Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
===========================

NGUYỄN XUÂN HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC NƯỚC ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
===========================

NGUYỄN XUÂN HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC NƯỚC ASEAN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
(Hướng Nghiên cứu)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫnkhoa học:
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN



TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hồ Viết Tiến. Các số liệu, những kết luận nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.

Học viên

Nguyễn Xuân Hồng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cần thiết của đề tài.............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
1.5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 3
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................... 4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến việc thu hút dòng vốn
FDI ....................................................................................................................... 5
2.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................. 10
2.3. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................... 11
2.3.1 Phân loại theo hình thức đầu tư .......................................................... 11
2.3.1.1. Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: ......... 11


2.3.1.2. Đầu tư mua lại: ....................................................................... 11
2.3.2 Phân loại theo động cơ của nhà đầu tư ............................................... 11
2.3.2.1. Đầu tư tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên: ..................... 11
2.3.2.2. Đầu tư tận dụng nhân công giá rẻ: ........................................ 12
2.3.2.3. Đầu tư tìm kiếm thị trường mới, tiềm năng: ........................... 12
2.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quốc gia sở tại............ 12
2.4.1 Bổ sung nguồn vốn để phát triển kinh tế. ........................................... 12
2.4.2 Tiếp thu công nghệ tiến tiến hơn và kỹ năng quản lý doanh nghiệp
đa quốc gia. ................................................................................................... 12
2.4.3 Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. ............................................. 13
2.4.4 Tăng nguồn thu ngân sách. ................................................................. 13
2.5. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI. .............. 14
2.5.1. Các yếu tố thuộc về thể chế, chính sách ............................................... 8
2.5.1.1. Sự ổn định chính trị của quốc gia nhận đầu tư. ........................... 14
2.5.1.2. Khung pháp lý, các quy định. ....................................................... 14

2.5.1.3. Kiểm soát tham nhũng .................................................................. 14
2.5.2. Các yếu tố thuộc về kinh tế ................................................................... 15
2.5.2.1. Quy mô GDP của quốc gia .......................................................... 15
2.5.2.2. Độ mở của nền kinh tế ................................................................. 15
2.5.2.3. Lạm phát....................................................................................... 15
2.5.2.4. Tỷ giá hối đoái và chính sách điều hành tỷ giá ........................... 15
2.5.2.5. Sự phát triển của thị trường tài chính .......................................... 16
2.5.3. Các yếu thuộc về xã hội. ....................................................................... 16
2.5.3.1. Năng suất lao động, tiền lương .................................................... 16
2.5.3.2. Cơ sở hạ tầng của quốc gia ......................................................... 16
Tóm tắt chương 2 .................................................................................... 17
Chương 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 20
3.2. Mô hình....................................................................................................... 23
3.3. Các biến ..................................................................................................... 23


3.3.1. Biến phụ thuộc .................................................................................... 23
3.3.2. Các biến độc lập.................................................................................. 24
3.4. Phương pháp hồi quy ................................................................................ 33
Tóm tắt chương 3 .................................................................................... 33
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê ........................................................... 34
4.1.1. Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê giai đoạn trước 2009: .......................... 34
4.1.2. Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê giai đoạn từ 2009 trở về sau: ............... 37
4.2. Kiểm định tương quan giữa các biến....................................................... 40
4.2.1. Kiểm định hệ số tương quan cho các biến trong giai đoạn
trước 2009 ...................................................................................................... 40
4.2.2. Kiểm định hệ số tương quan cho các biến trong giai đoạn
từ 2009 trở về sau ......................................................................................... 41

4.3. Kiểm định đa công tuyến .......................................................................... 43
4.3.1. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
khi hồi quy chung một mô hình. .................................................................... 43
4.3.2. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
khi tách thành 6 mô hình. .............................................................................. 43
4.4. Kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy ............................................. 44
4.5. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
(heteroskedasticity) ........................................................................................... 46
4.6. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của các biến độc lập ................. 46
4.7. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 48
4.7.1. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy đối với
mẫu dữ liệu trước năm 2009 : .......................................................................... 48
4.7.2. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy đối với
mẫu dữ liệu từ năm 2009 trở đi: ...................................................................... 49
Tóm tắt chương 4 .................................................................................... 53


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 54
5.2. Ý nghĩa của luận văn. ................................................................................ 54
5.3. Hàm ý chính sách ...................................................................................... 55
5.3.1. Đối với chính phủ các quốc gia: ......................................................... 55
5.3.2. Về phía doanh nghiệp ......................................................................... 57


