Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng tại Công ty Cổ phần Vnext Software

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VNEXT SOFTWARE

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Đỗ Thị Thu Hiền

Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

HÀ NỘI – 2019

: Đinh Thị Mỹ Duyên
: 15D190011
: K51S1


LỜI CẢM ƠN

Bốn năm đại học vừa qua, em đã được học tập trên ngôi trường Đại học
Thương Mại, được các thầy cô truyền đạt những kiến thức bổ ích giúp em có được
hành trang bước vào con đường sự nghiệp sắp tới. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
tới các quý thầy cô trường Đại học Thương Mại, đặc biệt các thầy cô trong khoa Hệ
thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử đã giúp em có đầy đủ kiến thức để hoàn


thành khóa luận với đề tài “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng
tại Công ty Cổ phần Vnext Software”.
Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Đỗ Thị Thu Hiền đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin trân thành cảm ơn Giám đốc bộ phận Project Divison 3- Đỗ Văn Hữu
cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong bộ phận D3 nói riêng và toàn thể cán bộ nhân
viên trong công ty Vnext Software nói chung đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em
trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn khoa Hệ thống thông tin và thương mại
điện tử cùng các thầy cô trong thư viện của trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em tìm
những tài liệu tham khảo quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp nhưng khả năng bản
thân còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận
được sự chỉ bảo và giúp đỡ của quý thầy cô để bài khóa luận tốt nghiệp của em hoàn
thiện và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Mỹ Duyên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

1

HTTT

Hệ thống thông tin


2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

CSDL

Cơ sở dữ liệu

4

UML

Unified Modeling Language

STT


DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

37
38
39
40
41

Bảng biểu, sơ đô, hình vẽ
Trang
Bảng 1.1. Các phần tử mô hình của biểu đồ lớp
Bảng 1.2. Các phần tử mô hình của biểu đồ Usecase
Bảng 1.3. Các phần tử mô hình của biểu đồ thành phần
Bảng 1.4. Các phẩn tử mô hình của biều đồ triển khai
Bảng 1.5. Các phần tử mô hình của biều đồ tuần tự
Bảng 1.6. Các phần tử mô hình của biểu đồ hoạt động
Bảng 1.7. Các phần tử mô hình của biểu đồ trạng thái
Hình 2.1. Logo công ty
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức công ty Vnext
Biều đồ 2.1. Doanh thu của Vnext (2016-2018)
Biểu đồ 2.2. Mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý bán hàng
Biểu đồ 2.3. Khó khăn trong quản lý bán hàng
Biều đồ 2.4. Mức độ cần thiết sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Bảng 2.1. Các tiêu chí xây dựng phần mềm quản lý bán hàng
Biểu đồ 3.1. Usecase tổng quát
Biểu đồ 3.2. Usecase chi tiết quản lý giao dịch khách hàng
Biểu đồ 3.3. Usecase chi tiết quản lý công nợ khách hàng
Biểu đồ 3.4. Usecase chi tiết quản lý dự án
Biểu đồ 3.5. Usecase chi tiết lập tra cứu báo cáo
Biểu đồ 3.6. Biều đồ lớp
Biểu đồ 3.7. Biều đồ trạng thái hợp đồng
Biểu đồ 3.8. Biều đồ trạng thái giao dịch

Biều đồ 3.9. Biểu đồ tuần tự đăng nhập
Biều đồ 3.10. Biểu đồ tuần tự chức năng thêm khách hàng
Biều đồ 3.11. Biểu đồ tuần tự chức năng xóa khách hàng
Biểu đồ 3.12. Biều đồ 3.9. Biểu đồ tuần tự chức năng cập nhật đơn
hàng
Biểu đồ 3.13. Biều đồ 3.9. Biểu đồ tuần tự chức năng báo cáo thu chi
Biểu đồ 3.14. Biều đồ 3.9. Biểu đồ tuần tự chức năng báo cáo dự án
Biểu đồ 3.15. Biểu đồ hoạt động đăng nhập
Biều đồ 3.16. Biều đồ hoạt động thêm thông tin
Biều đồ 3.17. Biều đồ hoạt động xóa thông tin
Biều đồ 3.18. Biều đồ hoạt động sửa thông tin
Biều đồ 3.19. Biều đồ hoạt động tìm kiếm thông tin
Biểu đồ 3.20. Biểu đồ hoạt động lập hợp đồng
Biểu đồ 3.21. Biều đồ hoạt động tra cứu phần mềm
Biểu đồ 3.22. Biểu đồ thành phần
Biểu đồ 3.23. Biểu đồ triển khai
Hình 3.1. Form đăng nhập
Hình 3.2. Form quản lý phần mềm
Hình 3.3. Form quản lý dự án
Hình 3.4. Form quản lý giao dịch khách hàng


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BÁN HÀNG
Ngày nay hệ thống thông tin đang phát triển cực kì mạnh mẽ, thế giới đã có
những thay đổi lớn tích cực về nhận thức và tư duy. Các doanh nghiệp đứng trước yêu
cầu của nền kinh tế thị trường và yêu cầu của khách hàng cao và chuyên nghiệp vì vậy
doanh nghiệp họ luôn tìm cho mình mọi cơ hội, biện pháp để tìm kiếm, xây dựng và
quản lý thông tin cho chính mình. Để tìm kiếm thông tin cho chính mình thì cần một

