Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.3 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
--------------------------------------

Nguyễn Bá Tuấn

NGUYỄN BÁ TUẤN

Tìm hiểu phƣơng pháp tổng quan đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc & môi trƣờng.

TÌM HIỂU PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƢỚC & MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội- năm 2009

Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN & M ÔI TRƢỜNG
-------------------------------------------

NGUYỄN BÁ TUẤN

TÌM HIỂU PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ


TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƢỚC & MÔI TRƢỜNG

CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

(CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hà Lƣơng Thuần

HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................. 1
3. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...................................................................... 1
4. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................. 2
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 2
CHƢƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI VIỆT NAM. .......................................................................... 3
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu .............................................................. 3
1.1.1. Biến động khí hậu trong thời đại địa chất ........................................ 3
1.1.2. Biến đổi khí hậu trong thời đại ngày nay. ........................................ 3
1.1.3. Các kịch bản BĐKH và NBD trên thế giới trong thế kỷ XX. ............. 3
1.2. Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở Việt Nam. ................................. 4
1.2.1. Các kịch bản biến đổi khí hậu .......................................................... 4
1.2.2. Kịch bản nước biển dâng ................................................................. 4

1.3. Tác động của biến đổi khí hậu ............................................................... 4
1.3.1. Dâng cao mực nước biển ................................................................. 4
1.3.2. Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực .............. 5
1.3.3. Tác động đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái .......................... 5
1.3.4. Tác động đến mực nước biển và các vùng ven biển .......................... 5
1.3.5. Tác động đến tài nguyên nước ......................................................... 5
1.3.6. Quản lý nước ................................................................................... 5
1.3.7. Tác động đến thiên tai ..................................................................... 5
1.3.8. Sức khoẻ cộng đồng ......................................................................... 6
1.4. Một số tác động tích cực của BĐKH ..................................................... 6
1.5. Tác động của BĐKH đến tài nguyên nƣớc và môi trƣờng. .................. 6
1.5.1. Trên thế giới: ................................................................................... 6
1.5.2. Khu vực Đông Nam Á: ..................................................................... 7
1.5.3. BĐKH tác động tới hệ thống tài nguyên nước và môi trường tại Việt
Nam 8
CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN
THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. .......................... 10
2.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động và các giải pháp thích ứng
trên thế giới ................................................................................................... 10
2.1.1. Tại châu Âu ................................................................................... 10
2.1.2. Tại Châu Á .................................................................................... 10
2.1.3. Tại Châu Mỹ - La tinh ................................................................... 10
2.1.4. Tại Châu Phi ................................................................................. 10
2.1.5. Tại Châu Úc .................................................................................. 10
2.2. Khái niệm về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng ........................... 10
2.3. Tìm hiểu phƣơng pháp luận đánh giá TTDBTT do BĐKH trên thế
giới. 11
2.3.1. Các tiêu chí sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính: .... 11
i



2.3.2. Các kịch bản ứng dụng trong đánh giá TT DBTT .......................... 11
2.3.3. Các công cụ đánh giá các tác động và TTDBTT ............................ 11
2.3.4. Lựa chọn các chỉ số và phân tích số liệu ........................................ 12
2.4. Tìm hiểu phƣơng pháp đánh giá TTDBTT điển hình trên thế giới. .. 12
2.4.1. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ. ...... 12
2.4.2. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển ............ 13
2.5. Tìm hiểu phƣơng pháp luận đánh giá TTDBTT tại Việt Nam .......... 13
2.5.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ
thập Đỏ. ..................................................................................................... 13
2.5.2. Phương pháp sử dụng tại Đà Nẵng và Quy Nhơn .......................... 14
2.5.3. Phương pháp sử dụng tại Nam Định .............................................. 14
2.5.4. Phương pháp luận đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sử dụng
phương pháp đánh giá MASSCOTE (FAO) ................................................ 14
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BDKH ĐỐI
VỚI TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG ....................................... 15
3.1. Điểm giống và khác nhau của đánh giá khi có và không đề cập tới
biến đổi khí hậu. ........................................................................................... 15
3.2. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ
bị tổn thƣơng ................................................................................................ 15
3.2.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ
thập đỏ. ...................................................................................................... 15
3.2.2. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ. ...... 16
3.2.3. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển............. 16
3.2.4. Phương pháp luận được đế xuất bởi Viện Nước, Tưới tiêu và Môi
trường cùng với Viện ISET, Hoa Kỳ. .......................................................... 17
3.2.5. Phương pháp luận của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường. ......... 17
3.2.6. Phương pháp luận đánh giá TTDBTT sử dụng phương pháp
MASSCOTE. .............................................................................................. 18

