Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

CHƯƠNG 8 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.94 KB, 16 trang )

Chương IX
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
VÀ TRIỂN VỌNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nắm vững nội dung cơ bản sau:
- Những bài học của cách mạng tháng mười Nga (1917)
và những thành công của chủ nghĩa xã hội xô viết.
- Sự ra đời của hệ thống các nước XHCN .
- Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
- Nguyên nhân của sự sụp đổ mô hình CNXH Xô viết và
triển vọng của CNXH.


KẾT CẤU CHƯƠNG
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

II. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔ VIẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ.

III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa
xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới.
a, Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)
- Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

+ Nhân tố khách quan:
* Đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ  3 mâu
thuẫn: TS><VS; CNĐQ><CNĐQ và CNĐQ>< Nhân dân các dân tộc


thuộc địa và phụ thuộc.
* V.I Lênin nhận định: CNĐQ phát triển không đồng đều, nơi nào
tập trung mâu thuẫn gay gắt thì đó là nơi yếucủa CNĐQ. Những mâu
thuẫn trên đều tập trung ở nước Nga, tồn tại dan xen với nhau (TS>Đế quốc Nga>>< Nga; Mâu thuẫn giữa 2 nhóm nước đế quốc muốn xâm lược nước
Nga; Nông dân>< Địa chủ - đây là mâu thuẫn mà cả 2 cuộc cách mạng
Tư sản ở Nga (1905 và 1912) không giải quyết được)
* Những điều kiện khách quan trên  Cách mạng XHCN có thể nổ
ra và thắng lợi ở Nga


+ Nhân tố chủ quan:
* Vai trò của Đảng Bônsêvích Nga trong việc
phát hiện được những mâu thuẫn trong xã hội
Nga, nắm vững tình thế và thời cơ cách mạng,
phát động khởi nghĩa giành chính quyền thắng
lợi.
* Vai trò của V.I Lênin - Lãnh tụ vĩ đại của
giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga.


b) Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới.
- Những thành công của mô hình chủ nghĩa xã hội theo
kiểu Xô viết với tư cách là mô hình chủ nghĩa xã hội
đầu tiên trên thế giới:
+ 1917 – 1921 Nước Nga xôviết đã giàng thắng lợi
trong cuộc cách mạng chống thù trong giặc ngoài (Thời
kỳ “Nội chiến” với “chính sách cộng sản thời chiến”)
+ 1921 – 1929 Chế độ XHCN ở Nga (sau là Liên Xô) đã

vượt qua giai đoạn lịch sử, thực hiện thành công chính
sách kinh tế mới (NEP)
+ Trong hơn 10 năm (từ năm 1925), Liên Xô tiến hành
công nghiệp hoá, điện khí hoá và trở thành một nước
công nghiệp lớn ở Châu Âu (500.000 máy cày, 124.000
máy gặt đập liên hợp nông nghiệp; đến thập kỷ 30 của
thế kỷ XX, Liên Xô đã tự xây dựng hệ thống tầu điện
ngầm hiện đại bậc nhất ở thủ đô Mátxcơva...)


+ CNXH ở Liên xô đã trải qua 4 năm chiến tranh
bảo vệ tổ quốc, chống chủ nghĩa Phátxit Đức, nền
kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Tuy
nhiên, chỉ trong thời gian ngắn Liên Xô đã khôi phục
kinh tế và phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều
thành tựu trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế,
khoa học, quốc phòng và kỹ thuật vũ trụ (1949 SX
được bom nguyên tử, 1957 chinh phục vũ trụ, 1961
đưa người vào vũ trụ)
+ Sau CTTG 2, Liên Xô trở thành một siêu cường
trong thế giới 2 cực, đóng góp rất lớn cho cách
mạng thế giới (Hình thành hệ hống các nước XHCN;
thúc đẩy PT Cộng sản và công nhân quốc tế , phong
trào giải phóng dân tộc và PT hoà bình rộng lớn)


2. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa và những thành tựu của nó.
a, Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa.


+ Sau CTTG 2, hệ thống các nước XHCN hình thành ở
châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh (Liên Xô, Cộng hoà
dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Ba lan, Bungari, Rumani,Hunggari,
Anbani Nam Tư, Trung Quốc, Việt Nam, Cu ba, Cộng hoà
dân chủ nhân dân Triều tiên, Mông cổ)
+ Các nước XHCN đã thực hiện sự liên minh về kinh tế
(Hội đồng tương trợ kinh tế), Anh ninh quân sự (Hiệp ước
Vacsava), văn hoá, xã hội; đi theo mô hình XHCN Xôviết.
+ Sự phát triển hệ thống các nước XHCN và những thành
tựu to lớn đạt được, đã trở thành “nhân tố quyết định sự phát
triển của xã hội loài người” (HN 81 Đảng Cộng sản và công
nhân ở Matxcova, 1960, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1961)


b, Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
- Những thành tựu về chính trị, văn hoá, xã hội:

+ Chế độ XHCN hiện thực ở các nước XHCN đã từng bước đưa nhân dân
lao động lên địa vị làm chủ xã hội, thúc đẩy PT đấu tranh đòi các quyền tự
do, dân chủ trên toàn thế giới.
+ Các nước XHCN cơ bản đã xoá bỏ được tình trạng bóc lột của giai cấp tư
sản và địa chủ
+ Thực hiện được khá tốt chính sách xã hội về việc làm, nhà ở, đặc biệt là
chính sách Y tế và Giáo dục. (1980 Liên Xô là quốc gia có trình độ học vấn
cao nhất thế giới: 164 triệu người có trình độ trung học và đại học )
+ Các nước XHCN đều có chính sách ưu tiên các nhóm xã hội giống nhau:
trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số và nhóm người cao tuổi.
+ Các nước XHCN đã vươn lên đạt thế cân bằng về quân sự với các nước tư
bản Mỹ và Tây Âu (giữa Vacsava và Nato - thực chất là giữa Liên Xô và Mỹ

+ 11 nước tư bản Tây Âu; chi phí về quân sự của Liên Xô hàng năm trên
dưới 20% ngân sách)
+ CNXH ở các nước đã đóng góp rất lớn vào PTCM thế giới, đặc biệt là PT
giải phóng dân tộc (đến thập kỷ 50, 60 thế kỷ XX hầu hết các nước thuộc địa
và phụ thuộc đã giành được độc lập về chính trị, CN thực dân cũ bị xoá trên
thế giới)


- Những thành tựu kinh tế:
+ Hơn 70 năm xây dựng CNXH, các nước
XHCN đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ
về tiềm lực kinh tế , xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của CNXH trên quy mô lớn với trình
độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
+ Đến năm 1970, trong số 20 nước phát
triển nhất thế giới có 4 nước XHCN (Liên Xô,
Cộng hoà dân chủ Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc),
Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường
về kinh tế (1985 thu nhập quốc dân của
Liên xô = 66% Mỹ; SL Công nghiệp = 85%
Mỹ)


II. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI XÔ VIẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ.

1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội
Xôviết.
- Thời điểm: bắt đầu từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX Liên

Xô và các nước XHCN lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã
hội; đặc biệt đến thập kỷ 80 các nước XHCN ở Đông Âu và
Liên Xô diễn ra khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng,
kéo dài và toàn diện.. Các nước XHCN ở Đông Âu và Liên
Xô thực hiện nhiều kế hoạch đổi mới, cải tổ nhưng mắc sai
lầm, không đem lại kết quả.
- Từ tháng 4/1989 bắt đầu diễn ra quá trình sụp đổ chế độ
CNXH ở các nước Đông Âu, mở đầu là Ba Lan. Trong 2
năm đến tháng 9/1991, CNXH ở Liên Xô và 6 nước Đông
Âu sụp đổ hoàn toàn. Sự đổ vỡ CNXH cũng diễn ra đối với
Mông Cổ, Anbani và NamTư


2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và
sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội
Xôviết.
a, Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về
mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xôviết.
- Do thực hiện Chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp kéo dài
- Do từ bỏ nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường,
thực hiện bao cấp lan tràn làm triệt tiêu động lực và
sức sáng tạo của người lao động.
- Chậm đổi mới cơ chế kinh tế và hệ thống quản lý.
Kết luận: Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo
dài nêu trên là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khủng
hoảng CNXH ở các nước, không phải là khuyết tật
xuất phát từ bản chất chế độ XHCN, mà là do quan
niệm giáo điều về CNXH.



b, Nguyên nhân chủ yếu và trực
tiếp
- Đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét
lại. (liên hệ với thực tiễn Liên Xô và
các nước XHCN khác)
- Âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ
nghĩa đế quốc .


III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã
hội loài người
- Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi :

+ PTSX tư bản chứa đựng mâu thuẫn kinh tế
không những không thể điều hoà, mà ngày càng
gay gắt. Đây nguồn gốc sâu sa của những mâu
thuẫn xã hội mà CNTB không thể khắc phục.
+ Do bản chất của một chế độ dựa trên bóc lột
người, CNTB đang là chủ thể của sự tha hoá ngày
càng trầm trọng về đạo đức, lối sống; là nguyên
nhân của nhiều tình trạng tệ nạn trong xã hội tư
bản, mà chính CNTB không thể khắc phục.


2. Chủ nghĩa xã hội – tương lại của xã hội
- Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ không có
nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội. Đó
chỉ là sự sụp đổ mô hình CNXH với những quan

niệm sai lầm chủ quan giáo điều về CNXH,
không thuộc về bản chất chế độ XHCN . Loài
người vẫn trong thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH.
- Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải
cách, mở cửa, đổi mới và ngày càng đạt được
những thành tựu to lớn.( liên hệ thực tiễn công
cuộc đổi mới ở Trung Quốc, Việt nam, Cu Ba).


- Đã xuất hiện xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội :
+ Sự trụ vững của các nước XHCN trong điều kiện hết
sức khó khăn (Cu Ba, Lào)
+ Những dấu hiệu phục hồi CNXH ở nước Nga và
Đông Âu.
+ Sự xuất hiện nhân tố XHCN mới trên thế giới ( ở nam
Á: Đảng Cộng sản Nêpan thắng cử; giữa Châu Âu:
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Síp trúng cử tổng thống;
Phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh giành chính quyền ở
11 nước, trong đó có 4 nước công khai lên CNXH ở thế
kỷ XXI (Nicaragoa, Equađo, Bôlivia, Venezuena ). Các
nước nay đều thực hiện một số chính sách: cải cách
ruộng đất, liên kết quốc tế nhất là trong lĩnh vực năng
lượng và tài chính, bình thường hoá quan hệ với Mỹ,
giúp nhân nghèo sống trên đất Mỹ, Mở rộng quan hệ
với các nước ngoài khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga )





×