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

The International Country

Hướng dẫn về rủi ro quốc

Risk Guide

gia của Ngân hàng Thế giới

ICRG


ILO
IMF
UNCTAD

International Labour
Organization
International Monetary Fund

Nam Á

Tổ chức Lao động Quốc tế
Quỹ tiền tệ Quốc tế

United Nations Conference on Ủy ban của Liên Hiệp Quốc
Trade and Development

về thương mại và phát triển

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới



1

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Tóm tắt sự tác động của các yếu tố đến FDI của các nghiên cứu trước
Bảng 3.1 : Nguồn dữ liệu của các biến
Bảng 3.2 : Sơ đồ biểu diễn kỳ vọng của các biến
Bảng 4.1 : Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê giai đoạn trước 2009
Bảng 4.2 : Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê giai đoạn từ 2009 trở về sau
Bảng 4.3 : Kiểm định hệ số tương quan cho các biến giai đoạn trước 2009
Bảng 4.4 : Kiểm định hệ số tương quan các biến giai đoạn từ 2009 trở về sau
Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến khi hồi quy chung một mô
hình.
Bảng 4.6 : Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến khi tách thành 6 mô hình
Bảng 4.7 : Kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình
Bảng 4.8 : Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.9 : Kết quả kiểm định tự tương quan giữa các biến độc lập
Bảng 4.10 : Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy mẫu dữ liệu trước năm 2009
Bảng 4.11 : Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy mẫu dữ liệu từ năm 2009 trở đi


2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Dòng vốn đầu tư vào các khu vực của Châu Á năm 2017 – 2018
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ FDI ròng so với GDP các quốc gia Đông Nam Á
Biểu đồ 1.3: GDP qua các năm của các nước ASEAN
Biểu đồ 3.1: GDP trung bình của từng quốc gia
Biểu đồ 3.2: GDP bình quân theo năm



TÓM TẮT
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC NƯỚC ASEAN
Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đã cho thấy, dòng vốn FDI đã thức
đẩy tăng trưởng GDP của quốc gia. Do đó, các quốc gia, đặc biệt là những nước đang
phát triển luôn có những chính sách thu hút dòng vốn FDI. Có nhiều yếu tố tác động
đến dòng vốn FDI như. tỷ giá, năng suất lao động, cơ sở hạ tầng, … Trong luận văn
này, tác giả muốn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các nước Đông Nam Á bao gồm: độ lớn của nến kinh tế, tỷ giá hối
đoái, lãi suất, kiểm soát tham nhũng, chi phí lao động, vốn con người, năng suất lao
động, rủi ro chính trị, độ mở của thị trường, lạm phát, sự phát triển của thị trường tài
chính và cơ sở hạ tầng.
Dùng REM hồi quy với dữ liệu bảng từ 6 quốc gia Đông Nam Á (gồm Việt
Nam, Indonesia, Malaysia, Philippline, Singapore và Thái Lan), dữ liệu được sử dụng
trong giai đoạn từ 2000 đến 2017 để tìm bằng chứng thực nghiệm.
Kết quả thực nghiệm cho thấy độ lớn thị trường, tỷ giá hối đoái, kiểm soát tham
nhũng, chi phí lao động, vốn con người, năng suất lao động, độ mở thương mại và sự
phát triển của thị trường tài chính có tác động đến việc thu h út dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng tác động của các yếu tố lãi
suất, sự ổn định chính trị, lạm phát và cơ sở hạ tầng tác động đến việc thu hút dòng
vốn FDI.
Tuy nhiên, luận văn này chưa nghiên cứu tác động ngược trở lại của dòng vốn
FDI đến các yếu tố trên mà cần có các nghiên cứu trong tương lai về vấn đề này.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp, độ mở thị trường, tỷ giá, lãi suất, lạm phát.


ABSTRACT
Empirical research in some countries has shown that FDI inflows have boosted
national GDP growth. Therefore, many countries, especially developing countries

always have policies to attract FDI inflows. There are many factors affecting FDI
inflow such as.exchange rates, labor productivity, corruption, ... In this thesis, the
author wants to study the factors affecting the flow of foreign direct investment into
the countries in Southeast Asian area, including: market size, exchange rates, interest
rates, corruption, labor costs, human capital, labor productivity, political risk, market
openness, inflation, financial development and infrastructure.
Using REM regression with table data from 6 countries (including Vietnam,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore and Thailand), the data was used in the
period from 2000 to 2017 to find empirical evidence.
Empirical results show that market size, exchange rate, corruption control, labor
costs, human capital, labor productivity, trade openness and financial development
effecting to foreign direct investment flow. The study has not find yet the evidence
of the impact of interest rates, political risk, inflation and infrastructure on FDI
inflows.
However, the thesis has not studied the backward effect of FDI inflows on the
above factors, and requires other studies in the future.

