Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Biện chứng của tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.66 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN

LẠI QUỐC KHÁNH

B IỆ N

C H Ứ N G C Ủ A T ư T Ư Ở N G H ổ C H Ỉ M IN H

V Ể C H Ủ N G H ĨA X Ã H Ộ I Ở V IỆ T N A M

CHUYẾN NGÀNH: CNDVBC&CNDVLS
MẢ SỐ:
62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN S ĩ TRIẾT HỌC

Hướng dẫn khoa học: PGS. Lê Mậu Hãn
PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh

HÀ NỘI - 2 0 0 8


LỜI C A M

Đ O A N

T ôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêngo tôi. C ác tư liệu
được
sử dụng


án



ơ trong
C7 luận

là hoàn toàn trung thực. K ết quả nghiên cứu của
ỉuận án chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu của
tác giả nào khác.
TÁC GIẢ LUẠN AN

LẠI QUỐC KHÁNH


M Ụ C

LỤ C

Trang
MÍỤC LỤC
M lở Đ Ầ U .................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tà i...................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tà i............................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................................8
6. Cái mới về mặt khoa học của Luận án..............................................................................8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án......................................................................... 9
8. iKết cấu của Luận án........... ........ ..................................................................................... 9


nQ i

D ư n g .................................................................................................................... ........ 10

CHIƯƠNG 1. C ơ SỞ HÌNH THÀNH BIỆN CHỨNG CỦA T ư TƯỞNG HỒ
CHIÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT N A M ....................................................10
1.1. Tiếp thu, vận dụng các phương pháp tư duy biện chứng.................................. 10
1.2. Kế thừa một cách biện chứng các giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc
và nhân lo ạ i......................................................................................................................26
1.3. Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh................................................................54
* Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 65
CHIƯƠNG 2. BIỆN CHỨNG CỬA T ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI
PHÍÓNG DÂN TỘC THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở VIỆT
NAÌM.................... .....................................................................................................................66
2.1. Hồ Chí Minh tiếp thu Luận cương của Lênin, lựa chọn con đường
cách mạng vô sản............................................................................................................ 66
2.2. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản ở Việt N a m ......................................................... 77


2.3. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản ở Việt N a m ..........................................................98
* Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 112
CH ƯƠ NG 3. BIỆN CHỬNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
D Ự N G CHẾ Đ ộ DẦN CHỦ NHÂN DÂN ĐỂ TIÉN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
m ộ l ở VIỆT N A M ............................................................................................................... 114
3.1. Quá trình hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về chế độ dân chủ nhản dân ở Việt N a m ................................................................... 114
3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của việc xây dựng chế độ

dân chủ nhân dân ở Việt Nam ...................................................................................... 132
3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ...................... 145
* Kết luận chương 3 .......................................................................................................170

K1ỂT L U Ậ N ..............................................................................................................................172

D ANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỔ CỬA TÁC
G/IẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN Á N .................................................................................... 179

D ANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 180


M Ở

Đ Ầ U

1. Tính cấp thiết của đề tài

“Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một
đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay.
Đại h ộ i đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động”[34, tr. 127]. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định:
“Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, “tư tường
Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản
tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”[35, tr. 83, 84]. Đại hội X của Đảng đã tổng kết
những bài học lớn từ thực tiễn 20 năm Đổi mới, trong đó, bài học đầu tiên là: “trong
quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[3ó, tr. 70]. Những quan điểm

ứên của Đảng ta không chỉ là sự ghi nhận, đánh giá cao giá trị và vai ừò của tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, mà đồng thời còn đặt ra yêu
cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách đối với giới khoa học trong việc đi sâu nghiên cứu, làm rõ
nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong những năm qua đã khẳng
định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một trong những bộ
phận quan trọng cấu thành hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh là người yêu Tổ quốc,
yêu nhân dân một cách vô cùng sâu sắc. Trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm, tư
tưởng và tình cảm yêu Tổ quổc, yêu nhân dân thể hiện thành tư tưởng và quyết tâm giải
phóng dân tộc. Vì thế, giành độc lập, tự do cho dân tộc là vấn đề đầu tiên, cơ bản,
xuyên suốt và chi phối mọi vấn đề khác trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: “Không
có gì quý hơn độc lập tự do”[l 15, tr. 108]. Đồng thời, cũng chính vì lòng yêu Tổ quốc,
yêu nhân dân tha thiết, nên ngay từ đầu, suy tư của người cách mạng không dừng lại ở
vấn đề giải phóng dân tộc, mà đã hướng tới vấn đề xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp

1


sau khi dân tộc đã được giải phóng. Hồ Chí Minh quan niệm “nếu nước được độc lập
mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì”[107, tr. 56]. Định hướng xã hội đáp ứng được yêu cầu đó, theo Hồ Chí Minh, chính
là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Hồ Chí Minh quan niệm: “yêu Tổ quốc, yêu
nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân
dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mồi ngày một giàu mạnh thêm”[l 12, tr.
173]. Như vậy, nếu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh - “tài sản tinh thần vô giá” của
dân tộc ta - là một nhiệm vụ lý luận quan trọng và cấp bách, thì trong đó không thể
không đi sâu nghiên cứu tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chính tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài, gian khổ của thực tiễn
xây dựng chủ nghĩa xã hội đã làm cho lý luận về chủ nghĩa xã hội trở thành một vấn đề

phức tạp, bao quát nhiều tầng bậc, cấp độ nội dung, ý nghĩa. Theo cách tiếp cận của
triết học Mác, bản thân những suy tư về chủ nghĩa xã hội không thể chỉ dừng lại ở
những vấn đề kinh tế, chính trị, ván hoá, xã hội thuần tuý, mà phải đi tới những vẩn đề
triết học, phải được triển khai trên lập trường, quan điểm và phương pháp triết học. Với
Hồ Chí Minh cũng vậy. Trong tư tưởng của Người, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là một “cuộc chiến đấu khổng lồ”, và vì thế, muốn giành được tháng lợi, không
thể không suy tư đến tận gốc rễ, ngọn nguồn của mọi vấn đề. Việc xử lý những vấn đề
như: ở Việt Nam, giải phóng dân tộc và phát triển xã hội có mối quan hệ như thế nào,
con đường phát triển xã hội vận động qua những giai đoạn nào, đâu là động lực của sự
phát triển xã hội, đâu là căn cứ để xác định những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, quàn
chúng nhân dân có vai ữò gì ữong sự nghiệp cách mạng vì giải phóng và phát triển, V.V.,
đều đòi hỏi Hồ Chí Minh phải tư duy ở tầm triết học, trên cơ sở nền tảng triết học và
theo phương pháp triết học. Đặc điểm trên của đối tượng nghiên cứu cho thấy, vận
dụng cách tiếp cận triết học để làm rõ tính chất triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội là việc làm cần thiết và sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn
tư tuởng của Người về vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng này.
Việt Nam luôn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong
bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, mô hình chủ nghĩa
xã hội được triển khai trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã bộc lộ

