Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) TỈNH BẮC KẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 213 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020)
TỈNH BẮC KẠN

Bắc Kạn, năm 2018


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020)
TỈNH BẮC KẠN


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ........................................ 4
I. Căn cứ pháp lý để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ....................................... 4
1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................... 7
1.2. Cơ sở thông tin, tư liệu..............................................................................................11
II. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường


tác động đến việc sử dụng đất ............................................................................... 7
2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực
trạng môi trường ................................................................................................................. 7
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................11
2.3. Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất 20
III. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình quản lý, sử dụng đất đến thời điểm
điều chỉnh ............................................................................................................ 22
3.1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước
về đất đai ............................................................................................................................22
3.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất ......................................33
IV. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến
thời điểm điều chỉnh ............................................................................................ 48
4.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ...........................48
4.2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ..............................................................................55
4.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
tới........................................................................................................................................59
Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất....................................... 60
I. Điều chỉnh định hướng sử dụng đất ................................................................. 60
1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội .............................60
1.2. Quan điểm sử dụng đất .............................................................................................63
1.3. Định hướng sử dụng đất ...........................................................................................66
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................... 75
2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất..75
2.2. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất cho các ngành, lĩnh vực ...................................76
2.3. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất...........................................................105
2.4. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng ..............................................................107
III. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến



kinh tế - xã hội và môi trường ........................................................................... 111
3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư ............................................................................................................111
3.2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia ..........................................................................................112
3.3. Đánh giá tác đông của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết
quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động
phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất.................................113
3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị
hóa và phát triển hạ tầng ................................................................................................114
3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc ................114
3.6. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác
hợp lý tài nguyên tiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che
phủ. ...................................................................................................................................115
Phần III: Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối ............................................................ 116
I. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ kế hoạch ........ 116
1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế...........................................................116
1.2. Các chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm ............................................................116
II. Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối ...................................................................... 117
2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng.........................................................117
2.2. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất .....................................153
2.3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng........................................................153
2.4. Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch ............................154
2.5. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch ................154
Phần IV: Giải pháp thực hiện ............................................................................ 157
I. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ................................ 157
II. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.............. 159
Kết luận và kiến nghị ........................................................................................ 160



ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Việc triển khai thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần:
(1) Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; (2) là
cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng
đất; (3) phân bổ và chủ động dành quỹ đất hợp lý cho nhu cầu phát triển, khắc
phục mâu thuẫn, chồng chéo trong sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, đáp ứng
nhu cầu đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng khu, cụm công nghiệp,
khu đô thị, khu dân cư...; (4) góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh; (5) sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, góp phần
bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cho thấy vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như: (1) công tác lập và
xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của các cấp còn chậm hơn so với kỳ quy hoạch;
(2) khả năng dự báo còn chưa đầy đủ nên chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa
sát với nhu cầu thực tế; (3) sự gắn kết giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành chưa
đồng bộ; (4) vị trí và quy mô diện tích của các công trình, dự án trong quy hoạch
cũng thường bị thay đổi do tác động của cơ chế tài chính, chính sách giá đất bồi
thường, giải phóng mặt bằng.
Theo quy định của Luật Đất đai thì kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm,
kế hoạch sử dụng đất là 05 năm. Năm 2013, tỉnh Bắc Kạn đã được Chính phủ

phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2011 - 2015) tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 07/02/2013 theo quy định của
Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Đất
đai năm 2013 quy định “Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật này khi lập kế hoạch sử
dụng đất 05 năm (2016 - 2020)”. Đồng thời Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều 46
Luật Đất đai năm 2013 quy định, việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trong các trường hợp: (a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh của cấp quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các
vùng kinh tế - xã hội mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. (c)
1


Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng
tới quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 09/4/2016/ Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ 11 đã thông qua và ban
hành Nghị quyết số 134/2016/QH13 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia, nên đã làm thay
đổi đến các chỉ tiêu sử dụng đất của tỉnh Bắc Kạn theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cấp tỉnh đã được phê duyệt năm 2013. Mặt khác theo quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Bắc
Kạn trước đây được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 và quy hoạch tổng
thể phát triển knh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết
định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chỉnh phủ, tuy nhiên hiện
nay một số chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được điều
chỉnh, bổ sung tại Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ
2015 - 2020 và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc

Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được HĐND tỉnh Bắc Kạn thông
qua tại Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 06/11/2016.
Từ tình hình thực tế và các căn cứ pháp lý nêu trên, việc điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020)
của tỉnh Bắc Kạn là cần thiết, đảm bảo đúng quy định của Luật Đất đai năm
2013; đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường trong giai đoạn
mới, với mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái
và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đảm bảo sự thống nhất với
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016 - 2020) cấp Quốc gia.
1. Mục tiêu
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2016 - 2020) của tỉnh Bắc Kạn nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Quản lý và tổ chức sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp
ứng được nhu cầu sử dụng đất hiện tại và phát triển bền vững trên cơ sở khai
thác triệt để tiềm năng đất đai, lợi thế tự nhiên của tỉnh. Từng bước chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động, cơ cấu đầu tư tạo ra những tiền đề hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Góp phần quản lý chặt chẽ vốn tài nguyên đất, kế hoạch hóa việc giao
đất, cho thuê và thu hồi đất của tỉnh.
- Đề xuất việc khoanh định, phân bổ lại đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu ngắn hạn và
dài hạn, phù hợp với điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2


- Bảo vệ và phát triển vốn rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
đảm bảo tỷ lệ che phủ cần thiết để bảo vệ môi trường, ưu tiên đáp ứng đủ quỹ
đất cho mục đích quốc phòng, an ninh; bố trí sử dụng đất theo hướng kết hợp

giữa mục đích kinh tế với mục đích quốc phòng, an ninh.
- Làm cơ sở để UBND tỉnh Bắc Kạn cân đối giữa các khoản thu ngân sách
từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế liên quan
đến đất đai và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng
đơn vị hành chính cấp huyện theo từng năm.
2. Yêu cầu
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất; đồng thời đánh
giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của kỳ trước theo Luật
Đất đai đã quy định để xác định phần chỉ tiêu chưa thực hiện đối với diện tích
đất được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng và chỉ tiêu diện tích đất chuyển mục
đích sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất;
- Xác định cụ thể diện tích các loại đất đã được cấp quốc gia phân bổ đến
từng đơn vị hành chính cấp huyện;
- Đề xuất khoanh định, phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2020, đảm bảo hài hoà các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3


Phần I
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (đã
được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013);
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luất Đất đai;

- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội
về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016 - 2020) cấp Quốc gia;
- Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai;
- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia;
- Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
- Văn bản số 2628/CP-KTN ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ
thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp.
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21 tháng 01 năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đất.
- Quyết định số 959/UBND-CN ngày 20 tháng 3 năm 2014 của UBND
tỉnh Bắc Kạn về việc cho chủ trương lập dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020).
1.2. Cơ sở thông tin, tư liệu
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ
2016 - 2020;
4



- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền
núi phía Bắc đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013);
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa
IX, kỳ họp thứ 3 thông qua tại Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày
06/11/2016)
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2011 - 2015) tỉnh Bắc Kạn (đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số
21/NQ-CP ngày 07/02/2013);
- Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016);
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến
năm 2020, có xét đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 13/11/2015);
- Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015);
- Quy hoạch xây dựng vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ đến năm 2030
(đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày
21/6/2013);
- Quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất vào mục đích an ninh 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Bộ Công an
(đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 05 tháng 12
năm 2014);
- Quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Bộ

Quốc phòng (đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 91/NQ-CP ngày 05
tháng 12 năm 2014);
- Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1976/QĐTTg ngày 30/10/2014);
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 (đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012);
- Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đã được Bộ trưởng Bộ Công
Thương phê duyệt tại Quyết định số 7157/QĐ-BCT ngày 27/11/2012);
5


- Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020 (đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013);
- Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013);
- Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013);
- Điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn
2006 - 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
37/2013/QĐ-TTg ngày 26/06/2013);
- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/09/2013);
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013);
- Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013);
- Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (đã được Bộ trưởng Bộ Công
Thương phê duyệt tại Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012);
- Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn
cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được Bộ trưởng Bộ Công
Thương phê duyệt tại Quyết định số 9428/QĐ-BCT ngày 13/12/2013);
- Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2035 (đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại
Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015);
- Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010
- 2020, có xét đến năm 2025 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
320/QĐ-UBND ngày 25/02/2014);
- Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2013 - 2020 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1415/QĐUBND ngày 04/9/2013);
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và UBND các huyện, thành
phố Bắc Kạn;
- Niên giám thống kê của tỉnh Bắc Kạn các năm 2010, 2014, 2015;
6


- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất qua các kỳ.
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên và thực trạng môi trường
Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc, nằm trong khoảng tọa độ địa lý
0

từ 21 48’22’’ đến 22044’17’’ vĩ độ Bắc và từ 105025’08’’ đến 106024’47’’ kinh
độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng;
Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên;
Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn;
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Tỉnh Bắc Kạn có vị trí rất quan trọng trong chiến lược an ninh - quốc
phòng tuy nhiên do nằm sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc
trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng
lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại
kém. Chính vị trí địa lý cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng
không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
2.1.1. Khí hậu
Tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc
trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa nhiều.
Theo số tháng khô hạn khí tượng trong giai đoạn 1960 - 2015 có thể phân chia
tỉnh Bắc Kạn thành 3 khu vực có những đặc trưng chủ yếu sau:
- Huyện Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn; các xã phía nam của huyện Na Rì,
Bạch Thông có khí hậu nhiệt đới gió mìa có mùa đông lạnh, mưa nhiều thời kỳ
khô hạn khí tượng từ 2,1 đến 3,0 tháng.
- Các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn có khí hậu nhiệt đới gió mùa có
mùa đông lạnh, mưa nhiều thời kỳ khô hạn khí tượng từ 3,1 đến 4,0 tháng
- Huyện Ngân Sơn và các xã phía Bắc của huyện Na Rì, Bạch Thông có
khí hậu nhiệt đới gió mìa có mùa đông lạnh, mưa nhiều thời kỳ khô hạn khí
tượng từ 0,1 đến 1,0 tháng.
- Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh khá ổn định, từ 20 - 230C; nơi có nhiệt độ
trung bình thấp nhất là huyện Ngân Sơn và nơi có nhiệt độ trung bình cao nhất
là thành phố Bắc Kạn và huyện Ba Bể. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất
thường rơi vào tháng 5, 6, 7, 8; nhiệt độ trung bình thấp nhất thường xảy ra vào
tháng 12, 1.

7


Bảng 01: Số liệu khí tượng theo các trạm đo
Chỉ tiêu

Nhiệt độ (0C)

Lượng mưa (mm)

Độ ẩm (%)

Trạm
Chợ


Trạm
Ngân
Sơn

Trạm
Bắc
Kạn

Trạm
Chợ


Trạm
Ngân

Sơn

Trạm
Bắc
Kạn

Trạm
Chợ


Trạm
Ngân
Sơn

Trạm
Bắc
Kạn

Tháng 1

14,10

11,50

14,90

10,60

20,40


2,10

83,67

83,00

75,00

Tháng 2

18,50

16,20

16,10

11,60

19,90

13,60

82,70

84,00

79,00

Tháng 3


22,50

20,30

19,60

70,00

45,70

49,00

82,30

84,00

81,00

Tháng 4

23,70

21,50

24,30

33,10

90,90


84,30

81,67

84,00

84,00

Tháng 5

26,50

24,70

27,70

33,10

364,70

147,80

82,79

83,00

75,00

Tháng 6


27,50

25,60

28,30

160,70

116,60

278,70

85,25

86,00

82,00

Tháng 7

27,10

25,20

28,10

386,00

370,10


335,20

86,75

87,00

84,00

Tháng 8

27,30

25,40

27,60

347,80

509,70

177,20

85,63

86,00

84,00

Tháng 9


25,30

23,40

27,30

81,60

146,80

223,60

84,67

84,00

85,00

Tháng 10

22,20

20,30

24,40

53,90

50,50


87,20

84,58

82,00

83,00

Tháng 11

20,40

18,20

21,00

22,00

87,40

42,60

84,58

81,00

84,00

Tháng 12


13,10

10,40

15,30

78,80

106,00

5,90

82,79

81,00

75,00

Tháng

Nguồn: Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Bắc Kạn
- Số giờ nắng trung bình nhiều năm tại tỉnh Bắc Kạn từ 1.283 - 1.533 giờ,
vùng núi cao phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh có số giờ nắng cao hơn các huyện
vùng phía Nam. Tháng có số giờ nắng thấp nhất rơi vào các tháng mùa đông
(tháng 12 và tháng 1) dao động từ 10 - 17 giờ/tháng. Các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và
tháng 10 là những tháng có số giờ nắng cao (dao động từ 135 - 188 giờ/tháng),
đây thường là những tháng có mưa nhiều.
- Gió mùa đã gây ra hiện tượng mưa mùa và phân hóa theo không gian.
Lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh bình quân khoảng 1.756 mm, phân bố
không đều theo huyện và theo mùa. Khu vực huyện Na Rì, Ba Bể là nhưng nơi

có lượng mưa ít hơn những nơi khác trong tỉnh và thấp hơn lượng mưa trung ình
hàng năm của tỉnh.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 mưa nhiều với lượng mưa chiếm từ 75 85% lượng mưa cả năm theo từng trạm đo, bình quân toàn tỉnh chiếm khoảng
80,84%. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất trong năm, chiếm từ 18,46 - 30,47%
tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm
15 - 25% lượng mưa cả năm. Tuy nhiên do có mưa phùn, dù lượng mưa không
8


