Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Xây dựng phần mềm kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty cổ phần dược phẩm AN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 121 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN DOANH THU
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN AN
TP.HÀ NỘI

Sinh viên : NGUYỄN HỮU THÀNH
Lớp

: CQ53/41.03

Giáo viên hướng dẫn: TS. VŨ BÁ ANH

HÀ NỘI – 2019


1

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án “XÂY DỰNG PHẦN MỀM
KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
AN AN”, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, các

thầy cô trong khoa hệ thống thông tin kinh tế, ban lãnh đạo Công ty CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM AN AN”, kế toán trưởng, và các anh chị trong phòng kế toán.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Vũ Bá
Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Thầy đã chỉ
bảo và cung cấp cho em những kiến thức quý báu để em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa hệ thống thông tin kinh


tế đã có những bài giảng bổ ích với sự tâm huyết, nhiệt tình trong suốt thời gian
em theo học tại trường, giúp em có thể vận dụng các kiến thức chuyên môn phục
vụ cho đồ án tốt nghiệp, và là hành trang quý báu cho công việc sau này.
Thực hiện đề tài này em còn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình từ các
anh chị tại đơn vị thực tập, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo “ Công ty
CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN AN” đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập.
Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều để nghiên cứu và xây dựng đồ án
của mình nhưng bên cạnh những điều đã đạt được thì ít nhiều đồ án của em có
thể gặp một vài sai sót, chưa đạt được như thầy cô mong muốn. Vì thế em rất
mong nhận được những lời góp ý của quý thầy cô và các bạn qua địa chỉ email:
để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện
hơn. Từ đó em sẽ rút ra cho mình bài học kinh nghiệm và đưa ra hướng khắc
phục giúp em có thêm kiến thức để phát triển tốt hơn trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 05 năm 2019

Sinh viên
NGUYỄN HỮU THÀNH


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả đồ án tốt nghiệp


NGUYỄN HỮU THÀNH


3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................vi
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................vii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................3
5. Kết cấu đề tài...............................................................................................4
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ
TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP..............5
1.1 Cơ sở lý luận để xây dựng phần mềm kế toán........................................5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, thành phần của phần mềm kế toán...................5
1.1.1.2. Đặc điểm của phần mềm kế toán........................................................6
1.1.2. Sự cần thiết phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp
...........................................................................................................................7
1.1.3. Quy trình xây dựng phần mềm kế toán...............................................7
1.1.4. Các công cụ tin học sử dụng trong xây dựng phần mềm kế toán......11
1.1.5. Nhận xét chung....................................................................................17
1.2 Cơ sở lý luận của kế toán doanh thu bán hàng...................................17

1.2.1 Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán doanh thu bán hàng...................17


4

1.2.2 Đặc điểm khi hạch toán doanh thu......................................................20
1.2.3 Phương thức bán hàng và cung cấp dịch vụ.......................................21
1.2.4 Nội dung công tác kế toán bán hàng tại doanh nghiệp......................22
1.2.4.1. Các tài khoản sử dụng.......................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
DOANH THU BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẦM
AN AN.............................................................................................................28
2.1. Khái quát về công ty...............................................................................28
2.1.1. Giới thiệu về công ty.............................................................................28
2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.....................................................29
2.2 Đánh giá thực trạng và giải pháp phân tích thiết kế HTHT kế toán
doanh thu bán hàng tại công ty....................................................................33
2.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty .....................................33
2.2.2 Hình thức kế toán.................................................................................37
2.2.3 Hệ thống tài khoản...............................................................................38
2.2.4. Hệ thống chứng từ sử dụng.................................................................38
2.2.5 Quy trình luân chuyển chứng từ.........................................................39
2.2.6 Quy trình hạch toán kế toán................................................................40
2.3 Đánh giá về tổ chức bộ máy , cơ sở vật chất , con người của Công ty
cổ phần dược phẩm An An...........................................................................43
2.3.1 Hình thức kế toán áp dụng..................................................................43
2.3.2 Tài khoản sử dụng................................................................................44
2.3.3 Các chứng từ sử dụng..........................................................................44
2.3.4 Tổ chức bộ sổ kế toán...........................................................................44
2.3.5 Hệ thống báo cáo kế toán bán hàng....................................................45



