Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 129 trang )

Lời Cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học trong luận
văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2009

Tác giả luận văn

Đinh Đức Tiến

1


Mục lục
mở đầu
Chương 1: Tổng quan về qua hệ Việt - Chăm ở Thăng Long - Hà Nội
trong bối cảnh lịch sử Việt Nam Cổ Trung đại.
1.1. Trước năm 1010
Tr. 9
1.1.1. Quan hệ với chính quyền đô hộ
9
1.1.2. Quan hệ với người Việt
15
1.1.3. Thời Đinh - Tiền Lê
16
1.2. Từ sau năm 1010
20


1.2.1. Quan hệ với Đại Việt thời Lý - Trần
20
1.2.2. Quan hệ với Đại Việt thời Lê sơ
26
1.2.3. Quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong
30
1.3. Các hoạt động giao thoa
33
1.3.1. Các hoạt động ngoại giao
35
1.3.2. Các hoạt động quân sự
38
Tiểu kết chương 1
42
Chương 2: Những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội
2.1. Những dấu ấn văn hóa vật thể
44
2.1.1. Dấu ấn Chăm qua hiện vật khảo cổ học ở Thăng Long - Hà Nội
45
2.1.2. Những dấu ấn vật thể khác
57
2.2. Những dấu ấn văn hóa phi vật thể
68
2.2.1. Dấu ấn về con người, ngôn ngữ, văn chương
68
2.2.2. Dấu ấn về nghệ thuật âm nhạc múa
78
Tiểu kết chương 2
91
Chương 3: Một số đặc điểm về dấu ấn văn hóa Chăm

ở Thăng Long - Hà Nội
3.1. Đặc điểm về không gian phân bố
92
3.1.1. Đặc điểm không gian phân bố văn hóa Chăm ở khu vực Hoàng
92
thành
3.1.2. Đặc điểm không gian phân bố văn hóa Chăm ở khu vực ngoại thành
94
3.2. Đặc điểm dấu ấn văn hóa vật thể và phi vật thể Chăm ở Thăng Long
96
3.2.1. Đặc điểm của dấu ấn văn hóa vật thể
96
3.2.2. Đặc điểm của dấu ấn văn hóa phi vật thể
99
3.3. Đặc điểm biến đổi của những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà
105
Nội
3.3.1. Sự Việt hóa những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội
105
3.3.2. Sự cộng cư Việt - Chăm ở Thăng Long - Hà Nội
107
Tiểu kết chương 3
109
111
Kết LUậN
114
Tài liệu tham khảo
129
Phụ lục


2


Bảng kê những chữ viết tắt
ĐHKHXHVNV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
GS: Giáo sư
NPHMVKHC: Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nxb: Nhà xuất bản
PGS: Phó giáo sư
Tr: Trang
Trcn: Trước công nguyên
TS: Tiến sĩ
TSKH: Tiến sĩ khoa học

3


mở đầu
1. Tính cần thiết của đề tài
Việt Nam có vị trí cầu nối giữa đông và tây, giữa hải đảo và lục địa,
nằm trong tầm ảnh hưởng của các nền văn minh lớn,nên giao thoa - tiếp biến
văn hóa đã trở thành một đặc điểm thường xuyên và nổi bật trong lịch sử quốc
gia nói chung và của Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về các mối giao thoa giữa văn hóa Việt với các nền văn hóa khác,
trong đó có giao thoa văn hóa Việt - Chăm. Tuy nhiên, nghiên cứu giao thoa
văn hóa Việt -Chăm ở Bắc Bộ nói chung và Thăng Long - Hà Nội nói riêng
chưa được các học giả chú ý một cách đầy đủ và có hệ thống.
Năm 2010, Thủ đô kỷ niệm tròn 1000 năm tuổi (1010 - 2010), việc nghiên
cứu, tìm hiểu và nhận diện sâu sắc quá trình giao thoa văn hóa Việt - Chăm
thông qua những dấu ấn để lại trên địa bàn Hà Nội chính là góp phần sinh

động, sâu sắc thêm quá trình lịch sử, văn hoá của mảnh đất ngàn năm văn hiến
này.
Bên cạnh những lý do khách quan như vậy, sau khi thực hiện khóa luận
tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Lịch sử văn hóa Cụm di tích ở Phú Gia, Phú
Thượng, Tây Hồ và lễ hội chính của nó vào năm 2000 đã giúp tôi nhận thấy
những dấu vết văn hóa Chăm ở đây. Khi về công tác tại tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, có điều kiện mở rộng nghiên cứu tôi đã nhận thấy những dấu vết văn
hoá Chăm còn xuất hiện ở nhiều khu vực khác trên địa bàn Hà Nội. Những
chuyên đi công tác và khảo sát khu vực miền Trung tạo điều kiện cho tôi so
sánh những dầu tích văn hoá Chăm ở Hà Nội với địa bàn gôc văn hoá gốc, đặc
biệt là ở Ninh Thuận - địa bàn cư trú lâu đòi, liên tục của người Chăm (trong
lịch sử và cho đến tận ngày nay).
Tích hợp những kiến thức trên, tôi đã đề xuất đề tàì Những dấu ấn văn
hóa Chăm ở Hà Nội..
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

4


- Hệ thống tư liệu lịch sử thành văn (Biên niên sử, các tư liệu khác như:
bia ký, gia phả...) về các dạng quan hệ Việt- Chăm diễn ra ở khu vực Thăng
Long - Hà Nội.
- Tìm hiểu những dấu tích văn hóa Chăm trong xã hội Việt ở khu vực
Thăng Long - Hà Nội
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài tập trung vào địa bàn Hà Nội
trước khi mở rộng vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, gồm 9 quận Ba Đình, Hoàn
Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai,
Long Biên; và 5 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh,
Sóc Sơn.
Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu dấu ấn Chăm để lại ở Thăng

Long - Hà Nội thời kỳ phong kiến Việt Nam tự chủ từ thế kỷ 10 đến trước thế
kỷ 19.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiếp xúc văn hóa Việt- Chăm nói chung và dấu ấn văn hóa Chăm ở
Thăng Long - Hà Nội là chủ đề không mới nhưng luôn hấp dẫn các nhà
nghiên cứu khoa học bởi tính bất ngờ mỗi khi những tư liệu mới được phát
hiện và nhận diện.
Nhìn lại quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này,
chúng tôi thấy nổi bật:
Thứ nhất, là các học giả Pháp tìm hiểu về vương quốc Chămpa từ hồi
đầu thế kỷ XX, qua những phát hiện về những ngôi tháp Chăm nằm rải rác
miền Trung Việt Nam. Bên cạnh đó đã có học giả nghiên cứu mối giao thoa
văn hóa Việt - Chăm, tuy nhiên, đã diễn ra muộn hơn so với các nghiên cứu
chuyên sâu về lịch sử, văn hóa Chăm ở miền Trung. Các nghiên cứu về mối
giao lưu này chỉ tìm hiểu trên tổng thể chung nhất, mà không đi sâu vào
những trường hợp cụ thể của khu vực Thăng Long - Hà Nội. Có thể kể đến
Gravelle H. với Lart Annamite (Nghệ thuật Annam) xuất bản năm 1915;

