BÁO CÁO THAM LUẬN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 9
Ở TRƯỜNG THCS NHƯ THỤY
Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hỗ trợ cho rất nhiều môn học khác, vì
vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán trong trường THCS là một nhiệm vụ cần thiết và cấp
bách hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, qua kết quả thi vào THPT thấp so với mặt bằng chung của huyện nên đã đặt ra cho nhà
trường và giáo viên giảng dạy làm cách nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao trong năm học này và
thi vào THPT sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thực trạng dạy – học môn Toán của trường
và các giải pháp khắc phục cụ thể như sau:
I. Thực trạng và nguyên nhân của việc dạy - học toán
Chương trình sách giáo khoa qua các lần thay đổi đã có nhiều đổi mới, nội dung chương trình ngày
càng thiết thực, gần gũi, có tính thực tiễn, giữa chương trình chuẩn và nâng cao có sự phân hóa rõ ràng. Tuy
nhiên cấu trúc chương trình còn nặng về lý thuyết, thời lượng cho luyện tập quá ít gây không ít khó khăn
cho thầy và trò (áp dụng vùng miền).
Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, được tập huấn đổi mới phương pháp, nâng cao tay
nghề,... Tuy nhiên phương pháp dạy & học chưa thật sự đổi mới triệt để được bởi vì đối tượng học sinh
chưa theo kịp, một phần do phương tiện hỗ trợ dạy học chưa có, chưa được ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học, một phần do trình độ học sinh còn quá hạn chế (khả năng tính nhanh – tính nhẩm rất hạn chế)
nên chưa theo kịp chương trình.
Có nhiều đổi mới trong kiểm tra đánh giá nhưng chưa đồng bộ, chưa thật đều tay. Kết quả đánh giá
học sinh chưa thể phản ánh đúng thực chất kết quả học sinh do đó kết quả kiểm tra còn sai lệch so với thực
tế (thành tích).
Mặc dù học sinh có ý thức về tầm quan trọng của môn Toán, tuy nhiên chất lượng học tập môn
Toán vẫn thật sự chưa cao, chưa đồng đều: Nguyên nhân.
+ Học sinh thường mắc phải những sai lầm rất cơ bản như biến đổi biểu thức toán học với các phép
toán thông thường mà vẫn lên lớp (theo chỉ tiêu đề ra), chất lượng đầu vào (lớp 6) chưa chính xác(PC
GD).Cho nên học sinh có quá nhiều lổ hỏng kiến thức vì vậy học sinh dễ chán nản và không ham thích học
toán.
+ Mặc dù giáo viên đã phân loại, dạy theo chủ đề, hướng dẫn thật cẩn thận, kỹ lưỡng nhưng do khả
năng tiếp thu của một số học sinh còn hạn chế nên vẫn mắc nhiều sai lầm(nói ở trên) và chưa linh động xử
lý tình huống đơn giản nên kết quả học tập còn rất hạn chế.
+ Đa phần học sinh chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, đi học vì bị ép buộc
của gia đình, của nhà trường và xã hội nên không thể hiện được ý thức phấn đấu, vươn lên.
+ Một số gia đình hầu như khoán trắng việc học của con em mình cho nhà trường, chưa phát huy
được tầm quan trọng của sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, chưa có biện pháp đề nghị nhà trường giúp
đỡ con em mình học tốt hơn thậm chí có những phụ huynh còn xúc phạm đến giáo viên.
+ ý thức tự học ở nhà của các em hầu như không có, ít học bài cũ và chuẩn bị bài mới nên việc tiếp
thu kiến thức gặp nhiều khó khăn do đó khi lên lớp giáo viên không chủ động được thời gian làm ảnh hưởng
tiến độ tiết học và hạn chế việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy.
- Gia đình chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc học của con cái, mọi việc đều giao phó cho nhà
trường.
Để giải quyết phần nào những khó khăn ấy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
1
II. Đề xuất các giải pháp thực hiện
1. Đối với học sinh
Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập.
Vào lớp tích cực lắng nghe thầy cô giảng bài và đóng góp xây dựng bài.
Học sinh tự tổ chức học nhóm ở trường và ở nhà.
Phải xác định được động cơ và mục đích học tập của mình là học để làm gì, sau khi học xong
THCS làm gì.
Sau mỗi tiết chữa bài tập, học sinh phải giải hoàn chỉnh các bài tập đó. Xem đó như kết quả tiếp thu
của mình. Từng bước nâng cao trình độ bộ môn Toán. Nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá, rèn luyện các kĩ
năng trình bày bài toán, vẽ hình, dự đoán, chứng minh ….
2. Đối với giáo viên.
Soạn giảng đúng, đủ theo qui định, theo chuẩn KTKN, ra vào lớp đúng giờ, không cắt xén chương
trình, không dạy chay, dạy ép….
Khi lên lớp dạy tiết bài tập, đều phải chuẩn bị chu đáo, giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các
trường hợp có thể xảy ra. Để từ đó tìm ra thuật Toán đơn giản nhất, giúp học sinh từng bước nắm được kiến
thức và có hứng thú giải Toán.
Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung,
nâng cao đối với học sinh yếu kém; cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và
gây sự hứng thú khi học toán.
Giáo viên hướng dẫn học sinh có phương pháp tự học môn Toán ở nhà. Biết sắp xếp thời gian biểu
khoa học.
Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt tổ chuyên môn để thảo luận bàn về những vấn đề khó để
tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.
Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà phải tranh
thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập.
Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới
phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng
cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách.
Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của học sinh trong quá trình giảng bài nhất là các tiết luyện
tập, tiết kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp học sinh phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù
những sai lầm hạn chế nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để giúp học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn mình trong
quá trình học tập và rèn luyện.
Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để học
sinh giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết nhiều... làm cho học sinh khó tiếp thu;
kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; cần cô đọng lại kiến
thức trọng tâm từng bài, để giúp học sinh ôn tập được dễ dàng.
Mỗi lần thay đổi PPDH (đối tượng hs) là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ tránh được sự
đơn điệu, nhàm chán.Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt động tích cực
hơn.
Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (nếu có) để sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy
học Toán minh họa cho tiết dạy giúp học sinh tiếp thu tốt hơn và hứng thú trong học tập.
Giáo viên phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng dạy, từng bước
giúp học sinh khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều kiện cho phép nhất là hình thành
từng bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học toán.
Sau mỗi tháng cần phân loại học sinh yếu kém để bồi dưỡng riêng theo trình độ (khảo sát).
2
Dành nhiều thời gian ôn tập và nhắc đi nhắc lại kiến thức trọng tâm nhiều lần nhất là trong các giờ
phụ đạo yếu kém.
2. Đối với tổ chuyên môn
Tăng cường dự giờ thăm lớp từ đó rút kinh nghiệm tiết dạy đưa ra giải pháp khắc phục những hạn
chế.
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chương trình , chú ý hệ thống bài tập của giáo viên , bám chuẩn
kiến thức, tránh các bài tập nâng cao nhiều không chuẩn và không phù hợp chương trình. Đặc biệt là hệ
thống bài tập cơ bản phải có tính tương tự để dần tập cho các em tính toán và có hứng thú khi giải được
bài tập, tuy việc này đòi hỏi thời gian và mức độ chuẩn kiến thức cần phải đạt đến .
3. Đối với nhà trường:
+ Tăng cường kiểm tra việc phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên
+ Làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên khích lệ thầy và trò thực hiện tốt nhiệm
vụ.
+ Tham mưu với cấp trên dầu tư CSVC trang thiết bị phục vụ dạy học.
+ Tăng thời lượng phụ đạo đại trà( 2 buổi/môn/tuần).
4. Đối với gia đình & Xã hội:
- Cha mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến con cái không phải cung cấp nhiều về vật chất mà tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng con mình thế nào mà có hướng giải quyết.
- Cha mẹ phải thường xuyên liên hệ với nhà trường, với GVCN, với giáo viên bộ môn để biết được
điểm mạnh, điểm yếu của con em mình.
- Cha mẹ phải quản lí, kiểm tra đôn đốc việc học ở nhà.
- Tuy nhiên chính quyền cần quan tâm hơn, quản lí chặt các hang quán, các quán điện tử, quán Net
(nếu có).
- Nhà văn hóa thanh niên thôn phải tạo mọi điều kiện để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá, vui
chơi giải trí vào ngày nghỉ để tuyên truyền nhiệm vụ học tập của mỗi học sinh.
5. Đối với ngành:
- Trong những năm qua Nhà trường đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và chăm lo về mọi
mặt đặc biệt là công tác chuyên môn, vì thế đã có nhiều chuyển biến tích cực và có những thành công
nhất định. Song bên cạnh đó để thành công hơn và hoàn thành tốt được nhiệm vụ thì bản thân tôi xin đề
xuất với ngành một số vấn đề sau.
- Triển khai ứng dụng CNTT tại trường THCS Như Thụy từ đó phát huy tính tích cực học tập của
học sinh, cung cấp bổ sung những trang thiết bị hỏng hóc xuống cấp, thiếu độ chính xác.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn cụ thể về những chuyên đề nhất định chẳng hạn như: Chuyên đề giải
bài toán bằng cách lập PT hay Hệ PT, Biến đổi biểu thức đại số và các bài toán liên quan; chuyên đề bất
đẳng thức, chuyên đề về phương trình bậc hai một ẩn, Đường tròn….Sau đó thống nhất lại một số phương
pháp thích hợp cho từng đối tượng học sinh của từng trường.
- Xây dựng chương trình ôn thi vào THPT và tài liệu kèm theo từ đó nhà trường có cơ sở kiểm tra
đánh giá việc thực hiện của giáo viên
Trên đây là một số ý kiến chủ quan của bản thân, với mong muốn cháy bỏng là làm sao cho chất
lượng bộ môn Toán được tốt hơn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Mong được các đồng chí
góp ý.
Như Thuỵ, ngày 23/9/2010
Người viết
Lộc Trung Hiếu
3