Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng việt và tiếng anh đến diễn đạt tiếng anh trong luận văn của học viên cao học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHAN THỊ NGỌC LỆ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC
CỦA KHÁC BIỆT NGỮ PHÁP GIỮA TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG ANH ĐẾN DIỄN ĐẠT TIẾNG ANH
TRONG LUẬN VĂN CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHAN THỊ NGỌC LỆ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC
CỦA KHÁC BIỆT NGỮ PHÁP GIỮA TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG ANH ĐẾN DIỄN ĐẠT TIẾNG ANH
TRONG LUẬN VĂN CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC VIỆT NAM

Chu n ngành: Ng n ngữ học
M số: 62 22 02 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÂM QUANG ĐÔNG

Hà Nội – 2017


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và dẫn chứng nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và không trùng
với bất cứ công trình nào.
Tác giả luận án

PHAN THỊ NGỌC LỆ


Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lâm Quang Đông
– người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã tạo mọi điều kiện, trợ giúp và động viên
tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy
chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tôi cũng đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên,
chuyên viên của Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Sau Đại học, và các phòng, ban chức
năng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Tôi xin bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô, các anh chị em đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Bộ môn Tiếng Anh
Xã hội Nhân văn, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã luôn
tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án. Cảm ơn các học trò đã luôn sát

cánh cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua.
Lời sau cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn,
người thân trong gia đình và nhất là mẹ tôi, người đã luôn kịp thời động viên, giúp
đỡ, chia sẻ với tôi mọi khó khăn trong cuộc sống, và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để tôi hoàn thành tốt luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này.

Tác giả luận án

PHAN THỊ NGỌC LỆ


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ………………………………………………………………………….

1

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt và một số qu ƣớc trong luận án …… 4
Danh mục các bảng …………………………………………………………….

5

Danh mục các biểu đồ ………………………………………………………….

6

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………..


7

1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….....

7

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………............ 8
3. Mục đích, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu………………………….......... 9
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu………………………………………. 10
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài……………………………….......... 14
6. Cấu trúc của luận án……………………………………………………...... 15
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................ 16
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ……………………………………....... 16
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài ……….............
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam …………............
1.1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu ……………………..................
1.2. Cơ sở lý luận ………………………………………………………….....
1.2.1. Một số vấn đề về sự chuyển di ngôn ngữ ……………………………..

16
20
22
24
24

1.2.2. Một số vấn đề về lỗi ……………………………………..................
1.2.3. Khái quát về ý nghĩa số của danh từ trong tiếng Anh và tiếng Việt..
1.2.4. Khái quát về quán từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ……………….
1.2.5. Khái quát về thì trong tiếng Anh và tiếng Việt …………………….


26
31
41
50

1.3. Tiểu kết chương 1 …………………………………………………….....

55

Chƣơng 2. ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA KHÁC BIỆT NGỮ PHÁP
GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ĐẾN CÁCH BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA
SỐ CỦA DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH ..................................................... 56
1


2.1. Khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh về cách biểu đạt ý nghĩa số của
danh từ …………………………………………………………………. 56
2.1.1. Khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh về cấu trúc danh ngữ …...... 56
2.1.2. Khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh về cách biểu đạt ý nghĩa số 59
2.2. Những lỗi cơ bản về cách biểu đạt ý nghĩa số của danh từ trong tiếng
Anh của học viên Việt Nam ……………………………………………

62

2.2.1. Mô tả lỗi về cách biểu đạt ý nghĩa số trong luận văn cao học…….. 62
2.2.2. Thảo luận những nguyên nhân chính gây ra lỗi về cách biểu đạt ý
nghĩa số của danh từ trong tiếng Anh ……………………………. 66
2.3. Tiểu kết chương 2……………………………………………………......

87


Chƣơng 3. ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA KHÁC BIỆT NGỮ PHÁP
GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ĐẾN CÁCH DÙNG QUÁN TỪ
TRONG TIẾNG ANH …………………………………………………………. 89
3.1. Khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh về cách dùng quán từ …………. 90
3.1.1. “Một” trong tiếng Việt và cách dùng tương đương trong tiếng Anh 90
3.1.2. Quán từ zero và hình thức bỏ trống trước loại từ (null article) và
cách dùng tương đương trong tiếng Anh ………………………… 93
3.1.3. “Những, các” trong tiếng Việt và cách dùng tương đương trong
tiếng Anh …………………………………………………………. 94
3.1.4. Một số điểm khác biệt chính giữa hệ thống quán từ tiếng Việt và
tiếng Anh …………………………………………………………. 96
3.2. Những lỗi cơ bản về cách dùng quán từ trong tiếng Anh của học viên
Việt Nam ………………………………………………………………. 98
3.2.1. Mô tả lỗi về cách dùng quán từ trong luận văn cao học…………... 98
3.2.2. Thảo luận những nguyên nhân chính gây ra lỗi về cách dùng quán
từ trong tiếng Anh ………………………………………………... 99
3.3. Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………. 121
Chƣơng 4. ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA KHÁC BIỆT NGỮ PHÁP
GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ĐẾN CÁCH BIỂU ĐẠT THÌ
TRONG TIẾNG ANH …………………………………………………………. 122
4.1. Khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh về cách biểu đạt thì …………… 123

2


4.1.1. Tính không bắt buộc của “đã, đang, sẽ” trong việc biểu đạt thì quá
khứ, hiện tại, tương lai trong tiếng Việt ............................................. 123
4.1.2. Tính đa tầng nghĩa của “đã, đang, sẽ” trong việc biểu đạt thì trong
tiếng Việt …………………………………………………………… 123

4.2. Những lỗi cơ bản về cách biểu đạt thì trong tiếng Anh của học viên Việt
Nam …………………………………………………………………….

130

4.2.1. Mô tả lỗi về cách dùng thì trong luận văn cao học ………….......... 130
4.2.2. Thảo luận những nguyên nhân chính gây ra lỗi về cách biểu đạt
thì trong tiếng Anh ………………………………………………... 132
4.3. Tiểu kết chương 4……………………………………………………......

