Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

CƠ sở lí LUẬN của VIỆC PHỐI hợp GIỮA PHÒNG GIÁO dục với lực LƯỢNG xã hội TRONG rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN võ cổ TRUYỀN CHO học SINH TIỂU học, TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.92 KB, 58 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHỐI HỢP GIỮA PHÒNG
GIÁO DỤC VỚI LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG RÈN
LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN VÕ CỔ TRUYỀN CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ


- Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được tiến
hành ở trong và ngoài nước. Nổi bật là số tài liệu, công trình
đề cập đến vai trò quan trọng của các lực lượng xã hội trong
việc tham gia vào sự nghiệp phát triển nhà trường, cũng như
các hoạt động giáo dục của nhà trường một cách có hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và kết quả
học tập của học sinh.
Tác giả Tangri, S. và Moles trong cuốn sách “Cha mẹ và
cộng đồng” đã nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng khi cha
mẹ học sinh có những hình thức tham gia vào quá trình học
tập của học sinh. Các thành tích, kết quả đạt được và hành vi,
thái độ của học sinh có liên quan đến việc như: cha mẹ tham
gia với tư cách là trợ lý lớp học, cha mẹ làm tình nguyện viên,
hỗ trợ làm bài tập ở nhà và tạo môi trường giáo dục ở nhà
(Tangri, S., and Moles, O, (1987). Tác giả Laura Brannelly và
Joan Sullivan-Owomoyela trong cuốn sách “Thúc đẩy sự
tham gia của cộng đồng đóng góp cho giáo dục trong các
điều kiện xung đột” đề cập đến sự tham gia của cộng đồng và
phát triển mô hình cộng đồng tham gia vào giáo dục ở các


nước Jordan, Afghanistan, Iraq, Liberia, Uganda và vùng lãnh
thổ Palestine. Các tác giả đã nghiên cứu sự tham gia của cộng
đồng vào giáo dục trong các hoàn cảnh chính trị của mỗi quốc


gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau. Các tác giả đã đưa ra tầm
quan trọng và vai trò của cộng đồng trong việc tham gia vào
bối cảnh tái thiết đất nước sau xung đột và xây dựng lại giáo
dục (Laura Brannelly and Joan Sullivan-Owomoyela 2009).
Tác giả Anne Henderson và Karen Mapp đã nghiên cứu
hơn 50 công trình được công bố từ năm 1995 để biên dịch
cuốn sách: “Minh chứng mới về những tác động của nhà
trường, gia đình và cộng đồng đến kết quả học tập của học
sinh”. Kết quả cho thấy, để có được sự tham gia tích cực của
cha mẹ học sinh thì nhà trường phải liên kết các hoạt động
của cha mẹ học sinh với mục tiêu học tập của học sinh và phải
quan tâm đến hoàn cảnh khác nhau của mỗi gia đình học sinh
(Henderson, A. T, & Mapp, K. L. 2002).
Luận án của Cynthia V.Crites “Sự tham gia của cha mẹ
học sinh và cộng đồng: một nghiên cứu điển hình”. Luận án
nghiên cứu dựa trên phân tích điển hình, mô tả những cách
thức để tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng
đồng vào giáo dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng để tăng cường sự


tham gia của CMHS và cộng đồng thì nhà trường phải để họ
tham gia vào quá trình ra quyết định, lập kế hoạch hoạt động
của nhà trường (E. K (1990).
Luận án của Marie DeLuci, với đề tài “Nghiên cứu điển
hình về sự tham gia của xã hội vào các trường tiểu học ở ba
trường của Ethiopia” đã nêu tầm quan trọng của cộng đồng
tham gia phát triển nhà trường. Đồng thời tác giả đã chứng
minh rằng để huy động được sự tham gia của CMHS và cộng
đồng cần có một tổ chức hay một uỷ ban nào đó đại diện cho
cộng đồng hay CMHS để cải tiến nhà trường, đặc biệt rất cần

sự nỗ lực phối hợp giữa Nhà nước – CMHS và các tổ chức
phi chính phủ trong việc cùng quan tâm đến nhà trường cũng
như con em họ (P. M. (1995).


