Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

BÁO CÁOQUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦMTẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAIĐOẠN 2016 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.21 KB, 75 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

BÁO CÁO
QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI
ĐOẠN 2016 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

Yên Bái, ngày…..tháng….năm 2017
CƠ QUAN LẬP QUY HOẠCH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH YÊN BÁI
GIÁM ĐỐC

Yên Bái, tháng …. năm 2017


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH...................................................................1
II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH.............................................................................1
1. Căn cứ pháp lý...................................................................................................2
1.1. Văn bản Trung ương...................................................................................2
1.2. Văn bản địa phương..................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................4
2.1. Tình hình giết mổ tập trung gia súc, gia cầm trên thế giới......................4
2.2. Tình hình giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại Việt Nam......................4
2.3. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trên trên thế giới và trong nước..5
III. PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH.......................................................5
PHẦN THỨ NHẤT: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC
TRẠNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ, CUNG ỨNG THỊT GIA SÚC, GIA CẦM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI..............................................................................6
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI...................................................6


1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................6
2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................12
2.1. Tổng quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái..............................12
2.2. Đánh giá nguồn nhân lực..........................................................................14
2.3. Đánh giá về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu..........................14
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM............16
1. Chăn nuôi lợn..................................................................................................17
2. Chăn nuôi trâu................................................................................................17
3. Chăn nuôi bò...................................................................................................18
4. Chăn nuôi gia cầm...........................................................................................18
5. Chăn nuôi các loại vật nuôi khác...................................................................19
III. THỰC TRẠNG THU MUA, TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI..........19
1. Thực trạng thu mua các sản phẩm chăn nuôi...............................................19
2. Đánh giá thực trạng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.................................20
IV. THỰC TRẠNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM..........................................21
1. Số lượng, quy mô và phương thức hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm.................................................................................................................21
2. Cơ sở vật chất của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm..................................22


3. Thực trạng môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm....................................................................................................22
3.1. Thực trạng môi trường.............................................................................23
3.2. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm...................................................24
V. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA
CẦM NHỎ LẺ..........................................................................................................25
1. Đánh giá về sự hợp lý và tồn tại.....................................................................25
2. Nguyên nhân tồn tại........................................................................................25
VI. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUY HOẠCH
XÂY DỰNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GS, GC TẬP TRUNG..............................26

1. Thuận lợi..........................................................................................................26
2. Khó khăn.......................................................................................................... 26
PHẦN THỨ 2: QUY HOẠCH CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM TẬP
TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.........................................................................................28
I. CÁC DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH.............................................28
1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội, đô thị, phát triển mối liên kết vùng và hệ
thống bán buôn, bán lẻ........................................................................................28
1.1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội............................................................28
1.2. Phát triển hệ thống đô thị.........................................................................28
1.3. Phát triển mối liên kết vùng.....................................................................29
1.4. Phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ sản phẩm gia súc, gia cầm..........30
2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (gia súc, gia cầm).................31
3. Dự báo đàn gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi...................................33
4. Dự báo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới...................................37
5. Dự báo nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở giết mổ GSGC tập trung....38
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH.........................................39
1. Định hướng......................................................................................................39
1.1. Định hướng về địa điểm xây dựng..........................................................39
1.2. Định hướng về sử dụng quy trình công nghệ giết mổ.............................41
2. Tiêu chí quy hoạch xây dựng cơ sở GMGSGC tập trung............................41
3. Phân loại các cơ sở giết mổ và kế hoạch đầu tư xây dựng............................43
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUY HOẠCH.....................................................45
1. Quan điểm quy hoạch.....................................................................................45
2. Mục tiêu quy hoạch.........................................................................................45
2.1. Mục tiêu chung..........................................................................................45


2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................46
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH...............................................................................46

1. Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Yên
Bái Đến năm 2020...............................................................................................46
2. Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2021 - 2030....................................................................................49
V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ......................................52
1. Khái toán kinh phí đầu tư..............................................................................52
2. Phân kỳ đầu tư vốn.........................................................................................52
3. Đề xuất nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ..................................................................53
VI. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ............................................53
1. Tiêu chí lựa chọn.............................................................................................53
2. Danh mục các Dự án.......................................................................................53
PHẦN THỨ BA: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..................................................56
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH................................................56
1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền..............................................................56
2. Giải pháp về đất đai........................................................................................56
3. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng......................................................56
4. Giải pháp về nhân lực tại các cơ sở giết mổ..................................................56
5. Giải pháp về phân vùng nguyên liệu cho cơ sở giết mổ để bảo đảm đủ
nguyên liệu đầu vào và công suất giết mổ theo dự kiến....................................57
6. Giải pháp khoa học kỹ thuật..........................................................................57
7. Giải pháp về môi trường.................................................................................57
8. Giải pháp về thị trường..................................................................................58
9. Giải pháp về tổ chức, quản lý hệ thống giết mổ............................................59
10. Giải pháp về vốn đầu tư................................................................................60
II. HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH......................................................................61
1. Hiệu quả về kinh tế.........................................................................................61
2. Hiệu quả về xã hội...........................................................................................62
3. Hiệu quả về môi trường..................................................................................62
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH........................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................65

I. KẾT LUẬN...........................................................................................................65
II. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................65
PHỤ LỤC................................................................................................................... 67



PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung. Theo thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 720 hộ tham gia giết
mổ gia súc, gia cầm (Điểm giết mổ) nhỏ lẻ nằm phân tán xen kẽ trong khu dân
cư, đa phần không có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh; việc kiểm soát giết mổ
động vật không thể thực hiện được theo quy trình.
Việc giết mổ gia súc, gia cầm tại cơ sở tập trung có sự kiểm soát chặt chẽ
của cơ quan thú y sẽ khắc phục triệt để được việc bơm nước, tẩm hàn the, ướp
hóa chất độc hại vào thực phẩm… Đây là một trong những công đoạn giám sát,
xác nhận sản phẩm động vật bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm
(Truy suất được nguồn gốc), như thế người tiêu dùng càng yên tâm hơn khi sử
dụng. Thông qua việc giết mổ tập trung, cán bộ thú y sẽ kiểm soát, phát hiện kịp
thời dấu hiệu của bệnh dịch như: Bệnh Lở mồm long móng, bệnh Cúm gia cầm,
bệnh Tai xanh, bệnh gạo lợn… Từ đó ngành chuyên môn và chính quyền địa
phương sẽ có những giải pháp ngăn chặn nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và sản phẩm
từ thịt nói riêng là vấn đề nóng bỏng hiện nay được Nhà nước và toàn dân đặc biệt
quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người.
Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giúp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường tại các khu dân cư do hoạt động giết mổ nhỏ lẻ gây ra, góp phần xây
dựng nông thôn mới.
Thực hiện Luật Thú y năm 2015: Việc giết mổ động vật phải được thực
hiện tại cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định, có

sự kiểm soát của cơ quan thú y.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh,
nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; cung
cấp sản phẩm thịt đảm bảo VSATTP, bảo vệ sức khoẻ con người, hạn chế dịch
bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm; phát triển ngành chăn nuôi một cách bền
vững và bảo đảm vệ sinh môi trường, cần thiết phải lập “Dự án Quy hoạch cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 2020, định hướng đến năm 2030”.