hệ thống thông tin tốt nhằm khai thác mọi luồng thông tin, đó là công việc quan trọng
mà các doanh nghiệp cần phải làm. Một hệ thống thông tin tốt sẽ trở thành sức mạnh
trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp đưa ra quyết định.
Với xu thế tất yếu đó, tại Việt Nam thì việc ứng dụng tin học hóa vào các hoạt
động tác nghiệp, giao dịch hàng hóa, dịch vụ,... đã không còn xa lạ với các doanh
nghiệp, làm nâng cao hiệu quả quản lí kinh doanh dễ dàng hơn. Ngoài mục đích nâng
cao hiệu quả quản lí kinh doanh nó còn đảm bảo sự tồn tại vững chắc trong môi trường
kinh doanh hiện nay đồng thời đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng
một cách nhanh chóng, thuận lợi. Việc phát triển ứng dụng CNTT vào quản lí hoạt
động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam là một xu thế. Có không ít doanh nghiệp Việt
Nam đã ứng dụng các sản phẩm phần mềm để tiến hành quản lí các hoạt động kinh
doanh của mình.
Trong các HTTT quản lí của doanh nghiệp thì HTTT quản lí bán hàng có tầm
quan trọng và ý nghĩa to lớn. Nó giúp quản lí đầu ra, đầu vào của hàng hóa, dịch vụ,
bên cạnh đó cũng đánh giá được đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đồng thời, HTTT quản lí bán hàng còn giúp nắm bắt được thông tin của
các mặt hàng tồn kho. Qua đó, thì doanh nghiệp sẽ có những giải pháp và quyết định
kịp thời đề ra phương án phù hợp. Bên cạnh đó còn tổng hợp cho doanh nghiệp thông
tin khách hàng, lượng khách hàng mà yếu tố khách hàng rất quan trọng liên quan đến
sự sống còn của doanh nghiệp. Thông tin khách hàng được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu
giúp cho việc chăm sóc khách hàng được hiệu quả hơn.
Do tầm quan trọng của vấn đề quản lý bán hàng và sự phù hợp với chuyên
ngành đã được học cùng với sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên trong công ty, do đó em
đã lựa chọn đê tài “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng tại công
ty Cổ phần Vnext Software”. Đề tài nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, kinh doanh cho
công ty đạt hiệu quả hơn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


2.1.


Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, giúp hệ thống hóa kiến thức về phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
của tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ hai, hệ thống hóa kiến thức về HTTT quản lý bán hàng nói chung và của
Công ty Cổ phần Vnext Software nói riêng.
Thứ ba, Trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty đã được tạo điều kiện
để nghiên cứu về thực trạng quản lý bán hàng tại công ty.
Bốn là, đề ra những đề xuất, những giải pháp có thể áp dụng và tiến hành phân
tích, thiết kế HTTT quản lý bán hàng cho công ty nhằm tạo ra một HTTT quản lý phù
hợp cho công ty và mang tính chất thiết thực đối với việc quản lý bán hàng.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quát hóa kiến thức về phân tích, thiết kế trong tổ chức.

Giới thiệu, đưa ra một vài giải pháp, công cụ có thể áp dụng được vào bài toán
cụ thể tại công ty để giúp công ty quản lý bán hàng hiệu quả hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý bán hàng tại Công ty Vnext Software
Phạm vi nghiên cứu:
- Tiến hành nghiên cứu về thông tin, HTTT, HTTT quản lý qua các tài liệu,
công trình nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu các hoạt động bán hàng và quản lý bán hàng tại Công ty
cổ phần Vnext Software.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Thu thập thông tin từ các tài liệu của công ty như tập san, sách, báo… trên

thư viện của công ty và thu thập trên trang web của công ty.
+ Thu thập thông tin từ bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học và giáo
trình là nguồn tài liệu vô cùng hữu ích và chính xác.
+ Quan sát thực tế: Cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình của công ty hay
liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu một cách thực tế nhất.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:


+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Xây dựng phiếu điều tra có tất cả 36 câu
với nội dung như sau: Thông tin về công ty; cơ sở hạ tầng CNTT; cơ sở nhân lực
CNTT, HTTT; tình hình kinh doanh. Với hình thức câu hỏi:
Câu hỏi có sẵn câu trả lời: Người điền phiếu chọn một hoặc nhiều phương án.
Câu hỏi người điền phiếu tự đưa ra câu trả lời: Đó là những ý kiến riêng của
người điền phiếu mang đến độ tin cậy cao.
Phiếu điều tra thu thập thông tin dữ liệu từ đối tượng nhân viên thuộc các phòng
ban khác nhau trong công ty như Phòng Tài chính, kế toán, phòng Tổ chức hành chính,
Phòng IT, Phòng phát triển, Phòng quản lí chất lượng Quality Assurance, Phòng Nhân
sự…. Tổng số phiếu phát ra là 22 phiếu và thu về được 20 phiếu.
Qua phương pháp này có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết về tình
hình quản lý bán hàng của công ty và thu thập được nhiều ý kiến tích cực của một số
nhân viên về xây dựng phần mềm của công ty được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó,
phương pháp sử dụng phiếu điều tra chưa đưa ra được những số liệu cụ thể và chính
xác về doanh thu, chi phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị của toàn Công ty.
+ Phương pháp phỏng vấn: Chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn trước với nội
dung mang tính quan trọng về tình hình kinh doanh của công ty 3 năm gần đây, hạ
tầng kỹ thuật CNTT, định hướng lâu dài của công ty, thị trường mà công ty muốn
hướng tới…. Phương pháp này được hướng tới những đối tượng có vai trò quan trọng
trong công ty như Giám đốc các phòng ban, các bộ phận hoặc Giám đôc, Phó giám
đốc công ty.
Dữ liệu thu thập được qua phương pháp phỏng vấn này sẽ là các vấn đề mang

tính chuyên sâu có liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào việc quản lý các nghiệp vụ
bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Cổ phần Vnext Software.
Phỏng vấn cho phép thu thập những thông tin có độ tin cậy, chính xác cao và số
liệu rất cụ thể. Bên cạnh đó việc áp dụng phương pháp này cũng tương đối khó khăn
do đặc thù công việc nên việc gặp gỡ và xin chút thời gian của các trưởng bộ phận,
Giám đốc hay Phó Giám đốc tương đối khó khăn.
4.2.

