Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

GIỚI THIỆU TƯỢNG PHẬT ĐÁ LỚN NHẤT THẾ GIỚI TẠI TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.48 KB, 8 trang )

GIỚI THIỆU TƯỢNG PHẬT ĐÁ LỚN NHẤT THẾ GIỚI TẠI TRUNG QUỐC
Tượng Lạc Sơn Đại Phật là công trình thể hiện niềm tin mãnh liệt của con người vào  
Đức Phật. Trải qua hơn 1000 năm nhưng bức tượng vẫn giữ được sự hoàn hảo. Từng  
đường nét và chi tiết chạm khắc của bức tượng Phật đá này gần như  vẫn giữ được  
nguyên vẹn. Nơi đây từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới.
TỔNG QUAN VỀ TƯỢNG PHẬT ĐÁ LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Tượng Lạc Sơn Đại Phật được tạc vào núi Lăng Vân, nằm đối diện với ngọn núi  
thiêng Nga Mi. Nằm  ở phía đông thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Là 
nơi giao nhau của ba con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y.
Phải mất đến 90 năm, tượng Phật đá này mới hoàn thành. Bức tượng Lạc Sơn Đại 
Phật này đã có hơn 1300 năm tuổi. Thu hút hàng triệu lượt khách tham quan và du lịch  
mỗi năm. Điều này đã dần khiến nơi đây trở  thành một điểm đến thiêng liêng. Vào  
đầu năm mới, hàng chục nghìn người dân Trung đổ  về  đây để  tỏ  lòng thành kính và 
cầu nguyện.


Tượng Lạc Sơn Đại Phật được tạc vào núi Lăng Vân, Trung Quốc.
Khi công trình này hoàn thành, bức tượng đã được bảo vệ  bởi 13 tầng gác làm bằng  
gỗ  lớn. Tuy nhiên, các tầng gác này đã bị  phá hủy vào cuối triều đại nhà Minh. Việc  
này khiến cho bức tượng Lạc Sơn Đại Phật không còn được che chắn.
Qua dòng chảy của thời gian, một số phần nhỏ của tượng Phật bị hư hại. Năm 1963, 
chính quyền Trung Quốc bắt đầu tiến hành trùng tu bảo vệ  bức tượng. Kể  từ  năm 
1982, Lạc Sơn Đại Phật đã được Quốc vụ  viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa  
vào danh sách các đơn vị văn vật trọng điểm toàn quốc. Năm 1996, UNESCO đã công  
nhận khu vực núi Nga Mi và khu thắng cảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật là Di sản thế 
giới. Kể từ đó, công việc bảo quản luôn nằm dưới sự giám sát của những chuyên gia 
UNESCO.
HÌNH TƯỢNG LẠC SƠN ĐẠI PHẬT


Lạc Sơn được cho là nơi Phật giáo được thiết lập đầu tiên ở Trung Hoa vào thế kỷ 1. 


Đạo Phật được lưu truyền từ   Ấn Độ  vào Trung Quốc. Và hiện nay, Phật giáo đã trở 
thành một trong những tôn giáo lớn nhất nước.
Hàng nghìn thợ điêu khắc và công nhân đã nỗ lực để xây dựng nên bức tượng Phật lớn 
nhất thế  giới. Để  lại cho hậu thế  một tác phẩm nghệ  thuật vô giá. Bức tượng Lạc  
Sơn Đại Phật miêu tả  một tu sĩ. Với dáng vẻ  mập mạp đang mỉm cười, dáng ngồi 
bình thản. Hai tay Ngài đặt trên đầu gối, mắt nhìn chăm chú qua sông. Hình tượng của 
bức tượng được cho là Phật Di Lặc. Biểu tượng cho sự sáng suốt và hạnh phúc.
Việc   tôn   thờ   Phật   Di   Lặc   rất   phổ   biến   vào   giữa   thế   kỷ   thứ   4   và   thứ   7.   Ngày  
nay, tượng đá Phật Di Lặc vẫn xuất hiện  ở nhiều ngôi chùa trên khắp Trung Quốc.  
Thay vì hình  ảnh tượng Phật Di Lặc có bụng lớn và luôn tươi cười ngày nay. Hình 
tượng Lạc Sơn Đại Phật được chế tác có gương mặt nghiêm trang.
NGUỒN GỐC BỨC TƯỢNG
Mục đích được xây dựng nên bức tượng Phật này là làm cho nước sông dưới chân núi 
Lăng Vân bớt hung dữ. Tạo sự thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên con sông này. Hạn 
chế những vụ đắm tàu đã giết chết nhiều người hàng năm.
Vào triều đại nhà Đường, một nhà sư tên là Hải Thông đã quyết định chạm khắc bức  
tượng này. Vị trí đặt bức tượng khổng lồ là tại nơi hợp lưu của ba con sông trên. Với  
hy vọng bức tượng sẽ xoa dịu các vị thần sông, cứu sống nhiều sinh mệnh của người 
dân địa phương.
Để thực hiện được công trình này, nhà sư Hải Thông đã đi gây quỹ trong 20 năm. Tuy 
nhiên, theo truyền thuyết, một số  quan chức chính quyền muốn chiếm đoạt số  tiền 
này. Song nhà sư tuyên bố họ có thể lấy đi con mắt của ông chứ không thể cướp đi số 
tiền. Cuối cùng, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa. Ông đã tự khoét mắt để bày  
tỏ  lòng mộ  đạo và sự  ngay thẳng của mình. Điều này đã giúp ông bảo toàn được 
khoản tiền quyên góp.
Dự  án bắt đầu được thực hiện vào năm 713 sau Công nguyên. Đáng tiếc là khi dự  án 
mới hoàn thành được một nửa thì nhà sư đã qua đời. Cả hai đệ tử của ông đã tiếp tục  
xây dựng công trình tâm huyết này. Và bức tượng Phật đã hoàn thiện vào năm 803 sau 
Công nguyên.
Kể từ khi xây xong tượng Phật, dòng nước sông hung dữ trở nên hiền hòa và an toàn 

