Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản Trị Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Kinh Doanh Việt Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN ĐỨC XUÂN

QUẢN TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH
VIỆT MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN ĐỨC XUÂN
QUẢN TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH
VIỆT MỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

ĐỖ MINH CƢƠNG

TRẦN ANH TÀI

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: luận văn thạc sĩ “Quản trị văn hóa doanh nghiệp tại
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS ĐỖ MINH
CƢƠNG – Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội, kết quả nghiên cứu chƣa
đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc
sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy
định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Hà Nội, Ngày ..... tháng...... năm 2018
Học viên

Nguyễn Đức Xuân



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các
thầy, các cô giáo ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. ĐỖ MINH
CƢƠNG đã tận tình, chu đáo, quan tâm, ủng hộ, tạo động lực và truyền nhiệt
huyết cho em thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn phòng hành chính nhân sƣ, phòng kinh doanh, ban giám đốc
công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ và em Khuất Thùy
Dung đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi thiếu sót nhất định. Em rất mong nhân đƣợc những ý kiến đóng góp của
thầy giáo, cô giáo để em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày ..... tháng ..... năm 2018
Học viên

Nguyễn Đức Xuân


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................ 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế ............................................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 6
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị văn hóa doanh nghiệp ..................................... 11
1.2.1. Các khái niệm về quản trị văn hóa doanh nghiệp ............................... 11
1.2.2. Các nội dung quản trị văn hóa doanh nghiệp...................................... 22
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng quản trị văn hóa doanh nghiệp ........................ 38
1.3.1. Nhận thức đúng và đầy đủ về văn hóa doanh nghiệp và vai trò của nó38
1.3.2. Nhận thức đúng và đầy đủ về quản trị văn hóa doanh nghiệp.............. 39
1.3.3. Bản lĩnh nhà quản trị ................................................................................. 40
1.3.4. Lịch sử truyền thống của tổ chức và đặc điểm nghành nghề kinh
doanh ................................................................................................................... 41
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN43
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận .............................................................. 43
2.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu của luận văn............................................ 43
2.2.1. Quá trình nghiên cứu luận văn ................................................................. 43

i


2.2.2. Xác định vấn đề, đối tƣợng, mục đích nghiên cứu ................................ 45
2.2.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 45
2.2.4. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi.................................................. 46
2.2.5. Chọn mẫu khảo sát nghiên cứu ................................................................ 49
2.2.6. Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liêu .......................................................... 49
2.2.7. Kết luận và đề suất giải pháp .................................................................... 50
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
KINH DOANHVIỆT – MỸ .............................................................................. 51

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt
Mỹ ................................................................................................................................. 51
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ. .................................................................................... 51
3.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
và Kinh doanh Việt Mỹ .............................................................................................. 52
3.2. Thực trạng công tác quản trị văn hóa tại Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩuvà Kinh doanh Việt Mỹ ............................................................................ 56
3.2.1. Công tác hoạch định quản trị văn hóa doanh nghiệp .......................... 56
3.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quản trị văn hóa doanh nghiệp ................ 60
3.2.3. Công tác lãnh đạo quản trị văn hóa doanh nghiệp ................................. 63
3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát quản trị văn hóa doanh nghiệp............... 65
3.3. Kết quả khảo sát thực đánh giá của cán bộ nhân viên về văn hóa doanh
nghiệp của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ ....... 66
3.4. Những thành tựu đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong công tác
quản trị văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và
Kinh doanh Việt Mỹ.......................................................................................... 74
3.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc và các nguyên nhân ..................................... 74
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 76
ii


CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ KINH DOANH VIỆT – MỸ ...................................................................... 80
4.1. Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh
doanh Việt Mỹ............................................................................................................ 80
4.1.1. Quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty ..................... 80
4.1.2. Nguyên tắc quản trị văn hóa doanh nghiệp............................................. 81
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị văn hóa doanh nghiệp tại Công

ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ ....................................... 81
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định văn hóa doanh nghiệp tại
công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ .................................... 81
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện quản trị văn hóa doanh nghiệp
tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ ............................... 86
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện lãnh đạo quản trị văn hóa doanh nghiệp tại công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ .............................................. 87
4.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra quản trị văn hóa doanh nghiệp
tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ ............................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 92
PHỤ LỤC 1: ....................................................................................................... 91

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CP

Cổ phần

2


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

DN

Doanh nghiệp

4

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

5

HĐQT

Hội đồng quản trị

6

KD

Kinh doanh

7


VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

8

XNK

Xuất nhập khẩu

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp .......................................... 66
Bảng 3.2. đánh giá về cấu trúc hữu hình văn hóa doanh nghiệp ........................ 68
Bảng 3.3. Đánh giá về giá trị tuyên bố văn hóa doanh nghiệp ........................... 70
Bảng 3.4. Đánh giá về giá trị ngầm định nền tảng của VHDN và niềm tin của
nhân viên ............................................................................................................. 71