Phương pháp xử lí dữ liệu

Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu đã được học như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, việc phân
tích thiết kế HTTT quản lý bán hàng theo phương pháp hướng đối tượng.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Bằng cách ghi lại thông tin từ phương pháp
phiếu khảo sát, phỏng vấn hay quan sát thực tế để so sánh giữa lý luận và thực tế có


thực sự giống nhau, nhằm tìm ra những hướng giải quyết khó khăn còn tồn đọng. Qua
đó giúp ta có thể phân tích thiết kế HTTT quản lý bán hàng cho Công ty Cổ phần
Vnext Software một cách hiệu quả hơn.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Là phương pháp cuối cùng trong
bước thu thập thông tin, làm cho thông tin trở nên hữu ích và giá trị hơn. Phân tích lý
thuyết từ dữ liệu thu được để phát hiện ra những khía cạnh khác nhau của lý thuyết về
HTTT quản lý để từ đó chọn lọc được ra những thông tin cần thiết và phù hợp với đề
tài.
Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý thông qua Microsoft Excel dưới
dạng bảng số liệu và biểu đồ.
Dữ liệu thu về được từ phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát thực tết sẽ được chọn
lọc và phân tích để tổng hợp lại những thông tin phù hợp và cần thiết với mục đích
nghiên cứu của đề tài.

5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, khóa luận còn gồm các chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng.
Chương 2. Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống thông tin quản lý bán hàng
tại Công ty Cổ phần Vnext Software.
Chương 3. Định hướng phát triển và để xuất về phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
quản lý bán hàng tại Công ty Cổ phần Vnext Software.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ BÁN HÀNG
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin
- Dữ liệu (Data) là các giá trị phản ánh về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan. Dữ liệu là các giá trị thôi, chưa có ý nghĩa với người sử dụng. Có thể là một tập
hợp các giá trị mà không biết được sự liên hệ giữa chúng. (Trần Thị Minh Song
(2012), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội).
- Thông tin (Information) là các tin tức mà con người trao đổi với nhau hay nói rộng
hơn thông tin bao gồm những tri thức về các đối tượng. Thông tin vừa là nguyên liệu
đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý. Tiếp nhận và xử lý thông tin là
yêu cầu cần thiết của nhà quản lý, để thực hiện các chức năng và hoạt động quản lý,
hoạch định chính sách, các quyết định kinh tế đối với doanh nghiệp. (Thạc Bình
Cường (2009), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội).
- Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc
lẫn nhau và cũng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung. Phần tử có thể là vật chất
hoặc phi vật chất: Con người, máy móc, thông tin, phương pháp xử lý, quy tắc, quy
trình xử lý. (Thạc Bình Cường (2009), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội)

- Hệ thống thông tin là tập hợp người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, xử lý,
truyền và phát thông tin trong một tổ chức. Hệ thống thông tin có thể là thủ công nếu
dựa vào các công cụ như giấy bút. Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa
dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác. (Thạc
Bình Cường (2009), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội)
- Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống giúp các hoạt động quản lý của tổ chức như
lập kế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm báo cáo, làm các quyết định quản lý
trên cơ sở các quy trình và thủ tục cho trước. Hệ thống sử dụng các dữ liệu từ hệ xử lý
giao dịch và tạo ra báo cáo định kì hay theo yêu cầu. (Nguyễn Văn Vỵ (2010), Phân
tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về phân tích, thiết kế hệ thống thông tin


Phân tích hệ thống là sự khảo sát một hệ thống hay một vấn đề cải tiến hệ thống đang
tồn tại hoặc thiết kế và cài đặt hệ thống mới. (Nguyễn Văn Vỵ (2010), Phân tích thiết
kế hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Thiết kế hướng đối tượng là dựa trên việc che dấu thông tin do dữ liệu dùng chung bị
loại bỏ. Các đối tượng liên lạc với nhau bằng cách trao đổi thông báo. (Nguyễn Văn
Vỵ (2010), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam).
Các đối tượng là các thực thể độc lập, sẵn sàng thay đổi mà không ảnh hưởng tới các
thiết bị khác. (Nguyễn Văn Vỵ (2010), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Đối tượng (Object) là thành phần trọng tâm của cách tiếp cận hướng đối tượng. Một
đối tượng là một đại diện của bất kì sự vật nào cần được mô hình trong hệ thống và
đóng một vai trò xác định trong lĩnh vực ứng dụng. (Nguyễn Văn Vỵ (2010), Phân
tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Lớp (Class) là một mô tả của một tập hợp/ một loại đối tượng có: Cùng cấu trúc (định
danh, đặc trưng) và cùng hành vi (trạng thái, vai trò). (Nguyễn Văn Vỵ (2010), Phân

tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
1.1.3. Một số khái niệm khác
Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người
bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền, vật phẩm hoặc giá trị
trao đổi đã thỏa thuận.
Một số quan điểm khác thì cho rằng bán hàng là nền tảng trong kinh doanh
trong đó có gặp gỡ người bán và người mua ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp
đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong cuộc đàm phán về trao đổi sản
phẩm. Có ý kiến khác lại cho rằng bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm
năng tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua
bán, giao hàng và thanh toán.
Quản lý bán hàng có thể được định nghĩa là hoạt động quản trị của những người
hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên
quan đến hoạt động như: giao hàng, dịch vụ khách hàng, đội trưng bày, nhóm sale, bảo
hành, bảo trì…hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhằm triển
khai cung cấp các sản phầm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh
doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan.
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ
BÁN HÀNG
1.2.1. Quy trình phân tích thiết kế HTTT quản lý


Quy trình phân tích thiết kế HTTT gồm các giai đoạn: khảo sát hiện trạng và
xác lập dự án, phân tích thiết kế hệ thống và cài đặt hệ thống.
Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án là công đoạn xác định tính khải thi của dự
án xây dựng HTTT, thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu hiện trạng nhằm làm rõ tình
trạng hoạt động của HTTT cũ trong hệ thống thực, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng
HTTT mới. Giai đoạn này bao gồm:
- Khảo sát hệ thống đang làm gì?
- Đưa ra đánh giá về hiện trạng