hơn.
ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯỢNG PHẬT ĐÁ KHỔNG LỒ


Toàn bộ bức tượng được chế tác bằng đá ngoại trừ đôi tai. Đôi tai của Ngài được chế 
tác từ  gỗ, sau đó được dán và phủ  lại bằng đất sét. Mái tóc của tượng Lạc Sơn Đại 
Phật bao gồm 1021 lọn tóc xoắn ốc. Chúng được các nghệ nhân chế tác đặc biệt xếp 
cạnh nhau một cách tỉ mỉ và cẩn thận.
Với chiều cao ngang bằng cả tòa nhà mười tầng, khoảng 71m. Nếu tượng trong tư thế 
đứng thẳng thì theo  ước tính sẽ  cao tương đương tượng Nữ  thần Tự  do của Mỹ. 
Riêng phần đầu bức tượng đã cao 15m, vai rộng đến 28m. Lông mày của tượng dài 
5,5m, mũi cao 6m. Tai dài 7m và có khả năng chứa được hai người bên trong đó. Đặc 
biệt, mỗi bàn chân có chiều dài 11m, rộng 8,5m và có sức chứa cho 100 người ngồi.  
Tư thế Phật ngồi ở tư thế đối xứng, tạo ra cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái.

Bàn chân tượng Phật có chiều dài 11m, rộng 8,5m và có sức chứa cho 100 người ngồi.
Bên trong phần tóc, cổ, ngực và sau tai của tượng Phật bằng đá này có một số  lối 
thoát nước. Chúng có tác dụng ngăn bức tượng tránh bị xói mòn nghiêm trọng. Ngoài ra 
còn ngăn được quá trình phong hóa qua hàng thiên niên kỷ. Hệ  thống thoát nước bên  
trong bức tượng khá phức tạp. Bao gồm các rãnh và máng nước giúp dẫn nước mưa và 


giữ  cho phần bên trong bức tượng vẫn luôn được khô ráo. Chính vì vậy mà tượng  
Phật khổng lồ này vẫn còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.
CÔNG TRÌNH LINH THIÊNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Từ  khi bức tượng Phật được hoàn thành vào năm 803 sau Công nguyên. Dòng nước  
nơi đây đã trở nên hiền hòa hơn. Người dân nhận thấy nước sông không bao giờ dâng  
lên cao hơn bàn chân của Đức Phật. Theo giải thích của các chuyên gia, đá từ vách núi  
trong khi thi công đã rơi xuống sông. Hay các mẫu đá thừa đã được vứt xuống dòng 
sống. Điều này đã làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của nước sông nơi đây. Nhờ  vậy,  

cuộc sống mưu sinh của người dân đã được cải thiện. Tàu thuyền có thể yên tâm qua 
lại.
BÍ ẨN NHỮNG LẦN RƠI LỆ CỦA TƯỢNG PHẬT ĐÁ KHỔNG LỒ
Tương truyền, từ  khi xây dựng, bức tượng đã có những lần nhắm mắt và rơi lệ.  
Những lần nhắm mắt và rơi lệ lần lượt diễn ra vào năm 1962, 1963, 1976 và 1994.
Năm 1962 là năm xảy ra nạn đói cực kỳ  nghiêm trọng tại Trung Quốc. Vào lúc này, 
những người còn sống sót đã chứng kiến hai mí mắt bức tượng bỗng nhiên khép lại và  
có vệt đen như nước mắt chảy dài từ đôi mắt. Họ tin rằng Đức Phật hiển linh và âm 
thầm nhỏ lệ. Bày tỏ sự thương xót cho chúng sinh.
Năm 1976, người dân tại Lạc Sơn lại một lần nữa được chứng kiến tượng Phật nhắm  
mắt và rơi lệ. Khi đó, tại Đường Sơn đã xảy ra một trận đại địa chấn. Trận động đất 
này đã cướp đi sinh mạng của hơn 242 nghìn người.