Key words: direct investment, market openess, exchage rate, interest, inflation


1

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cần thiết của đề tài
Ngày nay, thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng rộng mở. Các quốc gia luôn
tìm kiếm cơ hội đầu tư vào quốc gia khác để tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá cả
nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, cơ sở
hạ tầng, thuế quan, … để tìm kiếm lợi nhuận. Ngược lại, những quốc gia khác cũng
tìm cách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo công ăn việc làm, phát
triển nền kinh tế, tận dụng trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia khác để

đẩy nhanh quá trình phát triển của mình. Đặc biệt là những nước đang phát triển như
Việt Nam và các quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á, có nguồn nhân công giá rẻ,
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cần tạo công ăn việc làm và khoa học kỹ thuật
tiên tiến nên đã có nhiều chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Do đó, thời gian qua, tại Châu Á, các quốc gia Đông Nam Á luôn luôn dẫn đầu
trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ngoài Trung Quốc). Năm
2017, 2018, dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia này lần lượt là 71 tỷ USD và 70
tỷ USD (xem Biểu đồ 1.1 phần phụ lục).
Tại các quốc gia Đông Nam Á, Singapore là quốc gia thu thút dòng vốn đầu tư
FDI nhiều nhất, sau đó là Việt Nam.
Thực tế cho thấy, dòng vốn FDI đã thúc đẩy tăng trưởng GDP của quốc gia như
nghiên cứu của Sinha và cộng sự (2019); Venkatesan (2018); Anh và cộng sự (2006).
Chúng ta cũng nhận thấy dòng vốn FDI chảy vào các nước Đông Nam Á và sự phát
triển GDP của các quốc gia Đông Nam Á đều có sự tăng trưởng cùng chiều qua các
năm (xem Biểu đồ 1.2 và biểu đồ 1.3, phần phụ lục).
Thu hút dòng vốn FDI trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các
quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các quốc gia ASEAN như: Việt Nam,
Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan có sự tương đồng nhất định
về điều kiện kinh tế, xã hội. Là một khu vực phát triển năng động, đông dân số, lao
động giá rẻ, trình độ dân trí, giáo dục luôn được quan tâm đầu tư, kỹ năng lao động
ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tiềm năng phát triển kinh
tế còn rất lớn. Do đó, xác định các yếu tác động đến việc thu hút đòng vốn FDI sẽ


2

giúp các nhà hoạch định chính sách có giải pháp phù hợp với từng yếu tố và các doanh
nghiệp, nhà đầu tư có thêm thông tin ra quyết định đầu tư góp phần phát triển kinh tế
xã hội của các quốc gia ASEAN.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI tại Asean giúp
cho các nhà hoạch định chính sách có những điều chỉnh phù hợp các yếu tố để thu
hút đầu tư nước ngoài.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI tại Asean.
 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc thu hút dòng vốn FDI.
 Đề xuất, khuyến nghị các chính sách để tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào các
quốc gia Đông Nam Á.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
 Trong các yếu tố: độ lớn của thị trường, độ mở thương mại, chi phí lao động, vốn
con người, năng suất lao động, rủi ro chính trị, tham nhũng, lạm phát, lãi suất, sự phát
triển tài chính, tỷ giá hối đoái, cơ sở hạ tầng, yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc thu
hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia ASEAN?
 Các yếu tố này tác động như thế nào đến việc thu hút dòng vốn FDI?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là sự thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của 6 quốc gia ASEAN và các yếu tố tác động đến sự thu hút FDI gồm:
độ lớn của thị trường, độ mở thương mại, chi phí lao động, vốn con người, năng suất
lao động, rủi ro chính trị, tham nhũng, lạm phát, lãi suất, sự phát triển tài chính, tỷ
giá hối đoái, cơ sở hạ tầng.


3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để tìm bằng chứng thực nghiệm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên bằng
phương pháp định lượng, trong luận văn này tác giả nghiên cứu các đối tượng trên
trong phạm vi như sau:

 Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017.
 Về không gian: 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Indonesia,
Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy dữ liệu mẫu như đã
nêu trên. Sử dụng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model
– REM) với dữ liệu bảng thứ cấp thu thập trong giai đoạn từ 2000 đến năm 2017.
Công cụ được sử dụng để tìm các ước lượng hồi quy là Stata.
Để đảm bảo các ước lượng hồi quy hiệu quả và đáng tin cậy, tác giả đã thực
hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình, kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay
đổi và hiện tượng tự tương quan của các biến độc lập.
1.5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
Tóm tắt luận văn.
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Chuong 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục: Trình bày các bảng biểu, kết quả hồi quy, số liệu, các kỹ thuật xác định
phương pháp hồi quy vững và hiệu quả, xử lý nội sinh, phương sai thay đổi, đa cộng
tuyến.