- Xác định nhu cầu của tổ chức kinh tế, yêu cầu về sản phẩm.
- Xác định những gì sẽ thực hiện và khẳng định những lợi ích kèm theo.
- Tìm giải pháp tối ưu tỏng các giới hạn về kĩ thuật, tài chính, thời gian và
những ràng buộc khác. (Lê Đức Trung (2002), Giáo trình công nghệ phần mềm,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội).
Phân tích hệ thống là công đoạn đi sau giai đoạn khảo sát hiện trạng và xác lập
dự án là giai đoạn đi sâu vào các thành phần hệ thống. Giai đoạn này bao gồm:
- Phân tích hệ thống về xử lí: Xây dựng được các biểu đồ mô tả logic chức năng
xử lý của hệ thống.
- Phân tích hệ thống về dữ liệu: Xây dựng được lược đồ CSDL mức logic của
hệ thống giúp lưu giữ lâu dài các dữ liệu được sử dụng trong hệ thống. (Nguyễn Văn
Vỵ, Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại hướng cấu trúc- hướng đối
tượng, Nhà xuất bản Thống kê).
Thiết kế hệ thống là công đoạn cuối cùng trong quá trình khảo sát, phân tích,
thiết kế. Thiết kế hệ thống là chuyển đối biểu đồ mức logic của hệ thống mới sang
mức vật lý với tập các biểu đồ thu được qua giai đoạn phân tích. Giai đoạn này bao
gồm:
- Thiết kế CSDL: Là tiến hành chi tiết sự phát triển của hệ thống mới trong giai
đoạn phan tích hệ thống. Thiết kế CSDL là cung cấp toong tin chi tiết để ra quyết định
có chấp nhận hay không để chuyển sang giai đoạn cài đặt hệ thống và vận hành. Thiết
kế CSDL cho phép đội dự án có một cái nhìn tổng quan về cách thức làm việc của hệ
thống, nhận ra được cái hiệu quả và không hiệu quả.
- Thiết kế các kiểm soát là kiểm tra thông tin thu thập và thông tin xuất nhằm
phát hiện lỗi và sửa lỗi, thiết kế kiểm soát với các sự cố làm gián đoạn chương trình,
thiết kế kiểm tra lỗi với sự cố xâm hại của con người.
- Thiết kế phần mềm nhằm đưa ra các quyết định về cài đặt
- Thiết kế giao diện: Giao diện phải dễ sử dụng với người sử dụng; các chức
năng cần phải gần gũi để người cài đặt có thể nắm bắt nhanh chóng và dễ dàng hơn;
giao diện dễ phát triển, sẵn sang đáp ứng yêu cầu thay đổi của người dùng.
Cài đặt hệ thống: đây là giai đoạn viết chương trình, tạo hệ thống. Quy trình

như sau:


Lập kế hoạch cài đặt  Biến đổi dữ liệu Huấn luyện Các phương pháp cài
đặt Biên soạn tài liệu phần mềm. (Lê Đức Trung (2002), Giáo trình công nghệ phần
mềm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội).
1.2.2. Các phương pháp phân tích thiết kế
1.2.2.1. Phương pháp phân tích theo hướng đối tượng
Một hệ thống được chia thành những thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi
đối tượng bao gồm đầy đủ dữ liệu và hành động liên quan đến dối tượng đó. Các đối
tượng trong một hệ thống thì tương đối độc lập và hệ thống được xấy dựng bằng các
kết hợp các đối tượng đó lại với nhau thông qua các mối quan hệ và tương tác giữa
chúng.
Phân tích hướng đối tượng:
- Phân tích kiến trúc hệ thống: Xác định và mô tả lại các hoạt động của hệ thống
đối với đối tượng.
- Phân tích các use case: Dựa trên các yêu cầu ban đầu, tiên hành xác định các
tác nhân, xác định và đặc tả các use case, xây dựng biểu đồ use case.
- Phân tích lớp: Xác định tên lớp, các thuộc tính của các lớp, các mối quan hệ
cơ bản trong các lớp. Xây dựng biểu đồ lớp.
- Xây dựng biểu đồ trạng thái của lớp: Mô tả các trạng thái và sự chuyển tiếp
của các trạng thái trong hoạt động của một đối tượng thuộc một lớp nào đó.
Thiết kế hướng đối tượng:
- Xây dựng biểu đồ tuần tự cho các chức năng của hệ thống
- Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết
- Xây dựng biểu đồ tuần tự cho use case
- Thiết kế CSDL dựa vào các lớp
- Thiết kế giao diện
- Thiết kế an toàn cho HTTT quản lý
- Thiết kế phần cứng: Tính toán các yêu cầy kỹ thuật cho HTTT quản lý

Phân tích thiết kế hướng đối tượng UML là một phương pháp phổ biến hiện nay
bởi có những ưu điểm như:
- Dễ bảo trì
- Các đối tượng độc lập
- Có thể dùng lại một số thành phần của đối tượng đã được thiết kế trước đó.
- Dễ hiểu nhờ vào các biểu đồ, nhìn rõ được các mối quan hệ giữa các thực thể
Bên cạnh đó thì cũng có nhược điểm về các nhìn nhận đối tượng thích hợp
trong một hệ thống.
UML là một ngôn ngữ dùng để đặc tả, trực quan hóa và tư liệu hóa phần mềm
hướng đối tượng. Nó không mô tả một tiến trình hay một phương pháp mà trong đó
chúng ta dung nó để mô hình hóa. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp
giữa người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và phát triển phần mềm. Các giai đoạn
của chu trình phát triển phần mềm: Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ; phân tích yêu cầu;
thiết kế hệ thống; xây dựng phần mềm; thử nghiệm hệ thống; thực hiện, triển khai; bảo
trì, nâng cấp.