2


nhiều hạn chế. Những nước kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa buộc phải
tiến hành cải cách, đổi mới, cả về nhận thức lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đạt
được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện nước ta ngày càng rõ hơn. Tuy
nhiên, sự chuyển đổi ữong cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, V.V., - những vấn đề vốn rất mới so
với nhận thức trước Đổi mới về chủ nghĩa xã hội - đã khiến không ít người băn khoăn,
lo ngại về khả năng chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, trong thực tiễn công
cuộc Đổi mới, cùng với những thuận lợi và những thành tựu, còn có những khó khăn,
thách thức và cả những sai lầm khó tránh khỏi khiến chúng ta nếu không kịp thời nhận
thức và giải quyết thì khá năng chệch hướng xã hội sẽ trở thành hiện thực. Trong bối
cảnh ấy, nghiên cứu và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
đặc biệt là từ góc tiếp cận triết học, sẽ góp phần khẳng định tính đúng đắn của mục tiêu
đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời góp phần làm rố con đường thực hiện mục tiêu này.
Đại tướng Vố Nguyên Giáp khẳng định: “việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển
tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay là vấn đề rất thiết thực, vừa cơ bản, vừa
cấp bách”[42, tr. 147],
Với mong muốn góp phần nghiên cửu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam từ góc tiếp cận triết học, chúng tôi lựa chọn đề tài “Biện chứng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” cho Luận án tiến sĩ triết học,
chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Những nghiên cứu liên quan đến đề tài “Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” rất phong phú, có thể được phân loại như sau:
Thứ nhất, đó là những công trình nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội, bao gồm:

3


Một là những công trình trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội. Trong đó tiêu biểu có công trình của PGS.TS. Phạm Ngọc Anh1và TS.
Hoàng Trang: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam”; GS.TS. Hoàng Chí Bảo: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam”; Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam”; GS. Đặng Xuân Kỳ: “Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh”; TS. Vũ Viết
Mỹ: “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam”; GS.TS. Phạm Ngọc Quang: “Tìm hiểu quan điểm của Hồ
Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”; GS.VS. Nguyễn Duy Quý: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam”, “Độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội”; GS.
Song Thành: “Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc”; GS.TS. Nguyễn Phú Trọng: “Về
định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, V.V..
Hai là những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội. Chẳng hạn như các công trình: “Vê chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do GS. Nguyễn Đức Bình chủ biên, “Những vấn đề lý
luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đí lên chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam do GS.VS.
Nguyễn Duy Quý chủ biên V.V..
Ba là những công trình nghiên cứu văn bản học liên quan đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chẳng hạn tập trích “Hồ Chí Minh: về chủ nghĩa
Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, công
trình đĩa CD - Room Hồ Chí Minh toàn tập (2001) với phần tra cứu chuyên đề tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Trong những công trinh nghiên cứu khoa học nói ừên, các tác giả đã đi sâu
nghiên cứu và phác hoạ những nét cơ bản về cơ sờ hình thành, những quan điểm cơ bản
và cả những đóng góp mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu biện chứng cùa tư tưởng Hồ Chí Minh vé chù nghĩa xã hội ở Việt Nam theo
cách tiếp cận của Luận án.

1Các công trình được xếp theo thứ tự ABC tên tác giả.

4



Thứ hai, đó là những công trình nghiên cứu triết học Hồ C hí Minh. Có thể nêu ra

ớ đây một số công trình như: “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” do GS. Đặng
Xuân Kỳ chủ biên; “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của GS. TS. Hoàng Chí Bảo;
‘ Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh” do
GS. Song Thành chủ biên; “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh” do GS.TS. Lê Hữu Nghĩa
chủ biên; “Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Mỉnh” của TS. Nguyễn Đức Đạt; “Tìm hiểu tư
tưởng triết học của Hồ Chí Minh” của GS.TS. Hoàng Chí Bảo; “Tư tưởng triết học Hồ
Chí Minh” của GS. Song Thành; “Tư duy biện chứng Hồ Chí Minh” của Hoàng Tùng,
V.V..

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS. Trần Văn Giàu, V.V., trong đó ít
nhiều đề cập tới những vấn đề triết học Hồ Chí Minh
Trong những công trình trên, vấn đề thế giới quan và phương pháp luận của Hồ
Chí Minh đã được tiếp cận và giải quyết ở nhiều góc độ khác nhau, và đang ngày càng
sáng tỏ. Riêng về vấn đề phương pháp luận và phương pháp triết học của Hồ Chí Minh,
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề xuất những khái niệm như “phép biện
chứng Hồ Chí Minh”, “phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh”, “tư duy biện chứng Hồ
Chí Minh”, “tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh”, “quan điểm biện chứng của Hồ Chí
Minh”, “hạt nhân biện chứng” ừong phương pháp Hồ Chí Minh, V.V.. Có thể nêu ra một
số ý kiến như sau:
Giăng Xanhtơni, một chính khách Pháp đa nhiều lần tiếp xúc với Hồ Chí Minh
nhận xét:
Điều đáng chứ ý 'là, trái với những người đương thời đang cùng đi
những con đường song song với Cụ, Cụ đã tỏ ra không nô lệ với những lý
thuyết mà Cụ đang theo đuổi. Nếu cho rằng, phương pháp tư tưởng, lý luận
và phép biện chứng của Cụ đã xa rời tư tưởng, triết học và đường lối chính

trị của Cụ thi thật là sai lầm quá hiển nhiên, về những vấn đề đó Cụ không
mơ hồ chút nào [71, tr. 59].
Singô Sibata, nhà sử học Nhật Bản, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có
uy tín về cách mạng Việt Nam, về tư tưởng Hồ Chí Minh thì cho rằng:

một trong

những đặc điểm của phương pháp tư tưởng của Người là luôn luôn nắm vững quá trình

