Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Chu mạnh trinh trong đời sống văn hóa và văn học việt nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 100 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n
----------

NGUYỄN THỊ PHƢỢNG

CHU MẠNH TRINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIÊN
CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hµ Néi - 2012


®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n
----------

NGUYỄN THỊ PHƢỢNG

CHU MẠNH TRINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIÊN
CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.0121

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hải Yến



Hµ Néi – 2012


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học với đề tài “Chu Mạnh Trinh trong đời
sống văn hóa và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” là
kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học và
chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài
Hà Nội tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣợng

Lời cảm ơn
-Luận văn đƣợc hoàn thành tại Khoa văn học- Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội


- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Hải Yến, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
- Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa văn học, bộ phận đào
tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
- Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn
khích lệ, động viên tôi
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phƣợng


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 7
2. Lịch sử vấn đề Chu Mạnh Trinh ................................................................... 7
3. Mục đích của luận văn ................................................................................ 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 13
7. Kết cấu của luận văn: .................................................................................. 13
B. NỘI DUNG................................................................................................. 14
CHƢƠNG 1: CHU MẠNH TRINH – TIỂU SỬ VÀ GIAI THOẠI .............. 14
1.1. Xã hội Bắc Kì những năm cuối thế kỉ XIX ......................................... 14
1.2. Thân thế Chu Mạnh Trinh .................................................................... 16
1.3. Con đƣờng hoạn lộ của Chu Mạnh Trinh ............................................ 17
1.4. Di sản của Chu Mạnh Trinh ................................................................. 22
1.4.1. Âm nhạc ......................................................................................... 22
1.4.2. Hội họa .......................................................................................... 23
1.4.3. Kiến trúc ........................................................................................ 23
1.4.4. Văn học.......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2 : TRƢỚC TÁC VĂN CHƢƠNG CỦA CHU MẠNH TRINH 27
2.1. Thơ văn của Chu Mạnh Trinh nhìn từ chủ đề, đề tài ........................... 28
2.1.1. Vịnh cảnh ...................................................................................... 28
2.1.2. Vịnh sử........................................................................................... 34
2.1.3. Bình, vịnh Kiều .............................................................................. 37
2.1.4. Bằng hữu – thù tạc ........................................................................ 38
2.1.5. Người đào hát................................................................................ 41



2.2. Thơ văn Chu Mạnh Trinh nhìn từ thể và thể loại ............................ 45
2.2.1. Thơ Đường luật ............................................................................. 45
2.2.2. Hát nói ........................................................................................... 47
2.2.3. Tựa ................................................................................................ 48
CHƢƠNG 3: CHU MẠNH TRINH TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC ............ 50
3.1. Hát nói của Chu Mạnh Trinh – sự phục hồi của hát nói trong môi
trƣờng mới.................................................................................................... 50
3.1.1. Môi trường đô thị hóa thực dân – tiền đề của sự phục hồi hát nói
nửa cuối thế kỉ XIX. ................................................................................. 50
3.1.2. Chu Mạnh Trinh trong sự phục hồi hát nói .................................. 52
3.2 Bình, vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh trong lịch sử bình giá
Truyện Kiều................................................................................................. 62
3.2.1. Lịch sử bình, vịnh Kiều ................................................................. 62
3.2.2. Cuộc thi vịnh Kiều năm 1905........................................................ 63
3.2.3. Tập vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh ............................................. 67
C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 83
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 85
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 90


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có nhiều tiêu chí hình dung và đánh giá các hiện tƣợng văn học, trong đó có
kiểu tiếp cận từ góc độ chính trị xã hội. Đây là lối nhìn nhận từng gây ra rất nhiều
“thắt buộc”, “oan sai” cho một số tác giả, tác phẩm. Chúng ta đã từng thấy một số
hiện tƣợng văn học sử từng bị đánh giá chƣa đầy đủ hoặc lệch lạc, đặc biệt là những
nhân vật sống ở những thời điểm nhạy cảm của lịch sử nhƣ Phan Thanh Giản,
Dƣơng Lâm, Dƣơng Khuê… hoặc những nhân vật đó có liên quan đến những vấn
đề thuộc vùng “tranh chấp” của những giá trị tƣ tƣởng, văn hóa, tập tục. Rất nhiều

trƣờng hợp từng bị “nâng lên đặt xuống” trong đó có Chu Mạnh Trinh. Đƣơng thời
Chu Mạnh Trinh là ngƣời nổi tiếng, là một bậc danh sĩ đủ ngón tài: cầm, kì, thi,
họa. Nhƣng ông cũng bị xem là một viên “quan lƣời”. Văn chƣơng của ông đƣợc
xếp trong dòng hƣởng lạc, đối lập với mảng thơ ca yêu nƣớc cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX.
Ngƣời ta biết đến Chu Mạnh Trinh chủ yếu trong tƣ cách là một nhà nho tài
tử với thể loại đặc thù của dòng văn học này là hát nói và là tác giả của giải nhất thơ
Nôm cuộc thi vịnh Kiều năm Ất Dậu (1905). Nếu biết về Chu Mạnh Trinh chỉ có
thế thì thật chƣa đầy đủ. Theo nguồn tƣ liệu Hán Nôm trƣớc tác của Chu Mạnh
Trinh còn nằm rải rác ở nhiều thể loại, đề tài khác nữa. Đặc biệt là tập thơ chữ Hán
Trúc Vân thi tập (bản thảo dịch chép tay, lƣu trữ tại Thƣ viện Văn học, kí hiệu
DH49-50), đây là tập thơ mà hầu nhƣ chỉ đƣợc nghe tên chứ ít ngƣời đƣợc tiếp xúc.
Đấy là những lí do cơ bản nhất để chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu đề tài
“Chu Mạnh Trinh trong đời sống văn hóa văn học Việt Nam những thập niên
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”.
2. Lịch sử vấn đề Chu Mạnh Trinh
2.1. Lịch sử giới thiệu trước tác Chu Mạnh Trinh
Có thể coi Nam Phong tạp chí (số 8 tháng 2 năm 1918) là nơi công bố đầu
tiên tác phẩm của Chu Mạnh Trinh. Số báo này đăng tải bài hát nói Hương Sơn.
Tiếp theo là Chu Mạnh Trinh của Trúc Khê và Tiên Đàm (năm 1942) vừa viết tiểu
sử, con ngƣời nhà thơ vừa giới thiệu các trƣớc tác của Chu Mạnh Trinh, bao gồm


tập Thanh Tâm Tài Nhân thi tập có dịch nghĩa bài tựa, bài hát nói Hương Sơn
phong cảnh, Thúy Kiều oan trái, Thúy Kiều Lưu lạc, Hương Sơn hành trình, Hương
Sơn nhật trình, Quá Cổ Loa yết Mỵ Châu đề bích.
Lê Văn Ba là tác giả của hai cuốn Nhà thơ Chu Mạnh Trinh (1862-1905) và
Chu Mạnh Trinh thơ và giai thoại (1996) nhƣng thực tế hai cuốn này có nội dung
giống nhau; trong đó, phần sau của sách giới thiệu một số trƣớc tác của Chu Mạnh
Trinh. So với cuốn của Trúc Khê và Tiên Đàm thì cuốn sách của Lê Văn Ba có

