Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

bai 1 nhung van de chung ve QHDT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.03 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội và nhân văn,
là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và khu vực đô thị. Nó là
nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc
trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển; đặc điểm, vai
trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị; nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm
thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa; tận dụng tối đa mọi
nguồn lực, và hƣớng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình
hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần đƣợc quy hoạch phù hợp với
phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trƣờng.
Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị bao gồm:
- Đầu tƣ và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tƣ và phát triển bất động sản
phải là tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội, đặc điểm kinh tế riêng từng
khu vực cụ thể.
-

Sinh hoạt Văn hóa và lối sống cộng đồng.

-

Chính sách quản lý, phát triển bất động sản và nhà ở.

-

Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực.

-

Đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật đô thị.

-



Phát triển, bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên.

- Nghiên cứu phát triển bền vững của nhân loại!
Bài giảng này sẽ giới thiệu những khái niệm chung, cách phân loại; đối
tƣợng và nhiệm vụ của quy hoạch đô thị làm cơ sở cho các bài tiếp theo.

1


2


NỘI DUNG
I. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC

1. Đối tƣợng
Quy hoạch đô thị là một khái niệm hay đƣợc dùng để chỉ các hoạt động
kiểm soát hay tổ chức môi trƣờng sống đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm:
ban hành luật, quy định kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành các bộ máy
quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chƣơng
trình đầu tƣ phát triển đô thị; nghiên cứu đô thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi
tranh luận về các vấn đề đô thị...
Điều cần chú ý là trong các bối cảnh khác nhau, các hoạt động này thƣờng
không có mục đích, nội dung hay phƣơng pháp thực hiện giống nhau. Nguyên nhân
là đô thị thƣờng có các vấn đề khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển. Việc nhìn
nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề đô thị không chỉ phụ thuộc vào năng lực các
bộ máy chuyên môn mà còn lệ thuộc nhiều và chủ trƣơng của bộ máy cầm quyền
và khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Trong mỗi giai đoạn phát triển, bộ máy cầm
quyền thƣờng chỉ chú trọng kiểm soát hay thúc đẩy một số hoạt động quy hoạch đô

thị mà họ cho là quan trọng. Trong khi đó, nghiên cứu và đào tạo nhân lực trong
các ngành liên quan quy hoạch đô thị thƣờng đƣợc coi là lĩnh vực tách biệt với thực
tế hành nghề. Kết quả là luôn có nhiều quan điểm về nội dung và cách thức thực
hiện quy hoạch đô thị.
Đối tƣợng của quy hoạch đô thị quy định tại Điều 36, NĐ 37/2010 nhƣ sau:
Quy hoạch đô thị đƣợc lập cho các đối tƣợng sau đây:
- Giao thông đô thị;
- Cao độ nền và thoát nƣớc mặt đô thị;
- Cấp nƣớc đô thị;
- Thoát nƣớc thải đô thị;
- Cấp năng lƣợng và chiếu sáng đô thị;
- Thông tin liên lạc;
- Nghĩa trang và xử lý chất thải rắn.
2. Nhiệm vụ môn học
Bài 1. Những khái niệm cơ bản về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị
Bài 2. Đô thị hóa và phân bố dân cƣ
Bài 3. Quy hoạch tổng thể đô thị
Bài 4. Quy hoạch các khu sản xuất và kho tàng trong đô thị
Bài 5. Quy hoạch các khu ở trong đô thị
Bài 6: hệ thống công trình công cộng và trung tâm đô thị
Bài tập lớn
II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
A. KHÁI NIỆM
3


1. Đô thị
Đô thị là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Là trung tâm chính trị, hành chính,
kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã

hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng; bao gồm nội thành,
ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
2. Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở, để tạo lập
môi trƣờng sống thích hợp cho ngƣời dân sống trong đô thị, đƣợc thể hiện thông
qua đồ án quy hoạch đô thị.
3. Đô thị mới
Là đô thị dự kiến hình thành trong tƣơng lai theo định hƣớng quy hoạch tổng
thể hệ thống đô thị quốc gia, đƣợc đầu tƣ xây dựng từng bƣớc đạt các tiêu chí của
đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Khu đô thị mới
Là một khu vực trong đô thị, đƣợc đầu tƣ xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
B. PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