3.2.7. Kết luận chung về các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương ..
...................................................................................................... 18
3.3. Đề xuất phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng trong lĩnh
vực quản lý, sử dụng tài nguyên nƣớc và môi trƣờng. ............................... 19
3.3.1. Mục tiêu của phương pháp ............................................................ 19
3.3.2. Cách tiếp cận của phương pháp đề xuất ........................................ 19
3.3.3. Các tác động tiềm tàng và khả năng ứng phó ................................ 19
3.3.4. Sự cần thiết của các kịch bản khí hậu ............................................ 19
3.3.5. Tính không chắc chắn của dự báo khí hậu ..................................... 19
3.3.6. Các biện pháp ứng phó và các chương trình giảm nguy cơ thảm họa
(DRR) ...................................................................................................... 19
3.3.7. Nội dung và trình tự của phương pháp........................................... 20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 23

ii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về
BĐKH (IPCC), là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao
gồm cả những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con
người gây ra. Biến đổi khí hậu xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng
của trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí
quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống và hình thành được phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương do tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi
trường.

Mục tiêu cụ thể của đề tài
Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu nói chung, tài nguyên nước và
môi trường nói riêng.
Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động
của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường
Kiến nghị được về mặt lý thuyết phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị
tổn thương trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phân tích, tổng hợp và kế thừa tài liệu: Tổng hợp và phân tích các tài liệu
về khu vực nghiên cứu, tài liệu của các đề tài, dự án có liên quan,
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của
thế giới cũng như kết quả các đề tài, dự án đã triển khai trong khu vực nghiên
cứu.
Lấy ý kiến chuyên gia: áp dụng trong xây dựng kế hoạch triển khai nghiên

1


cứu, trong đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp, trong đánh giá kết quả và
hoàn thiện phương pháp.
4. Nội dung nghiên cứu.
4.1. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu đổi với Việt Nam.
4.2. Nghiên cứu, tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu
4.3. Nghiên cứu, tìm hiểu về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.
4.4. Nghiên cứu và kiến nghị phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương do tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước và môi
trường .
5. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu đổi với Việt Nam.
Chƣơng 2: Tìm hiểu về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của

BĐKH.
Chƣơng 3: Nghiên cứu, đề xuất phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương do tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước và môi
trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

2


CHƢƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

1.1.

Tổng quan về biến đổi khí hậu

Hiện nay chúng ta đang phải sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn
về khí hậu: nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên, dân
số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh
cảnh đang bị thu hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hoá và
thương mại toàn cầu hóa ngày càng lớn, trao đổi thông tin ngày càng rộng rãi.
Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất
cả các nước trên thế giới, trong đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên và ô nhiễm môi trường.
1.1.1. Biến động khí hậu trong thời đại địa chất
Những biến động khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên
nhân tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự chuyển động của trái đất, các vụ phun
trào của núi lửa và hoạt động của mặt trời.
1.1.2. Biến đổi khí hậu trong thời đại ngày nay.
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn

cầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ tiền
công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều
năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt),
qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà
kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái
đất.
1.1.3. Các kịch bản BĐKH và NBD trên thế giới trong thế kỷ XX.
Trong Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000,
IPCC đã đưa ra 40 kịch bản, phản ánh khá đa dạng khả năng phát thải khí nhà

3


kính trong thế kỷ 21. Các kịch bản phát thải này được tổ hợp thành 4 kịch bản
gốc là A1, A2, B1 và B2 (Hình 1.3) với các đặc điểm chính sau:

Hình 1.3: Sơ đồ biểu thị 4 kịch bản gốc về phát thải khí nhà kính.
Nguồn: IPCC
1.2.

Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở Việt Nam.

1.2.1. Các kịch bản biến đổi khí hậu
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch
bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1),
kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch
bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao
(kịch bản A2).
1.2.2. Kịch bản nước biển dâng
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản

phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát
thải cao nhất (A1FI).
1.3.

Tác động của biến đổi khí hậu

1.3.1. Dâng cao mực nước biển
Tác động của biến đổi khí hậu, làm dâng cao nước biển, ảnh hưởng nghiêm

4


trọng đến vùng ven bờ: gia tăng ngập lụt vùng đồng bằng ven bờ, hàng triệu
ha vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng có thể bị chìm ngập, hàng
trăm ngàn ha rừng ngập mặn bị mất.
1.3.2. Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực
Sản xuất nông nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức trong các thập kỷ
tới. Suy thoái tài nguyên đất và nước là yếu tố hạn chế lớn nhất đối với việc
thực hiện mục tiêu an ninh lương thực.
1.3.3. Tác động đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái
Đa dạng sinh học sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Thành
phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái sẽ thay đổi do các cá thể phải biến
đổi để thích ứng với điều kiện khí hậu mới.
1.3.4. Tác động đến mực nước biển và các vùng ven biển
Mực nước đại dương tăng khoảng 10-20 cm trong vòng 100 năm qua với
tốc độ dâng lên khoảng 1-2 mm/năm. Tốc độ, độ lớn, và chiều hướng thay đổi
mực nước biển sẽ phụ thuộc vào vị trí, đặc trưng bờ biển của từng khu vực,
thay đổi các dòng hải lưu, khác biệt về chế độ triều.
1.3.5. Tác động đến tài nguyên nước
Biến đổi về lượng mưa, phân bố mưa theo không gian và thời gian dưới tác

