Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.62 KB, 0 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử nhân loại từ khi xuất hiện giai cấp, vấn đề công bằng xã
hội luôn thu hút sự quan tâm, lý giải của nhiều nhà tư tưởng, lý luận. Mỗi thời
đại đều có những quan niệm về công bằng xã hội riêng, nhưng xã hội nào
cũng đều quan tâm, có lúc là một trong những nội dung của mục tiêu giành
chính quyền hoặc mục tiêu xây dựng xã hội, tuy được hiểu và thực hiện hoàn
toàn khác nhau. Đảng ta, ngay từ khi ra đời, đã xác định công bằng xã hội là
một trong những mục tiêu nhất quán trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của
mình. Đến Đại hội VII (1991), Đảng ta khẳng định mục tiêu phấn đấu xây
dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp, sản xuất
nhỏ là chủ yếu, lại chưa qua phát triển tư bản chủ nghĩa nên nghèo đói, lạc
hậu là hệ quả tất yếu. Mặt khác, Việt Nam lại trải qua ách bóc lột của thực
dân, đế quốc cũng như nhiều năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc
nên tình trạng nghèo đói, lạc hậu trở nên trầm trọng hơn.
Sau khi chúng ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân
dân và tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước thì
các vấn đề thực hiện công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo càng được quan
tâm hơn. Từ khi đổi mới đến nay, chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
và đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế sau hơn hai mươi năm đổi mới.
Việc xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội trong đổi mới được
thực hiện tốt hơn.
Tuy nhiên, thực tiễn xoá đói, giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội
đang đặt ra nhiều vấn đề. Việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo và công bằng xã
hội diễn ra chưa thực sự như mong muốn. Xoá đói, giảm nghèo và công bằng
xã hội không chỉ là xoá đói, giảm nghèo để góp phàn thực hiện công bằng xã
hội, hay muốn công bằng xã hội phải thực hiện xoá đói, giảm nghèo.
1



Những vấn đề về công bằng xã hội, về xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam
hiện nay và tác động qua lại giữa chúng là những vấn đề phức tạp và luôn
biến động. Nghiên cứu các vấn đề này là một yêu cầu cấp thiết mà thực tiễn
đặt ra cho công tác lý luận để làm sáng tỏ những nội dung, phạm vi, cách thực
hiện trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:“Vấn đề công bằng xã hội trong xoá đói,
giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn để nghiên cứu và đưa
ra một số giải pháp góp phần thực hiện tốt hơn vấn đề công bằng xã hội trong
xoá đói, giảm nghèo hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề về công bằng xã hội; xoá đói, giảm nghèo; chính sách xã
hội... là những vấn đề luôn thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học, nhiều nhà lí luận cũng như nhiều chính khách. Có thể điểm qua một
số tác giả và bài viết sau:
Luận án Tiến sĩ Triết học “Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Đại
học quốc gia Hà Nội, 2005. Tác giả Nguyễn Minh Hoàn đã làm sáng tỏ vị trí,
vai trò của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, trên cơ sở đó để đưa ra các
luận cứ khoa học cho việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Bài viết “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội
trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của tác giả Trần Đức Cường, tạp chí
Triết học, số 1 (200) tháng 01-2008. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra
những đánh giá khái quát về thành tựu và hạn chế trong thực hiện công bằng
xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội ở Việt Nam trước và trong
những năm đổi mới đất nước; đồng thời, gợi mở những vấn đề cần thảo luận,
để thực thi công bằng xã hội... Chúng không chỉ là mục tiêu mà còn là động
lực mạnh mẽ để phát triển đất nước một cách bền vững.

2



Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thưc hiện
công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Hữu Tầng, tạp chí
Triết học, số 01 (200), tháng 1 - 2008. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra và
luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công
bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay:
- Khái niệm công bằng xã hội, so sánh với bình đẳng xã hội.
- Công bắng xã hội theo chiều dọc và chiều ngang.
- Công bằng và bình đẳng về cơ hội, vai trò của phát triển kinh tế trong
thực hiện công bằng xã hội.
- Phân phối và công bằng xã hội.
- Công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế.
- Vấn đề thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng xã hội.
Bài viết “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa” của tác giả Phạm Xuân Nam, Tạp chí Triết học
số 2 (201) tháng 2 - 2008. Trong bài viết tác giả đã đưa ra và luận giải các vấn
đề:
- Giải quyết mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực
hiện công bằng xã hội ở một số mô hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới.
- Thành tựu và vấn đề đặt ra trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với
thực hiện công bằng xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
- Cụ thể hoá các quan điểm và đề xuất giải pháp thực hiện công bằng xã
hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bài viết “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Nguyễn Duy Quý, Tạp chí Triết học, số
3 (202) tháng 3 - 2008. Trong bài viết này tác giả đã phân tích vấn đề thực
hiện công bằng xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở làm rõ sự khác biệt giữa
3



công bằng xã hội với bình đẳng xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội, thực trạng thực hiện công bằng xã hội
ở Việt Nam trước và trong đổi mới. Trên cơ sở đó, tác giả kết luận: chỉ có dựa
vào công bằng xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kết hợp tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong suốt quá trình phát triển
mới đảm bảo được mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế vừa thực hiện được định
hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường.
Các công trình nghiên cứu về công bằng xã hội đã thực hiện có những
cách tiếp cận vấn đề rất phong phú. Trên cơ sở đó, các tác giả đã góp phần
làm sâu sắc thêm nhiều vấn đề của công bằng xã hội và đề xuất giải pháp thực
hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo cũng có nhiều công trình nghiên cứu. Đó
là các luận văn thạc sĩ triết học của Đại học Quốc gia Hà Nội, như:
“Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội hiện nay - Thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp” của tác giả Đặng Thị Hạnh, năm 2000.
“Vấn đề phân hoá giàu - nghèo ở tỉnh Yên Bái hiện nay” của tác giả Hà
Tùng Dương, năm 2006.
Trong các luận văn này, các tác giả đều tập trung vào lý giải nguyên
nhân của sự phân hoá giàu nghèo, từ đó mà đề ra giải pháp nhằm xoá đói,
giảm nghèo ở phạm vi địa phương là chủ yếu.
Xoá đói, giảm nghèo vừa là chủ trương lớn của Đảng để từng bước
thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh", vừa là biện pháp để từng bước thực hiện công bằng xã hội. Mối quan
hệ giữa xoá đói, giảm nghèo với thực hiện công bằng xã hội dưới góc độ thực
tiễn là những quan hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Chưa có những
nghiên cứu thoả đáng về các vấn đề này cũng như việc đề xuất hệ thống, nhìn
từ góc độ công bằng xã hội để xoá đói, giảm nghèo. Với hướng nghiên cứu
của luận văn, hy vọng bước đầu sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nói trên.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Khảo sát việc thực hiện công bằng xã hội trong thực hiện chính sách
xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ nội dung công bằng xã hội trong xoá đói, giảm nghèo và mối
quan hệ giữa công bằng xã hội và xoá đói, giảm nghèo.
- Khảo sát, đánh giá việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong
xóa đói giảm nghèo thời gian qua.
- Kiến nghị về giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong xoá đói,
giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Công bằng xã hội ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo ở
Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; các chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng
xã hội; về chiến lược, mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, luận văn kế thừa lí luận của các công trình nghiên cứu có liên quan
đến vấn đề công bằng xh và xóa đói, giảm nghèo.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật mà chủ
yếu là phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh...