thêm một số bài nhƣ: Hàm Tử quan hoài cổ, Khiên Ngưu Chúc Nữ ca và Văn bia
đền Chính Đa Hòa, cho đến nay đây là tác phẩm giới thiệu đầy đủ nhất thơ văn của
Chu Mạnh Trinh.
Dựa trên những văn bản này, thơ văn Chu Mạnh Trinh đƣợc tuyển lựa đƣa
vào chƣơng trình giảng dạy phổ thông hay sách dành cho lứa tuổi thiếu nhi nhƣ:
Sách Ngữ văn 11 tập 1 ban cơ bản và ban nâng cao (Nxb Giáo dục) với bài hát nói
Hương Sơn phong cảnh ca nhƣ một tác phẩm tiêu biểu ca ngợi vẻ đẹp của non sông
đất nƣớc, và cuốn Thơ Chu Mạnh Trinh: thơ với tuổi thơ (Nxb Kim Đồng, 2001).
2.2. Lịch sử nghiên cứu Chu Mạnh Trinh
Bên cạnh giới thiệu các trƣớc tác của Chu Mạnh Trinh một số nghiên cứu về
ông cũng lần lƣợt xuất hiện. Các tài liệu này đƣợc phân bố trên các báo, tạp chí, các
sách văn học sử, và một số sách dùng trong nhà trƣờng.
2.2.1. Các sách, báo, tạp chí
Cho đến nay việc tìm hiểu Chu Mạnh Trinh không thật có bề dày và đi theo
hai khuynh hƣớng chính: phẩm bình tác phẩm, nhìn nhận chung về cuộc đời và sự
nghiệp của ông. Tiêu biểu cho nội dung thứ nhất là bài viết của Tô Nam “Nhai thoại
về một câu đối tết” trên Tạp san Văn Sử Địa (số 5 tháng 1,2,3 năm 1967), và phần
viết của Phạm Văn Diêu “Chu Mạnh Trinh” trong Sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu
Mạnh Trinh, Phan Bội Châu do Vũ Tiến Quỳnh (sƣu tầm và tuyển chọn, 1991). Tô
Nam tỏ thái độ rất trọng thị bằng cách xƣng hô “cụ nghè Chu” và ca ngợi tài làm ra
câu đối tết hay vào bậc nhất từ xƣa tới nay. Tác giả dành gần 6 trang (trang 20 đến
trang 26) đƣa ra “những tài liệu hùng hồn xác thực để chứng minh ai là tác giả của
một câu đối tết tuyệt diệu ngày xƣa”. Còn phần viết của Phạm Văn Diêu lại là cách
cảm văn Chu Mạnh Trinh và đi sâu phân tích nét độc đáo trong bài Hương Sơn


phong cảnh – một tuyệt bút của Chu Mạnh Trinh. Theo khuynh hƣớng thứ hai,
trƣớc hết có thể kể đến cuốn Chu Mạnh Trinh, Trúc Khê và Tiên Đàm đã lƣợc thuật
về gia thế, hoạn lộ và có những lời bình về con ngƣời Chu Mạnh Trinh “nhà thơ
lãng mạn, đắm say với cảnh vật”, “ông yêu và say mê Kiều”. Tuy nhiên, nhƣ trên đã

nói ngƣời viết kĩ nhất về Chu Mạnh Trinh theo hƣớng này là Lê Văn Ba. Là ngƣời
cùng quê hƣơng, đồng thời gần gũi qua lại với hậu duệ nhà thơ, Lê Văn Ba đã có
công sƣu tầm tƣ liệu từ gia tộc Chu Mạnh Trinh, từ các chuyến điền dã ở làng quê
Văn Giang để xây dựng lên một chân dung khá chân thực, sinh động về tác giả mà
ông yêu kính, trân trọng. Cuốn sách đƣợc viết theo lối pha trộn giai thoại, sử liệu,
cảm bình, và ít nhiều có phong cách sáng tác hơn là một chuyên luận nghiên cứu.
Vì vậy, Chu Mạnh Trinh thơ và giai thoại là một tƣ liệu quý cho chúng tôi khi tìm
hiểu đề tài này, đồng thời cũng là một thử thách cho việc xử lí những dữ liệu phi
chính thống, phi văn bản
Có thể thấy các tác giả nói trên tiếp cận Chu Mạnh Trinh và thơ văn của ông
trên tinh thần mến mộ không bị chi phối bởi quan điểm chính trị nên thái độ đối với
Chu Mạnh Trinh là sự ngƣỡng mộ tài năng đi liền với đó là thƣởng ngoạn, ca ngợi.
Trong khi đó, trên Tri tân tạp chí số 21 (ra ngày 31 tháng 10 năm 1941) Hoa
Bằng với bài viết “Những khuynh hƣớng trong văn học Việt Nam cận đại” đã nói
về một trƣờng phái thơ là phái ẩn dật “họ nghĩ mình không đủ tài lực để xoay
chuyển thời thế nên họ ôm chủ nghĩa “độc thiện” giữ sạch một mình ngày tháng vui
cùng nƣớc, mây, hoa, cỏ. Văn học hồi này nhuộm một màu sắc bi quan. Vì phải ƣu
thời mẫn thế chiếm đại đa số nên họ gieo rắc trong quốc văn một giọng lâm li bi
tráng, gây thành cái khuynh hƣớng gần nhƣ chán đời”. Trong bài viết, Hoa Bằng
không gọi tên đích danh nhà thơ nhƣng nếu so điều đó vào thơ Chu Mạnh Trinh thì
rõ ràng Tiến sĩ họ Chu đã đƣợc xếp vào “ khuynh hƣớng gần nhƣ chán đời” của văn
học Việt Nam cận đại.
2.2.2. Các bộ văn học sử
Do vấn đề nhìn nhận văn học luôn mang tính lịch sử nên chúng tôi tạm chia
các loại sách này thành 3 thời kì:
- Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945


Nguời đánh giá sớm nhất về Chu Mạnh Trinh có thể coi là Dƣơng Quảng
Hàm (1892-1946) – ngƣời sống cận thời với Chu Mạnh Trinh. Trong Việt Nam Văn

học sử yếu, Dƣơng Quảng Hàm có lời nhận xét về con ngƣời và nghệ thuật của nhà
thơ “ông tỏ ra là một bậc tài tình phong nhã, lời thơ rất êm đềm bay bổng” [14, tr.
387].
- Thời kì 1945-1975
Đây là giai đoạn phức tạp của lịch sử văn học Việt Nam nên những tác giả
không nói về lòng yêu nƣớc, về quốc sự bị gạt khỏi lịch sử văn học, hoặc có đƣợc
nói đến nhƣng với những luồng ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều. Trƣờng
hợp đánh giá Chu Mạnh Trinh ở các trang văn học sử cũng xuất hiện những ý kiến
ngƣợc nhau. Các nhà viết sách đã dành viết về Chu Mạnh Trinh ngƣời ít thì 1, 2
trang ngƣời nhiều thì 5, 7 trang.
Ở Miền Bắc, cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam là điển hình cho xu
hƣớng hạ bệ thơ ca Chu Mạnh Trinh. Nhóm các tác giả này đã có những chỉ trích
rất nặng lời và so sánh bộ tác phẩm tiêu biểu nhất của Chu Mạnh Trinh là Thanh
Tâm Tài Nhân thi tập với Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Nói Chu Mạnh Trinh cảm thông sâu sắc với Nguyễn Du thì không đúng. Chu Mạnh
Trinh có say mê Truyện Kiều nhƣng không hiểu Truyện Kiều, không hiểu Nguyễn
Du… Trong suốt hai mƣơi bài trong tập vịnh Kiều Chu Mạnh Trinh không hề thấy
gì ngoài thân phận xót xa của Kiều. Do đó các bài gần gần giống nhau về nội dung
cũng nhƣ về hình thức. Bao nhiêu hiện thực cay đắng của xã hội Truyện Kiều đƣợc
Nguyễn Du phản ánh sâu sắc tinh vi mất đâu hết không còn mảy may dấu vết trong
thơ Chu Mạnh Trinh… [43, tr. 300-301].