động của biến đổi khí hậu đã có những ảnh hưởng nhất định tới việc cấp nước
cho các ngành dùng nước.
1.3.6. Quản lý nước
BĐKH sẽ làm nguồn nước mặt và nước ngầm tại những vùng khác nhau thay
đổi cả về chất và lượng theo những hướng hướng khác nhau. Những thay đổi
trên sẽ là những thách thức lớn cho lĩnh vực quản lý nước, lĩnh vực được coi
là chìa khoá trong ứng phó với BĐKH (UNFCCC, 2007; Op. cit., 2007).
1.3.7. Tác động đến thiên tai

5


Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các hiện tượng cực hạn về thời tiết, đặc biệt là
các đợt nắng nóng gay gắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như
cây trồng và vật nuôi.
1.3.8. Sức khoẻ cộng đồng
BĐKH gây tác động trực tiếp (các thảm hoạ tự nhiên do hiện tượng khí hậu
cực đoan gây ra) và gián tiếp (an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, khả
năng thích ứng kém do hoạt động kinh tế kém hiệu quả, bùng phát dịch bệnh,
...) cho sức khoẻ cộng đồng được dự báo sẽ ngày càng tăng.
1.4.

Một số tác động tích cực của BĐKH

Trong nghiên cứu của IPCC năm 2001, đã chỉ ra một số ảnh hưởng tích cực
của BĐKH như sau:
- Tăng lượng nước cho cộng đồng ở một số vùng khan hiếm nước;
- Giảm nhu cầu năng lượng để sưởi do nhiệt độ cao hơn vào mùa đông;
- Tăng sản lượng cây trồng ở một số vùng ôn đới do sự gia tăng nhiệt độ
khoảng vài độ C;

- Giảm tỷ lệ tử vong ở các vùng vĩ độ cao;
- Tăng cung cấp gỗ toàn cầu do các khu rừng được quản lý hợp lý.
1.5.

Tác động của BĐKH đến tài nguyên nƣớc và môi trƣờng.

1.5.1. Trên thế giới:
 Biến đổi khí hậu tác động đến nguồn nƣớc
- Lượng mưa ở các vùng vĩ độ trung bình và cao, cứ một thập kỷ tăng từ 0,5
đến 1%. Lưu lượng dòng chảy trên các sông sẽ tăng lên vào mùa mưa và
giảm mạnh vào mùa khô, do đó thay đổi về số lượng, hình thái và thời gian
mưa sẽ tác động rất lớn tới vấn đề cấp nước. Phần lớn các vùng của châu á
Thái Bình Dương sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước.

6


- Dự đoán sẽ có tới 120 triệu đến 1,2 tỷ người sẽ bị ảnh hưởng bởi sự căng
thẳng về nước vào những năm 2020, và vào những năm 2050 thì con số
này sẽ tăng hơn nữa.
 Biến đổi khí hậu tác động tới môi trƣờng
- Theo WHO, trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất chiếm tới 1,5 triệu cái chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy.
- Các hiện tượng thiên tai bất thường do BĐKH đã phá huỷ các cơ sở hạ
tầng cấp nước và vệ sinh môi trường
- Các sự kiện khí hậu cực đoan có thể dễ dàng phá vỡ sự lọc nước mưa và
nước thải, cũng như gây nhiễm bẩn tới nguồn nước mặt và các hệ thống
giếng không có tầng bảo vệ bề mặt, dẫn tới gia tăng những rủi ro về dịch
bệnh. Đặc biệt là các căn bệnh gia tăng dưới tác động của nhiệt như: sốt
rét, sốt xuất huyết, viêm não (truyền qua muỗi); các bệnh đường ruột (qua

môi trường nước), các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh phổi... Những bệnh này
đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các vùng kinh tế kém phát triển, đông dân và
có tỷ lệ đói nghèo cao...
1.5.2. Khu vực Đông Nam Á:
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC tuyên bố rằng ĐNA là khu vực bị ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất do các tác động cực đoan của BĐKH do hầu hết nền
kinh tế trong khu vực dựa trên nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các hệ thống chịu ảnh hưởng trực tiếp:
 Hệ thống bờ biển
- Vùng dọc bờ biển của khu vực Đông Nam Á sẽ chịu tổn thương lớn với
những hiệu ứng của BĐKH Cùng với đó, sự biến động lớn của thuỷ triều,
lốc xoáy nhiệt đới cao kết hợp với việc tăng lượng mưa của vùng đã đưa
lại những rủi ro tiềm ẩn cho vùng ven biển. Đặc biệt các vùng châu thổ lớn