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cấp độ của văn hóa doanh nghiệp ...................................................... 14
Hình 1.2. Mô hình văn hóa 6 lớp cửa Đỗ Minh Cƣơng ...................................... 18
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 45
Hình 3.1. Bộ máy quản lí tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh
Việt Mỹ................................................................................................................ 53

Hình 3.2. Logo công ty........................................................................................ 58
Hình 3.3. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp .......................................... 67
Hình 3.4. Đánh giá về cấu trúc hữu hình văn hóa doanh nghiệp ........................ 69
Hình 3.5. Đánh giá về giá trị tuyên bố văn hóa doanh nghiệp ............................ 70
Hình 3.6. Đánh giá về giá trị ngầm định nền tảng của VHDN và niềm tincủa
nhân viên ............................................................................................................. 72

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quyết định số 1846/QĐ-TTG ban hành ngày 29/9/2016 của thủ tƣớng
chính phủ, quyết định lấy ngày 10/11 hàng năm là ngày văn hóa doanh nghiệp
(VHDN) Việt Nam. Quyết định này khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng
của văn hóa doanh nghiệp (VHDN), đồng thời thể hiện rõ chính sách của chính
phủ nhằm tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về VHDN, văn hóa
doanh nghiệp là một nguồn lực góp phần cho sự phát triển bền vững đất nƣớc và
hội nhập với thế giới. Để đáp ứng với lời kêu gọi của thủ tƣớng chính phủ trong
việc xây dựng và phát triển VHDN chúng ta cần phải có một phƣơng pháp quản
trị VHDN để cho nó phát triển đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Hiện nay đã có một bộ phận doanh nhân và các nhà nghiên cứu quan tâm tới
việc xây dựng VHDN, nhƣng phần lớn chỉ là các doanh nghiệp lớn, có lịch sử,
truyền thống, có uy tín, vị thế, tầm cỡ khu vực và quốc tế. Các bài báo, bài
nghiên cứu còn mang tính quan sát, bình luận, phân tích và khảo sát ở một vài
khía cạnh của VHDN nhƣ: Xây dựng, hoàn thiện VHDN, duy trì và phát triển
VHDN, vận dụng VHDN, vai trò VHDN... Các nghiên cứu này đã làm rõ một số
đặc điểm, một số khâu trong quá trình xây dựng, phát triển, duy trì văn hóa
doanh nghiệp, đồng thời chỉ rõ VHDN không chỉ là tài sản linh hồn của doanh
nghiệp mà còn là một nguồn lực và hình ảnh của quốc gia.

Mặc dù chúng ta đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của VHDN, thừa nhận
VHDN là một nguồn lực của doanh nghiệp nhƣng chƣa chỉ rõ cách thức quản trị
nguồn lực này, và đƣa ra các phƣơng pháp cụ thể để quản trị VHDN này. Vấn đề
cấp thiết đặt ra phải hoàn thiện khung lý thuyết quản trị VHDN, quy trình quản
trị VHDN khoa học và hiệu quả.
Quản trị VHDN là cách thức để duy trì và phát triển bền vững nền VHDN
của công ty, quản trị VHDN là con đƣờng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
vƣơn tầm trở thành doanh nghiệp lớn, có vị thế trong nƣớc, khu vực và trên thế
1


giới... Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu về VHDN, là một vấn đề cần
tiếp tục làm rõ của khoa học quản trị doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu xe đạp đƣợc thành
lập năm 2006 có quy mô cỡ vừa với 112 nhân viên đang trong quá trình bắt đầu
xây dựng VHDN của mình. Với vai trò là một thứ tài sản vô hình và nguồn lực
để phát doanh nghiệp thì VHDN của Công ty cũng cần đƣợc quản trị một cách
khoa học và thực hiện một cách bài bản. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản trị văn
hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt
Mỹ”, làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra trong luận văn nhƣ sau:
-Thực trạng quản trị VHDN tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh
doanh Việt Mỹ đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Điểm mạnh và điểm yếu của
nó?
-Cần những giải pháp gì để thực hiện quản trị VHDN ở Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ một cách có hiệu quả và bền vững?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
a. Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả công tác quản trị văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.
b. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
Một là, nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận về quản trị VHDN.
Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản trị VHDN của Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện công tác quản trị
VHDN tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2


- Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị VHDN của Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu từ năm 2006 công ty
thành lập - đến nay.
Phạm vi về không gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu quản trị VHDN của
công ty tại khu vực miền Bắc.
Phạm vi nội dung: Luận văn này chỉ thực hiện nghiên cứu quản trị VHDN
của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ, đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu và đề xuất giải pháp khắc phục điểm yếu.
4. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị VHDN.
- Nhìn rõ đƣợc thực trạng của quản trị VHDN và kết quả của nó tại Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc
quản trị VHDN của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ
phù hợp với giai đoạn hiện nay.

5. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu luận văn gồm 4 chƣơng sau:
- Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về văn hóa
doanh nghiệp và quản trị văn hóa doanh nghiệp.
- Chƣơng 2. Phƣơng pháp thiết kế và nghiên cứu luận văn.
- Chƣơng 3. Thực trạng công tác quản trị VHDN tại công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.
- Chƣơng 4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị VHDN tại Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.

3


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế
Văn hóa doanh nghiệp đƣợc quan tâm nghiên cứu vào thập niên 70 của thế
kỷ XX nền kinh tế Nhật bản có bƣớc phát triển thần kỳ, các công ty Nhật gặt hái
thành công vang dội, VHDN bắt đầu quan tâm nghiên cứu và coi là một yếu tố
quan trọng đóng góp thành công đó. Các nghiên này chƣa trực tiếp đặt vấn đề
quản trị văn hóa doanh nghiệp làm đối tƣợng nghiên cứu và xử lý, nhƣng đây là
quan điểm nền móng cơ bản cho quản trị VHDN.
* Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Edgar H.Schein
Edgar Schein đã có những nghiên cứu trong việc phát triển tổ chức trong
một số lĩnh vực, bao gồm phát triển văn hóa doanh nghiệp. Năm 2004 ông đƣa
ra mô hình lý luận về ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp là:
Cấp độ một: các yếu tố hữu hình và các ứng xử. Các yếu tố hữu hình bao
gồm: kiến trúc nối thất, trang phục, giai thoại, câu chuyên.....

Cấp độ hai: các giá trị đƣợc chấp nhận gồm các yếu tố văn hóa đƣợc mong
muốn của tổ chức.
Cấp độ ba: những thói quen, ngầm định nền tảng của văn hóa doanh
nghiệp gồm niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc
nhiên đƣợc công ty chấp nhận (H.Schein,2010).
Để quản trị VHDN của công ty cần xây dựng theo trình tự ba cấp độ trên;
Tuy nhiên cách tiếp cận này còn hạn chế nhƣ quản trị VHDN chƣa tiếp cận theo
giai đoạn nhƣ: hoạch định, tổ chức thực hiện, triển khai, kiểm tra và đánh giá.
* Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Herb Kelleher
Herb Kelleher đã đƣa ra nhiều quan điểm hữu ích và thực hành thành công
VHDN, ông cho rằng VHDN là tài sản không thể thay thế đƣợc, nếu doanh
4


nghiệp thiếu vốn thì có thể đi vay, thiếu nhân viên thì có thể tuyển dụng thêm,
thiếu thị trƣờng có thể từng bƣớc mở rộng, các đối thủ cạnh tranh của doanh
nghiệp có thể bắt trƣớc nhƣng không thể bắt trƣớc hay đi mua lòng tận tụy và
trung thành của nhân viên. Đồng thời ông đƣa ra các bảy bƣớc tuyển dụng nhân
viên theo VHDN, và mƣời một lời khuyên về quản lý nhân viên có liên quan
đến VHDN, và mƣời bốn điểm cần lƣu ý khi xây dựng VHDN.
Tác giả thừa nhận VHDN là tài sản, chƣa đƣa ra cách thức quản trị tài sản
văn hóa đó một cách toàn diện và cụ thể, quản trị VHDN mới chỉ thực hiện đƣợc
một bƣớc đó là hoạch định, xây dựng VHDN, còn hoạt động khác nhƣ tổ chức
thực hiện, triển khai, kiểm tra chƣa đề cập tới.
* Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Cameron và Quinn:
Tác giả phân loại doanh nghiệp vào bốn loại văn hóa chính dựa trên bốn tiêu chí
khác nhau:
- Văn hóa hợp tác: đó là văn hóa cởi mở, môi trƣờng làm việc thân thiện dễ
chia sẻ, trung thành và mang tính đồng đội, lấy yếu tố con ngƣời làm trung tâm.
- Văn hóa sáng tạo: nền văn hóa sáng tạo, năng động và môi trƣờng làm

