Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài:
I.1.1 Cơ sở lý luận
Xuất phát từ đặc điểm chung là dạy Tập đọc kết hợp giải nghĩa và rèn đọc để
cho các em hiểu tiếng mẹ đẻ Thực tế hiện nay ngành giáo dục nói chung và bậc
Tiểu học nói riêng, đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đối với tất
cả các môn học trong đó có môn Tập đọc Mặt khác Tập đọc là một phân môn mang
tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng
Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh
Phân môn Tập đọc góp phần hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh
bằng một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần phải nắm vững
Để người giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học Tập đọc cho học
sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1, 2, 3 nói riêng là một việc làm hết sức
cần thiết Chúng ta phải làm thế nào để thông qua môn Tập đọc giúp học sinh không
những đạt được năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của văn bản và các thể loại từ
văn xuôi đến thơ ca Hiểu được ý đồ của tác giả và bút pháp nghệ thuật mà mỗi tác
giả đã thể hiện trong tác phẩm Hay nói một cách khác, giáo viên phải tìm phương
pháp tiếp cận làm cho học sinh có cảm tình với bài đó, thúc đẩy học sinh biểu lộ
tình cảm, thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc
Mặt khác việc dạy học cho học sinh đã là từ lâu và cũng có nhiều tài liệu đề
cập đến Tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng của việc dạy đọc - đọc hiểu - đọc
diễn cảm cho học sinhVì vậy, trong quá trình dạy phân môn tập đọc giáo viên cần
quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng phân môn tập đọc đặc biệt là
việc dạy đọc cho học sinh phải được coi trọng Thông qua việc dạy đọc giúp các em
hiểu văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức Biết đọc diễn cảm là thể hiện những
cảm xúc tình cảm theo từng nội dung của bài
I.1.2 Cơ sở thực tiễn:
Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc rèn đọc đúng, đọc
diễn cảm cho học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bị
hạn chế
Thực tế khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc đầu năm của học sinh cho ta
thấy, học sinh phát âm sai rất nhiều, phổ biến là sai phụ âm đầu, vần và dấu thanh
Học sinh thường phát âm sai phụ âm đầu: l/n, ch/tr, s/x và các thanh hỏi, ngã Học
sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ Các
em chưa biết đọc diễn cảm, gịong đọc còn đều đều, chưa biết thể hiện lên giọng, hạ
giọng hay kéo dài giọng ở câu thơ, câu văn nào để người nghe cảm thấy cái hay của
bài thơ hoặc bài văn đó
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
1
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Với đề tài này tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp rèn kỹ năng đọc cho
học sinh lớp 2b, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy trong Tập đọc Khi viết đề tài
này tôi đã phát huy tất cả những kiến thức được học, được bồi dưỡng qua các lớp
học chuyên môn và học hỏi, kế thừa kinh nghiệm thực tế qua các giờ dạy mà đối
tượng chính là học sinh của mình Do đó tôi muốn đưa ra những phương pháp đặc
trưng mà tôi đã tiếp thu được trong bồi dưỡng hè
Từ nhận thức trên bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài : “Rèn kỹ năng đọc cho học
sinh lớp 2 thông qua môn tập đọc”
I.2 Mục đích nghiên cứu:
Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp và
hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc
đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh
Thông qua dạy đọc giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học,
hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt
Đức - Trí – Thể - Mĩ cho học sinh
I.3 Thời gian địa điểm giới hạn nghiên cứu
I.3.1 Thời gian: Tiến hành thực hiện tháng 8 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009
I.3.2 Địa điểm: Lớp 2b trường Tiểu học Tiên Lãng
I.3.3 Phạm vi đề tài: Nghiên cứu ở môn tiếng việt phân môn tập đọc rèn đọc cho
học sinh lớp 2b trường Tiểu học Tiên Lãng
I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế, nên trong đề tài này
tôi chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2b
trường tiểu học Tiên Lãng
I.3.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Trường tiểu học Tiên Lãng huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
I.3.3.3 : Giới hạn khách thể nghiên cứu: đối tượng học sinh lớp 2b