5

2.3.6 Thực trạng, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin........................46
CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN DOANH THU BÁN
HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN AN.......................49
3.1 Phân tích hệ thống..................................................................................49
3.1.1. Xác định yêu cầu và mô tả bài toán....................................................49
3.2. Phân tích hệ thống về chức năng...........................................................51
3.2.1. Sơ đồ ngữ cảnh.....................................................................................51
3.2.2. Biểu đồ phân cấp chức năng................................................................53
3.2.3. Ma trận thực thể chức năng.................................................................56
3.2.4. Phân tích mô hình khái niệm logic......................................................58
3.2.5. Mô hình khái niệm dữ liệu...................................................................64
3.2.6 Biểu diễn các mối quan hệ:...................................................................70
3.3. Hệ thống giao diện tương tác của hệ thống..........................................85
3.3.1. Hệ thống Menu chính gồm có: Menu Danh mục, Menu Chứng từ,
Menu sổ sách- báo cáo, Menu Cập nhật số dư, Menu Hê thống, Menu Liên
hệ.....................................................................................................................85
3.3.2. Thiết kế các giao diện...........................................................................87
KẾT LUẬN....................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC


6


7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mối quan hệ của các thành phần trong HTTT....................................6
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp...............................................30
Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty...................................................33
Hình 2.3 : Sơ đồ kế toán bằng phần mềm kế toán.........................................48
Hình 3.1 : Sơ đồ ngữ cảnh...............................................................................52
Hình 3.2 : Biểu đồ phân cấp chức năng..........................................................53
Hình 3.3 : Ma trận thực thể chức năng............................................................57
Hình 3.4 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0.......................................................58
Hình 3.5: Biểu đồ luồng dữ liệu cấp 1 “ Cập nhật thông tin tiền bán hàng “.59
Hình 3.6 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1: “ Hạch toán tăng doanh thu”........60
Hình 3.7 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1: “ Hạch toán giảm doanh thu”.......61
Hình 3.8 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1: “ Lập sổ”......................................62
Hình 3.9 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1: “ Lập báo cáo”..............................63
Hình 3.10 : Mô hình khái niệm dữ liệu E-R..................................................69
Hình : 3.11 Mô hình quan hệ dữ liệu............................................................72


8

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

HTTT

Hệ thống thông tin


TK

Tài khoản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

GTGT

Giá trị gia tăng

CKTT

Chiết khấu thanh toán

PMKT

Phần mềm kế toán

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DN

Doanh nghiệp

QĐ-BTC


Quyết định – Bộ tài chinh

VNĐ

Việt Nam đồng

CK

Chiết khấu

PPKTTX

Phương pháp kê khai thường xuyên

HBTL

Hàng bán trả lại

DMBC

Danh mục báo cáo


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay , tin học đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong mọi lĩnh vực ngành nghề xã hội , và trở thành một xu hướng tất yếu
.Đây chính là một trong những tiền đề cơ bản cho sự hoạt động , phát triển và
đi lên của mọi doanh nghiệp . Hiện nay , thế giới đang bước vào cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ tư : là cuộc cách mạng số, thông qua những công
nghệ như Internet vạn vật (IOT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực
tại ảo (AR),…. Để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành ảo.Trong xu thế đó
việc ứng dụng tin học vào công việc là điều tất yếu của xã hội đặc biệt là các
doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. Thực tế cho thấy
một số yếu kém từ việc quản lý theo phương pháp thủ công như : thông tin về
đối tượng quản lý nghèo nàn , lạc hậu , không thường xuyên cập nhật ,việc
lưu trữ bảo mật khó khăn , thông tin lưu trữ trong đơn vị không thống nhất ,
dễ trùng lặp gây khó khăn trong công tác kiểm tra thống kê và quản lý .Vì thế
áp dụng tin học vào công việc giúp tăng hiệu quả, tối ưu hóa việc sử lý công
việc , giảm bớt sự cồng cềnh của bộ máy, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp .
Ngày 22/3/2018 , thay mặt Bộ Chính trị , Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng ký ban hành nghị quyết số 23-NQ/TW về Định hướng xây dựng chính
sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 Việt Nam hoàn thành mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa , thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về
công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn
cầu , tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển
hiện đại . Cũng như chỉ thị 16 của Đảng đã được đề ra với mục tiêu tăng
cường áp dụng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống
, đó là động lực để doanh nghiệp có thể áp dụng khoa học công nghệ vào mọi
lĩnh vực của sản xuất và đời sống, đó như là nguồn động lực để các doanh


