRỰC TUYẾN SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TOPICA ENGLISH

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Thị Hội

Sinh viên thực hiện

: Đào Thị Yến

Mã sinh vên

: 15D190269

Lớp

: K51S4

HÀ NỘI – 2019

1
1



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn trân
thành tới Th.S Nguyễn Thị Hội, giảng viên Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và
Thương mại điện tử, trường Đại học Thương mại. Trong suốt quá trình làm khóa
luận, cô đã dành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn, động viên và
định hướng cho em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Tin học, bộ môn Công
nghệ thông tin, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử cũng như các
thầy cô giáo trong trường Đại học Thương mại đã trang bị cho em những kiến thức cơ
bản cần thiết để em có thể hoàn thành khóa luận với kết quả tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu, tận tình của Ban giám đốc, các
phòng ban cùng toàn thể đội ngũ nhân viên của Công ty cổ phần giáo dục Topica
English đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho em
trong suốt quá trình thực tập tại quý công ty để em có thể hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp đúng theo thời gian.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân,
nhưng do sự hạn chế về kiến thức nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong quý thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ để bài khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi tới quý thầy cô lời chúc sức khỏe, chúc thầy cô luôn luôn
mạnh khỏe, vui vẻ để tiếp tục cống hiến và giúp đỡ các thế hệ sinh viên tiếp theo. Em
xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Yến
Đào Thị Yến

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TỪ VIẾT TẮT
TMĐT
DN
MXH
CNTT
NXB
SEM
SEO
SMS
MMS
PPC


TÊN TIẾNG ANH

DIỄN GIẢI

Search Engine Marketing
Search Engine Optimization
Short Message Service
Multimedia Message Service
Pay Per Click

Thương mại điện tử
Doanh nghiệp
Mạng xã hội
Công nghệ thông tin
Nhà xuất bản
Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Tin nhắn văn bản
Tin nhắn đa phương tiện
Trả tiền theo Click

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

5



DANH MỤC HÌNH VẼ

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA CỦA E-MARKETING
Nền kinh tế thị trường ngày càng trờ nên sôi động và sự cạnh tranh diễn ra ngày
càng gay gắt đã tạo nên những cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp
trong bước đầu tiếp cận thị trường. Các hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng cũng
được chú ý ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Những hình thức marketing hiện đại
như PR, tỗ chức sự kiện (Event), kết hợp với các kênh truyền thông đã trở thành những
công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc
người tiêu dùng đang dần thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin đã làm cho những
phương pháp Marketing truyền thống trở nên kém hiệu quả hơn trước. Điều này buộc
những người làm Marketing phải quan tâm nhiều hơn tới một giải pháp mới:
Marketing trực tuyến ( E-Marketing ).
Ngày nay trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển, hoạt động TMĐT diễn ra
sôi động hơn bao giờ hết và dần chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thương mại toàn
cầu. Cùng với nó, E-marketing cũng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thực tế đã chứng minh rằng, mặc dù khái niệm E-marketing mới chỉ xuất hiện
chưa lâu nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc thúc đẩy hoạt
động mua bán, không chỉ trong thị trường ảo mà cả trong thị trường truyển thống. Bất
kỳ doanh nghiệp nào khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra phạm vi toàn cẩu cũng cần
tiến hành hoạt động Marketing trực tuyến, bởi áp dụng E-marketing là con đường ngắn
nhất và hiệu quả nhất để đưa doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đến
với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, khái niệm E-marketing còn khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh
nghiệp. Việc ứng dụng E-marketing trong các doanh nghiệp mới chỉ ở mức sơ khai,

trong khi đó yêu cầu cấp bách của tiến trình hội nhập đòi hỏi E-Marketing cũng như
TMĐT phải được ứng dụng sâu rộng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay đối với Việt Nam là cần đẩy mạnh hoạt
động E-marketing tại các doanh nghiệp, mà trước hết là giúp các doanh nghiệp nhận
thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng E-arketing, lợi thế của E-marketing so
với các phương thức Marketing truyền thống và lợi ích mà E-marketing mang lại.
Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã chọn đề tài: "Nghiên cứu các phương tiện truyền
thông trực tuyến sử dụng trong giảng dạy tại Công ty Cổ phần Giáo dục Topica
English" cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

7


3.1.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết chung về các phương tiện truyền
thong trực tuyến.
Vận dụng cơ sở lý luận, kết hợp các phương pháp nghiên cứu và phân tích thực
trạng, đánh giá về việc ứng dụng E-marketing tại Công ty Cổ phần Giáo dục Topica
English và ở Việt Nam hiện nay, từ đó tìm ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc
ứng dụng E-marketing tại Công ty.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về E-marketing và những nghiên cứu về doanh
nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp phát triển cho việc sử dụng E-marketing của Công ty
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và tình hình ứng dụng E-marketing tại Công ty
Cổ phần Giáo dục Topica English để đưa ra một số các đề xuất và giải pháp phát triển
cho việc vận dụng E-marketing tại công ty trong thời gian tới.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động E-marketing tại Công ty Cổ
phần Giáo dục Topica English.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu khóa luận của sinh viên nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ mang tầm vi mô, giới hạn chỉ trong một doanh nghiệp và trong giới hạn khoảng
thời gian ngắn. Cụ thể:
Không gian: Giới hạn nghiên cứu tại Công ty cổ phần giáo dục Topica English.
Thời gian: Phân tích thực trạng hoạt động E-Marketing hiện tại, đưa ra giải pháp
liên quan phù hợp với tình hình thực tế.
Nội dung: Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên em xin nghiên cứu : Các
phương tiện truyền thông trực tuyến ( E-Marketing ) sử dụng trong giảng dạy tại Công
ty Cổ phần Giáo dục Topica English.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập thông tin tại Công ty cổ phần giáo dục Topica English là công việc
quan trọng quyết định tạo nên chất lượng chuyên đề thực tập. Thu thập thông tin gì,
như thế nào, bao nhiêu là đủ là một bài toán khó nên cần phải có một phương pháp
thu thập phù hợp. Trong bài nghiên cứu này em kết hợp cả phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập thông tin qua các dữ liệu, báo cáo
có sẵn của công ty về các kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động liên quan
8