5


6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về công bằng xã
hội trong xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam.
Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy, học tập một số bài thuộc các môn Lý luận chính trị và những
ai quan tâm đến vấn đề.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và
mục lục, luận văn gồm 3 chương 6 tiết.
Chương 1: Đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Chương 2: Công bằng xã hội và công bằng xã hội trong xóa đói giảm
nghèo.
Chương 3: Thực trạng công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo và
một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn vấn đề công bằng xã hội
trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay.

6


Chương 1
ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
1.1. Đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tính thời sự của đói nghèo nói chung và ở Việt Nam nói riêng
Thế giới đương đại của chúng ta đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ
của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực cải thiện và nâng cao mức sống
con người. Thế nhưng, cuối năm 2009, Liên hiệp quốc (LHQ) cho hay,
khoảng 1 tỷ người trên thế giới đang bị đói, trong đó gần hai phần ba sống ở

khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Cũng theo LHQ, số người bị đói trong năm qua tăng khoảng một trăm
triệu, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cơ quan Lương Nông Liên
hợp quốc (FAO), cho rằng con số này lớn đến mức kỷ lục. Trong nhiều năm
qua giá lương thực đắt đỏ đã đẩy nhiều người vào cảnh đói. Giám đốc FAO
nói tỷ lệ người đói trên thế giới, chiếm khoảng một phần sáu số dân trên địa
cầu hiện đang là mối đe dọa "nguy hiểm" cho an ninh và hòa bình thế giới.
Tuy vậy, trong các nước phát triển, chỉ có 15 triệu người bị đói.
Ông Jacques Diouf (Giám đốc FAO) nói: "Cuộc khủng hoảng thiếu ăn,
âm thầm không tạo ra hàng tít lớn trên báo chí, hiện đang tác động một phần
sáu nhân loại. Nó gây ra đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế
giới, chúng ta cần khẩn trương tìm kiếm đồng thuận trong chiến lược giảm
thiểu, và nhanh chóng giải quyết tình trạng đói kém trên thế giới. Chúng ta
cần đưa ra hành động phù hợp". Ông cũng kêu gọi các chính phủ gia tăng trợ
giúp phát triển kinh tế để tăng sản lượng nông nghiệp, đặc biệt các hộ nông
gia quy mô nhỏ. "Cần tăng thêm đầu tư vào nông nghiệp vì tại các nước
nghèo, khu vực nông nghiệp phát đạt là chìa khóa để giải quyết cảnh đói
nghèo. Nó là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế".

7


Nguyên nhân dẫn đến cái đói thì có nhiều, nhưng FAO cho hay, số
người đói gia tăng là do thu nhập suy giảm, trong khi số người thất nghiệp gia
tăng. Tác động của nó là người nghèo không đủ tiền mua thực phẩm. Trong
một sự tương phản sâu sắc, thế giới đã phát triển lại có vẻ giàu hơn trước.
Kostas Stamoulis giám đốc Phòng Phát triển của FAO nói: "Đây là lần
đầu tiên trên thế giới chúng ta có số người đói kém khổng lồ, đây cũng là mâu
thuẫn lớn lao vì hiện nay đang có rất nhiều người giàu trên thế giới, ngay cả
trong lúc khủng hoảng tài chính".

Nhận xét của Bộ Phát triển Hải ngoại Anh (Dfid): số người đói toàn
cầu vừa công bố là một sự hổ thẹn. Dfid cho rằng, họ đang giúp các nhà nông
nghèo nhất trên thế giới gia tăng sản xuất lương thực. Một phát ngôn viên của
Dfid nói: "Chỉ trong năm ngoái chúng tôi đã cam kết chi ra hơn 900 triệu
bảng để giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Chúng tôi cũng giúp
nhà nông gia tăng sản lượng lương thực của họ".
Trong khi đó LHQ cảnh báo: người nghèo sống ở đô thị hiện đang gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vì xuất khẩu suy
giảm và đầu tư nước ngoài yếu đi, hai nhân tố tác động mạnh đến số người
nghèo ở đô thị.
Cho đến nay, đói không chỉ "còn lại" mà "phát triển" đến mức khủng
khiếp; chỉ trong một năm (2009) mà tăng hơn 100 triệu người đói. Đói không
chỉ ở những nước kém phát triển, ở vùng sâu, vùng xa, vùng chiến tranh tàn
khốc mà đói còn trở lại với những nước phát triển, với cả thành thị và nước
giàu.
Như vậy, đói là một trong những hiện tượng xã hội phức tạp đang tồn
tại cùng sự tồn tại của loài người. Nó chưa có xu hướng giảm đi mà tiếp tục
căng thẳng, đe dọa đến hòa bình, ổn định của nhân loại. Từ thuở bình sinh,
con người chỉ dựa vào tự nhiên, cuộc sống nay đây, mai đó, sự sống hoàn toàn
phụ thuộc. Nhiều tài liệu khảo cổ học cho rằng, loài người kiếm ăn cho qua
8