Hay “Chu Mạnh Trinh yêu thiên nhiên, yêu “bầu trời cảnh bụt” nhƣng ông yêu chỉ
vì mình, yêu một cách ích kỉ; tình yêu của ông vẫn hời hợt, bởi vì bản thân không
có tâm sự gì để gửi gắm vào thiên nhiên” [43, tr. 303]. Các tác giả còn dẫn thêm lời
đánh giá của Đặng Thai Mai nhận định về thơ ca của Chu Mạnh Trinh và Dƣơng
Khuê chỉ là “một mớ thi ca đầy rẫy hình thức chủ nghĩa” [43, tr. 303].
Cũng ở Miền Bắc nhƣng nhóm Lê Quý Đôn lại có một cách nhìn nhận khác.
Cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Tập 3: “Từ giữa thế kỉ XIX đến 1945”
dành 6 trang ca ngợi Chu Mạnh Trinh là một nhà thơ lãng mạn yêu cảnh và đắm say

với Thúy Kiều đồng thời đặt nhà thơ vào khuynh hƣớng lãng mạn thoát li:


Nói chung trong khuôn khổ hạn chế của đầu đề, trong nề nếp chặt chẽ, gay go của
Đƣờng luật, Chu Mạnh Trinh vẫn ung dung làm chủ ngòi bút của mình… không
một chút gò ép, gƣợng gạo. Thật xứng đáng là ngƣời tiếp tục đƣợc truyền thống
điêu luyện của bà Huyện Thanh Quan, và xa hơn nữa, của Nguyễn Gia Thiều. Nghệ
thuật ấy cộng với thái độ nhân đạo trong vấn đề tình yêu, với tấm tình nồng nàn
trƣớc thiên nhiên có thể xem là những giá trị tích cực trong con ngƣời lãng mạn,
thoát ly của Chu Mạnh Trinh đối với ta hiện nay [26, tr. 109].

Ở khu vực Miền Nam, hai bộ lịch sử văn học là Bảng lược đồ văn học và Việt
Nam văn học sử giản ước tân biên đều thống nhất khi đánh giá về Chu Mạnh Trinh.
Bảng lược đồ văn học (1967) quyển 3 “Thế hệ cho nền văn học mới (1862-1945)”
của Thanh Lãng đã xếp Chu Mạnh Trinh vào nhóm các tác giả lãng mạn và yếm thế
trƣớc thời cuộc để đánh giá ông “là giống đa tình, đa cảm, … có thái độ yếm thế,
đem tấm thân lãng tử vùi vào những cuộc truy hoan nhộn nhịp” [22, tr. 137]. Còn
cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên – văn học hiện đại 1862-1945 của
Phạm Thế Ngũ (1961) cũng tán thƣởng tài năng Chu Mạnh Trinh “Chu Mạnh Trinh
là một nhà nho có cốt cách phong nhã, các nghề chơi cầm kì thi họa đều giỏi cả. Ông
say mê nhất thú hát ả đào…”[36, tr. 43], hoặc những lời khen về nội dung thơ “ý thơ
mặn mà, lời thơ thanh tao, tập Thanh Tâm Tài Nhân thi tập có thể liệt vào bậc nhất
các tập thơ vịnh Kiều từ trƣớc tới nay” [36, tr. 45]. Cuối cùng Phạm Thế Ngũ nhận
xét Chu Mạnh Trinh là điển hình cho “cái lãng mạn vong quốc trong thế hệ nho sĩ
suy tàn” [36, tr. 46].
- Giai đoạn sau năm 1975
Ở giai đoạn này, số lƣợng xuất bản các sách văn học sử nhiều hơn. Chu
Mạnh Trinh luôn xuất hiện ở các sách này nhƣng mức độ nghiên cứu đã bị hạn chế
so với trƣớc. Có thể do các tác gia văn học ngày một nhiều mà dung lƣợng cuốn
sách thì có hạn và các nhà viết sách lại đặc biệt ƣu ái cho những nhóm tác giả đi

theo khuynh hƣớng văn học yêu nƣớc. Bởi vậy Chu Mạnh Trinh chỉ đƣợc nhắc tên
bên cạnh Dƣơng Lâm, Dƣơng Khuê – những cái tên điển hình cho khuynh hƣớng
hƣởng lạc thoát li nhƣ một số cuốn sách: Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 4A “Văn
học viết thời kì II giai đọan thứ nhất (1858 - đầu thế kỉ XX)” (1978), hoặc cuốn Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX của Nguyễn Lộc (1997).


Ngoài các bộ lịch sử nói trên, vấn đề về Chu Mạnh Trinh còn xuất hiện trong
các sách dùng trong nhà trƣờng xuất hiện sau cải cách giáo dục, sau thời kì đổi mới.
Đây là loại tài liệu dùng để tham khảo cho các đối tƣợng là giáo viên và học sinh.
Mục đích giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca Chu Mạnh Trinh và
bình giảng những nét độc đáo trong nội dung thơ ông nên quan điểm về Chu Mạnh
Trinh là sự trọng thị một nhà nho tài tử, lãng mạn, yêu thiên nhiên, yêu đất nƣớc
thầm kín. Đó là các Sách giáo viên ngữ văn 11 ban cơ bản và ban nâng cao, Thiết kế
giáo án ngữ văn 11 tập 1 ban cơ bản và ban nâng cao, Phân tích bình giảng tác
phẩm văn học 11 (1998), cuốn Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương của Vũ Dƣơng
Quý (tuyển chọn và biên soạn, 2002)…
Nhƣ vậy cho đến hiện nay chƣa có tài liệu nghiên cứu nào thực sự chuyên
sâu về Chu Mạnh Trinh1, tất cả chỉ dừng lại ở giới thiệu một số trƣớc tác, tiểu sử và
đánh giá vắn tắt giá trị thơ văn qua những tác phẩm đã đƣợc giới thiệu.
3. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu đầy đủ hơn di sản thơ văn của Chu
Mạnh Trinh, từ đó đánh giá những đóng góp của ông cho văn hóa văn học Việt
Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với tƣ cách là một tác giả truyền
thống bên ngoài mạch Duy tân yêu nƣớc.
Trong chừng mực có thể, chúng tôi tái hiện lại sự nghiệp Chu Mạnh Trinh
trong bối cảnh văn hóa, văn học hiện thời và đặt trong những năm tháng cụ thể để
định vị lại nhân vật này trong lịch sử văn học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi đi sâu nghiên cứu trƣờng hợp Chu Mạnh Trinh, từ

cuộc đời đến sự nghiệp trong đó có sự so sánh đối chiếu với bối cảnh văn hóa văn
học đƣơng thời để có những đánh giá khách quan. Luận văn chú ý đến tính đa diện
của tài năng Chu Mạnh Trinh, tuy nhiên cũng chọn tiêu điểm tìm hiểu là trƣớc tác
văn chƣơng của ông, bao gồm cả những tƣ liệu chƣa đƣợc chính thức xuất bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuyên suốt luận văn là phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử và các thao tác
1

. Bên cạnh các bộ văn học sử và tạp chí nói trên, tên tuổi Chu Mạnh Trinh thi thoảng còn đƣợc nhắc đến nhƣ

một tác gia điển hình cho một khuynh hƣớng văn học thoát li hiện thực trong một số chuyên khảo, chuyên
luận, ch ng hạn: Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX những vấn đề lí luận lịch sử do Trần Ngọc Vƣơng chủ
biên (Nxb Giáo dục, 2007).


cụ thể đƣợc sử dụng để giải quyết vấn đề theo phƣơng pháp đó là phân tích, đối
sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Các chƣơng mục sẽ đƣợc tổ chức và thực hiện để đem lại một chân dung đầy
đủ hơn về Chu Mạnh Trinh từ cuộc đời, hoạn lộ đến những di sản ông để lại.
Luận văn cũng đánh giá lại giá trị thơ văn của ông trong khung cảnh lịch sử
dân tộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
7. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 3 phần chính :
A: Mở đầu
B: Nội dung: kết cấu thành 3 chƣơng
Chƣơng 1: Chu Mạnh Trinh - Tiểu sử và giai thoại
Chƣơng 2: Trƣớc tác văn chƣơng của Chu Mạnh Trinh
Chƣơng 3: Chu Mạnh Trinh trong lịch sử văn học
C: Kết luận

Ngoài ra luận văn còn có phần Thƣ mục tham khảo và Phụ lục.