Qua nghiên cứu các nghiên cứu về sự tham gia của các
lực lượng xã hội vào giáo dục nhà trường trên thế giới, có thể
thấy, các công trình đều khẳng định cần huy động sự tham
gia của cộng đồng vào các hoạt động giáo dục của nhà
trường. Đồng thời có thể rút ra một số kinh nghiệm tổ chức
các hoạt động có sự tham gia của các lực lượng xã hội, cộng
đồng vào hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong đó nhà
trường vẫn phải giữ vai trò chủ trì, phát huy mạnh mẽ vai trò
là đầu mối huy động CMHS và các lực lượng xã hội tham gia
quá trình giáo dục, lập kế hoạch hoạt động, ra quyết định và
kiểm tra đánh giá…
Tại Việt Nam, sự tham gia của các lực lượng xã hội với
giáo dục nhà trường đã được Đảng và Nhà nước quy định
trong các văn kiện, nghị quyết…. Trong các tư liệu nghiên
cứu đề cập rất nhiều sự cần thiết phối hợp giữa các lực lượng
trong cộng đồng với sự nghiệp giáo dục. Nhiều hội thảo tập
trung bàn về các vấn đề lí luận và các quan điểm mới và sự
phối hợp của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong giáo dục
nhà trường. Một số hội thảo đi sâu vào phân tích các yếu tố
quan trọng để thực hiện thành công sự phối hợp các lực lượng
trong giáo dục.


Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về sự tham gia
của cha mẹ học sinh, cộng đồng của các tác giả khác đã tổng

hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò và nhiệm
vụ của cộng đồng, sự phối hợp của Nhà trường - Gia đình –
cộng đồng trong giáo dục học sinh:
Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của
thế kỉ XXI” tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định sự nghiệp
giáo dục của Việt Nam không phải chỉ do Nhà nước gánh vác,
mà phải có sự chung sức của các lực lượng xã hội cùng tham
gia vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, tạo nên một xã hội học
tập [Phạm Minh Hạc (2009), Giáo dục Việt Nam trước
ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội].


Võ Tấn Quang, trong cuốn sách “Những nhân tố mới về
giáo dục trong công cuộc đổi mới” đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của quần chúng trong công tác giáo dục, theo tác giả: xã
hội hóa trong giáo dục là phải phát động phong trào quần
chúng làm giáo dục, huy động toàn xã hội tham gia sự nghiệp
GD&ĐT, hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ (V. T.
(2001). Ngoài ra còn các các nghiên cứu như “Về tính thống
nhất, liên tục và toàn vẹn trong quan hệ giáo dục nhà trường,
gia đình, xã hội” (V. T. Quang (1992). nghiên cứu của Nguyễn
Thị Kỷ, Hà Nhật Thăng về “Những quan điểm phương pháp
luận của việc liên kết giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã
hội cho học sinh hiện nay” (N. T. Kỷ & H. N. Thăng, 1995).
Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến việc sự
phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo
dục HS có thể rút ra những vấn đề cốt yếu sau:



Sự phối hợp của các lực lượng xã hội với nhà trường là
vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Sự
tham gia của các lực lượng xã hội vào nhà trường là một trong
giải pháp quan trọng để giúp cho học sinh đạt được kết quả
cao nhất trong học tập và giảm tỉ lệ bỏ học cũng như có ảnh
hưởng tốt đến hành vi và tính tích cực của học sinh.
Tùy vào tình hình thực tế và điều kiện kinh tế - xã hội
của mỗi nước, mỗi địa phương mà sự tham gia của cha mẹ
học sinh, sự phối hợp của các lực lượng xã hội mà có những
phương thức khác nhau, có biện pháp phối hợp khác nhau. Sự
tham gia của các lực lượng xã hội sẽ hiệu quả và bền vững khi
có sự phối hợp đồng bộ. Trong đó nhà trường giữ vai trò
chính trong tổ chức, điều phối các hoạt động tham gia của các
lực lượng xã hội.
Tại Nhật Bản, môn võ cổ truyền của họ từ lâu đã được
chương trình giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông và các
khóa huấn luyện quân đội. Người Nhật đã rất tự hào với “tinh
thần Nhật võ đạo” hay “tinh thần võ sĩ đạo”. Tinh thần ấy đã
thấm vào đời sống sinh hoạt, giáo dục, thể thao và văn hóa,
giúp họ vươn lên mạnh mẽ cả trước thế chiến thứ hai và sau
đó, trong phục hồi uy thế quốc gia để trở thành một siêu


cường về kinh tế như ngày nay. Tương tự Nhật Bản, Hàn quốc
đã đưa chương trình huấn luyện Taekwondo của họ vào học
đường từ sau chiến tranh Nam Bắc 1950-1953.
Ở Việt nam, từ năm 1966, môn Vovinam (Việt Võ Đạo)
đã được đưa vào chương trình giáo dục trung học tại miền
Nam. Chương trình bao gồm cả hệ thống lí thuyết và thực
hành huấn luyện được tiêu chuẩn hóa ở các cấp đai. Ông Trần

Ngọc Ninh – Tổng trưởng giáo dục của chính quyền Sài Gòn
lúc bấy giờ – là một trong những người đề xướng và đưa ra
quyết định về chương trình giảng dạy «Việt Võ Đạo». Tuy
nhiên, do những điều kiện hoàn cảnh lịch sử và những khó
khăn khác nhau, môn Vovinam- Việt Võ Đạo trong trường học
đã bị gián đoạn một thời gian khá dài. Đến nay, Đảng, Nhà
nước và cộng đồng xã hội đã có chủ trương rõ ràng và sự
quan tâm trở lại đối với môn học này. Đây thực sự là cơ hội
và hi vọng để phục hưng Võ cổ truyền dân tộc.
- Lí luận về rèn luyện và phát triển Võ cổ truyền
- Khái niệm võ cổ truyền Việt Nam
a) Võ là gì ?


Với ý nghĩa giúp người tập luyện tồn tại một cách hoàn
hảoVõ là hệ thống chuyển động của còn người mang tính
chiến đấu, được đúc kết từ sự đấu tranh và sinh tồn của loài
người với thiên nhiên và vạn vật, nó được con người rèn
luyện thành phản xạ tự nhiên mang đầy tính nhân văn và đạo
lý. Ở đây, đạo là quy luật tự nhiên, lý là lý luận khoa học,
nhân là con người, văn là văn hóa. Như thế, trong võ đã có
biểu hiện sự thống nhất về hình thế, tinh thần phản ánh cuộc
sống và tự nhiên ở bốn yếu tố chính là tinh, nhanh, mạnh,
chính xác.
b) Võ cổ truyền việt nam là gì?
Võ cổ truyền Việt Nam là hệ thống huấn luyện, chuyển
động của con người mang tính chiến đấu có nguồn gốc từ xa
xưa do người Việt Nam luyện tập, lưu truyền và phát triển qua
nhiều thế hệ đến ngày nay. Lấy động tác của võ trận, võ chiến,
muông thú làm nền tảng của chuyển động. Lấy môn quy, môn

pháp, giáo điều dăn dậy các đệ tử, đệ tôn, qua nhiều thế hệ
làm nền tảng của sự phát triển về đạo đức và tinh thần của
người luyện võ. Lấy phương pháp lao động, chuyển động tinh
hoa nhất của con người và muôn thú, vạn vật, trong tự nhiên
làm phương pháp luyện công ở các phần như tinh, khí, thần,