4

Tóm tắt Chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã nêu tính cần thiết của đề tài nghiên cứu các yếu tố
tác động đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông

Nam Á và ý nghĩa của nghiên cứu là giúp các nhà hoạch định chính sách có các điều
chỉnh chính sách phù hợp để tăng dòng vốn FDI. Ngoài ra, tác giả cũng đã đặt ra mục
tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
là nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp và hồi quy với mô hình tác động ngẫu
nhiên (REM).


5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI.
Đã có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra các yếu tác động đến việc thu hút dòng
vốn FDI với các kết quả khác nhau. Hiep và Hung (2014) đã nghiên cứu các yếu tố
tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI trong thời gian từ 1991 đến 2009 tại các nước
ASEAN gồm: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippine và Singapore.
Các yếu tố bao gồm:
 Độ lớn thị trường: Các tác giả này đã sử dụng tổng sản phẩm quốc nội – GDP của
các quốc gia nói trên để biểu thị cho độ lớn của thị trường.
 Độ mở thương mại: Các tác giả sử dụng tỷ lệ giữa tổng giá trị xuất khẩu và nhập
khẩu so với GDP của từng quốc gia.
 Chi phí lao động: Tác giả sử dụng chỉ số mức thu nhập bình quân của người lao
động tại mỗi quốc gia.
 Vốn con người: Tác giả sử dụng tỷ lệ giữa công nhân được đào tạo kỹ năng so với
tổng số lao động của một quốc gia.
 Năng suất lao động: Tác giả sử dụng tỷ lệ giữa GDP của từng quốc gia với lực
lượng lao động của quốc gia đó. Đó chính là giá trị GDP mỗi người lao động làm ra.
 Rủi ro chính trị: Các tác giả đã sử dụng chỉ số ổn định thể chế được công bố bởi
The ICRG (International Country Risk Guide) để biểu thị cho biến nghiên cứu này.
 Tham nhũng: Các tác giả đã sử dụng chỉ số tham nhũng được công bố bởi The
ICRG (International Country Risk Guide) để biểu thị cho biến nghiên cứu này. Theo

đó, nếu một quốc gia có được đánh giá điểm số tăng chứng tỏ quốc gia đó được kiểm
soát tham nhũng tốt hơn.
 Lạm phát: Các tác giả đã sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) làm đại diện cho biến
lạm phát.
 Lãi suất: Được biểu thị bằng lãi suất thực.
 Sự phát triển tài chính: Được biểu thị bằng tỷ lệ tín dụng do các ngân hàng thương
mại trong nước cung cấp so với GDP của một quốc gia.


6

 Tỷ giá hối đoái: Được sử dụng là tỷ giá bình quân một năm được tính toán bởi
Ngân hàng Thế giới (World Bank).
 Cơ sở hạ tầng: Các tác giả sử dụng số điện thoại di động và cố định trên 100 dân
để biểu thị cho chỉ số này.
Kết quả thực nghiệm cho thấy độ lớn thị trường có tác động mạnh đến việc thu
hút dòng vốn đầu trực tiếp nước ngoải. Các yếu tố khác như độ mở thương mại, vốn
con người, năng suất lạo động, chi phí lao động, sự ổn định thể chế chính trị, tham
nhũng, cơ sở hạ tầng là các yếu tố chính tác động đến FDI. Nghiên cứu chưa tìm thấy
sự tác động của các yếu tố lãi suất thực, lạm phát và sự phát triển của thị trường tài
chính đến việc thu hút dòng vốn FDI.
Narayanamurthy và cộng sự (2010) đã dùng các yếu tố là độ lớn của thị trường,
tiềm năng phát triển và thể chế kinh tế, chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng, độ mở
thương mại, giá trị tiền tệ, tỷ lệ đầu tư trong nước so với GDP, dữ liệu từ năm 1975
đến 2007 của các quốc gia mới nổi (BRICS) bao gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung
Quốc để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI. Kết quả
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lạm phát và tiềm năng phát triển của nền kinh tế
nước sở tại có tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI. Nó cho thấy sự ổn định trong
chính sách điều hành kinh tế được đánh giá cao và do đó thu hút được dòng vốn FDI.
Tương tự như vậy, kết quả cho thấy sự ổn định của tỷ giá cũng giúp thu hút được FDI