144

KẾT LUẬN …………………………………………………………………......

146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ………………………………………………………………... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….. 152
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
VÀ MỘT SỐ QUY ƢỚC TRONG LUẬN ÁN
1. Ký hiệu và chữ viết tắt
Chữ viết tắt

T n đầ đủ tiếng Anh


T n đầ đủ tiếng Việt

CA

Contrastive analysis

Phân tích đối chiếu

EA

Error analysis

Phân tích lỗi
Luận văn

LV
Q&R

Quirk and Greenbaum

Quirk và Greenbaum

V.E

Vietnamese English

Tiếng Anh-Việt Nam

2. Qu ƣớc trình bà

Những luận văn được đánh thứ tự mã hóa lần lượt từ L1P2 (Luận văn 1
phụ lục 2), ….đến L146P2 (Luận văn 146 phụ lục 2) trong Phụ lục 2.

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Bảng tóm tắt về lí lịch của học viên…………………………………….. 13
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp những loại lỗi của người học ………………………… 30
Bảng 1.2. So sánh danh từ đếm được và không đếm được trong tiếng Anh ……... 39
Bảng 1.3. Bảng phân loại cách dùng quán từ tiếng Anh (Dựa trên quan điểm
của Quirk và cộng sự (1985) và Langacker (1991)) …………………………….. 48
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Anh ……………….. 57
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt ……………….. 57
Bảng 2.3. Bảng ví dụ về danh từ tập hợp trong tiếng Việt ………………………
Bảng 2.4. Bảng ví dụ về danh từ đếm được và không đếm được ……………….
Bảng 2.5. Bảng tỉ lệ các lỗi của học viên Việt Nam ……………………………..
Bảng 2.6. Bảng phân bố các loại lỗi của học viên Việt Nam ……………………
Bảng 2.7. Bảng kết quả phiếu điều tra của học viên Việt Nam ………………...
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp cách biểu đạt ý nghĩa số của học viên Việt Nam……..

61

Bảng 3.1. Bảng tần suất các loại quán từ được dùng bởi học viên Việt Nam …...
Bảng 4.1. Hệ thống biểu đạt thì trong tiếng Anh và tiếng Việt ………………………...
Bảng 4.2. Bảng tỉ lệ câu có lỗi trong cách biểu đạt thì của học viên Việt Nam …
Bảng 4.3. Bảng phân loại tỉ lệ lỗi về thì của học viên Việt Nam ………………..
Bảng 4.4. Bảng tần suất các vị từ tĩnh dùng ở thể tiếp diễn ……………………..

98

128
130
130
131

5

62
63
63
65
86


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Ví dụ về các thành viên của danh từ nhóm (a) và nhóm (c) ………. 68
Biểu đồ 2.2. Phân biệt khái niệm “tập hợp” giữa nhóm (a) và (c) ……………… 70
Biểu đồ 2.3. Hiện tượng phức hóa “toast” trên cơ sở cách dùng của “cake”……. 83
Biểu đồ 2.4. Sự cá thể hóa một số danh từ khối thành danh từ đếm được ……… 87

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thế giới rộng lớn càng trở nên bé nhỏ hơn khi con người đã tìm ra
cách tiếp cận, chia sẻ tri thức và giao tiếp toàn cầu. Trong quá trình hội nhập đó,
tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất trong các giao dịch quốc tế. Đối
với Việt Nam mấy chục năm qua, cùng với nhiều ngoại ngữ khác, tiếng Anh đã và
đang được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích học tập,

giảng dạy và nghiên cứu, tiếp cận tri thức khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại
trên thế giới trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Một
điều không thể tránh khỏi là khi sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ, người Việt,
cũng như nhiều cộng đồng phi bản ngữ khác, đã dùng tiếng Anh để thể hiện tư
tưởng, ý kiến, văn hóa, v.v. của mình khi giao tiếp với người nước ngoài. Điều đó
có nghĩa là cách sử dụng tiếng Anh của người phi bản ngữ, trong đó có người Việt,
chắc chắn có những khác biệt với tiếng Anh của người bản ngữ. Những khác biệt đó
là gì là vấn đề cần được nghiên cứu.
Bên cạnh đó, với tư cách là một giáo viên dạy ngoại ngữ, chúng tôi cho rằng
điều quan trọng là chúng tôi phải nắm chắc mọi khía cạnh của quy trình thụ đắc
ngôn ngữ thứ hai để có thể có những điều chỉnh phù hợp trong phương pháp giảng
dạy, từ đó có thể giúp người học nắm bắt kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Một
trong những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai
chính là lỗi người học gặp phải. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ là một trong các nguyên nhân gây ra lỗi hay sự chuyển di
tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ (như Fries, 1945; Lado, 1957; Ellis, 1985;
v.v.). Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu như chỉ tập trung chủ yếu vào việc xác
định sự chuyển di hơn là nghiên cứu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển di
đấy cũng như nhận thức của người học về những ảnh hưởng tiêu cực này.
Hơn nữa, qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy trong bốn kỹ năng cơ
bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết, nhiều người học gặp khó khăn với môn Viết, đặc biệt là
7


kỹ năng viết tiếng Anh theo phong cách học thuật, hay còn gọi là hàn lâm
(academic writing). Tiếng Anh hàn lâm là một dạng tiếng Anh riêng biệt, được sử
dụng trong học tập và nghiên cứu, có yêu cầu cao hơn và phức tạp hơn so với tiếng
Anh thông dụng. Thực tế cho thấy, nhiều người học Việt Nam có cách hành văn
không đạt chuẩn so với văn phong tiếng Anh chính thống trong các văn bản học
thuật.

Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu để
tìm hiểu những điểm khác biệt giữa hai hệ thống ngôn ngữ Anh – Việt và chỉ ra
những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến cách diễn đạt tiếng Anh của người Việt trên
văn bản viết. Đặc biệt chúng tôi hướng nghiên cứu vào học viên cao học Việt Nam
– những đối tượng được coi là có vốn từ ngữ và kiến thức về nước Anh tương đối
tốt và luận văn cao học là một yêu cầu bắt buộc của khóa học, nhằm tìm hiểu xem là
liệu ở một trình độ nhất định thì học viên cao học có còn mắc phải một số lỗi về
diễn đạt tiếng Anh nữa hay không. Chúng tôi cho rằng từ việc chỉ ra năng lực vận
dụng tiếng Anh của người Việt trong các bài viết học thuật, luận án bước đầu khái
quát hướng sử dụng ngôn ngữ của người sử dụng tiếng Anh tại Việt Nam, hi vọng
sẽ có một đóng góp tích cực cho sự phát triển của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020
nói riêng và cho sự tiến bộ của ngành giáo dục Việt Nam nói chung.
Những lý do nêu trên đã khiến chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh đến diễn đạt
tiếng Anh trong luận văn của học viên cao học Việt Nam”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của luận án là các ảnh hưởng tiêu cực của
khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh, cụ thể là trên một số khía cạnh ngữ pháp tới
cách diễn đạt tiếng Anh của người Việt.
Phạm vi của luận án tập trung vào phân tích luận văn viết bằng tiếng Anh
của học viên cao học Việt Nam.
Như vậy, những ảnh hưởng tích cực, những khác biệt giữa tiếng Việt và
tiếng Anh trên các bình diện ngữ âm, từ vựng, và các kiểu lỗi trong các văn bản của

8


sinh viên Việt Nam với trình độ tiếng Anh còn thấp không nằm trong phạm vi
nghiên cứu của luận án này.
3. Mục đích, câu hỏi, và nhiệm vụ nghi n cứu

3.1. Mục đích nghi n cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hai mục đích chính sau đây:
1. Thông qua khảo sát đặc điểm riêng của một số khía cạnh ngữ pháp trong
tiếng Anh và tiếng Việt và dựa vào kết quả của những công trình đã có, luận án tổng
kết một số điểm khác biệt cơ bản trên bình diện ngữ pháp giữa hai hệ thống ngôn
ngữ.
2. Trên cơ sở những khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh, luận án
hướng vào việc nghiên cứu những ảnh hưởng tiêu cực từ những khác biệt đó đối với
việc diễn đạt ngôn ngữ thứ hai trong các luận văn của học viên cao học Việt Nam.
3.2. Câu hỏi nghi n cứu
Qua việc tiến hành điều tra sơ bộ các lỗi cơ bản trong luận văn cao học của
học viên Việt Nam, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận án vào ba
khía cạnh ngữ pháp điển hình trong cơ chế mắc lỗi chuyển di của học viên Việt
Nam, bao gồm cách diễn đạt ý nghĩa số, quán từ, và cách dùng thì trong các chương
sau này.
Căn cứ vào những mục đích nghiên cứu nói trên, chúng tôi đặt ra hai câu hỏi
nghiên cứu chính sau đây:
1. Tiếng Việt và tiếng Anh có những điểm khác biệt cơ bản nào về ba khía
cạnh ngữ pháp nói trên?
2. Những khác biệt ngữ pháp ấy có những ảnh hưởng tiêu cực gì tới cách
diễn đạt tiếng Anh của học viên Việt Nam?
3.3. Nhiệm vụ nghi n cứu
Xuất phát từ những mục đích và câu hỏi nghiên cứu nêu trên, chúng tôi xác
định nhiệm vụ của luận án như sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, chuyển
di ngôn ngữ và một số vấn đề về lỗi. Xác định khung lý thuyết trong tiếng Việt và

9



tiếng Anh có liên quan đến ba khía cạnh ngữ pháp mà luận án tập trung nghiên cứu
(cách diễn đạt ý nghĩa số, quán từ, cách dùng thì).
2. Xác định những khác biệt ngữ pháp trên cơ sở so sánh đối chiếu và tổng
hợp những kết quả của những công trình trước đó về các yếu tố liên quan giữa tiếng
Anh và tiếng Việt.
3. Khảo sát, tổng hợp những lỗi cơ bản mà học viên cao học Việt Nam mắc
phải trong các luận văn viết bằng tiếng Anh. Phân tích những nguyên nhân của
những lỗi này trên cơ sở những khác biệt ngữ pháp giữa hai hệ thống ngôn ngữ.
4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghi n cứu
4.1. Tƣ liệu nghi n cứu
Để tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi thu thập tư liệu từ những luận văn
cao học viết bằng tiếng Anh của học viên Việt Nam. Đây là những luận văn viết
bằng tiếng Anh thuộc các ngành khác nhau như: ngôn ngữ, lý luận giảng dạy, văn
học, kinh tế, công nghệ sinh học, luật học, nông nghiệp, v.v thuộc các chương trình
đào tạo thạc sĩ chính quy và liên kết của một số trường đại học trên Việt Nam. Căn
cứ vào tiêu chuẩn đầu vào của những chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Anh
tại Việt Nam, thì mỗi học viên ít nhất phải có trình độ tiếng Anh bậc 4 theo khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương B2) cho tất cả các
nhóm ngành (bao gồm cả ngôn ngữ, lý luận giảng dạy, hay các ngành khác như luật,
kinh tế, công nghệ…) để đảm bảo học viên có thể theo học và viết được luận văn
bằng tiếng Anh như một yêu cầu bắt buộc của đầu ra. Tiêu chí này có thể phần nào
đảm bảo rằng những học viên này có trình độ tiếng Anh tương đối đồng đều. Chúng
tôi mã hóa và cung cấp tên những luận văn này trong Phụ lục 2.
4.2. Phƣơng pháp nghi n cứu
Xuất phát từ tính chất của đề tài, đối tượng nghiên cứu cũng như mục đích
nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm:
Với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh –
đối chiếu. Đây là phương pháp được áp dụng cho quá trình liên hệ những cách sử
dụng một số khía cạnh ngữ pháp trong tiếng Việt (ngôn ngữ nguồn) với cách dùng
tương đương trong tiếng Anh (ngôn ngữ đích), trong đó có các phương pháp, thủ