nghiệp có thể áp dụng khoa học công nghệ vào việc kinh doanh cũng như
quản lý các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nhờ vào các phần mềm kế toán.
Qua một thời gian thực tập và khảo sát taị Công ty cổ phần dược phẩm
An An , em đã nhận thấy công ty nhập và bán rất nhiều sản phẩm , mặt hàng
về dược phẩm ,.. Từ đó em nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một
hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp là như thế nào, đặc biệt là với
công tác thực hiện và kiểm tra doanh thu bán hàng (DTBH). Việc xây dựng

một phần mềm kế toán hoàn thiện và đầy đủ có vai trò tích cực trong việc
quản lý các hoạt động liên quan tới DTBH cũng như cung cấp cho các nhà
quản lý những báo cáo chính xác, kịp thời và đầy đủ để có thể đưa ra nhưng
quyết định quản lý hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài :” Xây dựng phần mềm kế toán doanh
thu bán hàng tại Công ty cổ phần dược phầm An An”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu là xây dựng và hệ thống hóa phần
mềm kế toán doanh thu bán hàng hỗ trợ cho công tác kế toán doanh thu và
bán hàng của công ty . Vì vậy , chương trình trươc hết phải đáp ứng được
những yêu cầu cơ bản nhất là : đơn giản, đầy đủ chức năng, dễ nhìn, thuận
tiện cho việc sử dụng và cài đặt , tối ưu cho người sử dụng , tận dụng tối đa
năng lực tài nguyên ( hệ thống máy tính), năng lực con người nhằm nâng cao
hiệu quả công tác hạch toán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là” Hệ thống thông tin kế
toán bán hàng tại Công ty cổ phần dược phẩm An An “.
Trong đó đề tài nghiên cứu:
-Phân tích , thiết kế hệ thống nhằm phục vụ cho công tác kế toán doanh
thu bán hàng tại Công ty cổ phần dược phẩm An An một cách hiệu quả.


-Tận dụng năng lực tài nguyên , năng lực con người nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý của doanh nghiệp.
-Đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng ,
hỗ trợ nhân viên kế toán trong việc quản lý doanh thu bán hàng tai Công ty cổ
phần dược phẩm An An.
-Giúp Công ty nâng cao chất lượng , doanh thu, tiết kiệm chi phí nhờ
giảm bớt đội ngũ công nhân , giảm thiểu sai sót có thể xảy ra trong quá trình
hạch toán.

Phạm vi nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu hệ thống kế toán doanh thu
bán hàng phải thực 3 chức năng
+ Xác định doanh thu bán hàng
+ Xác định chi phí bán hàng
+ Tập hợp kết quả hoạt động kinh doanh
Tuy nhiên trong thời gian thực tập là ngắn, đề tài chỉ tập trung giải quyết
xác định doanh thu bán hàng mà không xác định chi phí bán hàng, do đó cũng
không thể xác định được tập hợp kết quả hoạt động kinh doanh
- Đề tài nghiên cứu hệ thống kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty,trên
cơ sở sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Studio để thiết kế ứng dụng cho bài
toán kế toán doanh thu bán hàng đáp ứng thực trạng của công ty .
4. Phương pháp nghiên cứu .
Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm
phương pháp luận, thể hiện qua các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin của công ty
bằng các phương pháp phỏng vấn, điều tra , ghi chép, quan sát và hỏi ý kiến
chuyên gia .
- Phương pháp tập hợp : Tập hợp các chứng từ , sổ sách liên quan đến
công tác kế toán doanh thu bán hàng.