5


ir duy biện chứng, nắm vững một cách chính xác, và cùng một lúc tính phổ biến cũng
như tính đặc thù”[71, tr. 92].
Năm 1993, tại Hội thảo khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa
Thiên - Huế, tác giả Nguyễn Khoa Điềm có một bài tham luận về Con đường hình

thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó nêu ra khái niệm “phép biện chứng Hồ Chí
Minh” và nhận xét:
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, một vấn đề có ý nghĩa thực
tiễn to lớn, một cống hiến đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phương
pháp luận duy vật biện chứng đã đạt đến trình độ mới trong cách xem xét và
giải quyết thực tiễn, vượt lên trên nhiều người đương thời trong thể hệ của
Người để trở thành người kế tục hiếm hoi những nhà sáng lập chủ nghĩa duy
vật biện chứng trong thời đại mới, trước một phương Đông đầy mâu thuẫn,
đầy biến cố [194, tr. 23].
GS. Song Thành thì khảng định trong một công trình nghiên cứu của ông về Tư

tưởng triết học Hồ Chí Minh'.
... có thể nói có phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh, phương

pháp đó vẫn là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng
đã được vận dụng và chuyển hoá vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, để xử
lý thành công những vấn đề do thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra, nó in
đậm màu sác Việt Nam - Hồ Chí Minh và bàng cái riêng đã làm phong phú
thêm cái chung [166, tr. 328].
GS.TS. Hoàng Chí Bảo, tác giả của nhiều công trình về triết học Hồ Chí Minh,
về phương pháp và phương pháp luận của Hồ Chí Minh thỉ quan niệm:

phong cách

tư duy Hồ Chí Minh trước hết đó là phương pháp, đặc biệt là phương pháp tư duy sáng
tạo cùa Người. Hồ Chí Minh là một nhà biện chứng mà sự nổi trội ở Người là thực

hành phép biện chứng,,[7, ữ. 14],
PGS.TS. Thành Duy, một nhà nghiên cứu lâu năm về tư tưởng Hồ Chí Minh
cũng rất quan tâm đến vấn đề phương pháp luận của Hồ Chí Minh, người coi việc làm
sáng tỏ phương pháp luận Hồ Chí Minh là điều kiện tiên quyết để đi sâu nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh, cũng đã nhận xét:

6


Nói đến phương pháp luận Hồ Chí Minh, chúng ta còn có thể phải
trình bày nhiều quan điểm khác nữa. Nhưng, ở đây, chúng tôi chi tập trung
vào một điểm cơ bản nhất trong phương pháp luận Hồ Chí Minh mà cũng có
thể nói là điểm cơ bản trong mọi phương pháp luận, đó là hạt nhân biện
chứng [24, tr. 37].
Kết quả của những công trình trên là những đóng góp quan trọng đổi với lĩnh
vực nghiên cứu phương pháp luận và phương pháp của Hồ Chí Minh, Tuy nhiên, cũng


chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam theo cách tiếp cận cùa Luận án.
Tóm lại, việc khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy, đề tài: “Biện chứng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” có thể và cần phải được đặt ra.
3. Mục đích vả nhiệm vụ nghiên cửu

3.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
để khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ đó
góp phần cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ việc nhận thức và giải quyết một số vấn
đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

3.2, Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở hình thành biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Thứ hai, nghiên cứu vòng khâu thứ nhất trong biện chứng của tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xâ hội ở Việt Nam, đó ỉà biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về
giải phóng dân tộc theo COR đường cách mạng vô sản.

- Thứ ba, nghiên cứu vòng khâu thứ hai trong biện chứng của tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó ỉà biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Thứ tư; nghiên cứu một số quan điểm mang tính biện chứng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xâ hội ở Việt Nam.
4. Đối tưựng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1.

Đổi tượng nghiên cứu: Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa


xã hội ở Việt Nam.

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu:
* về nội dung:
- Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác
định bao gồm: Một là, quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi tới chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam qua hai giai đoạn giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội; Hai là, quan điểm
của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Thứ hai, biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam được xác định là quá trình hình thành, phát triển một cách biện chứng của tư
tường Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và những quan điểm mang tính
biện chứng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
* về tư liệu:
Để thực hiện Luận án, chúng tôi sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh được in
trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập gồm 12 tập do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
xuất bản lần thứ hai năm 1995 và 1996.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của Luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh và về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện Luận án, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu như phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp,

phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp thống kê - định lượng và phương pháp so
sánh, ưong đó, phương pháp chủ yếu là phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic.
6. Cái m ới về m ặt khoa học của L uận án
- Một là, khẳng định biện chứng của tư tường Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
ờ Việt Nam được hình thành trên các cơ sở: Tiếp thu, vận dụng các phương pháp tu duy
biện chứng; Kế thừa một cách biện chứng nhiều giá trị tư tưởng, văn hoá của dân tộc và
nhân loại, của phương Đông và phương Tây, từ truyền thống đến hiện đại; Cuộc đời

8


cách mạng của Hồ Chí Minh với mục đích giải phóng triệt để con người thông qua giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
- Hai là, luận giải quá trình hình thành và phát triển một cách biện chứng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, qua vòng khâu tư tưởng về giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản và vòng khâu tu tưởng về xây dựng
ché độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Ba là, phân tích một số quan điểm mang tính biện chứng của Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là quan điểm biện chứng tổng quát về con đường giải
phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đi tới chủ nghĩa xã hội; quan điểm
biện chứng về học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của các nước
anh em trong xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về mối quan hệ giữa
đặc trưng mục tiêu và đặc trưng phương thức của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, và về
mối quan hệ giữa con người và xã hội trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
7.

Ý nghía lý luận và thụt tiễn của Luận án

7.1. Ỷ nghĩa lý luận :

Luận án góp phần khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội ờ Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được dùng ỉàm tài liệu tham khảo ứong
nghiên cửu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh.

7.2. Ỷ nghĩa thực tiễn'.
Luận án góp phần khảng định sự đúng đán của đường lối Đổi mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Luận án góp phần cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ việc nhận thức và giải
quyết một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xâ hội ở Việt Nam hiện
nay.
8.

Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu đã được công
bố của tác giả liên quan đến đề tài Luận án và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội
dung gồm 3 chương, 9 tiết.

9


■VỘI D t X G

€f)ương 1
c ơ s ở HlNH THÀNH BIỆN CHÚNG CỦA TƯTUỦNG Hố CHÌ MINH
VỂ CHỦ NGHỈ« X ỉ HỘI ở VIỆT NAM

1.1. TIẾP THƯ, VẬN DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP T ư DUY BIỆN CHỨNG
1.1.1. Nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy truyền thống của dân tộc

