Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.35 KB, 75 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
A. LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................4
B. NỘI DUNG..................................................................................................6
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN NINH LƯƠNG
THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO..........................................................6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO.........................................................................................................6
1. Cơ sở lý luận về an ninh lương thực..................................................6
1.1 Khái niệm về an ninh lương thực.....................................................6
1.2 Vai trò của an ninh lương thực........................................................9
1.3 Đặc điểm về đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta.....................12
1.4 An ninh lương thực trong chuẩn nghèo mới...................................14
2. Cơ sở lý luận về xoá đói giảm nghèo................................................15
2.1 Khái niệm về đói nghèo..................................................................15
2.2 Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo đói ở nước ta.......................16
2.3 Nguyên nhân của nghèo đói...........................................................17
II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐẢM BẢO AN NINH
LƯƠNG THỰC HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO...............................18
1. Bài học kinh nghiệm về đảm bảo an ninh lương thực hướng tới
xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh......................................................18
2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện và chỉ đạo
chương trình an ninh lương thực và hướng tới xoá đói giảm nghèo
của Tỉnh Yên Bái...................................................................................26
PHẦN 2. THỰC TRẠNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở VIỆT NAM.................................................................................................28
I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ
ĐÓI GIẢM NGHÈO ................................................................................28
1. Thực trạng về đảm bảo an ninh lương thực ..................................28


1.1 Đánh giá về mức độ đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam
hiện nay...............................................................................................29
1.2 Đánh giá thực trạng về việc tiếp cận với lương thực của người
nông dân, đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó
khăn.....................................................................................................33
2. Thực trạng về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005................36
II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC..............41
1. Tổng quan về các chính sách đảm bao an ninh lương thực quốc
gia thời kỳ 2001-2005............................................................................41
1

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
1.1 Giữ ổn định đất lúa, mở rộng diện tích trồng ngô; đầu tư chiều sâu,
thâm canh, sử dụng giống mới chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị
trường trong nước và xuất khẩu..........................................................42
1.2 Đảm bao nhu cầu cung cấp nước để mở rộng diện tích sản xuất
nông nghiệp.........................................................................................43
1.3 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn ............43
1.4 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; thúc đẩy tiến độ thực
hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng...................................................44
1.5 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại hàng nông sản ......45
1.6 Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao khoa học công
nghệ ....................................................................................................45
1.7 Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông
thôn......................................................................................................46
1.8 Hỗ trợ quá trình đổi mới quan hệ sản xuất và phát triển các thành
phần kinh tế ........................................................................................46
1.9 Thực hiện các chương trình dự án phát triển công nghiệp, ngành

nghề dịch vụ nông thôn, ổn định dân cư..............................................47
1.10 Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia............................47
1.11 Đồng thời với các chính sách phát triển chung, phối hợp liên
ngành và địa phương thực hiện các chính sách đặc thù, gắn tăng
trưởng với xoá đói giảm nghèo trên từng địa bàn, trong từng cộng
đồng dân cư.........................................................................................47
2. Tình hình thực hiện chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia thời kỳ 2001-2005............................................................................47
2.1 Về sản xuất lương thực thực phẩm.................................................47
2.2 Về thị trường lương thực và thực phẩm.........................................50
2.3 Về tiếp cận lương thực...................................................................52
III. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC ĐẾN XOÁ
ĐÓI GIẢM NGHÈO...................................................................................54
1. Sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực hướng xoá đói
giảm nghèo.............................................................................................54
2. Chính sách thị trường lương thực và lưu thông lương thực nhằm
cân bằng cung cầu lương thực để đảm bảo an ninh lương thực
hướng tới xoá đói giảm nghèo..............................................................56
3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật để
đảm bao an ninh lương thực sẽ tác động tới xoá đói giảm nghèo ....58
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
.....................................................................................................................59
1. Những kết quả đạt được về an ninh lương thực ............................59
1.1 Về sản xuất lương thực .................................................................59
1.2 Về thị trường lương thực và lưu thông lương thực .......................60
1.3 Về tiếp cận lương thực...................................................................61

2


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
2. Những thách thức (những vấn đề đặt ra) về an ninh lương thực 62
PHẦN 3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
VIỆT NAM.....................................................................................................64
I. ĐỊNH HƯỚNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO ......................................................................................................64
1. Định hướng chiến lược tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực .....64
2. Định hướng về xoá đói giảm nghèo .................................................65
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG
TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO..................................................................66
1. Quy hoạch sản xuất...........................................................................66
2. Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế...........................................66
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa......................................67
4. Giải pháp thị trường lương thực .....................................................68
C. KẾT LUẬN...............................................................................................70
PHỤ LỤC.......................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................75

3

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ kỹ thuật, điện tử viễn
thông, với khả năng và trí tuệ của mình con người đã làm được nhiều điều kỳ
diệu trong nhiều lĩnh vực khoa học như là: Vũ trụ hàng không, điện tử tin học,

hoá học, sinh học… đó chỉ là những thành công, những thành tựu mà con
người đã đạt được, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó thì còn có nhiều
vấn đề bất cập khó khăn mà đòi hỏi con người cần phải giải quyết. Một trong
những vấn đề bất cập đó chính là vấn đề nghèo đói vá an ninh lương thực.
Điều tưởng như nghịch lý ấy lại là một sự thất nó vẫn đang tồn tại song song
với quá trình phát triển của con người và nó vẫn thách thức con người trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội để đi tới một xã hội văn minh tốt đẹp
hơn.Trên thực tế nghèo đói và an ninh lương thực nó đang thách thức con
người như là một "điểm nóng", một đề tài thời sự được cả loài người quan
tâm.
Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội để đi lên chủ nghĩa
xã hội hiện nay, thì vấn đề nghèo đói và an ninh lương thực đã được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm và coi trọng. Nó được xem là chiến lược để phát
triển bền vững nền kinh tế, đưa nền kinh tế đất nước tiến lên trở thành nền
kinh tế có trình độ công nghiệp hoá hiện đại hoá cao, sánh vai với các nước
trên thế giới. Với quan niệm" nghèo đói và vấn đề an ninh lương thực là hai
lĩnh vực có mối quan hệ biện chứng với nhau, đảm bao an ninh lương thực
tức là góp phần giảm số lượng người nghèo và ngược lại giảm số lượng người
nghèo sẽ góp phần tăng cường khả năng đảm bảo an ninh lương thực". Mối
quan hệ này càng có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, với
mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam trước mắt là giảm tình trạng nghèo về lương
thực, thực phẩm.
Với nhận thức và quan niệm về nghèo đói và an ninh lương thực như
vậy Việt Nam đã tìm mọi cách để phát triển đất nước, và trong quá trình phát