đáng kể nhưng đã bổ sung một lượng ẩm nhất định cho cây trồng, làm cho
không khí trở lên ẩm ướt. Mưa ít là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm
cho đất bị khô hạn, đặc biệt vào các tháng 1, 2, 3 tại các huyện Chợ Mới, Na Rì,
Ba Bể, Pác Nặm.
- Ở Bắc Kạn độ ẩm tương đối trung bình năm tương đối cao và dao động
không nhiều trên địa bàn các huyện, thành phố từ 81 - 84%. Tuy nhiên độ ẩm
tuyệt đối thấp trên địa bàn tỉnh lại khá thấp, xuất hiện ở tháng 12 có độ ẩm thấp
nhất là 78% (thành phố Bắc Kạn và huyện Bạch Thông).
Lượng bốc hơi hàng năm toàn tỉnh Bắc Kạn có xu hướng giảm từ Bắc
xuống Nam, từ cao xuống thấp. Lượng bốc hơi bình quân năm ở tỉnh Bắc Kạn
khoảng 656,1 mm. Tháng 3 có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm đạt 69,7
mm/tháng, cao nhất tại trạm Chợ Rã đạt 89 mm/tháng.
Trong mùa mưa, do độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn
nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm, đối chiếu
với lượng mưa, lượng bốc hơi chiếm khoảng 1/4 đến 1/2 lượng mưa.
Căn cứ vào lượng mưa và lượng bốc hơi hàng năm cho thấy trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn có 4 khu vực bị ảnh hưởng khô hạn khí tượng, cụ thể:
+ Khô hạn cục bộ vào các tháng 1, 2, 3, 4, 5 và tháng 11 do lượng mưa
thấp hơn lượng bốc hơi từ 19 - 40 mm/tháng xuất hiện trên địa bàn các xã, thị
trấn của huyện Pác Nặm, Ba Bể (trừ xã Phúc Lộc, Hà Hiệu).

+ Khô hạn cục bộ vào các tháng 1, 2, 3, 4, 10, 11 do lượng mưa thấp hơn
lượng bốc hơi từ 16 - 40 mm/tháng xuất hiện trên địa bàn các xã, thị trấn của
huyện Chợ Mới, Na Rì; các xã, phường của thành phố Bắc Kạn
+ Khô hạn cục bộ vào các tháng 2, 3, 10 do lượng bốc hơi lớn hơn lượng
mưa từ 15 - 31 mm/tháng xuất hiện trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Ngân
Sơn, huyện Bạch Thông (trừ các xã Đôn Phong, Dương Phong, Quang Thuận)
và các xã Phúc Lộc, Hà Hiệu (huyện Ba Bể).
+ Khô hạn cục bộ vào các tháng 1, 2, 3, 11 do lượng bốc hơi lớn hơn
lượng mưa từ 10 - 39 mm/tháng xuất hiện trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện
Chợ Đồn; các xã Dương Phong, Đôn Phong, Quang Thuận (huyện Bạch Thông).
Nhìn chung, về mùa khô hanh, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm
nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng này lớn hơn lượng
mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của cây trồng.
2.1.2. Thực trạng môi trường1
Là tỉnh có địa hình cao, có nhiều dãy núi hùng vĩ, nhiều thác ghềnh, hang
1

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015

9


động, đan xen là những sông suối, những dải đồi, những khu rừng tự nhiên,
những vùng cây công nghiệp lâu năm và những cánh đồng lúa tạo nên cảnh quan
thiên nhiên đa dạng, phong phú. Cảnh quan thiên nhiên - lịch sử - con người tỉnh
Bắc Kạn đã hòa quyện để tạo nên bức tranh hùng vĩ, sống động, cùng với khí
hậu trong lành đã từng bước hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh cũng đang phải đối mặt với một số
vấn đề về môi trường:

- Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt
chuột, thuốc trừ bệnh, thuốc diệt cỏ,… .Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã được
sử dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất nông, lâm nghiệp có tác dụng diệt
sâu bệnh phá hoại mùa màng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do sự hiểu biết về
thuốc BVTV của người dân còn rất hạn chế nên một số bộ phận nông dân trên
địa bàn tỉnh vẫn còn sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cấm và các loại
thuốc nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, gây ảnh hưởng
đến chất lượng nông sản, đặc biệt là các loại thuốc sử dụng trong trồng rau.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật còn có thể làm biến
đổi xấu đến chất lượng môi trường đất, nước, gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ
cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn còn điểm tồn dư thuốc BVTV hiện nay
chưa được xử lý triệt để như: Bản Vén xã Đôn Phong huyện Bạch Thông, Kho
thuốc bảo vệ thực vật tại khu 2 xã Vân Tùng huyện Ngân Sơn, Chi nhánh vật tư
nông nghiệp Chợ Mới.
- Ô nhiễm đất do các chất ô nhiễm từ hoạt động dân sinh, y tế và các bãi rác
Các khu tập trung đông dân cư như ở phường, thị trấn và trung tâm các xã
đang đứng trước một thực trạng là nguy cơ ô nhiễm đất ngày càng tăng, nhất là ô
nhiễm đất nông nghiệp ở xung quanh các khu vực đó. Nguyên nhân gây nên tình
trạng này là chất thải của các khu dân cư chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa triệt
để thải thẳng ra môi trường.
- Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Các loại chất thải rắn, chất thải lỏng từ hoạt động công nghiệp ở tỉnh ta
như: khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất giấy và gỗ, xây dựng thủy điện,
khu công nghiệp,... Trong đó hoạt động gây ô nhiễm đất nhiều nhất là khai thác
và chế biến khoáng sản.
Các chất thải như xỉ thải, đất đá bóc thải và đất đá thải sau tuyển quặng tại
các khu vực khai thác mỏ. Các loại chất thải này làm thay đổi thành phần tính
chất của đất, làm giảm khả năng canh tác. Tại một số khu vực bãi thải không