- Phương pháp so sánh đối chiếu : So sánh giữa lý thuyết được học và
thực tế tại Công ty.
- Phương pháp phân tích thiết kế : Từ các nghiệp vụ kế toán của Công
ty , tiến hành phân tích và thiết kế để xây dựng phần mềm phù hợp. Các
phương pháp phân tích: phân tích từ trên xuống, phân tích từ dưới lên, kết
hợp phân tích từ trên xuống và từ dưới lên.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài Mở đầu , danh mục viết tắt , danh mục hình, mục lục, phần kết
luận , nội dung đồ án được kết cấu thành 3 chương :

 Chương 1 : Cơ sở lý luận để xây dựng phần mềm kế toán doanh thu
bán hàng trong doanh nghiệp
 Chương 2 : Thực trạng hệ thống thông tin kế toán doanh thu bán hàng
tại Công ty cổ phần dược phẩm An An.
 Chương 3 : Xây dựng phần mềm kế toán doanh thu bán hàng tại Công
ty cổ phần dược phẩm An An.


CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
DOANH THU BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận để xây dựng phần mềm kế toán
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, thành phần của phần mềm kế toán
1.1.1.1. Khái niệm
Khi công nghệ thông tin phát triển, các phần mềm máy tính được các chuyên
gia phần mềm thiết kế để ứng dụng vào mọi lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực kế toán là
một trong các lĩnh vực thông thường được ưu tiên để tin học hóa nhiều nhất . Từ đó
xuất hiện thuật ngữ phần mềm kế toán. Để hiểu về thuật ngữ này rõ trước hết chúng
ta cần biết thế nào là 1 HTTT kế toán , các thành phần của HTTT kế toán và mối
quan hệ giữa các thành phần này.

HTTT kế toán: là một hệ thống được tổ chức để thu thập, lưu trữ, xử lý,
phân phối thông tin trong lĩnh vực kinh tế, tài chính dựa vào công cụ máy tính
và các thiết bị tin học để cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình ra
quyết định để quản lý, điều hành hoạt động tác nghiệp của các tổ chức, xí
nghiệp, doanh nghiệp.
Các thành phần của HTTT :
(1) Con người: Là yếu tố quyết định, sử dụng các thủ tục để tạo ra thông tin.
(2) Dữ liệu: Bao gồm toàn bộ các số liệu, thông tin phục vụ cho việc xử
lý hệ thồng và trợ giúp cho nhà quản lý.

(3) Thủ tục: Là tập hợp những quy tắc dành cho con người để tác động
lên dữ liệu .
(4) Phần cứng: Là thiết bị điện tử có khả năng xử lý thông tin với khối
lượng lớn, tốc độ cao và chính xác.
(5) Phần mềm: Là tập hợp các lệnh được viết bằng ngôn ngữ máy để
thông báo cho máy biết phải thực hiện các thao tác cần thiết theo thuật toán đã
chỉ ra.


Hình 1.1 Mối quan hệ của các thành phần trong HTTT

Phần mềm kế toán là một trong các thành phần cơ bản của hệ thống
thông tin kế toán.
Phần mềm kế toán là hệ thống các chương trình máy tính tự động xử lý
thông tin kế toán, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử
lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra
sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kết quả quản trị.
1.1.1.2. Đặc điểm của phần mềm kế toán

Tính tuân thủ: phần mềm kế toán phải tuân thủ luật kế toán, các chuẩn
mực kế toán, chế độ, thông tư, nghị định,…hiện hành.
Sử dụng các phương pháp kế toán thực tế: phần mềm kế toán sử dụng
các phương pháp kế toán thực tế như phương pháp chứng từ kế toán, phương
pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán,…
Tính dễ thay đổi: phần mềm kế toán phải có khả năng thay đổi linh hoạt
để phù hợp với quy trình quản lý của doanh nghiệp, sự thay đổi của chế độ kế
toán hiện hành, sự thay đổi trong yêu cầu của doanh nghiệp,…
1.1.1.3. Các thành phần của phần mềm kế toán

