Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần thương mại mỹ lộc đến năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------

NGÔ LƯU TUẤN KHẢI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI MỸ LỘC ĐẾN NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

NGÔ LƯU TUẤN KHẢI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI MỸ LỘC ĐẾN NĂM 2023

Chuyên Ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THẾ HOÀNG



TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của bàn luận văn này là công trình nghiên
cứu, thu thập và phân tích của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn và góp ý khoa học của
TS. Trần Thế Hoàng. Các tài liệu phục vụ cho đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần Thương Mại Mỹ Lộc đến năm 2023” là hoàn
toàn có thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với cam kết trên.
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày

Tháng

Ngô Lưu Tuấn Khải

Năm 2020


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. .......................................................................... 13

1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của Doanh
nghiệp .................................................................................................................... 13
1.1.1.

Khái niệm về cạnh tranh......................................................................... 13

1.1.2.

Các quan điểm về cạnh tranh.................................................................. 14

1.1.3.

Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp .................................................. 16

1.1.4.

Lợi thế cạnh tranh .................................................................................. 18

1.1.5.

Năng lực cốt lõi ...................................................................................... 19

1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp ................. 20

1.2.1.

Môi trường vĩ mô ................................................................................... 20


1.2.2.

Môi trường vi mô ................................................................................... 22

1.3.

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ..................................................... 26

1.3.1.

Nguồn nhân lực ...................................................................................... 26

1.3.2.

Hoạt động Marketing ............................................................................. 27

1.3.3.

Năng lực tài chính .................................................................................. 28

1.3.4.

Năng lực quản trị ................................................................................... 28

1.3.5.

Sản xuất, vận hành: ................................................................................ 29


1.3.6.


Trình độ công nghệ ................................................................................ 29

1.3.7.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ............................................ 30

1.3.8.

Hệ thống thông tin: ................................................................................ 30

1.3.9.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................... 31

1.4.

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................... 31

1.5.

Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp ........... 33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MỸ LỘC.................................................. 38
2.1.

Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc ..................... 38

2.1.1.


Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc ............................. 38

2.1.2.

Thông tin cơ bản của công ty ................................................................. 39

2.1.3.

Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty .......................................................... 39

2.1.4.

Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................... 40

2.1.5.

Tổ chức bộ máy nhân sự tại công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc ........ 40

2.1.6.

Sản phẩm và thị trường .......................................................................... 42

2.1.7.

Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 43

2.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp . 44


2.2.1.

Môi trường vĩ mô ................................................................................... 45

2.2.2.

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ........................................................ 48

2.3.

Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty .............................. 54

2.3.1.

Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc ................. 54

2.4. Kết quả điều tra của nhóm chuyên gia nội bộ và khách hàng về các chỉ tiêu
đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc so với đối thủ cạnh tranh. ......... 63
2.4.1.

Nhóm chỉ tiêu dành cho các chuyên gia nội bộ ....................................... 64

2.4.2.

Nhóm chỉ tiêu dành cho khách hàng ....................................................... 66

2.5.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc so với các ĐTCT ............. 68


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MỸ LỘC ........................................ 73
3.1. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc đến năm
2023 ..................................................................................................................... 73
3.2.

Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc: ....................... 74


3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Cổ phần Thương
mại Mỹ Lộc ............................................................................................................ 74
3.3.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh: ..................................... 74

3.3.2.

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh:.............................................. 75

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt


Tiếng việt

1

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

2

EU

Liên minh các nước Châu Âu

3

WTO

Tổ chức thương mại Thế Giới

4

ĐTCT

Đối thủ cạnh tranh

5

ROA


Tỷ suất sinh lời trên tài sản

6

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

7

NLCT

Năng lực cạnh tranh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mức độ
quan trọng (trọng số) của các chỉ tiêu ....................................................................... 8
Bảng 1.2: Khung các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ... 32
Bảng 2.1: Bảng doanh thu và lợi nhuận của Mỹ Lộc từ nằm 2016 – 2018 ............ 43
Bảng 2.2: Phân loại các nhóm khách hàng của Công ty Mỹ Lộc........................... 52
Bảng 2.3 : Nhãn hiệu sản phẩm đang được khách hàng sử dụng. ......................... 53
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của Công ty Mỹ Lộc năm 2018 ................................... 54
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu tài chính từ năm 2016 – 2018 ........................................... 59
Bảng 2.6: Mức chiết khấu áp dụng từng đối tượng khách hàng của Công ty Mỹ
Lộc. ........................................................................................................................... 55
Bảng 2.7: Các hình thức truyền thông của Công ty Mỹ Lộc được khách hàng biết
đến. ........................................................................................................................... 56
Bảng 2.8 : Bảng so sánh giá một số sản phẩm thiết bị xông hơi chủ yếu trên thị

