Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Quy hoạch tổngthể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 143 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3

1. Sự cần thiết phải xây dựng Quy hoạch..............................................................3
2. Các căn cứ xây dựng quy hoạch.......................................................................4
3. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Bắc Kạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2030...................................................6
4. Giới hạn phạm vi của Quy hoạch......................................................................8
5. Phương pháp lập Quy hoạch.............................................................................8
2. Nhận xét, đánh giá nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 1998 – 2010..............................................................................................11
1. Tiềm năng tài nguyên du lịch..........................................................................14
2. Các nguồn lực cho phát triển du lịch...............................................................36
3. Đánh giá chung..............................................................................................41
IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN (2005 - 2015)
.............................................................................................43

1. Khách du lịch................................................................................................43
2. Tổng thu từ khách du lịch...............................................................................47
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch........................................................................48
4. Nguồn nhân lực du lịch..................................................................................50
5. Đầu tư phát triển du lịch.................................................................................52
7. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch..............................................................56
8. Công tác quản lý nhà nước về du lịch..............................................................56
9. Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn.................................................................57
10. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch.............................................58
CHƯƠNG 2.............................................................................................................................70
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030......................................................................................................................70
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN...70


1. Quan điểm phát triển du lịch...........................................................................70
2. Các mục tiêu phát triển...................................................................................71
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO NGÀNH.................73

1. Định hướng chung.........................................................................................73
2. Dự báo và luận chứng các phương án phát triển du lịch...................................74
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG, SẢN PHẨM DU LỊCH84

1. Định hướng phát triển các thị trường du lịch....................................................84
2. Định hướng một số sản phẩm du lịch chủ yếu của Bắc Kạn.............................91
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO LÃNH THỔ............95

1. Định hướng phát triển không gian du lịch (hướng phát triển)............................95
2. Định hướng phát triển các cụm du lịch............................................................96
3. Định hướng phát triển hệ thống tuyến, điểm du lịch.......................................100
1


4. Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch..........................................................103
V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...................104

1. Mục tiêu đầu tư............................................................................................104
2. Quan điểm đầu tư.........................................................................................105
3. Các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư.....................................................................105
5. Tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư...........................................106
2. Định hướng một số hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường.....................115
CHƯƠNG 3...........................................................................................................................118
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.............................................118
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.....................................118


1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch..................118
2. Nhóm giải pháp về đầu tư và cơ chế chính sách phát triển du lịch...................119
2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách đặc thù trong đầu tư phát triển du lịch.........125
3. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, sản phẩm du lịch.............................128
5. Nhóm giải pháp về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch...........133
6. Nhóm giải pháp về phối hợp và hợp tác liên kết trong phát triển du lịch..........133
7. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch..........................136
9. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ........................................138
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH......................................139

1. Công bố quy hoạch......................................................................................139
2. Phân công trách nhiệm thực hiện..................................................................139
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................141
I. KẾT LUẬN..........................................................................141
II. KIẾN NGHỊ........................................................................143

1. Kiến nghị với Chính phủ..............................................................................143
2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch..............143

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải xây dựng Quy hoạch
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc Việt
Nam, thuộc vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ; phía Đông giáp tỉnh
Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên,
phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Diện tích tự nhiên 4.859,961 km², dân số năm
2015 có 313084 người, mật độ dân số 64,4 người/km². Nằm trên trục Quốc lộ
3 theo hướng Bắc - Nam và Quốc lộ 279 theo hướng Đông - Tây (2 trục giao

thông quan trọng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ), Bắc Kạn có vị trí
quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng, là điều kiện
thuận lợi để Bắc Kạn giao lưu với các tỉnh trong vùng, cũng như với cả nước
và quốc tế trong phát triển du lịch.
Bắc Kạn có nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự
nhiên đa dạng, phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó
nổi bật là vườn Quốc gia Ba Bể mà trung tâm là hồ Ba Bể, danh lam thắng
cảnh đẹp nổi tiếng được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia (năm
1996), được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012).
Hội nghị các Hồ nước ngọt thế giới tổ chức tại Mỹ tháng 3/1995 đã công nhận
hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ.
Vườn Quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN, khu
RAMSA thứ 1.938 của thế giới và khu RAMSA thứ 3 của Việt Nam. Với tính
đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, hệ thống sông, hồ,
hang động phong phú, giá trị văn hóa các dân tộc đặc sắc ... Vườn Quốc gia
Ba Bể là trọng tâm, điểm nhấn để phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du
lịch sinh thái; du lịch tham quan, nghiên cứu; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch
cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí cuối tuần...
Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, Bắc Kạn còn có
nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú, mà điển hình là các
phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao...;
các bản nhà sàn bên sườn núi, ven sông hồ; các làn điệu hát then, đàn tính, hát
sli, lượn... mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao; các
di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK (huyện Chợ Đồn), di tích Chiến
thắng Đèo Giàng, di tích Đồn Phủ Thông, di tích Nà Tu (huyện Bạch Thông)
… là những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng,
nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân và đế quốc xâm lược. Các điểm di tích lịch sử, văn hóa của Bắc Kạn
có thể khai thác để kết nối với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận như khu

ATK Định Hóa (Thái Nguyên), khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang),
1

Theo BC kiểm kê đất đai số 334/BC-UBND ngày 21/10/2015 của tỉnh Bắc Kạn

3


khu di tích lịch sử Pác Bó (Cao Bằng)... để liên kết khai thác phát triển các
tour, tuyến du lịch lịch sử, văn hóa trong vùng.
Bắc Kạn có một số đền, chùa tiêu biểu như đền Thắm, chùa Thạch
Long, đền Thác Giềng (huyện Chợ Mới); đền Mẫu, đền Cô, (thành phố Bắc
Kạn); đền An Mã, chùa Phố Cũ (huyện Ba Bể)...với kiến trúc, cảnh quan thiên
nhiên đẹp, là những điểm du lịch văn hóa tâm linh có thể khai thác thu hút
khách du lịch.
Với những lợi thế nhất định về tiềm năng du lịch nhưng trong thời gian
qua việc khai thác các lợi thế đó để phát triển du lịch ở Bắc Kạn còn rất hạn
chế. Số lượt khách du lịch đến Bắc Kạn, đặc biệt là khách quốc tế còn ít, tổng
thu từ du lịch còn thấp chưa có những đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội của
địa phương… sự phát triển của ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng.
Một trong những nguyên nhân hạn chế đó là công tác quy hoạch, xây dựng
chiến lược phát triển du lịch còn chậm và thực hiện chưa hiệu quả; thiếu sự
liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các ngành, các cấp ở địa phương cũng như
sự phối hợp với các địa phương khác vùng. Bên cạnh đó, trong mấy năm gần
đây tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều biến động, ít nhiều ảnh hưởng
đến phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bắc Kạn nói riêng.
Ngành du lịch Bắc Kạn đã và đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả chủ
quan và khách quan nên mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, du
lịch phát triển thiếu sự bền vững, còn bộc lộ nhiều hạn chế về cơ sở vật chất
kỹ thuật, hạ tầng, lao động, thị trường, sản phẩm…

Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là
rất cần thiết và cấp bách nhằm đưa ra những định hướng, những mục tiêu,
những chiến lược, những giải pháp cụ thể… Để khai thác có hiệu quả những
lợi thế về tiềm năng của tỉnh phục vụ phát triển du lịch, tạo cơ hội cho du lịch
Bắc Kạn phát triển tương xứng và chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể du
lịch cả nước và kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Các căn cứ xây dựng quy hoạch
Việc nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được thực hiện dựa trên
những căn cứ pháp lý cơ bản sau:
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001, và Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày
18/6/2009;
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
4


- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
thời kỳ đến năm 2020”;

- Quyết định số 1925/ QĐ- UBND ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy chế quản lý di sản Vườn
Quốc gia Ba Bể;
- Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 19/6/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung xây dựng
thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 -2020, định hướng đến năm
2030;
- Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Kạn Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Khu du lịch Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030
- Quyết định số 1454/ QĐ- UBND ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát
huy giá trị lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 04/2008/NĐ - CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2012 của Chính Phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa;
- Nghị định số 180/2013/NĐ/CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01
tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Du lịch;
- Nghị quyết số 21/2013/NQ – CP ngày 07/2/2013 của Chính Phủ về quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Bắc Kạn;


5


- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số
giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Chỉ thị 14/CT - TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy
phát triển du lịch;
- Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xă hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu;
- Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 19/4/2012 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về
phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 30/12/1998 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Kạn về việc nghiệm thu phê duyệt dự án quy hoạch phát triển
ngành du lịch;
- Quyết định số 172/2006/QĐ-UBND ngày 25/1/2006 về việc phê
duyệt đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh
Bắc Kạn năm 2020;
- Quyết định số 2222/QĐ-UBND ngày 10/12/2013 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
2014;
- Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Kạn về việc nghiệm thu phê duyệt đề cương nhiệm vụ, dự toán
kinh phí Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Văn bản số 3162/UBND-VX ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Bắc
Kạn về việc cho ý kiến lập quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa và quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch;
- Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn từ năm 2005 đến 2014 và các tài
liệu khác có liên quan.
3. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2030
3.1. Quan điểm
6


Việc nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được thực hiện dựa trên
những quan điểm chính như sau:
- Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch du lịch đã được quy định trong
Luật Du lịch;
- Phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc
Kạn, quy hoạch phát triển của các ngành trong tỉnh , đảm bảo an ninh, quốc
phòng trên địa bàn tỉnh;
- Phát huy lợi thế về tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của địa
phương; khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên để đáp ứng nhu cầu
phát triển du lịch...

3.2. Mục tiêu quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030 là bước cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2010 - 2020 và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại
hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI nhằm:
- Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch có hiệu quả và thống
nhất trong mối liên hệ liên ngành trong toàn tỉnh và với các địa phương khác
trong vùng cũng như trong phạm vi cả nước;
- Tạo cơ sở xây dựng quy hoạch phát triển du lịch ở các khu du lịch
trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Bắc Kạn góp phần
khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch địa phương;
- Xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển ngành du lịch
Bắc Kạn một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, thúc đẩy các ngành khác phát triển;
- Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển du
lịch làm cơ sở để lập ra các kế hoạch trung và ngắn hạn, đảm bảo tính khả thi,
cân đối cung - cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, phát huy thế
mạnh, tạo sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, góp phần đẩy nhanh phát
triển các ngành dịch vụ trở thành ngành có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh.
3.3. Nhiệm vụ quy hoạch
Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ chủ yếu của Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Bắc Kạn bao gồm:
- Xác định vị trí, vai trò và lợi thế phát triển du lịch trong phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, phát triển du lịch vùng, quốc gia trong giai
đoạn phát triển mới;

7



- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng và
các nguồn lực phát triển du lịch;
- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2005 –
2014, những thành công, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm cho làm căn
cứ xây dựng định hướng phát triển du lịch Bắc Kạn trong giai đoạn 2015 –
2030;
- Nhận định, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
đối với du lịch tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn phát triển mới;
- Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương
án phát triển du lịch;
- Xây dựng định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Đánh giá các tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện quy
hoạch du lịch và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du
lịch;
- Đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển du lịch và tổ chức thực
hiện quy hoạch.
4. Giới hạn phạm vi của Quy hoạch
4.1. Về không gian
Giới hạn phạm vi lập Quy hoạch bao gồm toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bắc
Kạn với 8 đơn vị hành chính (thành phố Bắc Kạn, huyện Ba Bể, huyện Bạch
Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì, huyện Ngân Sơn,
huyện Pác Nặm).
4.2. Về thời gian
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2005 –
2015;
- Nghiên cứu lập Quy hoạch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Phương pháp lập Quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm

nhìn đến năm 2030 được xây dựng dựa trên việc sử dụng tổng hợp các
phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài
liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên
cứu trong quy hoạch. Phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho
việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một
cách khách quan và chính xác.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng trong suốt quá trình
phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong
Quy hoạch như: Thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác
8


tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi
trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch...
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Được thực hiện nhằm điều
tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá
trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phương
pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như
tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác
định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp cận bằng các
loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên). Mặt
khác, trong thực tế công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và
của ngành du lịch nói riêng còn chưa hoàn chỉnh đồng bộ, còn nhiều bất cập,
chưa thống nhất. Do vậy phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ
là không thể thiếu trong quá trình lập quy hoạch.
- Phương pháp dự báo, chuyên gia: Áp dụng phương pháp dự báo,
chuyên gia để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ
quan; các yếu tố trong nước và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài ngành du

lịch; những thuận lợi, khó khăn, thách thức có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát
triển du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Trên cơ sở đó
dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch một cách bền vững; nghiên cứu tổ chức
không gian lãnh thổ du lịch; trong việc đề xuất các trọng điểm, các dự án, các
lĩnh vực ưu tiên đầu tư; cũng như trong việc xác định các sản phẩm du lịch
đặc thù của địa phương.
- Phương pháp bản đồ: Được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung
phân tích, đánh giá, tổng hợp của Quy hoạch. Với các kết quả đã được nghiên
cứu, thông qua phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội
dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ; cũng như xác định đặc điểm
và sự phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng được nghiên cứu trên bản đồ
(sự phân bố nguồn tài nguyên và mức độ hấp dẫn của chúng, sự phân bố của
hệ thống kết cấu hạ tầng, các tuyến điểm du lịch, các hạt nhân du lịch, các dự
án ưu tiên….
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 1998 – 2010
1. Khái quát các nội dung chính của Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1998 – 2010

9


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1998 –
2010 được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 1180/QĐ-UBND
ngày 30/12/1998 gồm một số nội dung chính sau:
- Đánh giá tài nguyên du lịch: Theo đó có được những nhận xét đánh
giá về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên; tình hình phát triển KT-XH Bắc Kạn

giai đoạn 1991 – 1997; cơ sở hạ tầng kỹ thuật; tài nguyên du lịch Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1995 1997 trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu chuyên ngành cơ bản: Khách du lịch,
thu nhập du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động trong du
lịch, đầu tư du lịch…
- Định hướng phát triển du lịch Bắc Kạn giai đoạn đến năm 2010 bao
gồm:
 Dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành:
Chỉ tiêu phát triển du lịch
Khách du lịch
- Quốc tế (lưu trú)
- Nội địa (lưu trú)
Phòng khách sạn
Lao động
- Trực tiếp
- Gián tiếp
Thu nhập du lịch

Đơn vị
Lượt
khách

Phòng
Người

Triệu
đồng
GDP du lịch
VND
Tỷ lệ GDP du lịch trong %
tổng GDP

Nhu cầu đầu tư
Tỷ đồng

2000

2005

2010

3.219
37.900
275
1.433
448
985
9.360

8.000
124.300
595
3.584
1.120
2.464
50.135,2
8
36,9
5

13.000
309.200

950
4.883
1.526
3.357
127.858,64

13,84
3

93,4
8

22,32
68,92
147,95
Nguồn : Quy hoạch 1998-2010
 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch bao gồm:
- Sản phẩm du lịch theo cụm Bắc Kạn và phụ cận: Vui chơi giải trí, thể
thao, văn hóa, Tham quan nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa, nghỉ dưỡng, hội
nghị hội thảo.
- Sản phẩm du lịch theo cụm Hồ Ba Bể và phụ cận: Du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa, nghiên cứu khoa học, du lịch cuối tuần, du
lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo…
 Quy hoạch theo lãnh thổ phát triển du lịch; điểm du lịch, tuyến du lịch,
cụm du lịch..
10


 Định hướng các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn:
Danh mục các dự án đầu tư, mô tả một số dự án ưu tiên đầu tư.