5


Claeys J.Y. với Introdution à létude de lAnnam et du Chapa. Les Cham. Les
Annamites (Nhập môn nghiên cứu về Annam và Champa. Người Chăm. Người
Việt) công bố năm 1934; Parmentier Henri, Mercier R. với élements anciens
darchitecture au nord Viet Nam (Yếu tố cổ đại trong kiến trúc miền Bắc Việt
Nam) công bố vào năm 1945; Bezacier L. với Attitude inhabituelle commune
aux arts Cam et Vietnam du dragon - makara et du lion (Tư thế khác thường
của rồng - makara và sư tử bắt gặp trong nghệ thuật Chăm lẫn Việt Nam) công
bố vào năm 1961.
Thứ hai, đó là các học giả "Tây học" người Việt, tuy nhiên những công

trình nghiên cứu của họ cũng chỉ dừng lại ở những mối quan hệ Việt - Chăm
nói chung, mà chưa đi vào tìm hiểu quá trình giao thoa - tiếp biến ở Thăng
Long - Hà Nội nói riêng, hay Bắc Bộ nói chung. Chủ yếu, các công trình này
đề cập đến quá trình Nam tiến của người Việt và những tác động của văn hóa
Chăm đối với văn hóa Việt.
Thứ ba, những nghiên cứu của các học giả miền Nam từ năm 1954 đến
năm 1975, đây là một giai đoạn xuất hiện nhiều bài viết về mối giao lưu văn
hóa Việt Chăm trên nhiều lĩnh vực từ lịch sử, ngôn ngữ, văn học, khảo cổ và
nghệ thuật học Các công trình được xuất bản dưới dạng sách hoặc được
đăng tải trên các tạp chí như Văn Đàn, Phổ thông, Văn hóa nguyệt san Do
trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước bị chia cắt làm hai miền, nên những
nghiên cứu của các học giả miền Nam vào thời kỳ này chỉ dừng lại ở khu vực
vương quốc Chămpa trong lịch sử và những cuộc Nam tiến của cha ông mà
thôi. Những mối quan hệ và giao thoa văn hóa Việt Chăm ở phía Bắc và khu
vực Thăng Long hầu như chưa thấy đề cập tới. Tuy nhiên, tác giả Tạ Chí Đại
Trường với Thần người và đất Việt được công bố lần đầu lần đầu vào năm
1970, rồi sau này được xuất bản tại California, Mỹ vào năm 1989 (và xuất bản
ở Việt Nam vào năm 2006) có nhiều chi tiết nhắc tới những dấu ấn tôn giáo
tín ngưỡng... của Chăm trên đất Thăng Long - Hà Nội. Hay Triều đình, đất

6


nước Lê Trịnh ở thế kỷ XVII: Từ Bà Đanh đến thần Bạch Mã, công bố vào
tháng 9 năm 2007 trên talawas, đề cập đến những tác động của đời sống xã
hội đến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt có nhắc tới hình ảnh thờ phồn
thực của Chăm đã ảnh hưởng tới hệ thống thờ thần Bạch Mã ở Đại Việt nói
chung và Thăng Long nói riêng.
Thứ tư, những công trình nghiên cứu của giới học giả Việt Nam nói
chung (gồm một vài công trình xuất hiện ở miền Bắc và đặc biệt là từ sau

ngày giải phóng cho đến nay) đã có những tìm hiểu về văn hóa Chăm nói
riêng và mối quan hệ giao thoa Việt Chăm nói chung. Các công trình được
đăng tải nhiều trên các tạp chí khoa học như: Sử Địa, Nghiên cứu Lịch sử, Dân
tộc học, Khảo cổ học, Văn hóa Nghệ thuật, Văn học, Nghiên cứu Đông Nam
á, Xưa Nay cùng rất nhiều các cuốn sách lần lượt được xuất bản. Có thể
chia thành hai nhóm nghiên cứu, thứ nhất là các học giả xuất hiện sau năm
1954 cho đến trước năm 1975. Tuy nhiên số lượng công trình nghiên cứu giao
lưu văn hóa Việt Chăm không nhiều, chủ yếu nằm trong các cuốn giáo trình
lịch sử Việt Nam. Và được nhắc tới rất chung chung mà không đi vào nghiên
cứu trường hợp cụ thể ở Hà Nội. Thứ hai là các học giả sinh sống sau năm
1975, khi đất nước đã được thống nhất, các nhà nghiên cứu có nhiều điều kiện
tiếp cận trực tiếp với văn hóa Chăm trên nhiều lĩnh vực: sử học, dân tộc học,
khảo cổ học, văn học, ngôn ngữ học, nghệ thuật học... Rất nhiều công trình
nghiên cứu về quá trình giao thoa văn hóa Việt - Chăm nói chung đã được để
tâm nghiên, cứu với một khối lượng tài liệu không nhỏ. Tuy nhiên, những
công trình hay bài viết có tính hệ thống về những dấu ấn văn hóa Chăm ở
Thăng Long - Hà Nội lại không thấy xuất hiện. Chúng ta chỉ bắt gặp những
phát hiện hay những nghiên cứu trường hợp đơn lẻ về dấu ấn/ mối giao thoa
Việt Chăm này. Có thể điểm lại một vài bài viết, công trình mà nội dung có
liên quan ít nhiều đến đề tài của luận văn như: phát hiện khảo cổ học của
Nguyễn Xuân Diện về Những pho tượng phỗng Chàm trong các di tích ở Hà

7


Nội; Công Phương Khương với Làng Phú Gia từ truyền thống tới hiện tại vào
năm 1999; Nguyễn Tiến Đông và Nguyễn Hữu Thiết về Hai bức tượng Chăm
ở chùa Bạch Sam (Hà Nội) vào năm 2004, Trần Anh Dũng, Trần Thị Trúc
Đào về Tượng uyên ương thời Lý ở chùa Bà Tấm, Phật tích, Dạm vào năm
2007. Hay công trình nghiên cứu của Chu Xuân Giao về Nhà vua giữa dòng

xoáy đa chiều: truyện Hà Ô Lôi từ nhiều góc nhìn, với trung tâm là sex và
vương quyền. Khẳng định một câu truyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam Chích
quái vào năm 2007, với một người Chăm điển hình đại diện cho những tù
binh Chiêm Thành sống ở Đại Việt nói chung và Thăng Long nói riêng về
quá trình hòa huyết, tiếp nhận văn hóa của người Việt...
Nhìn chung những nghiên cứu về giao thoa văn hóa Việt - Chăm có một
khối lượng khá nhiều và liên tục trong suốt thể kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Tuy
nhiên, những nghiên cứu trường hợp về giao thoa văn hóa Việt - Chăm ở
Thăng Long - Hà Nội chỉ diễn ra trong giai đoạn sau này (vào khoảng những
năm 90 của thế kỷ XX và đầu những năm 2000). Mặc dù vậy trong tổng thể
các công trình nghiên cứu có tính chất chung như vậy đã xuất hiện một số tác
phẩm tìm nhắc tới trường hợp giao thoa - tiếp biến tại Hà Nội. Có thể nói,
những dấu ấn hay quá trình giao thoa văn hóa Việt - Chăm ở Thăng Long - Hà
Nội chỉ dừng lại ở những nghiên cứu trường hợp nhỏ lẻ, thiếu hệ thống. Những
phát hiện, nghiên cứu giao thoa văn hóa Việt - Chăm ở Thăng Long - Hà Nội
chỉ thông qua những phát hiện khảo cổ học là chủ yếu.
4. Phương Pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp khoa
học xã hội nói chung như:
+ Tập hợp, hệ thống các tài liệu có liên quan (các thư tịch cổ và các công trình
của những học giả đi trước)
+ Điền dã khảo sát thực tế tại thực địa là chủ yếu, kết hợp với các bước phỏng
vấn, chụp ảnh, đo vẽ tư liệu