nhưng với mức độ yếu. Tuy nhiên, độ mở của thị trường lại không có ý nghĩa thống
kê nghĩa là tác giả đã không tìm thấy sự tác động của yếu tố độ mở thị trường đến
việc thu hút dòng vốn FDI. Thật vậy, một thời gian dài, các quốc gia mới nổi dưới áp
lực phải trở thành những đầu tàu của nền kinh tế thế giới (như Trung Quốc) đã phải
đánh đổi rất nhiều yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, khí thải, trở thành bãi rác
công nghệ, …. để đổi lấy dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những thách thức
sau đó mà các quốc gia này phải đối mặt lại khá lớn như tình trạng ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, các xáo trộn về đời sống kinh tế xã hội của người dân trong
nước dẫn đến các bất ổn về xã hội, chính trị, …. đã cản trở việc thu hút dòng vốn
FDI, làm nản lòng các nhà đầu tư khi chi phí lao động tại các quốc gia này bắt đầu


7

tăng cao, các rào cản về kỹ thuật để ngăn chặn sự thâm nhập của công nghệ lạc hậu,
sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật trong nước, … đã hạn chế việc thu hút dòng vốn
FDI.
Boateng và cộng sự (2015) bằng nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố vĩ mô tác
động đến FDI, với dữ liệu từ 1986 đến 2009 chỉ ra rằng GDP thực, độ mở thị trường
và tỷ giá hối đoái có tác động đến dòng vốn FDI vào Na Uy, lạm phát và lãi suất tăng
có tác động ngăn chặn dòng vốn đầu tư. Kết quả về tỷ giá cũng phù hợp với nghiên
cứu của Hanusch và cộng sự (2018) nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đến
FDI, phân tích dữ liệu bảng của 80 quốc gia từ năm 1990-2015 và đưa ra kết luận nếu
tỷ giá giảm 10% sẽ làm FDI tăng 0.48 điểm phần trăm so với GDP. Sinha và cộng sự
(2019) cũng tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ giá và FDI khi nghiên cứu dữ liệu của các
quốc gia đang phát triển tại Châu Á.
Ang (2008) nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp vào
Malaysia. Bằng việc phân tích dữ liệu chuỗi thời gian từ 1960 đến 2005 cũng đã dùng
các biến như: độ lớn của thị trường được biểu thị bằng GDP, sự phát triển thị trường
tài chính được đo lường bằng tỷ lệ giữa tín dụng do khu vực tư nhân cung cấp so với

GDP, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm. Biến sự phát triển cơ sở hạ tầng được đo
lường bằng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ đầu tư cho giao thông và viễn thông. Biến độ
mở thị trường cũng được đo lường bằng tỷ lệ giữa giá trị xuất nhập khẩu so với GDP.
Các biến còn lại là tỷ giá hối đoái thực, thuế suất và sự mất ổn định của kinh tế vĩ mô.
Kết quả thực nghiệm cho thấy GDP và tốc độ phát triển GDP có tác động tích cực
đến việc thu hút dòng vốn FDI. Sự phát triển thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng, độ
mở thương mại cũng có vai trò tích cực thu hút FDI. Thuế suất cho doanh nghiệp cao
và tỷ giá hối đoái thực cao sẽ ngăn cản dòng vốn FDI. Nhưng có một điều đặc biệt là
sự không ổn định kinh tế vĩ mô lại có tác dụng thu hút FDI.
Krzysztof và Liwiusz (2016) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc thu hút
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của liên minh bốn nước Trung Âu gồm Cộng
hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia (Visegrad Group contries - V4) trong giai
đoạn 2000 - 2012. Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu bảng cho thấy sự ổn định chính trị
có tác động tích cực đến việc thu hút dòng vốn FDI nhưng nghiên cứu của Schneider