Vị thế địa tự nhiên, địa chính trị, địa văn hóa đã quy định phương thức sống của
người Việt và trên cơ sở ấy quy định nên phương pháp tư duy của người Việt. Trong
p hương pháp tư duy ấy chứa đựng nhiều nhân tố biện chứng. Đây là điều đã được nhiều
nhà nghiên cứu khẳng định. Chẳng hạn, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho ràng loại hình
văn hóa của dân tộc Việt Nam là trọng tĩnh (gốc nông nghiệp), trong đó đặc trưng về
mặt nhận thức ià kiểu tư duy tổng hợp. Kiểu tư duy tổng hợp C.Ó những đặc điểm là chủ
q uan (xem xét đối tượng bằng con măt của chính mình), cảm tỉnh (trực giác) và kỉnh

nghiệm (kiểm ừa tính chân thực của tri thức bằng sự trải nghiệm của chính mình), song
bao trùm lên tất cả là tính biện chứng. Ông viết: “Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái
mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp của các yếu tố riêng rẽ, mà là
nihững mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện
c;hứng là chú trọng đến mọi mối quan hệ giữa chúng - đó chính là đặc trưng tư duy của
v ăn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh mà nông nghiệp lúa nước là điển hình”[170, ừ. 40].
Trong những cơ sở hình thành nền tư tưởng và phương pháp của Hồ Chí Minh,
các giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc có một vai trò quan trọng. Đối với sự hình
thành biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh, sự tiếp thu, vận dụng và phát triển các
nứiân tố biện chứng trong phương pháp tư duy truyền thống của dân tộc có một vai ữò
qiuan trọng.
Để làm rõ vấn đề Hồ Chí Minh tiếp thu phương pháp tư duy truyền thống của
cLân tộc như thế nào, một trong những căn cứ quan trọng là dựa vào quan niệm và đảnh
g iá của Hồ Chí Minh về phương pháp tư duy ấy. Hồ Chí Minh không bàn nhiều về

10


Đen tác phẩm Quang phục quân phương lược (1912), quan điểm của Phan Bội
Châu về chế độ xã hội tương lai đã được xác định rõ trong một tổng lộ trình cách mạng:
“Tôn chỉ của Quang phục quân là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam và
thành lập nước Cộng hoà dân chủ”[12, tr. 134]. Như vậy con đường cách mạng Việt

Nam theo quan điểm của Cụ Phan là trước hết giải phóng dân tộc, sau đó kiến tạo chế
độ xã hội mới, khởi đầu từ chế độ dân chủ cộng hoà. Cụ Phan viết về chính thể dân chủ
cộng hoà như sau: đó là “một chính thể rất tốt đẹp... Quyền bính của nước là của chung
toàn dân do nhân dân quyết định. Những dấu vết độc hại của chính thể chuyên chế
không còn nữa”[12, tr. 135].
Có thể nói, từ chỗ “chú trọng” vào chế độ quân chủ lập hiến, dù trong đó vua chỉ
là hình thức, đến chỗ phê phán chế độ quân chủ, và đến “khuynh hướng” vào chế độ
dán chủ cộng hoà, đó là một bước tiến dài ữong tư tưởng của Cụ Phan Bội Châu. Tư
tưởng về xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà ở Việt Nam sau khi đánh đuổi thực dân
Pháp của Cụ Phan là một tư tưởng hợp lý, đúng đắn.
Điều đặc biệt, đến những năm cuối đời, Cụ Phan đã hướng cảm tình về chủ nghĩa
Mác - Lênin, về chủ nghĩa xã hội. Từ tác phẩm Truyện Phạm Hồng Thái đến tác phẩm
X ã hội chủ nghĩa, ta thấy Cụ Phan đã có những nhận thức bước đầu về chủ nghĩa Mác -

Lênin, về chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, quan điểm của Cụ là, “không phải là tôi phản
đối chủ nghĩa xã hội... Những sách về chủ nghĩa xã hội tôi đã có đọc nhiều, đã nghiên
cửu rất kỹ, tôi vẫn công nhận rằng những lý thuyết ấy rất chính đáng, nhưng chưa có thể
thực hành ở xứ này được”[13, tr. 370]. Theo Cụ Phan, nhiệm vụ cấp bách của dân tộc
Việt Nam là giải phóng dân tộc, đó là nhiệm vụ phải làm trước, giống như người đang
đói bụng, phải ăn mâm cơm để trước cửa. Còn chủ nghĩa xã hội, tuy là mâm cơm ngon
hơn, nhưng mâm cơm ấy để trong nhà, “muốn được ăn cái mâm cơm ở trong nhà thì
phải ăn cho hết cái mâm cơm ở trước cửa đi đã, rồi mới có đường đi vào trong nhà,
chúng ta đã không thèm để ý đến cái mâm cơm ở trước cửa, thì rút cục chúng ta chỉ
đứng ngoài thêm chảy nước miếng cục”[13, ứ. 370]. Quan điểm của Cụ Phan ở đây là
rất rõ: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội tốt đẹp, cần phải hướng tới, song trước hết
phải giải phóng dân tộc, và sau khi giải phóng dân tộc, cần phải xây dựng chế độ dân
chủ cộng hoà trước khi xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy chưa thật rõ ràng, song Cụ

36



Khi nhận thức sự biến đổi của đối tượng, phương pháp tư duy truyền thống của
người Việt Nam đã chú ý đến sự biến đổi cả về mặt chất và mặt lượng , và trong đó
thường nhấn mạnh đến quá trình tích luỹ về lượng, từ tích luỹ về lượng đưa tới sự biến
đổi về chất:
“Có bột mới gột nên hồ”;
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Phương pháp tu duy hướng tới nhận thức mối quan hệ và sự biến đổi của đối
tượng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh. Người ta thấy
rát rõ dấu ấn của phương pháp tư duy truyền thống trong một ẩn dụ có tính khái quát lý
luận rất cao của Hồ Chí Minh về cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp:
“Nay tuy châu chấu đấu voi,
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”[109, ừ. 164],
Ở đây, xu thế khách quan trong sự biến đổi về chất của hiện thực đã được Hồ
Chí Minh nhận thức và sẽ từng bước hiện thực hoả thông qua quá trinh tích luỹ về
lượng để đưa tới sự biến đổi về chất.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng đã thấy ra tính không triệt đế trong phương pháp
tư duy truyền thống ở chỗ nó chưa hướng tới sự phát triển mà mới dừng lại ở tính tuần
hioàn: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”[105, tr. 401]. Hạn chế này

là khó tránh khỏi do đặc điểm của nền sản xuất gắn liền với những biến đổi có tính tuần
hioàn của tự nhiên và sự biến đổi chậm chạp của đời sống xã hội do nền sản xuất ấy quy
đ ịnh, nhất là trong một chế độ xã hội mà ở đó người lao động không phải là người chủ
thực sự của chính mình và của toàn xã hội.
Thứ ba, phương pháp tư duy của người Việt Nam có đặc điểm là luôn hướng tới
mtục tiêu ngày càng tốt đẹp hơn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Người châu Á - tuy bị người

plhương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội
hiiện tại”[104, ừ. 35]. Tư duy hướng tới cái mới, cái tốt tuy chưa hẳn đã mang tính cách

miạng, song rõ ràng là nó có tác dụng tích cực đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá
nlhân, cũng như của toàn thể cộng đồng dân tộc. Đối với Hồ Chí Minh, việc phát hiện ra
đìặc điểm nói trên trong phương pháp tư duy truyền thống của dân tộc Việt Nam -