trường. ...................................................................................................................... 58
Bảng 2.9: Điểm trung bình của các chuyên gia nội bộ cho các chỉ tiêu đánh giá
năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc .............................................................. 64
Bảng 2.10: Điểm trung bình của khách hàng cho các chỉ tiêu đánh giá năng lực
cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc .............................................................................. 66
Bảng 2.11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc ............................. 68


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Michael Porter, 1979) ............................ 23
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc ..................... 41


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cùng với việc toàn cầu hóa và việc xuất
hiện nhiều các công ty cạnh tranh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Mình thì DN muốn
tồn tại và phát triển cần phải luôn nâng cao NLCT hơn so với các đối thủ. Không nằm
ngoài xu hướng trên, Công ty Mỹ Lộc đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn
từ các đối thử cạnh tranh như: Billico, Pooltech, Saigonpool Spa,…Thêm vào đó, thị
phần kinh doanh của công ty đang giảm đi ngay trên địa bàn hoạt động chính của Mỹ
Lộc đó là Tp.Hồ Chí Minh. Như vậy, muốn chiếm lĩnh thị trường, Công ty Mỹ Lộc
cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công
ty Cổ Phần Thương mại Mỹ Lộc đến năm 2023” để làm luận văn thạc sỹ của
mình.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc.
Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh,
phân tích các dữ liệu thứ cấp và những đánh giá của chuyên gia nhằm đánh giá năng
lực cạnh tranh của công ty Mỹ Lộc trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh trực

tiếp là Bilico, Pooltech, Saigonpool Spa.
Thông qua nghiên cứu, luận văn đã rút ra được những hạn chế trong năng lực
cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc như: khả năng tài chính chưa cao, các hoạt động
Marketing và nghiên cứu thị trường còn yếu kém, khả năng cạnh tranh về giá không
cao,…Từ đó luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và logic đánh giá năng lực cạnh
tranh của Công ty Mỹ Lộc. Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cán bộ
quản lý của Công ty Mỹ lộc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Từ khóa: Cạnh tranh, Năng lực cạnh tranh, Mỹ Lộc


ABSTRACT
In the current market economy, together with the globalization and the
appearance of many competing companies in Ho Chi Minh City, enterprises that
want to survive and develop need to always improve competitive competence more
than other companies. competitor. Not outside the above trend, My Loc Company
is facing great competitive pressure from competitive competitors such as Billico,
Pooltech, Saigonpool Spa,... In addition, the company's business market share is
decrease in My Loc's main operating area which is Ho Chi Minh City. Therefore,
in order to dominate the market, My Loc Company needs to improve its
competitiveness. Recognizing the importance of the above issue, the author
chooses the topic: "Solutions to improve the competitiveness of My Loc
Trading Joint Stock Company until 2023" to make my master's thesis.
The research objective of this topic is to propose solutions to improve the
competitiveness of My Loc Company.
To accomplish the above objective, the thesis uses statistical methods,
comparison, analysis of secondary data and expert assessments to assess My Loc's
competitiveness in relation to Direct competitors are Bilico, Pooltech, Saigonpool
Spa.
Through research, the dissertation has drawn the limitations in the

competitiveness of My Loc Company such as: low financial capacity, weak
marketing and market research activities, and competitiveness. on low prices, ...
Since then the thesis has proposed solutions to overcome this situation.
The thesis is a systematic and logical research project to evaluate the
competitiveness of My Loc Company. The thesis is a valuable reference material
for managers of My Loc Company in improving the company's competitiveness.
Keywords: Competition, competitiveness, My Loc.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức ép của hội
nhập đang ngày càng rõ nét và mạnh mẽ đối với các ngành, các cấp. Điều này không
chỉ mang lại cơ hội, mà còn mang đến nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp
Việt Nam, trong đó thách thức lớn nhất đến từ áp lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp
Việt không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm hơn.
Vì vậy, vấn đề cạnh tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp.
Cạnh trạnh kinh tế là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ
chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm
hàng hóa để đạt được lợi nhuận cao nhất. Chính vì thế năng lực cạnh tranh của các
Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc nói
riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để tồn tại và
đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không
chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn
xuyên quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá
trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh. Mặt

khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động
tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh
chóng với nhiều công trình khoa học cong nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm
tốt hơn, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dung đòi hỏi ngày càng
cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có “ngách thị trường”
đang chờ các doanh nghiệp tìm ra và thỏa mãn. Do vậy, các doanh nghiệp phải di
sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hang để qua
đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để