II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1


1. Căn cứ pháp lý
1.1. Văn bản Trung ương
- Luật an toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
- Luật bảo vệ Môi trường ngày 23/6/2014;
- Luật thú y ngày 19/6/2015;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/ 01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều của Luật Thú y.
- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02 /2015 của Chính phủ Quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày
16/11 /2016 của Chỉnh phủ Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11 /2016 của Chỉnh phủ Quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu.
- Thông tư số 45/2014/TT-BNN ngày 03/12/2014 của Bộ NN và PTNT Quy
định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra,
chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn
thực phẩm;
2


- Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/4/2016 của Bộ Tài nguyên và
môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường;
- Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- QCVN 01-150: 2017/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu
vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung; QCVN 40: 2011/BTNMTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 62-MT :

2016/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi.
- Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chỉnh phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn
đến 2030.
- Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 của Thủ tướng Chỉnh phủ
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững.
1.2. Văn bản địa phương
- Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 03/9/2014 của UBND tỉnh Yên
Bái về việc ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
- Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh Yên Bái
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015- 2020;
- Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh Yên Bái
về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Dự án Quy hoạch
cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 của UBND tỉnh Yên Bái
về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh
Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 1600/UBND-NLN ngày 01/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Yên Bái về việc đồng ý chủ trương xây dựng quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm giai đoạn 2016- 2020;
3



2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tình hình giết mổ tập trung gia súc, gia cầm trên thế giới
Chăn nuôi gia súc gia cầm, giết mổ tập trung theo quy trình đồng bộ, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là yêu cầu bắt buộc ở các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động kinh doanh giết mổ động vật bắt
buộc thực hiện trong các cơ sở giết mổ động vật tập trung hiện đại, với những
trang thiết bị tự động hoặc bán tự động từng khâu trong dây chuyền giết mổ, chế
biến, bảo quản... Công tác Kiểm soát vệ sinh thú y (KSVSTY), VSATTP được
đặc biệt coi trọng, trên cơ sở áp dụng các quy trình kiểm soát tiên tiến như: ISO,
HACCP, GMP...
Đặc điểm phân bố dân cư ở những nước phát triển là trên 80% dân số tập
trung ở các đô thị và thành phố. Do vậy tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập
trung chiếm 70 - 90% sản lượng thịt cung cấp cho thị trường khu vực dân cư sống
tập trung.
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thịt gia súc gia cầm được giết mổ và chế
biến tập trung còn ở mức thấp. Đặc điểm phân bố dân cư ở các nước này là trên
50% vẫn phân tán ở các vùng nông thôn. Vì vậy, chăn nuôi manh mún, tự cung tự
cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nên tình trạng giết mổ thủ công vẫn xảy ra và tồn tại ở
các chợ truyền thống.
2.2. Tình hình giết mổ tập trung gia súc, gia cầm
tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến cuối năm 2012: các
tỉnh miền Đông Nam Bộ chỉ có gần 1.300 cơ sở giết mổ thì có đến 352 cơ sở tập
trung, giúp vùng này kiểm soát gần 89% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên thị
trường. Trong khi đó, các tỉnh phía Bắc có tới gần 12.000 cơ sở giết mổ nhưng
chỉ có 59 cơ sở tập trung. Do số lượng cơ sở giết mổ nhỏ lẻ quá lớn nên tại phía
Bắc có tình trạng hơn 90% cơ sở giết mổ không được kiểm soát và quản lý vệ
sinh thú y.
Trong công tác quản lý kiểm soát giết mổ và vận chuyển gia súc, gia cầm,
các tỉnh phía Bắc được đánh giá là kém nhất trong 7 vùng kinh tế cả nước. Đây là

nguy cơ lớn cho dịch bệnh lây lan và mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại các tỉnh phía Bắc, thói quen tiêu dùng lại đang tạo cơ hội cho thịt bẩn,
thịt không có kiểm soát giết mổ và tem vệ sinh thú y vẫn được mua bán bình
thường. Bên cạnh đó, thói quen giết mổ thủ công tại chợ đang là nguyên nhân
khiến các cơ sở giết mổ tập trung không có việc làm phải hoạt động cầm chừng
hoặc đóng cửa.
2.3. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trên
trên thế giới và trong nước
4


2.3.1. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trên thế giới
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao
thì nhu cầu tiêu thụ thịt của con người cũng ngày càng tăng lên, điều đó đã được
thể hiện tại số liệu thống kê của tổ chức Nông lương quốc tế (FAO). Trên thế giới
nhu cầu tiêu thụ thịt bình quân/người/năm có xu hướng tăng lên và phân cấp rất
rõ ràng theo nhóm nước và thành phần tôn giáo. Cụ thể như sau:
- Mức tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm bình quân toàn thế giới năm 2000 là
36,4 kg và tăng lên 41,9 kg vào năm 2010. Dự báo đến năm 2020 lượng thịt bình
quân/người/năm của toàn thế giới đạt khoảng 55 kg/người/năm, đến năm 2030 là
60kg/người/năm.
- Mức tiêu thụ thịt bình quân có sự khác biệt rõ rệt theo vùng tôn giáo và
nhóm kinh tế, cụ thể như sau: Nhóm nước có kinh tế phát triển là các nước công
nghiệp hóa (Mỹ và các nước Châu Âu) và 1 số nước thuộc Châu mỹ La Tinh và
vùng Caribbean có mức tiêu thụ thịt thuộc nhóm cao nhất. Tiếp đến là các nước
Đông Á, trong đó năm 2010, Trung Quốc là nước có mức tiêu thụ cao đạt 58
kg/người/năm, tuy nhiên Nhật Bản và Hàn Quốc lại có mức tiêu thụ thịt thấp vào
khoảng 43 - 45 kg/người/năm, nguyên nhân chủ yếu là các nước này chuyển sang
tiêu thụ cá nhiều hơn tiêu thụ thịt. Các nước có mức tiêu thụ thịt thấp nhất là
Châu Phi và Nam Á. (Chi tiết tại phụ lục 1)

2.3.2. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm tại Việt Nam
Nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm của nước ta vẫn ở mức thấp hơn so
với mức bình quân chung của thế giới. Tính đến năm 2010, nhu cầu tiêu thụ thịt
bình quân đạt 34 kg/người/năm, trong đó lượng thịt lợn được tiêu thụ chủ yếu.
Dự báo đến năm 2020 nhu cầu tiêu thụ thịt bình quân tăng lên 43 kg/người/năm
và năm 2030 là 55 kg/người/năm. Mức tiêu thụ thịt như trên được tính dựa trên
các báo cáo, kết quả nghiên cứu thị trường của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
(Chi tiết được thể hiện tại phụ lục số 02).
III. PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH
3.1. Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
3.2. Thời kỳ quy hoạch: Giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030.