ngày. Nhiều thị tộc, bộ lạc, do không gặp may mắn trong kiếm ăn mà chia đàn,
sẻ nghé hoặc bị tuyệt chủng. Cái đói đã đe dọa sự tồn vong của con người từ
thời nguyên thủy.
Trong cuộc tranh luận các yếu tố tác động đến "tính thiện", Mạnh Tử
cho rằng những năm được mùa, phong túc, hạng con em nhờ được no đủ mà
trở nên tử tế; trái lại, những năm đói kém, nhiều con em trở nên hung bạo. Đó
không phải do trời phú mà thực chất là do hoàn cảnh, do môi trường xã hội

tạo nên. Đói đã ảnh hưởng đến nhân cách, đến đạo đức của mỗi người.
Có thể nói từ thời cổ đại đến nay, do nhiều nguyên nhân: thiên tai, thú
dữ, chiến tranh, hạn chế của các cá nhân hay cộng đồng, lòng tham của các cá
nhân trong mọi triều đại (nay gọi là tham nhũng)... làm cho tình trạng đói của
loài người lúc nguy cơ, lúc thực tế trầm trọng, nhưng lúc nào cũng còn đói.
Ở Việt Nam, trong lịch sử đã từng có nhiều cảnh đói thương tâm, mà
nổi bật nhất là nạn đói năm Ất Dậu (1945). Cho đến nay, chưa có con số
chính xác về số người chết đói năm đó, mặc dù nguyên nhân của nạn đói đã
khá thống nhất. Theo ước tính của nhiều nhà nghiên cứu: khoảng 400 ngàn
đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền Bắc Việt Nam trong thời điểm này.
Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền Bắc, Toà
Khâm sai tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có
20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền Bắc là hơn 380 ngàn, chết vì bệnh
- không rõ nguyên nhân - là hơn 20 ngàn, tổng cộng 400 ngàn cho riêng miền
Bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự Pháp tại
Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn
quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền
tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" - là có 1 triệu người miền Bắc
chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử
học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc

9


khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Sau ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nêu lên sáu vấn đề cấp bách nhất mà Chính phủ cần giải quyết ngay và vấn đề
số 1 là cứu đói: "Nhân dân ta đang đói... Những người thoát chết đói nay
cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống...".

Hiện nay, trong các nước phát triển, vấn đề đói nghèo cũng khá phức
tạp.
Nạn nghèo ở Brazin, có bạo lực và nghèo đói ơ nhiều mức độ khác
nhau của Brazil: trẻ em đường phố, nạn nghiện ma túy, lao động trẻ em,
favelas,... Đói nghèo ảnh hưởng đến hầu hết là trẻ em và thanh thiếu niên ở
Mỹ Latin. Trẻ em đường phố đông người vào ban đêm, không có bất cứ thứ
gì để ăn hay uống. Đau khổ xảy ra ở những nơi khác nhau, nhưng chủ yếu ở
các favelas. Cái gọi là favelas giống như một loại khu nhà ổ chuột, dột nát
của tòa nhà nhìn ra ngoài thiếu cả điện, nước. Nhưng cái gì nằm đằng sau tất
cả đói nghèo và đau khổ? Điều gì gây ra nó? Rất khó để trả lời một câu hỏi
như vậy nhưng chúng ta có thể tìm thấy một số giải thích. Một trong lý do là
sự xáo trộn nền kinh tế của Brazil, vì thế nhiều người đã bị phá sản, đặc biệt
là nông dân. Những người bị ảnh hưởng bởi sự phá sản, họ phải đến các thành
phố để sống. Họ không có nơi ở nên buộc phải sống bên ngoài thành phố, các
favelas. Ngành công nghiệp có nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chỉ có rất ít
người kiếm được các "lò thép lớn" - nơi thu nhập khá hơn. Nền giáo dục còn
nhiều hạn chế, nền nông nghiệp không được đầu tư và người dân không quan
tâm đến sản xuất. Chính những điều đó đã tạo nên cảnh nghèo triền miên của
Brazin.
Nạn nghèo tại Áo, theo số liệu của Bộ Xã hội ("Báo cáo về tình trạng
xã hội 2003-2004") thì trong năm 2003 có hơn 1 triệu người ở Áo (13,2% dân
cư) có nguy cơ nghèo. Trong năm 2002 là 900 ngàn hay 12%, năm 1999 là
10


11%. Ranh giới nguy cơ nghèo của Áo là những người chỉ thu nhập đạt 60%
thu nhập trung bình của đất nước. Như vậy, cứ 8 người Áo có 1 người thu
nhập ít hơn 785 Euro/tháng. Phụ nữ có tỷ lệ nguy cơ nghèo cao hơn (14%).
Bên cạnh nghèo về thu nhập như là chỉ số cho tình trạng tài chính của
một gia đình, ở Áo còn có „nghèo nguy kịch“ khi ngoài việc thiệt thòi về tài

chính còn có thiếu thốn hay hạn chế nhất định trong những lĩnh vực sống cơ
bản. Trong năm 2003 có 467 ngàn người (5,9% dân số) nghèo nguy kịch.
Trong năm trước còn là 300 ngàn người hay 4%. Theo một bản báo cáo của
hội nghị về nạn nghèo, lần đầu tiên có số liệu về cái gọi là "working poor": tại
Áo có 57 ngàn người nghèo mặc dầu là có việc làm. Ngoài ra mức độ nguy cơ
nghèo phụ thuộc vào công việc làm: những người làm việc cho đến 20 tiếng
hằng tuần có nguy cơ nghèo gấp 3 lần, những người làm việc từ 21 đến 30
tiếng có nguy cơ nghèo gấp đôi những người làm việc từ 31 đến 40 tiếng.
Nạn nghèo tại Đức, thu nhập bình quân sau thuế hằng tháng do Cục
Thống kê Liên bang tính toán vào năm 2002 là 1.217 Euro trong các tiểu bang
cũ và 1.008 Euro trong các nước tiểu bang mới. Theo các tiêu chí của Liên
minh châu Âu cho ranh giới nghèo (60% mức bình quân) thì ranh giới nghèo
vào khoảng 730,20 Euro cho phía Tây và 604,80 Euro cho phía Đông của
nước Đức. Theo lệ thường thì mức sống văn hóa, xã hội tối thiểu được định
nghĩa bằng trợ cấp xã hội còn ở dưới ranh giới này.
Theo số liệu từ "Báo cáo giàu và nghèo lần thứ hai" do chính phủ liên
bang đưa ra trong tháng 3 năm 2005 thì trong năm 2003 có 13,5% dân số là
nghèo. Năm 2002 cũng theo các số liệu này thì con số đó còn là 12,7%, năm
1998 là 12,1%. Hơn 1/3 những người nghèo là những người nuôi con một
mình. Vợ chồng nghèo có nhiều hơn 3 con chiếm 19%.
Trẻ em và thanh niên ở Đức có nguy cơ nghèo cao. 15% trẻ em dưới 15
tuổi và 19,1% thanh niên từ 16 đến 24 tuổi thuộc vào diện này. Số trẻ em
sống nhờ vào trợ cấp xã hội ở Đức tăng thêm 64 ngàn, lên đến 1,08 triệu trong
11