UML cho phép biểu diễn nhiều hướng nhìn khác nhau của hệ thống trong quá
trình phát triển hệ thống. Các biểu đồ trong UML:
- Biểu đồ lớp
- Biểu đồ Use case
- Biểu đồ thành phần
- Biểu đồ triển khai
- Biểu đồ tương tác (biểu đồ tuần tự, biểu đồ cộng tác)
- Biểu đồ hoạt động
- Biểu đồ trạng thái
Biểu đồ lớp biễu diễn cái nhìn tĩnh về hệ thống dựa trên các khái niệm lớp,
thuộc tính và phương thức.
STT
1


Kiểu lớp
Lớp thực thể

Kí hiệu

2

Lớp biên (lớp giao diện)

3

Lớp điều khiển

Bảng 1.1. Các phần tử mô hình của biểu đồ lớp
Biểu đồ use case biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống, mỗi use case mô tả
một chức năng mà hệ thống cần phải có xét từ góc độ người dùng, các biểu đồ use case
có thể phân rã theo nhiều mức khác nhau.
Các phần tử mô hình:
Phần tử mô
hình

Ý nghĩa

Cách biểu diễn

Usecase

Biểu diễn một
Hình elip chứa tên

chức năng xác định
của usecase
của hệ thống

Tác nhân

Là một đối tượng
bên ngoài hệ thống
tương tác trực tiếp
với các usecase

Biểu diễn bởi một
hình người

Tùy từng dạng
quan hệ

Extend và Include có
dạng mũi tên nét đứt,
Generalization có
dạng mũi tên tam
giác

Mối quan hệ
giữa các
usecase

kí hiệu trong biểu đồ

Usecase name


«Extend »

«Include »


Biên của hệ
thống

Tách biệt phần bên Được biểu diễn bởi
trong và bên ngoài một hình chữ nhật
hệ thống
rỗng

Bảng 1.2. Các phần tử mô hình của biểu đồ usecase
Biểu đồ thành phần được sử dụng để biểu diễn các thành phần phần mềm cấu
thành nên hệ thống. Một hệ phần mềm có thể được xây dựng từ đầu bằng cách sử dụng
mô hình lớp hoặc cũng có thể được tạo nên từ các thành phần sẵn có.
Phần tử mô hình
Thành phần

Ý nghĩa
Kí hiệu trong biểu đồ
Mô tả một thành phần của
biểu đồ, mỗi thành phần có
thể chứa nhiều lớp hoặc
nhiều chương trình con.

Giao tiếp


Mô tả giao tiếp gắn với
mỗi thành phần. Các thành
phần trao đổi thông tin qua
các giao tiếp.
Mối quan hệ phụ thuộc Mối quan hệ giữa các
giữa các thành phần
thành phần (nếu có)
Gói (Package)

Được sử dụng để nhóm
một số thành phần lại với
nhau.

Bảng 1.3. Các phần tử mô hình của biểu đồ thành phần
Biểu đồ triển khai biểu diễn kiến trúc cài đặt và triển khai hệ thống dưới dạng
các nodes và các mối quan hệ giữa các node đó. Thông thường, các nodes được kết nối
với nhau thông qua các liên kết truyền thông như các kết nối mạng, liên kết TCPIP,
microwave…
Phần tử mô hình
Các nodes (hay các thiết bị)

Ý nghĩa
Ký hiệu trong biểu đồ
Biểu diễn các thành phần
không có bộ vi xử lý
trong biểu đồ triển khai hệ
thống

Các bộ xử lý


Biểu diễn các thành phần
có bộ xử lý trong biểu đồ

Các liên kết truyền thông

Nối các thành phần của


biểu đồ triển khai hệ
thống. Thường mô tả một
giao thức truyền thông cụ
thể.
Bảng 1.4. Các phần tử mô hình của biểu đồ triển khai
Biểu đồ tuần tự biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng và các tác nhân theo
thứ tự thời gian, nhấn mạnh đến thứ tự thực hiện các tương tác.
ST
T
1

Loại message

Mô tả

Biểu diễn

Gọi (call)

Mô tả một lời gọi từ đôis tượng này đến
đối tượng kia


2

Trả (return)

Trả về giá trị tương ứng với lời gọi

3

Gửi (send)

Gửi một tín hiệu tới một đối tượng

4

Tạo (create)

Tạo một đối tượng

« Create »

5

Hủy (destroy)

Hủy một đối tượng

« Destroy»

Method ()


Giá trị trả về

Send ()

Bảng 1.5. Các phần tử mô hình của biểu đồ tuần tự
Biểu đồ hoạt động biểu diễn các hoạt động và sự đồng bộ, chuyển tiếp các hoạt
động của hệ thống trong một lớp hoặc kết hợp giữa các lớp với nhau trong một chức
năng cụ thể.
Phần tử mô hình
Hoạt động

Ý nghĩa
Ký hiệu trong biểu đồ
Mô tả hoạt động gồm tên
hoạt động và các đặc tả của
nó.

Trạng thái khởi đầu
Trạng thái kết thúc
Thanh đồng bộ ngang

Mô tả thanh đồng bộ nằm
ngang


Thanh đồng bộ hóa dọc

Mô tả thanh đồng bộ theo
chiều thẳng đứng


Chuyển tiếp
Quyết định

Mô tả một lựa chọn điều
kiện

Các luồng (swimlane)

Phân tách các lớp đối Phân cách nhau bởi 1
tượng khác nhau tồn tại đường kẻ dọc từ trên
trong biều đồ hoạt động
xuống dưới biểu đồ

Bảng 1.6. Các phần tử mô hình của biểu đồ hoạt động
Biểu đồ trạng thái biểu diễn các trạng thái và sự chuyển trạng thái của các lớp.
Phần tử mô
hình

Ý nghĩa

Biểu diễn

Trạng thái

Biểu diễn một trạng
thái của đối tượng
trong vòng đời của
đối tượng đó

Hình chữ nhật

lồng ở góc gồm
3 phần: tên, các
biến và các hoạt
động.