4

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688

triển của mình việc trước tiên là phải giải quyết vấn đề an ninh lương thực và
nghèo đói, là nguyên nhân cản trở, kìm hãm sự phát triển của quốc gia. Chính
vì vậy, Việt Nam đã tập trung vào giải quyết vấn đề này và đã đạt được những
thành tựu to lớn và được thế giới công nhận. Từ một nước thiếu lương thực
trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực hàng năm đã trở thành nước xuất khẩu
gạo thứ hai thế giới, từ một nước có tỷ lệ hộ nghèo gần 40% năm 1998 nay
chỉ còn 6,5% năm 2005 (chuẩn nghèo cũ ). Tuy vậy hiện nay những thành tựu
đó cũng mới chỉ là bước đầu, nhưng không phải cứ nước nào sản xuất lương
thực nhiều và xuất khẩu lương thực là đã đảm bảo được an ninh lương thực,
Việt Nam cũng không ngoại lệ, hiện nay vấn đề an ninh lương thực và nghèo
đói đang đặt ra nhiều thách thức cho Nhà nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH
và đòi hỏi cần có những chính sách và cơ chế phù hợp để giải quyết, và làm
thế nào để đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo có hiệu quả.
Trong quá trình thực tập tại Văn phòng Chương trình Xoá đói giảm
nghèo và việc làm quốc gia - Bộ Lao động & Thương binh Xã hội em đã tập
trung nghiên cứu và lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp đảm bảo an
ninh lương thực gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay" làm đề
tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành đề tài này em đã được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
của giáo viên PGS.TS. Phạm Văn Khôi cùng toàn thể các cô, các chú trên
Văn phòng đã giúp em hoàn thành đề tài này. Do trình độ, khả năng và thời
gian ngắn, đặc biệt do kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài của em
không trách khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô cùng bạn đọc đóng
góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

5

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(

: 6.280.688
B. NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN NINH
LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO
1. Cơ sở lý luận về an ninh lương thực
1.1 Khái niệm về an ninh lương thực
 Quan điểm về an ninh lương thực:
Khoá họp lần thứ 8 của Uỷ ban lương thực thế giới đã đúc rút kinh
nghiêm hoạt động thực tiễn và nhấn mạnh quan điểm về an ninh lương thực.
Quan điểm về an ninh lương thực được hiểu theo nghĩa rộng và toàn diện.
Cần khắc phục quan điểm phiến diện bấy lâu cho rằng, an ninh lương thực
đồng nhất với giản đơn với việc mở rộng canh tác lương thực, an ninh lương
thực là nhiệm vụ của người sản xuất lương thực. Với quan điểm lệch lạc đó,
người ta không đề ra được những chính sách đồng bộ và đã làm cho an ninh
lương thực ngày càng xấu thêm và thêm nghiêm trọng.
Ở mỗi quốc gia cụ thể có đặc điểm tự nhiên, kinh tế, khoa học, văn
hoá… khác nhau chính vì thế quan điểm về an ninh lương thực ở từng quốc
gia cụ thể cũng sẽ phải cụ thể hoá theo các đặc điểm phù hợp đó, nhằm phù
hợp và có các giải pháp, chính sách và phát huy hiệu quả và đạt kết quả cao
trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia mình. Như vậy quan
điểm về an ninh lương thực ở các quốc gia là khác nhau nhưng quan điểm
chung về an ninh lương thực, bao gồm năm nội dung cơ bản sau:
Một là: Đảm bảo an ninh lương thực không có nghĩa là chỉ tập trung
vào việc đẩy mạnh sản xuất lương thực, mặc dù đó là điều kiện tiên quyết.
Trên thực tế, an ninh lương thực không chỉ đơn thuần như vậy. Bởi lẽ, ở
những nơi trong cùng một quốc gia thì cùng có những điều kiện tự nhiên, kinh

6


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
tế, xã hội, văn hoá … khác nhau vì thế nó sẽ kéo theo về quá trình sản xuất
lương thực cũng sẽ khác nhau về kỹ thuật, về phương pháp …, mặt khác
không phải khi nào, chỗ nào cũng có thể sản xuất được lương thực. Vì thế chỉ
tập trung vào sản xuất lương thực thì cũng chỉ tập trung được ở một số nơi có
điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực, nên để đảm bảo an ninh lương
thực cho các nơi khác sẽ gây ra khó khăn nên không chỉ đơn thuần là tập
trung sản xuất lương thực là đảm bảo được an ninh lương thực mà còn phải
kết hợp như là lưu thông, buôn bán, trao đổi, hình thành thị trường lương
thực, có các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo lương thực cho mọi người ở mọi
nơi, mọi lúc. Khi đó mới đảm bảo được an ninh lương thực.
Hai là: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người không
bị đói, kể cả nạn đói thông thường và đói vi chất hiện đang đe doạ trên 2 tỷ
người trên thế giới. Mục tiêu cấp bách là phải đảm bảo và giảm được một nửa
số người đang suy dinh dưỡng vào năm 2006. Như vậy trong việc đảm bảo an
ninh lương thực thì nhiệm vụ quan trọng đó là làm thế nào để mọi người dù ở
đâu, nơi nào thì cũng không bị đói kể cả đói thông thường và đói vi chất. Đói
thông thường đó chính là tình trạng một bộ phận dân cư không được đáp ứng
những nhu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống như thiếu ăn (lương thực, thực
phẩm) về số lượng hay là không có đủ chất dinh dưỡng như đạm, canxi… đó
chính là đói vi chất. Như vậy trong nội dung này đòi hỏi đảm bảo an ninh
lương thực là phải đảm bảo lương thực cho mọi người dân cả về số lượng và
chất lượng tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống, tồn tại, phát triển và lao động.
Ba là: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo ổn định cung - cầu
trong những điều kiện biến động như: Khi xẩy ra thiên tai, mất mùa, lúc giáp
hạt, khi có chiến tranh hay xung đột chính trị, xã hội, sắc tộc … Một loạt bài
học về thực tế trong những năm qua ở nhiều nước Châu Phi, Châu Á và Mỹ