pháp đối chiếu của Lê Quang Thiêm (2004).
10


Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê: với các thủ pháp cụ thể sau:
 Thủ pháp thống kê suy luận: được ứng dụng cho việc thu thập số liệu từ việc
phân tích sơ bộ luận văn của học viên cao học để ước lượng được những lỗi
cơ bản có tần suất xảy ra cao. Từ kết quả ban đầu đó, chúng tôi quyết định
chọn lựa được ba khía cạnh đại diện để tập trung phân tích trong các chương
của luận án.
 Thủ pháp thống kê mô tả: được ứng dụng cho việc thu thập số liệu, tóm tắt,
tính toán, và mô tả các đặc trưng khác nhau của ba khía cạnh ngữ pháp chính
trong luận án.
- Phương pháp phân tích lỗi: là phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học quán
xuyến toàn bộ nghiên cứu, nhằm phân tích và phân loại những lỗi xuất hiện trong
luận văn thạc sĩ bằng tiếng Anh của người Việt Nam.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát (xem Phụ lục 1): nhằm kiểm tra
lại xem trong điều kiện cho phép về hoàn cảnh và thời gian, học viên cao học có
mắc lại những lỗi chúng tôi thu thập được trong luận văn cao học của họ hay không.
Phiếu khảo sát gồm những bài kiểm tra ngắn có nội dung được thiết kế từ những
câu sai trong chính luận văn của những người tham gia khảo sát (gồm 30 bài kiểm
tra ngắn tương ứng với 30 học viên cao học). Chúng tôi liên hệ trực tiếp để gửi bài
hoặc làm việc qua phương tiện trực tuyến (với những người đang sinh sống và công
tác xa Hà Nội) để người tham gia có thể bố trí làm bài kiểm tra ngay tại chỗ trong
vòng 20 – 30 phút.
4.3. Các bƣớc nghi n cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích so sánh đối chiếu
cách diễn đạt của người Việt sử dụng tiếng Anh với những quy tắc ngữ pháp được

coi là chuẩn mực của người bản ngữ để tìm những điểm giống và khác nhau. Thông
qua việc phân tích tần suất của những điểm giống và khác đó, chúng tôi rút ra được
các ảnh hưởng tiêu cực cơ bản của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh
tới cách diễn đạt tiếng Anh của học viên cao học như một ngôn ngữ thứ hai. Nghiên
cứu được chia làm ba bước chính.
11


Bước 1: Thu thập và phân tích sơ bộ luận văn của học viên Việt Nam
(Danh sách luận văn đư c cung cấp trong Phụ lục 2)
Chúng tôi tiến hành thu thập luận văn cao học viết bằng tiếng Anh của học
viên Việt Nam. Sau khi thu thập luận văn, chúng tôi phân tích để thống kê sơ bộ
những lỗi cơ bản xuất hiện với tần suất cao bởi các học viên cao học. Chúng tôi
nhận thấy những lỗi điển hình trong cơ chế mắc lỗi của học viên nằm ở ba khía
cạnh là: ý nghĩa số của danh từ, quán từ, và thì của động từ. Do vậy, chúng tôi giới
hạn đối tượng nghiên cứu của luận án vào ba khía cạnh này.
Bước 2: Tập trung phân tích vào ba khía cạnh chính của luận án
Trong bước này, chúng tôi tiến hành phân tích những trường hợp lỗi cụ thể
liên quan tới ba khía cạnh đã được lựa chọn trong bước 1. Thủ pháp thống kê và
phương pháp so sánh – đối chiếu được ứng dụng để tìm hiểu tần suất mắc lỗi cũng
như phân tích sự lệch chuẩn của những câu thu được so với cách dùng chuẩn mực
trong tiếng Anh.
Bước 3: Phát phiếu điều tra cho học viên cao học để xác định lại những
lỗi thu thập ở trên là lỗi nhầm lẫn hay lỗi hệ thống, trên cơ sở đó tập trung thảo
luận những nguyên nhân chính gây ra lỗi
Sau phần mô tả và phân tích những câu có lỗi trong luận văn cao học, chúng
tôi tiến hành giai đoạn 3 của nghiên cứu là phát phiếu điều tra cho những người
tham gia là học viên Việt Nam. Chúng tôi tiến hành bước này bởi theo Corder
(1967), có hai loại: lỗi do nhầm lẫn (mistake) và lỗi thuộc hệ thống (error). Lỗi do
nhầm lẫn được tạo nên do lỡ lời (slips of tongue), do lo sợ, xúc động (yếu tố tâm

lý), hoặc do mỏi mệt, đau ốm (yếu tố thể chất), do quên kiến thức về ngôn ngữ đích;
vì vậy người học có thể nhận ra và chữa lỗi nếu cần thiết. Trái lại lỗi có tính hệ
thống được lặp đi lặp lại nhiều lần là do những thói quen được hình thành từ tiếng
mẹ đẻ. Tuy vậy, đối với loại lỗi này, người học ngoại ngữ không biết rằng họ đang
mắc lỗi vì đây là một phần của “ngôn ngữ trung gian” (interlanguage). Theo
Selinker (1972), loại ngôn ngữ trung gian này được hình thành do người học sử
dụng những chiến lược riêng để thụ đắc ngôn ngữ thứ hai; nó không giống tiếng mẹ
đẻ cũng không giống ngôn ngữ đích. Chính vì lý do trên, để xác minh rõ ràng hơn
12