năm 2003 và đạt đến 1,45 triệu trong thời gian 2004/2005. Theo UNICEF, trẻ
em nghèo ở Đức tăng nhanh hơn so với phần lớn các nước công nghiệp.
Thêm vào đó, nghèo có ảnh hưởng lớn đến cơ hội giáo dục, theo nghiên cứu
của Hiệp hội Từ thiện Công nhân.

Ngược lại thì nạn nghèo ở người già tại Đức giảm đi từ 13,3% năm
1998 xuống 11,4% trong năm 2003. Thế nhưng nạn nghèo ở đây được dự
đoán là sẽ tăng vì những người thất nghiệp, làm việc nửa ngày và những
người thu nhập thấp hiện đang tăng lên nên sẽ có tiền hưu ít và thêm vào đó là
mức tiền hưu của tất cả những người về hưu trong tương lai (tức là tất cả
những người làm việc hiện nay) sẽ bị giảm đi theo các cải tổ. Theo một
nghiên cứu của Deutsches Institut für Altersvorsorge thì 1/3 công dân liên
bang có nguy cơ bị nghèo đi trong tuổi già. Nguyên nhân bên cạnh việc tăng
tuổi thọ là các cải tổ về chế độ hưu của năm 2001 và 2004 giảm mức độ tiền
hưu theo luật pháp xuống khoảng 18% và việc nhiều công dân liên bang
không sẵn sàng tự lo trước cho tuổi già vì không muốn hay không có khả
năng (khoảng 60%).
Nạn nghèo ở Mỹ, theo số liệu từ báo cáo của Cục điều tra dân số, tháng
8 năm 2005, thì ở Mỹ số những người có thu nhập dưới ranh giới nghèo đã
liên tiếp tăng đến lần thứ tư. Có 12,7% dân số (khoảng 37 triệu người nghèo)
và đã tăng 0,2% so với năm trước đó. Một gia đình 4 người được coi là nghèo
khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ trong một năm. Đối với những
người độc thân thì ranh giới này ở vào khoảng 9.650 đô la. Đây là sự so sánh
trong phạm vi quốc gia.
Nạn nghèo ở Việt Nam, theo Chương trình Phát triển LHQ, năm 2004
chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số
phát triển giới (GDI) xếp thứ 87 trên 144 nước, chỉ số nghèo tổng hợp (HPI)
xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo Chương trình Phát triển LHQ, năm 2002
tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12,9%, theo chuẩn thế giới
12


là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (% số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là
10,87%.
Khái niệm giầu là khái niệm có tính tương đối, nó là khái niệm chỉ tầng

lớp dân cư có mức thu nhập cao nhất trong xã hội; trong thực tế cũng không
có một mức thu nhập cụ thể nào quy định mức giầu. Vấn đề xác định giầu là
nhờ việc so sánh mức sống giữa tầng lớp dân cư có thu nhập cao nhất với các
tầng lớp dân cư có thu nhập thấp hơn trong xã hội, thông thường người ta hay
so sánh với tầng lớp dân cư có thu nhập thấp nhất trong xã hội.
Căn cứ vào thực tiễn xã hội, chúng ta thường thấy những người giầu là
những người có học vấn, quyền lực và uy tín cao trong xã hội; là những người
có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thu nhập của họ ngoài việc thoả mãn
các nhu cầu chi tiêu cần thiết trong cuộc sống, còn có thể tích luỹ để tái sản
xuất mở rộng hoặc thành các tài sản lớn. Ngoài ra, người giầu thường là
những người sở hữu và sử dụng các phương tiện đắt tiền khác mà người có
thu nhập bình thường không có được.
Theo tác giả Nguyễn Văn Tiêm thì công thức tính để xác định giầu là:
V + m (Tiền công lao động V cộng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh m) bình
quân một nhân khẩu trong một năm; đồng thời tham khảo thêm một số tiêu
chí khác như: giá trị tài sản cố định dùng trong sản xuất, giá trị tài sản giải trí,
các tiện nghi phục vụ đời sống tinh thần của các thành viên trong hộ gia đình
(nhà ở, đồ dùng trong nhà), mức chi tiêu sinh hoạt đời sống vật chất và tinh
thần của hộ, mức tích luỹ hàng năm của hộ [71, tr.80].
Tính toán theo cách đó đã thể hiện được rất nhiều điểm hợp lý. Tuy vậy,
hạn chế của nó là không cập nhập được các vấn đề cụ thể theo sự biến động
của xã hội và khó áp dụng đối với điều kiện hiện nay - Khi chưa có một thống
kê đáng tin cậy về thu nhập.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu xã hội thường căn cứ vào 5% hoặc 20%
dân số có thu nhập cao nhất, tính làm tầng lớp dân cư giầu. Cách tính này đã
13


thể hiện được thu nhập của tầng lớp cư dân giầu trong xã hội và căn cứ vào
các tiêu chí này có thể xem xét lượng hoá được sự chênh lệch giầu - nghèo.