2

đáp ứng nhu cầu khách hàng.Trong cuộc chiến cạnh tranh này, doanh nghiệp nào
nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Như vậy, việc nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
Công ty Mỹ Lộc cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Thị trường hàng
thiết bị xông hơi – hồ bơi đang phát triển rất mạnh mẽ. Hiện nay, chỉ tính riêng trên
địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều công ty lớn cung cấp các sản phẩm
hàng thiết bị xông hơi – hồ bơi này, cho thấy mức độ hấp dẫn cũng như cạnh tranh
của ngành rất cao. Chỉ tính riêng mảng thiết bị xông hơi thì đã có nhiều công ty lâu
năm và có uy tín trong ngành đang cạnh tranh gay gắt như là: Công ty Cổ phần Xây
dựng và Thiết bị Bilico, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Tông nghệ
Hanteco Việt Nam, Công ty Thiết kê Xây dựng Hồ bơi - Spa (saigonpoolspa), Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Pooltech Việt Nam,… cho thấy, cạnh tranh là sự sống còn
đối với các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị xông hơi – hồ bơi nói chung và Công
ty Mỹ Lộc nói riêng. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn
hiện nay là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự đầu tư nghiên cứu và
phân tích chính xác trực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh cho công ty phù hợp với thực trạng đó.
Thị phần của Công ty Mỹ Lộc giảm qua các năm. Cụ thể, thị phần của
Mỹ Lộc về các thiết bị xông hơi – hồ bơi giảm từ 26% xuống còn 15%. (Nguồn: Báo
cáo tổng kết giai đoạn 2015 – 2018, Công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc). Sự sụt
giảm các chỉ tiêu trên thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty Mỹ Lộc đang kém đi.
Nguyên nhân của sự giảm này là do Công ty Mỹ Lộc được thành lập từ khá lâu,
nhưng chưa tạo ra cho mình được một lợi thế cạnh tranh vững chắc so với các đối
thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Công ty Mỹ Lộc gặp áp lực cạnh tranh rất lớn từ các
đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ nước ngoài. Lịch sử phát triển về ngành
hàng thiết bị xông hơi hồ bơi ở Việt Nam ngắn hơn rất nhiều so với các nước trên
Thế Giới, vì vậy, Mỹ Lộc yếu hơn các đối thủ cạnh tranh cả về kinh nghiệm lẫn tiềm


3

lực tài chính. Thêm vào đó, việc chưa hình thành các bộ phận chuyên trách về
Marketing và nghiên cứu thị trường dẫn đến việc Công ty Mỹ Lộc chưa nắm bắt kịp
thời xu hướng trên thị trường và dự báo nhu cầu trong tương lai. Chính những nghiên
nhân này đã khiến cho Công ty Mỹ Lộc gặp phải tình huống đánh mất thị phần kinh
doanh, sụt giảm doanh thu và lợi nhuận. Để giải quyết tình trạng trên, việc nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Công ty Mỹ Lộc là việc cần thiết, cần thực hiện ngay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần Thương mại
Mỹ Lộc đến năm 2023”, với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm
giúp Công ty vượt qua những khó khăn trước mặt và nâng cao năng lực cạnh tranh
giúp Công ty hoạt động kinh doanh thành công cho những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: tìm ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
cho Công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc đến năm 2023
Mục tiêu cụ thể:

(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc
(2) Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc giai đoạn 2016 – 2018. Trên cơ sở đó,
đánh giá những ưu điểm, hạn chế và luận giải các nghiên nhân làm hạn chế
năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc.
(3) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc
đến năm 2023.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tường nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Thương mại Mỹ Lộc.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
(1) Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Công ty Cổ phần Thương mại
Mỹ Lộc.
(2) Thời gian nghiên cứu: Số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Thương mại Mỹ
Lộc từ năm 2016 – 2018.
(3) Thời gian đề xuất: Giai đoạn đến năm 2023
4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
4.1. Các nghiên cứu trong nước
Luận văn thạc sỹ (2015) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
công ty TNHH may mặc Khang Thịnh đến năm 2020” của tác giả Bùi Văn Nỉ đã
hệ thống hóa lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và một số chỉ tiêu đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác giả đã khảo sát thực tế, phỏng ván
chuyên gia và tìm hiểu sâu về công ty Khang Thịnh để làm cơ sở cho các phân tích.
Tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty, từ
đó xác định các cơ hội và nguy cơ đối với công ty Khang Thịnh. Đề tài tập trung

phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Khang Thịnh và xác định các
điểm mạnh, điểm yếu làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh trong giai đoạn 2015 -2020.
Luận văn thạc sỹ (2015) “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty thiết bị công nghiệp Hiệp Phát đến năm 2020” của tác giả Huỳnh Bá Hiếu
đã đóng góp cho công ty Hiệp Phát nhận biết được sự ảnh hưởng của các nhân tố
tác động đến năng lực cạnh tranh của mình như: các nhận tố bên ngoài, các nhân tố
bên trong cùng với các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh thông qua cảm nhận
của khách hàng. Trên cơ sở đó dần hoàn thiện tốt hơn các hoạt động kinh doanh,
giúp cho Hiệp Phát định hướng và phát triển tốt hơn nữa trong qua trình hội nhập,
phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ, phát triển
mạng lưới hỗ trợ và chăm sóc khách hàng tốt hơn,…
Luận văn thạc sỹ (2016) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
hệ thống TTTM Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu Hường đã hệ thống hóa cơ sở lý


5

luận về TTTM, năng lực cạnh tranh của TTTM, kinh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh của một số TTTM trên thế giới, từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá
năng lực cạnh tranh của TTTM, làm cơ sở để phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh của TTTM Việt Nam. Tác giả đã khái quát tình hình phát triển và phân tích
thực trạng năng lực của hệ thống TTTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 – 2015.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị đối với chính phủ và các
cơ quan ban ngành để hoàn thiện các chính sách, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của hệ thống TTTM Việt Nam.
Luận văn Tiến sĩ (2014) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn
Trung Hiếu đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phân phối bán lẻ, đưa ra những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp phân phối bán lẻ, làm cơ sở để phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh các doanh nghiệp phân phối bán lẻ ở Hải Phòng. Tác giả đã khái quát tình
hình phát triển và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2008 – 2012.
Trên cơ sở đó đánh giá những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trong việc nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành
phố Hải phòng từ đó đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị đối với Chính phủ
và Chính quyền thành phố Hải Phòng để hoàn thiện các chính sách, góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố
Hải Phòng cũng như trên phạm vi cả nước.
Bài báo “Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam” của tác giả Lê Quốc Phương, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương
mại ngày 13/6/2017 đã nêu các khái niệm về năng lực cạnh tranh, các yếu tố hình
thành năng lực cạnh tranh, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam từ 2005 – 2016 để rút ra những hạn chế và nguyên nhân.
Cuối cùng tác giả khuyến nghị những biện pháp đối với doanh nghiệp và nhà nước
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.


6

4.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Bài viết “Five essential strategies to enhance competitiveness” của tác
giả John Manzella ngày 01/4/2014 đã chỉ ra năm chiến lược cần thiết để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong nước và quốc tế của doanh nghiệp đó là: tập trung vào năng lực
cốt lõi (phát huy những gì đang làm tốt nhất); thu hút và giữ chân người tài (vì tập
trung vào cốt lõi để trở thành tốt nhất nên phải đòi hỏi nhân viên có tay nghề cao nhất
với khả năng giải quyết vấn đề phân tích phức tạp, và vận dụng các công nghệ tinh vi);
lấy khách hàng làm trung tâm (khách hàng ở mỗi quốc gia được tiếp cận với những
sản phẩm dịch vụ đa dạng với giá cả cạnh tranh, nhà sản xuất phải lấy khách hàng làm

