Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐÊ: TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 115 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

BỘ NGOẠI GIAO

TÀI LIỆU
HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐÊ:
TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG TIẾN TRÌNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC

Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 12 năm 2015
1


DANH MỤC TÀI LIỆU
I.

DANH MỤC TÀI LIỆU

2

II.

CHƯƠNG TRÌNH

3

III.

THAM LUẬN CỦA CÁC BÁO CÁO VIÊN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN MỚI - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI
CÁC ĐỊA PHƯƠNG, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM



IV.

5

CỘNG ĐỒNG ASEAN 2015: DẤU MỐC LỊCH SỬ HỢP TÁC KHU VỰC
VÀ VIỆT NAM

10

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) - HIỆP ĐỊNH
TỰ DO THƯƠNG MẠI THẾ HỆ MỚI

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT 22/NQ-TW NGÀY 10/4/2013
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

60

NGHỊ QUYẾT 22-NQ/TW NGÀY 20/4/2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

83

QUYẾT ĐỊNH SỐ 596/QĐ-TTg NGÀY 23/4/2014 VỀ THÀNH LẬP
BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

90


NGHỊ QUYẾT 31/NQ-CP NGÀY 13/5/2014 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 22-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

94

CHỈ THỊ 15 NGÀY 7/7/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC
TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 22-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ

107

2


CHƯƠNG TRÌNH
HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ: TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG TIẾN TRÌNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC
(Quảng Ngãi, ngày 15/12/2015)

07:00 - 07:30

Đăng ký Đại biểu
Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi và Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao

07:30 - 07:40

Phát biểu khai mạc
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi


07:40 - 09:00 Hội nhập quốc tế giai đoạn mới - Những vấn đề đối với các
địa phương, doanh nghiệp Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Bộ Ngoại giao
09:00 - 10:00

Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
năm 2015
Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược,

10:00 - 10:15
10:15 - 11:30

Bộ Ngoại giao
Giải lao
Cộng đồng ASEAN 2015: Dấu mốc lịch sử hợp tác khu vực và
Việt Nam
Ông Vũ Đăng Dũng, Vụ trưởng đặc trách Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao

11:15 – 13.30

Nghỉ trưa

13:30 - 14:30

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Việt Nam
PGS - Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao

14:30 - 15:30


Cải cách thể chế và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế
sâu rộng
Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Kinh tế và
Chiến lược, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học
Quốc gia Việt Nam

15:30 – 15:45

Giải lao

15:45 – 16:50

Thảo luận chung
Lãnh đạo Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao và
các báo cáo viên

16:50 – 17:00

Bế mạc Tọa đàm
Lãnh đạo Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao ./.
3


THAM LUẬN CỦA CÁC BÁO CÁO VIÊN

4


HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN MỚI - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI

CÁC ĐỊA PHƯƠNG, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga
Bộ Ngoại giao
Chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI đánh dấu giai đoạn mới của
hội nhập quốc tế nước ta nhằm phục vụ phát triển và nâng cao vị thế đất nước và
triển khai đường lối đối ngoại. Xuất phát từ xu thế khách quan và nhằm đáp ứng nhu
cầu mới của đất nước, hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới đặt ra những yêu cầu
hoàn toàn mới đối với các cơ quan, hiệp hội, địa phương và doanh nghiệp nước ta.
Do đó, vấn đề cần thiết là nhận thức đầy đủ hơn tính tất yếu của hội nhập, liên kết
quốc tế, nội dung hội nhập trong thời kỳ mới, cũng như thời cơ và thách thức. Từ đó,
xác định các giải pháp để tham gia, đóng góp đối với tiến trình hội nhập quốc tế của
đất nước.
I- ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN MỚI
1. Hội nhập quốc tế của nước ta trong giai đoạn mới diễn ra trong
bối cảnh tình hình quốc tế và nước ta hiện nay hoàn toàn khác trước, kể cả giai
đoạn kể từ khi nước ta gia nhập WTO năm 2007 đến nay. Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 đã thúc đẩy nhanh những chuyển dịch trên phạm vi toàn
cầu cũng như ở từng nước, khu vực cũng như tương quan sức mạnh kinh tế giữa các
trung tâm. Xu hướng đa trung tâm, đa tầng nấc đang ngày càng khẳng định. Nền tảng
kinh tế thế giới có những chuyển dịch căn bản, toàn cầu hóa và công nghệ thông tin
phát triển mạnh mẽ.
Xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế đa tầng nấc, đặc biệt là các hiệp định
thương mại tự do (FTA), gia tăng mạnh. Nổi bật là các hiệp định FTA thế hệ mới phát
triển nhanh hơn, ngày càng sâu rộng, gắn kết với phát triển bền vững và ứng phó với
các thách thức toàn cầu. Châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò đầu tầu trong tăng
trưởng và liên kết toàn cầu. Hàng loạt các đàm phán FTA thế hệ mới tạo ra những
bước ngoặt trong liên kết kinh tế ở hầu khắp các khu vực, tiêu biểu là Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán 10/2015, Hiệp định đối tác
thương mại - đầu tư xuyên Đại Tây Dương Hoa Kỳ - EU (TTIP), Khuôn khổ đối tác
kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) đều dự kiến kết thúc 2016.
2. Với những thành tựu của 30 năm đổi mới và chủ trương hội nhập quốc tế

toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập quốc tế trở thành
nhân tố quan trọng hơn bao giờ hết để tạo thế và lực của đất nước trong cục diện đang
định hình. Do đó, hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới.
- Trước hết, khác với các giai đoạn trước, hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay
đòi hỏi đổi mới tư duy, chuyển từ “mở rộng quan hệ, gia nhập và tham gia hợp tác
quốc tế” sang “chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình các cơ
5


chế hợp tác”. Với tầm và quy mô hội nhập hiện nay, các mối quan hệ kinh tế quốc tế
của nước ta không đơn thuần là “hội nhập” mà ở tầm “liên kết”.
- Thứ hai, cần tăng cường cách tiếp cận đa ngành, liên ngành và
đa phương. Đây là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ,
các nội hàm liên kết trở nên sâu rộng hơn, với nhiều đối tác hơn, mang tính liên
ngành, đa lĩnh vực, đa tầng nấc, ở mọi cấp độ tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn
cầu.
- Thứ ba, phát triển bền vững, sáng tạo và ứng phó với các thách thức
toàn cầu là nội hàm quan trọng của hội nhập quốc tế. Điều này là phù hợp với
xu thế chuyển đổi sang mô hình bền vững và sáng tạo, tăng trưởng xanh, từ tư duy
kinh tế, tư duy phát triển, cách tiếp cận đến cách thức quản trị kinh tế, chính trị, xã hội
và an ninh trên mọi tầng nấc.
- Thứ tư, để có thể tận dụng cơ hội, tiềm năng của liên kết quốc tế về
công nghệ, quản lý, nguồn lực và tham gia vào tầng nấc cao hơn trong chuỗi
giá trị toàn cầu, cần có sự đột phá trong cải cách, đổi mới trong nước, nhất là về
thể chế, khuôn khổ pháp lý, năng lực thực thi hội nhập quốc tế, trình độ, kỹ năng,
ngoại ngữ của nguồn nhân lực. Cùng với đó là việc hình thành các chính sách tham
gia hội nhập, liên kết quốc tế trong từng lĩnh vực và thiết lập các cơ chế chỉ đạo, phối
hợp phù hợp với tình hình mới.
3. Theo đó, hội nhập quốc tế nước ta trong 5 - 10 năm tới sẽ tập trung vào
các trọng tâm sau, trong đó 2015 và 2018 là những thời hạn quan trọng:

⁻ Nỗ lực hoàn tất các cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào 2015 – 2020 nhằm nâng

tầm hội nhập quốc tế, trong đó ưu tiên: (i) Cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN, Tầm
nhìn ASEAN đến năm 2025; (ii) Cam kết gia nhập WTO (thời hạn 31/12/2018), các
Mục tiêu Bô-go của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020…
⁻ Hoàn tất đàm phán và thực thi các Hiệp định FTA, trong đó thúc đẩy sớm ký

kết, phê chuẩn và thực thi TPP, các FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu, EU và Hàn
Quốc; hoàn tất đàm phán RCEP và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA);
các cam kết trong 8 FTA đã ký… Các FTA của ASEAN (AFTA), ASEAN với Trung
Quốc, Hàn Quốc có thời hạn cắt giảm thuế năm 2018.
⁻Nâng tầm hội nhập quốc tế trên các tầng nấc, cơ chế liên kết theo hướng đẩy

mạnh chủ động đóng góp, tiếp cận đa ngành, đa phương, đề cao nội hàm phát triển,
nhất là trong các khuôn khổ đa phương và trong các vấn đề mà ta quan tâm, có lợi ích
như đối tác phát triển, giảm nghèo, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi
khí hậu, bảo vệ môi trường, an ninh hàng hải…
⁻ Nỗ lực tạo đột phá trong vận động các đối tác, nhất là các đối tác lớn, sớm

công nhận quy chế kinh tế thị trường của ta trước thời hạn 2018 (là thời điểm kinh tế
nước ta được công nhận là nền kinh tế thị trường theo thỏa thuận gia nhập WTO). Xử
lý hiệu quả tranh chấp, vướng mắc kinh tế, thương mại nhằm bảo đảm lợi ích của
người lao động và doanh nghiệp.
6


II- THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ
GIAI ĐOẠN MỚI
1. Thời cơ và thuận lợi là rất cơ bản
- Với triển vọng hoàn tất đàm phán và triển khai 15 hiệp định FTA trong giai

đoạn đến năm 2020, lần đầu tiên nước ta sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của
mạng lưới liên kết kinh tế rất rộng lớn với tất cả các trung tâm và các nền kinh tế hàng
đầu thế giới. Các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp ta đứng trước những
thuận lợi lớn chưa từng có để mở rộng thị trường xuất khẩu, với tư cách là một đối
tác bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, theo mức thuế ưu đãi, thậm chí là 0%, với
56 đối tác mà ta có hiệp định FTA. Ðây là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy
phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ của nước ta, tạo thêm việc làm, góp phần tăng
cường ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng.
- Hội nhập quốc tế sâu rộng tạo động lực mới để thúc đẩy đổi mới
sâu rộng, hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành
chính, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước ngày càng minh bạch hơn, làm
thông thoáng môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư
của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các công
ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến.
- Hội nhập quốc tế sâu rộng tạo thời cơ, thuận lợi mới để triển khai chủ trương
hội nhập quốc tế toàn diện, làm sâu sắc và nâng tầm các quan hệ đối tác, tạo thế đan
xen lợi ích dài hạn với tất cả các trung tâm kinh tế - chính trị hàng đầu thế giới, đem
lại thế và lực mới cho đất nước, củng cố môi trường hòa bình, ổn định.
- Với chủ trương “chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định
hình các cơ chế hợp tác”, nước ta có điều kiện cùng các nước hoạch định các chính
sách toàn cầu, nhất là về kinh tế, thương mại, thúc đẩy hình thành một trật tự kinh tế
mới công bằng hơn, trong đó có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của
địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thương mại quốc tế.
- Các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp
cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi hơn,
chất lượng cao hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất…, nâng cao năng lực cạnh tranh và
hiệu quả kinh doanh. Người dân trong nước có thêm nhiều sự lựa chọn phong phú về
hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.
2. Thách thức, khó khăn

- Thách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba
cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và doanh nghiệp của ta sẽ
phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường
quốc tế mà ngay trên thị trường nội địa. Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ
các nước trong cải thiện môi trường thu hút đầu tư, nguồn nhân lực... Các lĩnh vực
7


kinh tế vốn được bảo hộ bị thách thức gay gắt do việc cắt giảm thuế quan, như ngành
sản xuất ô-tô, mía đường, gạo, xăng dầu…
- Các Bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp đứng trước đòi hỏi phải hiểu biết
nhiều và vận dụng hiệu quả các luật lệ, quy định kinh tế, thương mại cũng như văn
hóa kinh doanh của nhiều nước và nhiều thị trường hơn trước, đặc biệt trong trường
hợp xảy ra tranh chấp thương mại. Các FTA mới đòi hỏi phải điều chỉnh luật lệ, chính
sách không chỉ về kinh tế, thương mại mà cả các vấn đề phi thương mại, như quyền
của người lao động, tiêu chuẩn lao động, tự do hiệp hội – công đoàn, môi trường,
doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ…
- Với xu thế chuyển dịch lao động giữa các nước tham gia FTA, thách thức đối
với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người lao động trong nước là sức ép về trình
độ, tri thức và tay nghề, nguy cơ tranh chấp quốc tế (các FTA mới có quy định cao về
giải quyết tranh chấp)… Trong khi lực lượng lao động nước ta chưa qua đào tạo còn
chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu; Đội
ngũ cán bộ, công chức nước ta thiếu và hạn chế về năng lực hội nhập; thiếu đội ngũ
luật sư giỏi để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp.
- Hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, những biến động trên thị trường tài chính, tiền
tệ, thị trường hàng hóa quốc tế, xung đột, tranh chấp sẽ tác động nhanh hơn, mạnh
hơn đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền
vững của ta; thách thức về bảo đảm an ninh, giữ gìn bản sắc dân tộc, sự phát triển
không đều...
- Những yếu kém, bất cập trong nước bộc lộ rõ hơn và nếu không được xử lý

kịp thời và thỏa đáng thì sẽ làm gia tăng nguy cơ tụt hậu của nước ta. Chuyển biến
trong tư duy trong nước chưa kịp với tình hình quốc tế và tốc độ hội nhập quốc tế của
nước ta. Khu vực tư nhân còn anh mún, quy mô nhỏ, thiếu nguồn vốn, công nghệ, kỹ
năng quản trị… Các hiệp hội, địa phương và doanh nghiệp hiểu và tham gia hội nhập
rất hạn chế, thụ động. Cơ chế điều phối còn bất cập.
III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ VÀ THAM GIA CÁC FTA
- Đổi mới cách nghĩ, cách làm trong tham gia các hoạt động hội nhập,
liên kết quốc tế theo hướng “chủ động tham gia, tích cực đề xuất và đóng góp”.
Tư duy mới là nâng lên tầm khu vực và toàn cầu – đó là tư duy của một Cộng đồng
ASEAN 600 triệu dân, một thị trường, không gian kinh tế rộng lớn của 56 đối tác
FTA đại diện 65% dân số, 95% GDP và 84% thương mại thế giới. Cách làm mới là
liên kết, hợp tác liên ngành, đa ngành và đa phương, bền vững, nhằm phát huy lợi thế
cạnh tranh của địa phương, doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh gay gắt với các
đối tác lớn, mạnh hơn.
- Đẩy mạnh phổ biến nội dung các cam kết hội nhập của ta, nhất là các hiệp
định FTA, chính sách, biện pháp cụ thể để tận dụng thời cơ, xử lý thách thức của hội
nhập.
8


- Hoàn thiện thể chế pháp lý hướng tới hài hòa hóa chính sách với các
cam kết quốc tế; Hình thành các chiến lược lớn về hội nhập quốc tế, tham gia FTA;
Rà soát và đẩy mạnh triển khai lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế… Hiện nay rất
cần hiệp hội và doanh nghiệp đóng góp ý kiến, đề xuất để hình thành các yêu cầu,
cam kết của ta trong tham gia các thỏa thuận quốc tế, các đàm phán FTA.
- Đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập quốc tế; Tăng cường
xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, có tri thức, kiến thức, kỹ
năng hội nhập và kỹ năng nghề, đồng thời các cơ quan, hiệp hội cần đẩy mạnh đổi
mới quản lý phù hợp tình hình, nhất là trong tình hình có nhiều yếu tố bất ổn, bất

định. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, đội ngũ luật sư, đào tạo nghề,
gắn với nhu cầu xã hội và yêu cầu của hội nhập quốc tế nước ta.
- Đổi mới cách thức, kiện toàn cơ chế phối hợp liên ngành, phù hợp với những
chuyển biến nhanh của tình hình và hội nhập quốc tế nước ta.
Công tác chuẩn bị trong nước để hội nhập quốc tế đang có những bước chuyển
quan trọng, nổi bật là việc ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về
hội nhập quốc tế và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng
Chính phủ đứng đầu, trong đó đề ra các định hướng lớn về hội nhập và xác định hội
nhập kinh tế là trọng tâm./.

9


CỘNG ĐỒNG ASEAN 2015: DẤU MỐC LỊCH SỬ
HỢP TÁC KHU VỰC VÀ VIỆT NAM
Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao
A. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI HÀM
1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
8/8/1967 trên cơ sở là một tuyên bố chính trị (Tuyên bố Bangkok) với 5 thành viên
ban đầu. Sau gần 5 thập kỷ tồn tại với nhiều thăng trầm, ASEAN đã chuyển hóa căn
bản về chất, cả về thành viên, mục tiêu và nội dung hợp tác ; đang hướng tới hình
thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.
Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN được đề cập sau khi một ASEAN bao
gồm cả 10 nước Đông Nam Á trở thành hiện thực và Tầm nhìn ASEAN 2020 được
thông qua (Năm 1997). Sau một thời gian thực hiện các chương trình hành động triển
khai Tầm nhìn ASEAN 2020, các Lãnh đạo ASEAN năm 2003 chính thức quyết
định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột: chính trị - an ninh,
kinh tế và văn hóa – xã hội. Năm 2007, ASEAN nhất trí sẽ hình thành Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015 (thay vì đến năm 2020 như thỏa thuận trước đó) và thông qua