7


của Bangladet, Myanma, Việt nam và Thái lan, và những vùng đất thấp
của Inđônêsia, Philipin và Việt nam phải chịu những rủi ro lớn.
- Nghiên cứu quốc tế đã dự đoán sự di chuyển của hàng triệu người từ
những vùng ven biển khi mực nước biển tăng 1m. Chi phí của những biện
pháp tương ứng để giảm mực nước biển tăng (từ 30-50cm) trong khu vực
có thể chiếm tới hàng triệu đôla Mỹ mỗi năm.
 Các hệ sinh thái
- Sự gia tăng bốc hơi do nhiệt độ tăng và sự biến động của lượng mưa đã có
những tác động tiêu cực tới khả năng phát triển của các đầm lấy nước
ngọt. Cơ sở hạ tầng và những hoạt động của con người cũng gây ra những
cản trở lớn với sự di trú của cây đước vùng ven biển. Thêm vào đó BĐKH
cũng làm tăng thêm sự náo động không khí, bùng nổ các dịch bệnh và các
chất cháy.

1.5.3. BĐKH tác động tới hệ thống tài nguyên nước và môi trường tại Việt
Nam
Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của nước biển
dâng do BĐKH (UNDP và Ngân hàng thế giới).
 Tác động tới nguồn nƣớc do sự thay đổi chu trình thuỷ văn
- Dòng chảy năm biến động từ +4% đến -19%, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc
thoát hơi đều tăng, trong những thập kỷ tới tần suất xuất hiện các trận lũ
lụt và hạn hán sẽ tăng lên và mức độ ngày càng trầm trọng hơn.
 Tác động tới tài nguyên nƣớc
- Biến đổi khí hậu sẽ tác động sâu sắc đến tài nguyên nước của Việt Nam cả
về chất lượng và số lượng.
 Tác động tới hoạt động của các hệ thống cấp nƣớc và vệ sinh môi
trƣờng

8


- BĐKH sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống cấp nước nông thôn
do dòng chảy lũ và dòng chảy mùa kiệt thay đổi nhiều so với trước. Hiện
tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ.
- Các công trình tiêu nước vùng ven biển sẽ bị tác động mạnh mẽ do BĐKH,
khi mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức khó khăn, đặc biệt
là vào các thời gian triều cường, gây ngập úng tại nhiều khu vực. Chế độ
dòng chảy thay đổi, cũng làm cho vấn đề điều tiết của hồ trở lên khó khăn
hơn, khả năng cung cấp nước giảm đi.
- Lụt lội, ngập lụt cũng sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống đường ống cấp nước
ngầm, tại những chỗ đường ống rò rỉ hoặc khớp nối lỏng lẻo, sẽ tạo điều
kiện cho nước ngầm bị nhiễm bẩn đi vào hệ thống cung cấp nước.
 Tác động tới vấn đề sức khoẻ
Theo WHO, sức khỏe là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều

nhất của biến đổi khí hậu. Sự thay đổi của khí hậu sẽ kéo theo nhiều dịch
bệnh, trong đó có dịch bệnh xảy ra với con người.

9


CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN
THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
2.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động và các giải pháp thích
ứng trên thế giới
BĐKH được quan tâm từ những năm 1960., một trong những tổ chức có uy
tín nhất trên thế giới nghiên cứu về BĐKH là Ủy ban liên chính phủ về
BĐKH (IPCC) do UNEP và WHO sáng lập năm 1988.
2.1.1. Tại châu Âu
Châu Âu là châu lục có những nghiên cứu tiên phong về BĐKH. Các nghiên
cứu được thực hiện ở cấp độ châu lục, quốc gia, lưu vực sông.
2.1.2. Tại Châu Á
Các nghiên cứu tại Châu Á đã tập trung vào các kịch bản mô phỏng không
gian, nghiên cứu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước và nông nghiệp,
phát triển bền vững.
2.1.3. Tại Châu Mỹ - La tinh
Các nghiên cứu thuộc vùng châu Mỹ La tinh cũng tập trung vào nghiên cứu
tác động của biến đổi khí hậu.
2.1.4. Tại Châu Phi
Trong khi đó tại châu Phi, Ai Cập là nước tiên phong trong các nghiên cứu về
BĐKH.
2.1.5. Tại Châu Úc
Nhìn chung các nghiên cứu về BĐKH đã được quan tâm rất nhiều trong vài
thập kỷ gần đây. Các nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh tác động của
BĐKH trong đó ngành nông nghiệp, tài nguyên nước vùng duyên hải được

quan tâm đặc biệt.
2.2. Khái niệm về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng

10


“Tình trạng dễ bị tổn thương là mức độ (degree) mà ở đó một hệ thống dễ bị
ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu.
Tình trạng dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ
(phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả
năng thích ứng của hệ thống (IPCC, 2007)”.
2.3. Tìm hiểu phƣơng pháp luận đánh giá TTDBTT do BĐKH trên thế
giới.
2.3.1. Các tiêu chí sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính:
Các tiêu chí sau đây có thể được sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương
chính:
Cường độ của các tác động; Thời gian tác động; Sự bền vững và khả năng đảo
ngược của tác động; Khả năng có thể xảy ra (ước tính mức độ không chắc
chắn) của các tác động và tình trạng dễ bị tổn thương và mức độ tin cậy (xác
suất đúng) của các dự báo; Khả năng thích ứng; Sự phân bố các tác động và
mức độ dễ bị tổn thương; Tầm quan trọng của các hệ thống bị rủi ro.
2.3.2. Các kịch bản ứng dụng trong đánh giá TT DBTT
Các kịch bản cần thiết để đánh giá mức độ tổn thương và khả năng thích ứng
của một hệ thống bao gồm:
- Kịch bản về sự thay đổi của kinh tế- xã hội;
- Kịch bản của việc sử dụng đất và tầng thảm phủ;
- Kịch bản về sự thay đổi các nhân tố môi trường khác;
- Kịch bản về sự biến đổi của khí hậu;
- Kịch bản của sự gia tăng mực nước biến.

2.3.3. Các công cụ đánh giá các tác động và TTDBTT
Các mô hình như DSSAT,6 SPUR2,7 CLIRUN,8 and the Holdridge Life
Zones Classification,9 and WATBAL10 được ứng dụng trong hầu hết các

11


ngành dễ bị tổn thương như tài nguyên nước, nông nghiệp, sức khoẻ, vùng
ven biển và lâm nghiệp. Ở các cấp độ cụ thể hơn, các phân tích kinh tế xã hội
cũng được áp dụng.
2.3.4. Lựa chọn các chỉ số và phân tích số liệu
Xác định các chỉ số gồm:
- Các hiểm họa thiên tai (hazard) khác nhau như bão, lũ, hạn hán, sạt ở đất,
nước biển dâng, xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng, dịch bệnh, vv…
- Mức độ nhạy cảm (sensibility): Mật độ dân số, đa dạng sinh học nông
nghiệp, vv…
- Năng lực thích ứng (adaptive capacity) gồm: Các yếu tố kinh tế xã hội,
công nghệ, cơ sở hạ tầng vv…
Sau khi thu thập được số liệu thì các lớp số liệu được chuyển đổi theo một hệ
thống không gian chung, số liệu được xếp thứ tự từ 1 tới 5, 1 đại diện cho
mức độ tiếp xúc thấp, ít nhạy cảm và có khả năng thích ứng cao và 5 đại diện
cho mức độ tiếp xúc cao, mức độ nhạy cảm cao hoặc năng lực thích ứng thấp.
Đối với mỗi loại tác động, đánh giá mức độ dễ bị tổn thương được thực hiện
bằng cách chồng ghép 3 bản đồ khác nhau (bản đồ về mức độ tiếp xúc (phơi
nhiễm) với biến đổi khí hậu, bản đồ mức độ nhạy cảm và bản đồ khả năng
thích ứng). Điểm mức độ dễ bị tổn thương được tổng hợp từ 3 loại bản đồ này
và được tính lại theo thang điểm 1-9. Việc cho điểm dựa vào ý kiến chuyên
gia về tầm quan trọng của từng loại tác động.
2.4. Tìm hiểu phƣơng pháp đánh giá TTDBTT điển hình trên thế giới.
2.4.1. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ.

Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương gồm các bước sau:
(i) Xác định thảm họa; (ii) Phân tích thảm họa; (iii) Phân tích dịch vụ hỗ trợ
chủ yếu; (iv) Phân tích cơ sở hạ tầng; (v) Phân tích xã hội; (vi) Phân tích môi
trường; (vii) Phân tích kinh tế; (viii) Phân tích cơ hội thích ứng.

12


2.4.2. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển
Việc đánh giá TTDBTT gồm có 5 hoạt động chính:
Hoạt động 1: Thiết lập cấu trúc đánh giá TTDBTT bao gồm: Các định nghĩa,
khung đánh giá và mục tiêu.
Hoạt động 2: Xác định các nhóm dễ bị tổn thương
Hoạt động 3: Đánh giá tính nhạy cảm: TTDBTT hiện tại của các hệ thống và
nhóm dễ bị tổn thương
Hoạt động 4: Đánh giá TTDBTT trong tương lai
Hoạt động 5: Lồng ghép các kết quả đánh giá TTDBTT với các chính sách
giảm thiểu và thích ứng.
2.5. Tìm hiểu phƣơng pháp luận đánh giá TTDBTT tại Việt Nam
Nhìn chung các phương pháp đều sử dụng ở một số bước điển hình như sau:
Xác định thảm họa hiện tại
Lập ma trận thảm họa và bản đồ vùng thảm họa
Đánh giá khả năng thích ứng hiện tại
Sử dụng các kịch bản BĐKH lồng ghép với các quy hoạch, chiến lược
phát triển của các ngành, các quy định, thể chế liên quan đến thích ứng và
giảm nhẹ thiên tai cũng như giảm thiểu tác động của BĐKH để xác định khả
năng thích ứng trong tương lai.
2.5.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ
thập Đỏ.
Nội dung của phương pháp gồm các bước chính như sau:


13


Đánh giá hiểm họa và rủi ro; Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương; Đánh giá
khả năng thích ứng và giảm thiểu rủi ro; Đánh giá mức độ rủi ro của cộng
đồng; Đánh giá vai trò của cộng đồng trong đánh giá rủi ro, hiểm họa.
2.5.2. Phương pháp sử dụng tại Đà Nẵng và Quy Nhơn
Phương pháp luận được sử dụng gồm các bước sau:
- Đánh giá tính đễ bị tổn thương do các yếu tố khí hậu gây ra trong hiện tại
(Lập ma trận đánh giá tính DBTT trong hiện tại)
- Áp dụng các kịch bản BĐKH, phát triển KT-XH, quy hoạch để Phân tích
đưa ra các vấn đề DBTT bởi BĐKH trong tương lai. (Lập ma trên các vấn
đề trong tương lai)
- Kiến nghị đề xuất các vùng, các biện pháp giám sát đánh giá nhằm thích
nghi và giảm thiểu tác động của BĐKH.
2.5.3. Phương pháp sử dụng tại Nam Định
Phương pháp luận được sử dụng trong Dự án “Đánh giá TTDBTT tại huyện
Hải Hậu – Nam Định“ – Viện Nước, Tưới tiêu và MT thực hiện gồm các bước
như sau:
- Lập đề cương đánh giá;
- Tổ chức nhóm nghiên cứu nòng cốt;
- Thảo luận những vấn đề cần nghiên cứu và thống nhất phương pháp;
- Thực địa nghiên cứu tại xã;
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến;
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tổng hợp.
2.5.4. Phương pháp luận đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sử dụng
phương pháp đánh giá MASSCOTE (FAO)
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong quá khứ và hiện tại
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong tương lai.

- Đề xuất các biện pháp thích ứng

14


CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BDKH
ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG

3.1. Điểm giống và khác nhau của đánh giá khi có và không đề cập tới
biến đổi khí hậu.
-

Sự giống nhau giữa khi đề cập tới và khi không đề cập tới BĐKH
Như ta đã biết, phương pháp đánh giá tác động và giải pháp cải tiến đã

được xây dựng và hoàn thiện dần từ rất lâu trong nhiều lĩnh vực. Chúng ta có
đánh giá dự án, đánh giá chính sách, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống, đánh giá tài nguyên,vv...
-

Sự khác nhau khi đề cập tới và khi không đề cập tới BĐKH
IPCC đã cho rằng nghiên cứu về BĐKH thuộc dạng nghiên cứu thuộc

lĩnh vực quản lý rủi ro (Risk Management) mà ở đó tồn tại những rủi ro do
chưa hiểu rõ về nguyên nhân, về cơ hội và về bản chất của sự kiện (IPCC,
2007). Đặc biệt, phương pháp quản lý rủi ro liên tục (Continous Risk
Management) tức các hoạt động theo dõi, hiệu chỉnh và đề xuất phải được
tiến hành liên tục.
3.2. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp đánh giá tình trạng

dễ bị tổn thƣơng
3.2.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ
thập đỏ.
Ƣu điểm: Số liệu thu thập để đánh giá tương đối chính xác. Xây dựng được
ma trận để hệ thống hóa thông tin về một hiểm họa cụ thể. Thông tin thu thập
được cụ thể hóa, dễ dàng cho việc phân tích đánh giá. Xác định được vai trò

15


của cộng đồng trong việc đánh giá rủi ro, hiểm họa. Xây dựng được các công
cụ đánh giá.
Hạn chế của phƣơng pháp: Chưa lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu và
các yếu tố không chắc chắn của thời tiết trong tương lai. Chưa lồng ghép các
kịch bản phát triển kinh tế, xã hội, chính sách, chiến lược của các ngành chịu
rủi ro trong tương lai. Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các bên liên
quan trong việc đưa ra các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.
3.2.2. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ.
Ƣu điểm: Xác định được các loại thiên tai chủ yếu thương xuyên xảy ra và
vùng dễ bị tổn thương; Xác định các được các thành phần dễ bị tổn thương;
Xác định được tác động của thiên tai bao gồm các tác động chính và các tác
động thứ cấp; Đánh giá được cơ hội thích ứng và giảm thiểu tác động của
thiên tai và biến đổi khí hậu.
Hạn chế của phƣơng pháp: Phương pháp chưa đề cập đến quy mô đánh giá,
phương pháp sử dụng để thu thập số liệu. Chưa đề cập đến quan hệ của các
bên liên quan trong việc đưa ra các biện pháp thích ứng và giảm thiểu cũng
như chưa đề cập đến các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương,
tính nhạy cảm của các thành phần chịu tác động.
3.2.3. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển.
Ƣu điểm: Xác định được các nhóm và phạm vi dễ bị tổn thương, đánh giá