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
CHU MẠNH TRINH – TIỂU SỬ VÀ GIAI THOẠI
1.1. Xã hội Bắc Kì những năm cuối thế kỉ XIX
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX đƣợc xem là
chính thức bắt đầu một bi kịch dân tộc, và đỉnh điểm là việc triều đình kí với Pháp
hiệp ƣớc Patenôtre (hay còn gọi là hòa ƣớc Giáp Thân) năm 1884. Nội dung của
Hiệp ƣớc là Pháp chia Việt Nam thành 3 kì, trong đó Nam Kì là đất thuộc địa, Bắc
Kì là đất nửa bảo hộ, Trung Kì là đất bảo hộ. Từ đây Việt Nam chính thức trở thành
xứ sở thuộc địa.
Ở Bắc Kì trên danh nghĩa triều đình Huế còn quyền hành nhƣng trên thực tế
mọi việc do ngƣời Pháp điều khiển. Toàn bộ Bắc Kì do phủ Thống sứ quản lí đứng
đầu là viên Thống sứ. Trong 5 năm làm Toàn quyền Đông Dƣơng (1897- 1902)
Paul Doumer bãi bỏ chức Kinh lƣợc Bắc Kì của triều đình Huế, đặt miền này duới
sự chỉ huy thống nhất của Thống sứ Pháp. Ở bộ máy chính quyền thuộc địa, quan
chức từ cấp tỉnh trở lên đến Toàn quyền Đông Dƣơng là do ngƣời Pháp nắm giữ.
Tất cả quyền lực trong một tỉnh đều do viên Công sứ Pháp (Bắc Kì, Trung Kì) thâu
tóm. Trong thực tế, kể từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XIX Việt Nam đã là một
thuộc địa hoàn toàn, ngay cả việc đƣa một vị vua lên ngôi, dù chỉ là vua bù nhìn Hội
đồng phụ chánh triều đình Huế cũng phải đƣợc sự thỏa thuận của Khâm sứ Pháp.
Đặc biệt sau kí kết hiệp ƣớc Patenôtre, trong đó theo điều 7, Trú sứ (Résident) Pháp
ở các tỉnh lị không tham dự vào việc dân chánh của các quan chức Nam triều. Các
quan chức Nam triều vẫn tiếp tục cai trị nhƣ cũ nhƣng khi Pháp yêu cầu cách chức
viên quan nào thì triều đình phải theo. Nhƣ vậy Pháp bắt đầu tiến tới thao túng toàn
bộ triều đình và can thiệp vào việc cai trị dân sự ở Việt Nam.
Nói cách khác thực dân Pháp đã tấn công vào thành lũy vững chắc của một
thể chế nhà nƣớc, hạ bệ sự linh thiêng mang tên thiên tử, làm tê liệt hoạt động của

một hệ thống chính trị.


Trong tình hình đó, quan lại trong triều lại bị phân hóa. Một phần nhỏ theo
Pháp trở thành tay sai đàn áp dân chúng. Số khác vẫn giữ tấm lòng trinh bạch vẫn
yêu nƣớc nhƣng bất lực nên đã cáo quan về ở ẩn. Một số mang tâm lí tùy thời
không theo Pháp mà cũng không phản dân. Bên cạnh đó, có một bộ phận các sĩ phu
yêu nƣớc không dễ dàng chấp nhận sự đô hộ của thực dân. Họ thành những thủ lĩnh
trong các cuộc nổi dậy vũ trang trên khắp đất nƣớc. Tại Bắc Kì có khởi nghĩa Bãi
Sậy (1885-1889) Hƣng Yên của Nguyễn Thiện Thuật, phong trào kháng chiến ở
Thái Bình, Nam Định của Tạ Quang Hiện và Phạm Huy Quang, khởi nghĩa Hƣng
Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái, khởi nghĩa Sông Đà (18851892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình. Tuy nhiên, đến năm 1895 về
cơ bản phong trào Cần Vƣơng bị dập tắt. Lớn mạnh và kéo dài nhất là khởi nghĩa
nông dân Yên Thế (1884-1913) do Đề Thám chỉ huy với căn cứ rộng khắp từ Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Hà Nội, Yên Thế, Hải Phòng, Bắc Giang,
song rốt cục cũng bị dập tắt vào năm 1913.
Về kinh tế, sau khi đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về quân sự
thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất từ năm 1897. Quá
trình này đã khiến kinh tế Bắc Kì từ nông nghiệp đến công nghiệp, thƣơng nghiệp
và giao thông vận tải bắt đầu biến đổi. Về cơ bản thì tình hình kinh tế Bắc Kì cùng
nằm trong quỹ đạo điều hành kinh tế của Pháp trên toàn cõi Đông Dƣơng. Công
cuộc khai thác kinh tế của Pháp cũng đã kéo theo hệ thống giao thông thông suốt,
đặc biệt là các trục đƣờng chính, theo đó nhiều đô thị mới xuất hiện mang một diện
mạo mới nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai...
Về giáo dục, sau khi thôn tính Bắc Kì vào năm 1882 thực dân Pháp tiến hành
cải cách giáo dục để đào tạo đội ngũ viên chức thừa hành, cũng nhƣ tạo một ảnh
hƣởng lớn về tinh thần văn hóa tại Việt Nam. Năm 1886 trƣờng Pháp Việt đầu tiên
xuất hiện ở Bắc Kì. Việc xóa bỏ trƣờng dạy chữ Nho ở Bắc Kì diễn ra chậm hơn ở
Nam Kì. Trƣờng học theo lối cũ vẫn tiếp tục tồn tại và đƣa vào hệ thống trƣờng
công đặt dƣới sự giám sát của Sở Học chính Bắc Kì. Đồng thời các kì thi Nho giáo

cũng đƣợc cải cách, bổ sung thêm chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, toán và một số môn
khoa học khác. Bắt đầu từ khoa thi Đinh Dậu (1897) các môn thi đã đƣợc cải cách
nhƣ thế.


1.2. Thân thế Chu Mạnh Trinh
Chu Mạnh Trinh sinh năm Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức thứ 15 (1862), tự
Cán Thần, hiệu Trúc Vân. Theo giai thoại, thân mẫu đã mang thai Chu Mạnh Trinh
trong một buổi chiều xuôi đò từ Tân Đệ đến vƣờn chuối bãi Xuôi (huyện Văn
Giang), bà chợp ngủ mơ và gặp một cậu bé đọc sách trong một am vắng. Giấc mộng
linh ứng, về nhà bà có thai và sinh đƣợc Chu Mạnh Trinh.
Làng Phú Thị, tổng Mễ Sở (nay là huyện Văn Giang tỉnh Hƣng Yên), quê
Chu Mạnh Trinh, vốn nổi tiếng là nơi địa linh nhân kiệt. Từ thế kỉ VI, năm 548,
Triệu Quang Phục đã dựa vào rừng lau sậy um tùm lầy lội từ Văn Giang đến Khoái
Châu làm vùng tập kích các doanh trại của giặc và chém đƣợc tƣớng Dƣơng Sàn,
dân đã tôn ông là Dạ Trạch Vƣơng lập đền thờ ở Khúc Lộc. Đến thế kỉ thứ XIII, ba
lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông nơi đây vừa là hậu phƣơng vừa là tiền
tuyến đánh giặc. Vì những công tích đặc biệt đó, làng Phú Thị cùng nhiều làng khác
trong tổng Mễ Sở đã đƣợc vua Trần Nhân Tông ban tặng ba chữ “vũ hùng môn” để
ghi nhớ thời gian bền chí đánh giặc Nguyên Mông, là kho lƣơng thực của quân đội
nhà Trần. Ba chữ đó đã đƣợc khắc lên cổng làng, thể hiện lòng tự hào về sự phú
cƣờng và lịch sử đoàn kết đánh giặc cứu nƣớc. Cuối thế kỉ XIX Phú Thị cũng là
một trong những trung tâm kháng chiến chống Pháp.
Không chỉ có thế, nơi đây còn là vùng đất văn hiến có truyền thống hiếu học
có nhiều nhà khoa bảng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhƣ Tiến sĩ Đặng Khanh khai khoa từ
thời Lê. Trong làng đời nào cũng có ngƣời đỗ đạt, hầu nhƣ xã nào cũng có ngƣời
học giỏi, thi đỗ, làm quan giữ trọng trách trong triều, nhiều vị đƣợc cử đi sứ nƣớc
ngoài. Trong lịch sử 825 năm Hán học, tỉnh Hƣng Yên có 214 vị đỗ đại khoa thì
riêng huyện Văn Giang có 72 vị, chiếm hơn một phần ba cả tỉnh. Dân làng trong
tổng Mễ luôn tự hào về truyền thống văn học với họ Đặng, họ Dƣơng, họ Trần, họ

