Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.74 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO THƯỜNG TÍN

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A- SƠ YẾU LÝ LỊCH
1- Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Hương
2- Sinh ngày : 04- 11- 1967
3- Năm vào ngành : 02/ 1988
4- Chức vụ : GIÁO VIÊN
5- Đơn vị công tác : TRƯỜNG TIỂU HỌC TỰ NHIÊN
6- Trình độ đào tạo : CAO ĐẲNG TIỂU HỌC
7- Khen thưởng : +LAO ĐỘNG GIỎI CẤP CƠ SỞ
B- NỘI DUNG
1.Tên đề bài: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Tập đọc lớp 3 Trường tiểu học.
2.Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc
Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó
đảm nhận việc hình thành và phát triển cho HS kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng
hàng đầu của HS ở bậc Tiểu học trong trường phổ thông.
Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng, tình
cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại
bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh
của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng
nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, họ biết tìm
hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên xã hội, tư duy. Biết
đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá giúp họ giao tiếp
được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người


khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức
tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được
khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn.
Không biết đọc, con người sẽ không có điêu kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội
dành cho họ, họ không thể hình thành được một nhân cách toàn diện đặc biệt trong
thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử
dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong khi đó, ở trường Tiểu học việc dạy học, việc dạy đọc bên cạnh những
thành công, còn nhiều hạn chế. HS của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. kết
quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc.
Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm
của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên còn lúng túng khi dạy
Tập đọc: Cần đọc bài Tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát
âm cho HS, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, làm thế
nào để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để hiểu được “văn”, làm
thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, làm thế nào để cho những gì đọc
được tác động vào chính cuộc sống của các em…Đó chính là những trăn trở của
giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc.
Chính vì vậy, năm học 2008-2009, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số phương
pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc lớp 3 Trường tiểu
học”
Tôi mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, mong muốn được tìm ra con đường
ngắn nhất, giúp HS đọc đúng, đọc nhanh, đọc hay, hiểu văn bản được và có kĩ năng
làm việc với sách báo.
3. Phạm vi và thời gian thực hiện:
Tôi đã áp dụng giảng dạy môn tập đọc cho HS lớp 3B trong suốt năm học 2008-
2009 này.
C- ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐỌC VÀ YÊUCẦU VỀ KĨ NĂNG ĐỌC CỦA HỌC SINH
LỚP 3:

1. Đọc là gì ?
Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khía
cạnh khác nhau của đọc. Trong cuốn “ Sổ tay thuật nhữ phương pháp dạy học tiếng
Nga”(1988), viện sĩ M. R. Lơ- vốp đã định nghĩa: “ Đọc là một dạng hoạt động ngôn
ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu
nó( ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển tiếp từ hình thức chữ viết
thành các đơn vị không có âm thanh( ứng với đọc thầm)”. Định nghĩa này thể hiện
một quan niệm đầy đủ về đọc, đó là quá trình giải mã hai bậc: Chữ viết → âm thanh
và chữ viết (âm thanh)→ nghĩa. Vậy đọc là phát âm thành tiếng và thông hiểu những
gì được đọc.
2. Yêu cầu về kĩ năng đọc của HS lớp 3:
a. Đọc thành tiếng:
- Phát âm đúng.
- Ngắt nghỉ hơi hợp lý.
- Cường độ đọc vừa phải( không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối
thiểu 70 tiếng/ 1 phút.
b. Đọc thầm và hiểu nội dung:
- Biết đọc thầm, không mấp máy môi.
- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh( bài đọc); nắm được nội dung
các câu, đoạn và ý nghĩa của bài.
- Có khả năng trả lời( nói hoặc viết) đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung
từng đoạn hay toàn bài đọc, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hoặc một
vấn đề trong bài đọc.
c. Nghe;
- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Nghe- hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô.
- Nghe- hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
D- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Khảo sát thực tế:
Khi chưa thực hiện đề tài, tôi nhận thấy trong lớp có vài em đọc to, rõ ràng. Phần