Phần thứ nhất
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
5


CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ, CUNG ỨNG THỊT GIA SÚC, GIA CẦM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Tây Bắc bộ có tổng diện tích đất tự nhiên
6.887,67 km2 với 9 đơn vị hành chính: Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7
huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục
Yên. Yên Bái có vị trí địa lý từ 21 o24' đến 22o17' vĩ độ Bắc, 103 o56' đến 105o03'
kinh độ Đông.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai và tỉnh Lai Châu.
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sơn La.
Với vị trí địa lý như vậy, Yên Bái có những lợi thế để phát triển kinh tế xã
hội. Tuy nằm sâu trong nội địa, nhưng Yên Bái là đầu mối và trung điểm của một
số tuyến giao thông quan trọng. Đây là một trong những cửa ngõ đi vào Tây Bắc
và Đông Bắc. Yên Bái nằm ở khoảng giữa quốc lộ 2 nối Hà Nội và các tỉnh đồng
bằng sông Hồng với cửa khẩu Lao Cai và từ đây qua Hà Khẩu sang thành phố
Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Về mặt kinh tế, Yên Bái nằm trên trục đường của hành lang kinh tế Côn
Minh - Hải Phòng qua cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuận tiện cho việc giao thương
với các tỉnh trong nước và với Trung Quốc. Thực hiện công cuộc đổi mới, Yên
Bái ngày càng khẳng định vị trí trung tâm của mình trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi phía bắc.
1.2. Địa hình
Yên Bái là vùng chuyển tiếp từ vùng núi cao Tây Bắc thuộc dãy núi Hoàng
Liên - Púng Luông và dãy núi Con Voi xuống vùng đồi trung du Phú Thọ. Yên
Bái cũng là vùng tiếp giáp giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc, các dãy
núi đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao bình quân toàn tỉnh là
600 m, nơi thấp nhất tại xã Minh Quân có cao độ 20 m, cao nhất là đỉnh Púng
Luông có cao độ 2.986 m. Do mang đặc trưng địa hình miền núi nên đất đai của
tỉnh Yên Bái có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, sông
suối và thung lũng hẹp. Có thể phân thành các đặc trưng địa hình như sau:

6


- Trên 70% diện tích lãnh thổ là địa hình núi cao và cao nguyên nằm trong
3 hệ thống núi chính:
+ Hệ thống núi Hoàng Liên - Púng Luông chiếm toàn bộ diện tích hữu
ngạn sông Thao hướng chính của dãy Hoàng Liên là Tây Bắc xuống Đông Nam
là một dãy núi trẻ, đỉnh nhọn có độ dốc trung bình 40 0 có nơi tới 700 với các vành

đai núi có độ cao trung bình từ 1.700 - 2.800 m, sườn núi thường bị cắt sẻ tạo
thành địa hình thứ sinh vuông góc với hướng chính của dãy núi.
+ Hệ thống núi cổ Con Voi chạy dọc theo đường phân thuỷ giữa sông Thao
và sông Chảy, hướng chính là Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ
400 - 1.400 m đỉnh tròn, độ dốc trung bình 30 - 40 0, sườn thoải hơn và độ cắt sẻ
cũng yếu hơn dãy Hoàng Liên - Púng Luông.
+ Hệ núi đá vôi vách dựng đứng, đỉnh nhọn, có độ dốc cao trung bình 400 800 m xen kẽ với những đồi bát úp thấp nằm ở phía Đông - Bắc và một phần phía
Đông của tỉnh.
- Phần Đông - Nam của Tỉnh là đồi núi thấp, đỉnh khum tròn, sườn thoải có
nhiều đồi bát úp mang đặc trưng địa hình vùng Trung du của miền Bắc, đây là
phần cuối của dãy núi Con Voi và một phần của dãy Hoàng Liên Sơn. Độ cao
bình quân dưới 400 m, có tiềm năng phát triển nông nghiệp.
- Vùng địa hình bồn địa: Vùng này có đặc trưng theo kiểu hồ cạn địa hình
lòng chảo, có dãy núi bao quanh tạo thành những cánh đồng lớn tương đối độc
lập, nằm rải rác trong toàn tỉnh. Lớn nhất là cánh đồng Mường Lò thuộc huyện
Văn Chấn là cánh đồng tập trung dài 15 km, nơi rộng nhất 5 km, nơi hẹp nhất là 2
km; các cánh đồng: Đông Cuông, Đại - Phú - An thuộc huyện Văn Yên và
Mường Lai, Yên Thắng - Liễu Đô - Minh Xuân thuộc huyện Lục Yên là vùng có
tiềm năng phát triển sản xuất cây lương thực, thực phẩm đó cũng là những vùng
sản xuất lúa tập trung có điều kiện thâm canh cao của Yên Bái.
Với điều kiện địa hình đa dạng như trên, cho phép Yên Bái phát triển nhiều loại
hình chăn nuôi, đa dạng sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Tùy theo
từng vùng, từng địa hình khác nhau sẽ phân bố những chủng loại gia súc, gia cầm
đặc trưng, thích ứng với đặc điểm địa hình, địa mạo của từng vùng.

1.3. Khí hậu thời tiết
1.3.1. Đặc điểm khí hậu
7



Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm hình thành 2
mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Từ tháng 4 tới tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 0c, tháng nóng
nhất là tháng 7, có ngày nhiệt độ lên tới 37 0c - 380c. Lượng mưa trung chiếm 80 85 % lượng mưa cả năm, có số ngày mưa nhiều, cường độ lớn, đặc biệt trong các
tháng 6, 7, 8 thường có mưa lớn kèm theo lốc xoáy, mưa đá, gây lũ quét, ngập lụt
ở các triền sông, suối, làm hư hỏng các công trình thuỷ lợi, có thể gây thiệt hại
cho sản xuất và đời sống.
- Mùa khô: Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình:18 0C,
tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất là 1 0C, lượng mưa mùa này quá ít
không đủ cung cấp nước cho sản xuất, đời sống nên hay xảy ra hạn hán. Bên cạnh
đó tình trạng sương muối, sương mù, ít ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp; đặc biệt ở 2 huyện vùng cao: Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
1.3.2. Các tiểu vùng khí hậu
Yên Bái có thể chia thành 5 tiểu vùng khí hậu như sau:
- Vùng núi cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu: Ở độ cao 800 - 1.200m, nhiệt độ
trung bình từ 18 - 200C, có nhiều sương muối, băng giá, mùa hè có gió lào, lượng
mưa trung bình 1.900 mm. Thích hợp cho phát triển các động thực vật vùng ôn đới.
- Vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, Thành phố Yên Bái, vùng ngoài Văn
Chấn: Độ cao trung bình từ 100 - 300m, nhiệt độ trung bình từ 23 0C - 240C, thấp
nhất 30C, lượng mưa trung bình 1.800 - 2000 mm, độ ẩm trung bình 87%. Mùa
Đông chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc, là vùng có mưa phùn nhiều
nhất tỉnh. Khí hậu vùng này thích hợp cho cây lương thực, cây ăn quả, cây công
nghiệp, lâm nghiệp phát triển.
- Vùng trong và vùng thượng huyện Văn Chấn: Ở độ cao 200 - 400m, nhiệt
độ trung bình từ 220C - 230C, thấp nhất 10C lượng mưa từ 1.400 - 1.600 mm. Khí
hậu vùng này thích hợp với cây lương thực, cây ăn quả, cây chè, cây lâm nghiệp.
- Vùng núi cao Tây Nam Văn Chấn: Ở độ cao từ 800 - 1.000m, nhiệt độ
trung bình 180C, lượng mưa phía Bắc từ 1.800 - 2.000 mm, phía Nam 1.400 mm.
- Vùng Lục Yên - Yên Bình: Ở độ cao từ 100 - 300m, nhiệt độ trung bình
20 C - 230C, lượng mưa trung bình từ 1.800 – 2.000 mm, độ ẩm trung bình 87%.

