Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

GIỚI THIỆU CÁC LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.85 KB, 9 trang )

GIỚI THIỆU CÁC LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT 
NAM
Điêu khắc đá đã có từ lâu đời ở nước ta. Không ai có thể biết rằng nghề đá mỹ nghệ  
đã xuất hiện từ  bao giờ  nhưng có một điều chắc chắn rằng nghề  điêu khắc đá đã  
cùng trải qua những thăng trầm trong lịch sử dân tộc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu  
các làng nghề đá mỹ nghệ nổi tiếng ở Việt Nam.
LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC
Để  mở  đầu bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ  đưa các bạn đi đến làng nghề  nổi tiếng 
nhất nước ta. Đó chính là làng đá Non Nước, Đà Nẵng.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Làng nghề  đá Non Nước tọa lạc dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, trực thuộc thành phố 
Đà Nẵng. Không có một ghi nhận nào về mốc thời gian cụ thể hình thành làng. Chỉ có  
một điều chắc chắn rằng làng đã hoạt động trong lĩnh vực đá hơn 200 năm nay. Theo 
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng được thành lập khoảng nửa cuối thế kỷ XVII.  
Trước đây, làng Non Nước mang tên là Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp. 
Theo lời kể của các cụ, nghề đá ở chân núi Ngũ Hành ra đời cùng thời điểm lập làng.


Làng nghề đá Non Nước tọa lạc dười chân núi Ngũ Hành Sơn, trực thuộc thành phố  
Đà Nẵng.
Tuy không rõ thời gian cụ thể nhưng ông tổ nghề đá nơi đây đều được mọi người biết  
đến. Các tài liệu đều ghi nhận được người mang nghề đá đến nơi đây tên là Huỳnh Bá 
Quát. Tương truyền kể lại rằng, ông là người gốc Thanh Hóa, có công đem nghề  đá 
đến Đà Nẵng. Hiện nay, cứ đến mồng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ 
của làng nghề Non Nước.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Thời điểm ban đầu, nghề đá nơi đây không phát triển. Lực lượng thợ điêu khắc cũng 
không nhiều. Các sản phẩm chủ yếu chỉ là những vật dụng gắn liền đến cuộc sống  
sinh hoạt hàng ngày. Đó là những cối giã gạo, cối xay ngũ cốc hay bia mộ  bằng đá. 
Mãi đến nửa đầu thế  kỷ  XIX, triều đại nhà Nguyễn tập trung xây dựng nhiều cung 
điện, lăng tẩm. Điều này đã tạo điều kiện cho nghề đá nơi đây phát triển mạnh mẽ. 


Nhiều thợ giỏi của làng có công lớn đã được triều đình phong hàm Cửu phẩm. Uy tín  
và danh tiếng của làng bắt đầu được xây dựng từ đây.
Theo dòng chảy thời gian, sản phẩm đá của làng Non Nước ngày càng đa dạng và  
phong phú. Bên cạnh các màu đá tự  nhiên, thợ  điêu khắc đá còn phải nhuộm đá bằng 
các phẩm màu. Rất nhiều yếu tổ  ảnh hưởng đến màu thành phẩm. Người nghệ nhân  
phải kiểm soát chặt chẽ quá trình pha màu, nhiệt độ cũng như độ đậm nhạt. Điều này  
đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm được tích lũy của người nghệ nhân.


Theo dòng chảy thời gian, sản phẩm đá của làng Non Nước ngày càng đa dạng và  
phong phú.
Hiện nay, ngành du lịch tại Đà Nẵng đang vô cùng phát triển. Đây chính là cơ hội giúp  
du khách được tham quan và chứng kiến quá trình điêu khắc đá. Đôi tay tài hoa của  
người nghệ nhân khiến rất nhiều khách du lịch ngưỡng mộ. Điều này đã giúp đem sản 
phẩm đá tại nơi đây ra ngoài thế giới. Làng nghề đá Non Nước ngày càng khẳng định  
được vị thế của mình.
NHỮNG THÁCH THỨC HIỆN TẠI
Trước đây, làng nghề  Non Nước tập trung dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên,  
việc này đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan danh thắng Ngũ Hành. Vì thế, chính quyền  
Đà Nẵng đã thực hiện chính sách di dời làng nghề  về vị trí tập trung. Chính điều này 
đã lộ ra những bất cập về sau này.
Với gần 500 cơ sở ban đầu, chỉ có khoảng trên 300 cơ sở tập trung vào vị trí mới. Số 
còn lại vẫn cố  bám trụ  tại khu dân cư. Bởi vì diện tích 100m 2 mà thành phố  bố  trí 


không đủ  để  các xưởng đá hoạt động. Ngoài ra, khu vực làm việc chật chội sẽ  tiềm  
ẩn những nguy cơ cao về tai nạn lao động.
Vấn đề  nổi bật thứ  hai chính là tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Việc đục 
đẽo, chế tác đá đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến không khí và nguồn nước xung quanh.  
Bụi đá bay mờ mịt, phủ lên các mái nhà, ngọn cây, đường phố xung quanh. Nước trộn  