- Các giải pháp thực hiện bao gồm: Công tác quy hoạch; thực hiện các
dự án mẫu, phát triển nguồn nhân lực, phối hợp chặt chế với các ngành chức
năng, mở rộng mạng lưới dịch vụ du lịch, kiến toàn bộ máy quản lý nhà nước
về du lịch.
2. Nhận xét, đánh giá nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1998 – 2010
Quy hoạch đã thể hiện được khá đầy đủ những nội dung của một Quy
hoạch tổng thể chuyên ngành du lịch theo quy định của Luật du lịch. Các tính
toán dự báo tại Quy hoạch đã được thực hiện trên cơ sở phân tích các định
hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn và Quy hoạch du
lịch vùng tại thời điểm thực hiện, vì vậy khá phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản
về phát triển du lịch, đặc biệt chỉ tiêu về khách du lịch trong giai đoạn. Đây là
thành công của Quy hoạch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nội dung của Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1998 – 2010 còn tồn tại một số hạn
chế ảnh hưởng đến công tác quản lý và triển khai thực hiện Quy hoạch trong
thực tiễn nhằm phát triển du lịch Bắc Kạn tương xứng với tiềm năng, vị trí
trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong phát triển du lịch vùng
và phát triển du lịch một cách bền vững. Một số hạn chế chủ yếu của Quy
hoạch, bao gồm:
- Chưa làm rõ được những lợi thế so sánh của tiềm năng du lịch Bắc
Kạn so với các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương phụ cận trong
vùng Việt Bắc. Đây là một vấn đề quan trọng làm căn cứ cho việc xác định
những định hướng phát triển riêng, tạo sự khác biệt của du lịch Bắc Kạn và
qua đó tạo được sức hấp dẫn và nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến du lịch
Bắc Kạn trong mối quan hệ phát triển du lịch vùng;
- Mặc dù đã đề cập đến định hướng sản phẩm du lịch, tuy nhiên hệ
thống sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch đặc thù của Bắc
Kạn chưa xác định được cụ thể. Đây có thể là một trong những nguyên nhân
quan trọng làm cho du lịch Bắc Kạn chưa tạo được sự bứt phá được đứng từ

góc độ sản phẩm du lịch và điều này cũng có những ảnh hưởng đến phát triển
du lịch của Bắc Kạn sau khi Quy hoạch được phê duyệt;
- Quy hoạch có đề cập đến phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên chưa
chỉ ra được những yếu tố cơ bản đã, đang và sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến
mục tiêu phát triển du lịch bền vững của Bắc Kạn, đặc biệt đứng từ góc độ
môi trường và sự tham gia của cộng đồng;
- Một số giải pháp mà Quy hoạch đưa ra còn quá chung chung chưa có
những giải pháp cụ thể, một số giải pháp cơ bản còn thiếu như giải pháp về
11


vốn, giải pháp về đầu tư, giải pháp về phát triển sản phẩm, giải pháp về xúc
tiến quảng bá sản phẩm…
Những hạn chế của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 1998 – 2010 được làm rõ là cơ sở để bổ sung trong Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Một số bài học kinh nghiệm
- Khi xây dựng Quy hoạch, kế hoạch cần có những nghiên cứu kỹ và
đánh giá cũng như dự báo toàn diện những nhân tố khách quan, chủ quan và
các yếu tố nguồn lực để đưa ra những mục tiêu, chỉ tiêu sát với thực tế và
những giải pháp mang tính khả thi để thực hiện các mục tiêu đề ra;
- Trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch phải có những điều
chỉnh kịp thời phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong
từng thời kỳ;
- Xác định các chương trình, mục tiêu phải có trọng tâm, trọng điểm
phù hợp; tập trung chỉ đạo, quan trọng nhất là phải bố trí đủ nguồn lực để phát
triển theo chương trình mục tiêu đã đề ra;
- Để phát triển du lịch cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo số
lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp.
II. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH BẮC KẠN

TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VÀ TRONG
TỔNG THỂ DU LỊCH CỦA VÙNG VÀ QUỐC GIA
1. Vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Kạn
Trong bối cảnh đất nước mở cửa và hội nhập, du lịch trở thành một
ngành kinh tế quan trọng đang từng bước khẳng định vị trí trong tiến trình
phát triển và hội nhập. Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc
Kạn (khóa X) đã ra Nghị quyết về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm mục tiêu phát triển du lịch
Bắc Kạn trở thành ngành kinh tế quan trọng của khối dịch vụ, góp phần thúc
đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Nhờ xác định đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tốt mọi
nguồn lực, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và các tỉnh bạn,
nền kinh tế của tỉnh Bắc Kạn phát triển với tốc độ tương đối nhanh và ổn
định, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành du lịch, dịch vụ. Những
đóng góp của ngành du lịch Bắc Kạn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương trong những năm qua được thể hiện các mặt chủ yếu như sau:
- Du lịch phát triển góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế: Ngành du lịch của tỉnh mặc dù phát triển với quy mô còn hạn chế nhưng
đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về khách du lịch và tổng thu du lịch.

12


Lượng khách du lịch đến Bắc Kạn năm 2014 đạt gần 300.000 lượt
khách, tăng gần 2 lần so với năm 2010 (150.578 lượt khách); tăng hơn 5,1 lần
so với năm 2005 (58.298 lượt khách). Tổng thu từ khách du lịch, các dịch vụ
du lịch, khách sạn, nhà hàng… đạt 210 tỷ đồng, gấp hơn 2,7 lần so với năm
2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 40%/năm. Tất cả những cố gắng đó đã
tạo cho du lịch Bắc Kạn có những bước tiến đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng

bình quân về lượng khách trong 10 năm qua tăng trung bình 19,6%/năm; tổng
thu du lịch tăng 40%/năm, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
đang từng bước được xây dựng thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu
kinh tế chung của tỉnh.
- Du lịch phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư và góp phần đáng kể vào công cuộc
xóa đói, giảm nghèo: Phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn, ngoài việc thu hút lực
lượng lao động trực tiếp (năm 2014 là 828 người), đã thu hút theo số lượng
lớn lao động gián tiếp ngoài xã hội (năm 2014 đạt khoảng gần 2.000 người),
tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, tạo khả năng tiêu thụ sản phẩm
tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển;
khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của địa phương; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước và cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát huy giá trị các di sản
văn hóa, trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
+ Du lịch phát triển góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật: Phát
triển du lịch đi đôi với việc xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí,
khách sạn, nhà hàng…
+ Du lịch phát triển góp phần nâng cao dân trí: Phát triển du lịch có vai
trò nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách du
lịch. Thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trên
địa bàn tỉnh, các chương trình liên kết hợp tác với các tỉnh trong vùng Việt
Bắc, những khóa tập huấn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch từ ngân sách
của địa phương, sự hỗ trợ của các dự án EU, dự án 3PAD, dự án phát triển du
lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng … đã góp phần nâng cao trình độ
nghiệp vụ và nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường phát triển du lịch
bền vững cho cộng đồng địa phương. Đây là một trong những lợi ích quan
trọng, phù hợp với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số, người dân sinh sống ở Bắc Kạn.
- Du lịch phát triển góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc: Du lịch phát triển góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh quan, di
tích, văn hóa. Đặc biệt là những di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược.