trung tâm mới có thể nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu và mong muốn của họ);
giảm chi phí và mở rộng hợp tác quốc tế.
4.3. Khoảng trống nghiên cứu:
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh đóng vai trò quan trọng đối với hoạt
động của doanh nghiệp. Nó quyết định, chỉ đạo và kiểm soát chiến lược phát triển của
doanh nghiệp. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khá phong
phú, đề cập tới nhiều nội dung như: chất lượng dịch vụ, trình độ của nhân viên, các
khía cạnh quản lý,… Các công trình nghiên đã tạo nền tảng và phương pháp nghiên
cứu cho đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần
Thương mại Mỹ Lộc đến năm 2023”. Tuy nhiên, mỗi đề tài nghiên cứu lại áp dụng
cho một đối tượng và phạm vi khác nhau, nên việc áp dụng các nghiên cứu này trong
thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty Mỹ Lộc là rất khó khan. Thêm vào đó,
chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan tới nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Mỹ Lộc. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Lộc đến năm 2023” thể hiện tính
mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đấy.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


7

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập những
dữ liệu đánh giá thực trạnh năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc qua các tiêu
chí, yếu tố ảnh hưởng. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ bên ngoài như từ các bài báo
tạp chí chuyên ngành, internet, sách, các tổ chức kinh tế, các cơ quan nghiên cứu,
các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài và các tài liệu, báo cáo
nội bộ như quá trình hình thành và phát triển, các báo cáo tài chính, báo cáo nhân
sự,…thông qua các bộ phận của Công ty Mỹ Lộc giai đoạn 2016 -2018.

5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Trên cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn để làm rõ hơn, thu thập thông tin
sâu hơn về các tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng cơ bản nhằm mang đến cái nhìn khách
quan, toàn diện hơn về năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc hiện nay. Việc phỏng
vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia bắt đầu bằng việc lập danh sách phỏng vấn là các
chuyên gia hiểu biết về ngành hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của
Công ty Mỹ Lộc. Bao gồm 7 chuyên gia nội bộ của Công ty: các giám đốc, quản lý cấp
cao và nhân viên chuyên trách. Nội dung phỏng vấn là xác định các tiêu chí đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đề nghị các chuyên gia đưa ra nhận định về
tầm quan trọng của các tiêu chí từ đó xác định trọng số cho từng tiêu chí. Các bước thực
hiện cự thể như sau:
Bước 1: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến 07 chuyên gia để xác định các tiêu
chí, yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bước 2: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến 07 chuyên gia. Các chuyên gia
được đề nghị xác định số điểm theo mức độ quan trọng từ ít đến nhiều (từ 1 đến 5) của
các chỉ tiêu đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điểm quan
trọng của mỗi yếu tố bằng tổng của số điểm mỗi mức nhân với tổng số người chọn mức
đó. Tính trọng số cho mỗi yếu tố bằng cách chia số điểm của yếu tố đó cho tổng số điểm
của các yếu tố và được làm tròng đến 3 số thập phân. Kết quả đánh giá của các chuyên


8

gia cho rằng có 13 chỉ tiêu có tầm ảnh hưởng nhất đế năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp và trọng số của từng chỉ tiêu như tại bảng 1.1:
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mức độ
quan trọng (trọng số) của các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu đánh giá


STT

Mức độ quan trọng

1

Khả năng quản lý điều hành

0.082

2

Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực

0.075

3

Sức mạnh tài chính

0.075

4

Khả năng đảm bảo nguồn hàng

0.069

5


Chất lượng sản phẩm cao

0.085

6

An toàn lao động

0.075

7

Thị phần

0.075

8

Uy tín thương hiệu

0.082

9

Khả năng cạnh tranh về giá

0.091

10


Chủng loại sản phẩm đa dạng

0.053

11

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

0.072

12

Quảng cáo và xúc tiến bán hàng

0.088

13

Khả năng nắm bắt thông tin

0.078
(Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia)

Như vậy, thứ tự tầm quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là: thứ nhất là khả năng cạnh tranh về giá với trọng số về tầm
quan trọng là 0.091; thứ hai là Quảng cáo và xúc tiến bán hàng có trọng số là 0.088 và
cuối cùng là chủng loại sản phẩm đa dạng có trọng số là 0.053 (Nội dung phỏng vấn,
tham khảo ý kiến chuyên gia xem tại phụ lục 2; kết quả tính toán mức độ quan trọng
của các chỉ tiêu xem tại phụ lục 5). Nhóm 13 chỉ tiêu này được dùng để làm căn cứ
đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc so với đối thủ cạnh tranh.