Khí hậu mùa Đông ít lạnh, mùa Hè mát do chịu ảnh hưởng nhiều của vùng hồ
Thác Bà, thích hợp cho các loại cây trồng nông lâm nghiệp, khai thác và nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt là tiềm năng du lịch.
0

1.3.3. Đặc điểm mưa
8


Nhìn chung lượng mưa ở Yên Bái tương đối lớn, lượng mưa bình quân năm
từ 1.500 mm - 2.200 mm, tuỳ theo từng vùng khác nhau. Mùa mưa thường kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 80 - 85% lượng mưa
cả năm. Đặc biệt 3 tháng có cường độ mưa lớn là tháng 6, 7, 8 chiếm từ 45 - 55%
lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ
chiếm từ 15 - 20% lượng mưa cả năm. Các tháng 12, 1, 2 là những tháng khô hạn
nhất, các loại cây trồng thường thiếu nước trong thời gian này.
1.3.4. Độ ẩm, bốc hơi
Độ ẩm: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm bình
quân toàn tỉnh tương đối cao, do điều kiện địa hình phức tạp, đặc trưng khí hậu
được chia làm nhiều vùng khác nhau vì vậy độ ẩm cũng khác nhau giữa các vùng.
Qua số liệu thực đo ở một số trạm cho thấy độ ẩm lớn nhất là 94% vào tháng 3 ở
vùng thành phố Yên Bái Yên Bái, độ ẩm nhỏ nhất là 79% vào tháng 7 ở vùng
Thác Bà, độ ẩm bình quân toàn tỉnh 86 - 88%. Với độ ẩm này rất thích hợp để
phát triển các loại cây trồng nông lâm nghiệp.
Lượng bốc hơi: Yên Bái có độ ẩm tương đối cao vì vậy lượng bốc hơi hàng
năm tương đối nhỏ chỉ khoảng từ 600 - 700 mm. Riêng vùng phía Tây dãy Hoàng
Liên Sơn do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) thổi từ đất liền
ra biển nên lượng bốc hơi lớn, vùng này có lượng bốc hơi bình quân năm lên đến
1.000 mm.
1.3.5. Chế độ gió, bão

Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình của tỉnh có nhiều ảnh hưởng đến chế độ
gió. Về mùa đông gió mùa Đông Bắc thổi theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam.
Về mùa hè gió Đông Nam nóng ẩm thổi theo hướng Đông Nam - Tây Bắc dọc
theo thung lũng sông Thao và sông Chảy lên phía Bắc tỉnh gặp dãy núi cao chắn
lại gây mưa lớn ở vùng trước núi. Đối với vùng phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn có
gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng thổi tới làm cho khí hậu vùng này có sự khác
biệt với phía Đông. Những thung lũng thường hay xuất hiện gió xoáy là Văn
Chấn, Lục Yên.
1.3.6. Các hiện tượng thời tiết khác
Sương muối, sương mù: Hiện tượng sương muối thường hay xuất hiện vào
các tháng 10 đến tháng 2 ở mọi nơi, nhưng chủ yếu ở vùng cao; đặc biệt ở các
huyện vùng cao phía tây dãy núi Hoàng Liên Sơn như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải
thì hiện tượng sương muối khá phổ biến. Hiện tượng sương mù thường hay xuất
hiện ở các tháng 1 đến tháng 3, nhiều nhất: Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Do hiện
tượng sương muối và sương mù nên ở những khu vực vùng cao về mùa đông các
9


loại cây trồng sinh trưởng phát triển chậm do không đủ lượng tích ôn và chịu ảnh
hưởng của những đợt sương muối.
Mưa phùn: Mưa phùn cũng là một đặc điểm lớn của Yên Bái bắt đầu từ
cuối tháng 2 đến hết tháng 3 hàng năm mưa phùn kéo dài hàng tháng, đây cũng là
trung tâm mưa phùn của cả nước.
Mưa đá: Xuất hiện rải rác ở một số vùng, hiện tượng mưa đá thường xuất
hiện vào cuối mùa xuân, đầu muà hè, thường đi kèm với giông và gió xoáy cục bộ.
Tóm lại, khí hậu của tỉnh Yên Bái rất đa dạng có nhiều tiểu vùng khí hậu
khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phân bố các loại gia súc, gia cầm trên địa
bàn tỉnh và ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn khi có sự khác biệt về nhiệt độ
và lượng mưa của từng vùng cũng là điều kiện thuận lợi cho các mầm dịch bệnh
nguy hiểm trên gia súc, gia cầm tồn tại, lây lan và bùng phát, không thuận lợi

trong bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ.
1.4. Tài nguyên nước
1.4.1. Nguồn nước mặt
a) Sông suối: Tỉnh Yên Bái có nền địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, lượng
mưa tương đối lớn. Mạng lưới sông suối trong tỉnh Yên Bái khá dày đặc, phân bố
khắp lãnh thổ rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, cấp nước
sinh hoạt phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt; góp phần điều hoà
khí hậu, vận chuyển hàng hoá, phát triển chăn nuôi thủy cầm, thuỷ sản; các sông
suối có độ dốc lớn nên có tiềm năng phát triển thuỷ điện nhất là ở các xã vùng
cao. Bên cạnh những mặt tích cực thì về mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, ngập úng
khu vực ven sông và các phụ lưu lớn gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông
nghiệp, tài sản của nhân dân và làm hư hại các công trình thuỷ lợi. Mùa kiệt, mực
nước thấp phải dùng máy bơm để khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và
đời sống. Bình quân hàng năm, Yên Bái đón nhận khoảng 13 tỷ m 3 mưa từ các
đỉnh núi đến các khe lạch nhỏ tập trung lại tạo thành 296 con suối thuộc 4 hệ
thống sông là:
- Sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái với chiều dài 120,5 km có
diện tích lưu vực là 2.700 km2, với 155 ngòi và các phụ lưu, trong đó có 4 phụ
lưu lớn là: ngòi Thia, ngòi Hóp, ngòi Lâu và ngòi Lao.
- Sông Chảy bắt nguồn từ núi Tây Côn Lĩnh chảy theo theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam, chảy qua địa phận Yên Bái dài 80,3 km, diện tích lưu vực là 2.200
km2, uốn khúc quanh co, lòng sông sâu, hẹp, chảy siết. Phụ lưu sông chảy có 97
con suối, vùng hạ lưu là hồ thuỷ điện Thác Bà.
10