đến ứng dụng E-marketing; thông qua các nghiên cứu khoa học, tài liệu sách, internet;
điều tra đối tủ cạnh tranh, nghiên cứu báo cáo tài chính và dữ liệu từ phòng marketing,
phòng kế toán.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thể hiện qua việc phát phiếu điều tra. Tiến
hành phát 15 phiếu điều tra về thực trạng sử dụng E-Marketing cho các nhân viên đại

diện các phòng ban để có được nhận xét khách quan nhất về việc sử dụng các công cụ
e-marketing tại công ty.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ
viết tắt, phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo kết cấu khóa luận gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về E-Marketing.
Chương 2: Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng về E-Marketing của Công ty
Cổ phần Giáo dục Topica English.
Chương 3: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển E-Marketing tại
Công ty Cổ phần Giáo dục Topica English.

9


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ E-MARKETING
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Marketing
Theo một số tài liệu, thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đẩu tiên tại Mỹ vào đầu
thế kỷ XX và được đưa vào từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật
ngữ Marketing gồm gốc "market" có nghĩa là "chợ" hay "thị trường" và đuôi "ing" chỉ
sự vận động. Từ khi ra đời, thuật ngữ này đã được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Hiện nay, trong các tác phẩm về Marketing trên thế giới có đến hơn 2000 định
nghĩa khác nhau về Marketing, tuy nhiên những định nghĩa này không khác nhau lắm
và điều thú vị là chưa có định nghĩa nào được coi là duy nhất đúng.
Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) năm 1960: “Marketing là tiến hành các
hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa từ người
sản xuất đến người tiêu dùng”[5].
Định nghĩa này còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Marketing cổ điển, cho rằng
Marketing là nỗ lực nhằm bán cái mà mình đã sản xuất ra, mà chưa thể hiện được tư

tưởng làm sao để cái mình sản xuất ra sẽ bán được. Còn Philip Kotler, một tác giả nổi
tiếng trên thế giới về Marketing lại đưa ra định nghĩa như sau: "Marketing là một dạng
hoạt động của con người nhầm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông
qua trao đổi”[9].
Đây là một trong những định nghĩa đơn giản nhất và dễ hiểu nhất về Marketing
mà vẫn nêu rõ được nội dung cơ bản của nó là hướng tới việc thỏa mãn nhu cẩu của
khách hàng.
Từ những định nghĩa trên đây ta có thể thấy rằng thuật ngữ Marketing được diễn
đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng những định nghĩa này đều phản ánh một tư
tưởng cốt lõi nhất của Marketing là hướng tới thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
1.1.2. E-Marketing
Cùng với sự phát triển của công nghệ số, ngày nay trên thế giới đã xuất hiện một
khái niệm còn khá mới mẻ: E-Marketing.
“E-Marketing là hình thức áp dụng các công cụ của công nghệ thông tin thay
cho các công cụ thông thường để tiến hành các quá trình Marketing”[11].
Nói cách khác, E-Marketing được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện ý
tưởng, định giá, xúc tiến thương mại và phân phối hàng hoa dịch vụ có sử dụng các
phương pháp và công cụ công nghệ thông tin (CNTT) mà chủ yếu là Internet nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu của tổ chức.
Trong phạm vi khóa luận này, E-Marketing được hiểu và phân tích theo cách
nhìn nhận đó trong môi trường Internet.

10


1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đặc điểm của E-Marketing
Khách hàng có thể tương tác với quảng cáo, có thể click chuột vào quảng cáo để
mua hàng một cách nhanh chóng trên internet, khách hàng có thể xem thông tin chi tiết
sản phẩm, so sánh ảnh, giá và chất lượng của sản phẩm với nhà cung cấp khác trước

khi mua hàng.
Rút ngắn khoảng cách: Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng, internet
đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà
không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ
qua những khâu trung gian truyền thống.
Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động
marketing có thể tiếp cận các thị trường trên toàn thế giới, điều mà các phương tiện
marketing thông thường khác hầu như không thể làm được. Thông qua internet chúng ta
có thể kết nối với tất cả mọi người trên thế giới, ứng dụng điều này các doanh nghiệp đã
phát triển và tiếp thị, tìm đến những khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới.
Không bị giới hạn về mặt không gian và thời gian: Thời gian không còn là một
yếu tố gây cản trở như các mô hình marketing truyền thống. Những người làm
marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng.
Khách hàng có thể tìm hiểu về doanh nghiệp cũng như tham quan các sản phẩm mọi
lúc mọi nơi chỉ với thiết bị điện tử thông minh và có khả năng truy cập internet.
Giảm chi phí: Với chi phí hoạt động marketing trực tuyến thường thấp hơn, ít rủi
ro hơn và hợp lý hơn so với các công ty nhỏ công ty kiểu cũ hay các cửa hàng, các cơ
sở kinh doanh. Do vì thường phải thuê văn phòng, thuê cửa hàng, thuê nhân viên và
kho xưởng thì so với hoạt động marketing trực tuyến là thấp đáng kể. Chi phí thấp
nhưng hiệu quả đem lại khá cao và đây là một lợi thế lớn cho doanh nghiệp trẻ mới
khởi sự trong nền kinh tế biến động khôn lường như hiện nay. Với chi phí chỉ bằng
1/10 chi phí thông thường thì marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi,
các phương tiện marketing trực tuyến bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các
doanh nghiệp có thể sử dụng để giới thiệu về sản phẩm đến người tiêu dùng.
Biện pháp tối ưu dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp: Xu hướng trong
tương lai, internet sẽ dần thay đổi việc trao đổi mua bán các sản phẩm, dịch vụ như
truyền thống. Các sản phẩm dịch vụ dần dần được số hóa và trao đổi tất cả qua mạng
và từ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và công sức cho người tiêu dùng, đặc biệt là chi
11