việc chủ động, thúc đẩy sự sáng tạo, chấp nhận thử thách, tập trung vào kết quả
lâu dài, dẫn đầu thị trƣờng là giá trị cốt lõi.
- Văn hóa kiểm soát: nền văn hóa nghiêm túc và môi trƣờng làm việc có tổ
chức, có ý thức kỷ luật cao, tuân thủ các nguyên tắc và quy trình, duy trì kết quả
trong dài hạn, sự đảm bảo và ăn chắc mặc bền là giá trị cốt lõi.
- Văn hóa cạnh tranh: hƣớng tới kết quả, ý thức cao về tính cạnh tranh và
đạt mục tiêu đề ra bằng mọi giá, tập trung đo lƣờng kết quả, đạt vị thế dẫn đầu
thị trƣờng là quan trọng.
Ƣu điêm mô hình này, quản trị VHDN trƣớc hết xác định nền văn hóa hiện
tại doanh nghiệp thuộc loại hình nào, đồng thời xác định loại hình VHDN mong
muốn trong tƣơng lai, trên cơ sở đó đƣa ra cách thức để quản trị phù hợp với

5


thực tế; nhận dạng đƣợc điểm mạnh điểm yếu phục vụ cho việc lên kế hoạch
thay đổi.
Hạn chế của nghiên cứu là quản trị VHDN nào chỉ tập trung và một loại
hình duy nhất, và sử dụng công cụ đánh giá VHDN OCAI bao gồm một khung
văn hóa tập trung chính và một khung văn hóa phụ, dựa vào các qua sát sự khác
biệt giữa mô hình hiện tại và mô hình mong muốn để có những điều chình đạt
đƣợc mô hình mong muốn. Tuy nhiên nghiên cứu nàychƣa đề cập đến khi nào
cần tiến hành điều chỉnh, tác giả chƣa tiếp cập theo bốn bƣớc bƣớc để thực hiện
quản trị VHDN này.
Qua các nghiên cứu trên ta thấy Thứ nhất: thừa nhận VHDN là một tài sản
quý không thể thay thế, do vậy cần phải quản trị nó một cách hiệu quả nhất, Thứ
hai:quản trị VHDN là tƣơng lai quản trị, phƣơng pháp quản lý mới với nhiều
biểu hiện đặc thù. Tuy nhiên chƣa xây dựng lý thuyết quản trị hoàn chỉnh để
quản lý nó, đây là khoảng trống trong nghiên cứu về VHDN.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Trong bối cảnh nền văn hóa phát triển và hội nhập hiện nay, quản trị
VHDN để phát triển đúng hƣớng là vấn đề cấp thiết, văn hóa doanh nghiệp trở
thành tiêu chí đánh giá doanh nghiệp và đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm, VHDN
là phƣơng thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nguồn lực quan trọng
tạo ra lợi thế cạnh tranh, vấn đề VHDN đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và công
bố rộng rãi, mỗi tác giả nghiên cứu VHDN theo cách tiếp cận khác nhau.
* Nghiên cứu của Đỗ Minh Cương – “Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh
doanh” – NXB.Chính trị quốc giá,(2001). Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu
một cách hệ thống, đầy đủ từ lý luận đến thực tiễn các vấn đề nhƣ: văn hóa kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, sách còn cung cấp nhiều
thông tin, tƣ liệu phong phú về văn hóa kinh doanh, triết lý kinh doanh qua kinh
nghiệp của một số nƣớc và đặc biệt trong hoạt động thực tiễn tại Việt Nam. Tuy
nhiên, trong cuốn sách này tập trung bàn về văn hóa kinh doanh nói chung và
6


văn hóa doanh nghiệp nhƣ một hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, còn ít
các mô hình văn hóa doanh nghiệp và chƣa đề cập khái niệm quản trị VHDN.
* Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Quân – “Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp” – NXB. Đại học kinh tế Quốc dân, (2007), nghiên cứu trình bày
rõ khái niệm đạo đức kinh doanh và những vấn đề đạo đức kinh doanh trong
doanh nghiệp, các triết lý về đạo đức kinh doanh, các yếu tố cấu thành VHDN.
Tác giả tập trung vào tiêu chuẩn đánh giá đạo đức kinh doanh trong doanh
nghiệp, chỉ ra các bƣớc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và duy trì nó, tác giả
mới đề cập tới một vấn đề xây dựng dựng văn hóa doanh nghiệp, tác giả chƣa
chỉ ra các xây dựng VHDN tốt, muốn xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tốt thì
phải tiến hành quản trị, quản lý nó nhƣ các nguồn lực khác,
Tác giả đề cập quản trị VHDN giống nhƣ các nguồn lực khác, nhƣng chƣa
đƣa ra khái niệm, đặc điểm, quy trình quản trị văn hóa doanh nghiệp.
* Nghiên cứu của Dương Thị Liễu – “Giáo trình văn hóa kinh doanh” –