Tuy vậy, hạn chế của cách xem xét này là không đề cập được các tiêu chí
định tính khác khi đánh giá về mức giầu. Ngoài ra, việc xác định mức thu
nhập của người dân, nhất là người có thu nhập cao trong xã hội hiện nay ở
nước ta là vấn đề hết sức khó khăn, bởi vì tài sản và thu nhập lại liên quan
trực tiếp tới vấn đề thuế, uy tín xã hội, tiêu cực xã hội… Chúng ta lại chưa có
quy định về công khai tài sản, nên thông tin thu được trong việc này chỉ nhờ
vào tự giác của người dân, do đó thiếu tin cậy trong nghiên cứu.
Để xác định được hộ giầu, ngoài tiêu chí về thu nhập thuần tuý, cần căn
cứ vào tài sản, nhất là bất động sản và tham khảo thêm các tiêu chí định tính
khác.
Cơ sở phân loại nghèo.
Để nhận dạng nghèo đói, cần làm rõ khái niệm về đói - nghèo. Hiện
nay tiếp cận vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9-1993, các nước tham gia
thống nhất đưa ra định nghĩa về nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản
của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [4, tr.80].
Như vậy, phương pháp chung nhất mà các tổ chức quốc tế, các quốc gia
xác định nghèo đói là căn cứ vào việc được thoả mãn các nhu cầu cần thiết của
con người như: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp.
Ngoài ra, tuỳ từng khía cạnh tiếp cận và xem xét khác nhau mà các nhà
nghiên cứu còn chia thành nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả
năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là
14


những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở và nhu cầu hàng ngày gồm văn hoá,
giáo dục, đi lại, giao tiếp.

Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
trung bình của cộng đồng trên địa bàn, trong thời điểm đang xem xét.
Từ hai khái niệm trên cho thấy, nghèo tuyệt đối có mức thu nhập thấp
không cho phép thoả mãn các nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống con người, thì
nghèo tương đối lại là kết quả so sánh mức thu nhập giữa các cộng đồng có
thu nhập khác nhau. Do vậy, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nếu
phân phối thu nhập công bằng hơn thì tình trạng nghèo tuyệt đối sẽ giảm,
nhưng nghèo tương đối vẫn còn tồn tại lâu dài theo lịch sử. Do những cách
quan niệm trên, nên không có một chuẩn mực chung cho nghèo đói ở mọi thời
đại, mọi quốc gia hay từng vùng mà nó thay đổi theo thời gian.
Xác định giầu - nghèo là một vấn đề khó và có tính tương đối, gắn với
từng thời điểm, từng quốc gia, từng khu vực.
Để đánh giá mức độ phát triển của mỗi quốc gia, LHQ dựa vào chỉ số
tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là chỉ số cơ bản nhất và được thừa nhận
cũng như vận dụng rộng rãi trên thế giới.
Nhưng trong thực tế, con người không chỉ có nhu cầu về vật chất, mà
còn có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, nhu cầu được học hành, nâng cao trình
độ tri thức, công ăn việc làm và mưu cầu hạnh phúc…
Vì vậy, để so sánh trình độ phát triển của các nước, LHQ đã bổ sung
thêm chỉ số phát triển nhân văn (HDI).
Chỉ số HDI là sự kết hợp và lượng hoá từ 3 chỉ tiêu cơ bản, xuất phát từ
các nhu cầu thiết yếu của con người là: tuổi thọ bình quân, trình độ văn hoá
(tỷ lệ biết chữ và số năm đi học bình quân), chỉ số GDP/người.
Chỉ số HDI được đưa ra so sánh đã làm đảo lộn vị trí xếp hạng của
nhiều nước so với xếp hạng phát triển theo GDP. Chỉ số DHI đã chỉ rõ nhiều
nước có thu nhập cao, song các chính sách phát triển kinh tế - xã hội không
15


chú ý tới cuộc sống của người dân một cách thoả đáng, do vậy vị trí xếp hạng

giảm. Còn một số quốc gia tuy có mức thu nhập chưa cao, song có chính sách
phát triển hợp lý, hướng vào mục tiêu công bằng xã hội thì xếp hạng phát
triển theo HDI cao hơn so với xếp hạng phát triển của GDP. Trong bảng xếp
hạng này, thứ hạng của Việt Nam đứng cao hơn nhiều so với xếp hạng phát
triển dựa vào chỉ số GDP.
Để nghiên cứu mức độ chênh lệch trong thu nhập, các nhà nghiên cứu
thường chia dân số mỗi nước thành 5 nhóm, mỗi nhóm là 20% dân số, theo
thứ tự từ nhóm có thu nhập thấp nhất tới nhóm có thu nhập cao nhất. Từ đó
mà xem xét mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm và thông thường, nhóm
có thu nhập thấp nhất thường được quan tâm xem xét nhiều nhất trong các
cuộc nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở so sánh thu nhập này, người ta đã đưa ra hệ số Gini, là
hệ số lượng hoá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Hệ số này
được tính bằng khoảng giao động từ 0 đến 1 trên hệ trục toạ độ. Điểm 0 là
biểu thị của tình trạng hoàn toàn bình đẳng, còn điểm 1 là hoàn toàn bất bình
đẳng.
Thông qua các chỉ số này, có thể biết được mức độ phát triển của mỗi
quốc gia là thấp hay cao. Tuy nhiên, nó có hạn chế là khó phản ánh sự chênh
lệch phát triển giữa các vùng trong quốc gia.
Ngoài ra, LHQ còn đặt ra chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HRDI) liên
quan đến giới tính; chỉ số này chỉ ra sự khác biệt giữa nam và nữ trong thu
nhập và trong chiều quan tâm khác nhau của chỉ số phát triển nhân văn. Chỉ
số đo lường tham gia của phụ nữ: đo lường sự phân biệt giới tính trong việc
tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội; tham gia vào quyền quyết
định các vấn đề xã hội.
Từ các chỉ số, các tiêu chí tiếp cận vấn đề phân loại giầu - nghèo trên
cho thấy: khi xem xét phân loại giầu - nghèo, người ta không chỉ quan tâm tới
16