lực đưa người luyện đạt đến mức độ hoàn hảo về hình thể lẫn
tinh thần ở các mức độ Tinh -> Nhanh -> Mạnh -> Chính xác,
từ chuyển động của gân, cơ, xương, da, khí huyết, nơron thần
kinh ở mức độ cao nhất dựa vào nền tảng tam hợp Ý -> Khí
-> Lực .lấy Y võ là các bài thuốc của dân gian kết hợp phương
pháp điều trị, huyệt đạo…làm nền tảng cho việc nghiên cứu
cơ thể con người, trị tạng cho người tập luyện và cứu
người..... Lấy chuyển động của các động tác cho từng đặc
trưng của từng vùng miền văn hóa như (quyền, cước, điệu
nhảy, bước di chuyển, thế đánh, lăn lộn…) Lấy kinh, sách,
truyền miệng, thơ, thiệu, câu vè, khẩu khuyết, hình vẽ, để làm
vật dụng, tư liệu để gìn giữ và lưu truyền.
Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ
thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt
Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ,
hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh
khí, kĩ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kĩ pháp võ thuật
này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất
nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam.


- Đặc điểm của võ cổ truyền Việt Nam
Do đặc điểm quá trình sinh sống, lao động và đấu tranh

với thiên nhiên và kẻ thù, Võ thuật cổ truyền Việt Nam mang
một số đặc điểm đặc trưng sau:
+ Tính chiến đấu: do thường sử dụng chiến đấu chống
xâm lược, chống trả thú dữ, đánh trả trộm cướp.
+ Tính linh hoạt: thích dụng với nhiều loại đối tượng, hoàn
cảnh, địa hình.
+ Tính thực dụng: nhiều miếng, mẹo và trọng hiệu quả
chiến đấu hơn là thao diễn.
+ Nguyên lí: lấy công làm thủ, lấy nhu khắc cương, lấy
ngắn chống dài (dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế
trường).
1.2.3. Mục đích việc rèn luyện và phát triển võ cổ
truyền
Như đã đề cập, võ cổ truyền không chỉ bao gồm các bài
tập, các thế võ mà có cả hệ thống lí thuyết và đạo lí hàm chứa
trong nó. Việt Võ đạo đòi hỏi người truyền dạy và người học
trước hết ý thức được mục đích của môn học này. Mục đích


phát triển và rèn luyện võ cổ truyền không nằm ngoài những
giá trị đã định hình của môn học.
a) Giúp rèn luyện thể chất, sức khỏe và sự bền bỉ
Mục đích đầu tiên của học võ chính là giúp luyện thể
chất, sức khỏe và sự bền bỉ. Tập võ giúp thúc đẩy quá trình
phát triển và hoàn thiện hệ xương, cơ khớp, chức năng hô
hấp, tuần hoàn. Đó là bởi chính các bài tập đòi hỏi sự huy
động các hệ cơ quan và chức năng này. Hơn nữa, để đạt đến
vẻ đẹp, sự chính xác, nhanh, mạnh của các động tác đòi hỏi sự
kiên trì luyện tập qua một quá trình lâu dài. Giác ngộ được
mục đích này qua quá trình luyện tập kiên trì giúp người có

võ phát triển cơ thể tráng kiện, tinh thần minh mẫn và thêm
niềm vui cuộc sống.
b) Xây dựng và nâng cao kĩ năng tự vệ và khả năng vượt
khó
Như đã đề cập, các thế võ cổ truyền hình thành trong cuộc
sống đấu tranh của cha ông ta, tự vệ và chiến đấu trước thú dữ và
kẻ thù. Và quá trình này đồng thời đòi hỏi bản lĩnh để vượt qua
những thử thách lao động, đời sống, và trong chiến đấu chống lại
những thử thách của nghịch cảnh. Vì thế, một trong những mục


