Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Trong Đầu Tư Tại Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------

BÙI VĂN LƯƠNG

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài

THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

NCS cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, các thông
tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và được trích dẫn
rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong công trình
của tác giả khác.
Tác giả luận án

Bùi Văn Lương



ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý - Luật kinh tế,
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Anh Tài - Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã
luôn quan tâm, giúp đỡ hướng dẫn NCS hoàn thành tốt luận án nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo UBND Tỉnh Thái Nguyên; Lãnh
đạo UBND Thành phố Thái Nguyên; Lãnh dạo UBND Thị xã Phổ Yên; Lãnh
đạo UBND Huyện Võ Nhai và Lãnh đạo các Sở ngành của tỉnh Thái Nguyên
đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong suốt quá trình thực hiện thu thập số liệu
cho luận án.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ phụ trách về thủ tục hành chính
trong đầu tư của tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Thái
Nguyên, Thị xã Phổ Yên, Huyện Võ Nhai đã tạo điều kiện cho NCS trong quá
trình thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu của luận án.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và những người thân đã luôn quan
tâm, động viên NCS trong quá trình học tập và nghiên cứu giúp NCS hoàn
thành tốt chương trình học tập.
Tác giả luận án

Bùi Văn Lương


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của Luận án ........................................................4
6. Khung phân tích luận án .........................................................................................5
7. Bố cục của Luận án .................................................................................................7
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................8
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước ................................................................8
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ...............................................................13
1.3. Đánh giá, nhận xét chung.....................................................................................18
Kết luận chương 1 ....................................................................................................20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ ........................................................................21
2.1. Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính ...................................................................21
2.1.1. Một số khái niệm về thủ tục hành chính .........................................................21
2.1.2. Phân loại thủ tục hành chính nhà nước ...........................................................22
2.1.3. Đặc điểm của thủ tục hành chính ....................................................................25
2.2. Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư ...........................................................27
2.2.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................................27
2.2.2. Đặc điểm của cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư .................................30
2.2.3. Phân loại thủ tục hành chính trong đầu tư ......................................................31
2.2.4. Nội dung về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư ....................................34

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư ................36


iv

2.3. Cơ sở thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư .............................38
2.3.1. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Quảng Ninh ...................38
2.3.2. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Bắc Ninh ........................43
2.3.3. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của thành phố Đà Nẵng ...............47
2.3.4. Bài học kinh nghiệm về cải cách TTHC trong đầu tư đối với tỉnh Thái Nguyên ..49
Kết luận chương 2 .....................................................................................................51
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................53
3.1. Phương pháp tiếp cận .........................................................................................53
3.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống .......................................................................53
3.1.2. Phương pháp tiếp cận công, tư ........................................................................53
3.1.3. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia .............................................................53
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................53
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................53
3.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................................................54
3.2.3. Thu thập số liệu sơ cấp ....................................................................................55
3.3. Tổng hợp số liệu .................................................................................................59
3.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê ........................................................................59
3.3.2. Bảng, đồ thị thống kê ......................................................................................60
3.4. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................60
3.4.1. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian .................................................60
3.4.2. Phương pháp phân tích nhân tố .......................................................................61
3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................................68
3.5.1. Chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng đầu tư, cải cách TTHC trong đầu tư .........68
3.5.2. Chỉ tiêu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TTHC trong đầu tư ..........69
3.5.3. Chỉ tiêu nghiên cứu về mức độ hài lòng của các nhà đầu tư về cải cách thủ tục

hành chính trong đầu tư.............................................................................................69
Kết luận chương 3 .....................................................................................................70
Chương 4: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................................71
4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên ...............................................................71
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...........................................................................71
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................72
4.1.3. Tổng quan các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......77


v

4.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.......80
4.2.1. Rà soát, đơn giản hóa TTHC...........................................................................80
4.2.2. Công bố, công khai thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư .................................85
4.2.3. Tổ chức thực hiện cải cách TTHC ..................................................................88
4.2.4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC trong đầu tư .......................100
4.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách TTHC ........................................103
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư ..............105
4.3.1. Chất lượng cán bộ, công chức .......................................................................105
4.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến về cải cách TTHC .....................................106
4.3.3. Vai trò lãnh đạo của lãnh đạo địa phương ....................................................108
4.3.4. Hệ thống thể chế, pháp lý về TTHC trong đầu tư .........................................109
4.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất trong thực hiện TTHC ................................................110
4.4. Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cải cách thủ tục hành chính
trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên ...........................................................................111
4.4.1. Thống kê mô tả các thang đo trong mô hình nghiên cứu ..............................111
4.4.2. Kiểm định chất lượng thang đo .....................................................................114
4.4.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) .........117
Đối với thang đo sự hài lòng kết quả phân tích EFA chỉ ra kết quả một nhân tố và