được quy hoạch dẫn đến đất đá thải tràn ra môi trường xung quanh gây mất mỹ
quan và ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
10


Các hoạt động khai thác cát và vàng sa khoáng dọc theo các con sông suối
như sông Bắc Giang, sông Năng, suối Cốc Đán - Thượng Ân, suối Thượng
Quan - Thuần Mang đã làm sạt lở bờ sông suối, mất dần diện tích đất canh tác
dọc theo lưu vực sông suối đó, gây ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm đất do các yếu tố tự nhiên
Do địa hình Bắc Kạn đa phần là đồi, núi nên có độ dốc lớn, phần lớn
người dân canh tác trên đất dốc. Khi thay đổi về khí hậu, sinh thái, đặc biệt là
thảm thực vật dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, trượt lở, rửa trôi làm suy thoái
hóa học, mất chất dinh dưỡng trong đất. Đặc biệt những năm gần đây tỉnh Bắc
Kạn luôn phải hứng chịu nhiều trận lũ quét và ngập lụt làm cho suy thoái đất ở
nhiều nơi càng trở nên trầm trọng.
Các quá trình trượt lở, xói lở, xói mòn xảy ra mạnh mẽ, lớp thổ nhưỡng
chịu ảnh hưởng và bị thay đổi do các quá trình này. Đất ở các khu vực bị xói
mòn, rửa trôi, độ phì nhiêu giảm, hàm lượng mùn giảm.
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
2.2.1.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng GDP của tỉnh (theo giá so sánh) đã tăng từ 736,17 tỷ đồng năm
2005; 4.120,23 tỷ đồng năm 2010 lên 5.475,88 tỷ đồng vào năm 2015, tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5,85%, trong đó:
- Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 9,44%;
- Khu vực kinh tế công nghiệp giảm 2,54%;
- Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 5,32%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (theo giá so sánh) giảm từ 47,77% năm 2005

xuống còn 33,83% năm 2015, khu vực kinh tế công nghiệp giảm từ 19,67% năm
2005 xuống còn 14,28% năm 2015; cơ cấu khu vực kinh tế dịch vụ tăng từ
32,56% năm 2005 lên 48,53% năm 2015.
Trong những năm, qua thu ngân sách trên địa bàn liên tục tăng nhanh
qua các năm, tăng từ 1.524,75 tỷ đồng năm 2005 và đến năm 2015 đạt
6.585,33 tỷ đồng (gấp 4,32 lần). Tuy nhiên nguồn thu ngân sách hàng năm
trên địa bàn tỉnh chủ yếu là từ thu chuyển giao (đạt 5.400,94 tỷ đồng, chiếm
82,01%); thu cân đối ngân sách (chiếm 6,49%), nguồn thu khác (đạt 1.097,69
tỷ đồng, chiếm 16,67%). Đồng thời trong năm 2015 tỉnh cũng đã chi ngân
sách 6.494,26 tỷ đồng đồng, trong đó chi cho đầu từ phát triển 1.037,07 tỷ
đồng; chi thường xuyên 2.915,92 tỷ đồng.
11


Bảng 02: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2005 - 2015
Năm 2005
STT

Năm 2010

Năm 2015

Chỉ tiêu

Giá trị
(tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)


Giá trị
(tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)

I

Giá so sánh2

736,17

100,00

4.120,23

100,00

5.475,88

100,00

1

Khu vực kinh tế
nông nghiệp

351,66

47,77


1.180,10

28,64

1.852,50

33,83

2

Khu vực kinh tế
công nghiệp

144,81

19,67

889,14

21,58

781,80

14,28

3

Khu vực kinh tế
dịch vụ


239,70

32,56

2.050,99

49,78

2.657,69

48,53

4

Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp

183,89

3,36

II

Giá hiện hành

1

Giá trị (tỷ
đồng)


Cơ cấu
(%)

1.060,40

100,00

4.120,23

100,00

7.822,78

100,00

Khu vực kinh tế
nông nghiệp

444,93

41,96

1.180,10

28,64

2.812,06

35,95


2

Khu vực kinh tế
công nghiệp

231,52

21,83

889,14

21,58

1.199,17

15,33

3

Khu vực kinh tế
dịch vụ

383,95

36,21

2.050,99

49,78


3.627,66

46,37

4

Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp

183,89

3,36

Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2010 và năm 2015 của tỉnh
Năm 2015, toàn tỉnh đã đầu tư khoảng 4.146,02 tỷ đồng (trong đó nguồn
vốn do địa phương quản lý là 3.969,87 tỷ đồng) cho các lĩnh vực, trong đó tập
trung cho đầu tư cho xây dựng cơ bản đạt 3.230,46 tỷ đồng; đầu tư bằng nguồn
vốn từ ngân sách nhà nước là 2.409,55 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài đạt 7,68 tỷ đồng.
2.2.1.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đã đạt được những thành
tựu quan trọng, với tốc độ phát triển nông nghiệp nhanh và bền vững: sản xuất
lương thực có bước phát triển vượt bậc, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn
tỉnh; bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung để làm
tiền đề cho phát triển công nghiệp chế biến trong những năm tới.
Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã từng bước hình thành một số vùng sản
xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao như vùng trồng thuốc lá;
Năm 2005 được lấy theo giá so sánh năm 1994; các năm 2010 và 2015 được lấy theo giá so

sánh năm 2010.
2

12


cam, quýt; hồng không hạt và có 4 sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ gồm chỉ
dẫn địa lý hồng không hạt và quýt, nhãn hiệu tập thể gạo Bao thai Chợ Đồn và
miến dong Bắc Kạn
Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua. Năm 2010, GDP của ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.326,33 tỷ đồng và đến năm 2015 ước đạt 2.812,06
tỷ đồng (theo giá hiện hành).
Bảng 03: Giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2005 - 2015
Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Tăng trưởng

Giá trị
(tỷ
đồng)

Cơ cấu
(%)

Giá trị

(tỷ
đồng)

Cơ cấu
(%)

Giá trị
(tỷ
đồng)


cấu
(%)