I.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu
sau:
- Tra cứu tài liệu
- Nghiên cứu thực tiễn thông qua các hình thức: khảo sát, dự giờ đồng
nghiệp
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
2
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
- Phương pháp điều tra:
Phương pháp điều tra là phương pháp khảo sát một lượng lớn các đối tượng nghiên
cứu ở một hay nhiều thư mục vào một hay nhiều thời điểm. Nhằm thu thập rộng rãi
các số liệu hiện tượng để từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ
biến nguyên nhân...chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Điều tra trình độ khả năng nắm
bắt kiến thức của học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua phu
huynh và tiếp cận các em học sinh nhằm mục đích tìm hiểu các phương pháp dạy
học kĩ thuật của giáo viên để rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
- Phương pháp trực quan: là phương pháp giáo viên dùng tranh ảnh vật thật
và giọng đọc mẫu để học sinh hứng thú trong học tập
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp trao đổi những thông tin về vấn
đề cần nghiên cứu. Giáo viên trao đổi đàm thoại với học sinh, phụ huynh để tìm
hiểu vấn đề cách rèn đọc đúng cho học sinh
- Phương pháp luyện tập: là phương pháp cho học sinh thực hành luyện đọc
lại các bước trong bài đọc
- Dạy thực nghiệm: Thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin về sự
thay đổi về số lượng và chất lượng giáo dục do nhà nghiên cứu tác động đến chúng
bằng một số tác nhân điều khiển và được kiểm tra. Bằng một số bài tập cụ thể áp
dụng vào một số tiết dạy cụ thể để nắm bắt được thay đổi về chất lượng trong nhận
thức học sinh. Thông qua các tiết dạy thực nghiệm để chứng minh cho các biện
pháp là đúng đắn và hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
3
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
PHẦN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I: Tổng quan
II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hoạt động dạy học đã góp phần thúc đẩy xã hội loài người không ngừng phát
triển Thông qua hoạt động đọc, tiếp thu những kiến thức khả năng tích luỹ của
người đi trước, tiếp nhận các sản phẩm của người xưa để lại, cập nhật được những
kiến thức, những thành tựu khoa học và tiến bộ của xã hội loài người
Đề tài “ rèn đọc cho học sinh” đã có nhiều đồng nghiệp ở các khối lớp nghiên
cứu, thành tựu của các đồng nghiệp đi trước là cơ sở để tôi tiếp tục nghiên cứu đề
tài này Tuy nhiên đề tài tôi nghiên cứu tập trung vào các biện pháp rèn đọc cho học
sinh lớp 2 sao cho phát huy được tất cả các đối tượng học sinh trong cùng một lớp
học Góp phần giúp đỡ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
II.1.2 Cơ sở lý luận
- Các thuật ngữ trong đề tài được hiểu:
“Kỹ năng đọc”: Là yêu cầu chuẩn kỹ năng đọc cần đạt cho học sinh sau khi học
xong chương trình tiếng Việt lớp 2 (Theo quy định chuẩn kiến thức kỹ năng quy
định của Bộ GD&ĐT)
“Biện pháp rèn kỹ năng đọc”: Là phương pháp hướng dẫn của giáo viên giúp cho
học sinh nắm được cách đọc đúng, bao gồm: Cách phát âm, tốc độ đọc, cách ngắt
nghỉ đúng chỗ, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
Chương II : Nội dung vấn đề nghiên cứu:
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
4
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
II.2.1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
* Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường Tiểu học Tiên Lãng năm học 2008 – 2009
Đặc điểm của trường nghiên cứu, trường riêng cho một cấp học gồm có khu
chính chia làm 10 lớp học từ lớp 1 đên 5. Các phòng học được xây dựng kiên cố
khang trang diện tích đủ rộng bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh,
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Lớp 2b trường Tiểu học tiên lãng sĩ số 25 em trong đó có 9 em nữ và 16 em nam
dân tộc 1em có 22 em đi học đúng độ tuổi
Gia đình học sinh chủ yếu là nghề nông và nghề chài lưới
II.2.2 Đánh giá thực trạng:
*Về giáo viên:
Phương thức điều tra giáo viên bằng phiếu thăm dò: Đánh dấu vào ô trống
theo đồng chí cho là đúng, là thường thực hiện dạy tập đọc hoặc nêu hình thức mà
giáo viên thường làm
Câu 1: Đồng chí cho biết trong một giờ tập đọc ở lớp 2 Đồng chí đã rèn đọc
cho HS như thế nào ? Hãy kể cách làm cụ thể ?
Câu 2: Trong một giờ tập đọc, đồng chí đã chú ý đối tượng học sinh nào?