La-tinh buộc người ta phải đặc biệt lưu ý vấn đề này. Thực tế cho thấy, hàng
năm, hàng chục triệu tấn lương thực cứu trợ của cộng đồng quốc tế cho các

7

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
khu vực này. Tuy rất quan trọng nhưng cũng chỉ làm dịu bớt phần nào nạn đói
và bất an an ninh lương thực đang diễn ra nghiêm trọng ở hàng loạt các nước.
Việt Nam mặc dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng thực
tế Việt Nam nằm trong vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, lụt lội… gây mất
mùa và gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân vì thế nội dung này hiện nay
Việt Nam rất quan tâm và làm khá tốt, đối phó được mọi tình huống được
cộng đồng thế giới công nhận và khen ngợi.
Bốn là: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người tiếp cận
đủ lương thực. Khả năng tiếp cận này có thể thực hiện theo hướng sản xuất
(tự cung tự cấp) hoặc theo hướng thương mại (mua hay nhập khẩu lương
thực). Mỗi hướng tiếp cận đều phải có điều kiện thoả đáng. Hướng thứ nhất,
phải có các điều kiện thuận lợi như đất đai, nước tưới tiêu, khí hậu, vốn, công
nghệ, chương trình phát triển nông nghiệp thích hợp. Hướng thứ hai, cần phải
có khả năng thực lực về tài chính để nhập khẩu lương thực ở cấp quốc gia
cũng như mức thu nhập ở cấp hộ gia đình để mua đủ số lượng lương thực cần
thiết. Việt Nam có các điều kiện theo hướng thứ nhất, đó chính là việc tự cung
cấp lương thực để đảm bảo an ninh lương thực cho mình hơn nữa Việt Nam
hiện nay cũng đã tận dụng tốt ưu thế này thể hiện ở kết quả mà nhưng năm
qua Việt Nam đạt được.
Năm là: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người ở mọi
nơi, mọi lúc có đủ lương thực đồng thời sử dụng lương thực có hiệu quả để
có thể duy trì được mức dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe lâu dài.

 Khái niệm về an ninh lương thực
Từ việc nghiên cứu những quan điểm và nhận thức về an ninh lương
thực toàn cầu trên ta đi đến định nghĩa về an ninh lương thực như sau: "An
ninh lương thực là khả năng tất cả mọi người ở mọi lúc có đủ lương thực cho
việc duy trì cuộc sống khoẻ mạnh và đáp ứng yêu cầu hoạt động thể chất bình

8

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
thường, kể cả hoạt động lao động của con người". An ninh lương thực có hai
mặt của cùng một vấn đề là sự sẵn có lương thực và khả năng kiếm được
lương thực.
Qua định nghĩa trên thì nội dung chính của việc đảm bảo an ninh lương
thực bao gồm: Việc cung cấp lương thực, phân phối lương thực và khả năng
tiếp cận với lương thực. Lương thực cần thích hợp về mặt văn hoá và thoả
đáng về dinh dưỡng. Đây sẽ là điều kiện tiên quyết cho việc đạt được an ninh
lương thực trong thời đại ngày nay.
Để tiếp tục trả lời câu hỏi thế nào là có an ninh lương thực? Theo FAO
đó là "khi lương thực luôn sẵn có, khi tất cả mọi người đều có phương tiện
tiếp cận lương thực, khi lương thực đó thoả đáng về mặt dinh dưỡng, cả về số
lượng, chất lượng, chủng loại và khi lương thực đó được chấp nhận trong
khuôn khổ một nền văn hoá nhất định". Đây là định nghĩa được hầu hết tổ
chức phi chính phủ và các tổ chức canh nông hoạt động trong lĩnh vực an
ninh lương thực chấp nhận, trừ một vài bảo lưu, hơn nữa đây còn được coi là
một quyền con người và tuyên ngôn quyền con người của Liên hợp quốc cũng
như công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đều bao hàm nội dung
bảo đảm quyền được có lương thực.
1.2 Vai trò của an ninh lương thực

Đảm bảo an ninh lương thực sẽ giúp cho mọi người đều được tiếp cận
với lương thực. Một quốc gia có phát triển bền vững hay không thì trước tiên
quốc gia đó phải có một nền chính trị ổn định, một nên kinh tế phát triển và
một nền văn hoá đặc trưng phù hợp… nhưng để có được điều đó thì trước tiên
quốc gia đó phải duy trì cuộc sống của các công dân trên lãnh thổ của mình để
thực hiện các công việc, duy trì sự hoạt động của cả quốc gia vì vậy muốn
duy trì được điều đó đòi hỏi các quốc gia sẽ phải quan tâm đến đời sống của
các công dân về mọi mặt như ăn, uống , ở, mặc, đi lại… để họ yên tâm làm
việc và giúp quốc gia đó phát triển.

9

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
Vấn đề quan trọng trước tiên đó chính là giải quyết vấn đề ăn cho
người dân, đòi hỏi các quốc gia phải có các chính sách, chiến lược về lương
thực, để đảm bảo an ninh lương thực hay nói cách khác thì các quốc gia phải
đảm bảo là mọi người dân trong quốc gia mình sẽ được tiếp cận với lương
thực, có đủ lương thực để đảm bảo duy trì cuộc sống và duy trì công việc.
Vậy đảm bảo an ninh lương thực sẽ có vai trò hết sức quan trọng, nó sẽ giúp
cho mọi người đều được tiếp cận với lương thực. Ở mỗi vùng khác nhau thì
việc tiếp cận lương thực lại theo các hướng khác nhau, như ở thành thị không
sản xuất được lương thực thì hướng tiếp cận là mua bán, trao đổi (thương
mại), còn ở các vùng như nông thôn sản xuất được lương thực nên việc tiếp
cận với lương thực sẽ theo hướng tự cung, tự cấp. Các vùng núi, vùng sâu,
vùng xa vừa sản xuất tự cung tự cấp, vừa thương mại trao đổi lương thực do ở
khu vực này sản xuất lương thực có năng suất thấp, diện tích gieo trồng ít, kỹ
thuật canh tác thấp kém, đi lại khó khăn nên tình trạng thiếu lương thực
thường xuyên xẩy ra gây nên tình trạng đói về lương thực. Điều này càng thể