2006 2010

2011 2015

Tổng số

660,52

100,00

2.087,23

100,00

4.628,44


100

25,87

17,27

Nông nghiệp

559,85

84,76

1.662,84

79,67

3.586,57

77,49

24,32

16,62

Lâm nghiệp

94,03

14,24


395,67

18,95

985,44

21,29

33,29

20,02

Thủy sản

6,64

1,01

28,72

1,38

56,43

1,22

34,03

14,46


Chỉ tiêu

Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh năm 2010 và năm 2015
- Ngành nông nghiệp
Trong những năm qua, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp liên tục
tăng qua các năm, từ 559,85 tỷ đồng năm 2005 lên 1.662,84 tỷ đồng năm 2010
và đến năm 2015 ước đạt 3.586,57 tỷ đồng, chiếm 77,49% tổng giá trị sản xuất
của khu vực kinh tế nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,62%/năm
trong giai đoạn 2011 - 2015. Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển đổi theo hướng
sản xuất hàng hóa, nhiều loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, biện pháp thâm canh
được ứng dụng vào sản suất tuy nhiên đến nay sản xuất nông nghiệp vẫn còn bị
chi phối lớn bởi điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá hiện hành) tăng từ 1.196,74 tỷ đồng
năm 2010 và đến năm 2015 đạt 2.456,33 tỷ đồng. Sản lượng lương thực quy
thóc đạt 185,07 ngàn tấn, tăng 34,10 ngàn tấn so với năm 2010. Bình quân sản
lượng lương thực quy thóc đạt 591 kg/người, tăng 82 kg so với năm 2010. Diện
tích gieo trồng cây lương thực được tăng lên hàng năm và bước đầu hình thành
những vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến, góp phần
tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây lương thực được coi trọng
phát triển để giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ, trên cơ sở phát triển diện tích
đất trồng lúa nước, đặc biệt là lúa 2 vụ ở những nơi có điều kiện xây dựng các
công trình thủy lợi bên cạnh việc sử dụng triệt để các điều kiện đất đai, nguồn
13


nước. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2015 đạt 41.010 ha,
trong đó lúa là 24.595 ha và ngô là 16.415 ha.
+ Cây lúa: đã từng bước hình thành nên những vùng trồng lúa chuyên
canh lớn thuộc các khu vực ven sông Cầu, sông Bắc Giang... thuộc các huyện

Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông. Đến năm 2015, tổng diện tích đất trồng lúa cả
năm đạt 24.595 ha, trong đó lúa đông xuân có 9.131 ha và lúa mùa có 15.464 ha.
Diện tích đất trồng lúa tập trung ở huyện Chợ Đồn (4.708 ha), Ba Bể (4.499 ha),
Na Rì (4.061 ha), Bạch Thông (3.081 ha). Sản lượng lúa cả năm đạt 117.389 tấn,
trong đó vụ đông xuân đạt 49.993 tấn.
+ Cây ngô: hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 16.415 ha, năng suất trung
bình đạt 41,23 tạ/ha. Cùng với việc đưa cây ngô lai vào trồng trên diện rộng, đến
nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh cây ngô lai ở các
huyện Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Mới.
+ Cây lấy bột: hiện nay trên địa bàn tỉnh diện tích trồng cây lấy bột chủ
yếu là sắn với diện tích 3.030 ha, năng suất trung bình đạt 105,99 tạ/ha; khoai
lang với diện tích 531 ha, năng suất đạt 44,86 tạ/ha; dong riềng 720 ha, năng
suất đạt 616,91 tạ/ha.
+ Cây rau màu các loại: diện tích trồng rau màu các loại trên địa bàn tỉnh
liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 2.237 ha năm 2009 lên 2.359 ha năm
2010 và đến năm 2015 đạt 2.916 ha. Tuy nhiên năng suất rau màu cho thu hoạch
lại liên tục giảm từ 78,69 tạ/ha năm 2009 xuống còn 72,29 tạ/ha năm 2010 và
đến năm 2015 tăng lên 73,48 tạ/ha.
+ Cây công nghiệp hàng năm: diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm
có xu hướng giảm liên tục về diện tích trồng trong những năm gần đây với một
số cây trồng chính như mía, lạc, đậu tương, thuốc lá, đậu xanh, đã giảm từ 4.342
ha năm 2010 xuống còn 3.783 ha năm 2011 và đến năm 2015 còn 2.713 ha.
Hiện nay đã hình thành vùng chuyên canh mía ở huyện Chợ Mới; lạc tập trung ở
các huyện Na Rì, Chợ Đồn; đậu tương ở các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Na Rì;
vùng chuyên canh thuốc lá ở các huyện Ngân Sơn, Chợ Mới, Bạch Thông.
+ Cây ăn quả: đến nay trên địa bàn tỉnh có 6.895 ha trồng các loại cây ăn
quả như cam quýt 2.439 ha, mơ 181 ha, mận 395 ha, vải 291 ha, nhãn 191 ha...
Diện tích đất trồng cây ăn quả tập trung chủ yếu ở các huyện Na Rì, Bạch
Thông, Ba Bể. Tổng sản lượng đạt 34.076 tấn, trong đó cam quýt 10.690 tấn,
mận 1.483 tấn.

+ Cây công nghiệp dài ngày: hiện có 6.221 ha đất trồng cây công nghiệp
lâu năm, bao gồm các loại cây chủ yếu như hồi 1.204 ha (tập trung ở huyện Na
Rì 666 ha, huyện Chợ Mới 282 ha), chè 2.875 ha (tập trung ở huyện Chợ Mới
1.324 ha, huyện Ba Bể 708 ha, huyện Chợ Đồn 686 ha) và quế 2.142 ha (tập
trung ở huyện Chợ Mới 827 ha, huyện Chợ Đồn 932 ha); tuy nhiên diện tích cho
14


thu hoạch chỉ đạt khoảng 4.483 ha, gồm chè 2.575 ha, sản lượng 9.024 tấn; quế
848 ha, sản lượng 4.762 tấn và hồi 1.060 ha, sản lượng 2.172 tấn.
Là một tỉnh được đánh giá có thế mạnh về phát triển chăn nuôi, đặc biệt là
chăn nuôi gia súc, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 57,15 nghìn con trâu; 22,60
nghìn con bò; khoảng 221,11 nghìn con lợn; 3,18 ngàn con ngựa; 26,04 nghìn
con dê và trên 2,02 triệu con gia cầm các loại (gà 1,86 triệu con). Sản lượng thịt
hơi các loại xuất chuồng là 19,06 nghìn tấn, trong đó có 12,60 nghìn tấn thịt lợn;
1,19 nghìn tấn thịt bò; ngoài ra còn cung cấp cho thị trường trên 34,79 triệu quả
trứng; 35 nghìn lít mật ong. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 675,55 tỷ
đồng (theo giá so sánh năm 2010) và đạt 1.117,75 tỷ đồng (theo giá hiện hành),
chiếm 31,16% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
- Ngành lâm nghiệp
Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn đã có những
chuyển biến tích cực, chuyển từ lâm nghiệp khai thác sang lâm nghiệp xã hội, lấy
bảo vệ và xây dựng vốn rừng làm nhiệm vụ cơ bản. Giá trị sản xuất của ngành lâm
nghiệp liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 94,03 tỷ đồng năm 2005 lên
985,44 tỷ đồng năm 2015 (giá hiện hành), bình quân mỗi năm tăng 26,48%.
Mỗi năm rừng cung cấp cho 148,45 nghìn m3 gỗ; trên 656,49 nghìn ste củi;
8,17 triệu cây tre luồng; trên 8,59 triệu cây nứa; 65 tấn nhựa thông và khoảng
22,26 nghìn m3 nguyên liệu giấy; ngoài ra rừng còn cho một số sản phẩm khác từ
rừng như: măng, mộc nhĩ, nấm, mật ong… Việc trồng và tái tạo vốn rừng với mục
đích phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong những năm gần đây đã đạt được những