hóa chất đánh bóng đá, nước rửa đá thải tràn khắp nơi, trộn chung với bụi đá tạo nên  
những lớp bùn dẻo quánh. Không những thế, tiếng đục đẽo ầm ĩ ảnh hưởng trực tiếp  
đến người thợ điêu khắc. Vì thế, ngày càng nhiều nhân công xin nghỉ khiến công việc 
đình trệ.
Trên đây là hai thách thức nổi bật nhất cần được khắc phục hiện nay. Tuy nhiên chính  
quyền địa phương vẫn chưa có cách giải quyết nào phù hợp. Để  ngành điêu khắc đá 
tiếp tục phát triển, người dân và chính quyền địa phương phải cùng nhau hợp tác để 
đưa ra hướng đi thích hợp.
LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN
Tiếp đến, bài viết sẽ đưa mọi người đến với một làng nghề đá nổi tiếng không kém. 
Đó chính là làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ninh Vân là một xã miền núi nằm  ở  Tây Nam huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Sở  hữu  
nguồn đá vôi dồi dào và chất lượng, làng Ninh Vân nổi tiếng với nghề điêu khắc đá.  
Được biết, làng nghề đá Ninh Vân đã có bề dày lịch sử khoảng 500 năm nay.
Qua lời kể của người dân, ông tổ nghề của làng tên là Hoàng Sùng. Ông gốc là người 
làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân sinh sống và lập nghiệp. Từ đó, ông bắt đầu phổ 
biến và truyền nghề  lại cho con cháu và mọi người xung quanh. Làng nghề  đá Ninh 
Vân ra đời cũng vì như thế.
Thuở bắt đầu, sản phẩm đá tại đây vô cùng ít ỏi và đơn giản. Chủ yếu chỉ là các vật  
dụng phục vụ cho cuộc sống người dân như cối giã, cối xay… Dần dần về sau, chủng  
loại sản phẩm được mở rộng với nhiều mẫu mã đa dạng.
Ngày xưa, tất cả các công đoạn bao gồm cả khai thác và vận chuyển đá đều phải làm  
thủ  công. Vì thế, công sức bỏ  ra vô cùng lớn nhưng tiến độ  công việc thì lại chậm. 
Ngày nay, với sự  giúp đỡ  của máy móc hiện đại, năng suất chế  tác được cải thiện  
đáng kể. Điều này cũng tạo điều kiện cho các nghệ  nhân có thời gian sáng tạo ra  
những mẫu mã mới.


Hầu hết các gia đình trong làng đều theo nghề điêu khắc đá mỹ  nghệ. Vì thế, tại 

đây, ngành nghề này được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Làng đá mỹ  nghệ 
Ninh Vân đang góp phần bảo vệ  và truyền bá những giá trị  văn hóa tốt đẹp của dân 
tộc.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC SẮC CỦA LÀNG ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN
Làng nghề  đá mỹ  nghệ Ninh Vân đã và đang tạo ra những sản phẩm đá đặc sắc.  
Chúng ta không thể không nhắc đến 3 công trình bằng đá cách đây hàng trăm năm. Đó 
là Đình làng Xuân Vũ, căn nhà đá của ông Lương Văn Xiển và căn nhà đá của nghệ 
nhân Đỗ Khắc Đức.
Đình làng Xuân Vũ được xây dựng vào năm 1730 thời vua Lê Cảnh Hưng. Lúc ban  
đầu, đình được xây dựng từ gỗ lim, vôi vữa và gạch nung. Qua thời gian bị tàn phá bởi 
chiến tranh, đình làng bị hư hỏng nặng nề. Vì thế, đình làng mới được phục dựng lại 
hoàn toàn bằng đá nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Những họa tiết Long­Lân­Quy­
Phụng, rồng bay phượng múa trên thân cột được chạm khắc tỉ mỉ và sống động. Trong  
đó, cột cái được chạm khắc hình rồng. Các cột con còn lại chạm trổ  hình hoa lá cỏ 
cây, chim muông, đại điện cho 4 mùa trong năm. Đình làng Xuân Vũ chính là nơi tổ 
chức lễ giỗ cụ tổ Hoàng Sùng vào 16/8 Âm lịch hàng năm.
Ngôi nhà của ông Lương Văn Xiển được xây dựng vào năm 1934 và vẫn bền vững 
đến bây giờ. Trong khi đó, căn nhà của ông Đỗ  Khắc Đức được xây dựng vào năm  
1954. Đến tận bây giờ, những câu thơ được điêu khắc trên cột đá vẫn hiện lên rõ ràng.