đích của luyện tập võ cổ truyền nhằm giúp trang bị khả năng tự
bảo vệ mình và bảo vệ người khác; hướng đến việc xây dựng
cho cá nhân người học một bản lĩnh vững vàng, tự tin đối mặt
với khó khăn, thách thức trong cuộc đời.
c) Tu dưỡng và rèn luyện đạo đức bản thân
Học võ cổ truyền cũng đòi hỏi sự giác ngộ các giá trị
đạo đức hàm chứa trong nó. Đó là tinh thần cao thượng, nhân
nghĩa, và dũng cảm. Nói đến “con nhà võ”, người ta thường
nghĩ đến những người dung cảm, công bằng, trung thực,
không làm điều trái ngược đạo lý, và hơn thế, đấu tranh cho
sự công bằng và đạo lí, kiểu như “Giữa đường thấy cảnh bất
bình không tha”. Như thế, một trong những mục đích của học
võ chính là học đạo đức của võ thuật, một phần của quá trình
tu dưỡng và rèn luyện đạo đức bản thân.
d) Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của dân tộc
Truyền võ và học võ chính cũng là quá trình bảo tồn và
phát huy các giá trị Võ cổ truyền – một bộ phận của di sản
văn hóa dân tộc. Trong Võ cổ truyền, có cả khía cạnh di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể.



Có thể kể đến phần giá trị vật thể của võ cổ truyền được
thể hiện ở cơ sở vật chất, trang thiết bị và học liệu trong các
gia tộc, võ phái, bao gồm: võ đường, sân tập, binh thư, sách
võ, binh khí, dụng cụ tập luyện nội, ngoại công phu (như: tạ
sắt, bao cát, búa gỗ, bọc thiết sa, vòng thiết tuyến, trụ quấn
dây dừa...), dụng cụ chữa trị chấn thương, trật đả (hủ đựng
thuốc giầm rượu, băng vải, nẹp gỗ uốn nắn xương khớp...).
Còn phần giáo trị phi vật thể tồn tại trong các hoạt động tâm
truyền, khẩu truyền và truyền đạt trực tiếp bằng các bài tập và
phương pháp tập quyền; cùng với đó là mười tám ban võ
nghệ, các bài thuốc y võ và phương pháp chữa trị bệnh tật,
các lễ lệ, lễ hội...
Tóm lại, học võ không chỉ để rèn luyện sức khỏe, có khả
năng tự vệ, hoàn thiện đạo đức bản thân mà còn giúp bảo tồn,
phát triển và lưu truyền di sản văn hóa của dân tộc, làm giàu
thêm cho đời sống tinh thần.
Bốn mục đích chủ yếu nêu trên cùng đồng hành và bổ
sung cho nhau làm thành mục đích đầy đủ và chân chính của
việc rèn luyện và phát triển võ cổ truyền dân tộc.


- Các môn phái võ cổ truyền Việt Nam
Sống bên cạnh nền văn hóa Trung hoa, võ thuật Việt
Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng và sự tiếp biến văn hóa. Trong
võ thuật cũng vậy. Nhiều môn phái võ thuật Trung hoa được
du nhập vào Việt Nam được được Việt hóa. Mặt khác, một số
bài võ, thế võ và môn võ là đặc thù của Việt Nam. Cả các môn
phái được tiếp biến từ võ thuật Trung hoa và các môn võ thuật

Việt đã tạo thành hệ thống các môn phái võ cổ truyền Việt
Nam. Danh sách chưa đầy đủ các phái võ Việt Nam (ở trong
và ở ngoài nước Việt Nam) bao gồm:
Vovinam
Lạc Việt võ
đạo
Bắc Việt Võ
Bạch Hổ võ
phái
Bạch Long
Chiến Đạo