tiêu chí về số lượng mà còn quan tâm tới cả chất lượng cuộc sống tinh thần.
Trong đó, các chỉ số phát triển nhân văn, chỉ số nghèo nhân văn (HDI và HPT)
được quan niệm như những tiêu chí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội nói
chung hiện nay.
Cho đến hiện nay, có nhiều tiêu chí phân loại đói nghèo cũng như các
nhóm xã hội khác nhau. Ngân hàng Thế giới (WB) có cách tiếp cận phân loại
đói nghèo chung cho mọi thành viên; mỗi nước tùy sự phát triển chung của
quốc gia mình mà theo thời gian, có điều chỉnh chuẩn đói nghèo cho phù hợp
với các nước khác, đặc biệt là những nước có tình độ phát triển tương đương.
Để đỡ phức tạp, các tổ chức, các quốc gia lấy chung chỉ số thu nhập 1
tháng hoặc 1 năm (hoặc calo cho 1 ngày). Sau đây là các chuẩn đó.
Chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới [83, tr.81]:
Nước nghèo là nước mà thu nhập của các cá nhân chỉ đạt 0,5
USD/ngày.
Các nước đang phát triển là 1USD/ngày.
Các nước Mỹ Latin và Caribe là 2 USD/ngày.
Các nước Đông Âu là 4USD/ngày.
Các nước công nghiệp phát triển là 14,4USD/ngày
Chuẩn nghèo của Việt Nam:
Theo phương pháp trên và căn cứ vào thực tiễn đời sống các vùng trên
cả nước, các nhà nghiên cứu nước ta và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội đã đưa ra chuẩn nghèo như sau:
Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 1993 - 1995.
Hộ đói: ở thành thị, là hộ có thu thập quy ra lương thực đạt dưới 13kg
gạo một người một tháng; ở nông thôn, là hộ có thu nhập quy ra lương thực
đạt dưới 8kg gạo một người một tháng.

17



Hộ nghèo: ở thành thị, là hộ có thu thập quy ra lương thực đạt dưới
20kg gạo một người một tháng; ở nông thôn, là hộ có thu nhập quy ra lương
thực đạt dưới 15kg gạo một người một tháng.
Chuẩn nghèo giai đoạn 1995 - 1997.
Hộ đói: là hộ có thu nhập quy ra lương thực đạt dưới 13kg gạo một
người một tháng ở mọi vùng.
Hộ nghèo: ở miền núi và hải đảo, là hộ có thu nhập quy ra lương thực
đạt dưới 15kg gạo một người một tháng; vùng nông thôn đồng bằng và trung
du, là hộ có thu nhập quy ra lương thực đạt dưới 20kg gạo một người một
tháng. Vùng đô thị là hộ có thu nhập quy ra lương thực đạt dưới 20kg gạo một
người một tháng.
Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 1997 - 2000 (theo công văn số
1751/LĐTBXH)
Hộ đói: là hộ có thu nhập bình quân quy ra gạo, đạt dưới 13kg gạo một
người một tháng; quy ra tiền, khoảng 45 ngàn đồng (1997), tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo: vùng nông thôn miền núi, hải đảo, là những hộ có thu nhập
quy ra gạo đạt dưới 15kg gạo một người một tháng; vùng nông thôn đồng
bằng, trung du, thu nhập quy ra gạo đạt dưới 20kg gạo một người một tháng;
ở thành thị, là những hộ có thu nhập bình quân quy ra gạo đạt dưới 25kg gạo
một người một tháng.
Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 (theo Quyết định số
1143/2000/QĐ-LĐTBXH)
Hộ nghèo: ở vùng nông thôn miền núi và hải đảo, là các hộ gia đình có
thu nhập bình quân dưới 80 ngàn đồng một người một tháng; vùng nông thôn
đồng bằng và trung du, là các hộ gia đình có thu nhập bình quân đạt dưới 100
ngàn đồng một người một tháng; ở thành thị, là các hộ gia đình có thu nhập
bình quân đạt dưới 150 ngàn đồng một người một tháng.

18



Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy
đủ, chi tiết, phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của LHQ.
Trong quá trình xây dựng chiến lược, có sự tham gia của chuyên gia các tổ
chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB... tổng hợp thành các mục
tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình,
dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên
cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã
ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:
Một là, xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói.
Hai là, đạt phổ cập giáo dục tiểu học.
Ba là, tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ.
Bốn là, giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
Năm là, tăng cường sức khỏe bà mẹ.
Sáu là, phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác.
Bảy là, đảm bảo bền vững môi trường.
Tám là, thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.
Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm
nghèo một cách bền vững, bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể
xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập
và phát triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo
thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững, dẫn đến những hậu quả
bất ổn định kinh tế - xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở phương thức tác
động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay chuẩn nghèo của thế giới quy định, là quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người hàng năm đạt 735 USD. Thu nhập bình quân của Việt
Nam khoảng trên 1000 USD (2009), đã vượt qua chuẩn nghèo. Ngày 29 tháng
3 năm 2005, tại hội thảo "Hợp tác giữa các nhà tài trợ và các tổ chức phi
chính phủ trong xóa đói giảm nghèo" theo định hướng giảm nghèo toàn diện

19


hơn, bền vững hơn, công bằng hơn và hội nhập hơn, Việt Nam đã nâng chuẩn
đói nghèo lên gấp hai lần. Theo chuẩn đói nghèo mới, có hai mức: thu nhập
bình quân đầu người 1 tháng 200 ngàn đồng ở nông thôn và 260 ngàn đồng ở
thành thị. Tuy nhiên ở một số thành phố, chuẩn đó có thay đổi, do yếu tố giá
sinh hoạt. Ví dụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã đệ trình
UBND thành phố mức chuẩn nghèo mới: 350 ngàn và 270 ngàn
đồng/người/tháng, tương ứng với khu vực thành thị và nông thôn.
Kết quả dưới đây đây được Tổng cục Thống kê của Việt Nam tính toán
dựa vào số liệu thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình và chỉ số giá
tiêu dùng của từng khu vực thành thị, nông thôn qua các năm để loại từ yếu tố
biến động giá. Số liệu căn cứ vào kết quả chính thức Điều tra mức sống hộ gia
đình Việt Nam 2002 và kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt
Nam năm 2004. Tổng cục Thống kê tính toán tỷ lệ hộ nghèo cho năm 2002 và
2004, theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành, áp dụng cho
giai đoạn 2006 - 2010 (200 nghìn đồng/người/tháng cho nông thôn, 260 nghìn
đồng/người/tháng cho thành thị), thì tỷ lệ đói nghèo ở các vùng như sau:
CẢ NƯỚC
CHIA THEO KHU VỰC

Thành thị
Nông thôn

NĂM 2002
23,0

NĂM 2004
18,1


10,6
26,9

8,6
21,2

18,2
28,5
54,5
37,1
23,3
43,7
8,9
17,5

12,9
23,2
46,1
29,4
21,3
29,2
6,1
15,3

CHIA THEO VÙNG

Đồng bằng Sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc

Bắc Trung bộ
Duyên hải nam trung bộ
Tây Nguyên
Nam trung bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long
Nguồn: [77].