12


phương pháp tư duy thể hiện nhân sinh quan tiến bộ - có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là
đối với việc xây dựng lý luận và tổ chức hiện thực hoá con đường cách mạng đi tới chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì,
theo quan niệm của Hồ Chí Minh, suy cho cùng đó là sự hiện thực hoá - hiện đại hoá
những khát vọng ngàn đời của nhân dân Việt Nam về một xã hội tốt đẹp hơn.
Thứ tư, phương pháp tư duy của người Việt Nam chú trọng tính thực tế, tính
hiệu quả. Ngay từ sớm, Người đã chỉ rõ, đối với người Việt Nam “một tấm gương sống
còn có giá trị hom một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[104, tr. 263]. Hồ Chí Minh đã
nhiều lần lưu ý cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nước rằng, người dân luôn quan tâm đến
những gì giản dị, dễ hiểu, có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ, chứ không ưa
những gì trừu tượng, khó hiểu, hoặc xa lạ. Chính vỉ thế, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh
rằng, nhân dân chỉ thực sự hiểu được giá trị của độc lập dân tộc, của chủ nghĩa xã hội
khi các quyền lợi của họ được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của họ ngày càng
được nâng cao.
Có thể thấy rằng, những đặc điểm trên của phương pháp tư duy truyền thống có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được hình thành nên trên cơ sở phương thức sống của
người Việt Nam. Với “năng lực quan sát thiên bẩm”, người Việt Nam chú trọng mỗi
quan hệ và tỉnh khả biến của tự nhiên, xã hội và con người. Từ chồ nhận thức được tính
khả biến của đổi tượng, người Việt Nam hướng tới sự đổi mới, hướng tới cuộc sống
ngày càng tốt đẹp hơn về cả vật chất lẫn tinh thần, và trong quá trình đó, tính thực tế,
tính hiệu quả được đề lên hàng đầu. Những đặc điểm cơ bản ấy tạo nên một đặc điểm
chung mang tính chỉnh thể, đỏ là tính biện chứng tự phát, trong đỏ vai trỏ cùa chủ thế
được coi trọng. Tính biện chứng tự phát của tư duy truyền thống người Việt Nam tuy

chịu ảnh hưởng của quan niệm về tính tuần hoàn trong sự biến đổi của tự nhiên, xã hội
và con người, song nói chung là tích cực và tiến bộ, nếu biết cách khai thác, phát huy
vẫn sẽ có ích trong quá trình hiện đại hoá.
Tiếp thu, vận dụng các nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy truyền
thống của dân tộc là một cơ sở hình thành biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.

13


1.1.2. Nhân tố biện chứng trong phưong pháp tư duy truyền thống phương
Đông

Ở phương Đông, mặc dù không phải là quê hương của khái niệm “phép biện
chứng”, song trong nhiều hệ thống triết học vẫn chứa đựng những nhân tố biện chứng
rất có giá trị. Chẳng hạn như trong triết học truyền thống Trung Quốc. Theo giáo sư
Trương Đại Niên, một trong những nhà nghiên cứu triết học rất có uy tín của Trung
Quốc, đặc điểm nổi bật cùa các quan điểm biện chứng trong triết học Trung Quốc là coi
“biến hoá là một hiện tượng, nhưng là hiện tượng tồn tại thực”. Các quy luật và nguyên
nhân của sự biến hoá thể hiện trong thuyết “phản phục” và thuyết “lưỡng nhất”. Thuyết
phản phục có rất nhiều điểm tương đồng với quy luật phủ định của phủ định và quy luật
lượng chất của phép biện chứng trong triết học phương Tây. Tuy nhiên, giữa chúng
cũng có điểm khác căn bản. Theo quy luật phủ định của phủ định thì sự phát triển
dường như quay trở về điểm xuất phát, nhưng thực ra là ở một cấp độ cao hơn, cho nên
quá trình vận động là một quá trình tiến triển vô cùng tận, còn theo thuyết phản phục thì
sự quay ườ về điểm xuất phát là quay về thực sự, cho nên quá trình vận động mang tính
tuần hoàn. Thuyết lưỡng nhát thì lại có nhiều điểm giống với quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuần), và thậm chí ở nhiều điểm, thuyết “lưỡng
nhất” còn có sự phát triển tinh vi hơn [xem 209, tr. 92-163].
Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh cho thấy, Phật giáo, Đạo giáo và

Khổng giáo đều có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến sự hình thành tư tưởng
của Người, trong đó, Khổng giáo có ảnh hưởng mạnh hom cả.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đinh Nho học, được đào tạo khá bài bản về
Khổng giáo. Chính Người đã nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam...
Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo,...”[104, ừ. 477].
Khổng giáo không phải là một tôn giáo, mà là một hệ thống tư tưởng - văn hóa
hoàn chỉnh, trong đó những quan điểm tư tưởng được xây dựng ừên một nền tảng
phương pháp luận chứa đựng nhiều hạt nhân biện chứng sâu sắc. Chính vì thế, Hồ Chí
Minh không những đã kế thừa và phát triển nhiều giá trị tư tưởng Khổng giáo có sức
sống trường tồn, mà còn tiếp thu được những nhân tố biện chứng trong hệ thống triết
học ấy. Trong Luận án này, chúng tôi khảo sát những nhân tố biện chứng trong tư

14


tưởng của Khổng tử (thể hiện qua sách Luận ngữ), Mạnh tử (thể hiện qua sách Mạnh tứ)
và Kinh Dịch
Hồ

là những nhà tư tưởng và những kinh sách tiêu biểu của Khổng giáo được

Chí Minh nhác đến nhiều lần trong tác phẩm của Người.
a.

Nhăn tố biện chứng trong phương pháp tư duy của Khổng tử

Luận ngữ là trứ tác thể hiện rõ nét tư tưởng của Khổng tử dù rằng đây không

phải là tác phẩm của ông. Trong Luận ngữ ta có thể thấy tư duy biện chứng của Khổng
tử thể hiện tập trung ở việc ông xem xét tự nhiên, xã hội và con người trong trạng thái

biến hoá không ngừng.

về

tự nhiên, trong chương Tử Hãn chép lời của Khổng tử khi ông nhìn dòng

sông chảy xiết: “Ôi, nước cứ vậy ừôi đều đều! Chẳng kể ngày đêm”[Tử Hãn, 16].
Trong chương Dương Hoá thì ghi lời Khổng tử nói với học trò là Tử Hiến: “Trời có nói
gì chăng? Bốn mùa vận hành, các loài vật sinh sôi nảy nở. Trời có nói gì chăng?”
[Dương Hóa, 18]. Rõ ràng, trong tư tưởng của Khổng tử, vũ trụ vạn vật nằm trong quá
trình vận động, biến hoá không ngừng. Không có gì là tĩnh tại bất biến. Tất cả đều đang
biến đổi, tất cả đều đang “trôi đi” như dòng sông mãi mãi cuộn chảy.
Đ ổi với xã hội, Khổng tử cho rằng, xã hội loài người cũng giống như giới tự

nhiên, tức là luôn luôn vận động, luôn luôn biến hóa. Chẳng hạn ông nói: “Tê nhất biến,
chí ư Lỗ; Lỗ nhất bién, chí ư Đạo”2[Ưng Dã, 24],
Đ ổi với con người, Khổng tử quan niệm rằng con người cũng không ngừng biến