Một phần mềm kế toán cơ bản gồm các thành phần sau:

- Cơ sở dữ liệu: đó là các thông tin được lưu và duy trì nhằm phản ánh
thực trạng hiện thời hay quá khứ của doanh nghiệp. Các dữ liệu này được chia
thành hai phần: các dữ liệu phản ánh cấu trúc nội bộ của cơ quan như dữ liệu


về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị,… và các dữ liệu phản ánh các hoạt động kinh
doanh của cơ quan như dữ liệu về sản xuất, mua bán, giao dịch,…
- Form: là giao diện tương tác giữa người sử dụng và phần mềm. một
phần mềm kế toán thường bao gồm các loại form: form đăng nhập,form
chương trình chính, form nhập liệu, form báo cáo,…
- Báo cáo: Là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương
trình ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các
thông tin kết xuất từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc
màn hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.
- Menu: Hệ thống menu bao gồm các lệnh được thiết kế theo một trật
tự phù hợp để giúp người sử dụng tương tác với phần mềm một cách dễ dàng.
- Các thành phần khác
1.1.2. Sự cần thiết phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có phần mềm kế toán hoạt động hiệu quả giúp cho
doanh nghiệp có thể:
- Khắc phục khó khăn trước mắt để đạt được các mục tiêu đề ra
- Tạo ra năng lực chớp được các cơ hội hay vượt qua các thách thức.
- Ngoài ra, do sức ép trong hợp tác, việc tin học hóa công tác kế toán là
một trong những yếu tố mà mỗi đối tác đánh giá giá trị của doanh nghiệp.
- Vì vậy, tất yếu phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp.
1.1.3. Quy trình xây dựng phần mềm kế toán
1.1.3.1. Khởi tạo và lập kế hoạch dự án

Khảo sát hệ thống là bước khởi đầu của tiến trình phát triển HTTT

Mục tiêu của khảo sát là tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ và nhu cầu phát
triển HTTT nhằm đáp ứng các yêu cầu mới, trên cơ sở đó hình thành dự án
phát triển HTTT. Khảo sát nhằm xác định các vấn đề đặt ra đối với HTTT
hiện thời, và đề ra giải pháp phát triển.


Giai đoạn này tập trung giải quyết các vấn đề sau:
 Môi trường, các ràng buộc đối với HTTT cần xây dựng như thế nào?
 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được của HTTT là gì?
 Định ra giải pháp phân tích, thiết kế sơ bộ và xem xét tính khả thi
 của chúng.
 Trên cơ sở các thông tin khảo sát, nhà phát triển đánh giá hiện trạng,
xác định các điểm yếu của hệ thống hiện tại, đánh giá khả thi, lập dự án phát
triển HTTT.
1.1.3.2. Phân tích hệ thống

Phân tích hệ thống nhằm hiểu rõ và xác định bản chất và chi tiết về hệ
thống. Trên cơ sở đó nhằm đưa ra mô hình phân tích về hệ thống.
Phân tích hệ thống nhằm xác định quá trình thu thập, lưu trữ, xư lý và
phân phối dữ liệu giữa hệ thống với môi trường bên ngoài và giữa các phần tử
của hệ thống.
Phân tích hệ thống gồm các công việc cụ thể sau:
 Xác định các dữ liệu nghiệp vụ của hệ thống cần lưu trữ và xử lý.
 Xác định các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống.
 Xác định quy trình nghiệp vụ hoat động của hệ thống.
 Xác định các dữ liệu và chức năng hoạt động trong tương lai của
nghiệp vụ hoạt động của hệ thống.
 Các ràng buộc quan hệ giữa hệ thống và môi trường.
 Xây dựng mô hình diễn tả hệ thống về chức năng.
 Xây dựng mô hình diễn tả hệ thống về dữ liệu.