- 42 ngòi suối thuộc hệ thống sông Đà, chảy qua địa phận huyện Mù Cang
Chải, phụ lưu lớn nhất là suối Nậm Kim.
- 2 suối (suối nhánh Cổ và ngòi Cổ) thuộc hệ thống sông Lô chảy trên địa

phận xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên.
b) Ao, hồ, đầm: Yên Bái có khoảng 23.000 ha ao hồ và đập chứa nước,
trong đó có hồ Thác Bà có tổng diện tích 19.050 ha, ngoài tác dụng chính là hồ
chứa nước của công trình thủy điện Thác Bà, hồ còn có tác dụng cấp nước sinh
hoạt, điều tiết khí hậu, môi trường trong khu vực và có lợi thế lớn cho nuôi trồng
thủy sản và phát triển du lịch.
Chất lượng nước sông suối, ao hồ đầm của Yên Bái nhìn chung tương đối
tốt, ít bị ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và sinh hoạt.
1.4.2. Nguồn nước ngầm:
Yên Bái có nguồn nước ngầm đáng kể song phân bố không đều, mực nước
ngầm thay đổi, có nơi chỉ vài mét nhưng có nơi mấy chục mét, có thể khai thác
nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt qua hệ thống giếng khơi và giếng khoan.
1.5. Tài nguyên đất
Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO – UNESCO, đất đai Yên Bái được chia
làm 7 nhóm như sau:
- Nhóm đất xám: Chiếm 82,37% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở độ cao dưới
1.800m, ở tất cả các huyện trong tỉnh song tập trung nhiều nhất ở huyện Văn Yên,
Văn Chấn, Mù Cang Chải. Nhóm đất này thích hợp cho phát triển cây nông
nghiệp, cây công nghiệp ở vùng thấp, cây lâm nghiệp ở vùng địa hình núi cao.
- Nhóm đất mùn Alít: Chiếm 8% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở
vùng địa hình núi cao trên 1.800 m, tập trung chủ yếu ở Mù Cang Chải, Trạm
Tấu, Văn Chấn. Nhóm đất này thích hợp cho phát triển cây lâm nghiệp và cây
dược liệu.
- Nhóm đất đỏ: Chiếm 1,7% diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở Trạm Tấu,
Lục Yên, Văn Chấn. Nhóm đất này thích hợp cho phát triển cây nông, lâm nghiệp.
- Nhóm đất phù sa: Chiếm 1,33% diện tích toàn tỉnh, loại đất này phân bố
chủ yếu ở lưu vực của các sông suối lớn: Sông Hồng, Sông Chảy, Ngòi Thia,...
tập trung nhiều ở các huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên.
Nhóm đát này thích hợp cho phát triển cây lương thực, thực phẩm và các cây
hàng năm khác.

- Nhóm đất Glây: Chiếm 0,61% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các
huyện vùng thấp: Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên. Nhóm đất này thích hợp cho
trồng lúa, tận dụng làm hồ, đầm, ao nuôi thủy sản.
11


- Nhóm đất mỏng: Chiếm 0,27% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các
huyện: Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn nơi có nhiều đá lộ đầu. Nhóm đất này có
hàm lượng dinh dưỡng thấp, thích hợp cho trồng một số loài cây có khả năng cải
tạo đất như: Keo, muồng,...
- Nhóm đất đen: Chiếm 0,13% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở Lục
Yên trên các địa hình thung lũng và chân núi đá vôi. Đất này có hàm lượng mùn
cao, thích hợp trồng lúa nước, rau màu ở khu vực địa hình trũng; trồng cây ăn quả
ở nơi có địa hình cao.
- Còn lại là các loại đất khác: Sông, suối, núi đá… chiếm 5,59%.
Diện tích đất được phân bố ở các độ dốc như sau:
- Loại đất có độc dốc 0 -150 chiếm 5,32 % diện tích toàn tỉnh.
- Loại đất có độc dốc 16 - 250 chiếm 33,56 % diện tích toàn tỉnh.
- Loại đất có độc dốc 26 - 450 chiếm 55,58 % diện tích toàn tỉnh.
- Loại đất có độc dốc trên 450 chiếm 5,54% diện tích toàn tỉnh.
Đánh giá chung: Tài nguyên đất của tỉnh Yên Bái còn tương đối khá, đa số
có tầng dày trên 70 cm, rất thích hợp cho nhóm cây trồng dài ngày như chè, cây
ăn quả và các loại cây lâm nghiệp. Hạn chế chủ yếu cho việc khai thác tài nguyên
đất ở Yên Bái là địa hình chia cắt, có tới trên 62% diện tích đất dốc trên 250.
(Chi tiết hiện trạng sử dụng đất tỉnh Yên Bái được thể hiện tại phụ lục 3)
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Tổng quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
Yên Bái là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong
những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng; Có tuyến đường cao tốc Nội

Bài - Lào Cai đi qua đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường
hội nhập và giao thương kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội không chỉ
với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong
giao thương kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Nam và Tây Nam của
Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Yên Bái đang chuyển dịch theo hướng
giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, duy trì tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng, tăng tỷ trọng của giá trị dịch vụ; hình thành các sản phẩm hàng hoá chiến
lược với quy mô lớn và dần đến mức ổn định.
Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân (Giá cố định 1994) của Yên Bái giai
đoạn 2011 - 2015 đạt 11,33%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 24,54% xuống còn 22,90%; duy
12


trì tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chỉ giảm từ 32,58% xuống 32,01%; tỷ
trọng ngành dịch vụ tăng từ 42,88% lên 45,07%. Sự chuyển dịch trên là phù hợp
với xu thế chung của cả nước; đã tác động tích cực cho nhiều ngành kinh tế phát
triển trong đó có sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Trong 5 năm qua, văn hóa xã hội tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả
quan trọng: Hoạt động khoa học công nghệ được mở rộng, bám sát thực tiễn; trong
lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã xây dựng được các mô hình ứng dụng tiến bộ mới
vào sản xuất. Giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, mạng lưới trường lớp được quy
hoạch cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; đào tạo nghề cho trên 12.000
lượt người/năm, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2015 là 16,90%. Dịch vụ khám
chữa bệnh được mở rộng, chất lượng nâng lên, tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên
30%. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em đạt kết quả
tích cực. Đã hình thành mạng lưới dạy nghề 9/9 huyện, thị xã thành phố. Hàng
năm tạo việc làm mới cho 17.500 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh xuống
còn 0,82%, khu vực nông thôn 0,35%. Chính sách an sinh xã hội thực hiện tốt,