đổi. Sự biến đổi diễn ra ngay trong bản chất của con người. Khổng tử không quan niệm
một cách cứng nhắc bản chất con người là thuần thiện hay thuần ác. Ông nói: “Tính
tương cận dã, tập tương viễn dã”[Dưomg Hóa, 2], có nghĩa là bản tính của con người
vốn tương tự nhau, xích !ại gần nhau, cố kếí với nhau. Tuy nhiên, khi con người cố kết
lại với nhau thành xă hội và cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, bản chất con
người lại trở nên khác nhau - có thiện có ác, và trở nên xa cách nhau, phân biệt với nhau
- có quân tử, có tiểu nhân. Để xây dựng được xã hội đại đồng thì trước hết phải xây
dựng nên những người quân tử. Con đường để tạo nên người quân tử là thông qua giáo
dục theo đạo Nhân - giáo dục của xã hội và tự giáo dục của mỗi người. Như vậy, cùng

2 “Nếu nước Tề (theo nhân chính) biến đổi một lần thi sẽ tiến tới trình độ của nước Lỗ, nếu nước Lỗ (theo nhân
chính) biến đổi một lần thỉ s£ tiến tới trinh độ v&n minh, đúng như đạo cùa tiên vương”.


15


với sự vận động, biến đổi của xã hội, con người cũng không ngừng vận động, biến đổi.
Hơn nữa, còn có thể nhận thức và tác động vào sự vận động, biến đổi ấy.
Như vậy, ưong tư duy của Khổng tử, biến hóa là hiện tượng phổ biến, nhưng
biến hóa ở hiện tượng lại là biểu hiện của một cái Đạo bất biến. Mọi sự biến đổi đều là
biểu hiện của Đạo và hướng tới Đạo. Trong quan niệm của Khổng tử, đó là đạo Nhân,
xã hội phát triển tới trình độ thực hiện được đạo Nhân thì được gọi là Xã hội đại đồng.
b.

Nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy của Mạnh tử

Khi đề cập đến Khổng giáo, Hồ Chí Minh còn nhắc đến Mạnh tử và sách Mạnh
tử. Trong sách Mạnh tử, tư tưởng về sự vận động, biến hoá của xã hội đã có một bước
phát triển cụ thể hơn so với Khổng tử.
Thứ nhất, theo Mạnh tử, xã hội không ngừng biến đổi, và con người với tư cách
là chủ thể có thể tác động vào quá trình ấy. Tuy nhiên, sự tác động cần phải theo hướng
đem cái tiến bộ hơn để thay thế, cải tạo cái chưa tiến bộ. Ông nói: “Ta từng nghe người
ta dùng lễ giáo Hoa Hạ để biến đổi tục man di, chứ chưa từng nghe chuyện biến theo
man di”[Đằng Văn công thượng, 4]. Tiến bộ là xu thế vận động tất yếu của xã hội mà
con người cần phải thuận theo. Cho nên, kẻ làm vua mà “không hướng theo đạo đức,
cũng chẳng để tâm trí vào điều nhân, mà mình lại mong giúp cho đánh đâu được đó thì
chính là phò tá một bạo chúa như vua Kiệt vậy. Nếu cứ noi theo phép tắc đời nay (tàn
hại dân lành), chẳng biến đổi phong tục (ham giàu có và hiếu chiến), dẫu có giúp cho
được cả thiên hạ thì cũng không giữ nổi trong một buổi sáng”[Cáo tử hạ, 9]. Cải tạo xã
hội trì trệ lạc hậu, xây dựng một xã hội tổt đẹp hơn, đó mới là sự nghiệp chân chính và
là thước đo phẩm chất đạo đức và tài năng của người đứng đầu quốc gia. Đây chính là
một tư tưởng biện chứng có ý nghĩa tích cực của Mạnh tử, phản ánh được nguyện vọng

của nhân dân - như Hồ Chí Minh đã nhận xét [xem 104, ừ. 35].
Thứ hai, mặc dù Mạnh tử coi trọng việc cải tạo xã hội, hướng xã hội tới một
trình độ phát triển cao hơn, song theo ông điều đó không thể được thực hiện một cách
tùy tiện, mà phải dựa ưên cơ sở nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn “thời” và
“thế”. Người có tài trí là nguời biết nắm lấy thời và thế, nhân đó mà thực hiện thành
công sự nghiệp cải tạo xã hội. Mạnh tử nói: “Dân là quý nhất, sau đó tới xã tác, còn vua
có thể xem nhẹ... Hễ vua chư hầu làm nguy hại xã tác, ắt nguời ta lập vua mới”[Tận

16


Tâm hạ, 14]. Tư tưởng “dân vi quý, xã tăc thứ chi, quân vi khinh” là một đóng góp to
lớn của Mạnh tử đối với triết học phương Đông. Đây cũng chính là một giá trị được Hồ
Chí Minh kế thừa và đánh giá cao: “Trả lời một câu hỏi của vua, ông đã nói thẳng thắn:
dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”[104, tr. 35].
Thứ ba là “bất biến”. Nếu như Mạnh tử nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải
tạo xã hội để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và việc cải tạo ấy được thực hiện trên cơ
sở sự kết hợp năng lực chủ quan của chủ thể với điều kiện khách quan, thì đồng thời
ông cũng yêu cầu phải chú ý đến mặt đối lập của biến là bất biển. Bản thân Mạnh tử
luôn kiên trì với học thuyết mà ông đã xây dựng nên, dù ràng cũng như Khổng tử, lúc
sinh thời Đạo của ông không được những người đứng đầu xã hội sử dụng. Ông đã từ
chối nhận bổng lộc của vua Tề và bỏ nước Tề ra đi vì không muốn thay đổi chí hướng
của mình. Với những bậc đại trượng phu, một khi đã nhận thức được Đạo là cái bất biến
trong cái vạn biến của vũ trụ thì họ sỗ kiên trì Đạo của mình, nắm lấy cải không thay
đỏi để thay đổi tất cả, bất chấp ngoại cảnh như thế nào. Mạnh tử nói: “Ở nơi rộng rãi
trong thiên hạ, đứng chỗ chính vị trong thiên hạ, thi hành đạo lớn trong thiên hạ, lúc đắc
chí thì cùng với dân noi theo chính đạo, khi bất đác chí thì một mình tu thân hành đạo,
cảnh giàu sang chẳng khiến buông lung, cảnh nghèo hèn chẳng đổi được tiết tháo, uy vũ
chẳng thể khuất phục, người như thế mới dáng gọi là bậc đại trượng phu”[Đằng văn
công hạ, 2]. Cái chí bất biến muốn cải tạo xã hội loạn lạc, xây dựng một xã hội đại đồng