Đồng chí hãy đánh dấu x vào ô trống mà đồng chí cho là đúng
Học sinh khá giỏi
x Học sinh trung bình
x Học sinh yếu kém
Câu 2: Trong số hình thức dạy học sau đây, đồng chí thường chọn những
hình thức nào ? Hãy đánh dấu x vào ô mà đồng chí cho là đúng
x Dạy học cá nhân
x Dạy học theo nhóm
x Dạy học cả lớp
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
5
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Hình thức dạy học nào là quan trọng nhất (Ghi cụ thể tên hình thức dạy học đó )
Câu 4: Đồng chí hãy kể tên những phương pháp mà đồng chí đã vận dụng để
dạy một giờ Tập đọc cho học sinh lớp 2?
a) Ưu điểm:
Thực tế dạy học ở trường Tiểu học Tiên Lãng cho thấy: Giáo viên đã tìm
hiểu kỹ bài dạy và truyền đạt đầy đủ kiến thức cơ bản theo yêu cầu SGK với việc
phát huy tính tích cực của học sinh Họ dành thời gian cho học sinh làm việc với
SGK Kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy như giảng giải, trực quan, vấn
đáp, gợi mở để dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức Giáo viên luôn có sự chuẩn bị đồ
dùng trực quan
Ví dụ khi dạy bài: Rước đèn ông sao ở lớp 2, giáo viên chuẩn bị một chiếc
đèn ông sao dán bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, bên trên có ba lá cờ, ở giữa
ngôi sao dán ảnh Bác Hồ
b) Một số tồn tại
Khi dạy một tiết Tập đọc, giáo viên chưa thật sự chú ý rèn đọc cho học sinh
khi học sinh đọc sai Số ít giáo viên chưa chú ý tới việc luyện cách đọc một câu văn
dài, học sinh đọc còn gặp nhiều khó khăn
Hầu hết các tiết dạy tập đọc, khi sử dụng các hình thức trực quan thì chỉ
dừng ở chỗ giáo viên làm động tác minh hoạ hoặc đưa ra vật thực Một số bài dạy
chay không phóng to được hình vẽ Nhiều khi các tranh đưa ra còn hạn hẹp, kém về
hình thức Điều này không gây được hứng thú học tập cho các em Do tập tục địa
phương nên các em rất hay đọc ngọng phụ âm l /n, s /x, ch /tr và ngọng về
dấu ?/∼
Mặt khác số ít giáo viên chưa chú ý cho học sinh cách đọc đúng nhịp điệu
thơ, đọc ngắc ngữ những câu văn dài Trong khi tìm hiểu nội dung bài, một số giáo
viên dành nhiều thời gian để giảng giải, đàm thoại ( thầy hỏi- trò suy nghĩ sau đó
gọi một hai em lên trả lời ) Vì vậy giáo viên chưa kiểm soát được số đông học sinh
trong lớp và dành nhiều thời gian hợp lý cho các em hoạt động tự tìm kiếm, chiếm
lĩnh, lĩnh hội kiến thức theo khả năng của mình
c, Nguyên nhân tồn tại
Nguyên nhân của một số tồn tại kể trên là: Do giáo viên chưa nghiên cứu kỹ
nội dung, ý của sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy để từ đó chọn phương
pháp và nội dung dạy học một cách thích hợp nhất
Chưa kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại nên vẫn
hạn chế khả năng tích cực hoạt động của học sinh
* Về học sinh:
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
6
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Tôi đã tiến hành điều tra học sinh lớp 2b, tổng số là 25 em
Phương thức điều tra : Bằng hình thức thăm dò điền vào dàn ý vào ô trống
mà các em cho là đúng hoặc hình thức lựa chọn từ thích hợp để điền vào ô trống
Câu 1 Em hãy điền tiếng có phụ âm S hoặc X vào ô trống:
… ngời, suy…, …hè
Câu 2 Điền vào ô trống L hoặc N :
Cây…úa, …ấu cơm, …ăn tròn
Câu 2 Điền vào ô trống:
Trao hay chao: ……ơi! ……giải thưởng
Câu 4 điền vào chỗ trống: n hay ng
Cây bà…, bà… ghế
*Kết quả điều tra
Câu 1: 75% học sinh trả lời đúng
Câu 2: 65,5% học sinh trả lời đúng
Câu 2: 87% học sinh trả lời đúng
Câu 4: 50% học sinh trả lời đúng
Từ kết quả điều tra phương thức trên tôi thấy học sinh đọc sai nhiều nhất là
phụ âm l- n, s - x Hai phụ âm này học sinh hay đọc sai trong đó lỗi một phần là do
học sinh chưa chú ý và giáo viên đọc chưa chuẩn
Phương thức điều tra 2:
Tôi tiến hành điều tra vào lớp giảng dạy và khảo sát cụ thể qua việc đọc của
từng học sinh
Qua điều tra thực tế việc học của học sinh tôi nhận thấy thực trạng của học