Lộ trình cùng các Kế hoạch tổng thể trên từng trụ cột để triển khai.
2. Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành
một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ
sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về
kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và mở rộng hợp tác với bên ngoài.
Cộng đồng Chính trị-An ninh có mục tiêu tạo dựng môi trường hòa bình và an
ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao
mới, với 3 đặc trưng chính gồm: một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá
trị, chuẩn mực chung; một khu vực gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm
chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với
bên ngoài.
Cộng đồng Kinh tế nhằm tạo ra một thị trường duy nhất và cơ sở sản xuất
thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động
có tay nghề và phần nào là vốn ; có sức cạnh tranh cao; phát triển đồng đều; và hội
nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Cộng đồng Văn hóa-Xã hội có mục tiêu phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân, thúc đẩy một xã hội đùm bọc và chia sẻ trách nhiệm, bình đẳng
và công bằng, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và ý thức về bản sắc chung, thúc đẩy
bình đẳng và công bằng xã hội cũng như môi trường bền vững.
3. Để thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, ASEAN đã đề
ra các Kế hoạch tổng thể (KHTT) trên từng trụ cột, trong đó đề ra các mục tiêu và
10


thành tố cụ thể cùng các biện pháp/hoạt động để triển khai (được gọi là dòng hành
động). KHTT về chính trị - an ninh đề ra 6 lĩnh vực (thành tố) hợp tác chính gồm: (i)
Hợp tác chính trị; (ii) Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử; (iii) Ngăn ngừa xung
đột; (iv) Giải quyết xung đột; (v) Kiến tạo hòa bình sau xung đột; và (vi) Cơ chế thực
hiện.
KHTT đề ra các mục tiêu và biện pháp với 4 trụ cột: (i) Xây dựng một thị trường

chung và cơ sở sản xuất thống nhất thông qua các biện pháp dỡ bỏ các rào cản đối với
sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động kỹ năng cũng như tạo
thuận lợi cho sự lưu chuyển tự do hơn của dòng vốn, các biện pháp về các lĩnh vực ưu
tiên hội nhập; (ii) Đưa ASEAN thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao
thông qua các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường kết nối hạ tầng:
đường sắt, đường bộ, đường không, năng lượng; (iii) Phát triển kinh tế đồng đều
thông qua các biện pháp thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm giúp các nước CLMV
nâng cao năng lực hội nhập, thực hiện các cam kết; (iv) Hội nhập hiệu quả vào nền
kinh tế toàn cầu thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn
và khu vực.
KHTT về văn hóa – xã hội đã xác định 6 lĩnh vực hợp tác chính là : (i) Phát triển
con người; ii) Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; iii) Các quyền bình đẳng xã hội; iv) Đảm
bảo môi trường bền vững; v) Tạo dựng bản sắc ASEAN và vi) Thu hẹp khoảng cách
phát triển; đồng thời nêu ra 40 thành tố cùng với 339 biện pháp cần được thực hiện
trong giai đoạn 2009-2015 và cơ chế thực hiện, giám sát.
Để hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột, ASEAN còn
thông qua và triển khai Kế hoạch công tác về Sáng kiến Liên kết ASEAN về thu hẹp
khoảng cách phát triển và Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC). Ngoài ra,
quan hệ đối ngoại của Hiệp hội với các đối tác cũng được lồng ghép vào từng trụ cột
Cộng đồng và được đẩy mạnh thông qua nhiều khuôn khổ khác nhau (ASEAN+1,
ASEAN+3, EAS, ARF và ADMM+).
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Đến nay, ASEAN đã thực hiện được gần 93% các biện pháp/dòng hành động
cụ thể đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 với mức độ khác nhau
trong từng trụ cột, trong đó Cộng đồng Chính trị-An ninh đạt 88%, Cộng đồng Kinh
tế đạt 90,5% và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội đạt gần 100%. Việc thực hiện Kế hoạch
Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và Kế hoạch công tác về Sáng kiến hội nhập
ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển đạt được kết quả thấp hơn, chủ yếu
do thiếu nguồn lực.
1. Kết quả xây dựng Cộng đồng Chính trị An ninh (APSC):

ASEAN đã và đang triển khai 125/145 biện pháp/hoạt động đề ra, đạt 88% kế
hoạch đề ra. Các hoạt động đã thực hiện chủ yếu tập trung trong những lĩnh vực như
hợp tác chính trị, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, tăng cường xây dựng
lòng tin, ngăn ngừa xung đột, duy trì hòa bình và an ninh khu vực, ứng phó với các
11


vấn đề an ninh phi truyền thống. Những kết quả chính đạt được như sau:
a. Về chia sẻ các chuẩn mực ứng xử:
- Hiến chương ASEAN (có hiệu lực từ tháng 12/2008) được triển khai trên thực
tế, tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho liên kết ASEAN. Các mục tiêu, nguyên
tắc đề ra trong Hiến chương được tuân thủ và thể hiện trong thực tiễn hoạt động của
ASEAN. Nhiều văn kiện pháp lý liên quan đến triển khai Hiến chương, nhất là các
quy định về giải quyết tranh chấp được ký kết/thông qua. Bộ máy tổ chức của
ASEAN được sắp xếp lại, trong đó có việc lập Ủy ban các đại diện thường trực
ASEAN tại Jakarta, Indonesia.
- Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) đã trở thành bộ nguyên
tắc cơ bản chỉ đạo mối quan hệ giữa các quốc gia, không chỉ giữa các quốc gia Đông
Nam Á mà cả giữa ASEAN với các nước đối tác. Đến nay, đã có 22 nước đối tác
tham gia Hiệp ước TAC, trong đó có tất cả 5 nước thành viên thường trực HĐBA
LHQ và 01 tổ chức khu vực là EU.
- Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) đã trở thành
công cụ quan trọng để bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực. ASEAN và 5 nước có
vũ khí hạt nhân (Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp) đang tích cực trao đổi để 5
nước này tham gia Nghị định thư Hiệp ước SEANWFZ để bảo đảm giá trị thực tế cho
Hiệp ước.
- Về vấn đề Biển Đông: ASEAN đã có nhiều nỗ lực và đóng vai quan trọng
trong việc bảo đảm hòa bình và an ninh ở Biển Đông, nhất là đã thúc đẩy Trung Quốc
thông qua và thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng
tới sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Vấn đề Biển Đông, trong

đó có việc thực hiện DOC và xây dựng COC đã trở thành nội dung thường xuyên
trong nghị sự của ASEAN và với các Đối tác; và được thể hiện trong nhiều văn kiện
quan trọng của ASEAN. Những nội dung chính được ghi nhận trong các văn kiện
ASEAN gần đây gồm có: (i) cần bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn trên
biển và trên không ở Biển Đông; (ii) giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,
không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; (iii) tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc
tế, nhất là UNCLOS 1982; (iv) tự kiềm chế, không làm gì gây phức tạp thêm tình
hình; (v) thực hiện hiệu quả DOC và sớm đạt được COC.
b. Về tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột:
ASEAN triển khai một số biện pháp cụ thể bao gồm: tổ chức giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm, đào tạo kiến thức, kỹ năng giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng;
trao đổi quan sát viên diễn tập quân sự; tiến hành tham vấn và hợp tác về các vấn đề
quốc phòng với các đối tác ngoài ASEAN; tổ chức trao đổi về hợp tác trong ứng phó
với các thách thức an ninh; xuất bản Tài liệu Viễn cảnh An ninh ASEAN để tăng
cường minh bạch, hiểu biết về chính sách an ninh, quốc phòng của các quốc gia thành
viên ASEAN cũng như môi trường an ninh khu vực.
c. Về hợp tác quốc phòng: Hợp tác ASEAN về quốc phòng đạt được tiến triển
12


đáng chú ý trong thời gian qua, tập trung vào các biện pháp và hoạt động trong 4 lĩnh
vực: tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực; thúc đẩy hợp tác thực tế đã
có và phát triển hợp tác về quốc phòng và an ninh; tăng cường quan hệ với các nước
Đối thoại; và hình thành và chia sẻ các chuẩn mực. Hội nghị ADMM nhất trí về việc
thành lập Nhóm tác chiến ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai; và đang
tiến hành công tác chuẩn bị cho việc thành lập Trung tâm quân y ASEAN… Hợp tác
quốc phòng với các nước Đối thoại cũng có những bước phát triển quan trọng. Hội
nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng với 8 nước đối tác (ADMM+) đã triển
khai hợp tác trên 6 lĩnh vực ưu tiên gồm: Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa; An
ninh hàng hải; Hoạt động gìn giữ hòa bình; Quân y; Chống khủng bố; và khắc phục