Ngôi nhà của ông Lương Văn Xiển được xây dựng vào năm 1934 và vẫn bền vững đến  
bây giờ.
Ngoài ra, chúng ta không thể  bỏ  qua công trình cổng làng đá mỹ  nghệ  Ninh Vân và  
tượng 500 vị La Hán đang được trưng bày ở chùa Bái Đính.
LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC ĐÁ NÚI NHỒI
Trước khi kết thúc bài viết, chúng tôi sẽ dẫn quý khách đến làng nghề đá lâu đời nhất 
Việt Nam. Đó chính là làng đá Nhồi.
LÀNG ĐÁ NHỒI HÌNH THÀNH LÚC NÀO?
Làng đá Nhồi thuộc địa phận phường An Hưng, xã Đông Tân, thành phố  Thanh Hóa, 

tỉnh Thanh Hóa.
Như đã trình bày ở trên, ông tổ của làng nghề Non Nước và làng đá Ninh Vân đều xuất  
thân từ Thanh Hóa. Có thể nói, làng Nhồi chính là cái nôi của nghề điêu khắc đá mỹ 
nghệ.
Theo ghi nhận trong lịch sử, nghề  chế tác đá nơi đây đã bắt đầu từ  thời nhà Lý. Ts.  
Phạm Văn Đấu cho rằng, nghề  đá nơi đây ra đời vào khoảng thời gian Lý Thường  
Kiệt trị nhậm tại Thanh Hóa. Trong suốt 20 trị nhậm, Lý Thường Kiệt tiến hành khai 
thác đá quý để  xây dựng thành quách. Có thể, đây chính là thời điểm làng nghề  hình  


thành. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giả thuyết được đặt ra. Làng nghề vẫn có thể ra 
đời sớm hơn hoặc muộn hơn rất nhiều.
DẤU ẤN LỊCH SỬ CỦA LÀNG ĐÁ NHỒI
Được hình thành lâu năm, làng Nhồi gắn liền với dòng chảy lịch sử  của dân tộc ta. 
Rất nhiều công trình kiến trúc thời xưa đều một tay do các nghệ  nhân làng Nhồi tạo  
nên. Đó chính là thành nhà Hồ hay còn có tên gọi khác là kinh thành Tây Đô kỳ vĩ. Hay  
là các tác phẩm điêu khắc trong khu điện miếu Lam Kinh thời Lê sơ. Các tượng rồng 
đá, tượng người, tượng thú đều do bàn tay chạm khắc của nghệ  nhân làng Nhồi.  
Những tác phẩm này đã góp phần tạo nên phong cách điêu khắc đá qua mỗi thời kỳ 
đất nước.

Thành nhà Hồ được xây dựng nên bởi đôi tay của các nghệ nhân làng đá Nhồi.
Một trong những tác phẩm khiến người dân nơi đây tự hào nhất chính là bia mộ Phan 
Đình Phùng. Ngoài ra còn có tấm bia Lê Lợi  ở  huyện Đà Bắc, sông Đá. Dù bom lửa 
chiến tranh kế  bên, người dân nơi đây vẫn một lòng cùng nhau điêu khắc nên những 


tấm bia mộ tượng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc. Khi đang tập trung chạm trổ, thấy  
máy bay địch ngang qua đều phải tạm trú xuống dưới hầm. Đợi tình hình yên ổn thì  
lại cùng nhau lên thực hiện tiếp công việc. Không phải do vậy mà đường nét đục đẽo 

lại sơ sài, cẩu thả. Các tác phẩm của làng Nhồi đều tinh xảo dưới đôi tay điêu luyện  
của các nghệ nhân nơi đây.
KẾT LUẬN
Nghề  điêu khắc đá mỹ  nghệ  là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt  
Nam. Hiện nay, dù đã có máy móc hỗ trợ, vai trò của nghệ nhân vẫn không giảm sút. 
Nét đẹp của các sản phẩm đá đều phụ  thuộc rất nhiều vào đôi tay người thợ  điêu  
khắc. Dù là tượng đá hay nội thất đá như bồn tắm đá cẩm thạch, tất cả đều được 
tạo nên từ đôi tay người nghệ nhân.

Từ phiến đá cẩm thạch, qua đôi tay nghệ nhân đã trở thành bồn tắm sang trọng.
Vì thế, chúng ta càng phải gìn giữ và phát triển nghề đá mỹ nghệ ngày một lớn mạnh. 
Nhà nước cùng chính quyền địa phương phải phối hợp chặt chẽ đề  ra các chính sách 
hợp lý. Người dân chúng ta cần tỉnh táo lựa chọn và ủng hộ các sản phẩm chất lượng 


cao. Chúng ta cần nói không với những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng và tìm đến 
các cơ sở uy tín như công ty đá mỹ nghệ Huy Hùng. Có như thế, nghề điêu khắc đá 
mới ngày một phát triển và lan rộng ra thế giới.
Xem   thêm:   />nghe­truyen­thong­o­viet­nam.html



×