sinh lớp tôi có ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Nói chung đa số học sinh đọc được nội dung bài, và bước đầu có kỹ năng
đọc đúng Cũng có em biết áp dụng vào giờ ngoại khoá Một số em đã biết đọc diễn
cảm và có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
Hạn chế:
- Một số em chưa thật sự hiếu học, hay quên đồ dùng học tập, chưa chuẩn bị
bài đầy đủ trước khi đến lớp Một số học sinh yếu vừa đọc vừa đánh vần, số đông
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
7
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
học sinh khá đọc trôi chảy song chưa biết nhấn mạnh ở các từ ngữ cần chú ý, cũng
như cách ngắt nghỉ đúng dấu câu
- Nhiều học sinh chưa biết chỗ ngắt giọng giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa động
từ và bổ ngữ…
Đó là chưa kể trong thơ, hầu như người ta đã lược bỏ các dấu câu, nhiều bài
văn xuôi tác giả không dùng các dấu phẩy như yêu cầu của nhà trường Đây là
nguyên nhân dẫn đến học sinh không đọc đúng chỗ ngắt giọng ở những câu dài có
cấu trúc ngữ pháp phức tạp
VD: Bài (Bác sĩ sói” (Tiếng Việt2)
Tôi chép phần luyện đọc lên bảng phụ rồi cho học sinh trao đổi cách đọc sau
đó tôi mới hướng dẫn đọc cụ thể.
- Ngựa lễ phép://
Cám ơn bác sĩ.// Cháu đau chân quá.// Ngài làm ơn chữa giúp cho.// Hết bao
nhiêu tiền cháu xin chịu.//
Đến dấu hai chấm đọc ngừng, dấu chấm nghỉ lấy hơi, dấu phẩy ngắt. Khi đọc
cần thể hiện giọng điệu của Ngựa - giọng Ngựa ngoan ngoãn lễ phép.
- Sói đáp.
- Chà! / Chà! / Chữa làm phúc,/ tiền với nong gì,/ Đau thế nào?// Lại đây ta
xem.//
Dấu chấm than ngắt giọng, dấu chấm hỏi lên cao giọng ở cuối câu, giọng Sói
vênh vang ra vẻ ban ơn.
Tóm lại:
Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đặc biệt Con người cũng như các động
vật khác thường giáo tiếp với nhau bằng tín hiệu Trong đó có tín hiệu ngôn ngữ
được thể hiện ở dạng nói và viết
Việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và rèn kỹ năng đọc
cho học sinh nói riêng, nhất là học sinh các lớp đầu bậc tiểu học chiếm một vị trí vô
cùng quan trọng Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao, người giáo viên cần phải
đầu tư thời gian một cách dạy hợp lý nhằm lựa chọn các nội dung và phương pháp
dạy học cho kỹ càng phù hợp
Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng đọc, từ mức độ nhận
biết để đọc đúng, rõ ràng đến mức độ cao hơn và đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ, xuống
- lên giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài tập đọc học sinh hiểu được nội
dung bài
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
8
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Chương III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP
2 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
III.3.1Biện pháp thực hiện đề tài:
Biện pháp 1: Giáo viên phải sử dụng tốt các phương pháp dạy học trong
quá trình luyện đọc cho học sinh:
* Phương pháp trực quan:
a) Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lýí lứa tuổi ở bậc Tiểu học
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
9
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Ở phương pháp này giáo viên đưa ra những bức tranh minh họa bằng vật thật
cho từng bài ( gọi chung là đồ dùng học tập) để phục vụ cho quá trình rèn đọc cho
học sinh kết hợp đọc hiểu và bước vào đọc diễn cảm tốt
b) Các hình thức trực quan ( cách dạy)
- Giọng đọc mẫu của giáo viên Đây là hình thức trực quan sinh động và có
hiệu quả đáng kể có tác dụng là mẫu cho học sinh luyện đọc Do đó muốn rèn đọc
cho học sinh tôi luôn chuẩn bị trước các bài từ ở nhà để học sinh đọc đúng các thể
loại, đúng ngữ điệu, tránh đọc đều đều mà cần phải biết cách biểu hiện tình cảm
của mình qua cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười khi đọc
* Phương pháp đàm thoại:
a Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, các em thích được hoạt động (Hoạt
động lời nói)
Phương pháp đàm thoại được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ cho