Đô thị đƣợc phân thành 6 loại gồm: loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và V theo
các tiêu chí cơ bản sau đây:
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
đô thị;
- Quy mô dân số;
- Mật độ dân số;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
Mục đích: giúp cho công tác quản lý hành chính về đô thị cũng nhƣ xác định
cơ cấu và định hƣớng phát triển của đô thị trong tƣơng lai.
1. Phân loại theo quy mô dân số
Tùy theo tình hình phát triển của mạng lƣới đô thị mà mỗi nƣớc sẽ có những
quy định khác nhau. Theo quy định và thống kê của Liên hợp quốc, quy mô dân số
của từng loại đô thị nhƣ sau:

LOẠI
TÍNH CHẤT ĐÔ THỊ
QUY MÔ DÂN SỐ
I
Đô thị đặc biệt
> 500.000
II
Đô thị rất lớn
300.000 – 500.000
III
Đô thị lớn
1500 – 300.000
4


IV
V

Đô thị trung bình
Đô thị nhỏ

50.000 – 1500.000
4000 – 50.000

2. Phân loại theo tính chất của đô thị
Dựa vào yếu tố sản xuất chính và những hoạt động ở đô thị mang tính chất
trội nhƣ yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị.
+ Đô thị công nghiệp: Là đô thị lấy yếu tố công nghiệp làm hoạt động chính
và nó là nhân tố cấu tạo và phát triển đô thị (Thái Nguyên, Biên Hoà)
+ Đô thị thƣơng mại : TP Hồ Chí Minh.

+ Đô thị du lịch nghỉ mát: Đà lạt, Vũng Tàu.
+ Đô thị là trung tâm chính trị: Thủ đô, tỉnh lỵ, huyện lỵ.
+ Đô thị có tính chất đặc biệt khác, Di sản văn hóa thế giới (Đô thị cổ Hội
An, Huế…).
3. Phân loại đô thị theo tiêu chuẩn của Việt Nam
a) Đô thị loại 1
- Là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội, KHKT, du lịch dịch vụ, trung
tâm sản xuất công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy sự phát
triển của cả nƣớc.
- Có dân số trên 1.000.000 ngƣời.
- Tỷ suất hàng hóa cao.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 90% tổng số lao động.
- Cơ sở hạ tâng kỹ thuật và mạng lƣới công trình công cộng đƣợc xây dựng
đồng bộ và hoàn chỉnh. (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh).
b) Đô thị loại 2
- Là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội, du lịch dịch vụ, sản xuất công
nghiệp, đầu mối giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng
lãnh thổ.
- Có dân số 350.000 đến 1.000.000 ngƣời.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 90% tổng số lao động, mật độ 1800
ngƣời / ha.
- Cơ sở hạ tâng kỹ thuật và mạng lƣới công trình công cộng đƣợc xây dựng
nhiều mặt tiến tới đồng bộ.
(TP Nha Trang)
c) Đô thị loại 3
- Đô thị trung bình lớn, là nơi sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tập
trung, là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội, du lịch dịch vụ, có vai trò thúc đẩy một
tỉnh hoặc từng lãnh vực đối với vùng lãnh thổ.
5



- Có dân số từ 100.000 đến 350.000 ngƣời.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 80% tổng số lao động, mật độ 100
ngƣời/ ha.
- Có cơ sở hạ tầng và mạng lƣới công trình công cộng đang đƣợc đầu tƣ xây
dựng.
d) Đô thị loại 4
- Là đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa xã hội hoặc
trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp thƣơng nghiệp,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh.
- Dân số từ 30.000 đến 100.000ngƣời.
- Có sản xuất hàng hóa, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 70% tổng số lao
động.
- Đã và đang đầu tƣ xây dựng từng phần cơ sở hạ tâng kỹ thuật và các công
trình công cộng.
e) Đô thị loại 5
- Là đô thị nhỏ, trung tâm kinh tế xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành tiểu
thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng
trong huyện, dân số từ 4.000 đến 30.000 ngƣời.
- Tỷ lệ phi nông nghiệp trên 60% tổng số lao động, mật độ dân cƣ trên 60
ngƣời / ha.
- Bƣớc đầu xây dựng một số công trình công cộng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
III. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
A. MỤC TIÊU