 Xây dựng mô hình về các ràng buộc và mối quan hệ của HTTT mới
cần phát triển với môi trường.
 Phác họa giải pháp thiết kế bằng cách lựa chọn và mô tả chung một


giải pháp thiết kế thích hợp.
 Sau khi xác định đầy đủ các yêu cầu về hệ thống, tiến hành lập tài liệu
phân tích hệ thống.
1.1.3.3. Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống chính là quá trình tìm ra các giải pháp công nghệ
thông tin để đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên.
Thiết kế hệ thống bao gồm các pha :
 Thiết kế kiến trúc hệ thống, thiết kế CSDL hệ thống, thiết kế giao diện
hệ thống. Các pha này có mối quan hệ mặt thiết với nhau.
 Thiết kế CSDL là quá trình chuyển các đặc tả dữ liệu logic thành đặc
tả dữ liệu vật lý để lưu dữ liệu.
 Thiết kế logic CSDL là việc xác định các quan hệ, chuyển mô hình
thực thể liên kết sang mô hình quan hệ, sau đó chuẩn hóa các quan hệ về dạng
chuẩn 3NF. Thiết kế hệ thống logic không gắn với bất kì hệ thống phần cứng
và phần mềm nào; nó tập trung vào mặt nghiệp vụ của hệ thống thực.
 Thiết kế vật lí: Là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành
bản thiết kế hay các đặt tả kĩ thuật, xây dựng các bảng trong CSDL quan hệ,
quyết định cấu trúc thực tế của các bảng lưu trữ trong mô hình quan hệ.
Những phần khác nhau của hệ thống được gắn vào những thao tác và thiết bị
vật lí cần thiết để tiện lợi cho việc thu thập dữ liệu, xử lí và đưa ra thông tin
cần thiết cho tổ chức.
Giai đoạn này phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu, cấu
trúc file tổ chức dữ liệu, những phần cứng, hệ điều hành và môi trường mạng
cần được xây dựng. Sản phẩm cuối cùng của pha thiết kế là đặc tả hệ thống ở

dạng như nó tồn tại trên thực tế, sao cho nhà lập trình và kĩ sư phần cứng có
thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống.


1.1.3.4. Lập trình

 Giai đoạn này bao gồm các công việc sau:
 Lựa chọn môi trường cài đặt.
 Lựa chọn công cụ cài đặt dữ liệu và chức năng.
 Lựa chọn công cụ tạo giao diện và báo cáo.
 Xây dựng hệ thống.
 Viết tài liệu sử dụng.
1.1.3.5. Kiểm thử

- Theo Glenford Myers : Kiểm thử là quá trình vận hàng chương trình để
tìm ra lỗi
- Theo IEEE : Kiểm thử là :
+ Là quá trình vận hành hệ thống hoặc thành phần dưới những điều kiện
xác định, quan sát hoặc ghi nhận kết quả và đưa ra đánh giá về hệ thống hoặc
thành phần đó.
+ Là quá trình phân tích phần mềm để tìm ra sự khác biệt giữa điều kiện
thực tế và điều kiện yêu cầu và dựa vào điểm khác biệt đó để đánh giá tính
năng phần mềm
- Thực hiện kiểm thử là quá trình bao gồm:
+ Phát triển và đặt thứ tự ưu tiên cho các thủ tục kiểm thử (test
case/suite), tạo dữ liệu kiểm thử (test data), chuẩn bị các dụng cụ kiểm thử
nếu có (test harness), viết kịch bản kiểm thử tự động (test scripts), chuẩn bị
môi trường kiểm thử (test enviroment)
+ Chạy thử một thành phần chức năng hay cả một hệ thống dựa trên các
sản phẩm ,tài liệu đã chuẩn bị ở bước trên nhằm đưa ra kết quả thực tế.