bom mìn nhân đạo.
d. Về hợp tác xử lý những thách thức an ninh phi truyền thống: ASEAN tập
trung ưu tiên trong các lĩnh vực phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, khủng
bố, buôn bán người, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ nhân đạo. Các nước triển
khai các biện pháp chia sẻ thông tin nghiệp vụ; đào tạo nâng cao năng lực; hợp tác về
tư pháp, dẫn độ; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan; triển khai hiệu quả
các tuyên bố, kế hoạch hành động trong từng lĩnh vực cụ thể; xây dựng các huôn khổ
pháp lý cho hợp tác như Công ước ASEAN về Chống khủng bố, các Tuyên bố
ASEAN về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, HIV, Ma túy, đang xây dựng Hiệp
định đa phương ASEAN về tìm kiếm cứu nạn người và tầu thuyền trên biển, xây dựng
Công ước ASEAN về chống buôn bán người; tổ chức diễn tập thường xuyên trong
khuôn khổ ASEAN và với các đối tác, nhất là trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và
cứu trợ nhân đạo.
e. Về hợp tác chính trị: được thúc đẩy thông qua việc chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm, huấn luyện và xây dựng năng lực, trên nhiều lĩnh vực như: hiểu biết về chế
độ chính trị, lịch sử và văn hóa của các nước thành viên; tăng cường hệ thống luật
pháp và tư pháp; quản trị tốt, phòng chống tham nhũng, dân chủ, nhân quyền, … Tiến
triển được dư luận quan tâm là việc lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân
quyền (AICHAR) và thông qua Tuyên bố nhân quyền ASEAN, lập Ủy ban về quyền
phụ nữ và trẻ em (ACWC). Sự tham gia của Nghị viện (AIPA) và các tầng lớp xã hội
vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thúc đẩy và tăng cường, nhằm mục
tiêu đưa ASEAN hướng tới người dân và phục vụ lợi ích thiết thực của người dân.
f. Về hợp tác và hỗ trợ pháp luật: ASEAN gia tăng hợp tác trong khuôn khổ
Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN (ALAWMM), nhất là trong lĩnh vực hài hòa
hóa luật thương mại, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự và dẫn độ.
g. Hợp tác về lãnh sự và đi lại: ASEAN đã tăng cường hợp tác quản lý biên
giới như: kiểm tra thị thực, xuất-nhập cảnh và ngăn ngừa tội phạm xuyên quốc gia; ký
Hiệp định khung về miễn thị thực cho công dân các nước ASEAN; thỏa thuận về hợp
tác hỗ trợ khẩn cấp công dân ASEAN ở các nước thứ 3 trong trường hợp khủng
hoảng.

2. Kết quả triển khai xây dựng Cộng đồng Kinh tế (AEC).
13


- Mục tiêu của AEC là xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và một cơ sở
sản xuất thống nhất, biến sự đa dạng và khác biệt của các nước ASEAN thành khả
năng hỗ trợ lẫn nhau thông qua mạng lưới chuỗi cung ứng, qua đó tạo lợi thế cạnh
tranh và thu hút thương mại và đầu tư trong khu vực và toàn cầu. Giống như nhiều
khu vực mậu dịch tự do (FTA) khác, mục tiêu chung của AEC là phát triển kinh tế
trên sự kết nối sức mạnh của thị trường 10 nước ASEAN. Tuy nhiên, khác với các
FTA khác, AEC không chỉ là một FTA với các biện pháp tự do hóa thương mại hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư mà là một khuôn khổ hội nhập và tương trợ kinh tế khu vực với
cả các nội dung hợp tác về kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển; không chỉ hội
nhập trong ASEAN mà còn cả ASEAN với bên ngoài.
- Phương châm/cách thức hội nhập của ASEAN là từng bước, tiệm tiến trước
mắt tập trung vào các biện pháp đơn giản, khả thi, sau đó liên tục rà soát, củng cố và
làm sâu sắc và mở rộng các biện pháp tự do hóa. Trên thực tế, với mức độ hội nhập
kinh tế hiện nay, AEC chưa thể được coi là một “cộng đồng kinh tế” theo nghĩa thông
thường (như cộng đồng Châu Âu). AEC thể hiện mong muốn và quyết tâm của
ASEAN trong hội nhập khu vực. Đây sẽ là một tiến trình liên tục, lâu dài, không dừng
lại ở năm 2015. Hiện ASEAN đang tiếp tục xây dựng tầm nhìn cho AEC sau năm
2015 nhằm đưa ASEAN thành một khu vực ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh đi đôi
với phát triển đồng đều, xóa nghèo và bất công xã hội đồng thời hội nhập toàn cầu.
Kết quả trong một số lĩnh vực cụ thể:
* Về thương mại hàng hóa: ASEAN đã và đang thực hiện các nghĩa vụ xóa bỏ
các rào cản thuế quan và phi thuế quan trên cơ sở Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA). Theo đó, từ năm 2010 các nước ASEAN 6 đã miễn, giảm thuế
xuống từ 0-5% cho 98%-99% hàng hoá từ ASEAN, các nước CLMV từ 2015 đã
miễn, giảm thuế tương tự với khoảng 90% hàng hóa và sẽ tiếp tục thực hiện với hầu
hết các mặt hàng còn lại từ năm 2018. ASEAN cũng đang chuẩn bị hoàn tất thủ tục để

thực hiện Cơ chế hải quan một cửa, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn
và hợp chuẩn (thiết bị điện, điện tử, viễn thông).…
* Thương mại dịch vụ: Trong khuôn khổ cam kết thực hiện Hiệp định khung về
dịch vụ ASEAN (AFAS) năm 1995, tới nay các nước ASEAN đã thực hiện tự do hoá
theo 9 Gói cam kết về thương mại dịch vụ chung, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính,
8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không với phạm vi rộng hơn và mức độ sâu
hơn so với các cam kết trong khuôn khổ WTO. Các lĩnh vực dịch vụ được ASEAN ưu
tiên tự do hoá bao gồm ASEAN điện tử (e-ASEAN), y tế, logistics, hàng không và du
lịch.
* Đầu tư: đang xóa bỏ các bảo lưu trong Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN
(ACIA), thực hiện các sáng kiến về thuận lợi hóa và bảo hộ đầu tư.
* Về sự lưu chuyển tự do hơn đối với dòng vốn trong khu vực: xây dựng
Khuôn khổ ASEAN về hội nhập ngân hàng, bao gồm các biện pháp hài hòa hóa quy
định và tiêu chuẩn ngân hàng, thực hiện kết nối các thị trường chứng khoán ASEAN.
14


Các nước ASEAN đã đàm phán được 6 Gói tự do hóa dịch vụ tài chính trong khuôn
khổ AFAS:
* Hội nhập vào kinh tế toàn cầu: đã đàm phán, ký và thực thi các cam kết trong 5
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Niu Di Lân và hiện xem xét đàm phán nâng cấp, hoặc tự do
hóa thêm các FTA này, đồng thời đang đàm phán FTA với Hồng Kông và nỗ lực kết
thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN (RCEP) vào cuối
năm 2015.
3. Kết quả triển khai xây dựng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC).
a) Lao động và lao động di cư: Phát triển lực lượng lao động cạnh tranh; Thực
hiện các kinh nghiệm lao động tiên tiến; Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động (phát
hành Quy định ASEAN về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp); Tiến hành soạn thảo
Văn kiện ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của lao động di cư; Phòng ngừa và

kiểm soát lây nhiễm HIV tại nơi làm việc .
b) Phúc lợi xã hội và phát triển đồng đều: Triển khai Tuyên bố ASEAN về An
sinh xã hội; Hỗ trợ phát triển đồng đều đối với các nhóm xã hội sẽ tổn thương (người
khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi…), góp phần hiện thực hóa mục tiêu Cộng đồng
ASEAN hướng tới người dân.
c) Phụ nữ và trẻ em: Thúc đẩy đảm bảo quyền phụ nữ và trẻ em, thực hiện nữ
quyền và bình đẳng giới; Triển khai Tuyên bố ASEAN về Xóa bỏ bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em; Phát hành tuyển tập các kinh nghiệm hay về loại trừ hành vi bạo lực đối
với phụ nữ và trẻ em; Nỗ lực hợp tác với các tác nhân liên quan lập mạng lưới xã hội
bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân.
đ) Quản lý thiên tai và hỗ trợ nhân đạo: Tích cực thúc đẩy qua triển khai Hiệp
định ASEAN về Quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp (AADMER), vận hành Trung
tâm Điều phối hỗ trợ nhân đạo (AHA), tổ chức các cuộc Diễn tập phòng chống thiên
tai; Triển khai Tuyên bố ASEAN về tăng cường phòng chống thiên tai với việc thông
qua các chiến lược và ưu tiên của Kế hoạch công tác (giai đoạn 2) Hiệp định
AADMER (2013-15) và Quy chế hoạt động (TOR) trao thẩm quyền và nhiệm vụ cho
Tổng Thư ký ASEAN làm Điều phối viên hỗ trợ nhân đạo ASEAN.
e) Y tế: Triển khai các cam kết tại Tuyên bố ASEAN về các bệnh không lây
nhiễm; Phòng chống HIV/AIDS; Hợp tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
g) Giáo dục: Phát hành Báo cáo tình hình giáo dục ASEAN, qua đó cung cấp
tổng thể cảnh quan giáo dục tại ASEAN; lập Thẻ đánh giá giáo dục ASEAN; chuyển
ngữ các SGK tham khảo nguồn; thực hiện hài hoà hoá chương trình giáo dục nhằm
quản lý chất lượng đào tạo cao học; thúc đẩy hợp tác du học và trao đổi sinh viên giữa
các trường Đại học ASEAN.
h) Môi trường: Thông qua Chương trình ASEAN về quản lý bền vững hệ sinh
thái đất than bùn (2014-20) trên cơ sở dự án Rừng đất than bùn ASEAN (APFP) đã
15