NXB. Đại học kinh tế Quốc dân, (2012), nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn
hóa kinh doanh: triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp,
văn hóa ứng xử trong kinh doanh, VHDN coi là một tiêu chí đánh giá doanh
nghiệp, VHDN chính là “tài sản vô hình” của mỗi doanh nghiệp, có tác động
tích cực đến quá trình hình thành và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tác giả có bàn về đạo đức kinh doanh coi đó là dạng đạo đức nghề nghiệp
đƣợc vận dụng trong hoạt động kinh doanh, góp phần hành vi chủ thể kinh
doanh, nâng cao chất lƣợng doanh nghiệp, chỉ ra mối liên hệ của đạo đức kinh
doanh với trách nhiệm xã hộ doanh nghiệp đó là: trách nhiệm xã hội là những
nghĩa vụ, cam kết phải thực hiện với xã hội giảm thiểu tác động tiêu cực thì đạo
đức kinh doanh bao gồm những quy định và tiêu chuẩn hành vi, mong muốn, kỳ
vong trong hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu còn nhận diện văn hóa trong
doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp
tƣ nhân và các hộ kinh doanh, nhận diện một số vấn đề vần giải quyết trong văn
7


hóa kinh doanh nhƣ: tinh thần hợp tác và tƣơng trợ trong cộng đồng doanh nhân,
xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và triết lý kinh doanh, giữ chữ tín trong kinh
doanh.
Tuy nhiên tác giả coi văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực, tài sản của doanh
nghiệp, chƣa chỉ rõ cách thức quản tài sản này một cách khoa học.
* Trong bài báo khoa học của Đỗ Minh Cương – “Quản trị Văn hóa Doanh
nghiệp và sự phát triển bền vững”, (tập 32, số 4, năm 2016), lần đầu tiênnêu ra
cách tiệp cận về quản trị VHDN;tác giả chỉ rõ: “quản trị văn hóa doanh nghiệp
là quy trình nghiên cứu về VHD bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh
đạo và kiếm soát việc thực hiện nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra”.
Chúng ta phải quản trị VHDN vì:thứ nhất:VHDN là tài sản quý,nguồn lực
để phát triển bền vững, vậy doanh nghiệp phải quản lý hay quản trị một cách hệ
thống, bài bản. Thứ hai:tiếp cận VHDN góc độ quản trị đối với công việc,

nhiệm vụ thì cách thực hiện nó đầy đủ, cơ bản cần trải qua bốn bƣớc: (i) hoạch
đinh, (ii) tổ chức thực hiện, (iii) lãnh đạo, điều hành, (iv) kiểm tra, điều chỉnh.
Thứ ba: dƣới góc độ quản trị doanh nghiệp và quan điểm nhà lãnh đạo, VHDN
là một phƣơng pháp, công cụ quản trị tổ chức.
Cách tiếp cận này rõ ràng, mang tính hệ thống và gắn liền thực tiễn xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở các doanh nghiệp, giúp cho công
việc này đạt hiệu quả hơn, muốn có chất lƣợng cao hơn thì phải hoạch định, tổ
chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra – kiểm soát, đánh giá. Đây là quan điểm
mới trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đề cao tính mục đích và trách
nhiệm của chủ thể, giúp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả xây dựng, phát triển cao
hơn và có cơ sở khoa học để khái quát nó. Luận văn sử dụng theo cách tiếp cận
này đểnghiên cứu.
* Luận án tiến sĩ Nguyễn Hải Minh – “Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích trường
hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”,tác giả chỉ rõ vai trò VHDN,
8


phân loại VHDN, các nhân tố tác động VHDN, các mô hình và phƣơng pháp đo
lƣờng VHDN, nghiên cứu tiếp cận VHDN dƣới góc độ mới đó là quan sát và
phân tích sự thay đổi các cấp độ VHDN,cách tiếp cận mớinày đánh giá các khía
cạnh quan trọng trong các cấp độ VHDN, tác giả chỉ rõ để có nền văn hóa doanh
nghiệp phát triển đúng hƣớng trƣớc tiên cần lựa chọn mô hình văn hóa doanh
nghiệp muốn xây dựng; tiến hành hoạch định, chỉ rõ lý giải nguyên nhân thay
đổi các cấp độ VHDN, đề ra các giải pháp đối với củng cố các cấp độ VHDN,
định hình nền VHDN phù hợp, cách tiếp cận xuất phát thực tiễn chỉ ra rằng
VHDN là một nguồn lực để phát triển bền vững, đồng thời tiến hành kiểm tra
kiểm soát văn hóa doanh nghiệp này kịp thời phát hiện thiếu sót, điều chỉnh.
Nhƣng chƣa tiếp cận dƣới góc độ: cách thức, phƣơng pháp quản lý, quản trị nó
một cách hiệu quả nhất; tác giả chƣa phân rõ thành các giai đoạn, các bƣớc để