Chu.
Huyện Văn Giang nằm ở bên tả ngạn sông Hồng cách Hà Nội chừng 20 km
giữa vùng đồng bằng châu thổ miền Bắc, đất đai phì nhiêu. Văn Giang có địa hình
tƣơng đối bằng ph ng, và có đoạn sông Hồng chảy qua chừng 2 km. Địa thế giữa
Hà Nội và phố Hiến lại có con sông lớn nhất Bắc Kì chảy qua tạo điều kiện cho sự


giao thoa văn hóa vùng miền thuận lợi, đặc biệt là ảnh hƣởng văn hóa của vùng
trung tâm từ Hà Nội đến đây rất nhanh nhạy.
Sinh ra trong một quê hƣơng nhƣ thế có thể đƣợc xem là may mắn với Chu
Mạnh Trinh.
Về dòng dõi, tiên thế của Chu Mạnh Trinh theo nghiệp nông, vốn là một nhà
dân thƣờng đến đời phụ thân mới thi đỗ cử nhân làm quan đến Ngự sử. Thân phụ
Chu Mạnh Trinh là Chu Duy Tĩnh làm quan Ngự sử, biệt hiệu là Trực Phu, theo
truyền ngôn rất đƣợc nhân dân yêu mến, bạn bè quý trọng. Chu Mạnh Trinh ra đời
trong hoàn cảnh phụ thân đã vào độ tuổi vọng lão (50 tuổi) mới sinh đƣợc con đầu
nối dõi. Vì khó thích nghi với chốn quan trƣờng “quần ngƣ tranh thực” đƣơng thời,
lại do muốn tập trung lo dạy cậu con vừa đến tuổi khai tâm (6 tuổi) thân phụ Chu
Mạnh Trinh đã nại cớ đau mắt, xin cáo quan về nhà. Vậy là Chu Mạnh Trinh đã
đƣợc tiếp nhận kho tri thức Hán học, từ trong gia đình, ngay từ tuổi nhỏ.
1.3. Con đường hoạn lộ của Chu Mạnh Trinh
Cuộc đời Chu Mạnh Trinh nằm trọn trong những năm cam go của lịch sử đất
nƣớc và nền Hán học đang suy tàn ở nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Sau thời gian đƣợc cha dạy đạo, dạy chữ, Chu Mạnh Trinh đƣợc thân phụ
gửi cho một ngƣời bạn là phó bảng Phạm Hy Lƣợng, từng làm tuần phủ Ninh Bình,
với quan niệm “Dịch tử nhi giáo” (đổi con mà dạy).
Năm Canh Thìn (1880) Chu Mạnh Trinh 19 tuổi dự thi Hƣơng đỗ Tú tài. Nổi
tiếng thông minh, ham học từ nhỏ, lại đƣợc kèm cặp chu đáo nên kết quả này khiến
cả gia đình và thầy dạy thất vọng. Từ đó Chu Mạnh Trinh không dám ham chơi mà
ở nhà chuyên tâm học hành. Năm Bính Tuất niên hiệu Đồng Khánh thứ 3 (1886)

ông đỗ Giải nguyên tại trƣờng thi Nam Định. Năm Nhâm Tuất niên hiệu Thành
Thái thứ 4 (1892) Chu Mạnh Trinh dự thi Hội, thi Đình. Trong bảng đệ tam giáp
đồng tiến sĩ, Chu Mạnh Trinh đứng tên thứ 3. Năm đó ông 31 tuổi. Nhƣng khi Chu
Mạnh Trinh đạt tới đỉnh cao danh vọng chuẩn bị nhập thế thì đất nƣớc lại gặp
nghịch cảnh éo le.
Năm Quý Tị niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1893) sau khi đỗ đại khoa, Chu
Mạnh Trinh đƣợc bổ Tri phủ Lí Nhân tỉnh Hà Nam. Nhậm chức đƣợc 3 tháng thì
thân phụ mất, ông về cƣ tang cha. Những năm làm quan sau đó của Chu Mạnh


Trinh có nhiều điểm chƣa thống nhất giữa các tài liệu. Theo cuốn Chu Mạnh Trinh
của Trúc Khê và Tiên Đàm thì ông “Đỗ đại khoa rồi năm sau (1893) đƣợc bổ thụ
Tri phủ Lí Nhân (Hà Nam). Trị nhậm đƣợc mấy tháng thì gặp tang phụ thân phải về
đình gian. Hết hạn, đƣơc thăng Án sát sứ tỉnh Hƣng Yên rồi sau trải làm Án sát các
tỉnh Nam Hà, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Năm Thành Thái thứ 15 (1903) ông từ chức
Án sát Thái Nguyên cáo quan lui về. Năm thứ 17 (1905) bị bệnh mất, thọ 44 tuổi”
[19, tr. 2]. Còn trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam đã dẫn nguồn tài liệu từ
Quốc triều khoa bảng quyển III tờ 15a của Cao Xuân Dục lại nói: “32 tuổi đỗ đệ
tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Thành Thái thứ 4
(1892). Tri phủ Lí Nhân. Về cƣ tang. Sau thăng Án sát Thái Nguyên, bị ốm đổi về
Án sát Hƣng Yên”. Tác giả Lê Văn Ba trong cuốn Chu Mạnh Trinh thơ và giai
thoại có băn khoăn về nguồn gốc sử liệu mà tác giả Trúc Khê đã viết và đƣa ra nghi
vấn “chúng tôi chƣa rõ tác giả Trúc Khê căn cứ nguồn tài liệu nào, chƣa rõ vì sao
trong 10 năm Chu Mạnh Trinh chuyển nhiều nơi nhƣ thế vì sao phải đổi từ miền
xuôi lên miền ngƣợc” [4, tr. 84]. Giả thiết của tác giả Lê Văn Ba cũng cần đƣợc lƣu
tâm tới nhƣng thiết nghĩ trong bối cảnh chính sự rối ren quan lại bị thăng giáng là
chuyện thƣờng thấy nói chi là sự chuyển đổi nhiều nơi. Hơn nữa trong Trúc Vân thi
tập có nhiều bài thơ vịnh cảnh, thù tạc, cho thấy Chu Mạnh Trinh từng đi qua rất
nhiều địa danh: vừa đi chơi, vừa đến vì việc công cũng vừa là nơi trị nhậm.
Cuốn Trúc Vân thi tập rất nhiều bài thơ đƣợc Chu Mạnh Trinh sáng tác ở

Hƣng Yên bao gồm những bài thơ ở đầu tập1 và những bài ở cuối tập 2 nhƣ: Đất
Hiến Nam2 hoài cổ, Yết đền An Dương Vương, Trên đường Yên Mỹ3, Tháng sáu bị
hạn hán, vì việc công đi cầu mưa, thuyền đỗ lại Thụy Lôi4, vừa lúc huyện sở Tiên Lữ
mới làm xong vui mừng làm bài này,...
Trúc Vân thi tập cũng cho thấy nhà thơ từng đi qua Thanh Hóa, Quảng Bình,
Huế, Vĩnh Phúc, Nam Định, Bắc Ninh:
Ánh đèn dân thôn trong bụi cây

2

Hiến Nam : đất Hiến Nam xƣa ở ngay vào giữa thị xã Hƣng Yên bây giờ. Dƣới thời Lê, Trịnh đất Hiến
Nam là một nơi đô hội, các thƣơng khánh ngoại quốc, nhất là ngƣời Trung Hoa, thƣờng đem hàng bằng tàu
thuyền đến trao đổi với ta.
3
Yên Mỹ nằm trên vùng Bãi Sậy ở Hƣng Yên.
4
Thụy Lôi thuộc huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên.