1.1.3.6. Cài đặt, huấn luyện

Giai đoạn này gồm các công việc:


 Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống .
 Cài đặt phần mềm.
 Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có:
chuyển đổi dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ
thống quản lí và bảo trì.
 Tổ chức đào tạo.
 Đưa phần mềm vào sử dụng.
1.1.3.7. Bảo hành, bảo trì
Bảo trì hệ thống, gồm có: Sửa lỗi, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống.
Trong giai đoạn vận hành, người sử dụng và chuyên viên kỹ thuật vận
hành cần đánh giá xem hệ thống có đáp ứng các mục tiêu đặt ra ban đầu hay
không? Từ đó đề xuất những sửa đổi, cải tiến.
Bảo trì nhằm đảm bảo cho phần mềm hoạt động ổn định, đáp ứng một
cách tốt nhất cho công tác kế toán cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh
của đơn vị.
1.1.4. Các công cụ tin học sử dụng trong xây dựng phần mềm kế toán
1.1.4.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

 Khái niệm CSDL
 Một CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau chứa thông tin
về một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp để đáp ứng
nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với mục đích khác nhau.
 Một cơ sở dữ liệu thỏa mãn hai tính chất đó là: tính độc lập dữ liệu,
tính chia sẻ dữ liệu.


 Khái niệm hệ quản trị CSDL
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập
cơ sở dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó.


 Một số hệ quản trị CSDL thường dùng (5 cái hay dùng )
 Hiện nay những hệ quản trị CSDL đang được dùng nhiều là:
Microsoft Acess, SQL Server, Foxpro, Oracle…
● Hệ quản trị CSDL Microsoft Acess:
Ưu điểm:
- Nhỏ gọn.
- Cài đặt dễ dàng.
- Phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ.
Nhược điểm:
- Hạn chế số người dùng (số người cùng truy cập vào cơ sở dũ liệu).
- Hạn chế về kích thước cơ sở dữ liệu (< 2GB).
- Hạn chế về tổng số module trong một ứng dụng.
- Kích thước dữ liệu càng lớn, độ ổn định càng giảm.
- Không hỗ trợ truy cập từ xa qua mạng.
Sử dụng:
- Phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ.
●Hệ quản trị CSDL Oracle:
Ưu điểm:
- Đối với các doanh nghiệp: ORACLE thực sự là một hệ quản trị cơ sở
dữ liệu tuyệt vời vì có tính bảo mật cao, tính an toàn của dữ liệu cao, dễ dàng
bảo trì - nâng cấp, cơ chế quyền hạn rõ ràng, ổn định.
- Đối với những người phát triển: ORACLE cũng tỏ ra có rất nhiều ưu
điểm như dễ cài đặt, dễ triển khai và nâng cấp lên phiên bản mới.
Nhược điểm:
- Giá đầu tư cao: cần máy cấu hình mạnh, cài đặt và thiết lập khó.

- Độ phức tạp cao, quản trị rất khó cần người giỏi về Công nghệ thông
tin mới có thể quản trị được.


Sử dụng:
- Thích hợp với các ứng dụng có CSDL lớn.


● Hệ quản trị CSDL SQL Server:
Ưu điểm:
- Cơ sở dữ liệu cao, tốc độ ổn định.
- Dễ sử dụng, dễ theo dõi.
- Cung cấp một hệ thống các hàm tiệc ích mạnh.
Nhược điểm
- Chỉ thích hợp trên các hệ điều hành Windows
Sử dụng:
- Thích hợp với các CSDL loại vừa và nhỏ, còn với các CSDL lớn, có
yêu cầu nghiêm ngặt về tính liên tục thì chưa đáp ứng được mà cần có giải
pháp tổng thể về cả hệ điều hành, phần cứng và mạng.
● Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro.
Ưu điểm:
- Visual Foxpro hỗ trợ về lập trình hướng đối tượng, hỗ trợ khả năng
thiết kế giao diện trực quan.
- Dễ dàng tổ chức CSDL, định nghĩa các nguyên tắc áp dụng cho CSDL
và xây dựng chương trình ứng dụng, nó cho phép nhanh chóng kiến tạo các
biểu mẫu, vấn tin, báo biểu dựa vào bộ công cụ thiết kế giao diện đồ họa.
- Dễ tách ứng dụng thành nhiều mô-đun nên khá dễ dàng trong việc
nâng cấp, sửa đổi.
Nhược điểm
- Bảo mật kém, không an toàn và không thuận tiện khi chạy trên môi