13


2. Vị trí, vai trò của du lịch Bắc Kạn và trong phát triển du lịch
vùng và cả nước
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Bắc Kạn nằm trong không gian tiểu
vùng du lịch Việt Bắc thuộc vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ. Nằm
trên tuyến Quốc lộ 3 tuyến đường chiến lược quan trọng của Quốc gia nối từ
Thủ đô Hà Nội đến tỉnh Cao Bằng phục vụ phát triển kinh tế cho các tỉnh
vùng núi phía Bắc. Theo tuyến Quốc lộ 3, trung tâm tỉnh lỵ Bắc Kạn là thành
phố Bắc Kạn cách Thủ đô Hà Nội 170km, cách thành phố Thái Nguyên 80km
về phía Nam, cách thành phố Cao Bằng 120km về phía Bắc. Đây là điều kiện
thuận lợi cho tỉnh Bắc Kạn giao lưu phát triển kinh tế, du lịch với các tỉnh
trong vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng trong đó có Thủ đô Hà Nội
trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và một số cửa khẩu quốc tế quan
trọng.
Với vị trí địa lý, tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú như di tích
danh thắng cấp Quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể và những danh thắng, di tích hấp
dẫn khác như thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, đền An Mã, đảo Bà Góa, khu ATK Chợ
Đồn…Bắc Kạn đã khẳng định vị trí du lịch của mình trong định hướng chiến
lược phát triển du lịch của Việt Nam.
Trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch Quốc gia, Bắc Kạn được xác
định nằm trên tuyến du lịch liên vùng Việt Bắc: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc
Kạn (hồ Ba Bể) - Cao Bằng (thác Bản Giốc, Hang Pác Bó) theo Quốc lộ 3; và
tuyến Móng Cái - Lạng Sơn - Na Rì - Bắc Kạn - Điện Biên Phủ - Tây Trang

(theo Quốc lộ 279). Bắc Kạn nằm trên giao điểm của 2 tuyến du lịch Quốc gia
quan trọng này, do vậy trong tương lai Bắc Kạn sẽ trở thành trung tâm du lịch
dịch vụ, một trong những đầu mối nối các điểm du lịch của vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ.
III. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ CÁC NGUỒN
LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN
1. Tiềm năng tài nguyên du lịch
1.1. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du miền núi
phía Bắc; phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam
giáp Thái Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng. Bắc Kạn có vị trí quan trọng về
kinh tế và an ninh quốc phòng. Nằm trên giao điểm của Quốc lộ 3 đi từ Hà
Nội lên Cao Bằng - trục Quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc và Quốc lộ
279 đi từ Móng Cái (Quảng Ninh) sang Tây Trang (Điện Biên), đồng thời
nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Mặc dù là tỉnh có địa
hình núi cao, nằm sâu trong nội địa, giao thông duy nhất là đường bộ, nhưng
14


đường Quốc lộ 3, cao tốc Thái Nguyên- Bắc Kạn, đường Hồ Chí Minh chạy
dọc theo lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn theo hướng Nam - Bắc, là điều kiện thuận lợi
để Bắc Kạn giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía
Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng
sông Hồng ở phía Nam. Mạng lưới giao thông nội tỉnh có tuy đã được quan
tâm đầu tư nhưng vẫn kém hơn so với một số tỉnh trong vùng, nên còn gặp
nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa với các trung tâm kinh tế lớn
cũng như đến các cảng biển để giao thương với nước ngoài. Hệ thống giao
thông chưa hoàn chỉnh, chất lượng không cao chính là nguyên nhân dẫn đến
việc lượng khách du lịch đến Bắc Kạn còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng

không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch
nói riêng của toàn tỉnh.
- Địa hình: Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi, núi
cao. Địa hình Bắc Kạn có thể chia làm 3 khu vực:
+ Khu vực phía Đông là các dãy núi kéo dài của cánh cung Ngân Sơn,
cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc. Đây là dãy núi cao
có cấu tạo tương đối thuần nhất. Địa hình nơi đây cùng với các điều kiện tự
nhiên khác thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Địa hình chia cắt phức tạp,
rừng còn nhiều tạo nên cảnh quan đẹp, hấp dẫn, là điều kiện thuận lợi cho
phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm.
+ Khu vực phía Tây với thành phần chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá
cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ. Đây là khu vực địa hình
độc đáo và có giá trị về mặt du lịch nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây
có hố sụt karst điển hình nhất ở Việt Nam, hình thành nên cảnh quan vô cùng
độc đáo và là điểm tài nguyên du lịch hấp dẫn nhất của Bắc Kạn, đó là hồ Ba
Bể.
+ Khu vực trung tâm có địa hình thấp hơn nhiều so với khu vực phía
Đông và phía Tây của tỉnh Bắc Kạn. Khu vực này là một nếp lõm được cấu
tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi cổ. Địa hình nơi đây thích hợp
phát triển nông nghiệp, giao thông. Ngoài ra, đây là khu vực thuận lợi nhất
trong tỉnh để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Khí hậu: Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân
hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một
năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm 75 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng
mưa ít nhất là tháng 12.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 – 22,50C, nhiệt độ thấp tuyệt đối
-0,10C ở thành phố Bắc Kạn và - 0,60C ở Ba Bể, - 20C ở Ngân Sơn, gây
băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi.

15


+ Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1.400 – 1.600 giờ. Lượng mưa trung
bình năm ở mức 1.400 – 1.900mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm
trung bình trên toàn tỉnh từ 82%- 85%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các
tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và
cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam.
Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hoá theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa
nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc.
- Sông, hồ: Bắc Kạn có mạng lưới sông, suối tương đối phong phú
nhưng do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên đặc điểm chung của sông ngòi ở
đây là dốc, ngắn, thủy chế thất thường. Đa số sông suối là các nhánh thượng
nguồn của các sông lớn, có 5 sông lớn trong đó tổng chiều dài các tuyến sông
343 km, gồm sông Phó Đáy, sông Năng, sông Bằng Khẩu, sông Bắc Giang,
sông Cầu.
Sông Năng là một trong những sông quan trọng ở Bắc Kạn. Sông được
hợp thành từ nhiều khe suối nhỏ thuộc hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm của
tỉnh Cao Bằng và huyện Pác Nặm thuộc tỉnh Bắc Kạn, sau đó hợp lưu với
sông Gâm tại Na Hang (Tuyên Quang) thành sông Lô. Đoạn sông Năng chảy
Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều cảnh quan đẹp như hồ Ba Bể, động Puông,
thác Đầu Đẳng…
Sông suối có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân
dân tỉnh Bắc Kạn, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, ngư
nghiệp. Với đặc điểm ngắn, dốc hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
tạo nên những cảnh quan đẹp, hùng vĩ (thác, ghềnh) hấp dẫn thu hút khách du
lịch và thuận lợi cho việc phát triển thủy điện.
Ngoài hệ thống sông suối, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là
một trong những hồ kiến tạo đẹp nhất Việt Nam, được hình thành từ một vùng