kết thúc; Mở rộng mạng lưới khu vực đối với Chương trình công viên di sản ASEAN

(AHP) gồm 33 khu bảo tồn quốc gia có tầm quan trọng về đa dạng sinh học; Thông
qua Kế hoạch hành động giáo dục môi trường ASEAN (AEEAP) 2014-18 sau kết
thúc giai đoạn 2008-12; Lập hệ thống theo dõi khói bụi chung (HMS) giữa các cơ chế
Tiểu vùng ASEAN về ô nhiễm khói bụi xuyên quốc gia; Soạn thảo Triển vọng môi
trường ASEAN-Trung Quốc (lần đầu tiên) nhằm cung cấp thông tin tổng quan về tình
trạng môi trường, khả năng giải pháp và hợp tác xử lý những vấn đề và thách thức
chung.
i) Văn hoá và Thông tin: Thực hiện các dự án lớn nhằm bảo tồn và quảng bá di
sản văn hoá ASEAN, phát triển văn hoá sáng tạo và thông tin. Tiếp tục nâng cao nhận
thức về ASEAN qua các kế hoạch truyền thông quốc gia; phát triển Trung tâm đào tạo
nguồn lực ảo ASEAN và triển khai các hoạt động chung trên truyền hình, đài phát
thanh và truyền thông số; Tổ chức Liên hoan phim ASEAN lần thứ nhất với nỗ lực sử
dụng phim ảnh làm phương tiện giới thiệu ASEAN đến với nhiều cộng đồng khán giả
hơn.
l) Thanh niên: Triển khai Tuyên bố ASEAN về Doanh nghiệp trẻ và việc làm;
Tiếp tục 2 chương trình tình nguyện, gồm Thanh niên tình nguyện ASEAN (AYVP)
và Đội tình nguyện trẻ chuyên nghiệp ASEAN (AYPVC).
m) Các vấn đề công vụ: Tiếp tục triển khai các dự án của 10 Trung tâm nguồn
lực ASEAN (ARC) tập trung vào phát triển lãnh đạo, quản lý nguồn nhân lực và cán
bộ, công nghệ thông tin, thi và kiểm tra…nhằm xây dựng năng lực và thúc đẩy trao
đổi kinh nghiệm giữa các công chức. Đang thực hiện Kế hoạch công tác ACCSM+3
giai đoạn 2012-15. Kết thúc 5 dự án thí điểm như hội thảo về năng suất xanh.
4. Kết quả thực hiện Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC):
Sáng kiến kết nối ASEAN được thông qua tại HNCC ASEAN 15 (năm 2009), đề ra
các chiến lược và hoạt động cụ thể nhằm kết nối ASEAN trên 3 lĩnh vực chính: (i) Hạ
tầng (Giao thông vận tải, Năng lượng, ICT); (ii) Thể chế (tự do hóa và thuận lợi hóa
thương mại, đầu tư, vốn); và (iii) Con người (giáo dục, văn hóa, du lịch). Để hiện thực
hóa các mục tiêu này, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về
Kết nối ASEAN (MPAC) tại HNCC ASEAN 17 (Hà Nội, tháng 10/2010). MPAC
được xây dựng trên cơ sở chọn lọc các biện pháp “deliverable” và thiết thực nhất

trong các kênh chuyên ngành, kết hợp với các biện pháp đang triển khai trong các
khuôn khổ tiểu vùng. Tiến độ triển khai MPAC tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Trong
tổng số 125 hoạt động thuộc MPAC, 96 hoạt động sẽ cần được hoàn tất vào năm
2015, tuy nhiên Ban Thư ký ASEAN đánh giá chỉ 65% những hoạt động này có thể
kết thúc vào năm 2015 theo kế hoạch.
Các khó khăn chính được xác định là do (i) thiếu nguồn lực cho các dự án cơ sở
hạ tầng, (ii) khó khăn, chậm trễ trong việc thông qua Hiệp định đã ký hoặc thay đổi
nội luật để triển khai các cam kết khu vực, và (iii) sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa
các cơ quan ban ngành tham gia triển khai MPAC. Hiện Uỷ ban Kết nối ASEAN
(ACCC) đang tăng cường việc huy động nguồn lực và hỗ trợ từ bên ngoài, xem xét
16


xây dựng cơ chế PPP, tăng cường trao đổi và tham vấn với các đơn vị tham gia triển
khai MPAC để kịp nắm bắt tình hình.
5. Kết quả thực hiện Kế hoạch công tác về Sáng kiến liên kết ASEAN
(IAI). Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua
năm 2000 với mục tiêu thúc đẩy liên kết kinh tế ASEAN thông qua việc các nước
ASEAN-6 hỗ trợ các nước CLMV hội nhập khu vực và thu hẹp khoảng cách phát
triển. Giai đoạn một của Sáng kiến IAI (2002-2008) đã hoàn tất với 134 dự án/chương
trình được thực hiện, thu hút 191 triệu đôla Mỹ từ ASEAN-6 và 20 triệu đôla Mỹ từ
các nước đối thoại, tổ chức phát triển và các đối tác khác. Các dự án/chương trình tập
trung vào 04 lĩnh vực ưu tiên là phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ hội nhập khu vực,
công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng.
Giai đoạn 2 (2009-2015) được triển khai trên cơ sở Tài liệu Khung chiến lược
(SF) và Kế hoạch Công tác IAI (WP) 2 được thông qua tại HNCC ASEAN-14 (tháng
2/2009, Thái Lan). Tính đến tháng 4/2015, đã có 63 hoạt động (chiếm 35%) trong
WP-2, tương đương 281 dự án, được triển khai với sự hỗ trợ của ASEAN-6, các đối
tác đối thoại và đối tác phát triển. Trong đó, có 36 trên tổng số 94 hoạt động liên quan
đến AEC (chiếm 39%), 19 trên tổng số 78 hoạt động liên quan đến ASCC (chiếm

24%), 4 trên tổng số 6 hoạt động liên quan đến APSC (chiếm 67%) đã được thực
hiện. Các nước ASEAN-6 đã đóng góp hoặc cam kết tổng số 277 dự án, với kinh phí
gần 20 triệu USD (trong đó ASEAN-6 góp gần 18 triệu). Trong tổng số 277 dự án
này, có 43 dự án được thực hiện chung với các Đối tác. Các Đối tác tích cực hỗ trợ
ASEAN thực hiện IAI là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, và Niu Di-lân. Tuy các nước đối
tác đã cam kết vốn hỗ trợ khá lớn cho IAI, rất nhiều dự án hiện vẫn đang chờ xét
duyệt do quy định xét duyệt khá phức tạp, yêu cầu sự đồng ý của nhiều cấp và sự có
lợi cho ít nhất 2 trong 4 nước CLMV.
Trong năm 2015, Nhóm Đặc trách IAI (IAITF) nhất trí ưu tiên triển khai các
hoạt động đã có đề xuất nội dung dự án của CLMV trong đó có 60 hoạt động. Giai
đoạn sau 2015, cần kiểm điểm toàn diện hiệu quả triển khai |Sáng kiến IAI và quy
trình xây dựng, đề xuất và triển khai các dự án IAI; hiệu quả hoạt động của cơ chế
IAITF và phòng IAI/NDG của BTK ASEAN; vai trò điều phối của các Phái đoàn
CLMV và BTK ASEAN; rà soát mức độ khả thi của 119 trong tổng số 182 hoạt động
chưa được triển khai của IAI WP-2 và rút gọn danh mục hoạt động ưu tiên của
CLMV theo hướng tinh gọn, cụ thể hóa các hoạt động khả thi.
6. Quan hệ Đối ngoại của ASEAN
Quan hệ đối ngoại của ASEAN là một mảng lớn trong các hoạt động của Hiệp
hội luôn được mở rộng và tăng cường thông qua các khuôn khổ khác nhau, đồng thời
ASEAN luôn phát huy được vai trò chủ đạo trong các tiến trình khu vực cũng như
trong việc xử lý những vấn đề quan trọng của khu vực. Quan hệ đối ngoại đã hỗ trợ
đắc lực cho mục tiêu an ninh và phát triển của ASEAN ; giúp ASEAN tạo được mạng
lưới quan hệ hợp tác lâu dài và ổn định với tất cả các nước lớn và đối tác quan trọng ở
khu vực và trên thế giới, góp phần vào duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực,
17


nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế; giúp ASEAN huy động đáng kể sự
hỗ trợ, kể cả về tài chính của các nước đối tác cho xây dựng cộng đồng, thu hẹp
khoảng cách phát triển, thúc đẩy hội nhập ASEAN.