đặt tên là sự hài lòng chung. ....................................................................................122
4.4.4. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ......................122
4.4.5. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc
tuyến tính (SEM) .....................................................................................................128
4.5. Đánh giá chung về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên .....134
4.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................................134
4.5.2. Những hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư .....140
4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................142
Kết luận chương 4 ...................................................................................................143
Chương 5: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN.................................................145
5.1. Quan điểm và định hướng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh
Thái Nguyên ...........................................................................................................145
5.1.1. Quan điểm .....................................................................................................145
5.1.2. Định hướng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên .......146


vi

5.2. Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên ........147
5.2.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo tỉnh.................147
5.2.2. Cải cách thể chế hành chính ..........................................................................148
5.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác thủ tục hành chính trong
đầu tư .......................................................................................................................149
5.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin ...............151
5.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về cải cách TTHC trong đầu tư ....152
5.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách thủ tục hành chính
trong đầu tư cho cán bộ, công chức và doanh nghiệp .............................................153
5.2.7. Đổi mới, đơn giản hóa quy trình TTHC trong đầu tư ...................................155
KẾT LUẬN ............................................................................................................156

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................160


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH TW

: Ban chấp hành Trung ương

CCHC

: Cải cách hành chính

CIEM

: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

CNTT

: Công nghệ thông tin

CPTH

: Chi phí thực hiện

CSVC


: Cơ sở vật chất

DN

: Doanh nghiệp

EDO

: Văn phòng Phát triển Kinh tế Ninh Thuận

GRDP

: Giá trị tổng sản phẩm

HCC

: Hành chính công

IFC

: Tổ chức Tài chính Quốc tế

KCN

: Khu công nghiệp

MDHL

: Mức độ hài lòng


NSNN

: Ngân sách nhà nước

PCI

: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

QTTT

: Quy trình thủ tục

TTHC

: Thủ tục hành chính

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TDPV

: Thái độ phục vụ

TTPH

: Thông tin phản hồi

TGGQ


: Thời gian giải quyết

UBND

: Ủy ban nhân dân

USAID

: Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VCCI

: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:

Thời gian cắt giảm thực hiện TTHC trong lĩnh vực lao động
nước ngoài ........................................................................................... 44

Bảng 2.2:

Thời gian cắt giảm thực hiện TTHC trong lĩnh vực việc làm của
doanh nghiệp ....................................................................................... 45

Bảng 2.3:


Kết quả điểm các tiêu chí Chỉ số thành phần Cải cách thủ tục
hành chính của một số tỉnh, thành phố ................................................ 50

Bảng 3.1:

Thang đo Likert 5 cấp độ đánh giá của người hỏi .............................. 61

Bảng 3.2:

Đặc điểm mẫu doanh nghiệp tham gia khảo sát .................................. 58

Bảng 3.3:

Thông tin chung lãnh đạo quản lý của tỉnh Thái Nguyên ................... 55

Bảng 3.4:

Quy ước mức ý nghĩa của giá trị bình quân tính toán được qua
khảo sát ................................................................................................ 59

Bảng 3.5:

Các thang đo của mô hình nghiên cứu ................................................ 64

Bảng 4.1:

Dân số và lao động tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2014-2018 ............... 74

Bảng 4.2:


Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Nguyên ..................... 76

Bảng 4.3:

Số doanh nghiệp phân theo loại hình .................................................. 77

Bảng 4.4:

Số doanh nghiệp hạch toán độc lập và số lao động trong các
doanh nghiệp phân theo địa bàn .......................................................... 79

Bảng 4.5:

Số lượng văn bản điều hành về cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên ........................................................................................ 82

Bảng 4.6:

Đánh giá về mức độ cải cách TTHC trong đầu tư .............................. 83

Bảng 4.7:

Đánh giá của cán bộ và công chức địa phương về mức độ cải
cách TTHC trong đầu tư...................................................................... 85

Bảng 4.8:

Đánh giá của doanh nghiệp về việc tiếp cận thông tin dự án đầu
tư được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên .............................................. 87


Bảng 4.9:

Đánh giá của công chức địa phương về thông tin cải cách TTHC
trong đầu tư ......................................................................................... 88

Bảng 4.10:

Tổng hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong đầu tư theo
huyện, thành phố và thị xã đối với các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014-2018 ............................................. 98

Bảng 4.11:

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ cải cách các TTHC trong
đầu tư tại Thái Nguyên ........................................................................ 99


ix

Bảng 4.12:

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ rườm rà, chồng chéo của
các TTHC trong đầu tư tại Thái Nguyên........................................... 100

Bảng 4.13:

Đánh giá các bên về phản ánh kiến nghị trong cải cách TTHC ........ 101

Bảng 4.14:


Số lượng doanh nghiệp phản ánh ý kiến về TTHC trong đầu tư ...... 102

Bảng 4.15:

Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện cải cách TTHC giai đoạn
2016-2018 .......................................................................................... 104

Bảng 4.16:

Thống kê mô tả nhân tố Cơ sở vật chất ............................................. 111

Bảng 4.17:

Thống kê mô tả nhân tố Thái độ phục vụ.......................................... 112

Bảng 4.18:

Thống kê mô tả nhân tố Thông tin phản hồi ..................................... 112

Bảng 4.19:

Thống kê mô tả nhân tố Thời gian giải quyết TTHC trong đầu tư ... 113

Bảng 4.20:

Thống kê mô tả nhân tố Quy trình thủ tục ........................................ 113

Bảng 4.21:


Thống kê mô tả nhân tố Chi phí thực hiện ........................................ 113

Bảng 4.22:

Thống kê mô tả nhân tố Mức độ hài lòng chung .............................. 114

Bảng 4.23:

Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s alpha của các quan sát ...... 114

Bảng 4.24:

Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến ........................................ 117

Bảng 4.25:

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's ............................................... 117

Bảng 4.26:

Bảng hệ số Eigenvalues..................................................................... 118

Bảng 4.27:

Bảng kết quả ma trận xoay nhân tố ................................................... 119

Bảng 4.28:

Bảng phân tích và đặt tên các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của doanh nghiệp đối với TTHC trong đầu tư .................................. 120


Bảng 4.29.