công tác giảm nghèo thực hiện triệt để, giai đoạn 2011 - 2015 bình quân giảm
4%/năm.
Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Yên Bái đặc biệt là ở các vùng nông thôn những
năm gần đây đã được cải thiện rõ rệt, hệ thống giao thông cơ bản thuận lợi đến các
thôn bản, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa. Nhiều công
trình thủy lợi được nâng cấp, làm mới cơ bản đáp ứng tưới cho lúa. Tỷ lệ hộ dân
nông thôn được dùng điện sinh hoạt (năm 2015 đạt 91,12%). Tuy nhiên, cơ sở hạ
tầng của Yên Bái vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển của xã hội. Cần phải
huy động nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng mà trước
tiên cho các hạng mục: giao thông, điện, thuỷ lợi...
Có thể đánh giá Yên Bái là một trong các tỉnh có vị trí địa lý, kinh tế, xã hội
quan trọng ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Sự phát triển kinh tế - xã hội của
Yên Bái ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của khu vực và cả nước. Những
kết quả và kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình tham gia thực hiện các chương
trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và quốc tế trong những năm qua sẽ tiếp
tục phát huy tác dụng, giúp cho các ngành kinh tế của tỉnh phát triển trong đó có
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
2.2. Đánh giá nguồn nhân lực
Theo nguồn số liệu thống kê năm 2015, dân số của tỉnh là 792.710 người;
trong đó dân số nông thôn là 630.860 người, chiếm 79,58 % dân số toàn tỉnh. Lực
lượng lao động toàn tỉnh có 512.463 người, trong đó lao động khu vực nông thôn
là 412.881 người chiếm 80,57% lao động toàn tỉnh. Lao động nông nghiệp khoảng
trên 300.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân chung giai đoạn 2011 2015 là 1,08%, trong đó vùng nông thôn có tỷ lệ tăng là 0,8529%. Như vậy, lực
13


lượng lao động khu vực nông thôn khá dồi dào, là yếu tố thuận lợi cho phát triển
kinh tế đặc biệt là ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, chất lượng lao động Yên Bái nói chung và ngành Nông nghiệp
Yên Bái nói riêng còn thấp. Theo thống kê năm 2015, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi

trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (ở thời điểm 1/7/2015) khu
vực nông thôn chỉ đạt 9,3%, điều đó làm hạn chế khả năng tiếp thu, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong giai
đoạn tới là cần phải quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ và chất
lượng lao động.
2.3. Đánh giá về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
2.3.1. Về tốc độ tăng trưởng
Giai đoạn (2011 - 2015) tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá cố định 1994)
toàn tỉnh là 11,33% /năm, trong đó ngành Nông lâm nghiệp là 5,4% /năm, đạt
mục tiêu đề ra (5,4% /năm); thấp hơn so ngành công nghiệp xây dựng (11,7%
/năm); ngành dịch vụ (15,01% /năm).
Bảng 1. Tổng sản phẩm (GRDP) và tốc độ tăng trưởng của ngành nông
nghiệp từ 2011 đến 2015 ( giá cố định 1994).
Tổng GRDP (Tỷ đồng)
Năm

2011
2012
2013
2014
2015
BQ giai đoạn
2011 - 2015

Toàn tỉnh

Nông, lâm,
ngư nghiệp

4.281

4.701
5.187
5.759
6.450

1.066
1.126
1.193
1.253
1.319

Tốc độ tăng trưởng GRDP
(%)
Toàn tỉnh

Nông, lâm,
ngư nghiệp

13,50
9,81
10,33
11,02
12,01

5,16
5,56
5,99
5,01
5,28


11,33

5,40

Bảng 2. Tổng sản phẩm (GRDP) và tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp từ 2011 đến
2015 ( giá so sánh 2010).

Tổng GRDP (Tỷ đồng)
Năm

2011

Toàn tỉnh

Nông, lâm,
ngư nghiệp

11.762

2.924
14

Tốc độ tăng trưởng GRDP
(%)
Toàn tỉnh
5,39

Nông, lâm,
ngư nghiệp
6,73



Tổng GRDP (Tỷ đồng)
Năm

2012
2013
2014
2015
BQ giai đoạn
2011 - 2015

Toàn tỉnh

Nông, lâm,
ngư nghiệp

12.143
13.089
13.808
14.766

3.013
3.217
3.346
3.492

Tốc độ tăng trưởng GRDP
(%)
Nông, lâm,

ngư nghiệp

Toàn tỉnh
3,24
7,79
5,49
6,93

3,06
6,75
4,01
4,37

5,76

4,97

Như vậy, giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm so sánh với 12
tỉnh miền núi phía bắc thì Yên Bái ở vị trí thứ 2. Tuy nhiên, tổng sản phẩm nông,
lâm nghiệp, thủy sản (Giá so sánh 2010) chỉ đứng thứ 7/12 tỉnh, tương đương vị
trí của toàn nền kinh tế của tỉnh so với các tỉnh trong khu vực. Vì vậy, với vị trí là
nền tảng phát triển kinh tế xã hội, trong những năm tới, ngành nông nghiệp phải
có những giải pháp hữu hiệu nhằm tạo sự biến đổi mạnh về chất.
2.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản
(GRDP theo giá hiện hành) chuyển dịch theo xu hướng giảm (năm 2012: 25,99%;
năm 2013: 25,21%; năm 2014: 24,73%; năm 2015: 24,17%).
Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp (giá trị sản xuất theo giá hiện hành)
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp (giảm từ 74,57% năm 2010

xuống 72,0% năm 2015), tăng tỷ trọng lâm nghiệp (tăng từ 22,3% năm 2010 lên
24,4% năm 2015) và thủy sản (tăng từ 3,1% năm 2010 lên 3,6% năm 2015).
Như vậy so với mục tiêu quy hoạch đến 2015 là: Nông nghiệp 68%; lâm
nghiệp 25%; thủy sản 7% thì sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành giai đoạn
2011 - 2015 chưa đạt mục tiêu đề ra.

Bảng 3. Bảng giá trị sản xuất - tỷ lệ các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu
Tổng GTSX (gtt)

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

4.830.70 6.509.130 7.145.716
15

Năm
2013
7.700.88

Năm
2014

Năm

2015

8.415.16 8.971.898


Chỉ tiêu
- Nông nghiệp
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Dịch vụ & hoạt
động khác
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
Cơ cấu NLTS
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
Cơ cấu nông
nghiệp
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Dịch vụ & hoạt
động khác

Năm
2010

Năm
2011


Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

4
5
9
3.602.041 4.928.573 5.309.653 5.681.324 6.079.846 6.462.155
2.712.263 3.572.240 3.688.589 3.979.717 4.264.100 4.307.033
844.881 1.305.294 1.552.836 1.629.169 1.740.001 2.077.217
44.897

51.039

68.228

72.438

75.745

77.905


1.077.189 1.378.061 1.568.225 1.735.717 2.024.521 2.186.492
151.474
202.496
267.838
283.844
310.802
323.251
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
74,60
75,71
74,30
73,80
72,20
72,00
22,30
21,17
21,90
22,50
24,10
24,40
3,10
3,12
3,70
3,70
3,70

3,60
100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

75,30
23,50

72,48
26,48

69,50
29,20

70,00
28,70

70,10
28,60

66,70
32,10


1,20

1,04

1,30

1,30

1,20

1,20

Qua bảng trên cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy
sản giai đoạn 2011 – 2015 diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (giữa trồng
trọt và chăn nuôi). Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 75,3% năm 2010 xuống
66,7% năm 2015; Chăn nuôi tăng từ 23,5% năm 2010 lên 32,1% năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp là 4,8%/năm (trong đó: trồng
trọt 3,1%/năm; chăn nuôi 9,5%/năm; dịch vụ 6,4%/năm), lâm nghiệp 7,4%/năm,
thủy sản 6,6%/năm. Như vậy, trong nông, lâm nghiệp và thủy sản, nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng rất lớn (72%), sự phát triển lâm nghiệp, thủy sản vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng, cần được quan tâm chỉ đạo đầu tư trong thời gian tới.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM
Giai đoạn 2011- 2016, đàn vật nuôi ngày càng tăng về số lượng, chất lượng:
Năm 2015: Tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) là 643.520 con, tổng đàn
gia cầm là 4.010.000 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng (gia súc chính và
gia cầm) là 39.504 tấn.
Năm 2016: Tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) tiếp tục tăng đạt 679.131
con, tổng đàn gia cầm là 4.495.720 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng (gia
súc chính và gia cầm) là 42.932 tấn.