Quan hệ đối ngoại của ASEAN bao gồm các khuôn khổ ASEAN+1,
ASEAN+3, và Cấp cao Đông Á (EAS). Cụ thể:
(i) Khuôn khổ ASEAN + 1 (với từng đối tác bên ngoài). ASEAN hiện có quan
hệ đối thoại và hợp tác với 10 nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakít-xtan, Ôt-xtrây-lia, Niu Di-lân, Nga, Hoa Kỳ và Ca-na-đa), 1 tổ chức khu vực là
Liên minh Châu Âu (EU) và 1 tổ chức quốc tế là Liên Hợp Quốc. Ngoài ra ASEAN
cũng như đang xem xét đề nghị thiết lập quan hệ đối tác ở các mức khác nhau với
nhiều nước như Na Uy, Ecuador, Triều Tiên, Mông Cổ và Thụy Sỹ... ASEAN hiện là
quan sát viên của LHQ và có quan hệ với nhiều tổ chức khu vực khác trên thế giới
như FEALAC, CELAC, GCC, AP, ECO…
Đến nay, ASEAN cùng với hầu hết các đối tác nói trên đã thiết lập các khuôn
khổ quan hệ như đối tác chiến lược (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Úc), đối tác tăng cường (Mỹ, EU, Ca-na-đa) hoặc toàn diện (Niu Di-lân, Nga, UN),
kèm theo các kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện. Các chương trình/kế hoạch
hành động đang được triển khai tích cực với nhiều biện pháp/hoạt động khác nhau, kể
cả thỏa thuận lập các Khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa ASEAN với nhiều đối tác
quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Niu Di-lân.
(ii) Tiến trình ASEAN+3 (với ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản
và Hàn Quốc). Khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 hình thành năm 1997 với cuộc họp Cấp
cao không chính thức lần đầu tiên giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và được chính thức hóa năm 1999 với việc thông qua Tuyên bố chung về Hợp
tác Đông Á (Ma-ni-la, 28/11/1999). ASEAN+3 ra đời xuất phát từ nhu cầu hợp tác
của các nước khu vực nhằm đối phó với tác động của khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997, đến nay đã mở rộng, phát triển, trở thành một trong những cơ chế quan
trọng trong hợp tác Đông Á, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, tài chính. Ngoài
ra, ASEAN+3 cũng hợp tác trên các lĩnh vực an ninh-chính trị, nông-lâm nghiệp,
chống tội phạm xuyên quốc gia, năng lượng, môi trường, công nghệ thông tin, du lịch,
lao động, y tế, văn hóa nghệ thuật, quản lý thiên tai, giáo dục… được điều phối thông
qua nhiều cơ chế, gồm Cấp cao, cấp Bộ trưởng, cấp Quan chức Cao cấp, CPR+3, và
nhóm làm việc.
Hợp tác ASEAN+3 đã đóng góp giải quyết các thách thức chung của khu vực,

tạo điều kiện cho hòa bình, ổn định, hội nhập khu vực và quá trình xây dựng Cộng
đồng Đông Á. Các nước+3 ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng, hướng tới mục tiêu
lâu dài là thành lập cộng đồng Đông Á trong đó ASEAN đóng vai trò là động lực
chính.
(iii) Cấp cao Đông Á (EAS). Tháng 12/2005, EAS ra đời với sự tham gia của
16 thành viên gồm 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn quốc, Ấn Độ, Ôt18


xtrây-lia và Niu Di-lân. Mỹ và Nga tham gia EAS từ năm 2011. Đây là diễn đàn của
các Lãnh đạo đối thoại về các vấn đề chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng
đồng ở khu vực Đông Á; là một tiến trình mở và thu nạp, trong đó ASEAN giữ vai trò
chủ đạo; bổ sung và hỗ trợ cho các diễn đàn khu vực khác hiện có, họp hàng năm do
ASEAN chủ trì nhân dịp Cấp cao ASEAN.
Sức hấp dẫn và tầm quan trọng của ASEAN tiếp tục được thể hiện qua Cấp cao
Đông Á, diễn đàn hàng năm quan trọng của các lãnh đạo đối thoại về các vấn đề chiến
lược bao gồm cả nội dung chính trị-an ninh, kinh tế, hợp tác phát triển. ASEAN tiếp
tục đóng vai trò trung tâm, tạo điều kiện để các cường quốc đóng góp vào duy trì hòa
bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực. Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác của EAS
đóng góp vào xây dựng Cộng đồng ASEAN, thông qua tăng cường hợp tác và nâng
cao năng lực của ASEAN trong 6 lĩnh vực ưu tiên gồm (i) năng lượng và môi trường,
(ii) giáo dục; (iii) tài chính và kinh tế; (iv) y tế và dịch bệnh; (v) quản lý thiên tai; và
(vi) hợp tác kết nối.
B. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG
CỘNG ĐỒNG ASEAN
Với phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” trong tham gia hợp
tác ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của
ASEAN nói chung và mục tiêu hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN nói riêng. Việt
Nam đã tham gia đầy đủ và sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, từ
chính trị-an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội và quan hệ đối ngoại của Hiệp hội; và có
những đóng góp quan trọng cho sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN, từ xác

định các mục tiêu và quyết sách lớn đến việc tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN,
đẩy mạnh quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Hiệp hội. Sự
tham gia và đóng góp của Việt Nam trên các lĩnh vực cụ thể như sau:
1. Trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh
- Việt Nam luôn đi đầu thúc đẩy đối thoại và hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn
định và an ninh ở khu vực. Chúng ta chủ động thúc đẩy và tích cực tham gia thực hiện
các biện pháp xây dựng lòng tin, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực chung trong ứng
xử giữa các quốc gia, phát huy các công cụ và cơ chế hợp tác chính trị - an ninh hiện
có của khu vực như Hiệp ước TAC, Hiệp ước SEANWFZ, Tuyên bố DOC.
- Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động đối thoại và hợp tác giữa các
quan chức quốc phòng ASEAN và ASEAN mở rộng, tăng cường xây dựng lòng tin và
hợp tác xử lý những thách thức an ninh ở khu vực. Chúng ta cũng tích cực tham gia
các hoạt động hợp tác ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống (chống khủng
bố, ma túy, buôn người, tội phạm công nghệ cao và các loại tội phạm xuyên quốc
gia...), các hoạt động ngăn ngừa xung đột (thiết lập đường dây nóng, thúc đẩy cơ chế
“cảnh báo sớm”), tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo,...
- Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho việc bảo đảm đoàn kết và
thống nhất ASEAN cũng như phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
19


Chúng ta luôn kiên trì thúc đẩy đoàn kết và thống nhất ASEAN trên cơ sở các mục
tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội đã được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN,
khéo léo xử lý những khác biệt nảy sinh giữa các nước ASEAN, thúc đẩy lập trường
và tiếng nói chung trong việc xử lý những vấn đề khu vực.
- Chúng ta đã chủ động thúc đẩy thành công một số vấn đề giúp ASEAN bảo
đảm vai trò trung tâm ở khu vực, trong đó có quyết định mở rộng Cấp cao Đông Á
(EAS) cho Nga và Mỹ tham gia; vận động và chủ trì thành công Hội nghị ADMM+
lần đầu tiên ở Hà Nội; xây dựng Kế hoạch hành động Hà Nội thực hiện Tuyên bố
Tầm nhìn ARF; tích cực thúc đẩy định hình cấu trúc an ninh khu vực Đông Á trên cơ

sở các tiến trình khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo. Việt Nam đã tích cực thúc
đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, làm sâu sắc quan hệ hợp tác chính trị-an
ninh ASEAN với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản, Nga, Úc..., để tạo dựng một môi trường hòa bình, an ninh tại khu vực;
- Việt Nam đã khéo léo lồng thép thúc đẩy vấn đề Biển Đông, tranh thủ được sự
ủng hộ quốc tế để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của ta ở Biển Đông. Trong
nhiều năm qua, nhất là khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và tiến hành cải tạo quy mô lớn các
đảo/đá, vấn đề Biển Đông nổi lên trở thành chủ đề hàng đầu tại các Hội nghị ASEAN
và ASEAN mở rộng; tất cả các nước ASEAN và đối tác (trừ Trung Quốc) đều bày tỏ
quan ngại, thể hiện qua các văn kiện của nhiều Hội nghị quan trọng, nhất là Tuyên bố
của các Bộ trưởng Ngoại giao về diễn biến ở Biển Đông (10/5/2014), Hội nghị Cấp
cao ASEAN-24 (tháng 5/2014), Cấp cao ASEAN-25 (tháng 11/2014) và Cấp cao
ASEAN -26 (tháng 4/2015). Đây là kết quả đấu tranh của ta trên thực địa, kết hợp với
đấu tranh chính trị, ngoại giao. Ta cũng đã tích cực thúc đẩy trao đổi giữa ASEAN và
Trung Quốc về thực hiện nghiêm túc DOC và sớm xây dựng COC; đẩy mạnh đối
thoại và hợp tác về các vấn đề trên biển, xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột.
2. Trụ cột Cộng đồng Kinh tế
Với quan điểm chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng thành công
AEC năm 2015, Việt Nam đã tích cực triển khai các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện
Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại hàng
hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, giao thông vận tải, hợp tác tài chính, chính sách cạnh
tranh, công nghiệp, năng lượng, kết nối ASEAN, hợp tác với các đối tác ngoài khối…
Một số kết quả cụ thể:
2.1. Thương mại hàng hóa
- Ngay từ khi ra nhập, Việt Nam đã thực hiện việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong
ASEAN. Đến năm 2010, ta đã đưa thuế suất về 0-5% đối với khoảng 90% số dòng
thuế và được linh hoạt giữ thuế suất đối với 7% số dòng thuế còn lại tới năm 2018
(Các nước ASEAN 6 đã thực hiện nghĩa vụ này từ 2010, có nghĩa là từ 2010 khoảng
98-99% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN 6 đã được miễn thuế

nhập khẩu). Đến nay, đây là mức cắt giảm thuế nhập khẩu cao nhất trong tất cả các
20