Bảng phân tích và đặt tên đối với thang đo sự hài lòng .................... 122

Bảng 4.30:

Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu....... 123

Bảng 4.31:

Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích các nhân tố ........................ 124

Bảng 4.32:

Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa ...................................... 125

Bảng 4.33:

Đánh giá giá trị phân biệt .................................................................. 126

Bảng 4.34:

Phương sai trích (VC) của các nhân tố ........................................... 127

Bảng 4.35:

Ma trận tương quan giữa các khái niệm ............................................ 128

Bảng 4.36:


Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ........................ 130

Bảng 4.37:

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1800 ............................. 131

Bảng 4.38:

Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết ............................... 132

Bảng 4.39:

Tổng hợp kết quả giải quyết TTHC lĩnh vực đầu tư, 2018 ............... 135

Bảng 4.40:

Kết quả chỉ số cải cách hành chính - PAR Index tỉnh Thái
Nguyên, giai đoạn 2014-2018 ........................................................... 137


x

Bảng 4.41:

So sánh kết quả các tiêu chí trong Chỉ số thành phần “Cải cách
TTHC” của Thái Nguyên và một số tỉnh năm 2018 ......................... 138

Bảng 4.42:


Số dự án đầu tư theo huyện, thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, giai đoạn 2014-2018 ................................................... 140


xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ phân loại thủ tục hành chính trong đầu tư ................................ 33

Sơ đồ 2.2:

Tuyên tuyền về cải cách TTHC của tỉnh Quảng Ninh ........................ 39

Sơ đồ 3.1:

Sơ đồ mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................... 63

Sơ đồ 4.1:

Số lượng TTHC ban hành mới, bãi bỏ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, giai đoạn 2014-2018 ............................................................. 80

Sơ đồ 4.2:

Sơ đồ quy trình thực hiện TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên........ 90

Sơ đồ 4.3:


Sơ đồ quy trình thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên ... 92

Sơ đồ 4.4:

Sơ đồ quy trình thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư thuộc
thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên .... 93

Sơ đồ 4.5:

Sơ đồ so sánh thời gian giải quyết một số TTHC trong đầu tư tại
các địa phương khác nhau ................................................................... 94

Sơ đồ 4.6:

Các kênh phản ánh kiến nghị ............................................................ 102

Sơ đồ 4.7:

Số cán bộ, công chức cấp sở, ngành được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ...... 106

Sơ đồ 4.8:

Đánh giá của DN về mức độ phổ biến thông tin TTHC trong đầu tư..... 107

Sơ đồ 4.9:

Đánh giá về mức độ đồng hành của lãnh đạo trong thực hiện cải
cách TTHC trong đầu tư.................................................................... 109


Sơ đồ 4.10: Kết quả CFA của các thang đo trong mô hình nghiên cứu ................ 123
Sơ đồ 4.11: Kết quả kiểm định SEM mô hình lý thuyết....................................... 129


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nói chung, cải cách TTHC trong đầu tư
nói riêng được Chính phủ coi là nhiệm vụ hàng đầu, là đòi hỏi cấp thiết trong quá
trình đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Cải cách TTHC góp phần giải
phóng các nguồn lực cho sản xuất, nâng cao năng suất lao động thông qua việc
giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân, từ đó tạo sự hấp dẫn trong thu
hút đầu tư, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Với sự quyết liệt của Chính phủ thông qua việc xây dựng “Chính phủ kiến
tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”, nhiều bộ,
ngành như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính,… cũng như các địa phương như Quảng
Ninh, Đà Nẵng, Bắc Ninh… đã đi đầu trong việc thực hiện cải cách TTHC nói
chung và TTHC trong đầu tư nói riêng. Đối với tỉnh Thái Nguyên, với vị thế là một
trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc có vị trí rất
thuận lợi về giao thông như cách sân bay quốc tế nội bài 50km, cách biên giới
Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng 200km, trong
những năm gần đây cũng rất chủ động, tích cực quan tâm, coi trọng công tác cải
cách TTHC trong đầu tư về mọi mặt: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả; sự phối
hợp liên ngành được cải thiện; quy trình TTHC trong đầu tư được đơn giản hóa; đẩy
mạnh áp dụng chính quyền điện tử,... đặc biệt là cải cách TTHC thuế, hải quan, bảo
hiểm, cấp phép xây dựng, đất đai, thủ tục đầu tư, nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn
đầu tư trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên và đã đạt được nhiều kết quả tích cực được các sở ban ngành và nhân dân

ghi nhận.
Công tác cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Thái Nguyên được thực hiện
dựa trên việc xác định rõ vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong thúc đẩy kinh tế
của tỉnh Thái Nguyên tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Tính lũy kế đến hết
năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 130 dự án FDI với tổng mức đầu tư
đăng ký 7,4 tỷ USD, đứng thứ 11 cả nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của
Tập đoàn Samsung. Bên cạnh việc thu hút số lượng lớn vốn FDI, Thái Nguyên còn
thu hút được nhiều tập đoàn lớn đến đầu tư như: Tập đoàn Masan, Volfram Núi
Pháo, Tập đoàn TECCO, TNG, Nhiệt điện An Khánh, Dự án Hồ Núi Cốc… Những
dự án này đã góp phần quan trọng vào tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, thay
đổi diện mạo của tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua.