những câu sai ở những giai đoạn trên là thuộc kiểu lỗi do nhầm lẫn hay là lỗi được
hình thành từ sự khác biệt ngữ pháp giữa hai hệ thống ngôn ngữ, chúng tôi đã thiết
kế phiếu điều tra để xem liệu học viên có lựa chọn đúng hoặc tự sửa được những
câu được cho là chưa chuẩn trong chính luận văn của họ hay không. Kết quả này sẽ
giúp chúng tôi phần nào xác định được những lỗi trong luận văn đa phần là do ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ lên sản phẩm ngôn ngữ đích của người học, hay là những lỗi
sinh ra do người học không nắm vững về ngôn ngữ đích hoặc do nhầm lẫn. Từ đó
chúng tôi có thể có những thảo luận kỹ hơn về một số nguyên nhân gây ra lỗi.
Nhóm đối tượng tham gia giai đoạn này bao gồm 30 học viên Việt Nam có
luận văn viết bằng tiếng Anh mà chúng tôi đã đọc và khảo sát lỗi trong giai đoạn 1
của nghiên cứu. Tiêu chí lựa chọn những người tham gia là những luận văn của họ
xuất hiện những lỗi điển hình mà chúng tôi đang nghiên cứu. Trong số 30 học viên
này, có tất cả 27 học viên nữ và 3 học viên nam, có độ tuổi dao động từ 27 – 35
tuổi. Ngoài ra, những thông tin về thâm niên sử dụng tiếng Anh sau cử nhân cũng
được ghi lại trong phần đầu của phiếu khảo sát. Những thông tin chung về đối
tượng học viên tham gia được chúng tôi tổng kết trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Bảng tóm tắt về lí lịch của học vi n
THÔNG TIN LÍ LỊCH
Giới tính

Tuổi
Thâm ni n sử dụng
tiếng Anh sau cử nhân
(năm)

Nam
Nữ
Dưới 30 tuổi
Trên 30 tuổi
Dưới 5 năm
Từ 6 đến 9 năm
Trên 10 năm

SỐ LƢỢNG
3
27
17
13
0
24
6

Chúng tôi thiết kế 30 mã kiểm tra riêng biệt để sao cho mỗi bài kiểm tra có
nội dung phù hợp với những kiểu lỗi xuất hiện tương ứng với từng luận văn của 30
học viên cao học (xem Phụ lục 1). Đây là những bài kiểm tra ngắn, mỗi bài có bố
cục gồm 10 câu với những dạng bài chủ yếu như: dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh,
xác định tính đúng/sai của câu, chọn đáp án đúng. Nội dung câu hỏi được lấy từ
chính những câu sai xuất hiện trong luận văn của từng học viên tham gia khảo sát
với nhiều kiểu lỗi khác nhau, nhằm kiểm tra lại xem học viên có còn mắc lại lỗi như
13



trong luận văn hay không. Nếu như những học viên này vẫn tiếp tục mắc lại những
lỗi như trong luận văn họ đã viết thì chúng tôi có thể tạm kết luận rằng những lỗi
này đa phần là những lỗi chuyển di từ tiếng mẹ đẻ tới cách diễn đạt tiếng Anh.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, luận án là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam
chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực tới cách diễn đạt tiếng Anh của người Việt dựa
trên việc tổng kết và phân tích một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về những
khác biệt cơ bản của một số khía cạnh ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
Những kết quả từ nghiên cứu này sẽ góp phần minh chứng cho luận điểm về những
chuẩn mực không theo quy tắc bản ngữ của các loại biến thể tiếng Anh. Bên cạnh
đó, những dẫn chứng từ nghiên cứu này cũng có thể góp phần chứng minh cho quan
niệm về hiện tượng hóa thạch “fossilization”. Đây là một thuật ngữ ngôn ngữ học
thường được nhắc đến trong việc học ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai, nhắm tới
một quá trình trong đó những đặc trưng ngôn ngữ không chính xác, không đúng
(incorrect linguistic features) lại trở thành một đặc điểm “thường trực” ở người sử
dụng tiếng Anh phi bản ngữ khi nói hay viết ngôn ngữ ấy.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc chỉ ra năng lực vận dụng tiếng Anh của người Việt Nam trong các
luận văn cao học và những lỗi cơ bản dưới sự tác động trực tiếp của sự khác biệt
ngữ pháp giữa hai hệ thống ngôn ngữ, luận án bước đầu khái quát hướng sử dụng
ngôn ngữ của người Việt Nam, hi vọng sẽ giúp cho việc dạy-học tiếng Anh có hiệu
quả hơn. Chúng tôi cũng hi vọng tuy nghiên cứu này chỉ tập trung vào một vấn đề là
kỹ năng Viết, nhưng vẫn có thể đóng vai trò như một nguồn tài liệu đáng tin cậy
cho những nhà nghiên cứu cùng thực hiện những đề tài liên quan. Điều quan trọng
hơn cả, với nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần vào nâng cao sự nhận
thức của học viên Việt Nam về những cách dùng chưa đúng trong các bài viết tiếng
Anh học thuật. Từ đó, học viên Việt Nam có thể sẽ tự tìm ra cho mình những

phương pháp học hiệu quả nhất để nâng cao kỹ năng Viết học thuật nói riêng và
trau dồi vốn tiếng Anh nói chung.
14


6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án có cấu trúc gồm 4 chương.
Chƣơng 1. Tổng quan và cơ sở lý luận
Trong chương này, trên cơ sở hệ thống hóa các công trình, bài viết trong và
ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài, luận án lựa chọn và xác định những vấn
đề ngữ pháp chính mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu. Theo đó, luận án tiến hành
phân tích cơ sở lý thuyết của đề tài, và xác định, làm rõ một số khái niệm cơ bản
liên quan đến ba vấn đề chính mà luận án sẽ đi sâu thảo luận trong những chương
sau bao gồm: cách diễn đạt ý nghĩa số, quán từ, cách dùng thì.
Chƣơng 2. Ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và
tiếng Anh đến cách biểu đạt ý nghĩa số của danh từ trong tiếng Anh
Luận án chỉ ra những điểm khác biệt trong cách biểu đạt ý nghĩa số của danh
từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Theo đó, luận án nghiên cứu, phân tích những ảnh
hưởng tiêu cực gây ra từ những khác biệt đấy đến cách biểu đạt ý nghĩa số của danh
từ tiếng Anh trong luận văn của học viên cao học Việt Nam.
Chƣơng 3. Ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và
tiếng Anh đến cách dùng quán từ trong tiếng Anh
Dựa trên cơ sở so sánh đối chiếu một số từ có tư cách quán từ trong tiếng
Việt với những cách dùng tương đương trong tiếng Anh, luận án rút ra được một số
điểm khác biệt giữa hệ thống quán từ tiếng Việt và tiếng Anh. Sau đó, luận án tiến
hành hệ thống hóa một số nhóm lỗi về quán từ và phân tích những ảnh hưởng tiêu
cực gây ra những lỗi đó trong luận văn của học viên cao học Việt Nam.
Chƣơng 4. Ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và
tiếng Anh đến cách biểu đạt thì trong tiếng Anh
Trong chương này, luận án tập trung vào một số phó từ cơ bản được hầu hết