FTA Việt Nam đã ký. Về biện pháp phi thuế quan, cơ bản cam kết trong ASEAN hiện
nay chưa đi quá cam kết trong WTO từ cam kết về hạn ngạch thuế quan. Theo đó đến
năm 2018, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan với 4 mặt hàng là đường
(đường tinh luyện, đường thô), muối, trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu. Các biện
pháp phi thuế quan của ta đến nay đều phù hợp với các cam kết.
2.2. Thương mại dịch vụ
- Trong khuôn khổ cam kết thực hiện Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN
(AFAS) năm 1995, tới nay các nước ASEAN đã thực hiện tự do hoá theo 9 Gói cam
kết về thương mại dịch vụ chung, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính, 8 Gói cam kết
về dịch vụ vận tải hàng không với phạm vi rộng hơn và mức độ sâu hơn so với các
cam kết trong khuôn khổ WTO. Các cam kết này cơ bản giống với cam kết chung của
Việt Nam trong GATS, cũng không trực tiếp làm thay đổi thể chế của ngành dịch vụ
Việt Nam. Việc cam kết phụ thuộc vào tình hình thực tế đã mở cửa và trong khuôn
khổ pháp luật hiện hành. Hiện nay Việt Nam vẫn đang duy trì các rào cản quan trọng
nhất trong các ngành và phân ngành nhạy cảm (viễn thông, tài chính, ngân hàng, phân
phối, năng lượng...).
2.3. Đầu tư
- Việt Nam đã tham gia Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) với các nội
dung bao trùm cả về tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến
đầu tư; dành đối xử như nhau cho các nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư ngoài
ASEAN.
- Việt Nam cùng chung quan điểm với các nước thành viên ASEAN khác trong
việc tạo ra một thể chế đầu tư tự do, mở cửa, thuận lợi và cạnh tranh nhằm thúc đẩy
đầu tư nội khối và thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN. Ta đã xây dựng một hệ
thống văn bản pháp luật phù hợp, áp dụng thống nhất tiêu biểu là Luật Doanh nghiệp
và Luật Đầu tư. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nới lỏng các quy định đối với lĩnh vực

bán lẻ, ngân hàng, giáo dục... Những điều chỉnh trên tạo cơ sở pháp lý cho việc cải
thiện môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng
giữa các nhà đầu tư, phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định
đầu tư trong khối ASEAN.
2.4. Một số dung khác
- Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực cùng các nước ASEAN triển khai các hoạt
động trong các lĩnh vực khác, nổi bật là: củng cố khả năng cạnh tranh về lương thực,
thực phẩm, nông lâm nghiệp của ASEAN; xúc tiến hợp tác về cạnh tranh và bảo vệ
người tiêu dùng; thông qua các văn kiện pháp lý làm cơ sở hợp tác trong các lĩnh vực
vận tải hàng không, đường bộ; tăng cường trao đổi thông tin dữ liệu về khoáng sản;
các hoạt động, chương trình bảo vệ người tiêu dùng; các chương trình, biện pháp hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…
- Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ thực hiện cao nhất các
biện pháp trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đối với các biện pháp ưu tiên
21


thực hiện cho đến hết 2015, Việt Nam và Singapore là hai nước có tỉ lệ cao nhất, đạt
93,5%, so với mức chung của ASEAN là 90,5%. Điều này thể hiện sự nghiêm túc và
nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng AEC.
3. Trụ cột Cộng đồng Văn hóa – Xã hội
Việt Nam đã tích cực lồng ghép các nội dung của Kế hoạch tổng thể vào các
Chương trình Mục tiêu quốc gia, chương trình hành động của các Bộ, ngành và chiến
lược phát triển của Việt Nam nói chung, qua đó giúp tiết kiệm được thời gian, nguồn
lực đảm bảo việc thực hiện KHTT một cách nhanh chóng, đồng bộ và toàn diện.
Hợp tác Cộng đồng Văn hoá-Xã hội trải rộng đan xen, đa ngành trên nhiều lĩnh
vực như: lao động, phúc lợi xã hội, phụ nữ và trẻ em, thanh niên, lao động di cư,
người cao tuổi, người khuyết tật, y tế, giáo dục... Cấp độ hợp tác ngày càng nâng cao
và đi vào thực chất, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc quá trình hội nhập, liên kết
ASEAN, hình thành và nâng cao ý thức hợp tác, phối hợp ở cấp độ khu vực và quốc

tế để giải quyết các vấn đề nảy sinh và cùng ứng phó với các thách thức chung của
khu vực.
- Lao động và việc làm: Việt Nam đã tích cực tham gia Hội nghị Bộ trưởng,
quan chức lao động ASEAN (ALMM, SLOM); nêu sáng kiến lập dự án nghiên cứu so
sánh luật lao động giữa các nước ASEAN, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về thanh tra
lao động; tổ chức hội nghị nguồn nhân lực; đối thoại lao động và sửa đổi Luật lao
động về khuôn khổ pháp lý và quy tắc liên quan tới quan hệ việc làm; thảo luận văn
kiện về bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động di cư; hợp tác phát triển nguồn
nhân lực (hình thành và luật hoá việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
cho người lao động trong Luật dạy nghề; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây
dựng Khung trình độ quốc gia; tham gia và đăng cai tổ chức Hội thi tay nghề
ASEAN).
- Phúc lợi và phát triển xã hội: tích cực tham gia và đăng cai tổ chức các hội
nghị cấp Bộ trưởng, quan chức ASEAN về phúc lợi xã hội và phát triển (AMMSWD,
SOMSWD); các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác như lập Nhóm các nhà sư
phạm, thực hành công tác xã hội ASEAN; Chiến lược cộng đồng về phòng chống bạo
lực gia đình; an sinh xã hội và chế độ thai sản cho lao động nữ v.v. Việt Nam đã đi
đầu trong việc xây dựng Tuyên bố ASEAN về Tăng cường An sinh xã hội và Tuyên
bố về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em trong ASEAN đã được thông qua
tại HNCC ASEAN 25 (tháng 11/2014); hợp tác với Nhật Bản về chính sách chăm sóc
sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh; và với Hàn Quốc về công tác chăm sóc tại nhà cho
người cao tuổi.
- Phụ nữ: Việt Nam đã đóng góp vào việc chống bạo lực gia đình, bảo vệ quyền
của phụ nữ ASEAN. Năm 2010, Uỷ ban thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ
em (ACWC) được lập tại Việt Nam. Việt Nam tham gia đóng góp vào việc xây dựng
kế hoạch của ACWC trong ASEAN cũng như thiết lập mạng lưới, xây dựng kết nối
giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nhà tài trợ trong lĩnh vực bảo vệ quyền của
22



phụ nữ và trẻ em thông qua các Hội thảo, dự án như “Thúc đẩy Quyền có quốc tịch
cho phụ nữ và trẻ em trong việc thực hiện Công ước CRC và CEDAW trong ASEAN:
Quan hệ đối tác tiềm năng ACWC-UNHCR”.
- Hợp tác môi trường và biến đổi khí hậu: Việt Nam đã đề xuất sáng kiến tổ
chức diễn đàn môi trường ASEAN để trao đổi kinh nghiệm và các bài học thực tế
trong các vấn đề về môi trường. Năm 2013, Việt Nam đã chủ trì Hội thảo cấp cao
Đông Á về Thành phố bền vững môi trường lần thứ 4; Tổ chức thành công Lễ Trao
Chứng nhận Vườn Quốc gia U Minh Thượng là Vườn Di sản ASEAN, nâng tổng số
thành 5 Vườn Di Sản ASEAN của Việt Nam. Nhiều lượt cán bộ, chuyên gia của ta đã
tham gia các khóa tập huấn tăng cường năng lực trong lĩnh vực này.
- Hợp tác quản lý thiên tai: Việt Nam đã phối hợp với ASEAN triển khai Hiệp
định ASEAN về Ứng phó khẩn cấp và Quản lý thiên tai; lồng ghép các cam kết hợp
tác quản lý thiên tai thảm họa cấp khu vực vào chương trình phát triển quốc gia; Ưu
tiên đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, nâng cao nhận thức Cộng đồng, hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật, đầu tư nâng cấp các công trình phòng chống thiên
tai… Tháng 10/2013, Việt Nam đã tổ chức thành công Diễn tập Ứng phó Thiên tai
khu vực ASEAN (ARDEX-13), với sự tham gia của 2500 người, các đội cứu trợ đến
từ 10 nước ASEAN và quan sát viên từ 6 nước EAS, trong đó có Ô-xtrây-lia.
- Hợp tác thông tin-truyền thông: Hợp tác về quản lý và khai thác các dịch vụ
viễn thông, dịch vụ bưu chính và chuyển phát giữa Việt Nam với các nước ASEAN
được liên tục mở rộng, phục vụ kịp thời nhu cầu trao đổi thông tin và liên lạc, phát
triển các mối quan hệ kinh tế xã hội và văn hoá giữa Việt Nam và các nước, góp phần
xây dựng một không gian điện tử chung trong ASEAN (e-ASEAN), hướng tới việc
phát triển các lĩnh vực xã hội điện tử, kinh doanh điện tử và Chính phủ điện tử, thu
hẹp khoảng cách số và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong xã hội, nhất là ở các vùng
nông thôn, vùng sâu vùng xa. Một số doanh nghiệp của Việt Nam như VNPT, Viettel
đã triển khai các dự án hợp tác đầu tư hiệu quả tại một số nước ASEAN như Căm-puchia, Lào, Mi-an-ma.
- Hợp tác văn hóa: ta đã tham gia tích cực nhiều hoạt động hợp tác văn hóa
ASEAN. ASEAN, qua đó tăng cường quan hệ, hiểu biết giữa Việt Nam và các nước,
giới thiệu văn hoá nghệ thuật Việt Nam và đưa công chúng, nghệ sĩ Việt Nam tiếp cận