8

và Frey (1985), Edwards (1990) lại cho kết quả ngược lại và nghiên cứu của Hausman
và Fernandez-Arias (2000) lại cho kết quả biến này không có ý nghĩa thống kê. Điều
này cho thấy yếu tố chính trị rất khác nhau ở từng quốc gia, khu vực. Đặc biệt, nghiên
cứu của Schneider và Frey (1985) đã sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia kém phát triển.
Một sự thay đổi chính phủ, thể chế có thể là động lực thúc đẩy sự cải cách kinh tế và
từ đó thu hút được dòng vốn đầu tư. Quan liêu, tham nhũng, tham quyền cố vị của
các chính phủ tại các nước kém phát triển tuy thể hiện sự ổn định chính trị nhưng đó
chính là sự cản trở lớn trong việc thu hút dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu của
Schneider và Frey (1985) khá tương đồng với thực tế này.
Nghiên cứu của Schneider và Frey (1985) cũng cho thấy chi phí lao động có tác
dụng ngăn chặn đầu tư. Kết quả này phản ánh thực tế là dòng vốn FDI thường tìm
kiếm những quốc gia, vùng lãnh thổ có chi phí nhân công giá rẻ để có giá thành sản

phẩm thấp. Một khi chi phí nhân công tăng lên thì các nhà đầu tư sẽ xem xét việc dịch
chuyển dòng vốn sang các quốc gia khác có chi phí nhân công rẻ hơn. Nghiên cứu
của Schneider và Frey (1985) độ lớn thị trường cũng có tác dụng thu hút dòng vốn
FDI. Điều này trái ngược với nghiên cứu của Edwards (1990), Jaspersen và cộng sự
(2000). Các nghiên cứu của Asiedu (2002), Loree và Guisinger (1995) không tìm
thấy tác động của độ lớn thị trường lên dòng vốn FDI. Độ mở thương mại có vai trò
thu hút đầu tư tương tự như nghiên cứu của Edwards (1990), Hausman và FernandezArias (2000). Krzysztof và Liwiusz (2016), Leibrecht và Rieadl (2013) đều tìm thấy
sự liên quan giữa chất lượng cơ sở hạ tầng và việc thu hút dòng vốn FDI.
Tham nhũng là một khoản thuế ngầm mà doanh nghiệp phải chịu đựng. Do đó,
tham nhũng tác động đến dòng vốn FDI do nhà đầu tư thường xem xét rất cẩn thận
yếu tố tham nhũng tại quốc gia sở tại trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Wei (2000)
đã cho thấy có sự tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI khi nghiên cứu dòng
vốn đầu tư của Mỹ và các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) đến 45 quốc gia khác.
Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là một địa chỉ đỏ thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài nên một số nhà kinh tế đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng vốn
FDI vào Thái Lan. Trong đó, Liu và Dejphanomporn (2018) đã dùng phương pháp


9

GLS ước lượng dữ liệu bảng tại Thái Lan giai đoạn 1997-2014, kết quả thực nghiệm
cho thấy độ lớn thị trường, độ mở thị trường có tác động tích cực đến việc thu hút
dòng vốn FDI. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái và chi phí lao động tăng cao làm cản trở
việc thu hút FDI vào Thái Lan. Tác giả không tìm thấy bằng chứng tác động của rủi
ro chính trị đến việc thu hút dòng vốn FDI tại Thái Lan. Kết quả này khá tin cậy với
điều kiện chính trị tại Thái Lan. Trong giai đoạn nghiên cứu của tác giả, Thái Lan đã
có hai cuộc đảo chính là năm 2006 và 2014 và một số cuộc chuyển giao quyền lực
giữa chính quyền quân đội và dân sự, song song đó là các cuộc bầu cử. Tuy vậy, chính
quyền tiếp quản vẫn giữ được các cam kết quốc tế mà chính phủ trước đó gia tham.

Đó là lý do các cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan không có tác động lớn đến
niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia này.
Efiong và cộng sự (2018) đã tìm bằng chứng thực nghiệm tác động của tỷ giá
đến việc thu hút dòng vốn FDI tại Nigeria trong giai đoạn 2001-2015 cho thấy sự bất
ổn định của tỷ giá có sẽ cản trở dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, các tác giả cũng không
tìm thấy sự tác động của lạm phát đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Nigeria.
Ngược lại, Yousop và cộng sự (2018) nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác
động đến dòng vốn đầu tư vào Malaysia giai đoạn 1980-2016 đã chỉ ra rằng GDP và
lạm phát có tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI còn độ mở thương mại và tỷ giá
thì không có sự liên quan.
Xaypanya và cộng sự (2015) cũng đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng
vốn FDI của các nước Campuchia, Lào, Việt Nam (ASEAN3) và Indonesia,
Malaysia, Philippine, Thái Lan, Singapore (ASEAN5). Nghiên cứu đã dùng các biến
độ lớn thị trường, cơ sở hạ tầng, thể chế kinh tế, độ mở thương mại và dùng phương
pháp hồi quy với dữ liệu bảng sai phân bậc một, dữ liệu từ 2000-2011. Kết quả thực
nghiệm là độ mở thị trường, cơ sở hạ tầng có tác động đến FDI còn tỷ giá hối đoái
không có sự tác động. Ridzuana và cộng sự (2018) cũng tìm thấy bằng chứng độ mở
thương mại và cơ sở hạ tầng có tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI khi nghiên
cứu ASEA5.


