PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI ÂN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CS ÂN NGHĨA
------------------000------------------
TÀI LIỆU TÂP HUẤN GIÁO VIÊN:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THÔNG QUA MỘT
SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC
MÔN LỊCH SỬ THCS
TRƯỜNG THCS ÂN NGHĨA
( Tài liệu soạn theo tài liệu chuẩn của Bộ giáo dục đào tạo )
Ân Nghĩa, 20 . 09 . 2010
1
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu: Lý do ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình GDPT (KT-KN)
1. Mục tiêu:
Học viên biết được nguyên nhân phải tập huấn hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN
-HV có được tài liệu chứa đựng chuấn KT-KN của chương trình; khai thác trong dạy
học; cách thức đạt được mục tiêu dạy học; không bị lệ thuộc hoàn toàn vào SGK.
-Thống nhất được mục tiêu dạy học; giúp cho công tác chỉ đạo định hướng, kiểm tra,
đánh giá thống nhất.
2. Kết quả mong đợi:
-HV biết được nguyên nhân phải tập huấn hướng dẫn thực hiện KT-KN
-Dựa vào chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu của bài học.Thống nhất trên phạm vi cả
nước, giảm lệ thuộc vào SGK khi giảng dạy.
- HV hiểu rõ mục tiêu của đợt tập huấn
3. Phương tiện đánh giá:
o Quan sát các thành viên tham gia
o Kết quả thảo luận của HV
4. Tài liệu cần:
Chương trình giáo dục phổ thông; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng;
SGK, SGV.
5.Tổ chức thực hiện
-GV chia lớp thành 4 nhóm tổ chức hướng dẫn học viên làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi :
+ Các thày cô có biết Chương trình GDPT và chuẩn kiến thức kĩ năng của trương trình
GDPT không? Hãy cho biết cấu trúc tài liệu đó?
+ Các thày cô sử dụng chương trình GDPT như thế nào trong dạy và học?
+ Thày cô sử dụng SGK như thế nào trong dạy học? Nội dung kiến thức có quá tải
không?
+Hãy cho biết mối quan hệ giữa chương trình GDPT với SGK, SGV và bài soạn của
các thày cô?
+ Nội dung bài giảng trên lớp của thày cô dựa vào đâu : Chương GDPT, SGK, SGV?
+ Sử dụng kĩ thuật điền khuyết; trao đổi thảo luận để thực hiện hoạt động
Thông tin phản hồi
Trong thực tế dạy học mấy năm gần đây nhiều GV coi SGK là pháp lệnh, cố dạy làm
sao cho hết nội dung SGK, không giám bỏ bất kì nội dung nào của SGK dẫn đến tình trạng
quá tải trong dạy học bộ môn Lịch sử, HS không hứng thú học tập.
Chương trình GDPT đã được bam hành và triển khai đến tất cả các trường và giáo
viên phổ thông. Tuy nhiên, nhiều giao viên vẫn cất kín cuốn chương trình GDPT không sử
hoặc sử dụng không có hiệu quả.
Tình trạng dạy ôm đồm, quá tải trong các giờ học Lịch sử ở trường phổ thông đang
diễn ra.
Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên trong tổ bộ môn chưa thống nhất trong việc
dạy như thế nào? Dạy những nội dung gì? Rèn luyện những kĩ năng gì đối với học sinh...dẫn
đến tình trang chưa thông nhất với nhau về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, bài, chương
của lớp học, cấp học.
2
Trong kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên chưa thống nhất trong việc kiểm tra nội
dung kiến thức về khối lượng cung như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng.
Trong dự giờ giáo viên của các cấp quản lý giáo dục cũng chưa thống nhất trong tiêu
chí đánh giá giáo viên về kiến thức, kĩ năng của giờ dạy.
Tất cả những nguyên nhân trên sớm cần có hướng dẫn chương trình GDPT để giải
quyết những bất cập nêu trên.
Việc biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình
GDPT sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên theo hướng :
- Sách giáo khoa gần như là pháp lệnh nhưng soạn theo tính tương đối. Do vậy, tài
liệu hướng dẫn chuẩn KTKN ra đời nhằm khẳng định phạm vi kiến thức, yêu cầu cần
đạt tối thiểu của mỗi bài dạy cho mọi học sinh ở mọi vùng miền.
Sách giáo khoa được biên soạn dựa vào chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-
ĐT. Chương trình cũng đã đề cập đến chuẩn tối thiểu phải đạt được trong quá trình dạy học,
nhưng chỉ nêu khái quát, mang tính tương đối. Những giáo viên có trình độ khá, giỏi thì
không cần đến hướng dẫn cũng có thể xác định đúng chuẩn tối thiểu trong chương trình để
bám sát vào đó dạy học. Qua đó giúp giáo viên thông nhất về nội dung kiến thức, kĩ năng
trong từng bài, chương, chủ đề.