Công tác QHĐT nhằm cụ thể hóa chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của
quốc gia, trƣớc tiên là cụ thể hóa chiến lƣợc phát triển đô thị đối với nền kinh tế
quốc dân.
Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch: quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây
dựng phát triển độ thị. Các đồ án quy hoạch đƣợc duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý

xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tƣ xây dựng cơ bản. Ở Việt Nam
theo quy hoạch của Bộ XD thì đồ án QHXDĐT bao gồm các giai đoạn sau:
QH vùng lãnh thổ , QH chi tiết đô thị , QH chi tiết cụm công trình ,
Thiết kế XDCT.
B. NHIỆM VỤ
1. Tổ chức sản xuất
QHĐT phải đảm bảo hợp lý các khu vực sản xuất, trƣớc tiên là các khu công
nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp
6


và các loại hình đặc trƣng khác. Phải giải quyết mối quan hệ giữa các khu công
nghiệp với khu dân cƣ cũng nhƣ với các khu hoạt động khác.
2. Tổ chức đời sống
QHĐT có nhiệm vụ tổ chức đời sống và mọi hoạt động khác của ngƣời dân
đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bổ dân cƣ và sử dụng đất đai đô thị nhất là
trong việc tổ chức các khu ở, các khu công cộng, phúc lợi xã hội, các khu cây xanh,
khu vui chơi giải trí…
3. Tổ chức không gian kiến chúc và cảnh quan môi trƣờng đô thị
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác QHĐT nhằm cụ thể hóa công
tác xây dựng đô thị, tạo cho mỗi đô thị có một đặc trƣng riêng về bộ mặt kiến trúc,
hài hòa với khung cảnh thiên nhiên và địa hình. Cho nên QHĐT cần xác định đƣợc
hƣớng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối của các công trình
mang tính chủ đạo của đô thị.
KẾT LUẬN

Bài giảng “Những vấn đề chung về quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị”
đã nêu rõ những khái niệm cơ bản, phân loại đô thị; mục tiêu và nhiệm vụ của quy
hoạch đo thị. Đây là cơ sở quan trọng để cho ngƣời học vận dụng vào trong quá
trình học tập, nghiên cứu các nội dung tiếp theo của môn học.

Bài giảng mới chỉ dừng lại ở những khái niệm cơ bản, để hiểu dƣợc mục
đích, yêu cầu, nội dung cụ thể của từng vấn đề quy hoạch đô thị chúng ta cần
nghiên cứu trong các bài giảng tiếp theo.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Khái niệm đô thị và quy hoạch đô thị?
2. Phân loại đô thị theo quy mô dân số và theo tiêu chuẩn Việt Nam?
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch đô thị?
Ngày 27 tháng 09 năm 2017
NGƢỜI BIÊN SOẠN

TRƢỞNG BỘ MÔN

ThS Nguyễn Ngọc Hân

7


8


KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày
tháng
năm 2017

Môn học: Quy hoạch đô thị
Bài 1: Khái niệm chung về quy hoạch và phát


triển
TRƢỞNG KHOA

đô thị
Đối tƣợng: Kỹ sƣ XD dân dụng và công nghiệp
Năm học: 2017 – 2018

GVC, TS Nguyễn Đức Duyến
Phần I
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. MỤC ĐÍCH

Nhằm giới thiệu cho sinh viên những khái niệm cơ bản về quy hoạch và phát
triển đô thị, mục tiêu nhiệm vụ của công tác quy hoạch đô thị làm cơ sở cho học tập
các nội dung tiếp theo và vận dụng vào quá trình công tác sau này.
B. YÊU CẦU

- Nắm đƣợc mộ số khái niệm và cách phân loại đô thị.
- Nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ của công tác quy hoạch đô thị.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
A. NỘI DUNG

- Đối tƣợng, nhiệm vụ môn học
- Khái niệm và phân loại đô thị
- Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đô thị
B. TRỌNG TÂM

- Phân loại đô thị
- Mục tiêu nhiệm vụ của quy hoach đô thị

III. THỜI GIAN

Tổng số: 02 tiết. Ngày 02 tiết, đêm 0 tiết.
Trong đó: Lên lớp 02 tiết.
IV. TỔ CHỨC, PHƢƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC

Tổ chức lớp học tại giảng đƣờng.
B. PHƢƠNG PHÁP
9


1. Giảng viên: Sử dụng phƣơng pháp thuyết trình, trình chiếu kết hợp nêu
vấn đề để giảng từng nội dung, những nội dung trọng tâm có ví dụ minh họa để làm
rõ vấn đề.
2. Sinh viên: Chú ý nghe, ghi tốc kí những nội dung giảng viên giảng kỹ, nói
chậm về nhà tự nghiên cứu thêm để nắm chắc vấn đề.
V. ĐỊA ĐIỂM

