Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.03 MB, 26 trang )



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG






NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN




CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ IN BƯU ĐIỆN




Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH






HÀ NỘI - 2013



























































Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Ngọc Hải



Phản biện 1:
TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến


Phản biện 2:
TS. Nguyễn Văn Tấn


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ
tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày 02 tháng 11 năm 2013




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông










PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam trở thành điểm
thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, tạo ra môi trường cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, tình hình khủng hoảng của kinh tế thế giới và khó
khăn kinh tế trong nước thời gian qua đã tác động đến hoạt động SXKD của các doanh
nghiệp. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng cao ở mức
đáng lo ngại đã làm cho hiệu quả kinh tế của nhiều doanh nghiệp giảm sút, lỗ kéo dài phải
thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Trước bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp
phải tích cực tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo an toàn tài
chính. Đó là việc làm tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện, một đơn vị thành viên trực
thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đứng trước sự khủng khoảng của
nền kinh tế và cạnh tranh khốc liệt, để vượt qua những khó khăn, tạo bước đi bền vững
trong tương lai, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là Công ty phải tổ chức, quản lý, sử dụng
vốn kinh doanh có hiệu quả nhất để vừa bảo toàn, vừa phát triển được vốn đồng thời mang
lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu
Điện ” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát và hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh
và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ
phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện.


* Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông
và In Bưu Điện. Các tài liệu, số liệu để nghiên cứu phân tích là các Báo cáo tài chính, Báo
cáo tổng kết của Công ty trong vòng 3 năm 2010-2012, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh,… làm phương pháp luận căn bản
cho việc nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu, tổng hợp ý kiến chuyên gia về Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In
Bưu Điện.
5. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch
vụ Viễn thông và In Bưu Điện.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện.















CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản
được huy động, sử dụng đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm
thu lợi nhuận.
1.1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
- Là một trong những điều kiện tiên quyết có vai trò quyết định trong việc thành lập,
hoạt động, phát triển của doanh nghiệp.
- Là cơ sở để tính toán hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh, mở rộng
sản xuất và phát triển thị trường doanh nghiệp.
- Là công cụ đánh giá, kiểm tra quá trình SXKD của doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại vốn
1.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành

* Vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn của chủ sở hữu đầu tư doanh nghiệp được sử dụng một cách chủ động,
lâu dài và thường không phải thanh toán lợi tức cố định như sử dụng vốn huy động bên
ngoài.
* Vốn huy động của doanh nghiệp
Trong quá trình SXKD, ngoài số vốn tự có thì doanh nghiệp còn phải sử dụng một
khoản vốn khá lớn đó là vốn huy động. Khi sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp phải trả
lãi và gốc khi đến hạn, nguồn vốn huy động bao gồm: nguồn vốn tín dụng, phát hành cổ
phiếu và nguồn vốn chiếm dụng.
1.1.3.2. Phân loại vốn theo vai trò và đặc điểm chu chuyển
* Vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn
của doanh nghiệp. Đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và
hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.


* Vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Đặc điểm của vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một
vòng tuần hoàn khi doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
1.1.4. Quản lý vốn trong doanh nghiệp
1.1.4.1. Quản lý vốn cố định
* Quản lý quỹ khấu hao tài sản cố định
- Phải tính toán chính xác số trích lập quỹ khấu hao, đồng thời phân phối và sử dụng
quỹ đó hợp lý để có kế hoạch thực hiện đổi mới TSCĐ.
- Xem xét cơ cấu nguồn vốn đầu tư hình thành TSCĐ. Với nguồn vốn CSH doanh
nghiệp được quyền sử dụng linh hoạt toàn bộ số tiền trích khấu hao, với nguồn vốn huy
động, khi chưa đến kỳ thanh toán nợ doanh nghiệp có thể tạm thời sử dụng lượng tiền này
cho các hoạt động kinh doanh.
* Quản lý nguồn vốn dài hạn

Doanh nghiệp có thể lựa chọn tài trợ cho TSCĐ bằng vốn tự có hoặc đi vay, nhưng
trước khi lựa chọn phương thức tài trợ từ nguồn vốn tự có hay nguồn vốn vay phải soạn
thảo được chính sách vay nợ. Tất cả các lựa đều phải nhằm đạt mục đích bảo toàn và phát
huy được hiệu quả vốn.
1.1.4.2. Quản lý vốn lưu động
* Quản lý vốn bằng tiền
Đối với tiền mặt: mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thực
hiện thông qua quỹ; có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt; doanh
nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để áp dụng cho từng trường hợp thu
chi.
Đối với vốn tiền gửi tại ngân hàng doanh nghiệp cần tính toán xác định chính xác
nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động thực hiện trong ngắn hạn để sử dụng vốn tiền gửi
ngân hàng hợp lý.
* Quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động
nhằm vào nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp. Đây là nhiệm
vụ rất quan trọng có thể áp dụng các phương pháp quản lý hàng tồn kho khác nhau để có
hiệu quả tốt song đạt phải hai mục tiêu là an toàn và mục tiêu kinh tế.