10

Tùng (2014) đã chỉ ra có tự tác động cùng chiều của độ mở thương mại với sự
thu hút dòng vốn FDI cả trong ngắn hạn và dài hạn tại Việt Nam giai đoạn 19892013. Kết quả này phản ánh một thực tế là nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm một
thị trường mới, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào
và nguồn nhân công giá rẻ, … mà hầu hết các yếu tố này đều có ở Việt Nam.
Nghiên cứu thực nghiệm của Bình (2015) cho thấy có tự tác động của tỷ giá tới
sự thu hút dòng vốn FDI khi nghiên cứu tỷ giá và dòng vốn FDI vào Việt Nam trong

giai đoạn 1992-2013. Trong giai đoạn này, có những năm tỷ giá biến động một cách
bất thường như giai đoạn 2007-2008 chủ yếu do chính sách điều hành tỷ giá chưa linh
hoạt, mang mệnh lệnh hành chính. Người có nguồn thu ngoại tệ muốn găm giữ và
người có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu thì không có nguồn để mua,
ngân hàng thương mại cũng không có nguồn để bán. Thực trạng này dẫn đến việc
muốn giao dịch mua bán ngoại tệ diễn ra tại ngân hàng, cả người mua và người bán
đều phải đến ngân hàng để thực hiện giao dịch đồng thời. Giai đoạn sau đó là quy
định kết hối bắt buộc. Những mệnh lệnh hành chính đã tạo ra một thị trường ngoại
hối không minh bạch và khó kiểm soát, quản lý. Tâm lý của người dân vào giá ngoại
tệ hình thành sự lo ngại thiếu hụt nguồn cung, tỷ giá tăng đột biến. Những biến động
tỷ giá như phân tích trên đã ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn này. Điều đó cũng chứng tỏ rằng kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của Bình (2015) là đáng tin cậy
2.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài như
sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công
cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu
tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi
nhánh công ty”.


11

Khái niệm của Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc
(UNCTAD) về đầu tư trực tiếp nước ngoài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể
nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở

một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh
doanh nghiệp)”.
Khái niệm cùa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu
dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh
tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp”.
2.3. Phân lại đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.3.1 Phân loại theo hình thức đầu tư
2.3.1.1. Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài:
Là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài thành lập một doanh nghiệp,
pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư của mình tại nước tiếp nhận đầu tư và trực
tiếp quản lý dự án đó. Theo hình thức này, nhà đầu tư rót vốn vào mua sắm máy móc,
trang thiết bị sản xuất, xây dựng nhà xưởng, ….
2.3.1.2. Đầu tư mua lại:
Là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại dự án, doanh nghiệp đã
có sẵn để tiếp tục điều hành, quản lý doanh nghiệp đó. Bằng hình thức này, nhà đầu
tư tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất, tận dụng lợi thế về khách hàng đã được
thiết lập, tốn ít thời gian xây dựng lại nhà xưởng, tuyển nhân công, …. và cũng là
hình thức triệt tiêu đối thủ cạnh tranh hiện hữu hoặc tiềm tàng. Đây cũng là hình thức
đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian qua.
2.3.2 Phân loại theo động cơ của nhà đầu tư
2.3.2.1. Đầu tư tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Nhà đâu tư nước ngoài đầu tư để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào
mà quốc gia sở tại chưa có đủ trình độ để khai thác hoặc chỉ dừng lại mức độ khai