hiện rõ vai trò của việc đảm bảo an ninh lương thực, nó không chỉ giúp người
dân tiếp cận được với lương thực ở mọi lúc, mọi nơi mà nó còn góp phần ổn
định về chính trị và kinh tế… quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống cho người
dân giúp người dân duy trì cuộc sống và yên tâm hơn để có thể làm việc và
giúp thoát khỏi nghèo đói.
Đảm bảo an ninh lương thực sẽ giúp cho các quốc gia đối phó được với
các biến động đột xuất như là thiên tai, hạn hán, chiến tranh, xung đột. Trong
thực tế, từ xưa đến nay nếu như quốc gia nào không đảm bảo được an ninh
lương thực khi xảy ra những biến động đột ngột sẽ không thể nào mà đói phó
kịp sẽ gây nên những sự bất ổn về mọi mặt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến
diệt vong của quốc gia. Ví dụ đơn thuần như việc đột nhiên xảy ra chiến tranh
mà quốc gia đó không đảm bảo an ninh lương thực, không dự trữ được lương
thực thì sẽ không đáp ứng được lương thực cho người dân, cho binh lính sẽ

10

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
dẫn đến lòng dân không yên, binh lính không chiến đấu được … Còn nếu như
đột biến xảy ra bão lũ mà việc đảm bảo an ninh lương thực không kịp thời có
thể dẫn đến nạn đói và có thể làm cho nhiều người chết vì đói khi bão lũ kéo
dài mà không được sự trợ giúp của Chính phủ vì thế Chính Phủ phải đảm bao
an ninh lương thực để đáp ứng mọi tình huống xẩy ra.
Đảm bảo an ninh lương thực giúp cân bằng cung cầu thị trường lương
thực, ổn định giá cả. Trên thực tế hiện nay cung cầu lương thực ít biến động
do các quốc gia đều có các phương pháp và chính sách đảm bảo an ninh
lương thực cho quốc gia mình, trừ một số quốc gia ở Châu Phi. ở đây chúng
ta muốn nói đến vai trò quan trọng của việc đảm bảo an ninh lương thực đó
chính là việc điều tiết cung cầu lương thực giữa các quốc gia, giữa các vùng.

Nhờ có đảm bảo an ninh lương thực với những chính sách và chiến lược hợp
lý nên lương thực đã đến và đảm bảo, ít xảy ra biến động về cung cầu cũng
như giá cả lương thực giúp cho người dân sử dụng lương thực yên tâm hơn và
tích cực làm việc, giúp cho các quốc gia, các vùng phát triển một cách bền
vững và ổn định.
Đảm bảo an ninh lương thực nhằm thực hiện nhanh quá trình xoá đói
giảm nghèo. Trên thế giới hiện nay vấn đề nghèo đói vẫn đang là vấn đề nóng
bỏng, đặc biệt là các quốc gia phát triển với tỷ lệ nghèo còn cao và đòi hỏi các
quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế đất nước phải tìm mọi cách để giảm
nghèo, giảm dần khoảng cách giữa các vùng. Ở Việt Nam, hiện nay trong quá
trình xoá đói giảm nghèo của mình thì việc giải quyết đẩu tiên đó chính là
giảm nhanh vấn đề nghèo về lương thực, thực phẩm để giải quyết vấn đề ăn
cho nhân dân, để họ yên tâm làm việc và thực hiện nhiệm vụ của mình, thúc
đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo.
Đảm bảo an ninh lương thực cấp cơ sở tạo điều kiện để chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn. khi đảm bảo
an ninh lương thực thì chúng ta phải làm từ cấp cơ sở, bởi lẽ đối tượng để

11

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
chúng ta tác động chính là nông dân và họ đều sinh sống ở nông thôn và họ
sản xuất nông nghiệp là chính, vì vậy đảm bảo được an ninh lương thực cấp
cơ sở sẽ tạo điều kiện để chuyển đổi và phát triển kinh tế ở nông thôn. khi
đảm bảo an ninh lương thực chúng ta thực hiện sản xuất lương thực, đặc biệt
là thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nó sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế cao, có đủ lương thực đảm bảo cho người dân có lương thực để dùng
và có thể đem bán và sẽ tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo điều kiện phát

triển kinh tế xã hội, và thực hiện chiến lược công nghiệp hoá nông nghiệp
nông thôn. Đảm bảo an ninh lương thực cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói riêng và phát
triển đất nước nói chung, nó sẽ đảm bảo sự ổn định, sự bền vững khi đất
nước ta tiến lên xã hội chủ nghĩa.
1.3 Đặc điểm về đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên sản xuất lương thực của
nước ta có tính chất vùng rõ rệt nên việc đảm bảo an ninh lương thực cũng sẽ
có tính chất vùng. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở mỗi vùng khác nhau là
khác nhau, do ở mỗi vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác
nhau. Đảm bảo an ninh lương thực không chỉ là việc đảm bảo cho người dân
đủ ăn, phải lo cho họ khi họ thiếu ăn mà việc quan trọng là với những điều
kiện của mỗi vùng thì phải có các chiến lược, chính sách cụ thể hợp lý để họ
tự cung, tự cấp hay nói cách khác là họ tự đảm bảo lương thực cho mình
nhằm duy trì cuộc sống. Chúng ta đảm bảo an ninh lương thực đối với những
vùng cụ thể sẽ phải có các công cụ cụ thể nhằm đảm bảo an ninh lương thực
tốt nhất, ít công nhất và rẻ nhất, chẳng hạn như một vùng nào đó sản xuất lúa
gạo không hiệu quả tất yếu xảy ra lương thực không đủ ăn, bị đói nhưng
chính sách lại không phù hợp vẫn cứ bắt họ phải cấy lúa, vậy thì tình trạng
đói là đương nhiên. Với tình huống cụ thể này thì ta phải có phương pháp để
giải quyết như chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đổi

12

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
hướng sang trồng cây khác có hiệu quả hơn, kinh tế hơn, chuyển sang chăn
nuôi. Như vậy không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực mà còn giúp cho
người dân thoát được cảnh nghèo đói truyền kiếp.