16


(Chi tiết Số lượng, sản lượng sản phẩm và địa bàn phân bố ngành chăn nuôi
tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 – 2016, cụ thể tại phụ lục 04, phụ lục 05 và phụ lục 06).
1. Chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng nhất trong chăn nuôi của tỉnh Yên
Bái, tăng trưởng đàn lợn giai đoạn 2010 – 2015 ổn định ở mức 2,9% /năm, sản
lượng tăng bình quân 10,5% /năm gấp 3,6 lần tốc độ tăng đàn cho thấy năng suất
chăn nuôi giai đoạn này đã được cải thiện rõ rệt. Năm 2015, tổng đàn lợn Yên Bái
đạt 519.344 con, tăng 70.064 con so năm 2010, vượt mục tiêu 9.114 con (1,8%);
sản lượng thịt lợn đạt 32.516 tấn, tăng 12.254 tấn so năm 2010, chiếm 80,6%
tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại.
Những huyện có quy mô đàn lợn trên 90.000 con là: Lục Yên, Văn Yên,
Văn Chấn, Yên Bình. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng đàn lợn ở các huyện
không đồng đều, tốc độ tăng đàn lớn tập trung ở các huyện: Mù Cang Chải
(6,1%); Lục Yên (7,3%), Trạm Tấu (4,5%), riêng thành phố Yên Bái và thị xã
Nghĩa lộ số đầu lợn giảm so năm 2010. Việc giảm quy mô đàn lợn ở khu vực
thành phố, thị xã là phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Về phương thức và quy mô chăn nuôi:
+ Vùng thấp đang có xu hướng phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại công
nghiệp với giống lợn ngoại, lai năng suất cao, song mức độ tập trung còn hạn chế,
trình độ quản lý còn thấp, mang tính tự phát thiếu quy hoạch.
Năm 2010 số cơ sở chăn nuôi quy mô 500 con là 3 cơ sở; quy mô 100 con
trở lên là 37 cơ sở đều tập trung ở Thành phố Yên Bái. Năm 2015 cơ sở chăn
nuôi quy mô 500 con là 6 cơ sở; quy mô 100 con trở lên là 359 cơ sở. So năm
2010, quy mô chăn nuôi tập trung trên 100 con ở Thành Phố Yên Bái khá ổn
định, chỉ tăng có 2 cơ sở. Trong khi đó số cơ sở này tăng mạnh ở Yên Bình ( 172
cơ sở), Văn Chấn (63 cơ sở); Trấn Yên (59 cơ sở). Như vậy các huyện Yên Bình,

Văn Chấn, Trấn Yên, Thị xã Nghĩa Lộ, Thành Phố Yên Bái chăn nuôi lợn tập
trung quy mô đã và đang có xu hướng phát triển.
+ Vùng cao chăn nuôi tự cấp tự túc, theo phương pháp truyền thống với
giống lợn địa phương là phổ biến nên năng suất thấp, tuy nhiên do thị hiếu tiêu
dung nên giá xuất chuồng thường cao gấp khoảng 2 lần so vùng thấp.
2. Chăn nuôi trâu
Giai đoạn 2011 - 2015, đàn trâu liên tục giảm qua các năm, tuy vậy năm 2015
đàn trâu có dấu hiệu tăng trở lại (tăng so 2014 là 4,4%). Năm 2015, đàn trâu đạt
102.548 con, giảm 13.701 con so năm 2010, vượt mục tiêu quy hoạch 2.158 con
(2,1%); Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 2.088 tấn, tăng so năm 2010 là 527 tấn,
chiếm 5,2% sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại. Trong cả giai đoạn, tổng số đầu
17


đàn của cả tỉnh có xu hướng giảm, tuy nhiên 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù
Cang Chải đầu đàn trâu vẫn tăng bình quân 3% /năm, cho thấy tiềm năng phát triển
đàn trâu của các huyện vùng cao. Số lượng trâu tập trung nhiều trên 10% là: Văn
chấn (20,1%); Văn Yên (19,2%); Lục Yên (17,7%); Mù Cang Chải (11,7%).
Phương thức chăn nuôi trâu hầu hết là phân tán theo hộ gia đình, hình thức
chăn thả ở vùng cao, chăn dắt ở vùng thấp. Quy mô chủ yếu là 1 -2 con để cày kéo.
Giống trâu chủ yếu là giống địa phương chọn lọc bằng kinh nghiêm người
chăn nuôi. Năm 2015, tỉnh Yên Bái đã có chính sách hỗ trợ tinh nhân tạo bằng
tinh trâu ngoại đã bước đầu khắc phục tình trạng thiếu đực giống và góp phần cải
tạo tầm vóc đàn trâu.
3. Chăn nuôi bò
Giai đoạn 2011- 2015, đàn bò có tốc độ tăng trưởng không đều, các năm
2011, 2012, 2013 đàn bò liên tục giảm, từ năm 2014 có dấu hiệu tăng trở lại, năm
2014 tăng 3,2%; năm 2015 tăng 15,3%; trung bình giai đoạn giảm 6,5% /năm. Đàn
bò giảm ở hầu hết các huyện, tuy nhiên vẫn tăng 2,9% /năm ở huyện Trạm Tấu và
2,5% /năm ở huyện Mù Cang Chải. Năm 2015, đàn bò đạt 21.627 con, vượt mục

tiêu quy hoạch 2.047 con (10,5%); sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 689 tấn; tỷ lệ
thịt bò hơi xuất chuồng rất thấp chỉ chiếm 1,7% so với sản lượng thịt hơi xuất
chuồng các loại. Những huyện có số đầu đàn bò chiếm tỷ trọng trên 10% là: Mù
Cang Chải (26,6%); Văn Chấn (23,2%); Trạm Tấu (19%); Yên Bình (16%).
Phương thức chăn nuôi bò quảng canh ở vùng cao, bán chăn thả ở vùng
thấp. Quy mô 1-3 con/ hộ chiếm 90% tổng đàn.
Chất lượng đàn bò ngày được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ Sind hóa và zêbu hóa
đạt 20% trong tổng đàn. Nhận thức người dân, nhất là người dân vùng cao về
chăn nuôi trâu bò đã có sự chuyển biến rõ nét, đa số hộ dân đã có chuồng trại, đã
biết phòng chống rét và dự trữ thức ăn cho trâu bò, chuyển từ thả rông sang chăn
dắt và bán chăn thả.
Chăn nuôi trâu bò theo hướng hàng hóa đã và đang có xu hướng phát triển,
số hộ chăn nuôi quy mô 10 con trở lên năm 2015 là 250 hộ, tập trung nhiều ở:
Văn Chấn (116 hộ); Mù Cang Chải (87 hộ); Văn Yên (20 hộ) Lục yên (15 hộ);
Yên Bình (10 hộ).
4. Chăn nuôi gia cầm
Đàn gia cầm luôn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, trung bình
đạt 4,5% /năm. Năm 2015, đàn gia cầm đạt 4,01 triệu con, tăng 794.030 con so
năm 2010, thực hiện được 98,6% mục tiêu quy hoạch.