Trạng thái
khởi đầu

Khởi đầu vòng đời
của đối tượng

hình tròn đặc

Trạng thái kết Kết thúc vòng đời
thúc
của đối tượng
Chuyển tiếp
(transition)

Chuyển từ trạng thái
này sang trạng thái
khác

Ký hiệu

Hai hình tròn
lồng nhau
Mũi tên liền nét
với tên gọi là
biểu diễn của

chuyển tiếp đó

Tên chuyển tiếp

Bảng 1.7. Các phần tử mô hình của biểu đồ trạng thái
1.2.2.2. Phương pháp phân tích, thiết kế theo hướng chức năng
Phân tích theo hướng chức năng: phân tích lấy quá trình làm trung tâm để phân
tích một hệ đang có và xác định các yêu cầu nghiệp vụ cho một hệ thống mới. Đặc
điểm của phương pháp phân tích thiết kế theo hướng chức năng này là phân rã một hệ
thống lớn thành các hệ thống con đơn giản từ trên xuống. Phương pháp này tiên hành
phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ hơn rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho
đến khi nhận được bài toán có thể cài đặt được ngay sử dụng các hàm của ngôn ngữ
lập trình hướng chức năng.


Thiết kế theo hướng chức năng: là cách tiếp cận thiết kế phần mềm trong đó
bản thiết kế được phân giải thành một bộ các modul được tác động lẫn nhau, mà mỗi
modul có một chức năng được xác định rõ ràng.
Các bước trong phân tích thiết kế hướng chức năng:
- Xây dựng biều đồ phân cấp chức năng: Là công cụ biểu diễn phân rã có thứ
bậc đơn giản các chức năng cần thực hiện. Mỗi chức năng được chia thành các chức
năng con.
- Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh: Là một biểu đồ bao gồm các chức năng
xử lý chính của hệ thống, các tác nhân ngoài, các luồng thông tin vào ra.
- Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh: Là biểu đồ phân rã các chức năng xử lý của
hệ thống thành các chức năng con, tác nhân ngoài và luồng thông tin vào ra được đảm
toàn. Biểu đồ cũng bổ sung luồng thông tin nội bộ giữa các chức năng xử lý của hệ
thống.
- Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh: Là biều đồ phân rã từng chức năng xử lí
ở mức đỉnh thành các chức năng xử lý nhỏ hơn, giữ nguyên các tác nhân ngoài và

luồng thông tin vào ra, bỏ sung thêm các kho dữ liệu của hệ thống.
- Mô hình thực thể liên kết: Là một mô hình mô tả dữ liệu đầy đủ, đơn giản
nhất, xây dựng mô hình nhằm thành lập một biều đồ cấu trúc dữ liệu bao gồm dữ liệu
cần xử lý và cấu trúc nội tại của nó. Mô hình được xây dựng bằng cách dùng 4 kiểu
khối xây dựng: thực thể, kiểu thực thể, thuộc tính, liên kết.
- Mô hình quan hệ: Là một mô hình tổng quát, thể hiện đầy đủ nhất các quan hệ
của thuộc tính. Bao gồm mối liên kết, khóa chính, các thuộc tính.
Phương pháp này có ưu điểm:
- Tư duy phân tích thiết kế rõ ràng
- Dễ theo dõi được luồng dữ liệu
Tuy nhiên phương pháp này không hỗ trợ việc sử dụng lại, không phù hợp cho
phát triển phần mềm lớn, khó quản lý quan hệ giữa các modul và dễ gây ra lỗi như khó
kiểm thử và bảo trì.
1.3. TỒNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các hệ thống thông tin không còn xa lạ với các doanh nghiệp trong nước khi
nhu cầu quản lý hệ thống thông tin vô cùng cấp thiết và ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả kinh doanh hay sự tồn tại của tổ chức, của doanh nghiệp. Vì vậy có không ít
các công trình nghiên cứu, các luận văn nghiên cứu, các bài bào về vấn đề này để phần
nào đó mở ra một hướng đi mới, một giải pháp mới cho các doanh nghiệp quản lý
thông tin hiệu quả hơn.
+ Nguyễn Thu Hoài (2018), Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích thiết kế phần mềm
bán hàng cho Công ty Cổ phần quản trị doanh nghiệp Cybersoft” khoa Hệ thống
thông tin kinh tế và Thương mại điện tử, trường Đại học Thương Mại. Đề tài phân tích
hệ thống, thiết kế CSDL, thiết kế giao diện, cài đặt và đánh giá hệ thống theo hướng


đối tượng UML về cơ bản đã đáp ứng được mực tiêu đề ra. Tuy nhiên, phần mềm vẫn
chưa phản ánh được toàn bộ chức năng liên quan đến quản lý bán hàng tại công ty.
Cần bổ sung thêm các chức năng vào CSDL để phần mềm quản lý bán hàng trên được

hoàn thiện hơn nữa thì hệ thống mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng hệ thống phục vụ
cho quá trình hoạt động quản lý của công ty.
+ Lê Thị Phượng (2017), Kháo luận tốt nghiệp “Phân tích thiết kế phần mềm
quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại Cát Linh” khoa Hệ thống thông tin
kinh tế và Thương mại điện tử, trường Đại học Thương Mại. Đề tài xây dựng hệ thống
thông tin quản lý bán hàng theo hướng đối tượng với các chức năng: Quản lý giao dịch
khách hàng, Quản lý dự án, Quản lý công nợ khách hàng, Lập tra cứu báo cáo. Đề tài
tương đối hoàn chỉnh khắc phục được những hạn chế của công ty như giao tiếp giữa
các thành viên trong đội dự án, khó khăn việ làm việc với CSDL,…. Tuy nhiên xây
dựng theo hướng đối tượng thì đòi hỏi thời gian nhiều và một hệ thống lớn và chi phí
cao nên chưa phù hợp với công ty này.
+ Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Luận văn “Phân tích, thiết kế và xây dựng HTTT
quản lí bán hàng công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương”, Khoa tin học
kinh tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Chương trình phần mềm Quản lý bán hàng tại
công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương đã đáp ứng được những yêu cầu
cơ bản trong hệ thống quản lý bán hàng. Chương trình đã quản lý được các giao dịch
trong ngày tại công ty, chương trình cũng theo dõi được quá trình thực hiện giao dịch
của từng nhân viên. Chương trình cũng cho phép người sử dụng tìm kiếm các thông
tim về khách hàng theo các tiêu thức khác nhau, cho người sử dụng lựa chọn đồng thời
chương trình lập được các báo cáo theo từng giai đoạn cụ thể theo từng loại khách
hàng thực hiện giao dịch.
Qua các bài báo, luận văn, bài nghiên cứu trên thì có thể thấy tình hình đầu tư
cho CNTT trong nước đang phát triển mạnh. Trên đây là một phần nhỏ những công
trình nghiên cứu trong nước, phần nào đó thấy được sự tích cực tìm những hướng đi
mới, giải pháp mới cho HTTT quản lý bán hàng để phần nào đó có thể ứng dụng
HTTT quản lý bán hàng một cách hiệu quả vào doanh nghiệp, tăng hiệu quả quản lý
sản xuất- kinh doanh, thúc đẩy sự tồn tại của doanh nghiệp.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
+ D.S.Laar, J.K. Konjaang, B.A. TanKia (2016), “Design and development of a
Sale Management system for SMEs in Northern Ghana”. Bài nghiên cứu phân tích,

thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng cho công ty SMEs. Bài nghiên cứu viết


rất đầy đủ và chi tiết, rất phù hợp với mô hình và tình hình tài chính của Công ty
SMEs.
+ Yongchang Ren, Mengyao Chen (2015), “Design and implementation of
Supermarket Management system”. Bài nghiên cứu thiết kế và triển khai hệ thống
quản lý siêu thị vừa và nhỏ. Hệ thống có thể nhận ra chức năng của thông tin quản lý
dịch vụ để nhân viên có thể tuân thủ các điều kiện tồn kho và bán hàng bất cứ lúc nào.
Hệ thống cũng có tính thẩm mỹ của giao diện, thao tác đơn giản, truy vấn thuận tiện và
bảo mật dữ liệu….Hệ thống đáp ứng yêu cầu thực tiễn của siêu thị vừa và nhỏ này.
+ Vicki A.Benge (2012), Article “The advantages of using System analysis &
design to improve business quality”, Chron online newspaper. Bài báo khẳng định rõ
về lợi ích mà việc phân tích thiết kế phần mềm quản lý mang lại cho doanh nghiệp,
đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Samuil Angelov et all (04/2012), Article “A framework for analysis and
design of software reference architectures”. Bài báo đã đề xuất một số công cụ giúp
cho việc phân tích và thiết kế đạt hiệu quả, tạo điều kiện cho các kiến trúc sư phần
mềm, các nhà khoa học trong việc thiết kế và áp dụng những kiến thức để có thể xây
dựng phần mềm phù hợp và có hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Chương 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ
THỐNG THÔNG ITN QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VNEXT SOFTWARE
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VEXT SOFTWARE
2.1.1. Quá trình thành lập
2.1.1.1. Sơ lược về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Vnext Software
Tên tiếng anh: VNEXT Join Stock Company
Logo:


Hình 2.1. Logo công ty


Địa chỉ: Tầng 18, Tháp C, Central Point, 219 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy,
Hà Nội
Điện thoại: +84-24-3765-9555
Email:
Website: www.vnext.vn
2.1.1.2. Sứ mệnh của công ty
Công ty Cổ phần Vnext Software là công ty tư vấn và phát triển phần mềm cho
thị trường Nhật Bản. Giúp các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý, năng
lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng những hệ thống công
nghệ thông tin toàn diện.
Đội ngũ kỹ sư am hiểu nghiệp vụ khách hàng, chuyên sâu trong từng lĩnh vực,
chia sẻ kinh nghiệm để cùng phát triển là giá trị quan trọng mà Vnext tích lũy trong
nhiều năm.
Sứ mệnh: “Xây dựng Vnext trở thành công ty hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch
vụ, phát triển phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin chuyên nghiệp. Cung cấp các
sản phầm phần mềm ứng dụng cao cho khách hàng”.
2.1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập tháng 01 năm 2008, với tên gọi là Công ty Cổ phần Vnext
(VNEXT JSC).
 01/2008: Chỉ là một công ty nhỏ khoảng hơn 15 nhân sự và có địa chỉ tại
Phòng 1407, Tòa nhà 34T Trung Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
 10/2013: Chuyển đến tầng 7, Tòa nhà TTC, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
 04/2015: Chuyển đến toàn nhà 56 Lưu Hữu Phước, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm,
Hà Nội.
 12/2017: Chuyển đến Tầng 18, Tháp C, Central Point, 219 Trung Kính, Yên
Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

 01/2018: Thành lập VNEXT JAPAN.
2.1.1.4. Văn hóa công ty
Vnext- nơi có môi trường làm việc thân thiện. Đó là tinh thần TÔN ĐỔI
ĐỒNG- CHÍ GƯƠNG SÁNG. Trong đó, “TÔN- ĐỔI- ĐỒNG” nghĩa là “ Tôn trọng
cá nhân- Tinh thần đổi mới- Tinh thần đồng đội”. “CHÍ- GƯƠNG- SÁNG” nghĩa là
“Chí công- Gưỡng mẫu- Sáng suốt” là những phẩm chất cần có của lãnh đạo công ty.


Văn hóa “làm việc hết mình”, “tận tụy với khách hàng”, “tự do dân chủ”,
“khuyến khích sáng tạo” là thể hiện trong lúc làm việc.
Văn hóa “chơi” thể hiện ở các hoạt động teambuilding, party như: Đại hội thời
bao cấp, chợ phiên bao cấp, sinh nhật công ty, thay đổi để hoàn thiện,…hay các giải
bóng đá nam, nữ …
2.1.1.5. Lĩnh vực hoạt động
Hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực: phát triển phần mềm ứng dụng, dịch vụ
ERP, dịch vụ công nghệ thông tin, tích hợp hệ thống, dịch vụ điện tử và cung cấp thiết bị
CNTT. Giúp các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực cạnh tranh và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng những hệ thống công nghệ thông tin toàn
diện.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

CEO
TRẦN NGỌC SƠN

VGD


VGD

SHUHEI MORI

HOÀNG HẢI

ThinhHM HuuDV

HueBT

Project
Division 2

Project
Division 1

Project
Division 3

SonTN, Shuhei
Mori

Sale

HungTD LyNTH

Technical

QA


HieuNT

IT Finance

AnhNT

HR Admin

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức Công ty Vnext
2.1.2.2.