2

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh
Thái Nguyên vẫn còn những hạn chế nhất định, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại một
số đơn vị còn chưa sâu sát; việc rà soát TTHC trong đầu tư còn chưa được thường
xuyên; ứng dụng chính quyền điện tử chưa hiệu quả, tỷ lệ hồ sơ điện tử thấp; tình
trạng doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí trong quá trình thực hiện đầu tư,
đặc biệt là lĩnh vực đất đai dẫn đến hiệu quả thu hút đầu tư chung của tỉnh còn thấp,
cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” vẫn còn nhiều hạn chế…
Kết quả xếp hạng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018
được công bố bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho thấy Thái Nguyên xếp vị trí 18/63
địa phương trong cả nước, thấp hơn 3 bậc so với năm 2017, nằm trong số các tỉnh
có chất lượng điều hành khá, với tổng số điểm đạt 64,24 điểm (giảm 0,21 điểm so
với năm 2017) (VCCI, 2019). Trong 10 chỉ số thành phần để tính điểm chỉ số PCI
của tỉnh Thái Nguyên năm 2018 chỉ có 04 chỉ số tăng điểm, bao gồm: chi phí thời
gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng và tính năng động của chính

quyền tỉnh, và có tới 06 chỉ số bị giảm điểm, bao gồm: Gia nhập thị trường; tiếp cận
đất đai; tính minh bạch; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế
pháp lý và an ninh trật tự. Báo cáo của VCCI cũng cho thấy tuy các chỉ số giảm
điểm không nhiều, chỉ từ 0,01-0,36 điểm, nhưng lại bao gồm cả 03 chỉ số có trọng
số chiếm 20% tổng điểm (tính minh bạch; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo
lao động). Bên cạnh đó, chỉ số gia nhập thị trường liên tục bị giảm điểm trong
những năm gần đây, từ 8,84 điểm năm 2015, xuống còn 8,62 điểm năm 2016, rồi
7,27 năm 2017 và đến năm 2018 là 6,91 điểm.
Trong Báo cáo PCI năm 2016 cũng cho thấy, thủ tục hành chính thực sự là
gánh nặng đối với các doanh nghiệp. Báo cáo chỉ ra rằng, liên tục trong giai đoạn
2014-2016, cứ 3 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp phải dành trên 10% quỹ thời
gian của mình để thực hiện các TTHC. Đối với doanh nghiệp FDI, 72% số doanh
nghiệp được khảo sát cho biết năm 2016 cho biết họ mất hơn 5% quỹ thời gian để
thực hiện các TTHC (VCCI, 2017).
Theo công bố của Bộ Nội vụ về Chỉ số Cải cách hành chính - PAR Index năm
2017 và năm 2018, mặc dù tỉnh Thái Nguyên đã có những tiến bộ vượt bậc, từ vị trí
thứ 30/63 năm 2017 đã vươn lên vị trí thứ 18/63 tỉnh, thành phố về chỉ số CCHC,
nhưng vẫn còn nhiều nội dung, tiêu chí chưa được cải thiện và bị trừ điểm như: tiêu
chí về sáng kiến, giải pháp trong CCHC, hiện đại hóa nền hành chính hay nâng cao


3

chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức…. Đối với chỉ số thành phần về cải cách
TTHC, Thái Nguyên là một trong số những tỉnh có vị trí thấp nhất trong bảng xếp
hạng, đứng vị trí 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước năm 2017, chỉ trên 2 tỉnh
Quảng Ngãi và Bình Định (Bộ Nội vụ, 2018).
Vì vậy, nghiên cứu thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái
Nguyên có tính cấp thiết, tính thời sự và ý nghĩa khoa học sâu sắc. Trên cơ sở

những lý lẽ trên, tác giả lựa chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
tại tỉnh Thái Nguyên” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại
tỉnh Thái Nguyên, luận án đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC
trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cũng như làm rõ các kinh nghiệm thực
tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư.
- Phân tích, đánh giá được kết quả cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Thái
Nguyên, phân tích được mức độ đánh giá của các doanh nghiệp về cải cách TTHC
trong đầu tư, từ đó nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành
chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trong thực
hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2025.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư bao gồm
những vấn đề gì?
(2) Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian vừa qua đã diễn ra như thế nào?


4

(3) Những yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính
trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua?

(4) Những giải pháp cần thiết để cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về cải cách
thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu cải cách TTHC trong đầu tư
diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Luận án tiến hành thu thập số liệu trong giai đoạn 2014-2018.
+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan tới hoạt động cải
cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2019.
- Về nội dung: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm
thực tiễn và thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Hoạt động đầu tư ở đây bao gồm cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tại tỉnh
Thái Nguyên, từ khâu thực hiện các thủ tục đầu tư đến quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp (hoạt động sản xuất kinh doanh sau đầu tư).
5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của Luận án
5.1. Những đóng góp mới
Luận án hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cải cách TTHC trong đầu tư,
cụ thể là làm rõ các khái niệm về cải cách TTHC trong đầu tư, nội dung nghiên cứu
về cải cách TTHC trong đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách TTHC trong
đầu tư.
Luận án tổng hợp và phân loại các TTHC trong đầu tư tại Việt Nam theo hai
tiêu chí, bao gồm đối với dự án đầu tư và đối với hoạt động sau đầu tư tại Việt Nam.
Luận án tổng hợp các TTHC trong đầu tư trên cơ sở thẩm quyền giải quyết
thuộc các cơ quan của UBND tỉnh và mô hình hóa thành quy trình thủ tục thực hiện
đầu tư bao gồm nhiều bước và có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau.