của bậc đại trượng phu mà Mạnh tử là người phát ngôn cũng là điều mà Hồ Chí Minh
vô cùng tâm đắc. Chính vì thế mà quan điểm “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng
di, uy vũ bất năng khuất” của Mạnh tử đã được Hồ Chí Minh kế thừa và còn luôn coi đó
là phẩm chất không thể thiếu của người cách mạng, của người cộng sản chân chính.
Tóm lại, cũng giống như Khổng tử, Mạnh tử không phải là nhà triết học chuyên
chú vào vấn đề phép biện chứng, song khi đi sâu với những vấn đề xã hội và con người
vốn vô cùng phức tạp, các ông đã tiếp cận đến bản chất biện chứng của đối tượng, từ đó
hình thành nên những nhân tố biện chứng sâu sắc trong tư tưởng, trong phương pháp tư
duy của các ông.
c. Nhăn tố biện chứng trong Kinh Dịch


Hồ Chí Minh là người am hiểu Kinh Dịch - một trong Ngũ Kinh của Khổng giáo
- là một bộ sách chứa đựng nhiều hạt nhân biện chứng sâu sắc. Chẳng hạn, ừong bài Lời
than vãn của bà Trưng Trắc, Hồ Chí Minh đã sử dụng một quan niệm về “biến” của
Kinh Dịch. Quẻ Kiền, hào thượng cửu (Hồ Chí Minh viết là “dương cửu”), lời hào viết:
“Như con rồng lên cao quá thì có sự hối hận”, lời tượng viết: “Như con rồng lên quá
cao thì có hối hận, là đầy tràn thì không lâu dài vậy”, Văn ngôn giải thích: “Như con
rồng lên quá cao thỉ có lỗi, là cái tai hại về sự cùng cực vậy” và “Như con rồng lên quá
cao, thì có lỗi, là cùng thời gian đến lúc cùng cực”. Quẻ Kiền tượng trưng cho dương,
cho ừời, cho vua. Sáu hào của quẻ Kiền đều là hào dương (một nét liền), và từ hào cửu
nhất đến hào cửu ngũ đều thể hiện sự vận động phát triển đi lên, từ “rồng lặn chưa
dùng” đến “rồng bay trên trời”, và cũng chính đà tiến lên ấy khiến cho hào thượng cửu
rơi vào hoàn cảnh bất lợi, báo hiệu sự suy vong, giống như con rồng mất đầu. Đúng như
nhiều nhà nghiên cứu triết học Kinh Dịch đã nhận định, toàn bộ sự sâu sắc ừong tư
tưởng “biển hoá” của Kinh Dịch tập trung ở hào thượng cửu này, vừa biểu hiện toàn bộ
vận động đi lên của quẻ Kiền, vừa là điểm nút ở đó xu thế vận động đi lên chuyển hoá
thành mặt đối lập của nó. Nỏ thể hiện tư duy biện chứng "vật cực tắc phản”. Hồ Chí
Minh đã vận dụng tư tưởng biện chứng của Kỉnh Dịch một cách tài tình để viết về vua
Khải Định, không chỉ đặc tả được hình ảnh của cá nhân ông vua này mà còn dự báo về

sự suy vong của nhà Nguyễn và một vận hội mới trong sự phát triển của dân tộc đang
dần mở ra.
Trong Thư gửi ông H. (Thượng Huyền), Hồ Chí Minh đã bác bỏ quan điểm của
ông Thượng Huyền cho rằng từ “cách mệnh” được lấy ở Kinh Dịch, mặc dù ứong Kinh
Dịch có từ “cách mạng”. Trong bài này, khi 'bác bỏ quan điểm của ông Thuợng Huyền
cho rằng khái niệm “cách mệnh” được lấy từ Kinh Dịch, Hồ Chí Minh lưu ý ông ta phải
chú ý đến nội hàm của khái niệm này. Hồ Chí Minh đã phân biệt nội hàm vổn có của từ
ngữ “cách mệnh” trong triết học truyền thống Trung Quốc với khái niệm “cách mệnh”
theo nghĩa hiện đại, từ đó chỉ rõ, mặc dù ữong Kinh Dịch, lời Thoán của quẻ Cách nói:
“Thiên địa cách nhi tứ thời thành, Thang Vũ cách mệnh, thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân,
cách chi thời, đại hĩ tai”, tức là cỏ từ “cách mệnh”, song đây là “cách mệnh” theo nghĩa
truyền thống, chứ không có khái niệm “cách mệnh” theo nghĩa hiện đại. Ý kiến tranh

18


luận nói trên của Hồ Chí Minh cho thấy, Người không chỉ nám rõ mà còn am hiểu một
cách rất sâu sắc Kinh Dịch. Việc tìm hiểu phương pháp tư duy biện chứng ữong Kinh
Dịch sỗ giúp ta hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành biện chứng cùa tư tưởng Hồ Chí Minh

về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Các nhân tố biện chứng trong Kinh Dịch là rất phong phú và sâu sắc. Biến hóa là
linh hồn của Kinh Dịch. “Dịch” tức là biến đổi, biến hóa. Kinh Dịch được dịch ra tiếng
Anh là The Book o f Change - Kinh điển về sự biến đổi. Các nhân tố biện chứng trong
Kinh Dịch thể hiện trên mấy phương diện sau: Thứ nhất, Kinh Dịch coi vũ trụ là một
quá trình vĩnh viễn vận động, biến hoá; Thứ hai, Kinh Dịch chỉ ra nguồn gốc của sự
biến hoá là do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, các mặt đối lập nương
tựa, chuyển hóa, sinh thành, triệt tiêu nhau làm cho sự vật biến đổi; Thủ ba, Kinh Dịch
nêu lên quy luật của sự vận động, biến đổi là “vật cực tắc phản”, song không bi quan,
yếm thế, mà luôn chủ trương: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”; Thứ tư,