* Quản lý các khoản phải thu
Các khoản phải thu chính là số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Doanh nghiệp cần
đặc biệt chú ý tới các nhân tố mà mình có thể kiểm soát được, đó là chính sách tín dụng,
phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, xác định điều kiện thanh toán, thường xuyên
kiểm soát nợ phải thu.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả sử dụng vốn có thể được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tương
quan giữa kết quả thu được từ hoạt động SXKD với số vốn bỏ ra để đạt được kết quả đó.
1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong

doanh nghiệp
- Là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo mục tiêu của nhà đầu tư.
- Là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Là yêu cầu tất yếu để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
- Là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, góp phần làm tăng ngân sách nhà
nước và nâng cao đời sống người lao động.
1.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3.1. Phương pháp so sánh
1.2.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
1.2.3.3. Phương pháp cân đối
1.2.3.4. Phương pháp phân tích chi tiết
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
- Tỷ suất LNST trên doanh thu thuần


- Vòng quay vốn kinh doanh


- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)


Tỷ suất LNST trên doanh thu thuần =
LNST
Doanh thu thuần

Vòng quay vốn kinh doanh =
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ


Tỷ suất LNST trên VKD =
LNST
VKD quân trong kỳ



- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)


1.2.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu suất sử dụng VCĐ
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
1.2.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
- Hệ số sinh lời của VLĐ
- Hàm lượng vốn lưu động
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
- Số lần luân chuyển VLĐ
- Kỳ luân chuyển VLĐ
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn
lưu động
- Vòng quay các khoản thu
- Kỳ thu tiền trung bình
- Vòng quay hàng tồn kho
- Thời gian quay vòng hàng tồn kho
* Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta còn sử dụng chỉ tiêu về khả năng
thanh toán của doanh nghiệp
- Hệ số thanh toán ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh

- Hệ số thanh toán tức thời
- Khả năng thanh toán lãi vay
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng và một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.3.1. Những nhân tố ảnh tưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
1.3.1.1. Nhân tố khách quan
Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH =
LNST
Vốn CSH bình quân


- Sự ổn định của nền kinh tế
- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
- Rủi ro bất thường trong kinh doanh
1.3.1.2.Nhân tố chủ quan
- Cơ cấu vốn
- Cơ cấu tổ chức quản lý
- Trình độ người lao động
- Lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp
- Thương hiệu của doanh nghiệp
- Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật của doanh nghiệp
- Các mối quan hệ của doanh nghiệp
1.3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp
1.3.2.1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
- Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng

cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sữa chữa dự phòng TSCĐ.
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, ngoài các biện pháp nêu trên cần thực hiện tốt
quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo tồn vốn cố định đối với các doanh nghiệp.
1.3.2.1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết tối thiểu cho từng thời gian SXKD nhằm
phát huy hợp lý các nguồn vốn bổ sung.
- Đảm bảo tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong các khâu của quá trình sản xuất
Qua việc hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ các nội dung quản lý sử dụng vốn cố
định, vốn lưu động; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động;
phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của doanh


nghiệp cho thấy đây là nội dung quản lý rất quan trọng, cần được quan tâm trong hoạt động
của tất cả các doanh nghiệp. Cơ sở lý luận này là căn cứ cho việc phân tích và đánh giá
thực trạng, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở
một doanh nghiệp cụ thể.


























CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
VÀ IN BƯU ĐIỆN
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In
Bưu Điện.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện có tên tiếng anh là: Post
Printing and Telecommunication Services Joint Stock
Tên viết tắt tiếng anh: PTP., JSC
Trụ sở chính: Số 564, đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông và In Bưu điện hoạt động SXKD các sản phẩm
phục vụ chủ yếu trong ngành Bưu chính Viễn thông, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập
trực thuộc Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tiền khởi của Công ty là nhà in Chính Nghĩa của tư nhân thời kỳ Pháp thuộc, được

ngành Bưu điện mua lại và đổi tên thành Xưởng in trực thuộc phòng cung ứng vật tư Tổng
cục Bưu Điện. Ngày 18 tháng 9 năm 1996, Tổng cục Bưu điện đã ký Quyết định số
512/QĐ/TCCB-LĐ chuyển xưởng in Bưu điện thành Xí nghiệp in Bưu điện thuộc Tổng
Công ty Bưu chính Viễn thông Việt. Ngày 24 tháng 12 năm 2002, Tổng cục Bưu điện đã ra
Quyết định số 527/QĐ/TCCB-LĐ đổi tên Xí nghiệp In Bưu điện thành Công ty In Bưu điện.
Ngày 28/11/2004, Công ty in Bưu điện đã thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số
36/2004/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông và mang tên Công ty Cổ phần In Bưu
Điện. Ngày 28 tháng 03 năm 2007, theo Quyết định số 39/QĐ-ĐHĐCĐ của Đại hội đồng cổ
đông Công ty Cổ phần In Bưu Điện đã quyết định thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và
đổi tên Công ty Cổ phần In Bưu Điện thành Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông và In Bưu
Điện. Đến ngày 10/12/2009 cổ phiếu của Công ty được chính thức niêm yết trên thị trường
chứng khoán Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện.
* Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty


Công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện được tổ chức theo mô hình
Công ty cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Ban tổng
giám đốc, Khối phòng ban quản lý, Khối kinh doanh, Khối sản xuất, thể hiện qua sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty


















* Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện chủ yếu sản xuất các sản phẩm
cung cấp cho ngành Bưu Chính – Viễn thông. Sản phẩm của Công ty có tính kỹ thuật cao,
mang đặc điểm riêng của ngành.Với nhiều sản phẩm mang tính đặc thù, nên lao động phải
được đào tạo chuyên ngành Bưu chính – Viễn thông hoặc công nghệ thông tin mới đáp ứng
được yêu cầu công việc.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In
Bưu điện
Các sản phẩm của Công ty chủ yếu cung cấp cho toàn ngành Bưu chính – Viễn
thông. Với phạm vi rộng và nhiều ngành nghề, các ngành nghề hoạt động chịu sự
điều chỉnh về các quy phạm pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó Công ty hoạt động
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐỒNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
KHỐI PHÒNG BAN
QUẢN LÝ
KHỐI KINH DOANH KHỐI SẢN XUẤT

Chi
nhánh
PTP
Thăng

Long


Chi
nhánh
Miền
Bắc


Chi
nhánh
Bắc
Trung
Bộ


Chi
nhánh
Miền
Trung


Chi
nhánh
TP Hồ
Chí
Minh




nghiệp
In
Bưu
Điện


Phòng
Tổng
Hợp


Phòng
Tài
Chính
Kế
Toán


Kỹ
thuật
Công
nghệ



nghiệp
in
dữ
liệu



Nhà
máy
thẻ



trong lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ công nghệ cao đã tác động đến nhu cầu đầu tư, thay
thế máy móc, thiết bị hiện đại. Điều đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn
thông và In Bưu điện giai đoạn 2010-1012.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2010 -2011 - 2012
Chỉ tiêu ĐV tính
Năm
2012 2011 2010
Doanh thu thuần Triệu đồng 1.294.299 320.682 216.616
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1.228.574 251.555 162.445
Tổng LN kế toán trước thuế Triệu đồng 7.254 7.020 12.690
Lợi nhuận sau thuế TNDN Triệu đồng 4.268 4.934 9.338
Lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu Đồng 640 740 1.400
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012)
- Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy doanh thu của Công ty tăng lên hàng năm nhưng
song song với sự tăng doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng tăng rất nhanh. Vì giá vốn cũng
tăng rất nhanh và năm 2012 Công ty hết chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nên
lợi nhuận sau thuế không tăng. Điều đó cho thấy Công ty cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự
khó khăn của kinh tế trong nước và thế giới. Tuy nhiên, với những cố gắng Công ty vẫn
hoàn thành kế hoạch đề ra.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ
Viễn thông và In Bưu Điện

2.2.1. Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện.
2.2.1.1. Khái quát chung về nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông và
In Bưu điện.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện đã chủ động nguồn vốn của
mình bằng cách tận dụng tiềm lực sẵn có và tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài nhằm đảm
bảo hoạt động SXKD. Theo bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty được hình
thành từ hai nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty
bị dần thu hẹp và theo hướng tăng vốn chủ sở hữu giảm nợ phải trả. Việc giảm nợ phải trả
cho thấy Công ty đang cô gắng giảm sức ép từ các khoản nợ. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng
chứng tỏ cơ cấu tài chính của Công ty khá mạnh và ổn định, rủi ro thanh toán thấp và trách
nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của Công ty cao.



Bảng 2.2: Nguồn hình thành vốn của Công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
S
ố tiền

TT(%)

S
ố tiền

TT(%)

S
ố tiền


TT(%)

Tổng cộng
242.309

100

290.285

100

290.456

100

I. Nguồn vốn CSH
137.766

57

137.186

47

140.782

48

1. Vốn chủ CSH

137
.
766

57

137
.
186

47

140
.
782

48

Vốn đầu tư của CSH
68
.
000

28

68
.
000

23


68
.
000

23

Thặng dư vốn cổ phần
52.190

22

52.190

18

52.190

18

Cổ phiếu quỹ
(7
.
117)

(3)

(7
.
117)


(2)

(7
.
117)