Do thu nhập giữa các vùng, các địa phương là khác nhau và có sự
chênh lệch nên đảm bảo an ninh lương thực đói với từng vùng, từng địa
phương đối tượng là khác nhau.
Khu vực thành thị thu nhập cao, việc đảm bảo an ninh lương thực
không còn là việc đảm bảo vấn đề ăn về số lượng nà còn đảm bảo an ninh
lương thực còn phải là cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã và văn hoá, đảm
bảo về dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực ở trình độ cao.
Khu vực nông thôn, đồng bằng có thu nhập thấp nhưng ở khu vực này
lại sản xuất được nhiều lương thực nên vấn đề đói về lương thực cũng không
đáng quan tâm vì thế đảm bảo an ninh lương thực ở khu vực này tiến dần tới
tăng thu nhập cho họ, sử dụng lương thực chất lượng , có dinh dưỡng cao và
sử dụng lương thực sạch, huy động dự trữ phòng trừ các tình huống xảy ra.
Vùng núi, vùng sâu, vùng xa, có thu nhập thấp, đói về lương thực xẩy
ra thường xuyên nên cần phải đảm bảo an ninh lương thực trước tiên là về số
lượng, giúp họ có lương thực để duy trì cuộc sống và tích cực thoát nghèo, tự
lo được cho mình.
Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới gió mùa nên đảm bảo an ninh
lương thực có đặc điểm là đảm bảo an ninh lương thực với các biến động đột
xuất do những yếu tố khách quan đem lại như hạn hán, lũ lụt, mất mùa…
Thực tế cho thấy ở Việt Nam thời tiết luôn biến động thất thường mưa, bão,
lũ, hạn hán thường xuyên xẩy ra nên trong chương trình đảm bảo an ninh
lương thực của Việt Nam luôn quan tâm tới tình huống này nhằm đáp ứng
lương thực kịp thời cho người dân khi xẩy ra các tình huống đột suất từ đó
nhằm ổn định về kinh tế, chính trị đất nước, đưa đất nước phát triển bền vững.

13

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688

1.4 An ninh lương thực trong chuẩn nghèo mới
Điều chỉnh chuẩn nghèo mới, hay là xác định một đường nghèo mới để
xây dựng mục tiêu giảm nghèo cho giai đoạn 2006 – 2010 là một yêu cầu
khách quan. Việt Nam đạt tốc độ giảm nghèo nhanh ở trong giai đoạn 2001 –
2005, trung bình mỗi năm giảm 2,5% và ước tính, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống
6,5% vào năm 2005 so với mục tiêu đề ra là 10%, có thể nói chuẩn nghèo cũ
không còn phù hợp trong giai đoạn 2006 – 2010. Mặt khác chính chuẩn nghèo
là hoạt động có tính tiến trình. Trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt
Nam.
Hội nhập quốc tế và khu vực đang đặt ra một yêu cầu đối với Việt Nam
có chuẩn nghèo “ngang bằng” với khu vực, trong khi ngân hàng thế giới
(WB) khuyến nghị áp dụng chuẩn nghèo ở mức 2USD / ngày (sức mua tương
đương), đối với các nước đang phát triển, chuẩn nghèo của Trung Quốc,
philipiner đã ở mức 2USD, còn ở Thái Lan, Malaysia đã ở mức 3USD. Thì
chuẩn nghèo áp dụng Việt Nam tương đương mới chỉ là 0,95USD ở khu vực
miền núi, 1,2USD ở khu vực nông thôn và đồng bằng, 1,7USD ở khu vực
thành thị, vì vậy chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 được xây dựng trên cơ
sở quan trọng nhất là “mức chi tiêu của hộ gia đình” trong năm 2005 tỷ lệ
nghèo bình quân chỉ còn 6,5% nhưng với chuẩn nghèo mới thì tỉ lệ này lên tới
26% tương đương 4,6 triệu hộ nghèo cả nước. Đặc biệt ở vùng núi thì tỉ lệ
nghèo cho những vùng này là vào khoảng 70 – 75%. Đặt ra vấn đề là phải
đảm bảo những nhu cầu thiết yếu cho họ việc trước tiên đó là giải quyết
nghèo về lương thực. Vậy đảm bảo an ninh lương thực trong chuẩn nghèo
mới là đảm bảo cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc có đủ lương thực để
duy trì cuộc sống theo quy định tiêu chuẩn mới nhằm nâng cao mức sống cho
dân cư.

14

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

(
: 6.280.688
2. Cơ sở lý luận về xoá đói giảm nghèo
2.1 Khái niệm về đói nghèo
Thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ và nhận định nghèo khổ
theo bốn khía cạnh về thời gian, không gian, giới và môi trường.
 Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người có mức sống
dưới “chuẩn” trong một thời gian dài để phân biệt với số người nghèo
khổ tình thế. Ví như những người thất nghiệp, những những người quá
nghèo do suy thoái kinh tế hoặc do thiên tai, dịch hoạ, tệ nạn xã hội ….
 Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn nơi có đông dân
số sinh sống. Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết là ở
các nước đang phát triển đang có xu hướng gia tăng.
 Về giới: Nghèo đói là phụ nữ đông hơn nam giới. Những hộ gia đình
nghèo nhất là những hộ do phụ nữ là chủ hộ. Trong các hộ nghèo đói
do đàn ông làm chủ hộ thì phụ nữ khổ hơn nam giới
 Về môi trường: Phần lớn người nghèo đều sống ở những vùng sinh thái
khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và sự xuống cấp về môi
trường đều đang ngày càng trầm trọng thêm.
Từ bốn phía khía cạnh trên Liên hiệp quốc đưa ra hai khái niệm chính
về đói nghèo như sau:
 Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiếu cho cuộc sống
là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở giao tiếp xã hội, vệ
sinh, y tế và giáo dục. Ngoài ra nhu cầu cơ bản nêu trên còn bao gồm
quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng.
 Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức sống trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét

15


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
2.2 Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo đói ở nước ta
Đặc điểm đối tượng nghèo: Sau gần 20 năm đổi mới, thu nhập và mức
sống cảu đại đa số người dân đã dược cải thiện, vì vậy đối tượng nghèo đói
cũng có sự thay đổi. Truớc đây do nguồn lực hạn chế nên chương trình
thường tập trung vào giải quyết cho đối tượng nghèo về lương thực- thực
phẩm. Nay mức sống tăng lên nên mức sống phi lương thực, thực phẩm ( nhu
cầu về nhà ở,chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, giáo dục văn hoá, đi lại...)cũng
tăng thêm và nhiệm vụ của chương trình là hỗ trợ để giảm bớt đối tương ghèo
phi lương thực, thực phẩm - nghèo tương đối. Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng
thành quả của sự phát triển cũng có sự khác biệt giữa nhóm giàu và nhóm
nghèo, do sự phân hoá giàu nghèo.
Tuy vậy ở một số vùng đồng bào các dân tộc nghèo đói vẫn rất đa
dạng, thể hiện:
 Tình trạng thiếu ăn hàng năm từ 1- 2 tháng, chủ yếu ở vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số, vùng lũ lụt, hạn hán ước tính mõi năm cũng
phải có 1 triệu lượt người thiếu ăn, chiếm khoảng 5% họ nghèo theo
chuẩn mới và 1,2% số hộ toàn quốc.
 Trong số các ngôi nhà tạm còn khoảng 500.000 hộ; tài sản đồ
dùng lâu bền không có hoặc có nhưng giá trị thấp, hầu hết hộ nghèo
dân tộc tài sản ở mức 1-2 triệu.
 Không có điện để sử dụng trong sinh hoạt 21% và phải sử dngj
nguồn nức tự nhiên sông,suối hồ ao
 Người nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất: năm 1993
khoảng 8% hộ nông dân không có đất sản xuất, năm 1998 khoảng 9%
nhưng đến ăm 2002 là 11% tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2005, tập
trung vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long 39%, Đông Nam Bộ

31%, Tây Nguyên 3%, Duyên Hải Miền Trung 9%.

16

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
 Thiếu điều kiện cơ bản để sản xuất , hạ tầng cơ sử kém phát
triển, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu vốn chưa tiếp cận được thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
 Thiếu kiến thức sản xuất do tình độ văn hoá kém, mù chữ
(15,2%), hoạt dộng chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm - ngư - nghiệp,
không có chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở những hộ
nghèo là bằng không.
 Tập quán lạc hậu, nhất quán ma chay, cưới xin lãng phí và tốn
kém. Nhiều hộ ở dân tộc khi tổ chức ma chay còn bán cả trâu,bò mua
bằng tiền của vốn vay ngân hàng để nhờ thầy lang.
 Người dân nhập cư đô thị thì không có việc làm ổn định, thu
nhập thấp, chưa được bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ, giáo dục, một bộ phận con cái của họ vẫn lang thang
kiếm sống.
2.3 Nguyên nhân của nghèo đói
Nguyên nhân khách quan là xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta khi
đổi mới thấp, do phải trải qua 30 năm chiến tranh, nguồn nhân lực của nhà
nước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa
phương và điều kiện tự nhiên không thuận lợi ở một số vùng.
Nguyên nhân chủ quan: Do tác động của chính sách chi tiêu cho y tế,
giáo dục và chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chưa
cân đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế
(giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa khu vực nông thôn với khu vực thành

thị). Do bản thân người nghèo có trình độ văn hoá thấp, gia đình đông con,
phong tục tập quán lạc hậu.

17

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG
THỰC HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Bài học kinh nghiệm về đảm bảo an ninh lương thực hướng tới xoá đói
giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện an ninh
lương thực gắn với xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 2001-2005 Hà tĩnh đã
quyết tâm thực hiện và kết hợp thành công giữa đảm bảo an ninh lương thực
và xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt hai chương trình: chương trình đảm bảo
an ninh lương thực và chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo
và việc làm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các kết quả đạt được
của Hà Tĩnh trong thực hiện chương trình an ninh lương thực hướng tới xoá
đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005:
 Về sản xuất lương thực:
Diện tích cây lương thực đã được quy hoạch ổn định 110.000 ha, sản
lượng lương thực có hạt từ 420.315 tấn năm 2001 đã tăng lên 495.300 tấn
năm 2005 (tăng 17,8%), lương thực bình quân đầu người từ 331
kg/người/năm vào năm 2001 tăng lên gần 400kg/người/năm vào năm 2005.
Đã góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo hướng tới
xoá hết nghèo về lương thực của tỉnh. Người dân không phải lo về vấn đề
lương thực tức là vấn đề ăn nữa họ có thời gian để làm việc khác và tìm cách
làm giàu, con em họ sẽ được đi học, họ dược các can bộ giúp đỡ cả về kinh
nghiệm và công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn…từ đó người dân tự vươn lên

thoát nghèo và hướng tới làm giầu. vì thế sản xuất lương thực có hiệu quả là
điều kiện tiền đề cho việc đảm bảo an ninh lương thực và từ đó hướng tới xoá
đói giảm nghèo.
 Về thực phẩm:
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để đảm bảo lấy sức kéo( đối với
trâu, bò), đồng thời nâng cao sản lượng thịt gia súc, gia cầm theo hướng sind

18

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
hoá đàn bò và nạc hoá đàn lợn. So với năm 2001, năm 2005: đàn trâu 116.596
con, tăng 16,6%; đàn bò 181.839 con tăng 22,8% , đàn lợn 416.130 con tăng
24,1%, đàn dê 20.400 con tăng 58,9% , đàn hươu 11.340 con tăng 43,5% ,
đàn gia cầm 4.158.000 con tăng 15%. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản
xuất nông nghiệp từ 29,73% năm 2001 lên khoảng 32% năm 2005, hàng năm
cung ứng khoảng 40.000 tấn thịt hơi các loại
Ngoài lượng thịt gia súc gia cầm, các loại rau đậu thực phẩm khác khá
phong phú, diện tích và sản lượng đều tăng. So với năm 2001 thì năm 2005
sản lượng lạc đạt 35.053 tấn, tăng 39,6% sản lượng vừng đạt 540 tấn tăng
19,5%, sản lượng rau đậu đạt 68.900 tấn , tăng 10%.
Với kết quả đạt dược về sản xuất thực phẩm Hà tĩnh đã đảm bảo được
an ninh lương thực không chỉ về lương thực mà còn đảm bảo cả về thực
phẩm, đảm bảo về vấn đề dinh dưỡng cho mọi người dân,giúp đảm bảo sức
khoẻ đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất…
 Về sức khoẻ và dinh dưỡng
Sự phát triển của kinh tế nói chung mà đặc biệt là sự tăng nhanh về số
lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm nên đời sống của nhân dân không
ngừng được cải thiện một cách rõ rệt