Kinh Dịch cho ràng, sự biến hóa của vũ trụ là thần diệu, song con người hoàn toàn có

thể nhận thức, biểu đạt và vận dụng sự biến hóa ấy để làm nên đại nghiệp.
Hồ Chí Minh không chỉ nói đến Dịch, mà ừong cuộc đời của Người, từ chỗ thấu
hiểu sâu sắc lẽ biến hoá (dịch) của tự nhiên, xã hội và con người, hành xử của Người đã
mang tính biến hoá, tính biện chứng cực kỳ sâu sắc. Nếu suy tư theo phương pháp tư
duy biện chứng của Kinh Dịch thì ta thấy rằng, suốt cả cuộc đời, Hồ Chí Minh đã luôn
suy nghĩ và hành xử một cách cực kỳ biến hoá, cực kỳ biện chứng. Chẳng hạn, Người
đã thực hiện được trọn vẹn và rất tự nhiên những vai trò kép, thống nhất và chuyển hóa
của hai mặt đối lập: “Chủ tịch nước” - “Người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước
mặt trận”, “Người lãnh đạo” - “Người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, V.V.. Có
thể kết luận rằng, các nhân tố biện chứng trong Kinh Dịch là một trong những cơ sở
quan trọng hình thành nên biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Tóm lại, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng các nhân tố biện chứng trong phương
pháp tư duy truyền thống của dân tộc và phương Đông, trong đó Khổng giáo giữ một vị
trí quan trọng, biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành. Không phải ngẫu
nhiên mà trong suốt cuộc đời cách mạng, Hồ Chí Minh đã luôn nhấn mạnh những quan

19


điểm mang tính phương pháp luận triết học biện chứng rất sâu sắc, đó là: “Thiên biến
vạn hóa”, “Tùy cơ ứng biến” và “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.
1.1.3. Phép biện chứng duy vật

Ở phương Tây, phép biện chứng duy vật là kết tinh lịch sử phát triển lâu dài của
các hình thức phép biện chứng.

về mặt từ nguyên, khái niệm “phép biện chứng” (dialectics) bắt nguồn từ một

thuật ngữ trong tiếng Hy Lạp là “dialektike techne”, có nghĩa là “nghệ thuật tiến hành
đàm thoại”. Khi được các nhà triết học Hy Lạp cổ đại sử dụng, khái niệm này được
dùng để chỉ nghệ thuật tiến hành đàm thoại, tranh luận triết học đế sao cho thông qua
sự xung đột giữa các ý kiến trái ngược nhau mà phát hiện ra chần lý, hay cỏ thể nói, đó
là nghệ thuật phát hiện và chứng minh chân lý. Trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ

đại có đóng góp đối với quan niệm về phép biện chứng, có thể kể tới các vị như Dênông
(người được Arixtốt gọi là “nhà sáng lập phép biện chứng”), Sôcrát, Hêraclít, Platông,
Arixtốt. Theo G.V.Ph. Hêghen: “Ở đây (ừong triết học Hy Lạp cổ đại - LQK), chúng ta
phát hiện ra khởi thuỷ của phép biện chứng, tức là, khởi thuỷ của sự vận động thuần tuý
của tư tưởng trong khái niệm, ... hơn nữa, chúng ta còn phát hiện ra mâu thuẫn vốn có
trong bản thân tồn tại khách quan (phép biện chứng chân chính)”[199, ừ. 253].
Ảngghen thì đánh giá: “Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện
chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy,
cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”[93, tr. 34].
Thời Trung cổ, các nhà triết học kinh viện phương Tây vẫn sử dụng khái niệm
“phép biện chứng”. Tuy nhiên, loại phép biện chứng này mang đậm tính kinh viện nên
Hêghen gọi đó ià “phép biện chứng hĩnh thức”.
Phép biện chứng đã có bước phát triển vượt bậc trong triết học cổ điển Đức với
những tên tuổi kiệt xuất như Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen. Cantơ đã phân biệt hai
loại phép biện chứng là “biện chứng pháp lôgic” và “biện chứng pháp siêu
nghiệm”[xem 9, tr. 35, 591-592]. Hêghen đánh giá rằng, quan niệm của Cantơ về phép
biện chứng cùng với thuyết “antinomie” của ông là bước tiến quan trọng nhất và sâu sắc
nhất của phép biện chứng trong triết học cận đại.

20


G.V.Ph. Hêghen là người có đóng góp đặc biệt quan trọng ữong sự phát triển
của phép biện chứng. Quan niệm của Hêghen về phép biện chứng và bản thân phép

biện chứng của Hêghen, bất chấp tính chất hạn chế của nó, vẫn là một thành quả to lớn
của tư duy nhân loại và là một trong những nguồn gốc trực tiếp của phép biện chứng
duy vật.
I lêghen không chỉ xem phép biện chứng là một phương pháp tư duy, mà ông
còn coi đó là nguyên lý phổ biến, phù hợp với mọi hiện tượng, tức là một loại vũ trụ
quan. Hêghen rất coi trọng nguyên tăc về sự vận động và quan niệm rằng: “Bản thân sự
vận động là phép biện chứng của tất cả cái gì tồn tại”[81, ừ. 271]. Ông cho rằng, phép
biện chứng nghiên cứu những mâu thuẫn trong bản thân bản chất của đối tượng, vạch ra
những liên hệ nội tại và từ đó vạch ra cội nguồn và nội dung chân thực của sự vận động
và phát triển của đối tượng. Quan niệm này đã đưa phép biện chứng bước vào một giai
đoạn phát triển mới.
Hêghen đã trình bày một cách hệ thống các quy luật và các cặp phạm trù của
phép biện chứng. Ông là người đầu tiên đã mô tả thế giới như một quá trình, cho rằng
“bản thân mọi sự vật đều là mâu thuẫn tự nó”. Cho dù là thế giới tự nhiên, thế giới lịch
sử, hay thế giới tinh thần thì cũng đều là những quá trình tràn đầy mâu thuẫn, và chính
mâu thuẫn là nguồn gốc của mọi vận động, biến hoá và phát triển. Ông nói:
Trong vũ trụ tuyệt nhiên không có sự vật nào mà chúng ta không thể
hoặc không cần thiết chỉ ra mâu thuẫn trong nó”, chúng ta “có thể phát hiện
ra mâu thuẫn trong những đổi tượng thuộc mọi chủng loại, ứong mọi biểu
tượng, khái niệm và ý niệm. Nhận thức mâu thuẫn và đặc tính mâu thuẫn
trong nhận thức đối tượng như thế chính là bản chất của suy tư triết học [200,
tr. 132].
Mác và Ăngghen đã nghiên cứu một cách sâu sác phép biện chứng của Hêghen,
và xác định nhiệm vụ là phải cải tạo triệt để phép biện chứng của Hêghen, không phải
chỉ ở việc “dựng nó lại” để thấy ra hạt nhân hợp lý của nó, mà còn phải cải tạo bản thân
phương pháp của nó:

phương pháp của Hêghen dưới hình thái hiện có của nó, hoàn

toàn không thể dùng được... Cho nên, trước hết cần phải phê phán đến nơi đến chốn

phương pháp của Hêghen”[90, tr. 612].

21


×