lớn các em đọc còn quá kém, nhiều em đọc nhỏ lý nhí, có em đọc ê a, có em đọc liến
thoắng nghe không rõ. Khi cô đưa ra câu hỏi chỉ có vài em giơ tay phát biểu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các em không chịu rèn đọc và đọc bài
trước ở nhà. Vả lại, đây là lớp học ở nông thôn, khó khăn về đời sống, phương tiện
cơ sở vật chất.
Lớp 3B do tôi chủ nhiệm có 28 em. Qua một thoáng học môn Tập tôi nhận thấy
có thể xếp loại như sau:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
2em
7,2%
5 em
17.8%
13 em
46,5%
8 em
28,5%
2. Các biện pháp thực hiện;
- Giáo viên đọc mẫu tốt nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế
học tập.
- Đọc câu, đoạn nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để HS nhận xét,
giải thích, tự tìm ra cách đọc…
- Đọc từ, cụm từ nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho HS.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài học: HS có thể
tự tìm hiẻu nghĩa của từ ngữ bằng cách đọc phần giải nghĩa trong SGK. GV có thể
dựa vào vốn từ HS đã có để giải nghĩa, giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học hoặc làm
những bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ ngữ: Tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với
từ ngữ cần giải nghĩa; Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải
nghĩa; Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa… Tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở
những câu hỏi ở SGK để HS trả lời, sau đó mới đặt ra những cẩu hỏi giúp các em
nắm vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài, tích cách nhân vật, thái độ của

tác giả. GV tổ chức sao cho mỗi HS đều được làm việc để tự mình nắm được bài.
- Để HS học thuộc lòng được nhanh, GV hướng dẫn cách ghi nhớ nội dung, cách
thuộc lòng từng câu, từng đoạn, tiến tới cả bài. Cho HS đọc nhẩm, đọc đồng thanh
nhịp nhàn, GV để trên màn hình một số từ làm “điểm tựa’ giúp HS nhớ và đọc
thuộc, sau đó GV xoá dần trên bảng. Kết hợp cho HS thi đọc thuộc lòng một cách
nhẹ nhàng gây hứng thú cho HS.
- Trên màn hình, nội dung cần ghi gọn, rõ, súc tích và đảm bảo tính khoa học,
tính sư phạm: cách trình bày cần mang tính thẩm mĩ, có tác dụng giáo dục cho HS.
Vì tôi thấy, màn hình cũng như một đồ dùng trực quan để hướng dẫn HS học tập, tạo
hứng thú học tập cho học sinh..
- Cần phát huy tính tích cực học tập của HS khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài:
Đưa ra những câu hỏi phù hợp với trình độ HS.
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi trong giờ Tập đọc- Học thuộc lòng tạo điều
kiện cho HS được rèn luyện các kĩ năng cần thiết của môn Tiếng Việt.
3. Các phương pháp sử dụng:
- Sử dụng tốt công nghệ thông tin: Dùng đèn chiếu, máy soi, màn hình.
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc bằng hình thức:cá nhân, nhóm, cặp..
- HS rèn đọc và tìm hiểu bài một cách khoa học.
- Lấy HS làm trung tâm thông qua sự hỗ trợ của GV.
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp: đàm thoại, trực quan, vấn đáp, luyện tập…
4. Dẫn chứng cụ thể:
Sau đây tôi xin nêu ra hai bài giáo án môn Tập đọc- Học thuộc lòng làm dẫn
chứng minh hoạ trong năm học mà tôi đã áp dụng giảng dạy

TẬP ĐỌC
KHI MẸ VẮNG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lầm lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
quét sân, trắng tinh, sạch sẽ, sớm, trưa.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ, hồn nhiên, tình
cảm.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: buổi, quang.
- Nội dung: Bạn nhỏ trong bài là người con ngoan, biết thương yêu và giúp đỡ mẹ
công việc nhà nhưng vẫn nhận mình là chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả,
khó nhọc.
3. Học thuộc lòng bài thơ:
II. đồ dùng học tập:
- Màn hình, đèn chiếu, máy soi.
III. Lên lớp:
A. Bài cũ: - gọi ba em lên bảng nối tiếp nhau kể lại đoạn 3, 4, 5 của câu chuyện
“Ai có lỗi ?” và trả lời câu hỏi trên màn hình:
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
Nhận xét – Cho điểm.
B. Bài mới:
1, Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát trên màn hình và hỏi:
Hai bạn nhỏ đang làm gì?( Hai bạn nhỏ đang làm công việc nhà đó là giã gạo và
sàng gạo).
Chăm làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ là một đức tính tốt đẹp của thiếu nhi. Trong
bài học này, chúng ta sẽ làm quen với một bạn nhỏ rất chăm làm việc nhà, rất yêu
thương bố mẹ. Bạn nhỏ nghĩ như thế nào về những việc mình đã làm để giúp đỡ bố
mẹ? Bài thơ “ Khi mẹ vắng nhà” của nhà thơ Trần Đăng Khoa sẽ giúp chúng ta trả
lời được câu hỏi đó.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:

-GV đọc mẫu một lượt với giọng vui

tươi, dịu dàng, tình cảm
- HS theodõi GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×