-
2

Qũy đầu tư phát triển
12
.
430

5

12
.
430

4

11
.
431

4

Quỹ dự phòng tài chính

6.856

3

6.856

2

6.856

2

LNST chưa phân phối
5.407

2

4.827

2

9.422

3

2. Nguồn kinh phí, quỹ khác
-

-


-

-

-

II. Nợ phải trả
104
.
542

43

153
.
099

53

149
.
674

52

1. Nợ ngắn hạn
77
.
717


32

116
.
046

40

127
.
305

44

Vay và nợ ngắn hạn
36.556

15

50.066

17

48.042

17

Phải trả người bán
22.025


9

44.004

15

56.884

20

Người mua trả tiền trước
1
.
152

-

729

0

9
.
584

3

Thuế và các khoản phải nộp NN
5.035


2

3.719

1

1.802

1

Phải trả người lao động
2.171

1

1.747

1

4.529

2

Chi chí phải trả
223

-

1
.

485

1

1
.
926

1

Phải trả nội bộ
-

-

-

-

Các khoản phải trả, phải nộp NH
khác 10.519

4

14.113

5

4.422


2

Quỹ khen thưởng phúc lợi
35

-

179

-

115

-

2. Nợ dài hạn
26.825

11

37.052

13

22.368

8

Vay và nợ dài hạn
24.888


10

34.752

12

22.245

8

Dự phòng trợ cấp mất việc làm
-

-

160

-

122

-

Doanh thu chưa thực hiện
1
.
936

1


2
.
139

1

-

-

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty ngày 31/12 các năm: 2010,2011,2012)
2.2.1.2. Tình hình huy động vốn để phục vụ hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần
Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện.
Bảng 2.3 cho thấy vốn CSH chiếm tỷ lệ tăng dần trong tổng nguồn vốn chính sách
huy động vốn của Công ty hiện nay là tăng cường huy động từ bên trong nội bộ, huy động
các chủ sở hữu, giảm nguồn huy động từ bên ngoài nhằm tạo nên một cơ cấu vốn an toàn
khi nợ phải trả diễn ra.




Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn năm 2010 -2011 -2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)
1. Vốn chủ sở hữu 137.766 57 137.186 47 140.781 48
2. Nợ phải trả 104.543 43 153.099 53 149.674 52
Tổng nguồn vốn 242.309 100 290.285 100 290.455 100

Chênh lệch
31/12/2012
với 31/12/2011
31/12/2011
với 31/12/2010
31/12/2012
với 31/12/2010
Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%)
1
.
V
ốn chủ sở hữu

580

1

(3
.
595)

(3)

(3
.
015)

(2)

2. Nợ phải trả (48.556) (32) 3.425 2 (45.131) (30)

Tổng nguồn vốn (47.976) (17) (170) - (48.146) (17)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012)
Qua bảng 2.4 ta thấy hệ số nợ ở mức an toàn Công ty có thể huy động thêm vốn để
phát triển. Trong 3 năm phân tích vốn chủ sở hữu chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn
của Công ty, chính sách tài trợ của Công ty một nửa là dùng nguồn vốn tự có, đây là một
chính sách phù hợp khi sức ép lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp là khá lớn như hiện
nay.
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2010-2011-2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính

31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
1. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 137.766

137.186

140.781

2. Nợ phải trả Triệu đồng 104.543

153.099

149.674

3. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 242.309

290.285

290.455

4. Hệ số nợ/tổng nguồn vốn 0,43


0,53

0,52

5. Hệ số vốn CSH/tổng nguồn vốn 0,57

0,47

0,48

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012)
2.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ
Viễn thông và In Bưu Điện.
Bàng 2.5: Cơ cấu vốn của Công ty
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
S
ố tiền

TT (%)

S
ố tiền

TT(%)

S
ố tiền


TT(%)

1
. V
ốn cố định

129.222

53

137.867

47

114.928

40

2. Vốn lưu động 113.087 47 152.418 53 175.527 60
T
ổng vốn

242.309

100

290.285

100


290.455

100

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012)


Từ bảng 2.5 ta thấy cố định chiếm tỷ trọng tăng dần và vốn lưu động chiếm tỷ trọng
giảm dần trong tổng nguồn vốn.
2.2.2.1. Quản lý và sử dụng vốn cố định
* Kết cấu vốn cố định của Công ty năm 2012
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn cố định các năm 2010-2011-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
Số tiền TT(%)

Số tiền TT(%)

Số tiền TT(%)

Tổng cộng
129.222

100

137.864

100


114.927

100

I. Các khoản phải thu dài hạn
-

-

-

II. Tài sản cố định
109.943

85

114.704

83

90.375

79

1. Tài s
ản cố định hữu h
ình

34.309


31

36.036

31

30.918

34

2. Tài sản cố định thuế tài chính 68.474

62

71.508

62

51.806

57

3. Tài sản cố định vô hình 7.160

7

7.160

6


7.160

8

4. Chi phí xây d
ựng dở dang

-

-

-

-

491

1

III. Bất động sản đầu tư
9.000

7

9.000

7

9.000


8

- Nguyên giá 9.000

100

9.000

100

9.000

100

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
7.765

6

11.884

9

11.884

10

1. Đầu tư vào Công ty liên kết, liên doanh -

-


4.119

35

4.119

35

2. Đầu tư dài hạn khác 7.765

100

7.765

65

7.765

65

V. Tài sản dài hạn khác
2.514

2

2.276

2


3.668

3

1. Chi phí tr
ả tr
ư
ớc d
ài h
ạn

2.502

100

2.253

99

2.066

56

2.