đá vôi bị sụt do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ
hơn 500ha, hồ là nơi hợp lưu của ba con sông Tả Han, Nam Cường và sông
Chợ Lèng nên có tên gọi là Ba Bể, hồ Ba Bể là trọng tâm, điểm nhấn để phát
triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn.
- Hệ thực vật Bắc Kạn có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất trong các tỉnh
vùng Đông Bắc. Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả
năng cung cấp gỗ, tre, nứa nguyên liệu, trong rừng còn có nhiều loại thực vật
quý hiếm, có giá trị được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của
vùng Đông Bắc. Qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 148 họ, 537 chi với
826 loài trong đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam như đinh, ngũ gia
bì gai, trai lý, nghiến, trò đãi, trầm hương, cầu điệp
- Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị bảo tồn nguồn gen cao với
nhiều loại đặc hữu và quý hiếm điển hình có khoảng 34 bộ, 110 họ với 336
16


loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư trong đó có 64 loài đã được đưa vào sách đỏ
Việt Nam, đặc biệt có 10 loài là đặc hữu của Việt Nam. 81 loài thú, trong đó
có 27 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 19 loài được ghi trong sách đỏ
thế giới; 322 loài chim, trong đó có 21 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, 6 loài
được ghi trong sách đỏ thế giới; 44 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 17 loài
được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới; 106
loài cá, trong đó có 11 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài được ghi
trong sách đỏ thế giới.
Đa dạng về sinh học của tỉnh là yếu tố thu hút khách du lịch. Không
những thế, đa dạng sinh học tập trung ở một số khu bảo tồn và vườn Quốc gia
Ba Bể với những cảnh quan độc đáo nên thuận lợi cho việc khai thác phục vụ
phát triển du lịch.
1.1.2. Các tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình
- Hồ và thác nước

+ Thác Nà Khoang: Thác Nà Khoang nằm ở chân Đèo Gió, cạnh Quốc
lộ 3, cách thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn 6km, cách thành phố Bắc Kạn
35km về phía Bắc. Thác ở đoạn cuối của suối Nà Đeng có độ dốc lớn trước
khi chảy vào suối Bản Mạch. Thác Nà Khoang gồm 4 tầng, chiều dài khoảng
600m, chiều rộng trung bình 15m. Phía trên thác còn có một hồ nước nhỏ
trong xanh là địa điểm tắm lý tưởng cho những ai muốn tránh sự ồn ào, đắm
mình trong thiên nhiên. Khu vực xung quanh thác chủ yếu là rừng tái sinh, có
độ che phủ trung bình từ 75 - 85%, về động vật có nhiều loài chim, sóc, bò
sát, cá... Cư dân ở đây đều là đồng bào dân tộc Mông, Dao hiện đang lưu giữ
bản sắc văn hóa truyền thống như trang phục, tín ngưỡng, các làn điệu dân ca,
dân vũ, tạo thêm sự đa dạng, phong phú làm sinh động môi trường văn hóa
nơi đây.
Với phong cảnh đẹp, hấp dẫn, khí hậu mát mẻ, trong lành và có giá trị
nghiên cứu về địa chất, địa mạo, hệ sinh thái...Thác Nà Khoang đã được công
nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
+ Thác Nà Noọc: Thác Nà Noọc (còn gọi là Thác Bạc) nằm ở chân Đèo
Áng Toòng thuộc phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn, đây là thác nước tự
nhiên, có chiều dài khoảng 5 km, bắt nguồn từ hai dòng suối là suối Nặm Dất
và suối Nà Khu thuộc xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới.
Khu vực thác Nà Noọc chủ yếu là rừng nguyên sinh với thảm thực vật,
động vật phong phú, không chỉ có giá trị về nghiên cứu sinh thái, địa chất, địa
mạo mà còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bởi nơi đây sơn thủy
hữu tình với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Các hoạt động du lịch có
thể tổ chức ở khu vực này gồm: Tắm vượt thác, trekking, tham quan tìm hiểu
hệ sinh thái…

17


+ Hồ Ba Bể: Nằm ở trung tâm vườn Quốc gia Ba Bể. Ba Bể theo tiếng

địa phương là "Slam Pé" (ba hồ) gồm Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Hồ có chiều
dài hơn 8km, chỗ rộng nhất khoảng 2 km, sâu trung bình từ 20 đến 30m. Hồ
nằm ở độ cao 145m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng 500ha
được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều suối ngầm và hang
động. Ðoạn giữa hồ hơi eo lại. Giữa lòng hồ có hai đảo nhỏ (đảo An Mã và
đảo Bà Góa). Xung quanh hồ là quần thể các điểm tham quan du lịch hấp dẫn
như Ao Tiên, động Puông, thác Đầu Đẳng… Trong hồ có 106 loài cá nước
ngọt. Các nhà khoa học đã phát hiện trong lòng hồ có nhiều loài cá nước ngọt
đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó có các loài quý hiếm như cá
chép kính, rầm xanh, anh vũ, cá lăng. Về cảnh quan, địa chất, đây là khu vực
thể hiện rõ rệt dấu ấn lịch sử của các thời kỳ hình thành vỏ trái đất. Về địa
chất địa mạo, đây là vùng đá vôi cổ rộng lớn, có đặc điểm kiến tạo rất đặc
biệt. Viện Địa chất đã phối hợp với Hội Địa chất Bỉ đã tiến hành nghiên cứu
vùng đá vôi hồ Ba Bể và khẳng định đây là vùng đá vôi có niên đại 450 triệu
năm. Ðiều kỳ thú là trong quá trình biến đổi địa chất, đá vôi đã biến thành
những mảng đá hoa cương. Theo các nhà địa chất thì việc đá vôi trở thành đá
hoa cương là điều vô cùng độc đáo và hiếm thấy. Giữa một vùng núi đá vôi lại
có một hồ nước trong xanh. Đáy hồ có một lớp đất sét dày tới 200 mét, chính
địa tầng sét này ngăn không cho nước thoát xuống và hồ được hình thành.
Toàn cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc làm say lòng những du khách tới
nơi đây. Xuôi dòng sông Năng hướng về hồ Ba Bể, đôi bờ của dòng sông là
những vách núi đá vôi dựng đứng với bao điều kỳ lạ trong những câu chuyện
cổ tích kể về biến cố của thiên nhiên để tạo ra hồ Ba Bể - một viên ngọc xanh
giữa rừng Ðông Bắc. Dòng sông Năng xuyên qua khối núi đá vôi Lũng Nham
tạo ra động Puông dài 300 mét, cao hơn 30 mét với nhiều nhũ đá muôn hình
vạn trạng, huyền ảo và lung linh. Những đợt bào mòn hàng triệu năm của con
sông thời gian vào dãy núi đá vôi đã tạo nên một động Puông kỳ bí bên cạnh
hồ Ba Bể lạ kỳ. Dòng sông uốn mình thơ mộng qua những khúc quanh hẹp
trong lòng hang, luồn dưới những rèm thạch nhũ đá đẹp lạ lùng.
Du khách đến với hồ Ba Bể không những được thưởng ngoạn cảnh đẹp