- Khắc phục tình trạng quá tải, HS không bị nhồi nhét kiến thức.Thật vậy, thực tế có
nhiều giáo viên còn thụ động, không có khả năng xác định và bám sát chuẩn tối thiểu dẫn đến
việc dạy học vượt chuẩn tối thiểu cho những đối tượng học sinh (HS) có trình độ nhận thức
trung bình, dưới trung bình. Điều này gây tâm lý HS bị nhồi nhét kiến thức, bị quá tải
- Giáo viên dạy học linh hoạt hơn , phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Chúng ta thấy một điều: Ở các địa phương khó khăn, tình trạng “dạy quá chuẩn tối thiểu” có
thể thấy rõ. Chính vì vậy Bộ GD-ĐT phải ban hành bộ tài liệu hướng dẫn - đó là yêu cầu tối
thiểu HS cần phải đạt được. Giáo viên tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học
khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ
cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình.
- Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng là thước đo đánh giá giờ dạy của giáo viên,
đánh giá việc lĩnh hội tri thức ở mỗi bài dạy cho học sinh
Sách giáo khoa có thể xem là nguyên liệu minh họa cho chương trình, nó phủ lên
chương trình. Nhưng từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT không hề chỉ đạo giáo viên phải dạy hết
những nội dung trong sách giáo khoa viết, mà cả việc dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá
đều phải bám sát chương trình. Tình trạng giáo viên dạy ôm đồm tất cả những gì ở sách giáo
khoa là do giáo viên chưa hiểu sâu yêu cầu chương trình, do chất lượng tập huấn giáo viên
dạy chương trình mới không đạt hiệu quả và cán bộ quản lý giáo dục các cấp không hướng
dẫn rõ ràng, cụ thể cho giáo viên khi triển khai chương trình - sách giáo khoa mới. Giáo viên
hiểu chưa đúng thì HS cũng như vậy.
-Giúp các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá giáo viên giảng dạy và đánh giá kết quả
học tập của học sinh sát , đúng hơn, tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm
tra đánh giá.
Với hướng dẫn mới, giáo viên hoàn toàn có thể thoát ly sách giáo khoa, thậm chí sử
dụng những nguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy, chỉ cần không đi chệch ra ngoài
chương trình. Giáo dục căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể đối với
HS trong quá trình học tập
Dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong
chương trình. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về
mức độ. Vì thế không lo việc bỏ sót kiến thức khi đi thi. HS trung bình để đạt yêu cầu trong
những kỳ thi nhằm kiểm tra việc hoàn thành chương trình học của HS (thi tốt nghiệp THPT)
phải đạt yêu cầu chuẩn tối thiểu trong quá trình học tập. HS muốn đạt kết quả trong các kỳ thi
3
mang tính phân loại, chọn lọc cần phải đạt yêu cầu ở các mức độ cao hơn (phân tích, tổng
hợp kiến thức, vận dụng kiến thức, sáng tạo).
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu cấu trúc của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình giáo dục phổ thông
1. Mục tiêu:
-HV hiểu được cấu trúc của tài liệu từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tài liệu được
tốt hơn
- Biết được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức
2. Kết quả mong đợi:
-HV hiểu được cấu trúc của tài liệu.
-Xây dựng được sơ đồ cấu trúc của tài liệu
3. Phương tiện đánh giá:
-Sơ đồ cấu trúc tài liệu
-Quan sát các thành viên tham gia
4. Tài liệu cần:
-Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Lịch sử (một lớp cụ thể)
-Bảng phụ hoặc giấy Tơrôki, băng dính hai mặt.
5. Tổ chức thực hiện
HV đọc toàn bộ tài liệu, làm việc theo nhóm hoặc cá nhân (có trao đổi) để trả lời các
câu hỏi GV yêu cầu :
-Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng gồm mấy phần?
-Cấu trúc như thế nào?
-Nội dung tài liệu viết dựa trên cơ sở nào?
- Sử dụng kĩ thuật làm việc nhóm để thực hiện hoạt động
Thông tin phản hồi
Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Có cấu
trúc như sau:
1.Lời giới thiệu tài liệu
2.Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo
dục phổ thông bao gồm:
-Giới thiệu chung về chuẩn: khái niệm về chuẩn, những yêu cầu cơ bản của chuẩn
-Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT: Chuẩn kiến thức của chương trình
môn học, chuẩn kiến thức của một đơn vị kiến thức, những đặc điểm của chuẩn.
3.Các mức độ về chuẩn kiến thức, kĩ năng : Về kiến thức, về kĩ năng
4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu
của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá.
-Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ:
+Biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học, đánh giá , đổi mới pPDH, đổi mới kiểm
tra đánh giá.