Lam Sơn Võ

Tân Khánh

Vĩnh Xuân

đạo

Bà Trà

Quyền

Long Hổ

Thăng long

Võ thuật Việt


Không Hồng

võ đạo

Nam

Nam Hồng

Thanh Long

Hoàng quyền

Sơn

Võ Đạo

Nam Huỳnh

Thiên Môn

Đạo

Đạo
Bình Việt

Việt Đạo
Quán
Hàn Bái



Bình Định gia Nam Tông

Đạo

Đường

Hồ Việt

Thất Sơn

Long Võ

Thần Quyền

Quán

Tây Sơn

Võ Đạo Quán

Quyền
Hóa Quyền
Đạo
Hoa Quyền

Nhất Nam
Phạm Gia võ
phái
Phật gia
quyền


Hồng Gia Việt Quán khí đạo
Nam
Huỳnh Gia
Thần Cước

Quyền
Thiếu Lâm
Bắc Phái Mai

Mai Sơn Lâm
Hồng quyền
Chu gia

Hãn
Sa Long
Cương

Vũ gia thân
Thiếu Lâm

pháp

Bắc Truyền
Sơn Long

Thiên Mục

Võ Áo Vải


Quyền Thuật

Sơn

Vũ Long

Lam Sơn căn

Thiếu Lâm

Quyền

bản

Long Phi

Hoàng Gia

Lâm Sơn

Thiếu Lâm

Quyền

Động

Nội Gia

Không Động


Quyền
Thiếu Lâm


Sơn Đông
Thiếu lâm
Phật Gia
Thiếu Long
Lưỡng Quán
Thiếu Sơn
Phật Gia
Văn Võ Đạo
Việt Võ Đạo

- Rèn luyện và phát triển Võ cổ truyền cho học sinh
Tiểu học và THCS
- Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, THCS
a) Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học
Từ 6 – 12 tuổi là lứa tuổi học sinh tiểu học. Bước chuyển
vào lớp 1 đi cùng với sự chuyển hoạt động chủ đạo từ vui


chơi sang học tập là sự kiện có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm
tâm lí của các em lứa tuổi này.
Đặc điểm về mặt cơ thể:
Ở lứa tuổi này, hệ xương của các em còn nhiều mô sụn.
Xương sống, xương hông, xương hông, xương tay, đang trong
thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập … Vì thế, trong
các hoạt động giáo dục thể chất và vui chơi của các em, cha
mẹ thầy cô cần chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt

động vui chơi lành mạnh, an toàn.
Cũng trong thời kì này, hệ cơ của trẻ phát triển mạnh. Vì
thế các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô
đùa…Các nhà giáo dục nên đưa các em vào trò chơi vận
động, từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn
cho trẻ.
Giai đoạn này, chiều cao và cân nặng tăng đều hằng
năm. Mỗi năm trọng lượng cơ thể tăng 2kg, và chiều cao thêm
4cm. Nếu vào lớp 1 đúng tuổi thì trẻ cao trung bình khoảng
120cm với nam 116 cm với nữ; cân năng đạt 18,7kg với nam
và 16,3kg với nữ. 2 lần độ lệch chuẩn chiều cao là 4-5cm; và
2 lần độ lệch chuẩn cân nặng là 1-2kg. Nhịp tim khá nhanh,


khoảng 85-90 lần /phút. Mạch máu tương đối mở rộng, áp
huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. Cơ tay
và bắp chân phát triển mạnh. Nhờ có sự phát triển của các cơ
lớn nên động tác trở nên mạnh mẽ. Song khả năng thực hiện
các động tác tinh vi lại khó khăn. Cũng chính vì vậy ở trẻ 5
đến 7 tuổi muốn viết được phải huy động sự tham gia hầu hết
tất cả các cơ quan trong cơ thể .
Từ 9 đến 10 tuổi trở đi các xương bàn tay đã phát triển
hoàn chỉnh. Đồng thời với sự xương hóa, khả năng làm việc
các cơ cũng tăng. Chính vì vậy các động tác không chỉ mạnh
mẽ mà còn tinh vi, chính xác. Một điều cần chú ý là bộ xương
vẫn tiếp tục phát triển do chưa xương hóa hoàn toàn. Ngoài ra
các cơ sâu ở phần cứng còn rất yếu . Bản thân cột sống cũng
rất mềm mại. Chính vì vậy tư thế ngồi viết không đúng sẽ vẹo
cột sống. Điều này đòi hỏi phải có bàn ghế thích hợp cho trẻ
thuộc lứa tuổi này.

Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, hệ thần kinh của các em
đang thời kì phát triển mạnh. Bộ não của trẻ phát triển về khối
lượng và cấu tạo. Đến 9-10 tuổi thì hệ thần kinh của trẻ căn


bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại
trong suốt đời người. Trong khi não bộ phát triển nhanh thì
khả năng ức chế, kìm hãm của hoạt động thần kinh còn yếu,
nên các em dễ bị kích thích. Học sinh tiểu học rất hiếu động,
dễ cười, dễ khóc, dễ giận nhưng cũng dễ làm lành. Thầy cô
giáo chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự
chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm bản thân trước những kích
thích của hoàn cảnh xung quanh; biết giữ gìn trật tự ở lớp và
nơi công cộng. Mặt khác, không nộ nạt các em vì làm như vậy
sẽ làm tổn thương đến tình cảm, gây tác hại đến sự phát triển
thần kinh và não bộ của các em. Quát mắng, dọa nạt trẻ, để trẻ
ngồi viết tựa ngực vào bàn, đội mũ chật, ăn no tắm ngay, hút
thuốc lá, uống rượu dễ gây loạn nhịp tim.
Nhân cách của học sinh đang dần hình thành và phát
triển ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Trong quá trình phát triển
trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ
của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng.
Nhiều phẩm chất và năng lực của các em còn chưa được bộc
lộ rõ rệt, nhưng nếu có được tác động phù hợp thì chúng sẽ
bộc lộ và phát triển.


Về tính cách, học sinh bậc tiểu học thường dễ bị kích
động bởi những kích thích bên ngoài và bên trong. Do vậy trẻ

dễ có những hành vi bộc phát. Các em học sinh ở lứa tuổi này
có tính vị tha và sự hồn nhiên. Hồn nhiên trong quan hệ với
bạn bè, thầy cô giáo và với những người lớn khác. Hồn nhiên
nên rất cả tin, tin vào sách vở, tin vào lời người lớn, tin vào
khả năng của bản thân. Tất nhiên niềm tin này còn cảm tính
chưa có lý trí soi sáng. Người giáo viên này tận dụng niềm tin
để giáo dục các em .
Về tư duy, tư duy của trẻ em ở bậc tiểu học chuyển dần
từ tính cụ thể trực quan sang tính trừu tượng, khái quát. Học
sinh lớp 1, 2 khi tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát
thường căn cứ vào những đặc điểm bề ngoài cụ thể trực quan.
Học sinh lớp 4,5 tư duy của các em có phần phát triển hơn
nhưng vẫn dựa vào những cái cụ thể suy luận những ý tưởng
tiếp theo.
- Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở
Về tâm lí:
Lứa tuổi học sinh THCS là từ 12 đến 16 tuổi, học từ lớp
6 đến lớp 9. Lứa tuổi này trẻ ở vào giai đoạn chuyển tiếp từ


trẻ em lên người lớn, đi cùng những biến đổi tâm-sinh lí lớn
nhất trong cuộc đời con người. Tâm lí học gọi lứa tuổi này là
“tuổi thiếu niên”, còn từ góc độ sinh lí học, đây là giai đoạn
trẻ bước vào lứa tuổi dậy thì, gồm giai đoạn tiền dậy thì và
dậy thì chính thức. Đặc trưng sự phát triển lứa tuổi này là sự
phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sự phát dục; cùng với đó là
sự hình thành những phẩm chất mới về các mặt trí tuệ, đạo
đức, đồng thời xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng
thành. Đặc trưng tâm lí lứa tuổi này thể hiện ở tính chất đối
lập, mâu thuẫn, đối cực của các yếu tố phát triển. Ở đó, trong