5

Phân tích và làm rõ được thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái
Nguyên trên nhiều khía cạnh khác nhau như: rà soát, đơn giản hóa TTHC, công bố,
công khai TTHC, tiếp nhận, xử lý thông tin, kiến nghị về TTHC, hoạt động kiểm tra
giám sát trong cải cách TTHC trong đầu tư. Đánh giá mức độ và chiều hướng ảnh
hưởng của 6 yếu tố sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện TTHC trong đầu
tư tại tỉnh Thái Nguyên.
Luận án đã đề xuất được những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh cải cách TTHC
trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nhằm thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tương lai.
5.2. Ý nghĩa của luận án
Luận án làm sáng tỏ và phong phú hơn những cơ sở lý luận và thực tiễn về cải
cách thủ tục hành chính trong đầu tư, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những
nghiên cứu tiếp theo về cải cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách TTHC
trong đầu tư nói riêng.
Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự hiện tại đối với tỉnh Thái
Nguyên nói riêng và đối với Việt Nam nói chung: cải cách TTHC trong đầu tư, là
một trong những vấn đề vẫn được coi là vấn đề trọng tâm trong thu hút vốn đầu tư
tại các địa phương nói chung, tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Luận án cung cấp một bản báo cáo chi tiết về thực trạng, công tác lãnh đạo,
chỉ đạo hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư trong giai đoạn vừa qua.
Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, thúc đẩy quá trình cải cách
thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới nhằm góp
phần thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà
nước, của tỉnh Thái Nguyên trong cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành
chính trong đầu tư. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần truyền tài thông tin, kiến
nghị của nhà đầu tư tới lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng như các sở ban ngành liên

quan đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
6. Khung phân tích luận án
Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
được thực hiện dựa trên 3 trụ cột chính: phân tích 5 nội dung về cải cách TTHC
trong đầu tư, 5 yếu tố ảnh hưởng đến cải cách TTHC trong đầu tư và đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện TTHC trong đầu
tư. Khung phân tích cụ thể được thể hiện trong Sơ đồ 1 dưới đây:


6

Chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức

Hệ thống thể chế, pháp
lý về TTHC trong đầu


Đầu tư cơ sở vật chất
đối với thực hiện TTHC
trong đầu tư

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ
Tuyên truyền, phổ biến
về cải cách TTHC trong
đầu tư

- Rà soát, đơn giản hóa TTHC trong đầu tư
- Công bố, công khai TTHC trong đầu tư
- Tổ chức thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC trong đầu tư

Sự hài lòng của
doanh nghiệp về
thực hiện TTHC
trong đầu tư
- Cơ sở vật chất
- Thái độ phục vụ
- Thông tin phản
hồi
- Thời gian giải
quyết
- Quy trình thủ tục
- Chi phí thực hiện

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư
Vai trò lãnh đạo của
lãnh đạo địa phương

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ
Sơ đồ 01. Khung phân tích cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư


7

7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được chia thành 5 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
Chương 5: Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại
tỉnh Thái Nguyên


8

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nhiều vào cải cách
hành chính công (public administrative reform), không có nhiều các nghiên cứu về
cải cách TTHC.
Theo UNDP (2007), hành chính công được hiểu là: (i) bộ máy tổng thể
(chính sách, quy định, quy trình thủ tục, hệ thống, cơ cấu tổ chức, nhân sự…)
được nhà nước đầu tư ngân sách và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công việc
của chính phủ và mối quan hệ tương tác với các bên liên quan khác trong khu vực
nhà nước, xã hội và những khu vực bên ngoài khác; (ii) tổ chức quản lý và thực
hiện các hoạt động của bộ máy chính phủ, trong đó có thực thi luật, quy định và
quyết định của chính phủ, thực hiện quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ công.
Cụm từ “Cải cách hành chính” đã được sử dụng rộng rãi với ít nhất hai
nghĩa lớn. Nghĩa thứ nhất coi cải cách hành chính đồng nghĩa với sự thay đổi
hành chính, chính là việc hàng loạt những thay đổi quan trọng của những thông
lệ và tổ chức hành chính mà tất cả các cơ quan hành chính tiến hành thực hiện
hàng ngày (Groves, 1976). Theo nghĩa này, Montgomery (1967) đã định nghĩa
cải cách hành chính là “một tiến triển về chính trị được thiết lập để điều chỉnh
những mối quan hệ giữa bộ máy hành chính với các thành phần khác trong xã
hội, hoặc nội tại trong bản thân bộ máy hành chính đó”. Hay, cải cách hành
chính là một sự thay đổi có ý thức, được suy xét kỹ lưỡng mà được thực hiện tại
một tổ chức thuộc lĩnh vực công hoặc hệ thống với mục đích hoàn thiện cấu trúc,