8


+ Tổng hợp lại tư liệu thư tịch và đối chiếu lại với tư liệu hiện vật, rồi mô tả,
rút ra những kết luận khoa học để hoàn thành luận văn
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng những kỹ năng của các chuyên ngành

khác như: mỹ thuật, kiến trúc, khảo cổ học, văn học, ngữ âm học
5. Đóng góp của luận văn
Qua tìm hiểu những dấu ấn văn hóa Chăm của Hà Nội, luận văn :
+ Giới thiệu và hệ thống những dấu tich văn hoá (vật thể, phi vật thể) của văn
hoá Chăm trên địa bàn Thăng Long - Hà Nội.
+ Góp phần nhận diện các yếu tố văn hóa Chăm trên đất Thăng Long- Hà Nội
từ quá khứ tới hiện tại.
+ Góp phần làm cụ thể, đa dạng hơn quá trình và nội dung Giao thoa văn hóa
Việt Nam tại Thăng Long- Hà Nội
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm có:
Chương 1.
Tổng quan về qua hệ Việt - Chăm ở Thăng Long - Hà Nội trong bối
cảnh lịch sử Việt Nam Cổ Trung đại.
Chương 2.
Những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội
Chương 3.
Một số đặc điểm của dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội

9


Chương 1.
Tổng quan về quan hệ Việt - chăm ở Thăng long - hà nội
trong bối cảnh lịch sử việt nam cổ -trung đại
1.1. Trước năm 1010
1.1.1. Quan hệ với chính quyền đô hộ
Việc phân chia niên đại thành các giai đoạn lịch sử trong bối cảnh giao
lưu với văn hóa Việt - Chăm chúng tôi dựa trên những sự kiện/ dấu mốc lớn
của lịch sử Việt Nam. Những dấu mốc này như một căn cứ cho chúng tôi dựa

vào tìm hiểu trong mối quan hệ giữa Đại Việt và Chămpa trong lịch sử. Hơn
nữa, trong giai đoạn này, Thăng Long chưa trở thành kinh sư - trung tâm chính
trị, kinh tế văn hóa, xã hội của Đại Việt. Việc định hình một thành Đại La Tống Bình, giai đoạn tiền Thăng Long cho thấy những giao lưu ban đầu,
nhưng quá trình giao thoa - tiếp biến văn hóa giữa Việt với Chăm ở khu vực
này chưa có nhiều dấu ấn sâu đậm. Hơn nữa với nguồn sử liệu hạn chế, chỉ
cho phép rút ra những kết quả hiện thời mà thôi.
Quan hệ với chính quyền đô hộ thời kỳ đầu lập quốc (từ trước 192
đến 248)
Quan hệ giữa chính quyền đô hộ với Chămpa trong giai đoạn này chủ
yếu xảy ra theo con đường chiến tranh, trong sử chép gần như không thấy xuất
hiện những mối quan hệ giao hảo, triều cống nào. Mặc dù vậy, mối quan hệ
này được bắt đầu từ rất sớm, khi đó, nhà nước Chămpa chưa định hình, cư dân
Chăm vẫn là người của quận huyện dưới sự cai trị của chính quyền đô hộ. Hơn
nữa, do địa hình hiểm trở, Lâm ấp (Chămpa) lại ở quá xa xôi, chính quyền đô
hộ lại chưa có đủ mạnh để có thể với tới trực tiếp và mạnh mẽ. Tuy nhiên,
những sự kiện ít ỏi lại chủ yếu dựa trên những hoạt động quân sự này cũng
cho ta có thể nhận thấy rằng, quá trình giao thoa - tiếp biến văn hóa đã diễn ra
từ rất sớm. Theo Phan Khoang thì đời vua Quang Võ nhà Đông Hán, năm 40,
ở Giao Chỉ, hai chị em Bà Trưng khởi nghĩa, man di ở Nhật Nam có hưởng

10


ứng. Nhà Hán sai Mã Viện sang đánh dẹp, không đầy 3 năm bình định hai
quận Giao Chỉ, Cửu Chân, nhưng quân Hán vào đến hai huyện Cự Phong, Vô
Công của quận Cửu Chân rồi trở lui, chứ không vào đến quận Nhật Nam (tuy
nhiên, Mã Viện cũng lập được cột trụ đồng để đánh dấu cương vực ở Hà Tĩnh
ngày nay - Đ.Đ.T. chi tiết này có chép trong Toàn thư, tập 1, trang 93, sđd).
Đời vua Chương đế, năm 84, man di ở Nhật Nam có dâng tê và bạch trĩ lên
vua Hán để tỏ lòng cung thuận. [53;17]

Năm 137 Người Man ở huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam (ở địa giới
nước Việt Thường xưa) là bọn Khu Liên đánh quận huyện, giết trưởng lại. Thứ
sử Giao Châu là Phàn Diễn đem quân châu và quận Cửu Chân hơn 10.000
người đến cứu [74;94]. Năm 138, Mùa hạ, tháng 5, Thự ngự sử Giả Xương
cùng với các châu quận hợp sức đánh bọn Khu Liên không được, bị Khu Liên
đánh vây, hơn một năm binh lương không tiếp tế được [74;94]. Liên tục vào
các năm 144, 160, 178, (Các sách chính sử có chép khác nhau về niên đại
các lần nổi dậy của người Lâm ấp (Chămpa) với chính quyền đô hộ) là các
cuộc nổi dậy của người Nhật Nam chống lại triều đình Hán đô hộ. Thông qua
các sự kiện này, nhiều học giả như Georges Maspéro, Phan Khoang, Đào Duy
Anh, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn trong các công trình nghiên cứu đã
đều khẳng định, vào khoảng nửa cuối thế kỷ 2, với sự nổi dậy của Khu Liên,
nhà nước Lâm ấp (tức vương quốc Chămpa) đã chính thức ra đời. Mặc dù các
học giả chưa thống nhất về niên điểm Chămpa chính thức lập quốc (G.
Maspéro cho rằng vào năm 192; Đào Duy Anh cho rằng vào năm 183; Phan
Khoang vào năm 192). Trong luận văn này, tôi tạm lấy niên điểm năm 192
là thời điểm lập quốc của Chămpa, như một dấu mốc quan trọng để có căn cứ
làm việc.
Sau khi lập quốc, tự nhận mình là Chàm/Chăm (Cam, Chămpa), sử
Trung Hoa và Việt gọi là Lâm ấp, thì mối quan hệ/ giao thoa giữa chính quyền
đô hộ với Chămpa bắt đầu. Những lần triều cống ít ỏi vào buổi đầu thành lập

11


quốc gia khiến cho quá trình giao thoa bằng con đường hòa bình diễn ra rất
hạn chế. Tuy nhiên, nó cũng chính là căn cứ để cho các nhà khoa học sau này
đoán định về thời điểm lập quốc của Chămpa mà thôi. Năm 183, nước ở
ngoài cõi Nhật Nam trở lại cống hiến, câu ấy có ám chỉ rằng người Man Di ở
ngoài cõi Nhật Nam nổi lên bấy giờ đã lập thành nước, nhưng Hậu Hán Thư