Theo chuẩn nghèo này, vấn đề nghèo đói ở nước ta có sự biến đổi theo
vùng miền và khu vực. Lý do của hiện tượng này là do mức sống, nhu cầu
20


thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, giá cả và quan niệm về giầu - nghèo ở các
vùng là khác nhau. Tại miền núi, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, sự
giầu có thường được quan niệm theo uy tín xã hội hay chỉ đơn giản là có thu
nhập cao hơn mọi người trong vùng của mình. Còn hộ đói là hộ thiếu ăn, nhất
là thiếu ăn trước những ngày thu hoạch vụ lúa mới. Hộ nghèo là hộ có thu
nhập chỉ vừa đủ ăn, không đủ tích luỹ làm bất cứ việc gì. Nhưng tính trung
bình thì mức sống của cả cộng đồng dân cư ở đây không cao như các vùng
đồng bằng và thành thị. Do vậy, quan niệm nghèo ở đây cũng có phần linh
động hơn, thấp hơn. Vùng nông thôn đồng bằng, năng động về kinh tế, chi
tiêu cao hơn, nhu cầu sinh hoạt tối thiểu trong cuộc sống tăng hơn miền núi và
hải đảo. Do đó, chuẩn nghèo nơi đây cũng cao hơn. Còn ở thành thị, do giá cả,
nhu cầu của cuộc sống tối thiểu ở đây cũng thường cao hơn, do đó, chuẩn
nghèo nơi đây cũng cao hơn các vùng trên.
Ngoài các chuẩn để nhận biết và đánh giá hộ nghèo như trên, để nhận
biết các vùng nghèo, địa phương nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội còn đưa ra các chuẩn nghèo để đánh giá các xã nghèo và các vùng nghèo
như sau:
Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ là nghèo đói, không có hoặc

thiếu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, trình độ dân trí thấp và tỷ lệ mù
chữ cao.
Vùng nghèo là những địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực
khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận lợi, có tỷ trọng xã nghèo, hộ
nghèo cao.
Thông qua việc xem xét các chuẩn nghèo Quốc tế và chuẩn nghèo của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có thể thấy: chuẩn nghèo của Việt
Nam thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo của thế giới. Chuẩn nghèo của Việt
Nam chỉ bằng 40% chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới đưa ra. Việc đặt
chuẩn nghèo thấp cũng là hợp lý, do đất nước còn khó khăn, số người nghèo
21


nhiều, nguồn vốn giành cho giải quyết đói nghèo không lớn; trong khi đó
chúng ta không đủ khả năng cùng một lúc giải quyết vấn đế này, mà đòi hỏi
phải có một thời gian lâu dài. Việc duy trì chuẩn nghèo thấp, sẽ giúp chúng ta
tập trung được nguồn lực đầu tư cho tầng lớp cư dân nghèo nhất trong xã hội
một cách hiệu quả hơn. Việc xoá thành công các hộ đói ở nhiều vùng là một
ví dụ giải thích cho tính hợp lý này. Tuy nhiên, chuẩn nghèo thấp như chúng
ta hiện nay mới chỉ quy định và xem xét từ góc độ ăn - mặc, chứ chưa xem
xét tới các vấn đề khác như nhu cầu về y tế, giáo dục và đi lại. Do đó, nhiều
người theo chuẩn nghèo quốc gia đã thoát nghèo nhưng vẫn rất khó khăn và
thường chỉ cần một rủi ro hay một biến động nhỏ trong cuộc sống thì họ lại
quay lại mức nghèo. Vì vậy, theo xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế quốc
dân như hiện nay và theo xu hướng hội nhập kinh tế - xã hội với quốc tế của
chúng ta, cũng nên xem xét khả năng nâng chuẩn nghèo quốc gia lên ngang
bằng khu vực và quốc tế, chỉ có như vậy mới giúp người nghèo thoát nghèo
hoàn toàn và mức sống của người nghèo trong xã hội tăng lên.
1.1.2. Tác động của đói nghèo đến đời sống cộng đồng
- Đói làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của giống loài. Trong lịch sử của

loài người, thời gian đói là chủ yếu. Đã có thời kỳ không ngắn, hầu như chỉ có
đói. Theo các nhà sử học, xã hội học, các nhà dân số trên thế giới thì trong
khoảng 500 năm, dân số loài người chỉ tăng có 0,15%. Hầu như số sinh ra và
chết đi gần bằng nhau. Do đói mà thị tộc, bộ lạc này gây chiến tranh với thị
tộc, bộ lạc khác để tranh giành vùng đất có nhiều sản vật tự nhiên phục vụ cho
việc mưu sinh. Vào thời đó, thị tộc, bộ lạc nào thua trận đều bị giết hoàn toàn.
Nguy cơ chiến tranh hiện nay vẫn còn cao do chỗ các quốc gia muốn nguồn
tài nguyên của họ phong phú, giàu có để bảo đảm cho sự tồn tại của cư dân.
Do đói ăn mà không đủ dinh dưỡng để chống lại những căn bệnh thông
thường, thế giới đã từng chết vì bệnh cúm, bệnh tả, bệnh đậu mùa... hàng chục
triệu người...
22


- Do đói ăn mà ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của từng cá
thể. Cho đến hiện nay, thể trạng của loài người đã được cải thiện đáng kể.
Song, cứ nhìn hiện tại, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra nạn đói đã kéo dài triền
miên trong lịch sử đối với các dân tộc, các tộc người. Sự yếu kếm trong thể
thao các nước châu Á đã phản ánh trung thực nạn đói triền miên của khu vực
này trong lịch sử. Đói còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của các cá
thể. Sự kém cỏi của phương Đông đối với tư duy nhân loại cũng phần nào do
thiếu đói ảnh hưởng cơ bản đến trí tuệ con người. Có thể nói, khi hội nhập
hoặc quan hệ, nhiều nước nhận ra mình có nhiều hạn chế, khiếm khuyết, đặc
biệt là thể trạng cơ thể của cộng đồng; đã thực hiện chiến lược HDI, mà trước
mắt là nâng cao dinh dưỡng có tổ chức của Nhà nước, để mong sớm có một
thể trạng tương đương như các nước phát triển; Nhật Bản và Hàn Quốc là
những quốc gia tiên phong.
- Nạn đói góp phần cơ bản tạo nên khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhìn
lại các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở các nước trong lịch sử, ngoài
những yếu tố chính trị, thì chủ yếu là do đời sống bị bần cùng hóa, đói kém