hoạt động hoặc chất lượng nguồn lực của nó (Gow, 2012). Như vậy, có thể nói
cải cách hành chính là quá trình thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực của nền
hành chính như là cơ cấu tổ chức, phân cấp, phân quyền, quản lý nhân sự, tài
chính công, giám sát kết quả hoạt động, cải cách hệ thống pháp luật… và vì thế
cải cách hành chính công nhằm mục tiêu đổi mới các quy tắc công vụ và nâng
cao tính minh bạch trong khu vực nhà nước (Acuña-Alfaro, 2009). Nghĩa thứ hai
trong cải cách hành chính gắn với sự hiện đại hóa của các quốc gia đang phát
triển bởi các quốc gia phát triển phương Tây đã đạt được về năng lực cải cách
hành chính mà có thể chuyển giao cho các nước đang phát triển (Groves, 1976).


9

Cải cách hành chính nói chung, cải cách TTHC nói riêng được chính phủ Mỹ
áp dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước và đã được luật hóa bằng việc ban hành
Luật về thủ tục hành chính (Administrative Procedure Act - APA) vào năm 1946.
APA được ban hành nhằm tăng cường sự tham gia của xã hội vào các quá trình ban
hành quyết định của các cơ quan chính phủ.
Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc (UN DESA) (1997) đã thực hiện
một nghiên cứu tương đối chi tiết nhằm tổng kết cải cách hành chính tại 5 nước
thuộc khu vực Châu Á gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, và
Nhật Bản. Nghiên cứu cho rằng, kinh nghiệm cải cách hành chính của Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc có điểm tương đồng ở chỗ những quốc gia này xây dựng kế
hoạch cải cách hành chính ở những bộ phận khác nhau của chính phủ nhằm mục
đích phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả và có được một hệ thống quản lý tốt hơn.
Đồng thời, Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập một cơ quan ở trung ương để xây dựng,
triển khai và giám sát kết quả triển khai cải cách hành chính. Kinh nghiệm của
Trung Quốc chỉ ra rằng Chính phủ đã nỗ lực cải cách hành chính ở 2 thời kỳ, trong
đó giai đoạn 1982-1992 tập trung vào các cơ quan của chính phủ, khi giảm các cơ
quan trung ương từ 100 xuống còn 61; các cơ quan thuộc tỉnh được giảm từ 60

xuống 40; cấp thành phố giảm từ 40 xuống 20; và cấp phường, xã giảm từ 40 xuống
25. Số lượng cán bộ công chức cũng giảm mạnh, trung bình ở cấp thành phố và
phường, xã giảm khoảng 20%. Cải cách trong giai đoạn này cũng tập trung vào lĩnh
vực quản lý kinh tế nhằm giảm thói quen quản lý kinh tế kiểu bao cấp và sự can
thiệp vào các hoạt động kinh tế vi mô, đồng thời để tạo điều kiện phát triển kinh tế
thị trường ở tất cả các ngành.
Đối với Thái Lan, chiến lược cải cách xuất phát từ áp lực cạnh tranh trong đầu
tư quốc tế, phát triển kinh tế cũng như áp lực từ việc nâng cao hiệu quả hành chính
để đáp ứng những đòi hỏi của phát triển kinh tế ngành một mạnh mẽ, sự phát triển
của kinh tế tư nhân và yêu cầu những dịch vụ hành chính công hiệu quả. Các biện
pháp cải cách hành chính chủ yếu tập trung vào cải cách bộ máy, cải cách tiền
lương, cải cách quản lý, cải cách giám sát… cụ thể như sau: Thứ nhất, kiểm soát số
lượng công chức nhằm xây dựng chính phủ gọn nhẹ nhưng hiệu quả hơn: tạm dừng
việc tăng công chức, bãi bỏ những vị trí sau khi người nắm giữ nghỉ hưu, thành lập
hội đồng quốc gia đứng đầu là Thủ tướng để xem xét yêu cầu về những vị trí mới;
hợp đồng khoán đối với một số công việc như bảo dưỡng, vệ sinh, vận chuyển, bảo


10

vệ…; xem xét những nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan chính phủ; lựa chọn những
nhiệm vụ trọng tâm và khuyến khích sự tham gia của tư nhân trong việc cung cấp
dịch vụ giáo dục và y tế. Thứ 2 là cải cách về tiền lương: tăng lương cho cán bộ
công chức để họ toàn tâm toàn ý để phục vụ nhân dân; lương cán bộ công chức tiệm
cận với lương khu vực tư nhân. Thứ 3 là giám sát công việc nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của người dân, tạo ra những công cụ đo lường
mức độ hoàn thành công việc phù hợp. Thứ 4 là cải cách về quản lý nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ, thái độ, ứng xử, đạo đức… được triển khai ở một số cơ quan
trung ương trước khi tiến hành triển khai toàn quốc (UN DESA, 1997).
Jreisat (1988), Administrative reform in developing countries: A