9

Tại thời điểm khảo sát hiện tại, trên thị trường hàng thiết bị xông hơi – hồ
bơi có rất nhiều công ty, nhưng các đối thủ của Công ty Mỹ Lộc chủ yếu là các Công ty
sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Sau khi trao đổi với ban lãnh đạo Công ty Mỹ Lộc
thì các đối thủ cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc bao gồm Công ty Bilico, Công ty
Pooltech, Công ty Saigonpool Spa. Các công ty này được chọn là đối thủ cạnh tranh của
Công ty Mỹ Lộc là vì các lý do dưới đây:
(1) Sản phẩm thiết bị hồ bơi – xông hơi là sản phẩm chủ lực của Công ty
Mỹ Lộc và các công ty này.
(2) Các công ty này có cùng đối tượng khách hàng của Công ty Mỹ là các
khách hàng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là chính.
(3) Các công ty này cũng là đối thủ cạnh tranh chính trong các buổi họp
thầu.
(4) Khách hàng thường so sánh sản phẩm và thương hiệu của Công Ty Mỹ
Lộc so với các Công ty này.
(5) Thị phần lần lược là : Bilico (23%), Pooltech (11%), Mỹ Lộc (15%),
Saigonpool Spa (18%).
Dựa trên 13 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nêu
tại bảng 1, tác giả nhận thấy một số chỉ tiêu các chuyên gia nội bộ (những người bên
trong Công ty Mỹ Lộc) sẽ đánh giá rất tốt; một số chỉ tiêu khác các chuyên gia bên
ngoài (đối tượng khách hàng) sẽ đánh giá tốt hơn. Do vậy, tác giả sẽ chia 13 tiêu chí
này thành 02 nhóm tương ứng với 02 bảng câu hỏi. Một bảng câu hỏi lấy ý kiến của
các chuyên gian bên trong Công ty Mỹ Lộc (Phụ lục 3); một bảng câu hỏi dùng để
tham khảo ý kiến khách hàng (Phụ lục 4).
Hình thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại và email.
Thời gian điều tra: tháng 10 năm 2019
Cách thức đo lường: Áp dụng loại thang đó Likert 5



10

Số lượng phiếu: Số lượng phiếu gửi đến chuyên gia là 07 phiếu và số
lượng gửi đến khách hàng là 150 phiếu.
Tổng số phiếu thu về hợp lệ: 07 phiếu chuyên gia và 120 phiếu khách
hàng.
Xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kế, xử lý bằng excel
Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Phỏng vấn lấy ý kiến của chuyên gia nội bộ và khách hàng. Các chuyên gia
và khách hàng được đề nghị xác định số điểm theo mức độ quan trọng từ ít đến nhiều
(từ 1 đến 5) của các chỉ tiêu. Tổng điểm của mỗi yếu tố bằng số điểm mỗi mức nhân
với tổng số người chọn mức đó.
Bước 2: Tính điểm số trung bình phản ánh năng lực cạnh tranh của từng yếu tố theo
𝑛

công thức: X = (∑𝑖=1 Fi. Xi)/n (trong đó Fi là số người chọn mức i; Xi là điểm số
phân loại của tiêu chí I; n là tổng số phiếu: chuyên gia n = 7, khách hàng n = 120)
Bước 3: Đưa kết quả ở bước 2 vào ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh năng lực
cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc so với đối thủ cạnh tranh là Công ty Bilico, Công ty
Pooltech, Công ty Saigonpool Spa. Điểm có trọng số của mỗi chỉ tiêu được xác định
bằng cách lấy mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu nhân với số điểm trung bình của
mỗi chỉ tiêu. Tổng điểm có trọng số của các chỉ tiêu chính là điểm phản ánh năng lực
cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
Nội dung phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia, khách hàng (Phụ
lục 3,4)
Kết quả tính toán (Phụ lục 6,7)
5.2. Phương pháp phân tích xử lý
5.2.1. Phương pháp thống kế