phí vận chuyển hay tồn kho. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã khuyến khích người tiêu
dùng mua hàng trực tuyết, tiêu biểu là thể giới di động có chính sách giảm giá từ 5%
đến 10% khi khách hàng đăng ký mua online và mọi thông tin, thắc mắc đều được giải
quyết qua mạng.
Marketing online đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới và không
phải tất cả mọi đối tượng khách hàng có thể sử dụng chúng để tiếp cận được với những
hình thức marketing trực tuyến đối tượng tiềm năng của bạn phải có máy tính và máy
tính phải được nối mạng internet. Do phải phụ thuộc vào mức độ phổ biến của internet
và thiết bị truy cập, hiệu quả marketing trực tuyến sẽ có những tác động không đồng
đều giữa những vùng lãnh thổ khác nhau. Đường truyền tốc độ chậm cũng là một tác
nhân gây khó khăn. Ngoài ra, nếu công ty xây dựng website lớn và phức tạp để quảng
bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng website cũng như tải
thông tin về với đường truyền chậm hay vào các thiết bị di động. Việc xây dựng và
phát triển những chiến lược marketing trực tuyến đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có
một cơ sở kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển đạt đến một trình độ nhất định.
Về mặt xã hội, bên cạnh tiếp thu các tư tưởng văn hóa tiến bộ trên thế giới,
các thế lực xấu có thể lợi dụng marketing trực tuyến để tuyên truyền những tư tưởng
xấu, làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức truyền thống. Mặt khác thì internet ngày càng
phổ cập, thu hút nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả đối tượng là trẻ em, thanh
thiếu niên vì vậy những đối tượng này có thể bị tác động xấu bởi những hình thức
marketing sản phẩm, dịch vụ không phù hợp với lứa tuổi (thuốc lá, rượu bia, trò chơi
trực tuyến có nội dung không lành mạnh...)
Các văn bản và chính sách về quản lý nội dung, hình ảnh marketing trực
tuyến, các pháp lý về bảo mật thông tin, bản quyền hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở cho lừa đảo trực tuyến
phát triển cũng làm giảm độ tin cậy của quảng cáo trực tuyến.
1.2.2. Bản chất và sự khác nhau giữa E-Marketing và Marketing truyền thống
1.2.2.1. Bản chất của E-Marketing
E-Marketing ra đời dựa trên sự ứng dụng phương tiện Internet do đó môi trường

tiến hành hoạt động Marketing cũng biến đổi theo: đó là môi trường Internet.
Song dù hoạt động trong môi trường nào, Marketing trực tuyến vẫn giữ nguyên
bản chất của Marketing truyền thống là hướng tới thoa mãn nhu cầu người tiêu dùng,
tuy nhiên người tiêu dùng trong thời đại CNTT sẽ có những đặc điểm khác với người
12


tiêu dùng truyền thống; họ có thói quen tiếp cận thông tin khác, đánh giá dựa trên các
nguồn thông tin mới, hành động mua hàng cũng khác... Nói cách khác, bản chất
Marketing không thay đổi, vẫn là một quá trình trao đổi thông tin và kinh tế, từ việc
xác định nhu cẩu đến lập các kế hoạch 4Ps đối với sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng đến tiến
hành và kiểm tra để thực hiện các mục đích của tổ chức và cá nhân trong một môi
trường hoàn toàn mới - môi trường công nghệ cao.
1.2.2.2. Sự khác biệt giữa E-Marketing và Marketing truyền thống
Mặc dù vẫn giữ nguyên bản chất của Marketing truyền thống nhưng E-marketing
cũng có những điểm khác biệt do sự khác nhau về môi trường diễn ra hoạt động
Marketing cũng như phương tiện và cách thức tiếp cận thị trường. Có thể kể ra đây 3
điểm khác biệt cơ bản sau:
Thứ nhất là sự khác biệt về tốc độ : Hoạt động E-Marketing được diễn ra trong
môi trường mới, môi trường Internet bởi vậy nó tận dụng được ưu điểm nổi bật của
Intemet đó chính là tốc độ. Thông tin về sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường
nhanh hơn . Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn. Giao dịch được
tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hóa số hóa, việc giao
hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn). Thông tin phản hồi từ phía khách hàng
cũng nhanh hơn...
Thứ hai là thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn : Lại một lợi thế nữa
của những hoạt động diễn ra trên mạng. Đó là tiến hành hoạt động Marketing trên
Intemet có thế loại bỏ những trở ngại nhất định về sức người. Chương trình Marketing
thông thường, chưa có ứng dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thế phát
huy tác dụng 24/24 giờ mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt

động Marketing Internet. Marketing Internet có khả năng hoạt động liên tục tại mọi
thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần,
hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết (Death of Time). Ví dụ như hệ thống máy
tính trên Internet có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng mọi lúc và mọi nơi. Các
đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có thể được thỏa mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ
nơi đâu. Do đó, E-marketing có một ưu điểm hơn hẳn so với marketing thông thường
là nó đã khắc phục được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ
hội kinh doanh.
Thứ ba là đa dạng hóa sản phẩm : Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ trên các cửa
hàng ảo ( Virtual Stores) ngày càng hoàn hảo. Chỉ cần ngồi ở nhà, trước máy vi tính
kết nối Intemet, không phải tốn công đi lại, khách hàng vẫn có thế thực hiện việc mua
sắm như tại các cửa hàng thật. Các siêu thị máy tính ảo, các phòng tranh ảo, các cửa
hàng trực tuyến, các nhà sách ảo... đang ngày càng trở nên sống động và đầy thú vị.
Chúng ta có thể kể ra rất nhiều địa chỉ (trang Web bán hàng trên mạng) của các "cửa
13


hàng ảo" hoạt động kinh doanh thành công trên mạng trong rất nhiều các lĩnh
vực khác nhau.
1.2.3. Các công cụ E-marketing cơ bản
1.2.3.1. Website
Ngày nay website đóng vai trò kênh truyền thông và công cụ kinh doanh hàng
đầu cho mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kế hoạch Internet Marketing, nó mang lại
những lợi thế không thể phủ nhận và được xem như cơ sở hạ tầng căn bản cho việc
xây dựng một doanh nghiệp online. Vì thế xây dựng website cho công ty là một công
việc quan trọng đến nỗi trở thành tiêu điểm đầu tiên của mỗi kế hoạch kinh doanh và
là khởi đầu thành công cho một chiến lược Marketing Online.
Những lý do dễ thấy nhất về tầm quan trọng của website : Tạo thương hiệu riêng
của doanh nghiệp mình trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và
tại mọi thời điểm. Website có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh

động và mang tính tương tác cao, tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách
chuyên nghiệp mà tiết kiệm được chi phí. Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt
được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng. Website còn tạo một hình ảnh chuyên nghiệp
trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện các chiến dịch PR và marketing. Và
đơn giản không có website là doanh nghiệp đã mất đi một lượng khách hàng tiềm năng
lớn. Chính vì thế cách thiết kế và nội dung của website chính là nguồn cung cấp thông
tin và xây dựng hình ảnh quan trọng khi bắt đầu một chiến dịch Internet marketing.
1.2.3.2. Search Engine Marketing ( SEM )
SEM là viết tắt của từ Search Engine Marketing – là hình thức quảng cáo thông
qua các công cụ tìm kiếm. Đây là phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng
cách đưa trang web của doanh nghiệp hiện thị ở những vị trí đầu trên trang kết quả của
các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc… Hiện nay, SEM được xem là hình
thức quảng cáo tương đối hiệu quả do tiết kiệm được chi phí, dễ dàng kiểm soát, minh
bạch, dễ dàng đánh giá được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
Phương pháp quảng cáo này có 2 hình thức cơ bản: Pay Per Click – Trả tiền theo
Click và Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Pay Per Click (PPC) – Trả tiền theo Click
PPC là cách hiển thị thông điệp quảng cáo trên phần liên kết được tài trợ trong
trang kết quả tìm kiếm của Google, Bing, Cốc Cốc… khi người dùng tìm kiếm những
từ khóa có liên quan. DN sẽ đặt giá cơ bản cho mỗi click và trả tiền cho mỗi lần công
cụ tìm kiếm hướng khách hàng tới website. Khi có nhiều người truy cập vào trang web

14


đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong việc bán hàng và tạo
dựng thương hiệu.
SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO là chữ viết tắt của từ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm). SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website

trong các trang của kết quả của công cụ tìm kiếm thông qua cách xây dựng cấu trúc
trang web như thế nào, cách bạn biên tập và đưa nội dung vào trang web, sự chặt chẽ,
kết nối với nhau giữa các trang trong trang web của bạn (liên kết) ... DN không cần trả
phí nếu xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên nên một trang web được tối ưu
hóa sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí chạy Pay Per Click. Các nhà tiếp thị sử dụng
SEO với mục tiêu chủ yếu là nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiếm miễn phí theo
một số từ khóa nhằm tăng lượng truy cập vào trang web.
1.2.3.3. Mobile marketing
Mobile marketing hiện không còn là khái niệm mới của nền kinh tế thế giới. Tại
Việt Nam, thị trường mobile marketing mới thực sự được biết đến từ vài năm trở lại
đây song hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ bởi những lợi ích mà dịch vụ này mang lại.
Ta có thể định nghĩa khái niệm mobile marketing là: “Mobile marketing là một tập
hợp các hoạt động cho phép các tổ chức giao tiếp và tương tác thu hút khách hàng
của mình một cách phù hợp và thông qua thiết bị di động hoặc mạng di động”.
Các ứng dụng của mobile marketing không chỉ đơn thuần là việc gửi tin nhắn
quảng cáo, trên thực tế kênh truyền thông này được ứng dụng trong rất nhiều hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN như cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới,
chương trình khuyến mãi… theo yêu cầu của khách hàng; tổ chức chương trình bình
chọn; tổ chức chương trình bình chọn; nhắn tin để tham gia chương trình trúng
thưởng; bưu điện ảo hay tải những ứng dụng giải trí trên di động…
Ưu điểm nổi bật và cũng là đặc thù của mobile marketing là tính tương tác 2
chiều giữa khách hàng và DN. Khách hàng có thể tiếp nhận thông tin chính xác và
phản hồi thông tin ngay lập tức. Ngày nay, số lượng thuê bao di động ngày càng tăng,
sử dụng điện thoại di động ngày càng phổ biến nên sử dụng mobile marketing là một
công cụ marketing có độ bao phủ rất lớn và hiệu quả.
Do vậy, DN có thể sử dụng mobile marketing như một phương tiện hữu hiệu cho
công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, làm nghiên cứu thị trường, thậm chí là đánh
giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Và bằng chứng là ngày càng nhiều DN
quan tâm tới phương thức truyền thông này.
SMS – Short Message Service - Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và

phổ biến nhất. Công ty có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các
sản phẩm mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật… những nội dung này có thể phát
15


triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công ty. Tuy
nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là
160 ký tự. Vì thế DN phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi. Mặt khác,
việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu không, tin nhắn
của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chương trình
marketing.
MMS - Multimedia Message Service: Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện, đây là
dạng tin nhắn bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn. Hình thức
này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho các chương trình marketing của
một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn
và không phải khách hàng nào của DN cũng có khả năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên
điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại có thể khá bất ngờ.
1.2.3.4. Social Media Marketing
Social media marketing hay phương tiện truyền thông tiếp thị xã hội là quá trình
đạt được lưu lượng truy cập trang web hoặc sự chú ý thông qua các trang MXH.
Social Media Marketing bao gồm các chương trình tiếp thị thường tập trung vào
những nỗ lực để tạo ra nội dung thu hút sự quan tâm và khuyến khích độc giả chia sẻ
nó trên các MXH.
Đặc điểm nổi bật của Social Media Marketing:
Social Media Marketing được xây dựng dựa trên nền tảng sự liên kết nội dung,
mà ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản
xuất.
Social Media Marketing là một quá trình truyền thông chậm. Hiệu quả chiến dịch
được tích lũy theo thời gian.
Và quan trọng hơn hết, Social Media Marketing không phải là truyền thông đại