comparative perspective, nghiên cứu về cải cách hành chính ở một số nước Ả
Rập. Nghiên cứu phân ra 3 bước để tiến hành cải cách bao gồm: xác định vấn
đề hành chính và sự cần thiết; phát triển chiến lược cải cách; và phát triển các
công cụ để thực hiện cải cách.
Wang (2010), Administrative Reform in China: Past, Present, and Future
nghiên cứu về quá trình cải cách hành chính ở Trung Quốc. Kết quả chỉ ra rằng, từ
đầu những năm 1980, Trung Quốc đã thực hiện 6 biện pháp cải cách hành chính để
giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến việc phát triển kinh tế nhanh
chóng của đất nước. Trong đó, nghiên cứu khẳng định rằng tạo ra một môi trường
chính trị thuận lợi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của những
cuộc cải cách hiện tại và tương lai.
OECD (2000) trong bài “The OECD Reviews of Regulatory Reform:
Regulatory Reform in Korea” đã đưa ra đánh giá về cải cách hành chính ở Hàn
Quốc và cho rằng mục tiêu của cải cách hành chính nhằm đưa Hàn Quốc từ mô hình
độc tài và can thiệp mạnh về phát triển kinh tế sang mô hình kinh tế thị trường và
mở dựa trên nền tảng giá trị lựa chọn của người tiêu dùng, dân chủ, tuân thủ luật
pháp. Luật về thủ tục hành chính (APA) được đưa ra nhằm tăng cường công bằng,
minh bạch và sự tin cậy đối với bộ máy và bảo vệ những lợi ích chính đáng của
người dân thông qua việc thúc đẩy những vấn đề quan trọng của TTHC. Việc thực
hiện Luật này cũng đã chống lại những phản đối của bộ máy quan liêu xuất phát từ
việc lo sợ về những hạn chế trong việc sử dụng công cụ hành chính một cách tùy ý
thông qua việc tăng cường minh bạch và thủ tục nghiêm khắc. Trong nghiên cứu về
cải cách TTHC ở Hàn Quốc, Baum (2007) cũng khẳng định rằng APA đã tăng


11

cường sự tham gia của người dân và trách nhiệm của công chức và bộ máy hành
chính. Những điều này ngược lại sẽ là nền tảng cho một bộ máy dân chủ. APA
khuyến khích mọi người dân và các nhóm lợi ích được lên tiếng, bày tỏ quan điểm

về hầu hết tất cả các quyết định của chính phủ.
Kickert (2011) đã đưa ra kết luận Nghiên cứu về bộ máy và những đặc điểm
giống nhau của các quốc gia phía Nam Châu Âu (Hi Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha) để giải thích sự khác biệt về cải cách hành chính ở khu vực này. Nghiên
cứu cho rằng, sự phân cực về chính trị làm cho các quốc gia này thiếu sự ổn định
cần thiết để thực hiện cải cách một cách hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống chính trị cũ kỹ
được duy trì hàng thế kỷ rất khó để bãi bỏ để thay thế bằng nền hành chính hiện đại.
EUPAN (2014) đã thực hiện nghiên cứu về đơn giản hóa TTHC tại 25 quốc
gia thuộc EU. Nghiên cứu đã tổng kết được những công cụ đơn giản hóa TTHC tại
các quốc gia trên gồm: rút ngắn thời gian trả kết quả (10 quốc gia); giảm bớt những
tài liệu, giấy tờ cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục (9 quốc gia); bãi bỏ các hệ
thống giấy phép và thay thế bằng việc cung cấp thông tin hoặc yêu cầu báo cáo (8
quốc gia); tăng cường chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức (6 quốc gia); thực
hiện nguyên tắc “chỉ một lần” (once principle), tức người dân, doanh nghiệp chỉ cần
cung cấp thông tin một lần duy nhất cho một cơ quan hành chính, do đó giảm việc
cung cấp một thông tin cho nhiều cơ quan tổ chức hết lần này đến lần khác (5 quốc
gia)… Việc đơn giản hóa TTHC trên đã góp phần giảm thiểu thời gian thực hiện
TTHC, giảm thiểu thủ tục, giấy tờ cũng như tăng cường việc chia sẻ thông tin nhằm
hoàn thiện TTHC và giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp.
Nghiên cứu của EUPAN (2014) cho rằng, cải cách TTHC tại Thổ Nhĩ Kỳ có
thể đạt được thông qua các cách chủ yếu sau: ủy quyền cho cấp thấp hơn; (ii) loại
bỏ một loạt các thủ tục/tài liệu; (iii) thông báo công khai các thủ tục cần thiết trên
mạng Internet để người dân có thể chuẩn bị trước; (iv) xem xét sử dụng “sự tuyên
bố của người dân” là hợp pháp thay thế cho việc yêu cầu tài liệu chính thống; (v)
tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính để người dân không phải
nộp một loại giấy tờ cho các cơ quan khác nhau; (vi) công khai hóa số liệu cho
những người cần; (vii) thông báo thời gian trung bình cần thiết để thực hiện các thủ
tục để người dân được biết; (viii) triển khai chính phủ điện tử; và (ix) sử dụng dịch
vụ một cửa cho các dịch vụ công.