quản trị nó một cách hiệu quả nhất.
* Luận văn thạc sĩ “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp
Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tê”, tác giả Đỗ Thị Thanh Xuân,
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần cơ sở lý luận tác giả đƣa
ra các lý thuyết về xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng nhƣ duy trì và phát huy
văn hóa doanh nghiệp. Tác giả tập trung vào sự phát triển của doanh nghiệp Việt
Nam sau khi hội nhập WTO. Tác giả chỉ rõ sự khác biệt của doanh nghiệp cụ
thể, từ đó góp phần sáng tỏ thêm vấn đề văn hóa doanh nghiệp, vai trò của văn
hóa doanh nghiệp đối sự phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh hội
nhậpquốc tế. Chỉ rõ đặc trƣng của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và
đề xuất mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp vơi nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp,tác giả đề xuất 5 định hƣớng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập quốc tế:
- Xác định tầm nhìn, mục tiêu chiên lƣợc.
- Xây dựng văn hóa lãnh đạo.
- Xây dựng văn hóa tổ chức.
9


- Xây dựng văn hóa kinh doanh.
- Quảng bá hình tƣợng, quan hệ công chúng của doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu này tác giả nghiên cứu bƣớc đầu tiên trong quá trình
quản trị VHDN là hoạch định, tập trung xây dựng nền VHDN phù hợp với thực
tế, chƣa đề cập đến việc tổ thức thực hiện triển khai nền văn hóa, kiểm tra, đánh
giá quá trình thực hiện.
* Luận văn thạc sĩ, “Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng phát
triển Việt Nam”, tác giả Vƣơng Văn Lợi, Đại học Kinh tế Quốc dân (2012).
Trong nghiên cứu này tác giả đƣa ra quy trình nhằm xây dựng và hoàn thiện văn
hóa doanh nghiệp, quy trình gồm có 3 bƣớc là: định hình văn hóa doanh nghiệp,
triển khai xây dựng và ổn định, phát triển văn hóa. Bƣớc định hình văn hóa

doanh nghiệp là xây dựng triết lý kinh doanh cho mình; bƣớc triển khai xây
dựng văn hóa doanh nghiệp tác giả đƣa ra các bƣớc sau:
- Phổ biến kiến thức chung.
- Xác định các giá trị văn hóa phù hợp vơi doanh nghiệp
- Xây dựng sổ tay văn hóa.
- Triển khai văn hóa doanh nghiệp.
- Kiểm tra các giá trị văn hóa.
Trong bƣớc ổn định và phát triển văn hóa doanh nghiệp, tác giả nhấn mạnh
vào các biện pháp: tuyển nhân sự, khuyến khích việc tiếp nhận giá trị, huấn
luyện thành viên mới, củng cố các giá trị, đánh giá khen thƣởng công bằng.
Nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng, tác giả khảo sát các
biểu hiện dựa trên yếu tố vô hình và hữu hình, trong phần giải pháp hoàn thiện
văn hóa của ngân hàng tác giả đề xuất hoàn thiện các tiền đề cần thiết cho văn
hóa doanh nghiệp, tác giả còn đề cập 4 nhóm giải pháp chính cho việc hoàn
thiện văn hóa doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp đào tạo tuyển dụng, giải pháp
truyền thông, tổ chức các nghi lễ, xây dựng chế độ khen thƣởng.

10


Trong nghiên cứu này tác giả thừa nhận nền văn hóa mà doanh nghiệp hiện
có đã đƣợc hoạch định phù hợp với doanh nghiệp, lãnh đạo, tổ chức thực hiện
tốt, thông qua công tác kiểm tra phát hiện những nội dung cần hoàn thiện bổ
xung để phù hợp với thực tế. Tuy nhiên tác giả mới đề cập một bƣớc trong quá
trình quản trị văn hóa doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu này tập trung hai vấn đề: Thứ nhất:
nghiên cứu VHDN các công ty tập đoàn lớn, tiêu biểu, có nền văn hóa mạnh,
thực hiện một trong các bƣớc trong quản trị VHDN nhƣ: xây dựng, duy trì, phát
triển, hoàn thiện…; vấn đề đặt ra cần khái quát quản trị VHDN từ khâu hoạch
định ngay từ giai đoạn mới hình thành còn non trẻ, lãnh đạo, tổ chức thực hiện