chúng, bởi nó hoạt động dựa trên ba yếu tố: Sự tham gia, kết nối và mối liên hệ.
Có 2 loại phương tiện truyền thông xã hội phổ biến dưới đây:
Social Networks (MXH) Facebook, Instagram và Twitter: Là dịch vụ cho phép
bạn kết nối với những người khác về quyền lợi và nền tảng tương tự. Thông thường,
họ bao gồm một cấu hình, nhiều cách khác nhau để tương tác với người dùng khác,
khả năng thiết lập các nhóm… phổ biến nhất là Facebook.
Media Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube: tạo, chia sẽ hình ảnh, video. Là các
dịch vụ cho phép bạn tải lên và chia sẻ phương tiện truyền thông khác nhau như hình
ảnh và video. Hầu hết các dịch vụ có tính năng xã hội khác như hồ sơ, cho ý kiến,…
phổ biến nhất là YouTube và Flickr.
1.2.3.5. Email marketing
Email marketing là một mô hình quảng cáo sử dụng thư điện tử có nột dung
16


thông tin và quảng cáo sản phẩm dịch vụ trực tiếp đến đối tượng khách hàng. Thông
qua đó các nhà quản lý có thể nắm rõ được nhu cầu mong muốn của khách hàng, từ đó
đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Các hình thức email marketing:
Email giao dịch (transactional email): Đây là hình thức gửi email thường xảy ra khi
có hành động giao dịch giữa khách hàng và công ty, thường là những email được gởi từ
các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác thực thông tin của người dùng hoặc truyền thông điệp
tự động tới người dùng các thông tin mang tính chất thông bảo, thông tin cá nhân.
Email trực tiếp (direct email): Đây là hình thức gửi email trực tiếp đến người
nhận mà không phải thông qua bất cứ hành động nào của người nhận, đây là hình thức
gửi phổ biến của các công ty để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.
Email quảng cáo (promotion email): Là email được gởi trực tiếp tới người dùng
với việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới dưới nhiều hình thức khác nhau. Các tổ
chức có tìm thông tin email của các người dùng, sau đó lên các chiến dịch dạng này
nhằm giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của mình

Lợi ích và khó khăn từ email marketing:
Lợi ích: Người làm marketing có thể đạt được số lượng người theo dõi đáng kể
từ những đối tượng đăng ký nhận bản tin email về các chủ đề họ quan tâm. Hơn một
nửa số người dùng Internet kiểm tra hoặc gửi email hầu như là hàng ngày. Email
marketing cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận tới từng đối tượng khách hàng cụ thể với
những thông điệp phù hợp. Email giao dịch cho phép các doanh nghiệp gửi phản hồi
tự động đến khách hàng về các vấn đề quan trọng như thông báo đơn hàng mới thành
công hoặc đơn hàng bị hủy.
Khó khăn: Tỷ lệ từ chối hoặc bị đánh dấu là thư rác bằng trình đọc email của
người nhận, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ email được gửi đi thành công. Điều này
đã phần nào được loại bỏ nhờ hình thức “Opt-in” email (đồng ý đăng ký nhận
email), khi người nhận đã chủ động đăng ký nhận email, họ sẽ ít có khả năng tố cáo
thư rác của bạn hơn, do họ đã đồng ý nhận trước đó, tuy nhiên bạn nên cung cấp thêm
một tuỳ chọn là Huỷ nhận tin để họ có thể out khỏi danh sách trong trường hợp không
muốn nhận nữa. Để triển khai nội dung email một cách hiệu quả và chuyên nghiệp cần
đội ngũ thiết kế, cắt HTML chuẩn và chuyên nghiệp.
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Giáo trình "Marketing thương mại điện tử" Trường Đại học Thương mại[3]
Tác giả: Nguyễn Hoàng Việt (chủ biên), Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Hoàng Long,
2011.
Nhà xuất bản Thống Kê.
17


Bài giảng trình bày về những nội dung cơ bản nhất của E-marketing, từ nghiên
cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng điện tử tới lập kế hoạch triển khai và quản trị
chiến lược e-marketing, kiểm tra, đánh giá một chiến lược E-marketing.
Cuốn sách “Thương mại điện tử hiện đại – Lý thuyết và tình huống ứng

dụng của các công ty Việt Nam”[2]
Tác giả: Lưu Đan Thọ, Tôn Thất Hoàng Hải, 2015
Nhà xuất bản Tài Chính
Cuốn sách cung cấp những kiến thức nền tảng về E-business và marketing điện
tử cho những sinh viên quản trị kinh doanh nói chung và đặc biệt là sinh viên chuyên
ngành thương mại điện tử và marketing điện tử nói riêng, những doanh nhân và
những nhà quản trị e-business và marketing điện tử trong tương lai. Không chỉ giới
thiệu các khái niệm, các lý thuyết một cách chung chung, sách đi sâu vào phân tích,
lý giải từng khái niệm, từng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề, mạnh dạn bàn luận
nhiều vấn đề nhạy cảm và gai góc để chỉ ra cái hay, cái độc đáo của các vấn đề.
Cuốn sách đề cập tới những kiến thức mới mẻ nhất và quan trọng nhất của
thương mại điện tử và marketing điện tử hiện đại, đó là marketing dịch vụ (service
marketing), marketing mối quan hệ (relationship marketing), marketing số (digital
marketing), e-mail marketing, marketing truyền thông tích hợp (intergrated media
marketing), quản trị thương mại điện tử (e-commerce management), quản trị quan hệ
khách hàng,… Đặc biệt, nêu ra các thí dụ minh họa sử dụng marketing tương tác và
marketing qua MXH để xây dựng mối quan hệ với khách hàng trong điều kiện công
nghệ Internet phát triển mạnh ngày nay.
Nghiên cứu khoa học cấp bộ: Ứng dụng marketing điện tử (marketing điện tử)
trong quảng bá, xúc tiến du lịch[4]
Cơ quan thực hiện: Tổng Cục du lịch.
Ngày bắt đầu: 1/2014.
Ngày kết thúc: 12/2015.
Đề tài nghiên cứu làm rõ được cơ sở lý luận về marketing, E-marketing, sự giống
và khác nhau giữa marketing truyền thống và E-marketing.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng E-marketing trong quảng bá, xúc
tiến du lịch. Dự báo được xu hướng phát triển E-marketing trong du lịch. Rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phân tích, đánh giá được thực trạng (ở các cấp độ: quốc gia và địa phương…) và
khả năng khai thác, ứng dụng E-marketing nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của

hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam.
Đề xuất được các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm đẩy mạnh ứng dụng Emarketing trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam của cơ quan quản lý
nhà nước và DN du lịch.
18


1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ebook: 500 Social Media Marketing Tips[6]
Tác giả: Andrew Macarthy, NXB CreatSpace, 2014.
Ebook chỉ ra cách xây dựng và phát triển chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội
thành công cho DN. Các nội dung ebook đề cập tới gồm:
Tại sao mỗi DN lại cần một chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội.
Các nền tảng chính cho mọi kế hoạch tiếp thị truyền thông xã hội thành công.
Nội dung có hiệu quả nhất để chia sẻ về phương tiện truyền thông xã hội (Và
Cách Làm Thế Nào).
Hàng trăm mẹo để tăng lượng khán giả và thành công trên tất cả các MXH lớn
nhất: Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, Pinterest, Google+, YouTube.
Làm thế nào để sử dụng viết blog để củng cố và thúc đẩy nỗ lực tiếp thị truyền
thông xã hội.
Cuốn sách: Marketing điện tử[10]
Tác giả: Strauss, El-Anssary & Frost, NXB Prentice Hall, 2002.
Cuốn sách khám phá các khái niệm tiếp thị quan trọng trong bối cảnh của môi
trường kỹ thuật số/ Internet ngày nay. Một tổ chức năm phần bao gồm marketing điện
tử trong bối cảnh, môi trường marketing điện tử, quản lý chiến lược marketing điện tử
và quan điểm toàn cầu về tiếp thị điện tử. Các chủ đề đặc biệt bao gồm các chiến lược
cạnh tranh, phát triển chiến lược marketing điện tử, kế hoạch tiếp thị, và số liệu hiệu
suất và phạm vi bảo hiểm của cắt giảm chiến lược cạnh ngoài Web-m-tiếp thị (điện
thoại di động), cơ sở dữ liệu và kỹ thuật phân tích, điểm của quá trình quét mua hàng,
và nhiều hơn nữa cho những người đã hiểu biết về môi trường kinh doanh điện tử cũng
như marketing điện tử.

Cuốn sách: Internet Marketing: Integrating Online and Offline Strategies [8]
Tác giả: Marry Lou Roberts, NXB McGraw-Hill, 2002
Cuốn sách cung cấp đầy đủ, kịp thời và tổng hợp những kiến thức về lĩnh vực
internet marketing. Tác giả cũng dựa trên quan điểm marketing hiện thời và mang đến
cho người đọc nhiều sự hiểu biết về cơ cấu tổ chức trong internet marketing. Trên hết,
cuốn sách chỉ ra rằng dù có được sử dụng như là một phương tiện truyền thông hay
như là một kênh phân phối thì internet marketing cũng chỉ là một phần trong kho vũ
khí của các nhà marketing hiện đại. Vấn đề quan trọng đối với các marketer hiện nay
là làm thế nào để tích hợp sức mạnh của công cụ này vào kế hoạch truyền thông cũng
như chiến lược của mình. Đó mới là vấn đề thách thức mà cuốn sách muốn đặt ra cho
tất cả mọi người.
Cuốn sách: Emarketing Excellence: Planning and Optimizing your Digital
Marketing[7]
19


Tác giả: Dave Chaffey & PR Smith, NXB Routledge, 2012.
Cuốn sách đưa ra hướng dẫn chi tiết để thực hiện một kế hoạch marketing điện
tử, cách làm thế nào để khách hàng biết đến các chiến dịch của mình. Đồng thời cũng
cập nhật những thông tin mới nhất về luật pháp liên quan đến marketing điện tử hay
những ứng dụng mới trong email.
Các tác phẩm trên mang lại cho người đọc sự hiểu biết sâu hơn về bản chất
marketing điện tử từ đó rút ra một số bài học và có những chiến lược marketing điện
tử phù hợp cho DN mình. Tuy nhiên các công cụ marketing điện tử chưa được nhắc
đến nhiều cũng như chưa được khai thác sức mạnh mà nếu khám phá ra nhưng công cụ
ấy sẽ mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng cũng như thành công cho DN. Hy vọng
rằng trong tương lai có nhiều tác giả sẽ có nhưng công trình nghiên cứu sâu hơn về các
cộng cụ trên giúp cho những người mới làm marketing điện tử đặc biệt là sinh viên có
cái nhìn cụ thể hơn và nhận biết rõ vai trò quan trọng của các công cụ marketing điện
tử này giúp quá trình học tập, nghiên cứu cũng như ứng dụng sau này.


