ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-------------------------------------------
NGUYỄN BÍCH TRÀ
VĂN BIA VÀ GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU QUA
LOẠI HÌNH BIA HẬU
(Khảo sát trên địa bàn Hà Tây cũ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam Học
Hà Nội, 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-------------------------------------------
NGUYỄN BÍCH TRÀ
VĂN BIA VÀ GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU QUA
LOẠI HÌNH BIA HẬU
(Khảo sát trên địa bàn Hà Tây cũ)
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Việt Nam Học
Mã số : 603160
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân
Hà Nội – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này
do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Bích Trà
LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Vũ Văn Quân – Thầy đã
dành nhiều thời gian hướng dẫn hết sức tận tình trong suốt thời gian qua để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo Viện Việt
Nam Học và Khoa Học Phát Triển, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực hiện luận văn.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè –
Những người đã luôn sát cánh động viên và tiếp sức để tôi hoàn thành được
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Bích Trà
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 8
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ ....................................................................... 9
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 10
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 10
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 11
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 13
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 14
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 14
6. Nguồn tƣ liệu ................................................................................................. 14
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 15
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 15
CHƢƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VĂN BIA VIỆT NAM ....................................... 17
1.1. Thuật ngữ văn bia ....................................................................................... 17
1.2. Sự hình thành và phát triển văn bia ở Việt Nam ..................................... 20
1.3. Tình hình sƣu tầm và nghiên cứu văn bia ở Việt Nam ........................... 22
1.4. Các loại hình văn bia ở Việt Nam.............................................................. 26
1.5. Giá trị nghiên cứu của văn bia .................................................................. 29
1.5.1. Giá trị nghiên cứu về lịch sử .................................................................... 29
1.5.1.1. Giá trị nghiên cứu về lịch sử tƣ tƣởng .................................................... 29
1.5.1.2. Giá trị nghiên cứu về lịch sử khoa cử .................................................... 34
1.5.1.3. Giá trị nghiên cứu về lịch sử làng xã ...................................................... 36
1.5.2. Giá trị nghiên cứu về kinh tế, xã hội, văn hóa ...................................... 38
1.5.2.1. Giá trị nghiên cứu về kinh tế, xã hội của các địa phƣơng ...................... 38
1.5.2.2. Giá trị nghiên cứu về văn hóa ................................................................. 41
1.5.2.3. Giá trị nghiên cứu về văn chƣơng ........................................................... 44
1.5.2.4. Giá trị mỹ thuật của văn bia .................................................................... 48
* Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 50
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VĂN BIA HÀ TÂY ............................................ 51
2.1. Vài nét về vùng đất Hà Tây cũ .................................................................. 51
2.2. Văn bia Hà Tây .......................................................................................... 56
2.2.1. Tình hình chung ....................................................................................... 57
2.2.1.1. Niên đại ................................................................................................... 57
2.2.1.2. Địa điểm .................................................................................................. 63
2.2.2. Những nội dung chủ yếu .......................................................................... 67
2.2.2.1. Văn bia góp phần nghiên cứu các nhân vật lịch sử ................................ 67
2.2.2.2.Văn bia góp phần nghiên cứu các di tích văn hóa lịch sử ....................... 69
2.2.2.3. Văn bia góp phần tìm hiểu các hoạt động của làng xã .......................... 71
2.2.3.4. Văn bia góp phần nghiên cứu sinh hoạt văn hóa .................................... 80
2.2.3.5. Văn bia góp phần nghiên cứu phong tục, tập quán ở địa phƣơng ......... 82
* Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 85
CHƢƠNG 3: BIA HẬU VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU................. 86
3.1. Bia hậu ........................................................................................................ 86
3.1.1. Số lượng .................................................................................................... 86
3.1.2. Phân bố...................................................................................................... 87
3.1.2.1. Phân bố theo không gian......................................................................... 87
3.1.2.2. Phân bố theo thời gian ............................................................................ 89
3.2. Giá trị nghiên cứu của bia hậu................................................................. 91
3.2.1. Về hình thức ............................................................................................... 91
3.2.1.1. Kích thƣớc............................................................................................... 92
3.2.1.2. Mỹ thuật .................................................................................................. 93
3.2.1.3. Ngƣời soạn .............................................................................................. 94
3.2.2. Về nội dung ................................................................................................ 95
3.2.2.1. Tục bầu hậu, cúng hậu ............................................................................ 95
3.2.2.2.Vấn đề huy động đóng góp cộng đồng đƣợc phản ánh qua loại hình bia
hậu……………………………………………………………………………..106
3.2.2.3. Phong tục, tập quán làng xã đƣợc thể hiện qua bia hậu………………110
* Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 113
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 116
PHỤ LỤC ..........................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CP: Chính Phủ
- E.F.E.O: Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội
- KHXH: Khoa học xã hội
- NĐ: Nghị định
- Nxb: Nhà xuất bản
- UBND: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 2.1: Văn bia thời Lê sơ ở Hà Tây…………………………………… 55
Bảng 2.2 : Văn bia thời nhà Mạc ở Hà Tây………………………………...56
Bảng 2.3: Văn bia thời Lê Trung hƣng ở Hà Tây………………………….57
Bảng 2.4: Văn bia thời Nguyễn ở Hà Tây………………………………….59
Bảng 2.5: Phân bố văn bia theo huyện, thành……………………………...61
Bảng 2.6: Phân bố theo di tích các huyện, thành………………………......63
Bảng 3.1: Văn bia hậu ở các huyện, thành Hà Tây (đơn vị: số văn bia)…...85
Bảng 3.2: Văn bia hậu thời Lê Trung hƣng ở Hà Tây (đơn vị: số văn
bia)……………………………………………………………………….....87
Bảng 3.3: Văn bia hậu thời Nguyễn ở Hà Tây (đơn vị: số văn bia)………..88
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những di sản văn hóa dân tộc mà cha ông để lại, di sản Hán
Nôm chiếm một vị trí quan trọng. Tƣ liệu di sản Hán Nôm có giá trị lâu bền
nhất là văn bản khắc trên bia đá. Ở khắp các tỉnh thành Việt Nam hầu nhƣ
nơi đâu cũng có văn bia. Cho đến nay, có khoảng hơn 30.000 thác bản văn
bia Hán Nôm đã đƣợc sƣu tầm, niên đại dựng bia có từ thời Bắc thuộc đến
hết thời kỳ phong kiến ở Việt Nam [30, tr.9]. Việc tìm hiểu và nghiên cứu số
văn bia sƣu tầm này đã đƣợc tiến hành cho chúng ta nhiều giá trị quý báu.