Xa trỏ đƣờng đi đến Thang Châu5
Bãi cát vàng ấy là cửa bể.
(Buổi chiều nghỉ tại bến đò Hoành Thạch)
Sắc núi đất Cửu Châu tỏa màu xanh bao vây tòa thành
Khí thiêng còn lại dấu vết gây dựng đất Kỳ Tây
(Ở đất Thang Châu)
Ngâm đến bài phú hoa mai thì đi qua đất Quảng Bình
Luồng gió đông thổi, đƣa những hạt bụi nhẹ trên đƣờng khách đi.
(Tiễn ông Thạch Vân đi thi tiến sĩ (thi hội))
Muôn đóa mây tốt lành bao che tòa thành nghiêm cấm,
H n là đất này đƣợc đến đất Thần Châu6

(Phụng đọc bài thơ của đức Hiền Tổ ngự chế dưới Phu
Văn Lâu theo nguyên vận cung kính ghi lại)
Đáng thƣơng những sự việc trong hai mƣơi năm trƣớc đây
Buồn rầu đứng trƣớc tấm bia “rơi lệ” ở Đông Sơn7
(Lại đến miền Sơn Đông cảm xúc làm bài này)
(Bây giờ) quay đầu nhìn lại thấy bên đông bôi, bên tây chấm
…trong lòng kinh sợ về trận bút ngày xƣa.
(Trường Hà, trường Nam hợp thí tôi đi vì việc công của
trường, ở ngoài cuộc nhìn xem mới nhận ra nỗi tân khổ của mình năm trước còn có
thể kể ra vanh vách)
Bạn quần hồng, áo xanh đôi bên chơi đùa mời đón nhau
Một trận cƣời rồi vƣơn mình lên đến tầng mây xanh
Ngƣời khắp phố vỗ tay đều khen đẹp
Để xem ai đây giật đƣợc vuông gấm treo trên đầu gậy
(Lũng Giang8 trúc chi từ)

5

Thang Châu tức là thang mộc ấp của triều đình nhà Nguyễn ở vào vùng Thanh Hóa cũng nhƣ ông cao tổ
nhà Hán lấy Đính Bái làm thang mộc ấp.
6
Thần Châu chỉ kinh đô.
7
Đông Sơn là huyện lị của huyện Lập Thạch. Ông thân sinh của tác giả khi trƣớc làm chức tri huyện tại
huyện này. Tác giả khi 9 – 10 tuổi có lên ở đấy với cha. 20 năm sau có dịp trở lại nên mới cảm xúc làm bài
này.
8
Lũng Giang: tức làng Lim thuộc tỉnh Bắc Ninh.



Nhƣ vậy, theo chúng tôi, Chu Mạnh Trinh đã làm quan ở nhiều nơi - nhƣ
Trúc Khê và Tiên Đàm từng viết. Bởi Trúc Vân thi tập cho thấy rõ Chu Mạnh Trinh
từng đặt chân tới Bắc Ninh sáng tác thơ về phong tục nơi đây, chứng tỏ nhà thơ
từng gắn bó với vùng đất này nên mới có thể am hiểu về con ngƣời và sinh hoạt của
vùng đất này. Tuy nhiên, dù làm quan ở nơi nào Chu Mạnh Trinh cũng ch ng để lại
dấu ấn gì trong quan sự, ngƣợc lại ông nổi danh vì những sinh hoạt hát xƣớng, ngao
du. Quan Án dƣờng nhƣ không thiết tha mấy tới việc triều chính chỉ thích thơ từ,
xƣớng họa và vãn cảnh chùa. Chu Mạnh Trinh xây dựng thành công đền Chính Đa
Hòa năm 1894 rồi xây dựng đền Hóa bên bờ Nhất Dạ Trạch với mong muốn ngƣời
đời tôn thờ mãi những nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Xây dựng chùa trong lúc
dân nghèo nƣớc nguy nên Chu Mạnh Trinh gặp phải sự chì chiết của thiên hạ khi
ông đƣa yêu cầu dân tổng Mễ mỗi xuất đinh đóng 5 quan tiền góp phần xây dựng
đền Hóa. Vì sự kiện này mà ông trở thành nhân vật bị đả kích trong thơ:
Phúc đức gì mày bố Đĩ Trinh
Làm đền tổng Vĩnh hại tổng mình
Mỗi xuất năm quan kêu nhƣ ó
Điều tiếng còn đƣợc kh ng định thêm bởi giai thoại kể rằng: “ngày còn cụ
Ngự, có một lần vui chén rƣợu, mừng con trai đỗ Tiến sĩ, cụ buột miệng khoe kiểu
đất nhà mình đắc địa. Một ngƣời bạn xin phép đƣợc đi thăm, về không nói gì.
Nhƣng câu chuyện sau đây chỉ một số rất ít ngƣời biết. Thầy địa lí đã táng không
đúng huyệt, ở đấy là cả một đàn cá tranh mồi. Gia đình họ Chu phát nhƣng không
bền và luôn bị dèm pha, ganh ghét, hãm hại” [4, tr. 55-56]. Bởi vậy suốt 10 năm
làm Án sát Chu Mạnh Trinh vẫn ch ng lập đƣợc công trạng gì ngoài những dấu ấn
đƣợc khắc tạc trên các công trình đền chùa.
Mặt khác Án sát vốn là một chức quan “giúp việc cho Tổng Đốc, Tuần Vũ (ở
một tỉnh) chuyên trách về hình sự” [46, tr. 52]. Câu hỏi đặt ra là tại sao một ngƣời
học giỏi, đỗ đạt cao theo đúng chu trình đào tạo cửa Khổng sân Trình chắc chắn
“phải có danh gì với núi sông” nhƣng Chu Mạnh Trinh dù làm quan tƣớc vị cao lại
không tỏ ra mẫn cán, trái lại ông cảm thấy mình là ngƣời “sinh bất phùng thời”.
Làm quan ở Hƣng Yên hoặc Thái Nguyên đều là những vùng đất “nóng” có nhiều