kết quả đáng khích lệ, độ che phủ tự nhiên của đất đã tăng từ 52,8% năm 2005 lên
58,99% vào năm 2015 (tỷ lệ che phủ của từng đạt 70,79%).
Tuy nhiên việc quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh, rừng có gỗ quý hiếm vẫn
còn hạn chế do phần lớn diện tích rừng giáp ranh, rừng có gỗ quý hiếm ở vùng
sâu, vùng xa, giáp với các tỉnh bạn, địa hình phức tạp cùng với tác động tiêu cực
từ thị trường trong và ngoài nước nên rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ.
Chính sách của Nhà nước về quản lý và sử dụng rừng có gỗ quý hiếm chưa phù
hợp với điều kiện của địa phương, người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng chưa
nâng cao được đời sống bằng các nguồn thu hợp pháp từ rừng.
- Ngành thủy sản
Mặc dù là tỉnh có diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản không lớn, tuy
nhiên trong những năm qua người dân trong tỉnh đã tận dụng mặt nước sông suối,
các công trình thủy lợi, hồ thủy điện… và một phần diện tích ruộng trũng ven các
sông, suối để nuôi cá. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 1.135 ha nuôi trồng thủy sản,
trong đó nuôi cá 1.126 ha. Sản lượng thủy sản năm 2015 ước đạt 934 tấn, trong đó
cá 904 tấn. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản năm 2015 đạt 56,43 tỷ đồng, trong
đó khai thác đạt 3,33 tỷ đồng và nuôi trồng đạt 53,13 tỷ đồng.
15


- Xây dựng nông thôn mới
Tuy đã nhận được sự hỗ trợ từ Trung ương và các nguốn vốn khác, đến nay
toàn tỉnh mới đầu tư xây dựng 192 công trình đường giao thông nông thôn, 14 công
trình kênh mương nội đồng và một số công trình phúc lợi xã hội... Ðến nay, toàn
tỉnh có 14 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 80 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, số xã còn lại đạt dưới
5 tiêu chí; bình quân đạt 6,78 tiêu chí/xã.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn còn bộc
lộ những hạn chế, yếu kém như: Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp có xu
hướng chậm lại; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành
được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô và sản lượng lớn; khả

năng cạnh tranh của hàng nông sản không cao; giá trị thu nhập trên một đơn vị
diện tích canh tác còn thấp; một số mô hình nghiên cứu khoa học thành công
nhưng khả năng nhân rộng kém; tình trạng được mùa mất giá vẫn xảy ra. Việc
xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp kết hợp giao thông nông thôn triển khai rất
chậm; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn biến phức tạp.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại một số nơi triển
khai thực hiện chậm, chưa đạt yêu cầu; việc huy động nguồn lực của nhân dân
và các tổ chức, cá nhân còn khó khăn.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế công nghiệp của tỉnh có
những phát triển đáng kể, đến năm 2015 GDP của khu vực kinh tế công nghiệp
ước đạt 781,8 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) và khoảng 1.199,17 tỷ đồng
(theo giá hiện hành), chiếm 15,33% tổng GDP của tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 12 doanh nghiệp khai thác khoáng sản,
16 doanh nghiệp khai thác khoáng sản khác, 8 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
và đồ uống, 15 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ kim loại và phi kim
loại... đã thu hút được trên 4,5 ngàn lao động.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Bắc Kạn gồm 75.012 tấn
quặng kẽm, 108.650 tấn quặng sắt, giấy đế 1.500 tấn, 560 chiếu tre, 48.965 tấn
gỗ xẻ các loại... Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đạt
1.358,43 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó từ các ngành khai thác đạt 648,61 tỷ
đồng; chế biến, chế tạo đạt 604,45 tỷ đồng...
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng, thu hút khoảng 1,8 ngàn lao động, giá trị sản xuất
ngành xây dựng đạt 1.499,822 tỷ đồng, trong đó khu vực nhà nước đạt 84,517 tỷ
đồng và khu vực ngoài nhà nước đạt 1.415,305 tỷ đồng.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Khu vực kinh tế dịch vụ những năm gần đây phát triển khá đa dạng, đảm
16



bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế, lưu thông vật tư hàng hoá. Việc phát triển
phong phú các loại hình dịch vụ đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của nhân dân về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng. GDP khu vực
kinh tế dịch vụ (theo giá so sánh) tăng từ 239,7 tỷ đồng năm 2005; 1.932,72 tỷ
đồng năm 2010 lên 3.627,66tỷ đồng vào năm 2015.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng từ 627,04
tỷ đồng năm 2005; 1.750,62 tỷ đồng năm 2010 lên 3.400,02 tỷ đồng vào năm 2015.
Các hoạt động thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh hiện chủ yếu do các thành phần
kinh tế ngoài nhà nước đảm nhiệm (hiện chiếm 88,99% tổng mức bán lẻ hàng hóa),
thương nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng không đáng kể (11,01%).
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh liên tục giảm trong những năm qua,
từ 7,04 triệu USD năm 2005; 0,99 triệu USD năm 2010 và đến năm 2015 không
có mặt hàng xuất khẩu; trong năm 2015 toàn tỉnh đã nhập khâu 246 nghìn USD
máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng phục vụ cho công nghiệp chế tạo, chế
biến khoáng sản.
Về dịch vụ du lịch: với lợi thế là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh (như
vườn quốc gia Ba Bể, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, khu bảo tồn loài và sinh
vật cảnh Nam Xuân Lạc, hồ Ba Bể, động Nàng Tiên, đèo Giàng...), những năm
qua mặc dù cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, song ngành dịch vụ du
lịch của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể với các hoạt động dịch vụ như
nhà nghỉ, khách sạn, ăn uống, vận tải... Đến nay trên địa bàn tỉnh có 121 cơ sở
lưu trú, hàng năm thu hút được khoảng 268,4 ngàn người, doanh thu từ các hoạt
động du lịch đạt khoảng 48,74 tỷ đồng điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc
thúc đẩy các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển.
Trong những năm gần đây ngành vận tải của tỉnh có bước phát triển đáng
kể, chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hạn chế được tình trạng chậm cung cấp
hàng hóa cho các vùng sâu, vùng xa. Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có trên
2.923 phương tiện vận tải đường bộ, trong đó có 1.654 phương tiện chở hàng,

doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2015
đạt 165,21 tỷ đồng. Số lượng hành khách vận chuyển của tỉnh đạt 0,934 triệu
lượt khách, số lượng khách luân chuyển đạt 82.233 nghìn lượt khách/km. Khối
lượng hàng hoá vận chuyển đạt 1.347 nghìn tấn, khối lượng hàng hoá luân
chuyển đạt 22.631 nghìn tấn/km.
2.2.2. Thực trạng dân số, lao động và việc làm
2.2.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số năm 2015 của tỉnh Bắc Kạn có 313.084
người, trong đó khu vực thành thị có 59.251 người, chiếm 18,92%; khu vực
nông thôn có 253.833 người, chiếm 81,08%.
17


Bảng 04: Dân số, mật độ dân số của tỉnh Bắc Kạn năm 2015
Dân số năm 2015 (người)
Đơn vị hành chính

Toàn tỉnh
1. TP Bắc Kạn
2. Huyện Bạch Thông
3. Huyện Ba Bể
4. Huyện Chợ Mới
5. Huyện Chợ Đồn
6. Huyện Ngân Sơn
7. Huyện Na Rì
8. Huyện Pác Năm

Trong đó

Tổng số


Thành thị

313.084
41.242
31.754
47.672
39.354
50.528
29.877
40.455
32.202

59.251
35.153
1.732
3.740
2.372
6.469
6.118
3.667

Mật độ dân số
(người/km2)

Nông thôn

253.833
6.089
30.022

43.932
36.982
44.059
23.759
36.788
32.202

64
301
58
70
65
55
46
47
68

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2015
Mật độ dân số bình quân đạt 64 người/km2, tuy nhiên dân cư phân bố
không đều, tập trung nhiều ở các đô thị, ven các trục đường giao thông. Thành
phố Bắc Kạn là nơi có mật độ dân số cao nhất (301 người/km2), tiếp đến là các
huyện Ba Bể (70 người/km2), huyện Pác Nặm (68 người/km2); nơi có mật độ
dân số thấp là các huyện Na Rì (47 người/km2) và Ngân Sơn (46 người/ km2).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm bình quân 0,02%/năm, đến năm 2015
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh còn 1,55%. Dân số cơ học biến động không
đều có xu hướng tăng dần đặc biệt là ở khu vực đô thị.
2.2.2.2. Lao động và việc làm
Dân số trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2015 là 211,99 ngàn
người, chiếm 67,71% số dân toàn tỉnh, trong đó có 209,75 ngàn lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Phần lớn số lao động tập trung trong khu vực

kinh tế nông nghiệp (chiếm 69,94% tổng số lao động đang làm việc), lao động trong
khu vực kinh tế công nghiệp chiếm 5,77%, còn lại là trong lĩnh vực dịch vụ. Cơ cấu
lao động của tỉnh còn khá trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi 16 - 35 chiếm khoảng
50%, nhóm lao động trong độ tuổi từ 24 - 35 chiếm trên 20%.
Đến nay số lao động được qua đào tạo các ngành nghề chiếm 15,22%
trong tổng số lao động, trong đó người dân tộc thiểu số được đào tạo chỉ chiếm
3,2% số lao động. Lao động có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi và có trình độ cơ bản
từ trung cấp đến đại học được tập trung chủ yếu trong các cơ quan nhà nước ở
cấp tỉnh và thành phố Bắc Kạn; các đơn vị quốc doanh. Trong năm 2015 đã giải
quyết việc làm cho trên 1,50 ngàn lao động, trong đó khu vực kinh tế nông
nghiệp tạo thêm trên 1,3 ngàn chỗ làm mới.
18


Tỷ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh là 0,86%, trong đó khu vực thành thị là
2,18% và khu vực nông thôn là 0,60% tuy nhiên hiện nay số lao động thiếu việc
làm theo mùa vụ còn khá lớn, theo ước tính hiện nay lao động khu vực nông
nghiệp mới sử dụng khoảng 80,5% số ngày công trong năm, còn lại là thời gian
nông nhàn.
2.2.2.3. Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện, mức thu nhập của người dân ngày càng cao,
năm 2015 thu nhập bình quân đầu người được 1,8 triệu đồng/tháng trong đó khu
vực thành thị thu nhập bình quân 3,69 triệu đồng/tháng cao gấp 2,7 lần so khu
vực nông thôn (khu vực nông thôn là 1,37 triệu đồng/tháng). Sự chênh lệch giữa
các tầng lớp dân cư và giữa các địa phương trong tỉnh có xu hướng ngày càng
tăng.
Thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ và các Bộ, ngành hỗ trợ
cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực trong
công tác xóa đói giảm nghèo như cấp đất cho đồng bào thiếu đất sản xuất, cho

vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể từ 32,13% năm 2010 đến năm
2015 giảm xuống còn 11,63% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015), cải
thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, học hành, chăm sóc sức khỏe từng bước nâng
cao mức sống của người dân, đặc biệt là ở những xã vùng xa, vùng sâu, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động
đến việc sử dụng đất
Ngành nông nghiệp có bước tăng trưởng cao, nhiều sản phẩm nông sản có
thương hiệu trên thị trường; ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, góp phần lớn vào
tăng trưởng kinh tế của tỉnh; ngành công nghiệp vượt qua khó khăn, đạt được
những kết quả nhất định.
Kết cấu hạ tầng được tăng cường:Một số dự án trọng điểm đã cơ bản hoàn
thành, đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Dự án xây
dựng, nâng cấp, cải tạo đường giao thông nông thôn đến các xã miền núi đặc
biệt khó khăn (tỉnh lộ 258); Dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 257 Bắc Kạn Chợ Đồn; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3B; Trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể; Trường THPT chuyên Bắc Kạn,...
Trong đó đã hoàn thành 09 công trình đường giao thông với hơn 200km đường
bộ, 06 chiếc cầu dàn thép và hệ thống 07 cầu treo trên địa bàn.
Chất lượng phát triển kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung của toàn
quốc, chưa bền vững; tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa xứng với tiềm năng, cơ
hội và yêu cầu phát triển của tỉnh; nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội không đạt kế
hoạch đề ra, chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu về hệ thống hạ tầng.
19


Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tuy nhiên chưa đúng hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp so với khu vực và bình
quân cả nước.
Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ bé, chưa gắn kết chặt chẽ với thị
trường, cơ sở kinh doanh, chế biến. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông

nghiệp của tỉnh nhìn chung vẫn còn yếu, sản xuất còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình
vẫn là chủ yếu, mô hình sản xuất trang trại, gia trại còn hạn chế. Trình độ lao
động nông nghiệp, nông thôn còn ở mức thấp. Diện tích sản xuất không tập
trung, năng suất, sản lượng chưa cao; công tác bảo quản sau thu hoạch, chế biến
sản phẩm còn yếu. Nguồn thu nhập của nông dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp, đời sống nhân dân khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn.
Hệ thống đường giao thông, đặc biệt là đường giao thông nông thôn còn
thiếu và yếu, chủ yếu là đường cấp phối, đường đất đi lại rất khó khăn, hiện nay
tỉnh vẫn còn 3 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã được 3 mùa (xã Ân Tình huyện Na Rì; xã Đôn Phong - huyện Bạch Thông và xã Bằng Thành - huyện Pác
Nặm). Hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đặc biệt trong
mùa khô, các công trình thủy lợi đa số được xây dựng từ nhiều năm trước, đặc
biệt là các hồ chứa (được xây dựng cách đây trên 30 năm) do đó nhiều công
trình đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, nhất là sau mưa lũ nên ảnh hưởng đến an
toàn của vùng hạ du và làm giảm năng lực phục vụ tưới tiêu.
2.3. Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc
sử dụng đất
Tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè
nóng mưa nhiều (80% lượng mưa của cả năm), mùa đông lạnh và ít mưa.
Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hóa theo độ cao của địa hình và hướng núi,
bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía Đông xen lẫn với
những thung lũng, vì vậy có sự khác nhau về khí hậu khá rõ nét giữa các khu
vực trên địa bàn tỉnh, thể hiện qua số liệu nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng
tại các trạm khí tượng. Năm 2015 nhiệt độ trung bình tháng 1 tại trạm khí tượng
Chợ Rã là 14,10C trong khi đó tại trạm khí tượng Ngân Sơn nhiệt độ trung bình
tháng 1 chỉ có 11,50C; nhiệt độ trung bình năm tại trạm khí tượng Chợ Rã cũng
cao hơn nhiệt độ trng bình năm tại trạm khí tượng Ngân Sơn 2,130C. Cũng tính
trong năm 2015 lượng mưa tại các trạm thủy văn cũng có sự chênh lệch, lượng
mưa trung bình tháng 7 tại trạm Chợ Mới là 622,0 mm, trạm Na Rì là 211,90
mm; lượng mưa trung bình năm đo được tại các trạm thủy văn này cũng có sự
khác nhau rõ rệt, tại trạm Chợ Mới lượng mưa trung bình năm là 2.0451,5 mm,

tại trạm Na Rì là 1.148,1 mm.
Lượng mưa trung bình hàng năm có xu hướng giảm tại các khu vực ảnh
hưởng của các trạm Chợ Rã (bình quân giảm 20,8 mm/năm trong giai đoạn 1991
20


- 2015), Ngân Sơn (giảm 26,5 mm), Na Rì (giảm 13,9 mm), Chợ Mới (giảm 5,3
mm), Phủ Thông (giảm 53,6 mm) và tăng tại các khu vực ảnh hưởng của trạm
Thác Giềng (tăng 12,1 mm), Phương Viên (tăng 20,5 mm trong cùng kỳ).
Trong những năm gần đây, lũ quét xảy ra bất ngờ, nhanh, kết hợp với
trượt lở sườn dốc tạo thành lũ bùn đá, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ gây
tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái. Mặt khác, tỉnh
Bắc Kạn còn là nơi bắt nguồn của 4 hệ thống sông, do địa bàn toàn tỉnh chủ yếu
là đồi núi, có độ dốc lưu vực lớn, khả năng tập trung nước lớn nên thường xuyên
xảy ra lũ quét, lở đất làm suy giảm chất dinh dưỡng và hữu cơ trong đất làm đất
bạc màu và giảm năng suất cây trồng, suy giảm đa dạng sinh học.
Tỉnh Bắc Kạn có lượng mưa phổ biến từ 1.100 - 2.100 mm nhưng phân bố
không đều, số ngày mưa bình quân khoảng 132 ngày/năm. Số ngày mưa và tổng số
lượng mưa đều tập trung trong mùa mưa và chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm.
Đồng thời do tỉnh Bắc Kạn có khoảng 63% diện tích tự nhiên có độ dốc trên 250, sự
phân hóa lượng mưa theo mùa (khoảng 75 - 85% lượng mưa tập trung vào mùa
mưa) kết hợp với việc làm thay đổi thảm thực vật do khai hoang, chặt phá rừng để
sản xuất nông nghiệp… đã làm bề mặt đất bị mất lớp che phủ, nên khả năng giữ
nước kém đi làm đất bị khô hạn nhẹ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây xói mòn
đất trên các khu vực có địa hình cao vào các tháng mùa mưa.
Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang diễn ra được thông
qua nhiệt độ tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, sạt lở đất, xói mòn
đất ở vùng núi, hạn hán ở vùng đồng bằng diễn ra với tần suất, cường độ ngày càng
tăng, ví dụ như khu vực xã Phương Viên (huyện Chợ Đồn), xã Quảng Chu (huyện
Chợ Mới) … Theo đánh giá của kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Kạn cho thấy:

Bảng 05: Xu hướng biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Kạn
Thời tiết

Mưa

Khuynh hướng chuyển từ 04 mùa thành
02 mùa

Thời gian mỗi lần mưa ngắn hơn; Cường
độ mưa cao hơn; Mùa mưa kéo dài hơn
(từ tháng 2 đến tháng 10)

Nguồn nước

Nhiệt độ

Số lượng và chất lượng nước giảm; Nhiều
sông suối cạn vào mùa khô; Mực nước
cao hơn vào mùa mưa

Sai khác nhiều hơn giữa ngày và đêm;
Mùa hè nóng hơn; Xảy ra các đợt rét
đậm, rét hại

Hạn

Sạt lở đất

Cường độ cao hơn; Tần suất xuất hiện
nhiều hơn


Cường độ cao hơn; Tần suất xuất hiện
nhiều hơn

Lũ, lũ quét

Xói mòn đất

Cường độ cao hơn; Tần suất xuất hiện
nhiều hơn

Cường độ cao hơn; Tần suất xuất hiện
nhiều hơn

21


×