chưa nói rõ là nước Lâm ấp mà thôi [143;123]. Trong rất nhiều sách sử của
Trung Hoa, như Hậu Hán Thư, Tấn Thư đều có chép việc Lâm ấp (Chămpa)
sang triều cống. Tuy nhiên, rất nhiều sự kiện như vậy không thấy có ghi trong
các cuốn sử Việt như Toàn Thư, Việt Sử lược Có thể do đó là mối bang giao
trực tiếp giữa Lâm ấp (Chămpa) với triều đình phương Bắc mà không liên
quan tới nước ta thời bị đô hộ. Mặc dù vậy, sự kiện năm 248, thừa dịp ở đất
Cửu Chân, bà Triệu khởi binh đánh nhà Ngô, Lâm ấp đem quân xâm lấn hai
quận Giao Chỉ, Cửu Chân, phá hai thành này thành Bình địa Lâm ấp chiếm
được thành Khu Túc [53;20]. Do không được ghi chép trong sử Việt, học giả
Phan Khoang phải trích nguồn từ Tam Quốc Chí, Ngô Chí, Lữ Đại truyện, do
Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam, chương 59.
Quan hệ với chính quyền đô hộ từ sau 248 đến năm 938
Việc định hình quốc gia Chămpa là một dấu mốc vô cùng quan trọng,
nó đánh dấu sự trưởng thành của một tộc người đã hội tụ đủ những tiêu chí
cần thiết về thiết chế bộ máy nhà nước, hệ tư tưởng, luật pháp, chữ viết và cả
tổ chức quân đội nữa, đặc biệt là tiêu chí khẳng định được một nền văn hóa
độc lập. Chính vì vậy, khi quan hệ với chính quyền đô hộ trong thời gian tiếp
theo, Chămpa đã mang tư cách là một quốc gia độc lập với đời sống văn hóa
riêng biệt. Khi quốc gia Chămpa đã được định hình thì chỉ một thời gian sau
đó, ở đất Việt, khởi nghĩa bà Triệu nổ ra (năm 248). Cho đến khi Ngô Quyền
vương chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc, đã liên tục xảy ra những cuộc đụng độ
giữa Chămpa và chính quyền đô hộ.

12


Sau nhiều thế kỷ định hình và phát triển, Chămpa liên tục đem quân ra
xâm lấn đất đai của Giao Chỉ và Cửu Chân, điều này làm chính quyền đô hộ
vừa bực tức vừa lo sợ, nên đã cử quân đánh đuổi hoặc chống đỡ. Sau sự kiện
248, đến năm Quý sửu (353), mùa xuân, tháng 3. Nguyễn Phu nhà Tấn làm

thứ sử Giao Châu, Phu đánh nước Lâm ấp, phá được hơn 50 lũy. (Khi trước
nhà Tấn bình nước Ngô, gọi quân ở Giao Châu về, thứ sử Giao Châu là Đào
Hoàng dâng thư nói: Giao Châu bên ngoài cách nước Lâm ấp chỉ độ vài nghìn
dặm. Tướng Di là Phạm Hùng đời đời trốn tránh làm giặc, tự xưng vương,
nhiều lần đánh phá nhân dân. Vả lại liền với nước Phù Nam, chủng loại rất
nhiều, bè đảng dựa nhau, cậy thế đất hiểm không chịu thần phục. Khi trước
còn phụ thuộc nước Ngô thì nhiều lần cướp bóc, đánh phá quận huyện, giết
hại trưởng lại [74;110 - 111].
Trong những năm cai trị của mình, nhà Tấn liên tục phải dẹp yên sự
quấy nhiễu của Chămpa, liên tục phải chống đỡ vào năm 399 mùa xuân,
tháng 3 vua nước Lâm ấp là Phạm Hồ Đạt đánh lấy Nhật Nam và Cửu Chân,
rồi lại cướp Giao Châu. Đỗ Viện đánh phá được [74;111]. Năm 413, mùa
xuân, tháng 2 vua nước Lâm ấp là Phạm Hồ Đạt cướp quận Cửu Chân. Tuệ Độ
đánh chém được. Năm 415, người Lâm ấp Cướp Giao Châu, châu tướng
đánh lại được. Năm 420 mùa thu, tháng 7. Tuệ Độ sang đánh nước Lâm ấp,
phá được, chém giết đến quá nửa. Nước Lâm ấp xin hàng, Tuệ độ cho. Những
người bị Lâm ấp trước sau bị Lâm ấp cướp bắt đều trả lại cả. Tuệ Độ ở Giao
Châu, mặc áo vải ăn cơm rau, cấm thờ nhảm, làm nhà học, năm đói kém thì
lấy lộc riêng để chẩn cấp. Làm việc quan cẩn thận chu đáo cũng như việc nhà,
lại dân sợ mà yêu. Cửa thành đêm vẫn mở, ngoài đường không ai nhặt của rơi.
Khi Tuệ Độ chết, tặng tả tướng quân, cho con là Hoàng Văn làm Thứ sử"
[74;112].
Sang đến triều Tống (thời Nam Bắc triều), chính quyền đô hộ đã từ chối
nhận cống nạp của Chămpa. Sự kiện năm 431 vào mùa hạ, tháng 5, vua Lâm

13


ấp là Phạm Dương Mại sai sứ sang cống nước Tống, xin lĩnh Giao Châu. Tống
đế trả lời vì đường xa không cho [74;113]. Tiếng là triều cống nhưng thực

chất Chămpa đang có ý đồ nhòm ngó Giao Châu, điều này khiến vua Tống sợ
nhận cống nạp sẽ hợp thức hóa địa vị của Lâm ấp (Chămpa) về vùng đất mình
đang cai trị. Năm 436, mùa xuân, tháng 2, Tống đế sai Thứ sử Giao Châu là
Đàn Hòa Chi đánh nước Lâm ấp. Trước kia vua Lâm ấp sang cống nhưng việc
cướp bóc vẫn không thôi cho nên Tống đế sai Hòa Chi đi đánh Dương Mại
nghe tin quân Tống sang, sai sứ dâng biểu xin những người dân Nhật Nam bị
bắt trước và nộp một vạn cân vàng, mười vạn cân bạc Hòa Chi đến đồn Chu
Ngô, sai Hộ tào tham quân của phủ là bọn Khương Trọng cơ đi trước đến gặp
Dương Mại. Dương Mại bắt lấy. Hòa Chi giận tiến vây tướng của Lâm ấp là
Phạm Phù Long ở thành Khu Túc. Dương Mại sai tướng là Phạm Côn sa đạt
đến cứu. Xác đem quân lẻn đường đón đánh Côn Sa Đạt phá tan được. Tháng
5, bọn Hòa Chi lấy được thành Khu túc, chém Phù Long, thừa thắng tiến vào
Tượng Phố. Dương Mại đem quân cả nước đến đánh, lấy đồ bọc mình voi,
trước sau không hở. Xác nói: Ta nghe nước ngoài có giống sư tử, các giống
thú đều sợ. Mới chế hình sư tử để chống lại voi. Quả nhiên, voi thấy đều sợ
chạy. Quân Lâm ấp thua to. Hòa chi lấy được Lâm ấp. Dương Mại cùng với
con chỉ thoát được thân. Lấy được đồ châu báu lạ không biết bao nhiêu mà kể.
Xác không lấy một thứ gì, ngày về nhà cũng chỉ có áo lược mà thôi [74;113 114].
Sự kiện duy nhất xảy ra đánh dấu mối quan hệ giữa chính quyền đô hộ
nhà Tùy với Lâm ấp (Chămpa) là vào năm 605, mùa xuân, tháng giêng, Lưu
Phương mới bình định đất nước ta, bầy tôi nhà Tùy có người nói rằng nước
Lâm ấp có nhiều của báu lạ, Tùy đến bèn cho Phương làm Hoan Châu đạo
hành tổng quản, trù tính việc đánh Lâm ấp. Phương sai bọn thứ sử Khâm châu
Ninh Trường chân đem hơn 1 vạn quân bộ và quân kỵ mã xuất tự Việt
Thường, Phương thân suất lãnh bọn đại tướng quânTrương Tốn đem thủy quân