Giảng đƣờng
VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM
A. GIẢNG VIÊN

Bài giảng, kế hoạch giảng bài soạn theo giáo trình – GS.TS Nguyễn Thế Bá,
Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xụất bản Xây dựng, 2013.
B. SINH VIÊN

* Tài liệu chính: - GS.TS Nguyễn Thế Bá, Quy hoạch xây dựng phát triển đô
thị, Nhà xụất bản Xây dựng, 2013.
* Tài liệu tham khảo:

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QHK12 (17/6/2009).
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP Kèm theo thông tƣ số 10/2010/TT-BXD về
Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lí QHĐT.
- Nghị định 38/2010/NĐ-CP Kèm theo thông tƣ số 19/2010/TT-BXD về
Quản lí không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Nghị định 39/2010/NĐ-CP Kèm theo thông tƣ số 11/2010/TT-BXD về
Quản lí không gian xây dựng ngầm ĐT. (7/4/2010).

10


Phần II
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI

1. Nhận báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ
- Bài đầu nên chỉ kiểm tra việc học các môn tiên quyết?
3. Quán triệt mục đích, yêu cầu …
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI

Thứ tự, nội dung
I. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ
MÔN HỌC

Phƣơng pháp
Thời
Sinh
gian Giảng viên
viên

15’

1. Đối tƣợng
2. Nhiệm vụ môn học
3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nêu
vần
đề, Trình
bày, phân
tích từng
vấn đề, kết
hợp với ví
dụ thực tế
để
minh
hoạ

Chú
ý
lắng
nghe, ghi
chép nội
dung,
thảo luận
vấn đề
liên quan
đến bài
học.


II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN
LOẠI ĐÔ THỊ

45’

A. KHÁI NIỆM
1. Đô thị
2. Quy hoạch đô thị
3. Đô thị mới
4. Khu đô thị mới

15’

Thuyết
trình, phân
tích từng
vấn đề, kết
hợp với ví
dụ thực tế
để
minh
hoạ

Chú
ý
lắng
nghe, ghi
chép nội
dung.
Trao đổi

thảo luận
bài.

B. PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
1. Theo quy mô dân số
2. Theo tính chất đô thị
3. Theo tiêu chuẩn Việt
Nam

30’

Thuyết
trình, kết
hợp với ví
dụ thực tế
để
minh

Chú
ý
lắng
nghe, ghi
chép nội
dung.

Vật chất
Bài
giảng,
máy tính
và máy

chiếu

11


Thứ tự, nội dung

Phƣơng pháp
Thời
Sinh
gian Giảng viên
viên
hoạ

III. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

30’

A. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
ĐÔ THỊ

10’

B. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
ĐÔ THỊ

20’

Nêu

vấn
đề, kết hợp
với giảng
giải những
nội
dung
trọng tâm

Vật chất

Chú
ý
lắng
nghe, ghi
chép
Trao đổi
thảo luận
nội dung

III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI

1. Hệ thống nội dung đã lên lớp
2. Tài liệu nghiên cứu và tham khảo
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 (17/6/2009).
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP Kèm theo thông tƣ số 10/2010/TT-BXD về
Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lí QHĐT.
- Nghị định 38/2010/NĐ-CP Kèm theo thông tƣ số 19/2010/TT-BXD về
Quản lí không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Nghị định 39/2010/NĐ-CP Kèm theo thông tƣ số 11/2010/TT-BXD về
Quản lí không gian xây dựng ngầm ĐT. (7/4/2010).

3. Hƣớng dẫn nội dung ôn tập
- Khái niệm đô thị và quy hoạch đô thị?
- Phân loại đô thị thep tiêu chuẩn Việt Nam?
- Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đô thị?
4. Hƣớng dẫn nội dung nghiên cứu tiếp theo
- Đô thị hóa và phân bố dân cƣ
Ngày
tháng 09 năm 2017
NGƢỜI THÔNG QUA

Ngày
tháng 09 năm 2017
NGƢỜI BIÊN SOẠN

TRƢỞNG KHOA

TRƢỞNG BỘ MÔN

GVC, TS Nguyễn Đức Duyến

GVC, ThS Nguyễn Ngọc Hân
12



×