18


Tốc độ tăng đàn gia cầm của các huyện không đồng đều, tăng đàn mạnh ở
Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Trạm Tấu, Lục Yên (5- 7% /năm); các đơn vị còn lại, tăng
chậm 1 - 3,8%.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 4.878 tấn, tăng so năm 2010
là 2.580 tấn, chiếm 12,1% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại.
Về phương thức và quy mô chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ vẫn là phổ biến
với quy mô 10 - 50 con/ hộ theo phương thức chăn nuôi gà thả vườn. Chăn nuôi

hàng hóa tập trung theo phương thức công nghiệp, bán chăn thả đã và đang phát
triển với quy mô 1.000 con trở lên.
Năm 2010, quy mô 1.000 con chỉ có 19 cơ sở ở Thành phố Yên Bái thì đến
2015 đã có 219 cơ sở, tập trung nhiều ở: Thành phố Yên Bái (60 cơ sở); Lục Yên
(65 cơ sở); Trấn Yên (37 cơ sở); Yên Bình (30 cơ sở).
Giống gia cầm của tỉnh có tới 85% là các giống gà nội năng suất thấp, chủ
yếu theo phương thức tự sản tự tiêu, các giống ngoại, giống lai nuôi công nghiệp
phần lớn nhập từ ngoại tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở sản xuất
giống gà quy mô 1.000 gà bố mẹ; 01 cơ sở sản xuất giống vịt bầu công suất
240.000 con giống/ năm ở huyện Lục yên.
5. Chăn nuôi các loại vật nuôi khác
Chăn nuôi dê: Đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 8,3% /năm, tuy nhiên tăng
trưởng không ổn định và đồng đều qua các năm. Năm 2015 đàn dê đạt 31.610
con. Chăn nuôi dê tập trung bước đầu hình thành tại Yên Bình, năm 2015 huyện
Yên Bình có 10 cơ sở nuôi dê quy mô 100 con trở lên.
Chăn nuôi ngựa: Đàn ngựa liên tục giảm, bình quân giảm 15% /năm. Năm
2015 đàn ngựa còn 1.598 con.
Nuôi ong: Năm 2015 có 5.700 tổ, sản lượng 21.000 lít mật. Hiện có 110 cơ
sở nuôi ong có quy mô 100 tổ trở lên.
III. THỰC TRẠNG THU MUA, TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
1. Thực trạng thu mua các sản phẩm chăn nuôi
Nhìn chung, việc thu mua các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều
diễn ra tại các hộ chăn nuôi. Các hộ thu mua sản phẩm thường thu mua trên địa bàn
huyện nơi cư trú.
Theo kết quả điều tra, toàn tỉnh có trên 750 hộ thu mua các sản phẩm chăn nuôi,
chủ yếu là thu mua lợn với 654 hộ, chiếm 87,5% tổng số hộ thu mua trên địa bàn. Hầu
hết các hộ thu mua thường kèm theo dịch vụ giết mổ tại nhà, một số còn lại thông qua
thương lái vận chuyển gia súc, gia cầm sống ra ngoại tỉnh tiêu thụ.
19



Chưa có kênh thu mua cho các sản phẩm chăn nuôi, các chợ buôn bán gia
súc, gia cầm chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Việc buôn bán gia
súc gia cầm hầu hết là tự phát và ít khi qua kiểm dịch trước khi vận chuyển. Các hộ
chăn nuôi khi có nhu cầu bán, họ sẽ tự liên lạc với các hộ thu mua để tiến hành buôn
bán; những hộ có quy mô lớn thì sẽ thống nhất với các thương lái để tiến hành thu
mua. Vì là buôn bán tự phát và nhỏ lẻ nên vấn đề vận chuyển gia súc, gia cầm
thường rất đa dạng và tùy tiện, các phương tiện vận chuyển không chuyên dùng,
được thiết kế cấu trúc chưa đảm bảo vệ sinh an toàn cho gia súc, gia cầm; chất thải
động vật rơi vãi trên đường vận chuyển, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dễ dàng làm phát tán và lây truyền mầm bệnh
ra môi trường xung quanh.
Tình hình thu mua các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối phát
triển, tuy nhiên còn gặp những vấn đề bất cập như: việc tiếp cận thị trường tiêu thụ
sản phẩm chăn nuôi của nông hộ còn rất hạn chế, hệ thống dịch vụ đầu ra cho chăn
nuôi hầu như chưa có, phương tiện vận chuyển còn thô sơ và chưa đảm bảo vệ sinh
môi trường. Do vậy, trong thời gian tới cần tổ chức hệ thống dịch vụ đầu ra,
thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường chăn nuôi, kiểm tra và giám sát
chặt chẽ vệ sinh thú y, nhằm giúp cho các hộ chăn nuôi tiêu thụ một cách dễ dàng
hơn, tránh bị ép giá sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Đánh giá thực trạng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi
Các sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống
chợ trung tâm các huyện, xã và tại các điểm tự phát trong các khu dân cư. Một
lượng nhỏ được vận chuyển ra ngoài tỉnh để tiêu thụ, trong đó thị trường chính là
Hà Nội.
Theo ước tính, với dân số trung bình năm 2015 là 792.710 người, sản
lượng thịt tiêu thụ trên địa bàn tỉnh trong một năm khoảng 32.000 tấn, chiếm
81,0% sản lượng thịt hơi toàn tỉnh. Trung bình khoảng 88,0 tấn/ngày, trong đó:
Sản lượng thịt trâu, bò khoảng 6,2 tấn/ngày; sản lượng thịt lợn khoảng 73,0
tấn/ngày; sản lượng thịt gia cầm khoảng 8,8 tấn/ngày.

Các sản phẩm đều được cung cấp từ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ
lẻ. Các cơ sở trên thường trực tiếp giết mổ và mang ra thị trường tiêu thụ; một số ít
phân phối cho các hộ bán buôn và bán lẻ tại các chợ trung tâm. Theo kết quả điều tra
của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Yên Bái, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 1.112 hộ
buôn bán các sản phẩm giết mổ, trong đó có 907 hộ buôn bán thịt lợn, 44 hộ buôn
bán thịt trâu bò, 64 hộ buôn bán thịt, trứng gia cầm và 97 hộ buôn bán các sản phẩm
khác từ gia súc, gia cầm. Số hộ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tập trung chủ yếu ở
những khu vực đông dân cư và những khu vực có kinh tế phát triển như: thành phố
Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn…

20


×