14


xuất tự quận Ti ảnh. Tháng ấy quân đến cửa Hải Khẩu. Tháng 3, vua Lâm ấp

là Phạm Chí sai quân ra giữ nơi hiểm yếu, Lưu Phương đánh chạy tan. Quân
của Phương qua sông Đồ Lê. Quân của Lâm ấp cỡi voi lớn bốn mặt kéo đến,
quân của Phương đánh không lợi, mới đào nhiều hố nhỏ, phủ cỏ lên trên, cho
quân khiêu chiến, đương đánh giả thua chạy. Quân Lâm ấp đuổi theo, voi
nhiều con sập xuống hố, thành ra kinh hãi, quân rối loạn. Phương cho bắn nỏ,
voi lùi chạy, xéo giẫm vào hàng trận. Phương nhân thế cho quân tinh nhuệ tiếp
theo. Quân Lâm ấp thua to, bị bắt và chém đến hàng vạn người. Phương tiến
quân đuổi theo, đánh mấy trận đều được cả, quá phía nam cột đồng (của Mã
Viện) đi 8 ngày mới đến kinh đô của nước ấy. Mùa hạ, tháng 4, Phạm Chí bỏ
thành chạy ra biển. Phương vào thành lấy được 18 bộ thần chủ trong miếu,
đều đúc bằng vàng (tức 18 đời vua), khắc đá để ghi công rồi về. Binh sĩ thũng
chân, 10 phần chết 4, 5 phần. Phương cũng bị ốm, chết ở đường [74;127 128].
Quan hệ giữa Chămpa với chính quyền đô hộ thời Đường cũng không
mấy sáng sủa như các triều đại trước. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì cho đến
trước năm 938, thì chỉ có lần đụng độ duy nhất vào 722 khi Mai Thúc Loan
nổi dậy liên kết với người Lâm ấp để chống lại chính quyền đô hộ.
Trong gần 1000 năm, số lần va chạm giữa Chămpa với chính quyền đô
hộ đóng trên lãnh thổ Đại Việt sau này không nhiều, nhưng nó cũng đánh dấu
sự lớn mạnh của Chămpa và những mối quan hệ đầu tiên, dù là chiến tranh
hay triều cống (hòa bình, với những toan tính chính trị khác nhau). Đây cũng
chính là tiền đề mở ra những quan hệ sau này với người Việt và nhà nước Đại
Việt trong thời tự chủ.
1.1.2. Quan hệ với người Việt
Vào thời kỳ này, quan hệ giữa cư dân Việt với Chămpa không xảy ra
nhiều, vì tư liệu không cho phép có những suy diễn, đoán định về mối quan hệ
này đa dạng phong phú và tính chất sâu đậm của nó đến đâu. Nhưng những

15



lần xâm lấn, cướp bóc của quân đội Lâm ấp (Chămpa) cũng đã để lại những
dấu ấn nhất định. Vì thời gian quá dài, lại xảy ra quá nhanh chóng nên cho
đến nay chúng ta khó có thể tìm thấy những dấu vết vật chất còn lại. Duy
trong chính sử của các Đại Việt có ghi lại hai sự kiện về mối quan hệ đầu tiên
giữa cư dân Việt với người Chămpa.
Sau khi Lý Bí lên ngôi tự xưng là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn
Xuân, thì vào năm 543, mùa hạ, tháng 4 vua Lâm ấp cướp quận Nhật Nam,
vua sai tướng là Phạm Tu đi đánh tan ở quận Cửu Đức [74;118]. Sau sự kiện
này phải đến gần 200 năm sau, vào năm 722, Mai Thúc Loan đã liên kết với
người Chăm để chống lại triều đình đô hộ nhà Đường. Sự kiện này, Đại Việt
sử ký toàn thư đã dẫn theo Tân Đường Thư: tướng giặc là Mai Thúc Loan
chiếm giữ châu, xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với nước Lâm ấp, Chân
Lạp, số quân nói đến 30 vạn người. Đường đế sai nội thị tả giám môn vệ tướng
quân là Dương Tư Húc và đô hộ sở là Quang Sở Khách đánh dẹp được"
[74;130].
Hai sự kiện ít ỏi trong một quãng thời gian quá dài khó có thể cho phép
chúng ta đưa ra những nhận định có tính chất khách quan về mối quan hệ Việt
Chăm và những giá trị văn hóa đã được giao thoa. Chúng ta chỉ có thể lờ mờ
nhận thấy rằng quá trình hỗn dung này còn rất yếu bởi những nguyên nhân
sau đây: Thứ nhất, những gì mà sử chép được chỉ gồm có các sự kiện một nhà
nước Lâm ấp (Chămpa) đã được định hình và có những hoạt động quân sự
quấy nhiễu phần lãnh địa phía Nam thuộc Hán mà thôi (tương đương với vùng
Nghệ - Tĩnh sau này). Thứ hai, lúc này đối với cư dân Việt yếu tố văn hóa Hán
đang xâm thực vào cuộc sống trên kết cấu thượng tầng kiến trúc mà chưa thể
tri phối đến những sinh hoạt đời thường. Với tinh thần là chống Hán hóa để
bảo tồn gốc Việt của mình, mặc dù người Hán đã rất cố gắng, nhưng cũng
không để lại nhiều dấu ấn như mong muốn. Với tâm thế đóng kín để tự bảo
vệ, nên các sóng năng văn hóa Chăm chưa có nhiều dịp tiếp cận với văn hóa

16



Việt. Thứ ba, do người Việt chưa "tái" định hình được nhà nước hay chưa
khẳng định được một nền văn hóa tự chủ, khu biệt với văn hóa Hán nên chưa
có cơ hội và điều kiện giao thoa với Chămpa với tư cách là một quốc gia độc
lập. Đặc biệt, đối với Tống Bình - Đại La lại với tư cách là trung tâm của Giao
Châu - sở lỵ của chính quyền đô hộ có lẽ cũng chỉ có những va chạm, ảnh
hưởng nhỏ lẻ nên chưa để lại nhiều dấu ấn sâu đậm. Nhưng với các sự kiện
xảy ra không nhiều lại kéo dài trong khoảng thời gian gần 1000 năm cũng đủ
để ta có thể tạm nhận định rằng, những hoạt động quân sự cũng như ngoại
giao đã diễn ra từ đây và là tiền đề cho quá trình giao thoa văn hóa Việt Chăm ở giai đoạn sau này [Phụ lục 2; bảng 1].
1.1.3. Thời Đinh - Tiền Lê
Đây là giai đoạn quan hệ giữa Đại Cồ Việt và Chămpa với tư cách là hai
quốc gia độc lập, tự chủ. Điều này khẳng định rất nhiều cho vị thế của văn hóa
Việt với Chăm vốn đã định hình từ trước đó rất lâu và có nhiều thành tựu đáng
kể. Việc Đại Cồ Việt tự chủ đã tạo điều kiện cho quan hệ giữa hai quốc gia
được đẩy lên mức độ cao nhất, đó là các hoạt động ngoại giao. Mặc dù lúc này
kinh đô đặt tại Hoa Lư, Ninh Bình; Thăng Long chưa được biết đến với tư
cách là kinh sư như sau này. Nhưng thời Đinh, Tiền Lê đã được coi là bước
đệm, gạch nối để Thăng Long sau này trở thành trung tâm của Đại Việt, đầu
mối của mọi quá trình giao thoa - tiếp biến văn hóa với các quốc gia trong khu
vực, đặc biệt là với văn hóa Chămpa.
Cũng giống như quan hệ với chính quyền đô hộ phương Bắc vào thời
Bắc thuộc. Đến giai đoạn sau này, quan hệ giữa Chămpa với Đại Cồ Việt cũng
không mấy suôn sẻ. Các cuộc "gặp gỡ" chủ yếu diễn ra bằng bạo lực và gây
chiến ở khu vực biên giới giữa hai nước. Sự kiện năm 979, "Phò mã Ngô Nhật
Khánh dẫn hơn nghìn chiếc thuyền thủy quân của Chiêm Thành (Chămpa) vào
cướp, muốn đánh thành Hoa Lư. Do hai cửa biển Đại ác và Tiểu Khang, qua
một đêm gặp gió nổi lên, thuyền đều chìm đắm, Nhật Khánh và người Chiêm