thiên nhiên mà còn được tìm hiểu, khám phá các nét văn hóa truyền thống của
cộng đồng các dân tộc nơi đây. Với câu hát then, cây đàn tính luôn là niềm tự
hào của người Tày ở khu vực Ba Bể, là hồn thiêng trong tâm khảm của một
tộc người có số dân đông nhất vùng Ðông Bắc. Ba Bể còn là nơi ẩn chứa kho
tàng văn hóa nghệ thuật truyền thống lâu đời với cộng đồng cư dân các dân
tộc sinh sống quanh hồ với những sự tích phong phú và độc đáo. Các bản nhà
sàn chênh vênh bên sườn núi của người dân tộc Tày, những nét sinh hoạt văn
hóa của đồng bào Dao, Mông, các làn điệu dân ca như hát then, si, lượn, múa
khèn; các lễ hội truyền thống như hội Lồng Tồng, hội xuân, đua thuyền độc
18


mộc, võ dân tộc, bắn cung, bắn nỏ với các trang phục rực rỡ đủ sắc màu của
các dân tộc nơi đây... đã tạo sự hấp dẫn với du khách.
+ Thác Tát Mạ (Thác bản Vàng): Là thác nước tự nhiên thuộc Bản
Vàng, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể, cách hồ Ba Bể 7km về phía Tây Nam.
Thác cao hơn 40m, nước từ trên cao đổ xuống như một dải lụa, phía dưới thác
tạo thành các hồ nhỏ, các hồ này là những bể tắm tự nhiên rất đẹp.
+ Thác Đầu Đẳng: Cách hồ Ba Bể khoảng 3 km về phía tây, nơi tiếp
giáp giữa tỉnh Bắc Kạn với tỉnh Tuyên Quang. Thác là nơi dòng sông Năng bị
đứt gẫy với những tảng đá lớn nhỏ chồng lên nhau cao hàng trăm mét, dài hơn
1 km, nước từ trên cao đổ xuống ầm ầm, tung bọt trắng xoá quanh năm, tạo
thành bản nhạc hùng tráng giữa đại ngàn núi non hùng vĩ.
Thác Đầu Đẳng có nhiều loài cá quý trong đó có loài cá chiên, có con
nặng hàng chục kg. Vào dịp tháng 3, tháng 4 sau những trận mưa đầu mùa
từng đàn cá đua nhau vượt thác, tạo nên cảnh tượng kỳ thú “Cá vượt vũ
môn”. Ngoài ra quanh khu vực vườn Quốc gia còn một số thác tự nhiên khác.
Đến với hồ Ba Bể du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp
mênh mông sông nước giữa núi rừng xanh thẳm với nhiều thảm thực vật quý
hiếm và cảm nhận những nét nguyên sơ giữa đại ngàn, hay đi thăm thác Đầu

Đẳng, Ao Tiên, động Puông, đảo Bà Góa, đền An Mã, hang Thẳm Kít, động
Hua Mạ … du khách còn được “quyến rũ” bởi những nếp nhà sàn truyền
thống của đồng bào dân tộc Tày tại các bản Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc xã
Nam Mẫu (Ba Bể). Đến thăm bản du khách sẽ được ăn những món ăn truyền
thống của người dân vùng hồ và thưởng thức những nét văn hóa độc đáo của
người dân tộc Tày bản địa. Bản Pác Ngòi có hơn 40 nếp nhà sàn truyền thống
nằm nép mình bên triền núi ngay bên hồ Ba Bể càng làm tôn thêm vẻ đẹp của
vùng hồ.
- Hang động
+ Động Hua Mạ: Nằm trên dãy núi Hua Mạ (núi đầu ngựa) thuộc xã
Quảng Khê, huyện Ba Bể, cách hồ Ba Bể 6km về phía Tây Nam. Động Hua
Mạ thuộc dạng động treo, nằm ở độ cao 350m so với mặt nước biển, động sâu
gần 700m, trần động chỗ cao nhất 50m, rộng trung bình từ 30 – 50m, nền
động khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Trong động có nhiều nhũ đá
vôi với hình thù độc đáo như tượng Phật Bà Quan Âm trên tòa xen, thầy trò
Đường Tăng đi lấy kinh, khu ruộng bậc thang, rèm đá, cổng trời….
+ Hang Thẳm Làng: Từ trung tâm xã Yên Hân (Chợ Mới), men theo
con đường nhỏ chừng 2km, du khách sẽ tới thôn Nà Làng. Hang Thẳm Làng một hang động tự nhiên có vẻ đẹp cuốn hút. Hang có nhiều cửa thông lên trên
đỉnh núi, để đi qua hang, người ta phải vượt qua một cửa nhỏ chỉ vừa thân
người chui lọt. Bên trong hang có mạch nước ngầm phun chảy thành suối,
bốn mùa không hề cạn nước. Chẳng những có hang đẹp, trên núi Thẳm Làng
19


vẫn còn lưu giữ được hệ động, thực vật khá phong phú như: khỉ, sơn dương,
gà rừng, chim công… rừng Thẳm Làng còn nhiều loại gỗ quý như đinh, sến,
táu, đặc biệt còn nhiều cây gỗ nghiến lâu năm. Được thiên nhiên ưu ái như
vậy, nên từ xưa đã lưu truyền câu nói “Nà Làng gạo trắng nước trong, ăn no
tắm mát thì lên Nà Làng”. Từ đó, người dân trong vùng bắt đầu biết đến hang
Thẳm Làng như một cảnh đẹp thiên tạo và thường lui tới hang này để thăm

quan tìm hiểu.
+ Động Nàng Tiên (Na Rì): Động Nàng Tiên thuộc xã Lương Hạ,
huyện Na Rì, cách thị trấn Yến Lạc 5 km về phía Đông, động sâu hơn 200m,
trần động chỗ cao nhất khoảng 30m, lòng động rộng trung bình 20m, trong
động có nhiều nhũ đá đẹp.
Động Nàng Tiên được hình thành hàng triệu triệu năm nay do sự bào
mòn và lắng đọng của nước trong núi đá vôi đã tạo thành những khu ruộng
bậc thang tuyệt đẹp. Đặc biệt trong động còn có một vòm đá rộng, bên trong
có một phiến đá lớn phẳng, kích thước như một chiếc gường, xung quanh nhũ
đá rủ xuống như tấm rèm mềm mại, lấp lánh tựa như căn phòng ngủ lộng lẫy.
Tương truyền các tiên nữ nhà trời khi ghé thăm trần gian đã nghỉ lại tại căn
phòng này, nên động có tên gọi là động Nàng Tiên như hiện nay.
Năm 1999, động Nàng Tiên đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp
Quốc gia. Nếu được đầu tư và khai thác hợp lý, động Nàng Tiên với vẻ đẹp
đầy huyền bí chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn
không chỉ của Bắc Kạn mà còn của cả khu vực Đông Bắc Bắc Bộ.
+ Động Áng Toòng: Nằm ở đèo Áng Toòng, phường Xuất Hóa, thành
phố Bắc Kạn. Đây là hang động tự nhiên mới được phát hiện ngày 26/7/2011
có giá trị thẩm mỹ độc đáo; được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng
là di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia năm 2013. Hệ thống hang chia
thành 2 tầng, tầng 1 chạy theo hướng Bắc - Nam, có chiều dài 120 m có chỗ
hẹp, chỗ rộng tạo thành 3 động liên tiếp; tầng 2 chạy theo hướng Đông - Tây
có chiều dài 350m. Toàn tuyến hang là một hệ thống thạch nhũ đa dạng về
màu sắc, phong phú về hình dáng; chỗ thì có màu vàng nhạt tạo thành hình
như dải lụa, như bãi nấm; có chỗ thì thạch nhũ lại có màu vàng chen lẫn trắng,
trắng tinh khiết như thủy tinh, được đùn ra từ các kẽ đá chảy lênh láng khắp
mặt động trông như dòng sông băng tinh khiết; trên trần các thạch nhũ chảy
xuống như những bông hoa thủy tinh rực rỡ. Cả không gian động Áng Toòng
là một công trình nghệ thuật hoàn hảo, đẹp đến mê đắm lòng người.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 3993/QĐBVHTTDL ngày 12/11/2013, công nhận xếp hạng động Áng Toòng là di tích
danh thắng cấp quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để tỉnh Bắc Kạn có kế