12

Nghiên cứu của Morisset và Neso (2002) được thực hiện tại 32 nước đang
phát triển về thực trạng các TTHC trong đầu tư. Kết quả cho thấy có sự khác biệt
lớn giữa các nước về chi phí thực hiện TTHC giữa các nước, trong đó thấp nhất là
tại các nước Nam Phi, Zambia và Chile, ngược lại cao nhất thuộc các nước Mô Zam
bích, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania. Tiếp cận về đất đai và phát triển mặt bằng là lĩnh
vực mà mất nhiều thời gian thực hiện nhất đối với nhà đầu tư, do vậy có thể mất đến
2 đến 3 năm để doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động. Chi phí thực hiện TTHC có
quan hệ cùng chiều với mức độ tham nhũng.
Jacobs và Coolidge (2006) nghiên cứu tổng quan về cải cách TTHC trong đầu
tư trên thế giới. Nghiên cứu nhấn mạnh về chi phí cho TTHC trong đầu tư ở các
nước đang phát triển thương cao hơn rất nhiều (thường gấp 3 lần) so với các nước
phát triển như tại Chad cần phải có 19 thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh
mới, trong khi đó tại Úc chỉ cần 2 thủ tục, hay tại Congo cần đến 155 ngày để thực
hiện đăng ký kinh doanh. Những TTHC mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp thường
gặp khó khăn là phê duyệt và cấp phép đăng ký kinh doanh, phát triển mặt bằng và
giấy phép môi trường, thủ tục hải quan, tiếp cận đất đai và lao động. Bài học kinh
nghiệm cũng chỉ ra chính phủ điện tử đã góp phần cải cách TTHC và minh bạch
chính phủ thông qua các công cụ như bộ phận một cửa, đơn giản hóa thủ tục về giấy
phép, giới hạn về thời gian cho các bước thực hiện TTHC…
Như vậy, cải cách hành chính cũng như cải cách TTHC được rất nhiều tổ chức,
các nhà khoa học quan tâm và thực hiện các nghiên cứu, đánh giá, so sánh cải cách
hành chính ở các nước khác nhau. Có thể thấy, cải cách hành chính trước hết bao
gồm việc cải cách thể chế, pháp luật có liên quan đến bộ máy quản lý. Cải cách
hành chính là công việc phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, chia
làm nhiều giai đoạn khác nhau. Để cải cách hành chính đạt hiệu quả, thường phải có
một cơ quan tổ chức việc xây dựng kế hoạch, điều phối và giám sát quá trình cải
cách hành chính của cả nước. Có nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện việc cải

cách TTHC và nó được vận dụng rất sáng tạo vào mỗi quốc gia khác nhau tùy thuộc
vào luật pháp, văn hóa, hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Từ kết quả nghiên cứu
trên ở các quốc gia khác nhau, luận án có thể kế thừa những nghiên cứu này để góp
phần làm rõ hơn các nội dung nghiên cứu, quy trình thực hiện, các yếu tố ảnh
hưởng đến cải cách TTHC.


13

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về cải cách TTHC bắt đầu thực hiện vào đầu những năm 1990 trong
bối cảnh nghiên cứu chung về cải cách hành chính trong quá trình đổi mới đất nước.
Một số nghiên cứu chủ yếu liên quan đến đề tài phải kể đến những công trình sau:
Về lý luận, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và xuất bản một số giáo trình,
sách tham khảo về các nội dung liên quan đến TTHC như Nguyễn Văn Thâm và Võ
Kim Sơn (2002) với nội dung “Thủ tục hành chính - lý luận và thực tiễn”; Vũ Thư
và Lê Hồng Sơn (2001) với cuốn sách “Cải cách thủ tục hành chính thực hiện quyền
và nghĩa vụ công dân hiện nay ở nước ta”; Nguyễn Hữu Hải (2016) với cuốn sách
“Cải cách hành chính nhà nước - Lý luận và thực tiễn”…. Các công trình này đã
phân tích khái quát chung về TTHC, nền hành chính nhà nước; những vấn đề về cải
cách hành chính và triển khai thực hiện cải cách hành chính;... qua đó giúp cho
nghiên cứu sinh khái quát được lý luận về TTHC, nền hành chính nhà nước, từ đó
làm cơ sở cho việc xây dựng các nội dung nghiên cứu về cải cách thủ tục hành
chính trong đầu tư; phân tích được các yếu tố tác động đến cải cách TTHC trong
đầu tư…
Nguyễn Văn Thâm (2002) đưa ra kết quả nghiên cứu tương đối toàn diện về cả
lý luận và thực tiễn về TTHC. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu về TTHC
đi từ khái niệm, phân loại, ý nghĩa, đặc điểm đến thực tiễn việc cải cách TTHC ở
Việt Nam và có đi phân tích cải cách TTHC ở một số lĩnh vực. Đây là tài liệu cung
cấp nhiều tài liệu, luận cứ cơ bản để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về cải

cách TTHC.
Painter (2003) trong công trình nghiên cứu “Public administration reform in
Vietnam: Problems and Prospects” đã chỉ ra rằng những mô hình và hỗ trợ ở bên
ngoài có tác động đến cải cách hành chính công, tuy nhiên những nỗ lực chính trị đối
với việc kiểm soát các nguồn lực của nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến quá
trình cải cách này. Việc này được xem là nỗ lực để thể chế hóa quyền lực của các cơ
quan nhà nước nhằm phân biệt với các cơ quan của Đảng; để phân biệt rõ ràng vai trò
của người chủ và người quản lý; để đấu tranh chống tham nhũng trong quá trình ra
quyết định; để hợp lý hóa các hoạt động của Chính phủ; để tạo ra các dịch vụ công
chuyên nghiệp và quản lý tập trung; và cải cách hệ thống tài chính công.


×