khi có sự phá vỡ thế cân bằng cơ thể của một đứa trẻ nhưng
lại chưa định hình sự cân bằng cơ thể của một người lớn.
Chính điều đó tạo ra những sự đột biến cũng như tính hai mặt
thể hiện ở tất cả các khía cạnh của sự phát triển cá nhân.
Ở lứa tuổi này, do sự phát dục và tính thiếu cân bằng của
hoạt động thần kinh, các em "dễ xúc động", "dễ bị kích động",
"bộc phát", "nhiệt thành", "hăng say", "tâm trạng thay đổi thất
thường", đôi khi là "mâu thuẫn". Tuy thế, so với lứa tuổi
trước, các em học sinh THCS đã thể hiện sự biết phục tùng lí
trí. Tình cảm đạo đức ở các em phát triển mạnh, ngày càng trở
nên sâu sắc và phức tạp hơn.


Ở trường THCS, khác với bậc tiểu học, các em được học
với nhiều thầy cô, thuộc nhiều bộ môn khác nhau, tiếp xúc
nhiều bạn bè mới, xuất hiện nhiều mối quan hệ mới. Hoàn
cảnh mới này tác động đến nhiều lựa chọn của học sinh trong
giao tiếp và ứng xử. Học sinh THCS muốn tỏ vẻ “ người lớn”,
nên cần được động viên và hướng dẫn các em tham gia các
hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ở cộng đồng, để
các em có cơ hội khẳng định mình. Ở lứa tuổi này các em rất
cần sự giúp đỡ, hướng dẫn trong quá trình hình thành tính
cách, nhân cách, để có thể vượt qua tuổi niên thiếu, bước vào
thế giới của những người trưởng thành.
Ở lứa tuổi THCS, học sinh xuất hiện hiện tượng “dậy
thì” và do vậy cần được giáo dục về giới tính một cách phù
hợp. Ngoài việc giáo dục ở nhà trường, gia đình cần lưu ý
kiểm soát việc học sinh tò mò vào các trang thông tin không
phù hợp ở các quán nét, hay điện thoại di động.
Học sinh THCS còn có những thay đổi chưa định hình

trong tính cách. Ở lứa tuổi này, quá trình hưng phấn chiếm ưu
thế rõ rệt, dẫn đến học sinh khó làm chủ được cảm xúc: dễ bị
kích động,dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh,… cần có sự


quan tâm và ứng xử thích hợp của giáo viên và cha mẹ, bạn
bè.
Những biến đổi sinh lí:
Như đã đề cập, lứa tuổi HS THCS là thời kì chuyển tiếp
sang giai đoạn trưởng thành. Các em không còn là trẻ con
nhưng vẫn chưa là người lớn, và xuất hiện các dấu hiệu của
tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Đây là giai đoạn phát triển mạnh
mẽ, nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Sự phát triển không
đồng đều có thể dẫn đến những hiện tượng rối loạn tạm thời
của các hệ cơ quan, nhất là ở hệ tuần hoàn, hệ sinh dục và hệ
thần kinh. Việc tăng cường tiết các hoóc môn tình dục ở lứa
tuổi này sẽ dẫn đến những bất ổn về mặt xúc cảm, tình cảm.
Các em dễ xúc động, dễ tổn thương, thoắt vui, thoắt buồn, dễ
bị kích động, dễ có những phản ứng tâm lí quyết liệt, đôi khi
thô bạo,...
Chính những biến đổi sinh lí quan trọng trên đã có
ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của các em với người lớn.
Vai trò của người lớn giảm dần và thay vào đó là mối quan hệ
bạn bè ngày càng chiếm ưu thế. Tình bạn ở lứa tuổi này đóng
vai trò vừa là bối cảnh, môi trường, vừa là điều kiện, phương


×