20


Chương 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ EMARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TOPICA ENGLISH
1
1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần Giáo dục Topica English là một trong những thành viên của Tổ
hợp Công nghệ Giáo dục Topica - một doanh nghiệp công nghệ giáo dục đa quốc gia
cung cấp các giải pháp giáo dục trực tuyến bao gồm các chương trình cấp bằng trực
tuyến - Topica Uni, khóa học tiếng Anh trực tuyến - Nền tảng Topica và công nghệ cho
các khóa học trực tuyến mở trong nhiều lĩnh vực (Edumall) .
Topica là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, và là tổ chức Việt
Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài.
2.1.2. Thông tin cơ bản về công ty

Hình 2.1. Logo của Công ty
(Nguồn: Topica Native 4.0)
Tên công ty: Công ty Cổ phần Giáo dục Topica English.
Tên giao dịch: TOPICA ENGLISH ., CORP.
Địa chỉ: Tầng 3, 75 Phương Mai, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 0422606332.
Website: native.topica.vn
Mã số thuế: 0106291976.
2.1.3. Lịch sử thành lập và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Giáo dục Topica English được thành lập bởi ông Dương Hữu
Quang, chính thức hoạt động từ ngày 27/08/2013 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà

Nội cấp phép với ngành nghề chính là giáo dục nghề nghiệp. Đây là một sản phẩm
công nghệ đột phá của ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến bằng phương pháp học thích
ứng: Tập trung phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở Việt Nam, Indonesia và
Thái Lan thông qua việc luyện nói hàng ngày với giáo viên bản ngữ thông qua các chủ
đề gần gũi trong cuộc sống và công việc .
Năm 2013 :
Topica hợp tác với Đại học Thái Nguyên, ra mắt chương trình TNU-Topica.

21


Topica ký thoả thuận hợp tác với Đại học AMA, hệ thống đào tạo lớn nhất
Philippines, tiên phong xuất khẩu công nghệ giáo dục Việt Nam ra thế giới.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, ứng dụng học Đại học trên điện thoại Topica Mobile
ra đời.
Năm 2014:
Lần đầu tiên trên thế giới, Topica Native (TopMito) cho phép luyện nói tiếng Anh
qua Google Glass, và ra mắt chương trình luyện nói online đầu tiên với 100% giáo
viên bản ngữ.
Topica Đà Nẵng khai giảng khoá đầu tiên của chương trình Cử nhân trực tuyến
HOU-Topica.
1.600 sinh viên đầu tiên tốt nghiệp các chương trình Cử nhân trực tuyến Topica
Uni: 97% có việc làm, 34% tìm được việc ưng ý hơn, đạt mức tăng lương sau một năm
16.1% gấp đôi mặt bằng xã hội, hàng trăm người trở thành chủ doanh nghiệp, lãnh
đạo, quản lý.
16 cựu học viên tốt nghiệp các khoá Topica Founder Institute và khởi nghiệp: 5
công ty startup gọi vốn thành công, trong đó có 2 công ty gọi được vốn hàng triệu
USD; 3 cựu học viên tài trợ 30 học bổng toàn phần cho TFI khoá 3 theo tinh thần “Pay
It Forward” của Thung lũng Silicon; nhiều cựu học viên đạt giải thưởng quốc tế tại các
cuộc thi ở Nhật, Singapore, Ấn Độ, ASEAN.

E-Learning Việt Nam toả sáng tại Hội nghị Kinh tế Toàn cầu (GES) với bài phát
biểu của đại diện Topica.
Năm 2015-2018: Topica Native đã có hơn 1.000 giáo viên bản xứ, nhân viên,
cộng tác viên ở các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP. HCM và Đà
Nẵng; có 300 Mô-đun khóa học đa phương tiện và hơn 15.000 sinh viên trực tuyến tại
Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Topica Native cũng đạt được nhiều thành tựu như :
Đang là người đầu tiên trên thế giới cho phép thực hành tiếng Anh thông qua
Google Glass.
Triển khai chương trình nói tiếng Anh thực hành trực tuyến đầu tiên với 100%
giáo viên bản ngữ.

22


2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Topica Native
TOPICA
TOPICA NATIVE
NATIVE

Ban
Ban Giám
Giám Đốc
Đốc

Bộ
Bộ phận
phận phát
phát triển
triển kinh

kinh doanh
doanh

Bộ
Bộ phận
phận vận
vận hành
hành chuyên
chuyên môn
môn

Bộ
Bộ phận
phận dự
dự án
án

Trung
Trung tâm
tâm tuyển
tuyển sinh
sinh Hà
Hà Nội
Nội

Trung
Trung tâm
tâm phát
phát triển
triển chuyên

chuyên môn
môn

Trung
Trung tâm
tâm Marketing
Marketing

Trung
Trung tâm
tâm quản
quản lý
lý học
học viên
viên

Trung
Trung tâm
tâm vận
vận hành
hành miền
miền Nam
Nam

Trung
Trung tâm
tâm giám
giám sát
sát chất
chất lượng

lượng

Bộ
Bộ phận
phận tài
tài chính
chính kế
kế toán
toán

Bộ
Bộ phận
phận Tuyển
Tuyển dụng
dụng và
và Quản
Quản trị
trị
giảng viên
viên quốc
quốc tế
tế
giảng

Trung
Trung tâm
tâm nghiên
nghiên cứu
cứu và
và phát

phát

Trung
Trung tâm
tâm tuyển
tuyển dụng
dụng và
và đào
đào tạo
tạo

triển
triển

giảng
giảng viên
viên

Trung
Trung tâm
tâm quản
quản trị
trị giảng
giảng viên
viên

Trung
Trung tâm
tâm vận
vận hành

hành đào
đào tạo
tạo

(Nguồn: Cơ cấu tổ chức của Topica)
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty trong 3 năm gần đây
Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2015, 2016, 2017.
Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
(đơn vị: VNĐ)
STT

Năm 2016
Năm 2017
175.510.427.58 248.795.974.35
1
Doanh thu
126.258.227.114
6
8
2
Chi phí
27.879.097.269 69.392.580.235 84.521.763.567
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy nhìn chung hoạt
động tài chính của công ty tốt và tăng trưởng liên tục, cụ thể:
Tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, năm cao nhất là 2017 là
248.795.974.358 tỷ đồng, cao hơn năm 2015 là 122.537.747.244 tỷ đồng, tăng rất
nhiều so với năm 2015.
23


