Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

vận động và hoạt động trị liệu trong phục hồi chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.98 KB, 14 trang )

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bộ môn PHCN - ĐHYHN


Mục tiêu

Trỡnh bày định nghĩa, tác dụng sinh lý của vận động trị liệu
Trỡnh bày định nghĩa, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của
dạng bài tập vận động

Thực hành tốt tp theo tm vn ng khp

các


Định nghĩa

• Kích thích vận động là một trong những kích thích quan trọng, đảm bảo sự phát sinh, phát triển, tồn tại của cơ
thể.

• Vận động học : nghiên cứu về các mẫu vận động của cơ thể
• Vận động trị liệu (VĐTL) là thực hiện các vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực của cơ thể một
cách có hệ thống và kế hoạch nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và PHCN

• VĐTL thường có cường độ thấp hơn và thời gian ngắn hơn các bài tập dành cho người khỏe mạnh. Quá trình
tập luyện kéo dài bao lâu phụ thuộc vào tình trạng người bệnh và chương trình tập luyện phải thay đổi theo.

• Muốn áp dụng tốt VĐTL cần phải nắm vững các kiến thức về giải phẫu, sinh lý bệnh học.



Tác dụng sinh lý

• Phục hồi TVĐ của khớp.
• Tăng sức mạnh cơ, tái rèn luyện cơ bị liệt
• Điều hợp các động tác.Tạo thuận lợi cho cảm thụ bản thể thần kinh cơ
• Đề phòng các thương tật thứ cấp, phòng teo cơ, cứng khớp.
• Tạo thuận lợi cho khả năng thăng bằng.
• Tăng cung lượng tim. Tăng cung cấp máu cho các hệ thống mao mạch
• Bảo đảm độ vững chắc và hình thể các xương
• Tăng cường đào thải chất cặn bã và chuyển hoá vật chất. Nâng cao sức khỏe
• Giảm đau


CÁC LOẠI CO CƠ

• Co cơ đẳng trường ( tĩnh)
• Co cơ đồng tâm ( hướng tâm )
• Co cơ ly tâm ( tâm sai)


CÁC CƠ THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG

• Cơ chủ vận
• Cơ đối kháng
• Cơ đồng vận
• Cơ cố định
• Cơ trung gian



Các dạng bài tập vận động
Tập thụ động
Là các động tác tập các cơ bị liệt hoàn toàn do KTV, dụng cụ hoặc chi lành của chính người
bệnh. Không có khả năng tự co cơ.
Chỉ định: cơ bậc 0-1 hoặc BN không thể tự vận động vì đau, yếu sau phẫu thuật, bệnh nặng.
Mục đích:
Phòng ngừa kết dính khớp
Duy trì độ dài cơ và phần mềm quanh khớp, ngăn ngừa
Tăng cảm giác cảm thụ bản thể
Phòng ngừa các biến chứng do bất động khác

co rút


Nguyên tắc:
- Thực hiện chậm, nhẹ nhàng và đều đặn. Không dùng lực cưỡng bức
bắt khớp phải vận động gây tổn thương khớp.
- Tập từng khớp một theo một trình tự nhất định và thời gian nhất
định, thông thường mỗi ngày tập hai lần, mỗi động tác thực hiện 5 –
10 lần


Tập chủ động có trợ giúp
CĐ : cơ bậc 2
Nguyên tắc: -Trợ giúp vừa đủ,
- Giảm dần trợ giúp khi cơ lực cải thiện



Vận động chủ động

Là các động tác do người bệnh tự tập, có co cơ chủ động. CĐ cơ bậc 3 trở lên

Nguyên tắc:
- Động tác không quá dễ hoặc quá khó  
- Phải kiểm sóat để tránh các cử động thay thế


Tập vận động có kháng trở
Là vận động chủ động với sức đề kháng trong lúc 
thực hiện do dụng cụ, do người khác hoặc do 
chính người bệnh tạo ra
Mục đích: Tăng sức mạnh và tăng sức bền của cơ
Chỉ số mạch an toàn : 70-80% ( 220 – tuổi của người bệnh)
Tập kéo giãn
Là động tác cử động cưỡng bức do KTV, do dụng cụ hoặc do chính người bệnh vận dụng
các cơ đối kháng để tạo ra lực kéo giãn chủ động một nhóm cơ, khớp nào đ


 CĐ : các trường hợp hạn chế tầm vận động khớp do sự rút ngắn mô mềm (cơ, tổ chức
liên kết, bao khớp và da), thường là hậu quả của bất động (do nằm lâu, bó bột, phẫu
thuật) hoặc mất thăng bằng cơ, rối loạn trương lực cơ.

 CCĐ : di lệch xương, khớp, gãy xương, loãng xương nặng, đau cấp.


• Nguyên tắc.
• Lực kéo dãn có thể là bằng tay của người tập (kéo dãn bằng tay), dụng cụ ,hoặc bản thân người
bệnh (tự kéo dãn). Lực phải đủ để tạo sức căng lên các cấu trúc mô mềm nhưng không quá
mạnh làm đau hoặc chấn thương các cấu trúc. Bệnh nhân phải có cảm giác kéo căng, nhưng
không đau, trong tổ chức đang được kéo dãn.


• Thời gian giữ kéo dãn khoảng 20 đến 30 giây sau đó thư giãn rồi lập lại từ 10-20 lần/buổi tập.
• Thư giãn cơ cần kéo dãn
• Không được thực hiện khi đau cấp
• Kéo dãn từng khớp một
• Không nên kéo dãn giật cục bởi vì không hiệu quả và có thể gây tổn thương thêm.


Vận động trị liệu chức năng



Tập ở tư thế nằm: Tập lăn nghiêng, trồi lên trụt xuống, chuyển tư thế nằm sang ngồi.

 Tập ở tư thế ngồi: tập thăng bằng ở tư thế ngồi, xoay thân, tập đạp xe
 Tập ở tư thế đứng: tập đứng ở thanh song song


Tập di chuyển



Hoạt động trị liệu



Các bài tập chuyên biệt theo nghề nghiệp hoặc môn thể thao


MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VĐTL


• Mỗi bệnh nhân cần có một chương trình riêng biệt sau khi đã được thăm khám lượng giá cẩn thận
• Tập sớm, liên tục, tăng tiến, bài tập phù hợp với bệnh trạng và sức khỏe chung.
• Giải thích kỹ thuật tập rõ ràng, gọn, đủ cho bệnh nhân hiểu. Nếu cần có thể làm mẫu cho họ xem.
• Đảm bảo sự an toàn của người bệnh tập đúng kỹ thuật và đúng mức.
• Luôn động viên, khuyến khích người bệnh trong lúc tập luyện.
• Cần đánh giá lại định kỳ để có những thay đổi cần thiết trong chương trình chế độ tập luyện.



×