được tính dễ bị tổn thương trong hiện tại. Phương pháp đã đề cập đến công cụ
để thu thập số liệu, điều tra đánh giá (Bảng câu hỏi phỏng vấn). Dễ sử dụng
và hiệu quả trong trường hợp áp dụng tại Việt Nam.
Hạn chế của phƣơng pháp: Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các
bên liên quan, các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương, tính
nhạy cảm của các thành phần chịu tác động. Trong hoạt động đánh giá tính dễ

16


bị tổn thương trong tương lai chưa thấy đề cập đến sử dụng các kịch bản biến
đổi khí hậu và các cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển.
3.2.4. Phương pháp luận được đế xuất bởi Viện Nước, Tưới tiêu và Môi
trường cùng với Viện ISET, Hoa Kỳ.
Ƣu điểm: Do tính chất và quy mô của dự án lớn nên đã sử dụng tất cả các
kịch bản biến đổi khí hậu, nhiệt độ, nước biển dâng … cũng như các kịch bản
phát triển của từng ngành cũng như của thành phố. Đặc biệt phương pháp còn
đưa ra được các kiến nghị giám sát, đánh giá trong tương lai cho từng ngành,
vùng dễ bị tổn thương.
Hạn chế của phƣơng pháp: Thiếu số liệu cho đánh giá, trong khi biến đổi
khí hậu xảy ra một cách từ từ nên rất khó cảm nhận trong thời gian ngắn. Kịch
bản BĐKH (nước biển dâng, lượng mưa, nhiệt độ) mới chỉ đưa ra các giá trị
trung bình năm hoặc tháng mà chưa đưa ra được thời gian, số lần xuất hiện
trong năm cũng như cường độ khi xuất hiện.Thiếu các nghiên cứu cơ bản, hệ
thống các cơ sở dữ liệu đối với các ngành nhất là tài nguyên nước mặt, các số
liệu không nhất quán trong các tài liệu thu thập thập được. Kết quả còn mang
tính vĩ mô, chưa thực tế.
3.2.5. Phương pháp luận của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường.
Ƣu điểm: Xác định được các nhóm, vùng và phạm vi dễ bị tổn thương, đã đề
cập đến công cụ để thu thập số liệu, điều tra đánh giá (Sử dụng các bảng câu

hỏi phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp và các công cụ điều tra đánh giá nhanh).
Dễ sử dụng và hiệu quả trong trường hợp áp dụng tại cấp cộng đồng, cấp
thôn.
Hạn chế của phƣơng pháp: Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các
bên liên quan, các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Chưa đề
cập đến sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu và các cơ chế, chính sách,
chiến lược phát triển trong tương lai của vùng. Phương pháp đánh giá còn

17


chung chung, chưa đề cập chi tiết đến đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với
một lĩnh vực cụ thể. Kết quả đánh giá mang tính định lượng và chỉ để sử dụng
để tham khảo, chưa thể áp dụng cho đánh giá ở quy mô lớn hơn.
3.2.6. Phương pháp luận đánh giá TTDBTT sử dụng phương pháp
MASSCOTE.
Ƣu điểm: Sử dụng cấu trúc căn bản, dễ hiểu của việc đánh giá TTDBTT do
biến đổi khí hậu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Công cụ RAP (Quy
trình đánh giá nhanh) được sử dụng là chủ yếu nên thông tin, số liệu thu thập
là chính xác, mang tính định lượng cao, thuận tiện cho việc phân tích đánh
giá. Do chủ yếu sử dụng phương pháp MASSCOTE là đánh giá hiệu quả của
hệ thống công trình thủy lợi, nên đã có bộ thông số chỉ tiêu sử dụng cho việc
đánh giá.
Hạn chế của phƣơng pháp: Do sử dụng phương pháp MASSCOTE nên chỉ
hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi dưới tác động của
biến đổi khí hậu, khả năng áp dụng để đánh giá cho các lĩnh vực khác chưa
được thử nghiệm, áp dụng. Việc thu thập thông tin để cho vào bộ thông số chỉ
tiêu khá khức tạp và khó khăn.
3.2.7. Kết luận chung về các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương
Theo đánh giá chung, một đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương điển hình

gồm các bước sau:
- Xác định phạm vi và cấu trúc của đánh giá;
- Xác định các nhóm dễ bị tổn thương và các vùng sẽ chịu ảnh hưởng tiềm
tàng từ biến đổi khí hậu;
- Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của hệ thống và nhóm tổn thương
được lựa chọn;
- Sử dụng các đầu ra của đánh giá cho các chính sách thích ứng và các quy
hoạch xây dựng chiến lược và các biện pháp thích ứng.