Tài s
ản d
ài h
ạn khác


12

0

22

1

1.601

44

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012
Trong 3 năm phân tích thì TSCĐ chiếm tỷ trọng tăng dần và lớn nhất trong tổng vốn
cố định đạt 85% tại thời điểm ngày 31/12/2012, tỷ trọng tăng dần chứng tỏ Công ty có chú
trọng đến TSCĐ.
Bất động sản đầu tư trong 3 năm chiếm tỷ trọng nhỏ giao động khoảng 7%, đó là
quyền sử dụng đất mua của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện tại Đà Nẵng chờ
tăng giá để bán.
Tiếp đó là các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm dần nguyên nhân sụt giảm là do
trong năm Công ty đã quyết định thoái vốn toàn bộ khoản vốn góp vào Công ty CP Sản xuất
Thương mại QM.
2.2.2.2. Quản lý và sử dụng vốn lưu động




Bảng 2.7: Cơ cấu vốn lưu động 3 năm 2010, 2011, 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11.846

10

8.588

6

36.278

21

1. Tiền 11.846

100

7.588


88

17.278

48

2. Các khoản tương đương tiền

-

-

1.000

12

19.000

52

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

1.968

2

10.486

7


7.600

4

1. Đầu tư ngắn hạn

4.408

224

10.486

100

7.600

100

2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (2.440)

(124)

-

-

-

-


III. Các khoản phải thu ngắn hạn

61.778

55

77.686

51

75.878

43

1 Phải thu khách hàng 43.533

70

66.946

86

72.793

96

2. Trả trước cho người bán 216

0


3.137

4

1.286

2

3. Các khoản phải thu khác

19.420

31

8.739

11

2.779

4

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (1.391)

(2)

(1.136)

(1)


(981)

(1)

IV Hàng tồn kho

33.323

29

50.545

33

46.139

26

1. Hàng tồn kho 35.121

105

52.343

104

47.937

104


2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1.798)

(5)

(1.798)

(4)

(1.798)

(4)

V. Tài

s
ản ngắn hạn khác

4
.
171

4

5
.
115

3


9
.
632

5

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 6

0

3

0

-

-

2. Thuế GTGT được khấu trừ 610

15

264

5

1.855

19


3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 198

5

-

269

3

4. Tài sản ngắn hạn khác 3.357

80

4.848

95

7.507

78

TỔNG CỘNG

113.086

100

152.420


100

175.527

100

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012)
Bảng 2.7 cho thấy tổng vốn lưu động có xu hướng giảm trong 3 năm phân tích, cụ
thể:
* Vốn bằng tiền
Bảng 2.8: Bảng chi tiết tiền và tương đương tiền năm 2010 – 2011 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)

Số tiền TT(%)
1.Tiền mặt 927

8

278

3


2,233

6

2.Tiền gửi ngân hàng 10.919

92

7.310

85

15.046

41

3.Các khoản tương đương tiền -

-

1.000

12

19.000

52

-Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng trở

xuống 1.000

100

19.000

100

Vốn bằng tiền 11.846

100

8.588

100

36.279

100

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012)


Qua bảng 2.8 ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm có sự thay đổi
đáng kể. Năm 2011 giảm so với năm 2010 là 76% thì năm 2012 lại tăng so với năm 2011 tỷ
lệ tăng là 38%.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán năm 2010 – 2011 - 2012
STT

Chỉ tiêu

31/12/2012

31/12/2011

31/12/2010

Số tiền(tr.đ)

Số tiền(tr.đ)

Sốtiền(tr.đ)

I
Các chỉ số chính
1

T
ổng t
ài s
ản

242
.
309

290
.
285

290

.
455

2

Tài s
ản ngắn hạn

113
.
087

152
.
421

175
.
527

3 Tiền và các khoản tương đương tiền 11.846

8.588

36.278

4

Hàng t
ồn kho


33
.
323

50
.
545

46
.
139

5 Tổng nợ phải trả 104.542

153.099

149.674

6 Nợ ngắn hạn 77.718

116.046

127.305

7 Chi phí lãi vay 12.011

15.392

9.206


8 Lợi nhuận trước thuế 7.254

7.020

12.690

II
Các ch
ỉ ti
êu đánh giá

1

KN thanh toán t
ổng quát =(1)/(5)