17


(Chăm) đều chết đuối, duy chỉ có thuyền vua Chiêm được trở về nước. Nhật
Khánh là con cháu của Ngô Tiên chúa Quyền, trước đây xưng là An Vương,
cùng với 12 sứ quân chiếm giữ một chỗ. Tiên hoàng dẹp yên, lấy mẹ của Nhật
Khánh làm hoàng hậu, lấy em gái Nhật Khánh làm vợ cho Nam Việt vương
Liễn, còn sợ sinh biến nên đem công chúa gả cho, ý muốn dập hết lòng oán
vọng của hắn. Nhưng Nhật Khánh thì bên ngoài nói cười như không, mà trong
bụng vẫn bất bình, mới đem vợ chạy sang Chiêm Thành, khi đến cửa biển
Nam giới, lấy gươm xẻo má vợ kể tội rằng: Cha mày lừa dối hiếp tróc mẹ con
ta, ta há lại vì mày mà quên đức tính của cha mày ư? Mày về đi, ta đi đằng
khác để tìm người có thể cứu ta. Nói xong bỏ đi. Đến đây nghe tin Tiên hoàng
băng mới dẫn người Chiêm vào cướp" [74;160] chỉ là một cái cớ khởi binh
hợp lý cho Chămpa vốn có dã tâm xâm lấn Đại Cồ Việt từ rất lâu rồi.
Sau biến cố của nhà Đinh, lại vướng vào sự xâm lấn "hụt" của Chămpa,
Lê Hoàn lên ngôi, rồi phải đương đầu với cuộc tiến công của người Tống ở
phương Bắc (năm 981). Ngay sau khi đánh dẹp được người Hán, thanh thế của
Lê Hoàn cũng như vương triều Tiền Lê được đẩy lên rất cao. Ngay lập tức,
ông đã thân dẫn quân đi đánh Chămpa. Quyết định của Lê Hoàn cho phép
chúng ta đưa ra nhiều lý do khác nhau: thứ nhất, ông nhận thấy được mối
hiểm họa mà Chămpa đem lại từ trước đó đối với an nguy của đất nước. Thứ
hai với việc thắng Tống, nhưng chưa đủ uy vũ để thể hiện sức mạnh của nhà
nước; hơn nữa, ông cũng muốn Chiêm Thành (Chămpa) thần phục như một
giải pháp đối trọng quyền lực với phương Bắc. Chính vì vậy ngay sau khi phá
Tống, Lê Hoàn gấp rút chuẩn bị lực lượng và tiến hành bình Chiêm (Chămpa).
Năm 982, "Vua Thân đi đánh nước Chiêm Thành thắng được. Trước đây vua
sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang sứ Chiêm Thành, bị họ bắt giữ. Vua giận,
mới đóng thuyền chiến, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém được Phê Mị
Thuế tại trận; Chiêm Thành thua to; bắt sống được binh sĩ không biết bao

nhiêu mà kể; bắt được kỹ nữ trong cung trăm người và một người thầy tăng

18


người Thiên Trúc; lấy các đồ quý mang về, thu được vàng bạc của báu kể
hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tôn miếu, vừa một năm thì trở về kinh
sư" [74;168 - 169]. Lần chinh phạt của Lê Hoàn đã mở đầu cho một chuỗi liên
tục các sự kiện chiến tranh sau này với cách thức thông thường là dùng quân
sự để đè bẹp đối phương và bắt người, lấy của cải mang về. Việc có mặt của
nhà sư người Thiên Trúc cũng chính là một trong những dấu hiện cho thấy
Phật giáo đã được tiếp nhận và phát triển mạnh ở Hoa Lư - kinh đô của Đại Cồ
Việt khi đó. Vì vậy, những hoạt động giao thoa - tiếp biến văn hóa Việt Chăm không diễn ra ở Thăng Long - Hà Nội. Điều này cho phép chúng ta có
thể suy diễn rằng, những dấu ấn văn hóa Chăm ở Hà Nội từ thời Tiền Lê trở về
trước không nhiều, rất ít hoặc không có gì đặc biệt. Mặc dù vậy những dấu ấn
về con người, văn hóa... Chăm để lại ở Hoa Lư không ít, và có vẻ sâu đậm.
Cũng từ sau lần đại chinh phạt của Lê Hoàn cho đến trước năm 1010 là
các hoạt động ngoại giao xen lẫn một vài lần va chạm quân sự không đáng kể.
Mặc dù những hoạt động ngoại giao mang tính chất triều cống không xảy ra
nhiều nhưng nó cũng cho thấy sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt đã tỏ ra ưu
trội hơn Chămpa. Và, đặc biệt là thể hiện tư cách một nhà nước có chủ quyền
độc lập trước Đại Tống. Sự kiện năm 986, "sai Ngô Quốc Ân sang thăm nước
Tống để đáp lễ, và nói về việc người Chiêm Thành là Bồ La át đem hơn trăm
người đến quy phụ" [74;171]. Cũng từ những cái cớ Chiêm Thành quy phụ
nhỏ bé ấy để Đại Cồ Việt có thể chính danh là nhà nước độc lập, tự chủ quan
hệ trực tiếp với Đại Tống.
Sức mạnh của vương triều Tiền Lê khi đó không những đã tạo được uy
thế ban đầu cho Đại Cồ Việt, mà sau này là Đại Việt trước Chămpa. Các sự
kiện vào năm 989 ghi việc Dương Tiến Lộc làm loạn và quy phụ Chiêm
Thành, Chiêm Thành không nhận; năm 994, "cháu vua nước Chiêm Thành là

Chế Cai vào chầu. Trước đây nước Chiêm Thành sai Chế Đông đem dâng sản
vật địa phương, vua trách là trái lễ, không nhận. Vua nước Chiêm sợ, sai Chế

19


Cai vào chầu" [74;173 - 175] đã cho thấy uy vũ của Đại Cồ Việt ngay từ buổi
lập quốc và sự thần phục đến mức sợ hãi của Chiêm Thành. Tuy nhiên, sự
thần phục của Chiêm Thành chỉ thể hiện ra bề ngoài với chiêu thức triều cống
sản vật, nhưng bên trong lại là sự chống đối ngầm, nó sẵn sàng trỗi dậy mỗi
khi Đại Cồ Việt (sau này là Đại Việt) suy yếu. Những năm cuối của vương
triều Tiền Lê, tức vào năm 997, "mùa thu, tháng 7... Chiêm Thành đem quân
nhòm ngó biên giới nước ta" [74;177]. Rồi bản thân trong nội tại của vương
triều Tiền Lê cũng xảy ra những mâu thuẫn chính trị, đến nỗi năm 1005, "mùa
đông, tháng 10, Đông Thành Vương thua chạy vào đất Cử Long. Vua (Lê
Hoàn) đuổi bắt chạy sang Chiêm Thành..." [74;197].
Trong một thời gian ngắn ngủi (968 - 1009) của nhà nước Đại Cồ Việt
trải qua hai vương triều Đinh - Tiền Lê giao thiệp với Chiêm Thành không
nhiều. Tuy nhiên nó cũng là những dữ kiện đầu tiên về mối quan hệ Việt Chăm với tư cách là hai quốc gia. Hơn nữa cũng trong thời gian này, hai chính
quyền đang cố gắng củng cố sức mạnh quân sự là chủ yếu để tạo uy thế ban
đầu mà chưa bỏ nhiều tâm sức đến phát triển văn hóa xã hội của đất nước.
Chính vì vậy mà Hoa Lư đã được lựa chọn và xây dựng thành kinh đô của Đại
Cồ Việt. Mặc dù vậy, sự kiện của cuộc Đại chinh phạt Chiêm Thành do Lê
Hoàn tổ chức, đã bắt được kỹ nữ trong cung trăm người và một thầy tăng
người Thiên Trúc ấy cho thấy hiệu quả ban đầu của quá trình giao thoa. Vào
thời gian đó kinh đô Thăng Long - Hà Nội chưa xuất hiện và định hình. Chính
vì thế, như đã nói ở trên, văn hóa Chăm chưa có ảnh hưởng và để lại dấu trực
tiếp như các giai đoạn sau này. [Phụ lục 2; bảng 2]
1.2. Từ sau năm 1010
1.2.1. Quan hệ với Đại Việt thời Lý - Trần