các nhà Việt ngữ học đề cập tới khi mô tả các phương tiện biểu thị thì trong tiếng
Việt để làm căn cứ thực hiện đối chiếu với phương thức biểu hiện thì trong tiếng
Anh. Trên cơ sở những khác biệt xác định được, luận án tổng hợp các nhóm lỗi và
đi sâu phân tích lý giải nguyên nhân của các nhóm lỗi đó.

15


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghi n cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai
Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là một phân ngành nghiên cứu về những phương
thức và quá trình thụ đắc một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của người học. Từ rất
sớm, các nghiên cứu về sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã được thực hiện với những
công trình tiêu biểu sau.
Thứ nhất, với mục đích tìm hiểu đặc điểm và sự biến hóa phát triển ngôn ngữ
thứ hai của người học, trong số những nghiên cứu sớm nhất không thể không kể đến
một số tác giả như Coulter (1968), Richard (1971), Dulay và Burt (1974), LoCoco
(1975), Butterworth (1978), Felix (1980), Felix & Hahn (1985), v.v. Các nhà nghiên
cứu đã đặt ra một câu hỏi là trong môi trường học tập trên lớp học, người học ngôn
ngữ thứ hai liệu có tuân thủ theo một trình tự giống như trẻ em thụ đắc tiếng mẹ đẻ
trong môi trường ngôn ngữ tự nhiên hay không. Qua nhiều nghiên cứu và thực
nghiệm, các nhà nghiên cứu đều đồng tình với quan điểm rằng, những cấu trúc ngôn
ngữ được thụ đắc sớm trong môi trường tự nhiên cũng được nắm bắt rất nhanh
trong môi trường học tập trên lớp, còn những cấu trúc ngôn ngữ được thụ đắc muộn
trong môi trường tự nhiên thì trong môi trường học tập trên lớp cũng rất khó nắm
bắt. Điều này thể hiện quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai cũng tuân theo một trình
tự gần giống với quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, những chiến lược mà người
học sử dụng cũng giống với chiến lược được dùng khi học ngôn ngữ thứ nhất. Đó

chính là đặc điểm chung của người học ngôn ngữ thứ hai.
Thứ hai, một số tác giả lại hướng đối tượng nghiên cứu vào việc phân tích
những nhân tố bên trong và nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình thụ đắc
ngôn ngữ thứ hai. Công trình tiêu biểu nhất có thể kể đến là của Selinker (1972) có
tên “Interlanguage” (ngôn ngữ trung gian). Theo tác giả, sự thành công của người
học ngoại ngữ lại khác nhau phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến
quá trình học ngoại ngữ, bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, như nhu
cầu giao tiếp, sự ảnh hưởng giao thoa và chuyển di ngôn ngữ; các yếu tố bên trong
(như thái độ, động cơ người học,…); hạn chế của quá trình thụ đắc (ảnh hưởng tiêu
16


cực của ngôn ngữ trung gian, khả năng tham gia nhu cầu giao tiếp khác nhau…).
Những yếu tố này có những tác động khác nhau, và dẫn đến kết quả thụ đắc ngôn
ngữ chính vì vậy cũng khác nhau. Còn Lightbown và Nina Spada (2013) lại đưa ra
một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai như ngữ cảnh xã
hội, kinh nghiệm xã hội, mối quan hệ giữa ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai,
hay một số nhân tố phụ khác như tuổi tác người học, năng khiếu ngôn ngữ, động cơ
học tập và chất lượng dạy-học.
Như vậy, qua các công trình kể trên, có thể thấy với một quá trình thụ đắc
gần giống với ngôn ngữ thứ nhất, các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi rằng khi thụ đắc
ngôn ngữ thứ hai, cơ chế thụ đắc ngôn ngữ này liệu có còn hay không? Ngoài ra,
người học đã có kiến thức nhất định về ngôn ngữ thứ nhất thì những kiến thức này
có ảnh hưởng đến việc tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai hay không? Đây là một trong
những vấn đề nóng hổi trong lĩnh vực nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai hiện
nay. Một số kết quả nghiên cứu sẽ được chúng tôi trình bày khi điểm lại một số
công trình tiêu biểu về ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ tới ngôn ngữ thứ hai dưới đây.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối
với ngôn ngữ thứ hai
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để thảo luận về ảnh hưởng

tiêu cực của khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích tới việc học một ngôn ngữ
thứ hai. Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm lại một số nghiên cứu tiêu biểu trên các bình
diện về từ vựng, ngữ pháp, và ngữ âm trong các loại biến thể tiếng Anh tại những
nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai và như một ngoại ngữ.
Đầu tiên, về biến thể từ vựng, tác giả tiêu biểu nhất là Butler (1999), người
biên soạn Từ điển Macquarie với mục đích đưa ra một cuốn từ điển tiếng Anh bao
gồm những từ ngữ được chấp nhận mang tính đặc trưng cho một số nước cụ thể ở
vùng Đông Nam Á. Trong khảo sát về thái độ của người Philippine và Thái Lan về
đổi mới từ vựng, Butler (1999) đã nhận thấy hầu hết những người Philippine được
khảo sát đều tin rằng những mục từ vựng địa phương nên có vị trí trong từ điển về
tiếng Anh châu Á. Mối quan tâm chủ yếu là những từ nào sẽ có mặt trong cuốn từ
điển đó. Mặt khác, người Thái Lan ít có khuynh hướng muốn cuốn từ điển có những
từ tiếng Anh địa phương. Do vậy, nhìn chung, trong những nước được nêu, dường
17