Bức ảnh tượng Phật nhắm mắt, rơi lệ được người dân chứng kiến và chụp lại.
Đến năm 1994, nơi đây đã trở thành địa điểm tham quan du lịch thu hút du khách. Ngày  
7/6 năm đó, những du khách đi thuyền trên sông đều khẳng định đã chứng kiến tượng  
Phật rơi lệ. Theo lời kể của họ, cả cơ mặt, cằm và cơ thể của Đức Phật dường như 
cũng rung chuyển. Nhưng khi cập bến, họ  lại thấy cơ mặt tượng Phật như giãn ra, 
khóe miệng mở  rộng. Nhìn Ngài như  đang mỉm cười mặc dù hàng châu lệ  vẫn còn 
vương trên khuôn mặt.
Chính phủ  Trung Quốc đã cử  các nhà khoa học đến tìm hiểu và nghiên cứu nguyên 
nhân trên. Ngay cả vệt nước mắt ở khóe mắt Ngài cũng không thể lau sạch được.


QUẦNG HÀO QUANG TRÊN ĐỈNH LẠC SƠN ĐẠI PHẬT
Theo báo nhân dân của Trung Quốc vào năm 2002. Khu vực núi Lăng Vân được ghi 
nhận đã xảy ra hiện tượng ngàn năm hiếm gặp. Quanh núi mặc dù vẫn còn phủ  đầy  
những đám mây vào buổi sớm. Tuy nhiên trên đỉnh tượng Phật lại xuất hiện quầng  
mặt trời tỏa ra ánh hào quang rực rỡ. Vầng hào quang này trải rộng khắp núi Lăng Vân  

với đường kính lên đến 300m.
Tại Trung Quốc, hai năm trước đó được cho là năm đại hỷ. Bởi trong năm 2000, Trung 
Quốc thành công đăng cai Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Còn năm 2001 là năm 
Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tuy chưa có lời giải thích cho các hiện tượng bí  ẩn xung quanh bức tượng Phật.  
Nhưng đối với người dân Trung Quốc nói riêng và Tứ  Xuyên nói chung. Tượng Lạc  
Sơn Đại Phật rất được họ kính trọng và gìn giữ cho đến nay.
ĐIỂM ĐẾN LÝ TƯỞNG CHO MỌI NGƯỜI
Ngoài bức tượng Lạc Sơn Đại Phật, nơi đây có rất nhiều tượng Phật nhỏ. Các bức  
tượng Phật này được người dân chạm khắc xung quanh tượng Lạc Sơn Đại Phật. Tất 
cả  tạo thành một cảnh quan vô cùng đặc sắc cho nơi đây. Đặc biệt là hai bức tượng 
hộ pháp nằm ở vị trí hai bên tượng Lạc Sơn Đại Phật. Cả  hai bức tượng nổi bật với  
chiều cao khoảng 16m và chiều rộng 6m. Với hình tượng thân mặc chiến bào, tay cầm 
vũ khí uy nghiêm.
Bên cạnh tượng Phật có các bậc cầu thang để núi. Du khách có thể phải mất hàng giờ 
để  xếp hàng, nối đuôi nhau leo cầu thang trên núi để  lên được vị  trí ngang bằng với  
đầu tượng Phật. Sau đó, bạn có thể  di chuyển xuống phần sân dưới sân tượng để 
chụp ảnh lưu niệm. Hoặc nếu không có nhiều thời gian thì đi thuyền trên sông cũng là 
một lựa chọn lý tưởng. Du khách có thể  ngắm được trọn vẹn cả  bức tượng và cảnh  
quan nơi đây.


Du khách có thể phải mất hàng giờ để xếp hàng, nối đuôi nhau leo cầu thang trên núi.
Tại đây, người dân cũng xây dựng một ngôi đền thờ  nhà sư  Hải Thông gần tượng 
Phật. Nhằm bày tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công lao của ông.
Với danh hiệu là bức tượng Phật đá lớn nhất thế  giới. Bức tượng Phật này đã trở 
thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác về  thơ  ca, hội họa và nhiều câu chuyện lịch  
sử. Đối với người dân Trung Quốc xưa, việc xây dựng bức tượng to lớn là cách để họ 
cảm ơn các vị thần.
Xem   thêm:   />the­gioi­tai­trung­quoc.html




×