Sau sự kiện 1010, Lý Thái Tổ định đô Thăng Long đã tạo nên một
khuôn diện, vị thế khác cho Đại Việt khi đó. Kinh đô Thăng Long trở thành
trung tâm của các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... nơi trực tiếp

20


thực hiện các chính sách ngoại giao, quân sự với các quốc gia láng giềng nói
chung và Chămpa nói riêng. Cũng chính tại kinh sư của Đại Việt, đã chứng
kiến những lần sứ thần Chămpa đến triều cống và những đoàn sứ thần của Đại
Việt sang Chiêm (Chămpa) để giao hảo, úy lạo... Bên cạnh các hoạt động
ngoại giao có tính chất giao hảo/hòa bình như vậy, kinh sư Thăng Long cũng
là nơi lên kế hoạch, chuẩn bị quân binh, lương thảo tiến đánh Chiêm Thành
(Chămpa). Và cũng không ít lần, Thăng Long đã trở thành chiến địa khi người
Chăm kéo ra đốt phá, cướp bóc... Sự lớn mạnh của một quốc gia dựa trên sự tự
tin vào tiềm lực quân sự, bản lĩnh chính trị và nền tảng kinh tế xã hội. Vương
triều Lý (1009 - 1225), rồi Trần (1225 - 1400) là kết quả tiếp nối của vương
triều Đinh, Tiền Lê. Nếu như sau sự kiện Ngô Quyền, vương triều Đinh, Tiền
Lê đã xây dựng những viên gạch đầu tiên cho đất nước, mở ra thời kỳ phát
triển cho những vương triều sau này. Thì thời Lý, Trần là sự tiếp nối, là kết
quả của tiền đề xã hội trước đó để lại. Có thể tạm chia tách mối quan hệ Việt Chăm theo hai phương thức cơ bản: qua con đường ngoại giao và con đường
chiến tranh (các hoạt động quân sự). Cũng như sự phát triển và lớn mạnh của
quốc gia, kinh sư Thăng Long là hệ quả của quá trình phát triển từ giai đoạn
Tiền Thăng Long (Tống Bình - Đại La). Quá trình giao thoa văn hóa ban đầu
giữa Việt với Chăm dù còn yếu, mờ nhạt nhưng cũng đã đặt những dấu ấn đầu
tiên cho toàn bộ hệ thống giao thoa văn hóa Việt Chăm kể từ sau năm 1010.
Các hoạt động ngoại giao
Đây là thời kỳ bang giao giữa Đại Việt và Chămpa diễn ra sôi nổi nhất
trên nhiều phương diện. Sự thần phục của Chămpa chủ yếu diễn ra thông qua
hình thức: triều cống sản vật địa phương. Mặc dù số lượng các sản vật ấy

không nhiều nhưng nó đã trở thành biểu tượng thần phục của nước nhỏ, yếm
thế hơn với một quốc gia cường thịnh khác. Mặt khác, qua các hoạt động cống
nạp của Chămpa, để đáp lễ, Đại Việt cũng sử sứ thần của mình sang để bày tỏ
sự giao hảo, úy lạo và cả phong vương cho các vua Chiêm Thành (Chămpa)

21


nữa. Cùng với các hoạt động ngoại giao có tính chất nghi lễ nhà nước như vậy,
là các nhóm người Chăm (có thể tướng lĩnh, thân vương, cư dân...) bị thất thế,
sợ nguy hại tới bản thân và gia đình nên kéo nhau sang thần phục. Xu hướng
này cũng không chỉ diễn ra một chiều, mà đôi lúc quan, quân, thân vương của
Đại Việt bị thất sủng cũng chạy sang Chămpa để nương náu.
Thông qua con đường ngoại giao giữa hai nhà nước bằng con đường
triều cống, thăm hỏi lẫn nhau diễn ra vào thời Lý Trần rất mạnh mẽ. Ngay sau
khi định đô ở Thăng Long, vào năm 1011, "mùa hạ tháng 4, nước Chiêm
Thành sang dâng sư tử" [74;193] được coi là sự triều cống đầu tiên cho đến
năm vương triều Lý kết thúc vào năm 1225, đã xảy ra 20 lần triều cống liên
tiếp của Chămpa xen lẫn sự phong vương của Đại Việt cho vua Chiêm
(Chăm). Sử chép vào năm 1198, "mùa thu, tháng 7... sứ Chiêm Thành sang
cống và xin sách phong cho vua nước ấy"; và, năm 1199, "mùa đông, tháng
10, vua (Lý Cao Tông) ngự đến phủ Thanh Hóa bắt voi. Rồi sai sứ sang phong
vua nước Chiêm Thành" [74; 298]. Bên cạnh con đường ngoại giao chính
thống như vậy, các biểu hiện khác của phương thức này như quy phụ cũng
được nhắc đến rất nhiều trong chính sử. Kể từ sự kiện năm 1039, "mùa hạ,
tháng 4, con vua Chiêm Thành là Địa Bà Lạt, cùng Lạc Thuấn, Sạ Đẩu, Sa Kế,
A Thát Lạt 5 người sang quy phụ nước ta" [74; 215] cho đến cuối triều Lý có
tới 4 lần sang quy phụ, có những lần, số người quy phụ lên đến hơn trăm
người. [Phụ lục 2; bảng 3]
Sang đến thời Trần (1225 - 1400), là một giai đoạn đặc biệt trong quan

hệ Việt Chăm, nửa đầu thì hữu hảo, ấm áp; nửa sau thì nguội lạnh và liên tục
chiến tranh. Hoàn cảnh ngoại giao vào đầu thời Trần với chính sách đối ngoại
khôn khéo với Chămpa ở phương Nam, xây dựng lực lượng lo đối phó với
phương Bắc. Đặc biệt sau 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi,
uy thế của Đại Việt được tăng lên gấp bội. Cũng chính trong cuộc chiến với kẻ
thù hùng mạnh như vậy, Đại Việt và Chămpa đã phải bắt tay nhau để cùng đối