Mức cung cấp năng lượng bình quân đầu người không ngừng tăng lên,
năm 2001: 1.976kcalo/người/ngày; năm 2005: 2.350 kcalo/ngươi/ngày
Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dược giảm đáng kể, đặc biệt là
trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2001: tỷ lệ suy dinh dưỡng là 36,2%; năm 2005 giảm
xuống còn xấp xỉ 18,78%
 Về việc đảm bảo an ninh lương thực tác động tới xoá đói giảm
nghèo
Chương trình an ninh lương thực của tỉnh trong 5 năm qua đã góp phần
không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 24,71% năm 2001 xuống còn

19

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
12,6% năm 2004, mỗi năm giảm trung bình gần 3% (theo chuẩn nghèo cũ). từ
việc đảm bảo an ninh lương thực thì đã tác động rất lớn tới việc giảm nghèo ở
tỉnh và đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh trong
5 năm qua.
 Về lưu thông dự trữ lương thực
Lương thực hàng hoá của nông dân hàng năm lưu thông trên thị trường
xấp xỉ 10 vạn tấn, giá bình quân thóc từ 2.200-2.500 đồng/ kg
Ngoài việc cung cấp lương thực cần thiết cho người dân trong tỉnh,
hàng năm công ty lương thực đảm bảo thu mua dự trữ theo chỉ tiêu giao là
500 tấn/ năm
Với những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chương trình vì
mục tiêu an ninh lương thực và chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói
giảm nghèo và việc làm, Hà Tĩnh đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
• Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị vì mục tiêu an ninh lương
thực và xoá đói giảm nghèo.

Mục tiêu an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo phải đưa vào nghị
quyết củ tỉnh uỷ. Đặc biệt vấn đề an ninh lương thực được tỉnh Hà Tĩnh xác
định là mục tiêu hàng đầu, là cơ sở để phát triển bền vững, ổn định xã hội là
tiền đê để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác trong quá trình phát triển
kinh tế của tỉnh, mà trước tiên là mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá thì trước tiên phải giải quyết được đòi nghèo, ngay cả
việc giải quyết đói nghèo mà còn chưa được thì không thể phát triển công
nghiệp dược vì vậy Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ làn thứ XIII nhiệm
kỳ(1991-1995) đã xách định:" Tập trung sản xuất nông nghiệp, coi trọng sản
xuất lương thực, thực phẩm. Phấn đấu đến hết năm 1995 đạt 30-33van tấn
lương thực, đưa bình quân lương thực đầu người đạt 250kg/người/năm". Tiếp

20

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
sau đó Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ làn thứ XIV nhiệm kỳ (1996-2000)
đã đè ra: " Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản
lâu dài để ổn định đời sống và tăng trưởng kinh tế. Phát triển mạnh , toàn diện
Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đảm bảo an ninh
lương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo", và phát triển kinh tế của tỉnh theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển bền vững và ổn định. Nghị
quyết Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ (2001-2005) tiếp tục khẳng định" tiếp
tục coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là trong điểm".
Trên cơ sở nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh đề ra các chỉ tiêu cụ
thể, các giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện, các chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp nông thôn và bố trí kinh phí nhằm thực hiện các chính sách
đã ban hành.

Để đẩy mạnh phát triển sản xuất thì phải phát huy được vai trò của các
đoàn thể chính trị - xã hội cùng tham gia, đặc biệt là vai trò của hội phụ nữ và
hội nông dân. Trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ chiếm một vai trò
hết sức quan trọng, là lực lượng lao động chủ yếu trong phát triển trồng trọt,
chăn nuôi. Trong những năm qua, sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã
chủ động ký nghị quyết liên tịch với Tỉnh đoàn, Hội nông dân, Hội phụ nữ để
tổ chức tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi, phát động mạnh mẽ các phong trào
thi dua lao động sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ vay vốn mở rộng sản
xuất, góp phần giải quyết việc làm,xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
• Phải làm tốt công tác quy hoạch
Quy hoạch diện tích sản xuất cây lương thực ổn định để có điều kiện
thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, tăng hệ số sử dụng đất, đảm bảo sản xuất
đủ lương thực(tính sẵn có). Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp nông
thôn được tiến hành với phương châm đất nào cây ấy, phát huy lợi thế so sánh
của từng vùng, phát triển cả trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề nông thôn,
tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, lấy hiệu quả kinh tế làm đầu, nhằm mục

21

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
đích tăng thu nhập cho bà con nông dân ( tính ổn định ) giúp bà con vượt
nghèo và vươn lên làm giàu. Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp nông
thôn cần phải gắn chặt với thực hiện cuộc vân động chuyển đổi ruộng đất
nông nghiệp. Chuyển đổi ruộng đất dựa trên cơ sở vận động nhân dân tự giác
thoả thuận, quy hoạch vùng sản xuất gắn liền với quy hoạch thuỷ lợi, quy
hoạch bờ vùng, bờ thửa, quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn, từng
bước thực hiện tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn, đảm bao lưu thông phân phối lương thực thực phẩm, đặc biệt là vùng

sâu, vùng xa.
• Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là xây dựng hệ thống thuỷ lợi
và phát triển hệ thống giao thông nông thôn.
Đây là hoạt động hết sức quan trọng nhằm mang lại hiệu quả thiết thực
vì mục tiêu an ninh lương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo, vì nó đã tạo ra
cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất lương thực thực phẩm. Ngoài những công
trình xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước, thì đối với các công trình xây
dựng hạ tầng nông thôn, cần phân cấp quản lý, giao quyền chủ động về tài
chính, huy động nhân lực, năng lực sẵn có, quyền chủ động sáng tạo trong
điều hành cho địa phương, gắn với cộng đồng dân cư, với người hưởng lợi.
Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh trong
những năm qua đã khẳng định: khi một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân,
đem lại lợi ích trực tiếp cho người hưởng lợi thì sẽ huy động được tối đa sức
dân, đạt được những kết quả to lớn. Vậy kinh nghiệm cho thấy muốn phát
triển kinh tế của tỉnh lâu dài và bền vững thì việc phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn là hết sức quan trọng, nó là tiền đề, là nền tảng cơ bản cho sự phát
triển kinh tế của vùng và của tỉnh, nố không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương
thực mà còn giúp bà con nông dân xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu
chính trên mảnh đất quê hương mình, nó sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã

22

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
hội của nông thôn noi riêng và của tỉnh nói chung, vì thế nên đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn là mục tiêu chiến lược trong quá trình phát triển kinh
tế và trong chiến lược thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đó là
chương trình: Đảm bảo an ninh lương thực và chương trình mục tiêu quốc gia

xoá đói giảm nghèo và việc làm nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực
hương tới xoá đói giảm nghèo giúp bà con vươn lên làm giàu từ chính mảnh
đất quê hương mình.
• Về công tác chỉ đạo sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực
hương tới xoá đói giảm nghèo.
Trong sản xuất không làm theo kiểu phông trào, phải lấy hiệu quả kinh
tế làm đầu, tránh việc bằng mọi giá để tăng sản lượng lương thực, đặc biệt là
sản xuất lúa lai trên nền đất không phù hợp. Việc xây dựng các dự án sản xuất
Đông xuân, hè thu và vụ Đong được xây dựng từ cơ sở lên có sự tham gia
đóng góp ý kiến của cộng đồng dân cư, của chính quyền cấp huyện, xã cho
nên sát với thực tiễn, tính khả thi cao.
Công tác giống được tiến hành đồng thời theo hai hướng: Một mặt
nghiên cứu, khảo nghiệm những giống lúa mới, giống ngô, giống lạc, có năng
suất cao, chất lượng tốt phù hợp với đồng ruộng Hà Tĩnh vào sản xuất; mặt
khác tổ chức thực hiện chương trình giống lúa nhân dân. Hàng năm tỉnh bố trí
kinh phí trên 1 tỷ đồng cho chương trình giống lúa nhân dân. Trên địa bàn 11
huyện thị đều có quy hoạch các điểm sản xuất giông lúa nhân dân, nhờ đó
hàng năm bà con nông dan chủ động sản xuất được trên 70% giống lúa xác
nhận, giải quyết dứt điểm tình trạng lấy thóc thịt ra làm giống vì vậy đã góp
phần quan trọng vào việc đảm bảo sản lượng lúa hàng năm và còn dự trữ, giải
quyết và đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh vên không còn tình trạng đói
về lương thực người dân yên tâm và tích cực vươn lên làm giàu. Trong những
năm vừa qua thì tỉnh ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực còn tích cực thực
hiện các chương trình của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu đáng

23

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688

kể góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế từ đó tích cực giảm
nghèo thể hiện ở tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong vong 5 năm.
Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ là một điều hết sức có ý nghĩa trong sản
xuất lương thực trên đất Hà Tĩnh; nó đã làm thay đổi tập quán sản xuất lâu
đời của nông dân, chuyển hẳn từ sản xuất vụ mùa bấp bênh sang vụ Hè thu
chắc ăn, né tránh được bão lũ, lụt lội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất cây vụ Đông, đặc biệt là cây ngô đông trên đất 2 lúa, đưa vụ Đông
thành vụ sản xuất chính. Qua đó sản lượng lương thực ngày một tăng lên cả
về số lượng và chất lượng qua đó đảm bảo được an ninh lương thực và hương
dần tơi xoá đói giảm nghèo ở một số địa phượng còn gặp khó khăn, và trước
tiên là giải quyết vấn đề đói về lương thực cho những vùng này. Giúp họ thoát
nghèo và vươn lên làm giàu rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa các vung
trong tỉnh.
• Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao năng lực cán bộ khuyến
nông 3 cấp, đặc biệt là khuyến nông viên cơ sơ.
Phát huy vai trò của khuyến nông viên cơ sở và tăng cường hoạt động
của câu lạc bộ khuyến nông cấp thôn. Chính đây là lực lượng và là nơi để
chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho bà con nông dân, vì vậy cần bố trí
kinh phí để nâng cao năng lực cũng như hỗ trợ cho lực lượng khuyến nông
viên cơ sở. Đây chính là trọng tâm của việc đảm bảo an ninh lương thực từ đó
sẽ thúc đẩy tự túc lương thực và giúp bà con tư thoát nghèo dựa vào chính bản
thân mình và sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cơ sở.
Phương thức xây dựng mô hình, các tiếp cận, chuyển giao phải phù hợp
với đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ tập quán canh tác của người
dân. Việc xây dựng mô hình nhất thiết phải gắn với hộ nông dân, nông dân
góp vốn, ngày công lao động, Nhà nước chỉ hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư chủ
yếu. Khi xây dựng mô hình có hiệu quả thì tiến hành các buổi hội thảo đầu bờ
để trao đổi học tập kinh nghiệm, phối hợp liên kết cộng đồng để triển khai ra

24


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận
(
: 6.280.688
diện rộng. giúp nông dân không chỉ ở trong địa phương mà còn nhiều nơi
khác cùng tham gia khi có hiệu quả, nhất là với những khu vực có điều kiện
sản xuất khó khăn và thường xuyên xẩy ra nạn đói về lương thực, như các
vung Tây Nguyên, Miền Núi, Bãi Bồi ven biển… sẽ giúp các vùng này xây
dựng các mô hình sản xuất và giúp họ xoá được đói , giảm tỷ lệ hộ nghèo và
vương lên làm giàu.
Kết hợp đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, đặc biệt là thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Ở Hà Tĩnh, trong những năm qua Ngành
Nông Nghiệp và PTNT đã phối hợp với đài phát thanh truyền hình tỉnh thực
hiện chuyên mục" Nông nghiệp nông thôn " và chuyên mục " cùng vơi nhà
nông làm giàu " nông dân đã học được nhiều kinh nghiệm qua các chuyên
mục này. Đây chính là bài học kinh nghiệm quý báu mà Hà Tĩnh đúc rút ra
khi thực hiện các chương trình của Nhà nước nhằm thực hiện đảm bao an
ninh lương thực đẻ hướng tới xoá đói giảm nghèo.
Áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất. Năm 2004-2005, tỉnh
Hà Tĩnh đã triển khai Dự án áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn chương trình đã phát huy hiệu quả và
giúp ích lớn cho công cuộc đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm
nghèo của tỉnh.
• Đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây
dựng nông thôn mới.
Phong trào xoá nhà tranh dột nát, xây dựng quỹ vì người nghèo đã có
nhiều cách làm hay, khơi dậy sức sống nội lực trong dân, dân đồng tình, dân
ủng hộ, dân làm. Từ đó giúp dân ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp, yên tâm
lao động sản xuất và tự thân vươn lên.
Về giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân giúp nông dân nâng

cao cuộc sống. Ngoài đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, đào tạo nghề,

25

×