12

thác thô. Nhà đầu tư nước ngoài sử dụng trình độ sản xuất, công nghệ của mình để

tăng giá trị gia tăng nguồn tài nguyên này, từ đó tăng lợi nhuận của mình.
2.3.2.2. Đầu tư tận dụng nhân công giá rẻ:
Nhà đầu tư tận dụng nguồn nhân công có kỹ năng thấp nhưng giá rẻ tại quốc gia
sở tại để tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận của mình. Những ngành nghề
thâm dụng lao động mà không cần kỹ thuật cao, sản phẩm hoặc công đoạn chỉ đòi hỏi
trình độ lao động thấp thường được nhà đầu tư ưa chuộng để đầu tư vào những quốc
gia đang phát triển hoặc kém phát triển để tận dụng nguồn tài nguyên này.
2.3.2.3. Đầu tư tìm kiếm thị trường mới, tiềm năng:
Khi một thị trường bão hòa, nhà đầu tư luôn tìm kiếm một thị trường thay thể.
Nhà đầu tư quan tâm đến thị hiếu, thu nhập, … của người dân quốc gia sở tại để quyết
định đầu tư và đương nhiên là nhà đâu tư xem xét các yếu tố khác như chính sách thu
hút đầu tư, thuế suất, giá nhân công, …
2.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quốc gia sở tại
2.4.1 Bổ sung nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Trong thời kỳ toàn cầu hóa rất mạnh mẽ như hiện nay, sự phát triển kinh tế của
một quốc gia không thể hoàn toàn do nội lực của quốc gia đó có thể thực hiện được
toàn bộ mà luôn có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài để bổ sung, hỗ trợ. Nhà
đầu tư nước ngoài sẽ tham gia vào các dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà quốc gia sở
tại chưa đủ nguồn lực hoặc những dự án mà quốc gia sở tại ít ưu tiên vốn mà ưu tiên
cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào các lĩnh vực này.
2.4.2 Tiếp thu công nghệ tiến tiến hơn và kỹ năng quản lý doanh nghiệp đa quốc
gia.
Tại những dự án đòi hỏi trình độ công nghệ cao mà quốc gia sở tại chưa có,
bằng cách kêu gọi đầu tư nước ngoài, quốc gia nhận đầu tư có thể tận dụng, học hỏi
công nghệ mới của nhà đầu tư để phát triển công nghệ, kỹ thuật của mình. Tuy nhiên,
hình thức kêu gọi đầu tư này cũng chứa đựng rủi ro của nó. Đó là, nhà đầu tư chuyển
giao công nghệ lạc hậu hoặc chuyển giao không toàn bộ làm cho quốc gia sở tại phụ
thuộc vào công nghệ của họ hoặc trở thành “bãi rác thải công nghệ” của nhà đầu tư.



13

Trình độ quản lý của các công ty đa quốc gia cũng tương tự như vậy. Các quốc
gia nhận đầu tư đều mong muốn học hỏi cách thức, kỹ năng, trình độ quản lý tập đoàn
lớn, đa ngành nghề, nhiều công ty con tại nhiều quốc gia để phát triển khả năng quản
lý của mình và sẵn sàng cho cho việc đầu tư ra nước ngoài của mình sau này. Tuy
nhiên, việc “nuốt chửng” phần vốn của mình do nhà đầu tư nước ngoài cũng thường
xảy ra, khiến cho quốc gia sở tại mất đi thị phần, doanh nghiệp, dự án mà không học
hỏi được kinh nghiệm quản lý của các công ty đa quốc gia.
2.4.3 Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các doanh nghiệp FDI có rất nhiều trường hợp là công ty đa quốc gia, hoạt động
và sản phẩm của họ lưu hành tại nhiều nước. Do đó, khi đầu tư vào quốc gia sở tại,
để giảm thiểu chi phí đầu vào và tận dụng nguồn nguyên liệu, dịch vụ tại địa phương,
các doanh nghiệp FDI kêu gọi các công ty trong nước cung cấp nguyên liệu cho sản
xuất đầu vào và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất của họ. Đó là cơ
hội để các công ty trong nước tham gia vào chuỗi sản xuất của họ, tạo việc làm và lợi
nhuận cho công ty, người dân của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Mặt khác, các doanh nghiệp FDI thường yêu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm
phục vụ cho sản xuất đầu vào với chất lượng cao. Đó là yêu cầu, là động lực để các
công ty trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, cải thiện kỹ thuật, áp
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn. Cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong
nước đều yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với người lao động phải
nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động.
Như vậy, dòng vốn FDI có tác động, cơ hội để các doanh nghiệp trong nước
tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, chất lượng
sản phẩm, tạo việc làm và nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động của quốc gia sở tại.
2.4.4 Tăng nguồn thu ngân sách.
Đầu tư của doanh nghiệp FDI tạo ra rất nhiều cơ hội thu ngân sách của quốc gia
sở tại. Doanh nghiệp đầu tư tạo ra lợi nhuận phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Người lao động có thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân và tạo ra nhiều việc làm

thì cơ hội thu thuế càng nhiều. Sản phẩm được lưu hành nội địa sẽ chịu thuế giá trị
gia tăng. Sản phẩn mang đi xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu. Các doanh nghiệp nội


×