11

Dùng để thống kê các số liệu thu thập được (giai đoạn 2016 -2018) từ nội
bộ để rút ra những điểm mạnh, yếu và từ bên ngoài để thấy được những cơ hội, thách
thức, tổng hợp, số hóa và biểu diễn bằng đồ thị, bảng biểu nhằm phân tích, đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ Lộc. Phương pháp này cũng dùng đê thống
kê các câu trả lời của các chuyên gia tham gia phỏng vấn.
5.2.2. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
So sánh, đối chiếu sự biến đổi số liệu, chỉ tiêu của hiện tại với trong quá
khứ thông qua tính toán tỷ số, sự khác nhau giữa công ty và các đối thủ cạnh tranh về
các tiêu chí, các yếu tố,…làm cơ sở phân tích, đánh giá các số liệu, tổng hợp những mặt
yếu, mạnh, cơ hội, nguy cơ làm căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty Mỹ Lộc.
6. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh
gia năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần làm sang tỏ được sự cần thiết của việc
nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các hoạt động của Công ty Mỹ Lộc, giúp Ban lãnh
đạo Công ty nhận diện được những điểm mạnh, yếu trong việc cạnh tranh với các đối
thủ, những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp, từ đó có những
quyết định đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày
càng tốt hơn, hiệu quả cao hơn và định hướng cho Công ty Mỹ lộc có những bước đi
đúng đắn ở hiện tại và trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong tổng
kết thực tiễn về tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Công ty Mỹ
Lộc.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:



12

Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương
mại Mỹ Lộc.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần
Thương mại Mỹ Lộc đến năm 2023.


13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của
Doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh trong lĩnh vực
kinh tế và xã hội và rất khó để thống nhất thành một khái niệm cụ thể. Nó phụ
thuộc rất nhiều vào mục tiêu được ra và góc độ xem xét của từng Doanh nghiệp,
từng quốc gia, từng giai đoạn cụ thể. Trong khi mỗi Doanh nghiệp thì mục tiêu
quan trọng nhất là tối đa hóa lợi nhuận, thì các Quốc gia lại đặt mục tiêu đáp ứng
những thử thách của thị trường quốc tế và nâng cao mức sống cho người dân.
Theo Từ điển bách khoa của Việt Nam (1995, tập 1), cạnh tranh được
định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành
được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson & W. Nordhaus (1989), thì
cạnh tranh là sự kình định giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành

khách hàng hoặc thị trường. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận
cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc điểm cơ bản và là động lực
của sự phát triển.
Theo từ điển kinh tế thì cạnh tranh được hiều là quá trình ganh đua hoặc
tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được cho mình những nguồn lực
hoặc lợi thế về sản phẩm hoặc khách hàng, hoặc đạt được những lợi ích tối đa.
Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thế kinh tế nhằm giành
lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu
được cho mình nhiều lợi ích nhất.
Theo Michael Porter (1985, trang 31) thì: “Cạnh tranh (kinh tế) là giành
lấy thị phần. Bản chất của canh trạnh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận


14

cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình
cạnh trạnh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện
sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD, 2013) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả Doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các
Doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập
cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Ở góc độ Thương mại - Dịch vụ, cạnh tranh là một trận chiến giữa các
Doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng
trung thành của khách hàng.
Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó
xảy ra cuộc đấu tranh sinh tồn, sự ganh đua gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể
tham gia kinh doanh trên thị trường đề giành giật những điều kiện kinh doanh
thuận lợi nhất, điều kiện sản xuất và thị trường nhằm đem lại cho mình nhiều lợi

ích nhất. Các Doanh nghiệp buộc phải chấp nhận cạnh tranh như là sự sống còn
của Doanh nghiệp và không ngừng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh nội
tại của Doanh nghiệp. Kết quả cạnh tranh sẽ loại bỏ các Doanh nghiệp yếu kém
và nâng cao vị thế của các Doanh nghiệp giành thắng lợi.
1.1.2. Các quan điểm về cạnh tranh
Theo Michael Porter (1980), có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh,
trong đó cách phân loại cơ bản là: cạnh tranh trong phạm vi ngành kinh tế bao
gồm cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh giữa bên
mua và cạnh tranh giữa bên bán, cạnh tranh giá cả và cạnh tranh phi giá cả,…
1.1.2.1.

Căn cứ vào chủ thể tham gia

Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Hình thức cạnh tranh này luôn
xảy ra trong các hoạt động kinh tế. Sự cạnh tranh này diễn ra theo quy luật “mua


×