triền miên, đời sống không được cải thiện. Hoặc là chết hoặc là phải phá tan
xiềng xích để tạo nên bước ngoặt của sự phát triển. Ngày nay, Việt Nam thừa
nhận tham nhũng là một trong những nguy cơ tồn vong của chế độ cũng chính
là thấy được nạn tham nhũng dưới nhiều màu sắc dẫn đến bất công, làm cho
cuộc sống của người lao động không được cải thiện, không được nâng cao.
- Nạn đói là một trong những yếu tố chủ yếu tạo nên sự tụt hậu so với
nền văn minh nhân loại. Do đói nghèo mà mỗi cá thể không có cơ hội để được
nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài. Mặt khác, do đói
nghèo mà trí tuệ không phát triển, ảnh hưởng đến tiếp thu, phát triển, và sáng
tạo tri thức. Vì vậy, con người ở những nước đói nghèo hầu như không có
đóng góp gì đáng kể vào nền văn minh nhân loại. Thứ nữa, đã nghèo đói thì
không có khả năng đầu tư phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ, phát triển
23


sản xuất. Do đó, những nước nghèo đói càng không thể có điều kiện để phát
triển giáo dục, khoa học, công nghệ. Vòng luẩn quẩn đó tạo nên sự tụt hậu so
với nền văn minh nhân loại. Đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự bất
bình đẳng giữa các dân tộc, dẫn đến những cuộc xâm lược của dân tộc này đối
với dân tộc khác dưới chiêu bài "khai hóa văn minh", mà Việt Nam là một
nạn nhân của chiêu bài đó.
- Đói ngheo làm cho xã hội thiếu ổn định. Chính Mạnh tử đã khái quát
và cảnh báo cho những nhà quản lí: những lúc mất mùa, xã hội sẽ bất ổn. Tục
ngữ Việt Nam có câu: "Đói ăn vụng, túng làm càn". Vào những năm 80 của
thế kỷ XX, ở một số vùng của Việt Nam trộm cắp, cướp giật, trấn lột diễn ra
khá căng thẳng. Nhiều án tử hình, chung thân hoặc 20 năm tù cho những
phạm nhân mà chủ yếu mắc những tội phát sinh từ nghèo đói. Từ quốc gia
đến các vùng, những nơi nào nạn đói chưa chấm dứt thì tình hình xã hội
không ổn định. Bất bình xã hội trong dân chúng ngày một dâng cao, chính
quyền có nguy cơ sụp đổ.

1.1.3. Vai trò của xoá đói giảm nghèo
- Việt Nam có câu: "Có thực mới vực được đạo". "Thực" ở đây để chỉ
đời sống của con người; "đạo" ở đây được hiểu một cách rộng rãi hơn, tạm
cho là những yếu tố của sự phát triển. "Thực" là đời sống hàng ngày, là cái cơ
bản của cuộc sống con người. Cho đến hiện nay, phần đông người Việt Nam
vẫn đang loay hoay với những cái cơ bản của đời sống con người; cái mà
C.Mác đã khái quát cách đây gần hai thế kỷ là: người ta muốn làm chính trị,
muốn hoạt động nghệ thuật... thì trước hết phải có ăn, mặc, ở, đi lại và sinh
hoạt; nói cách khác, người ta muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải bảo
đảm không bị đói nghèo. Như vậy xóa đói, giảm nghèo là cái quan tâm đầu
tiên, cơ bản và thường xuyên của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Muốn
phát triển xã hội cũng như các cá nhân muốn "vươn cao, bay xa" nhất thiết

24


phải xóa đói giảm nghèo thắng lợi. Chưa giải quyết được vấn đề này thì
không nên lập chiến lược cho các vấn đề khác.
- Chiến lược xóa đói trên phạm vi thế giới giúp các quốc gia xích lại
gần nhau hơn. Ý thức được vấn đề đói nghèo ảnh hưởng khá mạnh đến đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, nên cuộc chiến chống đói
nghèo không chỉ được các quốc gia chậm phát triển quan tâm mà còn lôi cuốn
sự đầu tư của các quốc gia phát triển. Có thể nói, trong các vấn đề của nhân
loại ngày nay, chống đói nghèo được hầu hết các quốc gia trên thế giới có thái
độ nghiêm túc, chia sẻ lẫn nhau với nhiều mức độ. Đó có thể là những chiến
lược, góp ý vào những kế hoạch, viện trợ không hoàn lại vốn xóa đói, giảm
nghèo, cho vay với lãi suất thấp hoặc bằng 0. Tuy nguy cơ chiến tranh, sự đối
xử bất bình đẳng giữa các dân tộc vẫn còn, nhưng việc các quốc gia cùng
chung tay để xóa đói giảm nghèo là bức tranh đẹp về sự hợp tác và chung
sống hòa bình. Đó là một trong những hình tượng đẹp của thời đại văn minh.

- Xóa đói, giảm nghèo được thực hiện thắng lợi sẽ là nền tảng để các
quốc gia phát triển. Nhân loại ngày nay đã có khả năng giải quyết vấn đề mà
cách đây gần 300 năm, William Malthus cho rằng, dân số tăng theo cấp số
nhân, còn lương thực thực phẩm tăng theo cấp số cộng; do đó, nếu các quốc
gia không có chiến lược phát triển dân số tốt sẽ dẫn đến đói kém, chiến tranh,
bệnh tật... Tuy chưa nước nào thoát cảnh đói nghèo, đặc biệt là nghèo, nhưng
những cố gắng trong thời gian qua của các quốc gia sẽ không chỉ dừng lại ở
chiến lược xóa đói, giảm nghèo; mà hơn thế nữa, vì ước mơ của loài người là
giàu có và văn minh. Nhưng muốn đến được mục tiêu đó nhất thiết phải thực
hiện xóa đói, giảm nghèo trước hết. Ở những nước tỷ lệ đói nghèo thấp, hoặc
tuy còn tỷ lệ nghèo nhưng có thể ngang bằng với những nước có số hộ hay số
người đạt mức độ giàu, thì họ đã mạnh dạn xây dựng chiến lược đạt nước phát
triển; ngay như Trung Quốc cũng đã có chiến lược "xây dựng xã hội khá giả"
cách đây 2 năm.
25


×