và kiểm tra vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đầy đủ, hệ thống. Thứ hai: Coi
VHDN là nguồn lực, tài sản quý, thay chỗ cho các nguồn lực truyền thống là đất
đai, vốn, nhân lực chƣa đƣa ra một phƣơng pháp cụ thể để quản lý hiệu quả
nhất. Thứ ba: Các nghiên cứu này chỉ tiếp cận một hoặc hai bƣớc trong quản trị
văn hóa doanh nghiệp chƣa tiếp quản trị theo quy trình thành các bƣớc cụ thể.
Để phát huy đƣợc hết vai trò của nó đòi hỏi chúng ta phải quản trị VHDN
một cách hiệu quả, yêu cầu thực hiện đủ bốn chức năng, nhiệm vụ cơ bản của
quản trị là: hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát, điều
chỉnh; vậy chƣa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận về văn hóa doanh nghiệp
theo khía cạnh này.Đây là khoảng trống chƣa đƣợc nghiên cứu hệ thống chuyên
sâu, do vậy tôi chọn làm đề tài nghiên cứu, đây cũng là đối tƣợng và mục đích
nghiên cứu của luận văn.
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị văn hóa doanh nghiệp
1.2.1. Các khái niệm về quản trị văn hóa doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệmvăn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá doanh nghiệp, đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm trong thời gian gần đây, nhƣng vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau,
nguyên nhân chính là cách thức tiếp cận khác nhau nhƣ: ảnh hƣởng các yếu tố
11


ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, điều kiện địa lý, lịch sử hình thành và phát
triển công ty, mối quan hệ giữa phổ biến giữa cán bộ công nhân viên và tổ chức,
hệ thống phân cấp về quyền lực xác định cấp trên và cấp dƣới, quan điểm chung
của nhân viên vê số phận, mục đích của, mục tiêu và vị trí của họ trong doanh
nghiệp. Từ đó hình thành lên những quan điểm khác nhau về văn hóa doanh
nghiệp, hệ thống khái niệm về VHDN cũng rất đa dạng và phong phú;dƣới đây
là một số cách giải thích về VHDN:
Theo định nghĩa Schneider là học giả đầu tiên nghiên cứu về VHDN, ông
cho rằng: “VHDN là chất keo dính toàn bộ tổ chức lại với nhau bằng cách cung

cấp sự cố kết và liên kết mạch lạc giữa từng bộ phận nhỏ của doanh nghiệp”.
Theo Đỗ Minh Cƣơng (2001) “VHDN là một dạng văn hóa tổ chức bao gồm
những giá trị, những nhân tố văn hóa doanh nghiệp làm ra trong quá tình sản
xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm,
lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó”.
Một số nhà nghiên cứu tiếp cận VHDN dƣới góc độ các giá trị vô hình của
doanh nghiệp. Các yếu tố vô hình bao gồm: thái độ, thói quen, truyền thống,
triết lý, giá trị cốt lõi tồn tại phổ biến trong doanh nghiệp, đƣợc các thành viên
sử dụng, chia sẻ, thừa nhận.
Theo Georges de Saite marie, chuyên gia VHDN nhỏ và vừa đƣa ra định
nghĩa VHDN nhƣ sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các hiểu
tƣợng, huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo
thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
TheoRavasi & Schultz (2006): VHDN là tập hợp các giả định tinh thần đƣợc
chia sẻ, cái sẽ định hƣớng hoạt động của doanh nghiệp bằng cách xác định các
phản ứng thích hợp của doanh nghiệp trong những tình huống kinh doanh khác
nhau. Ở cùng một thời điểm, một công ty có thể vừa có văn hóa đặc trƣng tổng
thể, vừa có những tiểu văn hóa đa dạng và thậm chí mâu thuẫn với nhau. Theo

12


ông, VHDN có cả những điểm ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực tới hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên định nghĩa đƣợc chấp nhận phổ biến hơn là định nghĩa văn hóa
doanh nghiệp của Edgar Schein: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những
quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học đƣợc trong quá
trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trƣờng xung
quanh” (Edgar h. Schein, 2012).
Thực tế VHDN tồn tại khách quan và doanh nghiệp nào cũng có một văn hóa

riêng, đặc thù của mình, chỉ có điều văn hóa đó đƣợc thể hiện nhƣ thế nào và
doanh nghiệp có phát hiện ra các giá trị tốt để phát huy và những giá trị chƣa
phù hợp để thay đổi không.
Giáo trình văn hóa kinh doanh – Dƣơng Thị Liễu (2012) định nghĩa: “Văn
hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh
nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp”. Trong định nghĩa này
tác giả tiếp cận văn hóa doanh nghiệp gồm các yếu tố hữu hình và vô hình, luận
văn sử dụng cách tiếp cận này định nghĩa này làm cơ sở cho định nghĩa văn hóa
doanh nghiệp.
Các mô hình văn hóa doanh nghiệp
* Mô hình ba cấp độ của văn hóa doanh nghiệp Edgar H.Shein:
Theo Edgar H.Shein, VHDN chia thành ba cấp độ khác nhau, đƣợc minh
họa bằng hình sau:

13


Hình 1.1. Cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
(Nguồn: Giáo trình văn hóa doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân )

Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN
Nằm bề mặt ngoài cùng trong ba cấp độ VHDN, những hình ảnh trực quan
giúp mọi ngƣời có thể dễ dàng quan sát, nghe thấy, sờ thấy, nhận biết thấy ngay
từ lần đầu tiên đối với doanh nghiệp gồm:
- Kiến trúc, cách bài trí,
- Cơ cấu tổ chức các phòng ban
- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của công ty
- Lễ hội và nghi lễ
- Biểu tƣợng, logo, slogan, đồng phục, biển hiệu quảng cáo

Đây là các cấp độ văn hóa dễ dàng nhận biết, dễ cảm nhận, đồng thời là
yếu tố dễ thay đổi nhất, không phản ánh đầy đủ sâu sắc văn hóa doanh nghiệp.
Việc cố gắng suy luận các giả định sâu hơn chỉ thông qua các sản phẩm nhân tạo
là điều hết sức nguy hiểm, vì đó là sự lý giải mang tính chủ quan, theo cảm giác
và phản ứng của ngƣời đó. Ví dụ, khi ban thấy một tổ chức rất xề xòa, lỏng lỏe,
bạn có thể nghĩ tổ chức này kém hiệu quả nếu nhƣ kiến thức căn bản của bạn
dựa trên giả định sự dễ dãi có nghĩa là ngƣời ta chơi bời chứ không làm việc;
ngƣợc lại tổ chức quy củ thì bạn lại nghĩ ràng nó thiếu năng lực sáng tạo khi
kinh nghiệm của bạn dựa trên giả định các thủ tục trình tự đồng nghĩa với sự
quan liêu và cứng nhắc.
14


Cấp độ thứ hai: Những giá trị đƣợc chấp nhận
Doanh nghiệp hoạt động dựa trên quy định các quy định, quy tắc, triết lý,
tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lƣợc hoạt động của mình. Chúng có mức độ
biểu hiện khác nhau trong mỗi doanh nghiệp nhƣng đó là kim chỉ nam cho toàn
bộ hoạt động của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và đƣợc thành viên
cùng thực hiện và chia sẻ.
Những giá trị đƣợc tuyên bố còn có tinh hữu hình vì ngƣời ta có thể nhận
biết đƣợc và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác bằng các văn bản.
chúng thực hiện chức năng hƣớng dẫn các nhà quản trị thực hiện chức năng lãnh
đạo, quản lý trong khuân khổ và đạo đức chung của doanh nghiệp, đồng thời
hƣớng dẫn và đánh giá các thành viên trong doanh nghiệp các thức thức xử lý
các tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử với nhân viên mới.
Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung
Khi một giải pháp liên tục có hiệu quả, nó trở thành điều hiển nhiên đúng,
những gì từng là lý thuyết, chỉ đƣợc củng cố bởi linh cảm hay giá trị, dần dần
đƣợc coi là chân lý và chúng ta bắt đầu coi nó là điều kiện tự nhiên. Những quan
niệm chung tồn tại trong thời gia dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của các

thành viên thuộc nền văn hóa đó và trở thành điều kiện mặc nhiên đƣợc công
nhận.
Tâm trí con ngƣời cần sự ổn định trong nhận thức, vì vậy mọi sự thách thức
hay hoài nghi đều mang lại sự lo lắng và phản kháng. Theo nghĩa này các giả
định đƣợc chia sẻ, thứ tạo nên VHDN đƣợc coi là cơ chế phòng thủ trong tâm lý
nhận thức, đồng thời văn hóa ở cấp này mang đến cho các thành viên những ý
nghĩa căn bản của việc nhận diện và xác định các giá trị về lòng tự trọng, VHDN
biết đƣợc họ là ai, họ cần hành sử với nhau nhƣ thế nào và họ càm thấy hài long
về bản thân ra sao (Dƣơng Thị Liễu, 2012).
* Các giai đoạn hình thành của văn hóa doanh nghiệp
Sự hình thành VHDN đƣợc chia thành 3 giai đoạn sau:
15


×