2
,
32

1
,
90

1
,
94

2 KN thanh toán nợ ngắn hạn = (2)/(6) 1,46


1,31

1,38

3 KN thanh toán nhanh= (2-4)/(6) 1,03

0,88

1,02

4 KN thanh toán tức thời=(3)/(6) 0,15

0,07

0,28

5 KN thanh toán lãi vay=(7+8)/(7) 1,60

1,46

2,38

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012)
Bảng 2.9 cho thấy các chỉ số thanh toán của Công ty đều lớn hơn 1 tức là khá tốt, duy
chỉ có hệ số thanh toán tức thời hơi thấp.
* Tình hình quản lý các khoản phải thu
Bảng 2.7 ta thấy các khoản phải thu trong 3 năm phân tích đều giảm. Bảng 2.10 cho
thấy vòng quay các khoản phải thu tăng lên và kỳ thu nợ bình quân giảm đi. Tuy nhiên nhìn
vào bảng 2.11 số dư các khoản phải trả vẫn nhỏ hơn số dư các khoản phải thu, tức Công ty

bị chiếm dụng vốn.
* Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho
Bảng 2.12 Các chỉ tiêu phản ánh hàng tồn kho năm 2010 -2011 - 2012
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2012 2011 2010
Số tiền Số tiền Số tiền
I. Các chỉ số chính
1. Giá v
ốn h
àng bán

Tri
ệu đồng

1.
228
.
574

251
.
555

162
.
445

2. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng


41.934

48.342

40.361

II. Các chỉ tiêu đánh giá
1. S
ố v
òng quay hàng t
ồn kho=(1)/(2)

Vòng

29

5

4

2.Số ngày một vòng quay hàng tồn
kho=360/(II.1)

Ngày

12

69


89



2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông
và In Bưu Điện.
2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2010- 2012
STT

Chỉ tiêu Đơn vị tính năm 2012 năm 2011

năm 2010

1 Doanh thu thuần Triệu đồng 1.294.299

320.682

216.616

2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 4.269

4.934

9.338

3 Vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 266.297

290.370


278.926

4 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 137.476

138.984

140.037

5 Tỷ suất LNST trên doanh thu thuần= (2)/(1) % 0,33

1,54

4,31

6 Vòng quay toàn bộ vốn= (1)/(3) Vòng 4,86

1,10

0,78

7 Tỷ suât LNST trên vốn kinh doanh= (2)/(3) % 1,60

1,70

3,35

8 Tỷ suất LNST trên VCSH= (2)/(4) % 3,11

3,55


6,67

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012
Từ bảng phân tích ta thấy, doanh thu thuần của Công ty năm sau luôn lớn hơn năm
trước đặc biệt là năm 2012. Vốn kinh doanh bình quân giảm, vốn CSH bình quân giảm dần
và lợi nhuận sau thế cũng giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm. Vậy là sự hạn chế mở rộng
quy mô sản xuất đã làm cho hiệu quả sử dụng kinh doanh của Công ty giảm theo.
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2010 – 2011 -2012
STT

Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
năm 2012

năm 2011

năm 2010
1 Doanh thu thuần Triệu đồng

1.294.299

320.682

216.616

2

L

ợi nhuận sau thuế

Tri
ệu đồng

4
.
269

4
.
934

9
.
338

3 Vốn cố định bình quân Triệu đồng

133.545

126.398

135.691

4

Nguyên giá TSCĐ h
ữu h
ình bình quân


Tri
ệu đồng

206
.
664

193
.
278

168
.
677

5

Hi
ệu suất
s
ử dụng vốn cố định=(1)/(3)

-

9
,
69

2

,
54

1
,
60

6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ hữu hình=(1)/(4) - 6,26

1,66

1,28

7 Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định=(2)/(3) - 0,03

0,04

0,07







(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012)
Bảng 2.14, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng
vốn cố định lại có xu hướng giảm.
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Qua bảng phân tích 2.15 ta thấy vốn lưu động đã được sử dụng hiệu quả hơn trong

đó đáng kể có số vòng quay các khoản phải thu tăng lên hay số ngày thu nợ bình quân giảm


đi; và số vòng quay hàng tồn kho tăng, nhưng các chỉ tiêu đó đều tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu hệ
số sinh lời. Trong 3 năm từ 2010 -2012 đều thấp hơn 0.1 năm 2011, 2012 một đồng doanh
thu chỉ tạo ra 0.03 đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2010 -2011 -2012
STT

Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
năm 2012 năm 2011

năm 2010
1

Doanh thu thu
ần

Tri
ệu đồng

1
.
294
.
299

320

.
682

216
.
616

2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng

4.269

4.934

9.338

3 Vốn lưu động bình quân Triệu đồng

132.753

163.973

143.235

4 Hệ số sinh lợi VLĐ=(2)/(3) - 0,03

0,03

0,07

5 Hàm lượng VLĐ=(3)/(1) - 0,10


0,51

0,66

6 Số vòng quay VLĐ bình quân=(1)/(3) Vòng 9,75

1,96

1,51

7 Kỳ luân chuyển vốn lưu động=360/(6) Ngày 36,92

184,08

238,05













(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty các năm: 2010,2011,2012

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ
Viễn Thông và In Bưu Điện
2.3.1. Các thành tự đạt được
- Cơ cấu nguồn vốn: Điều chỉnh theo hướng giảm nợ phải trả tăng vốn chủ sở hữu
tạo ra sự chắc chắn, an toàn khi tình trạng nợ phải trả diễn ra.
- Vốn cố định:
+ Công ty đã thanh lý một số máy móc thiết bị cũ không hiệu quả. Sử dụng hợp lý
nguồn vốn tự có đầu tư thay mới đảm bảo Công ty có một cơ cấu tài sản cố định hợp lý với
máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động SXKD.
+ Công ty tăng cường khai thác năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Đồng thời
tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ tài chính nhằm chuyển dịch từng phần
giá trị của TSCĐ vào chi phí và tạo lập quỹ để bù đắp hao mòn.
- Vốn lưu động:
+ Điểm nổi bật trong năm 2012 là Công ty đã đẩy mạnh công tác thu hồi vốn, công
nợ, tăng cường quản lý, quản trị dòng tiền.
+ Hàng tồn kho biến động theo chiều hướng tốt
+ Công ty đã hoàn thành mục tiêu theo đúng định hướng của Hội đồng quản trị và
ban điều hành
* Nguyên nhân khách quan


- Mục tiêu kinh doanh của Công ty phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Công ty được hưởng những ưu đãi trong ngành Bưu chính – Viễn thông, các sản
phẩm chủ yếu phục vụ ngành nên thị trường khá ổn định.
* Nguyên nhân chủ quan
- Do sự nỗ lực, cố gắng của toàn Công ty.
- Công ty đã tổ chức tốt quá trình kinh doanh. Các khâu được tổ chức phối hợp nhịp
nhàng, ăn khớp chặt chẽ với nhau tránh được tình trạng lãng phí vốn.
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân

- Về quản lý vốn cố định:
+ Việc quản lý sử dụng TSCĐ chưa được tốt nên TSCĐ chưa hoạt động tối đa công
suất.
+ Công ty còn tồn nhiều máy móc cũ, lạc hậu và chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi
máy móc cũ hoặc hỏng hóc sử dụng với hiệu suất chưa cao.
- Về vốn lưu động:
+ Công ty chưa thực hiện công tác lập kế hoạch tài chính nên chưa chủ động trong
công tác huy động và sử dụng vốn.
+ Vốn kinh doanh bị ứ đọng ở các khoản phải thu rất lớn.
+ Hàng tồn kho của Công ty còn rất cao.
+ Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa cạnh tranh được với các đối thủ.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa được đánh giá thường xuyên giữa các chi
nhánh, xí nghiệp nên để xảy ra tình trạng nơi thiếu vốn, nơi thừa vốn.
* Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế bất ổn tác động đến tình hình SXKD của Công ty
- Chính sách điều hành của Chính phủ, các cấp tập đoàn về đẩy mạnh cắt giảm chi
phí, giảm lạm phát, thắt chặt mức cung tiền nên việc thanh toán với đối tác gặp khó khăn
làm cho các khoản phải thu của Công ty.
* Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý, sử dụng TSCĐ chưa chặt chẽ, chưa chủ động được trong kế
hoạch sửa chữa, duy tu bảo dưỡng cũng như đầu tư đổi mới TSCĐ.
- Công ty chưa có quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ rõ ràng, chưa quy định rõ trách
nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân.


- Công tác quản lý các khoản phải thu chưa được chặt chẽ:
- Các chi phí vẫn ở mức cao
- Tiền thân vẫn là một Công ty nhà nước nên bộ máy quản lý hiện còn nhiều cồng
kềnh, hiệu quả quản lý thấp, năng lực một số cán bộ quản lý của Công ty không đồng bộ
- Năng lực và khả năng cạnh tranh còn yếu nên trị trường chủ yếu vẫn là trong ngành

chưa vươn được ra thị trường bên ngoài.
- Công ty có quy mô rộng khắp cả nước nên khó khăn trong việc điều phối vốn để
xảy ra tình trạng nơi thiếu, nơi thừa.
Qua việc phân tích thực trạng về vốn kinh doanh của Công ty. Cho thấy trong thời
gian qua, Công ty đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quản lý sử dụng vốn kinh
doanh. Tuy nhiên, trong quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng còn bộc lộ
một số hạn chế, tồn tại với những nguyên nhân khách quan, chủ quan mà trong thời gian tới
Công ty cần nghiên cứu, thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả vốn kinh
doanh.

















CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
VÀ IN BƯU ĐIỆN

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn Thông và In Bưu
Điện
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và Quốc tế
Năm 2012 vừa qua là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy, các nền kinh tế mới nổi không giữ
được phong độ như trước và kết quả là đầu tư trên phạm vi toàn cầu sụt giảm, tăng trưởng
toàn cầu thấp hơn so với dự báo đầu năm.
Ở trong nước, các doanh nghiệp đã bị cạnh tranh gay gắt và chịu những tác động tiêu
cực từ khủng hoảng khiến hàng loạt các diễn biến bất lợi khác diễn ra dẫn đến các chi phí
cho SXKD đều tăng cao. Ngành Bưu Chính – Viễn thông cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng
của các yếu tố bất lợi này, làm cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động SXKD trong ngành
đều bị sụt giảm về quy mô và lợi nhuận.
Bối cảnh trên, đặt ra những thách thức lớn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế mất
khả năng thanh toán và thậm chí phá sản, với những doanh nghiệp trong ngành Bưu chính –
Viễn thông thì cố gắng hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất kinh doanh chờ thời cơ.
3.1.2. Những định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và
In Bưu Điện trong thời gian tới
Kiểm soát các chi phí trong hoạt động SXKD, phấn đấu giảm chi phí SXKD ở
mức cao nhất; khôi phục và phát triển thị trường truyền thống, cải tiến công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm để giữ vững thị trường, tìm kiếm và phát triển thêm các dịch
vụ gia tăng trên các sản phẩm hiện có; xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chế,
quy định liên quan đến công tác quản lý nội bộ trong Công ty, hoàn chỉnh các quy trình,
nghiệp vụ làm cơ sở định hướng để các đơn vị, phòng ban triển khai thực hiện các nhiệm
vụ được giao. Bên cạnh đó tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức, củng cố, sắp xếp mô hình
quản lý phù hợp với quy mô, định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới
nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất.


- Mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 được xây dựng dựa vào năng lực
và điều kiện SXKD thực tế, cụ thể qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013
TT Nội dung chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện
năm
2012
Kế
hoạch
2013
% Kế hoạch
so với
năm 2013
I

S
ản l
ư
ợng
s
ản xuất

1 Trang in
Tỷ trang
3.2

4.0 125%
2 Thẻ viễn thông Triệu thẻ 382

390 102%
II Doanh thu- Lợi nhuận





1

T
ổng doanh thu:

T
ỷ đồng

1.294

1.500

116%

- Doanh thu sản xuất Tỷ đồng 180 208 115%
- Doanh thu khác Tỷ đồng 1.114 1.292 116%
2 Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
7,253

7,900 116%
3 Cổ tức % 6% 8% 133%
4

Thu nh
ập b

ình quân lao
đ
ộng/tháng

Tri
ệu đồng

4,500

4,500

100%

(Nguồn: Báo cáo của hội đồng quản trị về kế hoạch năm 2013)
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Dịch vụ Viễn Thông và In Bưu Điện
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh
3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Tiến hành quản lý TSCĐ chặt chẽ hơn nữa
- Tiến hành lập kế hoạch sửa chữa, duy tu bảo dưỡng định kỳ TSCĐ
- Tiến hành đầu tư có chiều sâu nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ hợp lý.
- Công ty cần ban hành quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ rõ ràng hơn.
3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Chủ động xác định nhu cầu vốn làm căn cứ để huy động nguồn vốn kịp thời, đầy đủ
cho năm tới.
- Tăng cường công tác kiểm soát vốn bằng tiền
- Đổi mới cơ chế quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
- Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho
- Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

- Giảm thiểu các loại chi phí và quản lý chi phí hiệu quả.
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động


- Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra
3.2.2. Hoàn thiện hoạt động huy động vốn kinh doanh
3.2.3. Các giải pháp chung để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.3.1.Quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm
3.2.3.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý sử dụng vốn kinh doanh
3.2.3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý
3.2.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính
3.2.3.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ và tính cạnh tranh của doanh nghiệp
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước
- Giữ vững ổn định chính trị xã hội, điều tiết nền kinh tế vĩ mô tạo ra các yếu tố
khuyến khích đầu tư sản xuất
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
3.3.2. Đối với Đại hội đồng cổ đông
- Có chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch ngắn hạn cho Công ty để có căn cứ
cho Công ty huy động và sử dụng vốn được chủ động
- Giám sát chặt chẽ công tác điều hành của Hội đồng quản trị
3.3.3. Đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện
- Tiếp tục tái cơ cấu Công ty theo hướng sắp xếp, tổ chức lại các chi nhánh, Xí
nghiệp sao cho tinh gọn, hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ về tình hình quản lý điều hành
SXKD.








×