22


phó với kẻ thù chung, đây cũng là một trong những lý do cơ bản để mối bang
giao trở nên nồng ấm giữa hai quốc gia. Và đỉnh cao của sự hữu hảo này chính
là cuộc hôn nhân của Chế Mân với Huyền Trân Công chúa. Trong khoảng thời
gian từ 1225 đến trước khi xảy ra các cuộc đụng độ vào khoảng những năm 50
của thế kỷ XIV, sử chép có tới 21 sự kiện liên quan đến hoạt động ngoại giao,
trong đó 16 sự kiện người Chiêm Thành sang triều cống [10; 38], 3 sự kiện
liên quan đến việc người Chiêm quy phụ, số còn lại nói về cuộc hôn nhân giữa
Huyền Trân và Chế Mân. Ngay sau khi nhà Trần giành được quyền lực từ tay
nhà Lý, thì vào năm 1228 "mùa đông, tháng 10 nước Chiêm Thành sang cống"
[75; 9]. Bắt đầu từ đây, liên tiếp các năm 1242, 1262, 1265, 1266, 1267, 1269,
1270, 1282, 1293, 1301, 1303, 1305, 1306, 1307, 1342, 246,... liên tiếp sứ
thần hai nước được cử đi qua lại lẫn nhau. Đặc biệt vào năm 1301, "tháng 3,
thượng hoàng (Trần Nhân Tông) đi chơi các địa phương, sang Chiêm Thành.
Mùa đông, tháng 11, thượng hoàng từ Chiêm Thành về" [75; 96]. Chuyến đi
này, Thái Thượng Hoàng "đã trót hứa gả con gái cho" Chế Mân vua nước
Chiêm Thành [75; 102]. Việc Huyền Trân công chúa lấy Chế Mân khi đó đã
gây ra nhiều tranh cãi trong nội bồ vương triều, và bản thân cuộc hôn nhân
này đã mang đậm màu sắc chính trị. Để lấy được Huyền Trân, Chế Mân đã
"đem hai châu ấy (châu Ô, Lý) làm lễ vật dẫn cưới"; nhà Trần được đất đai và
đặc biệt là an ninh biên giới quốc gia được bảo đảm [Phụ lục 2; bảng 4].

Bên cạnh những hoạt động ngoại giao có tính chất đi sứ và hôn nhân
như vậy dưới thời Lý - Trần, thì còn có những sự kiện quy phụ của người
Chăm sang đất Việt và ngược lại. Tuy nhiên những cá nhân người Việt lưu
vong sang Chăm lại thường gắn với các cuộc chiến tranh nên tôi không nhắc
đến ở đây. Mà chỉ đề cập đến những quy phụ của người Chăm sang Đại Việt.
Nếu như thời Lý có 4 lần quy phụ thì triều Trần cũng xảy ra 4 lần. Lần thứ
nhất, vào năm 1279, "mùa xuân, tháng giêng, nước Chiêm Thành sai Chế
Năng và Chế Diệp sang cống. Bọn Chế Năng xin ở lại làm nội thần, vua không

23


nhận" [75; 48]. Lần thứ hai, vào năm 1352, "mùa xuân, tháng 3 Chế Mỗ nước
Chiêm Thành chạy sang nước ta" [75; 154]. Lần thứ ba, vào năm 1390 "tháng
6, con của Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô và em là Chế Sơn Nô sợ bị giết, bèn
chạy sang nước ta" [75; 207]. Và lần thứ tư, vào năm 1397, "mùa đông, tháng
11, tướng Chiêm Thành là Chế Đa Biệt cùng với em là Mộ Hoa Tử Ca Diệp
đem cả nhà sang hàng nước ta" [75; 222]. Những lần quy phụ như vậy không
cho ta nhiều thông tin để suy đoán, nhưng nó lại cho thấy một kênh ngoại giao
khác mỗi khi có biến động từ phía bên kia. Đây cũng chính là những tình
huống nhạy cảm dẫn đến chiến tranh hoặc quan hệ căng thẳng giữa hai nước
[Phụ lục 2; bảng 5].
Các hoạt động quân sự
Bên cạnh các hoạt động ngoại giao qua lại giữa hai nhà nước Chămpa
và Đại Việt thời Lý - Trần thông qua triều cống, quy phụ, hôn nhân. Thì chiến
tranh là con đường thứ hai khiến cho việc giao thoa văn hóa diễn ra hết sức
mạnh mẽ. Người Chiêm Thành (Chămpa) một mặt tỏ ra thần phục Đại Việt,
nhưng mặt khác lại tổ chức quân đội quấy rối, thậm chí tiến công trực tiếp ra
kinh sư Thăng Long. Điều này làm cho các vương triều của Đại Việt luôn phải
lưu tâm và tổ chức những cuộc đại chinh phạt nhằm trấn áp sự quấy nhiễu đó.

Trong thời Lý, người Chămpa liên tục có những hành động xâm lấn biên giới
phía Nam Đại Việt. Các tướng lần lượt cử đi trấn áp, đánh tan, dẹp yên; tuy
nhiên, không được lâu dài, sự quấy nhiễu vẫn diễn ra. Chính vì vậy, vào năm
1044, "mùa xuân, tháng giêng, phát khí giới trong kho ban cho các quân.
Ngày quý mão, vua (Lý Thái Tông) thân đi đánh Chiêm Thành" [74; 223]
nhằm giải quyết tận gốc vấn đề an ninh biên giới cho Đại Việt. Trong cuộc
chinh phạt này, vua Lý Thái Tông đã "đem quân vào thành Phật Thệ... Sai sứ
đi khắp các hương ấp phủ dụ nhân dân" [74; 224]. Sau cuộc chinh phạt ấy,
Chămpa triều cống đều đặn, nhưng năm 1068, "Chiêm Thành dâng voi trắng,
sau lại quấy nhiễu biên giới" [74; 233]. Đây cũng chính là cái cớ trực tiếp để

24


vua Lý Thánh Tông mở cuộc đại chinh phạt lần hai vào năm 1069. Sử chép
"mùa xuân, tháng 2 vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là
Chế Củ và dân chúng 5 vạn người". Sau cuộc chinh phạt Chiêm Thành này,
bên cạnh khối lượng "tù binh" Chăm khá lớn, Đại Việt còn lấy được đất đai do
Chế Củ dâng để chuộc tội. Việc "Chế Củ dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố
Chính để chuộc tội. Vua bằng lòng tha cho Chế Củ về nước" [74; 233] làm
cho lãnh thổ của Đại Việt được mở rộng và đặc biệt những hiểm hoạ về an
ninh quốc gia cũng được đẩy ra xa hơn. Nhưng chỉ sau đó vài năm, vào năm
1074, "Chiêm Thành lại quấy rối biên giới" [74; 236]. "Mùa thu, tháng 8,... sai
Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành, không được. Thường Kiệt bèn họa địa
đồ hình thế núi sông của 3 châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh rồi về" [74; 237].
Tuy trận này không thắng, lại không phải là cuộc đại thảo phạt nhưng nó cũng
cho ta thấy rằng quan hệ giữa hai nước phụ thuộc rất nhiều vị thế quân sự và
tiềm lực kinh tế xã hội.
Bên cạnh những hoạt động quấy nhiễu ở vùng biên giới là cái cớ cho
Đại Việt tiến công Chămpa, thì còn xảy ra những sự kiện quy phụ của người

Việt sang Chămpa (về hình thức thì cũng giống với sự quy phụ của người
Chăm sang Đại Việt nhưng về bản chất lại hoàn toàn khác), đây là lý do thứ
hai để Đại Việt xuất quân. Sử chép năm 1104, "mùa xuân, tháng 2, sai Lý
Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành. Trước đây Lý Giác trốn sang Chiêm
Thành, nói tình hình hư thực của nước ta. Vua Chiêm Thành là Chế Ma Na
nhân thế đem quân vào cướp lấy ba châu Địa Lý Chế Củ đã dâng. Đến đây sai
Lý Thường Kiệt đi đánh phá được, Chế Ma Na lại nộp đất ấy" [74; 244].
Sau những cuộc đại chinh phạt lớn của vương triều Lý, cho đến đầu thời
Trần, những hoạt động quấy nhiễu lẻ tẻ của người Chăm vẫn diễn ra ở biên
giới Đại Việt. Sang nửa đầu thời Trần, những hoạt động quân sự diễn ra rất ít
giữa hai quốc gia, hơn nữa những lần đụng độ này lại thường giải quyết bằng
con đường hòa bình. Sau lần chinh phạt vào năm 1252, "mùa xuân, tháng

25


×