phong trào đấu tranh chống Pháp, tình hình trị an lộn xộn. Quan Án ch ng mấy lƣu


tâm xét xử mà thƣờng vui chơi, du ngoạn phong cảnh, làm thơ xƣớng họa, giao toàn
bộ trách nhiệm cho ngƣời bạn thân là Trần Khắc Tế ngƣời hiền nhƣ bụt nên ngƣời
ta gọi là Tú Bụt. Do tính cách Chu Mạnh Trinh hay tại hoàn cảnh khách quan?
Về thái độ chính trị của Chu Mạnh Trinh có rất nhiều điều cần đƣợc bàn lại,
để hiểu đúng thực chất hành xử của ông. Nhiều giai thoại và sử liệu chỉ trích ông
làm quan nhƣng chỉ mải thơ từ, xƣớng họa; thậm chí còn coi việc Chu Mạnh Trinh
cũng nhƣ Vũ Phạm Hàm tham gia viết bài cho tờ Đại Nam đồng văn nhật báo nhƣ
một thái độ vô sỉ. Tiêu biểu là cách nhìn của Phan Bội Châu trong Việt Nam vong
quốc sử (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958, tr.75): “... lại chọn đƣợc những đứa tục
tĩu, vô liêm sỉ, đƣợc mấy đồng bạc liền tôn ngƣời Pháp nhƣ thiên thần, nhƣ cha mẹ,
đứng ra cầm bút phụng thừa, nhƣ loại Vũ Phạm Hàm, Chu Mạnh Trinh”. Theo
chúng tôi, quan niệm của Lê Văn Ba rằng không nên nhìn vấn đề một cách xơ cứng,
áp đặt để đánh giá Chu Mạnh Trinh “không quan tâm gì đến vấn đề thời sự” của dân
tộc của nhân dân, có lẽ là một điều chỉnh cần thiết. Bởi việc Chu Mạnh Trinh trở
thành vị quan “lƣời” cũng là một sự bất đắc dĩ. Ông làm quan trong hệ thống cai trị
hành chính của thực dân Pháp nhƣng không muốn làm tay sai cho Pháp. Và trong
tình thế “lắt léo” ấy, với bản tính yếu đuối, nhà thơ chỉ có thể chốn chạy vào những
cuộc vui, vào thƣởng ngoạn thú vui sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, một thực tế là dù
đƣợc bổ làm quan nhƣng ông không có thực quyền. Câu chuyện Chu Mạnh Trinh
đánh tháo tù chính trị, thả nghĩa quân Bãi Sậy bằng phiên tòa cố ý xử vội có thể coi
là một dẫn chứng cho trạng thái “dùng dằng” của ông: không đủ bản lĩnh đối mặt
với thực dân nhƣng cũng không thiếu lƣơng tri trƣớc những ngƣời dám xả thân thủ
nghĩa.
Sau một thập niên làm một viên quan “vô vị”, lƣu chuyển nhiều, năm Giáp
Ngọ (1903) Chu Mạnh Trinh cáo quan về dƣỡng bệnh, kết thúc cuộc đời làm quan
Án sát tẻ nhạt và lắm tai tiếng.
Ngày 28 tháng 7 năm 1905 ông mất do mắc bệnh mã đao (bị cái nhọt ở sau

gáy) không chữa đƣợc, hƣởng thọ 43 tuổi.
Có thể nói hoạn lộ của Chu Mạnh Trinh tƣơng đối bằng ph ng, theo đúng
chu trình học hành - đi thi - đỗ đạt - làm quan. Xuất tráng vào tuổi vừa đủ độ chín
chắn, làm quan không có gì sóng gió. Những vị quan nhƣ Chu Mạnh Trinh đƣợc


xếp vào dạng quan tùy thời, không đủ gan đứng lên chống Pháp nhƣng cũng không
tàn ác chống lại nhân dân. Ông sống theo bản ngã cá nhân. Truyền ngôn rằng ngƣời
ta chỉ nhìn thấy ông ngồi cà kê với các đào nƣơng, với các cuộc vui hơn là ngồi trên
công đƣờng xử án. “Thành tích” mà ông để lại sau 10 năm làm quan là xây dựng, tu
tạo đền Chính Đa Hòa, đền Hóa và chùa Thiên Trù. Vì vậy những ngƣời không ƣa
ông đã gán cho ông cái tên miệt thị còn hơn cả tiện dân “Đĩ Trinh”. Theo chúng tôi
có thể lí giải hành xử của Chu Mạnh Trinh theo một cách khác. Những ngƣời tài,
không chịu bó gối trong vòng cƣơng tỏa hoặc nổi loạn hoặc tìm một phƣơng cách
khác để bộc lộ tài năng. Ở trƣờng hợp của Chu Mạnh Trinh là con đƣờng nghệ
thuật.
1.4. Di sản của Chu Mạnh Trinh
1.4.1. Âm nhạc
Cái tên Chu Mạnh Trinh từng rất nổi tiếng trong giới sành ca trù những năm
cuối thế kỉ XIX. Chu Mạnh Trinh yêu và say mê ca trù, và là tác giả của một số bài
hát nói – một điệu thức trong ca trù. Đặc biệt ông rất sành chơi các loại đàn, đặc
biệt là đàn nguyệt, đàn thập lục, sành ca trù tới mức đƣợc tôn sùng là “thần chầu”
(đánh trống chầu). Riêng đàn thập lục, tƣơng truyền những ngón tay ông vừa chạm
vào dây đàn thì khúc dạo đã khiến ngƣời nghe mê mẩn. Rất nhiều ngƣời chỉ mơ học
đƣợc cách dạo đàn của ông mà không học nổi. Đến đền Đa Hòa ngƣời ta thấy một
điện thờ ở bên trái hậu cung đức thánh Chử đó là thờ Chu Mạnh Trinh – thần hộ
đền. Điều đặc biệt bên cạnh ngai thờ có dựng một cây đàn thập lục “cây đàn đã cũ,
gỗ bục, dây đàn chùng, phím long” du khách ai cũng ngỡ tƣởng đó là cây đàn quý
sinh thời Chu Mạnh Trinh hay dạo. Nhƣng theo bức thƣ gửi ra Hà Nội tháng 8 năm
2001 của bà Chu Thị Biền cháu nội Chu Mạnh Trinh khi đó 80 tuổi thì:

Nhà thơ Chu Mạnh Trinh có một bộ đàn gồm đàn thập lục, đàn nguyệt, đàn
bầu, đàn tì bà, đàn cầm, nhị, sáo. Những cây đàn này đều đƣợc làm bằng gỗ
quý, chạm trổ rất tinh vi. Kiểu đàn bầu ngày xƣa thì không đẹp nhƣ đàn bầu
ngày nay vì có những cải tiến. Tôi còn nhớ cây đàn thập lục rất đẹp các trục
ngƣợc, trục lên xuống dây đàn đều bằng ngà voi đƣợc đẽo gọt rất công phu.
Cây đàn nguyệt cũng vậy. Bên các cây đàn là một tủ khả xà cừ bên trong
bày những đồ cổ quý giá. Những chiếc bát sứ cổ làm từ đời vua bên Tàu. Có
những bát đủ 100 chữ thọ khi đổ nƣớc vào thì 100 chữ thọ đều nhƣ nổi lên


trên mặt nƣớc, những bộ điếu thuốc lào (những chiếc hoàn toàn bằng ngà
voi trạm trổ ba lớp xe điếu ống trúc uốn quanh mềm mại). Ông nội tôi là
một vị quan giỏi cả cầm, kì, thi, họa nên thƣờng có các quan ngƣời Việt,
ngƣời Pháp đến để chơi để đƣợc ngắm những vật quý giá đó tất cả đều còn
nguyên vẹn chỉ mất đi từ sau năm 1946. Thân phụ tôi cũng hay đánh đàn và
dạy tôi chơi đàn nữa. Còn cây đàn để bàn thờ ông nội tôi mà tôi đã coi trong
ảnh thì hoàn toàn không phải [1, tr. 37].

Qua lời bà Chu Thị Biền đã hé lộ ra những thông tin quý giá về Chu Mạnh
Trinh, cuộc đời ông luôn gắn liền với đàn, sành với rất nhiều loại đàn, say mê ca
trù. Trên chiếu hát Chu Mạnh Trinh vào vai một quan viên, vừa thƣởng thức tiếng
hát, tiếng đàn vừa là ngƣời thẩm âm để có thể điểm trống thƣởng.
1.4.2. Hội họa
Theo tƣ liệu sƣu tầm của Lê Văn Ba, Chu Mạnh Trinh vẽ giỏi, viết đẹp.
Trong thƣ phòng, Chu Mạnh Trinh có những bức họa mĩ nhân, trong đó có cô Kiều
mà không mấy ai biết. Chu Mạnh Trinh vẽ Thúy Kiều tựa bên cây liễu. Đây là lúc
nàng Kiều vừa viếng mả Đạm Tiên và sau đó gặp Kim Trọng. Về thƣ pháp, Chu
Mạnh Trinh viết đƣợc nhiều kiểu chữ khác nhau, ông có nhiều bức họa tứ thời tứ
quý, tự tay viết bức hoành phi treo trong chùa, viết câu đối trong gia thất. Theo
truyền ngôn nét chữ tuy không hồn sắc nhƣ Nguyễn Công Trứ nhƣng cũng vang