trường mạng.
- Visual Foxpro version trước 9 sẽ không hỗ trợ trực tiếp mã Unicode,
VFP9 có hỗ trợ trực tiếp mã Unicode tùy theo cài đặt trên Windows
Sử dụng:
- Thích hợp cho các ứng dụng có CSDL quy mô vừa và nhỏ.


1.1.4.2. Ngôn ngữ lập trình

 Khái niệm: ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính.
Đây là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa được dùng đẻ miêu tả những
quá trình, ngữ cảnh một cách chi tiết.
 Đặc điểm:
- Dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lập trình để con gười có thể dùng
để giải quyết các bài toán.
- Miêu tả một cách đầy đủ, rõ ràng các tiến trình để có thể chạy được
trên các máy tính,

 Các ngôn ngữ lập trình thường dùng:
- Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: cho phép diễn tả một thuật giải dễ
dàng cũng như áp dụng thuật toán “chia để trị” giúp tránh lỗi khi viết các
chương trình lơn, phức tạp. Phương pháp này rất phổ biến và vẫn áp dụng
nhiều trong hiện tại. VD: Pascal, C…
- Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: là phương thức cao hơn của lập
trình, cho phép “đóng gói” dữ liệu và các phương thức hoạt động trên chúng,
đồng thời “cách ly” các đối tượng với nhau. Mới hơn so với lập trình cấu trúc
và được áp dụng nhiều trong thực tế. VD: C++, C#, Java, Ada…

 Ngôn ngữ lập trình có thể chia thành 3 loại chính:
Ngôn ngữ máy: Ngôn ngữ máy (mã máy) là ngôn ngữ mà máy tính có

thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. Các ngôn ngữ khác muốn thực hiện đều
phải qua chương trình dịch để dịch ra ngôn ngữ máy. Mỗi máy tính đều có
ngôn ngữ máy của nó.
Ưu điểm:
- Cho phép khai thác triệt để, tối ưu khả năng của máy tính.
- Không mất thời gia để dịch như khi viết bằng ngôn ngữ khác.


Nhược điểm:
- Không thuận lợi cho người lập trình khi viết chương trình.
- Khó nhớ và phải dùng nhiều câu lệnh để diễn tả chi tiết các thao tác
của thuật toán.
Ngôn ngữ trung gian: Là ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ máy và
ngôn ngữ thuật toán để thể hiện các lệnh.
Ưu điểm:
- Dễ viết hơn ngôn ngữ máy.
Nhược điểm:
- Câu lệnh vẫn còn phức tạp, khó nhớ.
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ trung gian muốn máy tính hiểu và
thực hiện được thì phải dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình dịch.
Ngôn ngữ thuật toán: Là ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên, ít
phụ thuộc vào loại máy. Đây là ngôn ngữ thích hợp với đa số người lập trình.
Ưu điểm:
- Chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nâng cấp.
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian để dịch ra ngôn ngữ máy.

 Một số ngôn ngữ lập trình thường dùng hiện nay:
Ngôn ngữ lập trình Java: là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng,
chương trình được viết bằng ngôn ngữ Java có thể chạy trên bất kì hệ thống

nào có cài máy ảo Java. Ngôn ngữ lập trình Java hỗ trợ mạnh cho việc phát
triển các ứng dụng thương mại, ứng dụng web và các ứng dụng trên các thiết
bị di động, không dây.
Ngôn ngữ lập trình C#: là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng,
được phát triển bởi Microsoft, mạnh mẽ và mềm dẻo. C# cũng được sử dụng
cho phát triển các ứng dụng thương mại, ứng dụng web và các phần mềm
quản lí dùng trong các tổ chức, doanh nghiêp.


×