Chức năng, thành phần các ban nghành của công ty

 Ban giám đốc
 Phòng quản lí chất lượng Quality Assurance: Giám sát, quản lý và đảm bảo
chất lượng. Đây là bộ phận có quyền và có trách nhiệm sẽ đặt quá trình kiểm tra chất
lượng lên giai đoạn nào, kiểm tra chất lượng theo phương pháp nào, tiêu chuẩn nào, sẽ
dùng các công cụ gì để kiểm tra và sản phẩm ở mức độ như thế nào thì được công
nhận. Là bộ phận có trách nhiệm về toàn bộ tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo
chất lượng.
 Bộ phận nhân sự: Bộ phận nhân sự là nơi kiểm tra, phỏng vấn, tuyển dụng
nhân viên mới.
Nhiệm vụ của bộ phận nhân sự chủ yếu sẽ là:
- Tạo ra một quá trình tuyển dụng hiệu quả và chuyên nghiệp.


- Đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm nhân viên mới.
- Quản lý lương, thời gian làm việc, chấm công và các vị trí công việc trong công
ty.

- Lên kế hoạch đào tạo và phát triển cho cán bộ nhân viên trong công ty hay
nhân viên mới.
- Lưu các hồ sơ, thông tin của các nhân viên, thông tin về nhân sự trong công
ty.
- Cùng với người quản lý quyết định thăng tiến hay cắt giảm vị trí của nhân
viên.
 Bộ phận tài chính
- Giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các công việc trong các
lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính
sách, chăm sóc sức khỏe nhên viên, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty.
- Công tác văn phòng. Công tác tổ chức, chế độ chính sách.
- Công tác bảo hộ lao động, bảo vệ, phục vụ…
- Kiêm tra, đôn đốc các bộ phận công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế
của công ty.
- Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
 Ban Kế toán:
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám
đốc trình Chủ tịch phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo
- Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong
việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán… tài sản của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo yêu cầu

 Ban Hành chính
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc
trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ
chính sách, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty.
- Công tác tổ chức, chế độ chính sách



- Công tác bảo hộ lao động, bảo vệ, phục vụ…
- Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy,
quy chế công ty

 Ban Văn hóa đoàn thể
- Tổ chức các sự kiện, đảm bảo đời sống tinh thần cho nhân viên công ty
- Tổ chức hội thi thể thao, văn nghệ
- Duy trì các ngày hội truyền thống của công ty

 Phòng sale
- Tìm kiếm khách hàng mang về cho công ty những dự án mới
- Tiếp xúc khách hàng và thẩm định khách hàng
- Lập hợp đồng và các hồ sơ liên quan

 Bộ phận Project Division 1,2,3: Là bộ phận nghiên cứu, tư vấn phát triển
phần mềm. Là bộ phận trực tiếp thực hiện các dự án quả công ty. Quyết định sản phẩm
làm ra. Mỗi một bộ phận sẽ có các team dự án khác nhau dưới trách nhiệm của PM,
Leader, Dev, Design, Tester, Brse…
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây
Đơn vị: USD

300
250
200
Nhân sự
Doanh thu

150
100

50
0

2016

2017

2018

Biểu đồ 2.1. Doanh thu của Vnext (2016-2018)
Nhờ vào sự nỗ lực làm việc của các cán bộ nhân viên trong công ty mà đã đem
lại cho công ty doanh số 120 triệu USD trong năm 2018 với nhân sự là 250 người
2.2. THỰC TRẠNG CỦA HTTT QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CP
VNEXT SOFTWARE
2.2.1. Tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin chung




Phần mềm công ty sử dụng

-

Cài đặt hệ điều hành Windows

-

Phần mềm văn phòng
+ Bộ phần mềm Microsoft Office
+ Phẩn mềm gõ Tiếng Việt: Unikey và Vietkey

+ Các trình duyệt web: chrome, firefox , Cốc Cốc
+ Ứng dụng nén và giải nén tập tin: winrar

-

Phần mềm tài chính kế toán: Sử dụng Phần mềm kế toán FTS Accounting phù hợp

cho doanh nghiệp theo mô hình mẹ con và có nhiều cơ quan trực thuộc. Dễ dàng hợp
nhất các báo cáo tài chính, quản lý và theo dõi thông tin tài chính, kế toán nhanh
chóng, chính xác. Đảm bảo thống nhất nghiệp vụ kế toán giữa các chi nhánh của
Vnext.
-

Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

-

Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng

-

Phần mềm lập kế hoạch nguồn lực

-

Phần mềm quản lý nhân sự



Trang thiết bị phần cứng tại công ty.

Là một công ty chuyên về hệ thống thông tin, công nghệ thông tin nên công ty

hết sức chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT
 Cơ sở hạ tầng mạng truyền thông
Toàn công ty, máy chủ được cài đặt hệ điều hành Windows và Linux là nền tảng
cho ứng dụng và dịch vụ, là kho lưu trữ thông tin các dự án, thông tin của công ty. Hạ
tầng được đầu tư mạnh mẽ có thể đảm bảo cung cấp dịch vụ cho cán bộ nhân viên
công ty.
Công ty sử dụng mạng nội bộ Lan và Wan là mạng truyền thông dữ liệu kết nối
các thiết bị đầu cuối gồm máy tính, máy chủ, máy in, … trong công ty. Các thiết bị
trong công ty được kết nối thông qua kết nối có dây hoặc kết nối không dây, Ethernet,
Token Ring và wireless LAN IEEE 802.11b/g/n,...
Việc sử dụng nghiêm ngặt mạng nội bộ giúp cho công ty có thể đảm bảo tối đa
vấn đề an toàn bảo mật, đồng thời các máy, thiết bị có thể kết nối với nhau cũng như
kết nối với cơ sở dữ liệu nhanh chóng.


Dữ liệu


×