20


hoạch đầu tư tôn tạo động Áng Toòng trở thành điểm đến hấp dẫn của du
khách.
Ngoài ra còn một số hang động khác nằm trong vực ngoài vườn Quốc
gia Ba Bể, như hang Thẳm Phầy dưới chân thác Tát Mạ – Xã Hoàng Trĩ…
- Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
+ Vườn Quốc gia Ba Bể: Nằm ở phía tây bắc huyện Ba Bể, cách thành
phố Bắc Kạn 68 km theo hướng tây bắc, cách Thủ đô Hà Nội 220 km về phía
Bắc. Được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Thủ
tướng Chính phủ, vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích 23.000 ha, nằm trong
vùng núi đá vôi Caxtơ cổ, có cấu tạo địa chất đặc biệt, nhiều núi cao, hang
động, sông hồ, suối ngầm, tạo nên cảnh quan đặc biệt hấp dẫn. Năm 2004,
vườn Quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN; năm 2011
được công nhận là khu RAMSAR thứ 1938 của thế giới và là khu Ramsar thứ
3 của Việt Nam; Năm 2012, hồ Ba Bể được công nhận là di tích danh thắng
Quốc gia đặc biệt.
Vườn Quốc gia Ba Bể khu rừng đặc dụng, nơi bảo tồn các nguồn gen quý
hiếm. Về thực vật có: 162 họ, 672 chi, 1.268 loài thực vật bậc cao có mạch,
trong đó có 77 loài được ghi tên trong sách đỏ Việt nam, 38 loài có mức độ đe
doạ toàn cầu được ghi trong sách đỏ Thế giới. 52 loài đặc hữu của Việt Nam
như: Trúc dây, táo đỏ...
Về động vật có: 81 loài thú, trong đó có 27 loài được ghi trong sách đỏ
Việt Nam, 19 loài được ghi trong sách đỏ thế giới; 322 loài chim, trong đó có
21 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, 6 loài được ghi trong sách đỏ thế giới; 44
loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 17 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 17

loài được ghi trong sách đỏ thế giới; 106 loài cá, trong đó có 11 loài được ghi
trong sách đỏ Việt Nam, 1loài được ghi trong sách đỏ thế giới. Ba Bể là vùng
sinh cảnh quan trọng của 2 loài linh trưởng là Voọc đen má trắng và Voọc mũi
hếch và 01 loài bò sát đặc hữu hẹp đó là cá cóc bụng hoa. Nhiều loài bị đe doạ
diệt chủng đã tập trung ở đây như: Hổ, Gấu, Sơn dương, Sói đỏ, Báo hoa
mai...
Vườn Quốc gia Ba Bể khu du lịch sinh thái, với hơn 20 điểm tham quan
hấp dẫn như: Động Puông, thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, hồ Ba Bể, đảo đền An
Mã, đảo Bà Goá, hang Thẳm Khít, động Nà Phoòng, động Hua Mạ; các tuyến
du lịch đi bộ trong rừng nguyên sinh; các bản làng du lịch văn hoá vùng hồ
như bản Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc, Hin Đăm, Khau Qua, Nặm Dài, Cám
Thượng, Cám Hạ... Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, bản sắc văn hoá độc
đáo, vườn Quốc gia Ba Bể khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn đối với
du khách trong và ngoài nước.
+ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ: Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ,
có diện tích trên 14 nghìn ha, trải dài từ các xã Vũ Muộn, Cao Sơn (huyện
21


Bạch Thông) tới các xã Lương Thượng, Ân Tình, Côn Minh... (huyện Na Rì),
là nơi lưu giữ được hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú cùng với
những giá trị đa dạng sinh học phong phú.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được các nhà khoa học đánh giá cao
về sự phong phú của nhiều loại động, thực vật quý hiếm thuộc diện phải được
quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Trong đó phải kể đến là loài voọc má trắng,
sóc, khỉ là những loài hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu. Đặc biệt,
đến với khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ bạn sẽ được chứng kiến sự đa dạng
của loài dơi ở đây - được coi là đa dạng thành phần cao nhất Việt Nam.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ còn là nơi lưu giữ một số nguồn gien
quý hiếm của các loại thực vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như cây thiết

san giả hay còn gọi là thông đá mà trên thế giới hiện nay còn sót lại ở 4 tỉnh
miền núi phía Bắc nước ta và 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc).
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có nhiều tiềm năng để xây dựng
chương trình du lịch, tạo ra được nhiều tour du lịch sinh thái và sản phẩm du
lịch mạo hiểm, khám phá…
+ Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc: Được UBND tỉnh Bắc
Kạn thành lập tại Quyết định số 342/QĐ-UB ngày 17/3/2004 với tổng diện
tích tự nhiên là 1.788 ha nằm trên địa phận hai thôn Nà Dạ và Bản Khang
thuộc xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Ngày 14/01/2014, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số
109/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu
bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2020,
theo đó Khu bảo tồn có diện tích 4.155,67 ha, trong đó Phân khu Bảo vệ
nghiêm ngặt 2.552,50 ha; phân khu phục hồi sinh thái 1.586,12 ha; phân khu
dịch vụ - hành chính 9,04 ha; vùng đệm trong 8,01 ha, nằm trên địa bàn các
xã: Xuân Lạc, Bản Thi, Đồng Lạc huyện Chợ Đồn. Vùng đệm ngoài
16.371,53 ha nằm trên địa bàn 4 xã Xuân Lạc, Bản Thi, Đồng Lạc và Yên
Thịnh, huyện Chợ Đồn.
Khu bảo tồn hiện có 373 loài động vật, trong đó có 20 loài quý hiếm;
hệ thực vật khá phong phú gồm 515 loài thực vật bậc cao, trong đó có 30 loài
quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có những loài tưởng như đã tuyệt
chủng trong vòng 25 năm qua như: Vạc hoa lại được phát hiện xuất hiện tại
khu bảo tồn này.
1.2. Các đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.1. Đặc điểm về dân tộc, dân số
Dân tộc: Bắc Kạn là một trong những tỉnh có dân số trung bình thấp
nhất trong cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2015, toàn tỉnh có 313.084
người, với 7 dân tộc bao gồm: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa, Sán Chay.
Trong đó có 4 nhóm dân tộc chính (chiếm tới 97,2% dân số toàn tỉnh) gồm:
22