+Chỉ đạo quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá, sinh
hoạt chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
+Xác định mục của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, bảo đảm chất lượng
giáo dục.
4
+Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết
quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.
-Nêu những yêu cầu khi biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng.
-Nêu yêu cầu khi dạy học cần bám sát chuẩn kiến thức , kĩ năng: yêu cầu chung, yêu
cầu đối với cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.
-Yêu cầu về kiểm tra đánh giá trên cơ sở dựa vào hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ
năng .
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu nội dung trong tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
Hướng dẫn thực hiện
1. Mục tiêu:
- Học viên nắm và hiểu được nội dung của toàn bộ hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến
thức kĩ năng của chương trình GDPT.
-Biết được các loại bài, các bài khó
2. Kết quả mong đợi:
-Hiểu được nội dung của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình GDPT
- Biết cách sử dụng chuẩn KT-KN kết hợp với chương trình và SGK (thông qua các
chủ đề KT-KN biết tách nội dung chủ đề cho phù hợp với bài dạy và tiết dạy, soạn bài, lên
lớp, kiểm tra đánh giá,…Biết sử dụng SGK để minh họa cho mục tiêu của chuấn KT-KN)
-Thấy được sự cần thiết phải dạy học theo Chương trình và Hướng dẫn chuẩn KT-KN.
3. Phương tiện đánh giá:
-Các văn bản người học ghi
-Quan sát các thành viên tham gia
4. Tài liệu cần:
Chương trình Giáo dục phổ thông; Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; SGK
Thời
gian
Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của người tham gia Ghi chú
5
´
Hướng dẫn nhiệm vụ cần thực hiện:
đọc một số chủ đề trong tài liệu HD
dạy học theo chuẩn KT-KN so sánh
với Chương trình và SGK rút ra nhận
xét.
Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu kết
hợp với sử dụng SGK
Những lưu ý khi sử dụng tài liệu.
Lưu ý khi dạy các bài thực hành
Đọc hướng dẫn, đặt câu hỏi
nếu thấy cần thiết
30
´
Giám sát các nhóm thực hiện nhiệm
vụ
Làm việc theo nhóm, thực hiện
các nội dung theo hướng dẫn
30
´
Tập trung toàn lớp. Hướng dẫn, nêu
vấn đề, trao đổi thảo luận toàn lớp
Nêu câu hỏi thắc mắc
Trả lời các vấn đề người
hướng dẫn nêu ra
20
´
Chốt lại các điểm chính của hoạt động,
về nội dung, về kĩ thuật, hướng dẫn sử
dụng.
Ghi chép, đặt câu hỏi
5
Thời
gian
Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của người tham gia Ghi chú
90
/
5. Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS đọc chương trình GDPT; tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến
thức, kĩ năng của chương trình GDPT; SGK, SGV nêu những yêu cầu sau:
- Nội dung tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
GDPT dựa trên cơ sở nào?
- Sự giống và khác nhau giữa chương trình GDPT; tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT; SGK, SGV.
- Nêu những nội dung của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình GDPT.
-HV Làm việc theo nhóm, thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của GV
-Trả lời các vấn đề người hướng dẫn nêu ra
-Sử dụng kĩ thật làm việc nhóm kết hợp với làm việc cá nhân thực hiện hoạt động
HOẠT ĐỘNG 4
Tìm hiểu phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
1. Mục tiêu:
- Giúp HV hiểu khái niệm về PPDH tích cực
-Biết được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
-Biết vận dung các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học bộ
2. Kết quả mong đợi:
-HV hiểu được khái niệm về PPDH tích cực
-Biết cách sử dụng PPDH tích cực trong dạy học bộ môn theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng
3. Phương tiện đánh giá:
-Các văn bản người học ghi
- Quan sát các thành viên tham gia
4. Tài liệu cần:
Tài liệu bồi dưỡng lớp tập huấn
5.Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HV trao đổithảo luận các câu hỏi sau:
-Thế nào là phương pháp dạy học tích cực?
-Nêu các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực mà HV biết.
-Sử dụng kĩ thật nhóm, điền khuyết để thực hiện
Thông tin phản hồi
1. Quan niệm về PPDH tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là "Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm làm
chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức
sang chủ đề tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập".
Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, DHLS nói riêng là chuyển từ mô
hình "Lấy GV là trung tâm " sang mô hình "lấy HS làm trung tâm" trong DHLS thực chất là
phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của người học, trong dó chủ yếu là tư duy
Khi phân tích cụ thể vấn đề này, các nhà giáo dục còn chỉ rõ, tích cực nhận thức, nếu xét
dưới góc độ triết học là thái độ, cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức.
Tức là tài liệu học tập được phản ánh vào não của HS được chế biến đi, được vận dụng linh
hoạt vào các tình huống khác để cải tạo hiện thực và cải tạo cả bản thân.
6