tiếng khắp vùng “chữ đẹp nhƣ mây vờn nƣớc chảy”.
1.4.3. Kiến trúc
Từ nhỏ Chu Mạnh Trinh đã nổi tiếng là thông minh, sự thông minh ấy không
chỉ biểu hiện ở con đƣờng học vấn đi thi và đỗ đạt mà còn đƣợc thể hiện ở những
dấu tích để lại trong các công trình đền chùa đƣợc kiến thiết tu tạo khi Chu Mạnh
Trinh còn đƣơng chức. Trong cuốn sách Chử Đồng Tử - Tiên Dung vùng đất và con
người, Lê Văn Ba đã ghi chép rất tỉ mỉ về các công trình do chính Chu Mạnh Trinh
thiết kế và xây dựng. Điểm chung của các công trình này đều xuất phát từ quan
niệm về cái đẹp “văn hóa” của ngƣời Việt. Cái đẹp hài hòa thể hiện ở xinh và khéo.
Các công trình mang tính chất nghi lễ nhƣ đền chùa cũng không tráng lệ, huy
hoàng, không huyền ảo, kì vĩ, mà nhấn mạnh vào màu sắc bình đạm, thanh nhã,
không quá sặc sỡ. Điểm nhấn luôn coi trọng thế đất, ƣa chuộng sự kín đáo hơn là
phô trƣơng. Theo các nhà chuyên môn, những công trình ấy đều có sự dung hợp của


văn hóa Phật giáo và văn hóa Nho giáo đã đƣợc sàng lọc thành bản sắc của ngƣời
Việt tiêu biểu là ba công trình:
Công trình đầu tiên Chu Mạnh Trinh tôn tạo chính là ngôi nhà có từ thời thân
phụ làm quan Ngự sử. Với thế đất lựa chọn ngay bên bờ sông Hồng gần chùa làng
Phú Thị. Ngôi nhà mà ông sửa sang khiến ngƣời ta chỉ cần đứng từ xa đã nhận thấy
đƣợc dinh thự của một gia đình nho học có danh chức.
Trƣớc hết ông vẽ kiểu cho xây dựng một cổng gạch bề thế tám mái, trên đề
bốn chữ đại tự “tiến sĩ dinh môn”… Tiếp đó là một cổng sơn đỏ, cổng này
cũng có tám mái che, có hai cánh. Hai cánh mỏng khép lại hiện ra hình một
chữ “thọ” trên có năm con dơi xòe cánh nối nhau thành một vòng tròn… Đó
là ngũ phúc doanh môn. Đi tiếp qua một sân rộng lát gạch bát. Trên sân bày
những đôn chậu trồng các loại hoa… Nhƣng chiếm h n nửa sân bên phải là
quả núi non bộ và trong cái thống đại bằng sứ men Trung Quốc là một cây
mai già. Giáp tƣờng là bụi trúc… gian giữa nhà chính thờ tổ tiên đèn nến
lung linh vòng son nhấp nhoáng nhƣ một cung điện. Các gian bên đƣợc

ngăn bởi nghi môn, bức màn tòa nhà chính khác h n tòa thiên hƣơng, bốn
mùa tràn đầy ánh sáng và ban đêm thì trăng soi gió từ bãi tự nhiên thổi về
lồng lộng. Tòa thiên hƣơng là nơi nhà thơ làm thơ đọc sách, cùng bạn bè
ngâm vịnh, thƣởng hoa. Quanh nhà treo nhiều tranh vẽ thƣ họa… trong dinh
tiến sĩ còn có nhà ngang (dành cho phụ nữ, trẻ em) nhà tráng (nơi dành cho
tuần đinh canh gác và ngƣời phục vụ) nhà kho tàu ngựa… Phía sau nhà là
gần hai mẫu vƣờn cây ăn quả, ao cá và một cái am nhỏ thờ Phật [2, tr. 121122].

Công trình thứ hai Chu Mạnh Trinh vẽ kiểu, xây dựng là chùa Thiên Trù.
Nghiên cứu địa thế đặc biệt của Hƣơng Sơn ông thiết kế nhằm nhấn mạnh vào
những nét riêng của chùa. “Mái dài, hai đầu nhô cao là gác chuông và gác trống” [2,
tr. 123], khiến khách tới đây không thể không bƣớc chân vào.
Công trình thứ ba mà Chu Mạnh Trinh thực sự tâm đắc và nghiên cứu tỉ mỉ,
tốn nhiều tâm sức chính là đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung (đền Chính Đa Hòa)
và đền Hóa. Đền xây dựng ở bãi đất thiêng đƣa con ngƣời ta về với huyền thoại gợi
nhớ về cõi tiên nên công trình khá cầu kì. Từ kiểu cách hoa văn trên mái đến cách
bố trí các khuôn viên trong đền. Riêng đền Hóa lại đƣợc ƣu đãi trong việc sử dụng


vật liệu bằng các loại gỗ quý. Do tổng Vĩnh nghèo nên việc tính toán xây dựng đền
phải chính xác và tiết kiệm. Xây dựng đền Vĩnh Chu Mạnh Trinh đã vƣợt lên sự
ngáng trở lớn từ định kiến thù hằn giữa hai thôn Vĩnh và Đa Hòa.
Ba công trình mang tên Chu Mạnh Trinh nay vẫn còn giữ đƣợc hai đền và
một chùa Thiên Trù. Những công trình này hiện vẫn còn lƣu bút tích của Chu Mạnh
Trinh; đặc biệt tại đền Đa Hòa, nhân dân dành một điện thờ Chu Mạnh Trinh với vị
thế là thần hộ đền.
1.4.4. Văn học
Trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, di sản của Chu Mạnh Trinh
đƣợc lƣu giữ trong nhiều tƣ liệu:
- Kinh lược nha văn tập: chép 20 bài thơ và 16 bài phú của Chu Mạnh Trinh

gửi dự cuộc thi do Hoàng Cao Khải - khi đang làm Kinh lƣợc xứ Bắc Kì - tổ chức.
- Bách chiến trang đài (hoặc Trang đài bách vịnh) – tác phẩm của Phạm
Đình Dục, có bài đề từ của Chu Mạnh Trinh.
- Bách gia thi tập: tập thơ của trăm thi nhân, trong đó có sáng tác của Chu
Mạnh Trinh.
- Du Hiên thi thảo: có chép Trúc Vân thi tập của Chu Mạnh Trinh
- Du Hương Tích động k : chép “Hƣơng Sơn nhật trình” của Chu Mạnh
Trinh
- Hạ ngôn đăng lục: có thơ Chu Mạnh Trinh tặng Cao Xuân Dục khi ra làm
quan đất Bắc
...
Sinh thời Chu Mạnh Trinh vốn nổi tiếng là ngƣời yêu văn chƣơng, giỏi thơ
từ. Trong Trúc Vân thi tập (tập 1) phần lớn tác phẩm ông sáng tác khi chƣa làm
quan, và ngay cả khi làm quan Án sát Chu Mạnh Trinh vẫn dành một lƣợng lớn thời
gian cho thơ văn và từ sau khi cáo quan ông lại càng có điều kiện để đọ thơ với các
danh sĩ. Năm 1905 Chu Mạnh Trinh tham gia cuộc thi vịnh Kiều và đã đạt giải nhất
về thơ Nôm. Cho đến nay Thanh Tâm Tài Nhân thi tập đƣợc coi là tập vịnh Kiều
hay vào bậc nhất. Tài nhả ngọc phun châu của Chu Mạnh Trinh từng lan truyền
rộng rãi trong danh sĩ Bắc Hà. Một con ngƣời chán chƣờng với thời thế và sống ẩn
mình vào những thú vui thanh nhã và lắm khi là cả lạc thú, nhƣng Chu Mạnh Trinh


×