nhiều hơn nền văn hóa đa dạng, đặc sắc của các dân tộc ASEAN.
- Hợp tác khoa học-công nghệ: hoạt động hợp tác ASEAN tập trung trong các
lĩnh vực như tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, và hoạt động hợp tác
KHCN trong ASEAN COST như Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN về thiết
bị điện và điện tử; Hiệp định hài hoà quy chế quản lý thiết bị điện-điện tử của
ASEAN… Ta đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, triển lãm qui mô lớn như Tuần lễ
KHCN ASEAN, đề xuất và thực hiện nhiều dự án, sáng kiến hợp tác KHCN của
ASEAN.

23


- Hợp tác giáo dục-đào tạo: từ năm 1992 Việt Nam đã tham gia Hội nghị Hội
đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ĐNÁ (SEAMEO); sau đó là Hội nghị Bộ trưởng
Giáo dục ASEAN (ASED) và Ủy ban Giáo dục của ASEAN. Các hoạt động hợp tác
giáo dục ASEAN đem lại lợi ích thiết thực không chỉ cho giáo dục-đào tạo mà còn
cho các ngành khác như: nông lâm nghiệp, văn hoá-thông tin và y tế. Từ năm 19922009, Quĩ hỗ trợ đặc biệt SEAMEO đã tài trợ cho trên 2000 cán bộ Việt Nam tham
gia các hội nghị, hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Hàng nghìn lượt
giảng viên, các nhà khoa học đến giảng dạy, trao đổi học thuật và sinh viên, học sinh
các nước thành viên đến học tập và giao lưu văn hóa. Việt Nam đã tiếp nhận nhiều
nguồn học bổng để triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
như: Chương trình học bổng Quỹ Quốc tế Singapore (SIF-ASEAN); Chương trinh
học bổng AUN-Hàn Quốc. Ta cũng tham gia Mạng lưới các Đại học Đông Nam Á
(ASEAN University Network- AUN) với công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại
học. Các ĐH Quốc gia Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh và ĐH Cần Thơ đã được phê duyệt
là thành viên của Mạng lưới các trường Đại học ĐNÁ (AUN).
- Hợp tác thanh niên: Năm 2011, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ
trưởng Thanh niên ASEAN lần thứ VII. Hội nghị đã đề ra nhiều sáng kiến. Hội nghị
đã ra Tuyên bố chung trong đó khẳng định Sáng kiến Hà Nội góp phần tăng cường
hơn nữa hợp tác toàn diện trong lĩnh vực thanh niên, nâng cao sự gắn bó và hiểu biết

giữa các tầng lớp thanh niên, lãnh đạo trẻ trong khu vực. Ta cũng tham gia các
Chương trình Giao lưu thanh niên học sinh giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc.
- Hợp tác Y tế: Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập
với ASEAN trong các lĩnh vực như: Y tế dự phòng (phòng chống đại dịch cúm ở
người, dự trữ thuốc Taminflu và bộ phòng chống dịch, tổ chức các cuộc diễn tập
phòng chống đại dịch trong khu vực); Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm: cúm
A(H5N1) và cúm A(H1N1), y học cổ truyền, an toàn vệ sinh thực phẩm, thống nhất
cách thức quản lý mỹ phẩm tại các nước ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, hướng tới một thị trường chung của ASEAN. Các nước
ASEAN đã có các thỏa thuận về Dịch vụ Điều dưỡng, Người hành nghề Y và Nha
khoa, Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau trong Thanh tra Thực hành tốt Sản xuất thuốc
đối với các cơ sở sản xuất dược phẩm… tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham
gia vào thị trường dịch vụ khu vực.
- Hợp tác công vụ: Việt Nam đã tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động của
ACCSM, tạo điều kiện và đẩy mạnh hoạt động trao đổi những kinh nghiệm và thực
tiễn về cải cách công vụ ở mỗi nước thành viên. Hiện Việt Nam chủ trì Trung tâm
nguồn ASEAN-Việt Nam về quản lý nhân sự.
- Đối ngoại nhân dân: Việt Nam đã quan tâm duy trì, phát triển công tác ngoại
giao nhân dân, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân. Đến nay, các đoàn thể và tổ
chức nhân dân ta đã phát triển được một mạng lưới rộng khắp với nhiều đối tác trong
khu vực trên tất cả các lĩnh vục (hòa bình hữu nghị, xóa đói giảm nghèo cũng như dân
24


chủ tôn giáo nhân quyền), nhanh chóng thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, cơ
chế trong ASEAN, mở rộng quan hệ với các cơ chế, tổ chức đa phương mang tính
khu vực như: Hội đồng các tổ chức Phụ nữ ASEAN (ACWO), Hội đồng Công đoàn
ASEAN (ATUC), Liên đoàn Cựu Chiến binh ASEAN (VECONAC), Liên đoàn Nhà
báo ASEAN (CAJ), Hiệp hội Sở hữu trí tuệ ASEAN, Hội luật gia các nước ASEAN

(ALA), Diễn đàn Nhân dân ASEAN (ACSC/APF)…
- Vai trò Tổng Thư ký: Việt Nam đã hoàn tất việc cử nhân sự đảm nhiệm vai
trò Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương
Minh đã chính thức nhậm chức TTK ASEAN ngày 09/01/2013 và đã đảm nhiệm tốt
vai trò Tổng Thư ký từ đó cho đến nay, được các nước thành viên đánh giá cao.
4. Quan hệ Đối ngoại
Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc định hướng chiến lược,
chính sách, và bước đi tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN thông qua nhiều
khuôn khổ khác nhau như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF và ADMM+.
Riêng trong khuôn khổ ASEAN+1, Việt Nam là nước điều phối quan hệ với
nhiều đối tác quan trọng kể từ khi gia nhập ASEAN (cứ 3 năm điều phối một đối tác),
mà gần đây nhất là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc (từ tháng 7/2009
đến tháng 7/2012), hiện đang điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-EU (từ 7/20128/2015) và sắp tới điều phối quan hệ ASEAN - Ấn độ (từ 8/2015 – 8/2018). Thông
qua đó, ta đã góp phần mở rộng và làm sâu sắc hợp tác giữa ASEAN với các đối tác
trên nhiều lĩnh vực từ chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội; tranh thủ được
sự ủng hộ và hỗ trợ của các đối tác đối với nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng
như xử lý những thách thức ở khu vực.
C. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
1. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN nói riêng và tiến trình liên kết ASEAN
nói chung đã tạo ra những cơ hội và thách thức đan xen nhau đối với Việt Nam.
Cộng đồng ASEAN đã làm cho Hiệp hội ASEAN trở thành một thực thể chính
trị-kinh tế khá gắn kết; có vai trò quan trọng đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở
khu vực Đông Á; là đối tác không thể thiếu của nhiều nước trên thế giới, nhất là các
nước lớn. Tham gia hợp tác ASEAN đã và sẽ mang lại cho Việt Nam những lợi ích to
lớn và thiết thực; hỗ trợ đắc lực cho an ninh, phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của
nước ta. Những lợi ích có thể khái quát gồm: (i) Duy trì môi trường khu vực hòa bình
và ổn định thuận lợi cho an ninh và phát triển của ta. ; (ii) Tạo điều kiện thuận lợi và
thế chiến lược tốt hơn cho Việt Nam trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, nhất là
các nước lớn, cũng như khi tham gia các tổ chức hợp tác đa phương rộng lớn hơn; (iii)
Giúp ta mở rộng tiếp cận thị trường các nước và trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tư và

kinh doanh từ bên ngoài; (iv) tiếp cận thông tin, kinh nghiệm, công nghệ và nguồn lực
thông qua việc tham gia nhiều hoạt động/dự án hợp tác; (v) giúp ta nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ và cải cách thể chế, luật lệ trong nước cho phù hợp với chuẩn mực khu
vực và quốc tế.
25


×