như nếu tiếng Anh được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày trong một ngữ cảnh đa
văn hóa càng nhiều, thì các cá nhân trong đất nước đó càng có khuynh hướng chấp
nhận những đổi mới về từ vựng.
Trên bình diện ngữ pháp, có thể thấy rằng tại châu Á, vấn đề này xuất hiện
trong những luận án, luận văn, hoặc công bố khoa học từ những năm 1960, tuy
không nhiều nhưng cũng thể hiện những mối quan tâm đầu tiên của những nhà
nghiên cứu. Ví dụ, luận văn thạc sĩ của Siew Yue Killingley (1967) nghiên cứu tổng
thể về ngữ pháp tiếng Anh Malaysia và 2 năm sau đó có báo cáo khoa học của
Senthelakshmi (1969) về những vấn đề mà người Trung Quốc gặp phải khi học các
thì của tiếng Anh. Sang đến những năm 1970, vấn đề này vẫn được bàn luận tới, cụ
thể có thể kể đến luận văn thạc sĩ của Elaine Wijesuria (1972) về “Cấu trúc ngữ
pháp của tiếng Anh và tiếng Malaysia – phân tích đối chiếu về cấu trúc đoản ngữ”,
và luận văn thạc sĩ của Augustin (1976) về vấn đề giảng dạy môn Đọc hiểu cho sinh
viên người Malaysia thông qua phân tích ngữ pháp. Hầu hết những nghiên cứu này

đều hướng tới một điểm chung là mô tả một số đặc điểm ngữ pháp trong tiếng Anh
khi được sử dụng trong bối cảnh từng nước khác nhau tại châu Á, từ đó cho người
đọc thấy được sự ảnh hưởng tiêu cực của sự khác biệt ngữ pháp giữa tiếng mẹ đẻ và
ngôn ngữ đích tới việc sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Sang đến những
năm 1980, một số tác giả người châu Á, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học người
Malaysia đã đóng góp được khá nhiều bài báo và công bố khoa học về vấn đề này.
Trong các nghiên cứu đó, có lẽ nghiên cứu của Irene Wong (1981) có tên
“Malaysian English as a New Variety of English: The structural aspects” (Tiếng
Anh Malaixia với tư cách là một biến thể mới của tiếng Anh: bình diện cấu trúc)
được coi là toàn diện nhất khi các biến thể của ngôn ngữ về mặt cấu trúc dưới tác
động của tiếng mẹ đẻ là tiếng Malaysia được đề cập tới. Cùng năm đó, luận văn
thạc sĩ của tác giả Silva (1981) tập trung vào khía cạnh động từ khuyết thiếu khi tác
giả nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của tiếng Anh-Malaysia cũng đón nhận
được nhiều sự ủng hộ. Nghiên cứu này mặc dù chỉ tập trung vào một bình diện ngôn
ngữ nhỏ là động từ khuyết thiếu, nhưng cũng cung cấp cho người đọc một cái nhìn
tổng thể về quá trình đơn giản hóa (simplification process) khi tiếng Anh được sử
dụng tại Malaysia. Từ những năm 1990 trở đi, trên thế giới đã xuất hiện nhiều
18


nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ riêng của tiếng Anh khi được sử dụng tại những
quốc gia khác nhau, với mục đích thứ nhất là nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng mẹ
đẻ lên ngôn ngữ thứ hai, và thứ hai, quan trọng hơn, là bàn luận xem liệu những đặc
điểm cụ thể của tiếng Anh được sử dụng tại những quốc gia đó có được coi là một
quy tắc hay không. Ví dụ, S.N. Sridhar (1996) tìm hiểu một vài đặc điểm ngữ pháp
được dùng bởi những sinh viên năm cuối người Ấn học tiếng Anh. Tiếp đến, tác giả
Silke Schubert trong nghiên cứu “Are you wanting a cup of coffee? – Overuse of the
progressive aspect in Indian English” (Bạn có đang muốn một tách cà phê không? –
Sự lạm dụng thể tiếp diễn trong tiếng Anh Ấn Độ, 2002) đã đưa ra một hiện tượng
thú vị khi tiếng Anh xâm nhập vào Ấn Độ: đó là việc lạm dụng thể tiếp diễn trong

các động từ tình thái trong tiếng Anh của người Ấn. Cũng nằm trong khu vực châu
Á, một báo cáo của Jakob R.E.Leimgruber có tên là “Singapore English” (tiếng
Anh Singapore) được xuất bản trên tạp chí “Language and Linguistics Compass
5.1” năm 2011 đã phân tích cụ thể ảnh hưởng của tiếng Singapore tới tiếng Anh
chuẩn trên các bình diện về mặt ngữ pháp. Từ việc đưa ra các ảnh hưởng khác nhau
từ văn hóa, xã hội, chính trị lên cách sử dụng tiếng Anh của người Singapore, tác
giả đã công bố rộng khắp nét độc đáo và tầm quan trọng của Singlish (tiếng Anh
Singapore) đối với người sử dụng tiếng Anh trên toàn thế giới. Tiếp theo, cũng về
đề tài tập trung vào một khía cạnh ngữ pháp cụ thể khi nghiên cứu về tiếng Anh
toàn cầu, tác giả Kolawole Waziri Olagboyega của Nhật Bản đã công bố bài báo
của mình có tên “Japanese English: A descriptive Grammar of the Structure of the
Verb Phrase” (tiếng Anh Nhật Bản: ngữ pháp mô tả về cấu trúc của cụm động từ,
2012) nhằm đi sâu phân tích về cách sử dụng động ngữ của người Nhật qua các bài
viết học thuật. Tuy nghiên cứu chỉ dừng lại ở những quan sát và số liệu về hiện
tượng này, chứ chưa tiến hành nêu ra các nguyên nhân và phương pháp khắc phục,
dù vậy những quan sát của bài báo cũng chứng minh sự ảnh hưởng sâu sắc của tiếng
mẹ đẻ lên tiếng Anh khi được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai.
Tuy nhiên, việc sử dụng những đặc điểm ngữ pháp không phải là cách duy
nhất để biểu hiện tư cách thành viên của một cộng đồng cụ thể. Ngữ âm mới là một
cách thể hiện bản sắc cá nhân và tư cách cộng đồng mạnh mẽ hơn cả. Về vấn đề
này, có hai luồng tư tưởng chính. Đầu tiên, một số tác giả cho rằng cần phải tôn
19


trọng mong muốn của những người dùng tiếng Anh song ngữ trong việc bảo tồn bản
sắc riêng của họ được thể hiện qua cách phát âm. Hai nhà nghiên cứu điển hình ủng
hộ quan điểm này là Pandey (1994) và Agnihotri (1999). Trái lại, một số nhà nghiên
cứu như Dalton-Puffer, Kaltenboeck, và Smit (1997) cho rằng ở những nước sử
dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ, người học nên cố gắng để tiếp thu được những
biến thể về phát âm của người bản ngữ.

Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy tiếng Anh đã và đang được sử dụng phổ
biến khắp nơi trên thế giới; nói cách khác, đó là hiện tượng “khuếch tán ngôn ngữ”
(language diffusion) khắp toàn cầu. Sự khuếch tán này được coi là có những ảnh
hưởng sâu sắc đến cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác, nơi tiếng Anh du nhập và
phát triển như ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa. Vấn đề
xác định những ảnh hưởng tiêu cực của sự khác biệt ngữ pháp giữa tiếng mẹ đẻ của
một nước và ngôn ngữ đích đến việc sử dụng ngôn ngữ đích đó đã và đang trở thành
một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới quan tâm, trong đó châu Á,
vốn là một khu vực sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ,
cũng không là một ngoại lệ. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ khái lược lại những
nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này tại Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam bắt đầu đã có
những nghiên cứu xoay quanh chủ đề về tiếng Anh Việt Nam, mà theo từ điển
Wikipedia, là một thuật ngữ chỉ một “khái niệm chưa được phổ biến ở Việt Nam
nhưng nó đã xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại” nơi mà người Việt
dù ở ngay trên những đất nước nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, dù hàng ngày hấp
thụ văn hóa-ngôn ngữ của người nói tiếng Anh, vẫn không từ bỏ được thói quen văn
hóa-ngôn ngữ của họ, từ đó hình thành nên những cách nói tiếng Anh mang màu
sắc của ngôn ngữ và văn hóa Việt ở mọi cấp độ và mọi hình thức. Tuy nhiên, chúng
tôi nhận thấy các nghiên cứu hoặc chỉ đề cập tới tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ nói
chung hoặc chỉ dừng lại ở việc so sánh đối chiếu giữa cách dùng trong tiếng Anh và
tiếng Việt trên một bình diện ngôn ngữ nào đó.
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ
Thứ nhất, về vấn đề tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ, trước tiên phải kể đến
20


nghiên cứu “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á” của Phan Ngọc (1983) và gần đây
nhất là công trình “Ngôn ngữ học xã hội” của Nguyễn Văn Khang (2014). Hai tác

giả đều đồng quan điểm khi cho rằng tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng chung và phổ
biến trong ngôn ngữ loài người. Nói tiếp xúc ngôn ngữ là nói đến những thay đổi rất
sâu sắc diễn ra ngay trong cấu trúc của A do B đưa đến và chỉ xảy ra khi con người
bao gồm cá nhân hay cộng đồng sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ. Bên cạnh những
công trình tiêu biểu về tiếp xúc ngôn ngữ kể trên, vấn đề tìm hiểu về giao thoa văn
hóa trong giao tiếp ngôn ngữ Anh-Việt cũng xuất hiện khá sớm trong các luận án,
luận văn như luận án tiến sĩ của Dương Thanh Bình (1971) tập trung vào so sánh
kết vị học (tagmemic comparison) giữa các cấu trúc của câu tiếng Anh và câu tiếng
Việt. Tác giả Miller đã có một nghiên cứu xoay quanh vấn đề ngữ âm của người
Việt học tiếng Anh có tên “Những kiểu giao thoa âm ở người Việt nói tiếng Anh”
(Miller, 1976). Tiếp theo, vào năm 1986, vấn đề ngữ âm tiếp tục được bàn tới trong
luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Thanh Giang về nghiên cứu phân tích tương phản hệ
thống âm tiếng Việt và âm tiếng Anh ở Mỹ. Tập trung vào mảng diễn ngôn phải kể
đến luận án tiến sĩ của Phạm Đăng Bình năm 2003 có tên “Khảo sát các lỗi giao
thoa văn hóa – ngôn ngữ trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh”. Có thể
thấy, các công trình này hoặc là chủ yếu tập trung vào nghiên cứu giao thoa văn hóa
ở bình diện ngữ âm, hoặc là chỉ ở một trường hợp cụ thể, hoặc là chỉ đơn thuần là
giao thoa văn hóa trong giao tiếp hay sốc văn hóa chứ chưa có sự gắn kết hai hiện
tượng này với nhau, và chưa chỉ ra được một cách cụ thể các đặc điểm giao tiếp nào
mà người Việt thường xuyên sử dụng.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về đối chiếu hai ngôn ngữ
Thứ hai, trong số những công trình tiêu biểu nhất về đối chiếu các ngôn ngữ
không thể không kể đến một số nghiên cứu của Lê Quang Thiêm như “Thử nghiệm
một ngữ pháp đối chiếu Việt – Anh” (Lê Quang Thiêm, 1998), “Nghiên cứu đối
chiếu các ngôn ngữ” (Lê Quang Thiêm, 2004),…v.v. Tác giả đã phân loại một số
bình diện đối chiếu ngôn ngữ Anh-Việt hay Việt-Anh và xác định các địa hạt đối
chiếu – không còn giới hạn trong kết học mà còn lan sang cả nghĩa học và dụng
học. Tiếp theo, trong “Ngôn ngữ học đối chiếu” (Bùi Mạnh Hùng, 2008), tác giả
cũng đồng quan điểm với Lê Quang Thiêm khi cho rằng việc đối chiếu các ngôn
21



×