Danh mục

Năm 2015


2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG E-MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN GIÁO DỤC TOPICA ENGLISH
2.2.1. Tổng quan hoạt động marketing điện tử tại Công ty Cổ phần Giáo dục
Topica English
Công ty luôn nhận thức rõ vai trò của thương mại điện tử nói chung cũng như lợi
ích của marketing điện tử nói riêng. Vì vậy các hoạt động marketing điện tử đang được
công ty hết sức quan tâm. Công ty giới thiệu sản phẩm của mình trên website chính
thức
Hiện nay, SEO đang là công cụ được sử dụng nhiều nhất để quảng bá thương hiệu
sản phẩm cũng như website của Công ty. Đội ngũ nhân viên marketing tập trung tối ưu
hóa công cụ tìm tiếm chủ yếu trên google nhằm nâng cao thứ hạng của website trên
trang tìm kiếm đồng thời cũng không ngừng cập nhật thông tin, làm mới cũng như chỉnh
sửa để website ngày càng hoàn thiện có tính logic cao để website có mặt tại trang đầu
mỗi khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm có liên quan đến sản phẩm của Công ty.
Một công cụ khác cũng được công ty sử dụng thường xuyên trong hoạt động Emarketing đó là MXH. Các MXH như Facebook, Google+, Zalo, Youtube đã được
triển khai và đang trong kế hoạch phát triển. Công ty ngày càng nhận thấy vai trò quan
trọng của các MXH này trong việc quảng bá sản phẩm. Ngoài ra Công ty cũng ứng
dụng email marketing nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Các email này phần lớn do
Công ty gửi mà không thuê bên thứ 3 và được coi như một hình thức marketing trực
tiếp trong các hoạt động marketing của Công ty. Hình thức SMS marketing cũng được
quan tâm tuy nhiên mức độ ứng dụng còn rất thấp cũng như hiệu quả chưa cao.
Từ thực trạng ứng dụng các công cụ điện tử trong hoạt động marketing của mình,
Công ty đang chú trọng đầu tư hơn nữa và khai thác hiệu quả hơn lợi ích của internet
cũng như công nghệ. Điều đó cần có thời gian, chi phí, công sức lớn cũng như sự nắm
bắt nhu cầu thị trường và tác động của môi trường trong và ngoài công ty để làm nên

một bước đột phá trong việc quảng bá trực tuyến thương hiệu và website của Công ty
thông qua marketing điện tử.
2.2.2. Các yếu tố tác động đến vấn đề triển khai hoạt động E-marketing tại
Công ty Cổ phần Giáo dục Topica English
2.2.2.1. Môi trường bên trong
Cơ sở hạ tầng CNTT: Công ty đang không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy tính
nhằm nâng cấp phòng làm việc cũng như tạo môi trường làm việc hiện đại, thoải mái
cho nhân viên. Đảm bảo các điều kiện tối ưu nhất phục vụ cho hoạt động marketing
điện tử. Trong quá trình làm việc, Công ty còn có chế độ bảo mật máy tính và bảo mật
mạng rất hiệu quả như:

24


Bảo mật máy tính cao: lưu giữ các thông tin của Công ty một cách an toàn , tránh
sự xâm nhập của các hacker xâm nhập vào hệ thống để đánh cắp dữ liệu quan trọng
của Công ty.
Bảo mật mạng an toàn phòng tránh được các vấn đề về an ninh mạng đảm bảo
các thông tin, dữ liệu cho Công ty luôn được giữ an toàn.
Nguồn nhân lực: Khi bắt đầu triển khai hoạt động TMĐT, công ty phải tuyển
dụng một số lượng nhân sự mới để thực hiện các kế hoạch E-marketing nói riêng và
các hoạt động TMĐT khác nói chung. Đồng thời, Công ty tổ chức tập huấn, phổ biến
tới những nhân viên khác nhằm nâng cao hiểu biết về TMĐT. Nhân sự là yếu tố ảnh
hưởng lớn nhất tới hoạt động E-marketing của Công ty, cần có những giải pháp để ổn
định vấn đề nhân sự của Công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nguồn lực tài chính: Đối với việc phát triển hoạt động E-marketing, ngoài các
khoản tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu cần phải có các chi phí phát sinh khác
trong quá trình triển khai các chiến dịch marketing, đây là một vấn đề đặt ra với Công
ty. Để đảm bảo cho các hoạt động marketing của Công ty diễn ra có hiệu quả và đảm
bảo nguồn lực tài chính trong triển khai thực hiện cần có những giải pháp tối ưu được

đưa ra, tránh lãng phí và kém hiệu quả.
Theo như kết quả điều tra đối với các nhân viên của Công ty, nguồn nhân lực được
cho là yếu tố bên trong có ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng các công cụ Emarketing. Bởi phải có một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, có năng lực, nắm
bắt xu thế và theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ thì mới có thể tối ưu hóa các
công cụ để đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng CNTT cũng có ảnh hưởng lớn tới việc sử
dụng các công cụ marketing điện tử. Do vậy, DN cần quan tâm tới các yếu tố trên, bồi
dưỡng năng lực nhân viên cũng như cơ sở hạ tầng để có thể thực hiện các hoạt động Emarketing cũng như sử dụng các công cụ một cách hiệu quả.
2.2.2.2. Môi trường bên ngoài
Tình hình chính trị - luật pháp: Mỗi hoạt động kinh doanh của Công ty đều chịu
sự chi phối, tác động của pháp luật. Nhà nước đã ban hành các quy định, văn bản pháp
luật liên quan tới hoạt động TMĐT và mới đây nhất bao gồm:
Ngày 19/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). Bên cạnh các quy định
về hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT trên website đã được quy định trước đó tại
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP có bổ sung thêm các quy
định về hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT trên ứng dụng di động.
Ngày 14/12/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2015/NĐ-CP về tổ chức
25


×