18


3.3. Đề xuất phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng trong
lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên nƣớc và môi trƣờng.
3.3.1. Mục tiêu của phương pháp
Phương pháp được đề xuất này nhằm mục tiêu tạo điều kiện để đánh giá tính
dễ bị tổn thương và xác định các chiến lược ứng phó trong lĩnh vực tài nguyên
nước và môi trường cấp tỉnh/thành phố.
3.3.2. Cách tiếp cận của phương pháp đề xuất
Tính dễ bị tổn thương và các chiến lược ứng phó được đánh giá trên quan
điểm cấp cộng đồng và cấp tỉnh/thành phố dựa vào các nhu cầu và mục tiêu
phát triển tỉnh/thành phố rõ ràng. Cách tiếp cận là “từ trên xuống” từ chính
sách tỉnh/thành phố cho đến hành động ở cấp độ địa phương.
3.3.3. Các tác động tiềm tàng và khả năng ứng phó
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) định nghĩa tính dễ bị tổn
thương là các tác động còn lại của biến đổi khí hậu sau khi đã thực hiện các
biện pháp ứng phó ( ). Nói cách khác, khi
tăng cường các biện pháp ứng phó thì tính dễ bị tổn thương sẽ giảm đi.
3.3.4. Sự cần thiết của các kịch bản khí hậu
Trong nhiều trường hợp, các hành động ứng phó không đòi hỏi phải có kịch

bản khí hậu đặc biệt là các phương pháp ứng phó ngắn hạn.
3.3.5. Tính không chắc chắn của dự báo khí hậu
Cần phải có những kế hoạch phát triển được xây dựng cẩn thận và không làm
tăng tính dễ bị tổn thương. Kết hợp những vấn đề hiện tại gồm cả vấn đề phát
triển với khả năng giảm tác động bất lợi của biến đổi khí hậu cũng được xem
là chính sách/đầu tư chắc chắn (ADB, 2003).
3.3.6. Các biện pháp ứng phó và các chương trình giảm nguy cơ thảm họa
(DRR)

19


Các biện pháp ứng phó sẽ có khung thời gian dài hơn các chương trình giảm
nguy cơ thảm họa vì chúng có thể bao gồm các điều kiện khí hậu tương lai
nhằm tạo ra các biện pháp.
3.3.7. Nội dung và trình tự của phương pháp.
Phương pháp đánh giá TTDBTT do biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước
và Môi trường gồm các nội chính như sau:
-

Xác định các tác động của biến đổi khí hậu.

-

Lập ma trận hiểm họa để thu thập thông tin và hệ thống hóa các thông tin
về các tác động cụ thể đối với tài nguyên nước và môi trường, cấu trúc
như sau:

Loại tác động: Là các tác động của biến đổi khí, hiện tượng thời tiết cực đoan đối
với tài nguyên nước và môi trường như bão, lũ, hạn hán, nước biển dâng …

Khi nào: Là thời điểm các tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết
cực đoan xảy ra trong năm.
Bao lâu: Là khoảng thời gian các tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng
thời tiết cực đoan xảy ra trong năm (giờ, ngày, tuần, tháng).
Khu vực: Vị trí chịu tác động.
Miêu tả tác động: Mỗi loại tác động đều phải được mô tả cụ thể đối với từng lĩnh
vực, ví dụ như tác động của nước biển dâng đối với tài nguyên nước như thế nào,
đối với lĩnh vực môi trường như thế nào…
-

Lập bản đồ vùng dễ bị tổn thương dựa trên các tác động xác được xác định với
các vùng dễ bị tổn thương khác nhau ứng với các màu khác nhau. Ví dụ màu đỏ
là vùng dễ bị tổn thương nhất.

-

Xác định tổn thất về các khía cạnh như kinh tế-xã hội, tổn thất về mặt vật chất,
thái độ, động cơ do tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực
đoan đối với tài nguyên nước và môi trường.

20


-

Đánh giá hiện trạng các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của
biến đổi khí hậu và thiên tai bao gồm các biện pháp công trình và phi công
trình.

-


Xác định tính dễ bị tổn thương trong tương lai dựa trên các kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng và các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội của vùng đánh
giá.

-

Lập bảng ma trận các tác động có thể xảy ra trong tương lai đối với tài nguyên
nước và môi trường kể cả các vấn đề không chắc chắn.

-

Ứng với mỗi kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các kịch bản phát
triển kinh tế-xã hội khác nhau, xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm thích ứng
và giảm thiểu khác nhau.

-

Lập bản đồ vùng dễ bị tổn thương trong tương lai nhằm kiểm soát và đánh giá
TTDBTT trong tương lai.

21


×