Kinh 20%, Tày 60%, Nùng 7,4% và Dao 9,8%. Còn 3 nhóm khác có số dân ít
hơn gồm: Mông, Hoa, Sán Chay. Mỗi dân tộc có nét văn hóa, phong tục tập
quán riêng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi phía
Bắc, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Mật độ dân cư của Bắc Kạn
khá thưa, chỉ với hơn 64,4 người/km2.
Dân số: Năm 2015 dân số trung bình của tỉnh là 313.084 người, tăng
1,55% so năm 2014, trong đó khu vực thành thị chiếm 18,92% khu vực nông
thôn là 81,08%; tỷ lệ tăng tự nhiên là 10,21%0 nam chiếm 50,25% và nữ
chiếm 49,75%; Tốc độ tăng dân số trung bình cả giai đoạn 2011-2015 là
1,03% /năm.
Bảng 1: Dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2015
Dân số năm 2015 (người)
Mật độ
Trong đó
Đơn vị hành chính
dân số
Tổng
số
(người/km2)
T. thị
N.thôn
Toàn tỉnh
313.084
59.251
253.833
64,4
1. TP.Bắc Kạn
41.242

35.153
6.089
301,3
2. Huyện Pác Nặm
32.202
32.202
67,7
3. Huyện Ba Bể
47.672
3.740
43.932
69,7
4. Huyện Ngân Sơn
29.877
6.118
23.759
46,3
5. Huyện Bạch Thông
31.754
1.732
30.022
58,1
6. Huyện Chợ Đồn
50.528
6.469
44.059
55,5
8. Huyện Chợ Mới
39.354
2.372

36.982
64,9
8. Huyện Na Rì
40.455
3.667
36.788
64,4
Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2015 tỉnh Bắc Kạn
Dân số phân bố khá đều cho 8 đơn vị hành chính cấp huyện; mật độ dân
số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là 64,4 người/km 2 trong đó đông nhất tập
trung ở TP.Bắc Kạn là 301,3 người/km2; huyện Ngân Sơn có mật độ dân thấp
nhất là 46,3 người/km2.
Lao động và việc làm: Lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2015 có 211,99
ngàn người, chiếm 67,71% số dân toàn tỉnh trong đó có 209,75 nghìn đang
làm việc.
- Lao động được qua đào tạo nghề còn thấp, năm 2015 tỷ lệ lao động
được đào tạo nghề mới đạt 15,22% trong tổng số lao động, trong đó người
dân tộc thiểu số được đào tạo nghề chỉ chiếm khoảng 3,5% số lao động. Lao
động có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi và có trình độ cơ bản từ trung cấp đến đại
học được tập trung chủ yếu trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và ở TP.Bắc
Kạn, các đơn vị quốc doanh.
- Lực lượng lao động có chiều hướng tăng ở thành thị và giảm ở
nông thôn. Tuy nhiên, số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ hiện nay còn
23


khá lớn, theo ước tính, lao động khu vực nông nghiệp hiện nay mới sử dụng
khoảng 83% thời gian trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn.
Bảng 2: Dân số, lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Bắc
Kạn đến năm 2015

ĐV: 1000 người
Tăng
T Chỉ tiêu
TH
TH
TH
TH
TH
TH
BQ
(%năm)
2011T
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2015
Dân số trung bình 297.4 300.4 303.0 305.1 308.3 313.0
1
1.03
(TB)
9
5
3
7
1
8
Lực lượng LĐ từ 190.6 197.5 201.6 204.6 207.7

2
211.99 2.15
15 tuổi trở lên
3
8
7
6
4
3 Dân số thành thị
48.03 48.75 49.09 49.68 50.75 59.25 4.29
249.4 251.7 253.9 255.4 257.5 253.8
4 Dân số nông thôn
0.35
6
0
4
9
6
3
LĐ từ 15 tuổi trở 187.6 195.8 199.9 203.1 205.9 209.7
5
2.25
lên đang làm việc 5
9
3
9
1
5
LĐ từ 15 tuổi trở
6 lên đang làm việc 28.51 28.35 29.99 31.39 32.66 33.78 3.45

ở thành thị
LĐ từ 15 tuổi trở
159.1 167.5 169.9 171.8 173.2 175.9
7 lên đang làm việc
2.03
4
4
4
0
6
7
ở nông thôn
LĐ từ 15 tuổi
187.6 195.8 199.9 203.1 205.9 209.7
8 đang làm việc theo
2.25
5
9
3
9
1
5
loại hình kinh tế
9 Cơ cấu lao động
100
100
100
100
100
1 Tổng số người thất

2.98
1.70
1.56
1.55
1.83
1.81
0 nghiệp
Tỷ lệ LĐ từ 15T
11 đang làm việc đã 12.60 13.78 14.21 14.56 14.87 15.22 3.85
qua đào tạo
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm
2015
4.3. Thu nhập và mức sống
Cùng tình trạng chung của cả nước, tính đến năm 2014 cơ cấu dân số
Bắc Kạn đang có thiên hướng mất cân đối về giới. Số lượng nam giới chiếm
tới 50,76%, trong khi nữ giới chỉ chiếm 49,24%. Về cơ cấu dân số giữa khu
24


vực nông thôn và thành thị cũng còn chênh lệch lớn. Dân số khu vực thành thị
chỉ chiếm 16,46% dân số, trong khi đó dân cư khu vực nông thôn chiếm tới
83,54% dân số của tỉnh. Dân cư thành thị tập trung chủ yếu ở thành phố Bắc
Kạn. Chính vì vậy, mật độ dân cư ở thành phố Bắc Kạn là cao nhất, đạt đến
xấp xỉ 301,3 người/km2. Trong khi các huyện Ngân Sơn, Na Rì có mật độ dân
số thấp nhất Bắc Kạn (Ngân Sơn: 46,3 người/km2; Na Rì: 64,4 người/km2).
Bắc Kạn cũng là tỉnh có mức tăng dân số tự nhiên thấp, chỉ 1,03%/năm.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: Trong những năm qua, được sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao
của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Bắc Kạn đã từng
bước có những nỗ lực vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong

phát triển kinh tế - xã hội.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh trong giai đoạn 20112014 đạt 12,3%/năm, trong đó: Khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng
9,1%/năm; khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 11,21%/năm; Khu vực
Dịch vụ tăng 15,67%/năm.
- Tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) năm 2014 đạt 6.880 tỷ đồng,
tăng 604 tỷ đồng so với năm 2013. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014
đạt 22,3 triệu đồng, tăng 1,9 triệu đồng so với năm 2013.
- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng Công
nghiệp: Năm 2014, Khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 38,86%; Khu
vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 18,26%; Khu vực Dịch vụ chiếm
42,88%. So với năm 2013, Khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 4,4%,
Khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 8,3%, Khu vực Dịch vụ giảm 15,1%.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2014 tăng bình
quân 10,5%/năm. Chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 1,75%/năm. Năm
2014, thu ngân sách nhà nước đạt 430.000 triệu đồng, chi ngân sách nhà nước
đạt 3.581.229 triệu đồng. Nhiều công tŕnh kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu
tư xây dựng, lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm phát triển.
- Về Công nghiệp - Xây dựng: Bắc Kạn là tỉnh miền núi có tiềm năng
về rừng, khoáng sản khá lớn. Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, bao
gồm: Chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13
mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng,
trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m 3; đá trắng, thạch anh
khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon,
titan, kaolin, silic... Giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng của tỉnh hàng
năm tăng trưởng bình quân khoảng 15,1%; giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây
dựng (theo giá cố định) năm 2014 đạt 871.517 triệu đồng. Giá trị sản xuất
ngành xây dựng trong giai đoạn 2011 - 2014 tăng trưởng 14,43%/năm, cùng
với đó năm 2014 các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng
25



×