nội dung bài Ở đây có thể thấy giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt, gợi mở > trò tìm tòi
khám phá, chiếm lĩnh kiến thức Ngược lại trò có thể nêu câu hỏi thắc mắc để giáo
viên hướng dẫn và giải đáp
b Các hình thức đàm thoại:
Bước 1: Rèn đọc cho học sinh
Khi rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh tôi thường chuẩn bị trước câu hỏi sao cho
phù hợp với học sinh và bài đọc Muốn cho học sinh hiểu nội dung, trước hết học
sinh phải có kỹ năng đọc đó là: Đọc đúng lưu loát, trôi chảy bài đọc Có đọc thông
văn bản thì các em mới hiểu nội dung bài và hiểu giá trị nghệ thuật của bài - dẫn
đến sự cảm thụ tốt và đọc diễn cảm tốt hơn Để đạt được những yêu cầu đó, tôi
thường đưa ra những câu hỏi cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với từng bài
đọc
Bước 2: Rèn đọc hiểu cho học sinh
Kết hợp với việc rèn đọc đúng, cần rèn đọc hiểu cho học sinh Đọc hiểu ở
đây có thể là từ khoá, từ trung tâm, câu, đoạn, bài
Tóm lại, trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đàm thoại chỉ
dùng để gợi mở, dẫn dắt để học sinh hiểu và chiếm lĩnh kiến thức chứ không sử
dụng trong suốt quá trình dạy đọc mà cần phải xen kẽ những phương pháp khác để
bài dạy đạt kết quả cao và học sinh không chán
c Tác dụng của phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại là tạo cho học sinh phát triển giao tiếp (giao tiếp
giữa thầy và trò) Khi sử dụng phương pháp này ngoài việc có tác dụng giúp cho
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
10
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
học sinh tiếp thu kiến thức còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh Giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình
phù hợp với đối tượng học sinh
* Phương pháp luyện tập
Đây là phương pháp chủ yếu, thường xuyên sử dụng khi dạy - học phân môn
Tập đọc Với phương pháp này tôi hướng dẫn học sinh vận dụng thực hành tốt Dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh rèn kỹ năng, kỹ xảo khi luyện đọc Tôi luôn
hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp
cụ thể
a, Luyện đọc từ khó phù hợp với đối tượng học sinh:
- Khi hướng dẫn học sinh phát âm tôi thường phân tích cho các em thấy sự
khác biệt giữa cách phát âm đúng với cách phát âm sai mà học sinh thường mắc
phải như các tiếng có phụ âm l - n, ch - tr, s - x
Điều này cần hướng dẫn tỉ mỉ và có trực quan cho các em thấy được sự khác
nhau của nó để phân biệt rõ khi đọc phát âm cho đúng Đặc biệt đối với học sinh
yếu, tôi còn sử dụng các trực quan cụ thể để các em thấy được hệ thống cách phát
âm như môi, răng, lưỡi (bộ máy phát âm) khi phát âm nó như thế nào?
Cụ thể hơn tôi làm mẫu trực tiếp để học sinh quan sát và luyện cách phát
âmNgoài hình thức trên tôi còn ghi các từ khó luyện đọc bằng phấn màu lên bảng
(Bảng phụ) Tôi chỉ dùng phấn màu ghi các phụ âm, vần khó làm nổi bật các phụ
âm, vần khó trong các từ được đọc để các em được nhìn ( bằng mắt), được tập phát
âm
(bằng miệng), được nghe ( bằng tai) và có thể được viết (bằng tay) vào bảng con
Có như vậy các em sẽ nhớ lâu và đọc đúng
b, Giáo viên đọc mẫu
Học sinh thường đọc sai phụ âm, sai vần luyện đọc Học sinh yếu cần luyện
nhiều và tôi yêu cầu học sinh phân tích các từ có tiếng, vần mà các em hay đọc sai
để nắm bắt rõ hơn Đa số học sinh đọc tốt trừ một số trường hợp cá biệt
( các em bị dị tật về bộ máy phát ân) Tôi lại với cách rèn đọc trên các em đã đọc tốt
c,Luyện đọc câu - đoạn - bài
- Đầu năm học đa số các em đọc còn chưa chuẩn, đọc còn ngắc ngứ, đọc
từng âm, tiếng Một số học sinh yếu còn phải dừng lại để đánh vần Nhiều em chưa
biết nghỉ hơi đúng lúc, đúng chỗ Để khắc phục tình trạng này tôi đã tiến hành nhiều
thời gian hơn cho việc rèn đọc Tuy nhiên vẫn đảm bảo nội dung cho một giờ tập
đọc Dùng thời gian thích đáng cho việc luyện đọc (ở lớp và ở nhà)
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Duyên
11