Những giá trị của văn bia Hán Nôm là cơ sở để tìm hiểu về xã hội Việt Nam
thời kỳ trung và cận đại. Đó cũng là nhu cầu cấp bách của khoa học và thực
tiễn.
Hà Tây (cũ) vốn là vùng đất cổ và cũng là địa phƣơng có số lƣợng văn
bia Hán Nôm nhiều nhất trong cả nƣớc. Cho đến năm 2007, chúng ta đã sƣu
tầm đƣợc khoảng 2700 thác bản văn bia ở đây và chủ yếu từ các di tích đình,
chùa, đền, miếu [30, tr.51]. Với nhiều loại hình, nội dung văn bia phản ánh
đa dạng và phong phú về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, lịch sử, kinh tế của
địa phƣơng. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào nghiên cứu về những giá
trị nội dung của văn bia Hà Tây.
Trong số văn bia ở Hà Tây có một loại hình văn bia tôi đặc biệt chú ý,
đó là văn bia hậu Thần, hậu Phật, hậu Hiền (gọi chung là văn bia hậu). Văn
bia hậu chiếm một khối lƣợng lớn trong số văn bia ở Hà Tây. Loại văn bia
này bắt đầu xuất hiện từ những năm giữa thế kỷ XVII và có sự phát triển
nhanh chóng về số lƣợng ở thời kỳ sau. Nội dung ghi lại trên bia hậu rất
phong phú và có giá trị để nghiên cứu tình hình văn hóa xã hội ở Hà Tây nói
riêng và Việt Nam thời kỳ phong kiến nói chung. Chính vì những lý do trên,
tôi quyết định đề tài cho luận văn của mình là: “Văn bia và giá trị nghiên
cứu qua loại hình bia hậu (khảo sát trên địa bàn Hà Tây cũ)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn bia đã có ở Việt Nam cách đây hơn một thiên niên kỷ và niên đại
cổ nhất còn tìm thấy đƣợc là bia đời Tùy, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618).
Ba thế kỷ sau, năm 973, với cột kinh Hoa Lƣ trên đó khắc những bài kinh
Phật ghi nhận thêm sự hiện diện của thể loại văn bia khắc trên đá của Việt
Nam [39]. Trải qua các triều đại Lý – Trần – Lê sơ – Mạc - Lê Trung hƣng Tây Sơn - Nguyễn, văn bia đƣợc dựng ở khắp các làng quê và ngày càng
phát triển.
Nghiên cứu và tìm hiểu giá trị văn hóa của kho thác bản văn bia Việt
Nam đang là sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Công trình nghiên cứu văn bia Hán Nôm sớm nhất là vào cuối thế kỷ
XVIII của nhà bác học Lê Quý Đôn, trong sách “Kiến văn tiểu lục” mục
Thiên chƣơng, ông đã nêu tên đƣợc 16 bài văn bia của các đời Lý – Trần –
Lê [14]. Tiếp đó, đến công trình của học giả Bùi Huy Bích, trong bộ sƣu tập
nổi tiếng “Hoàng Việt văn tuyển”, đã giới thiệu 30 bài văn bia của các đời,
trong đó có 4 bài của triều Trần, 17 bài của triều Lê, 6 bài của triều Mạc, còn
lại từ Lê Trung hƣng đến Gia Long [60].
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại
Hà Nội (viết tắt là E.F.E.O) đã tổ chức một đợt sƣu tập cho in, rập các văn
bia, tạo thành một bộ sƣu tập các thác bản văn bia Việt Nam gồm hơn
20.000 mặt bia chữ Hán, Nôm [54, tr.3]. Một số không nhỏ các văn bia quý
có niên đại sớm đã bị thất lạc.
Nghiên cứu văn bia Hán Nôm đƣợc thực hiện thƣờng xuyên từ khi
Ban Hán Nôm ra đời, sau này đổi tên thành Viện nghiên cứu Hán Nôm, có
những công trình nghiên cứu lớn nhƣ sau: Năm 1970, bộ “Thư mục bia Việt
Nam” do Bùi Thanh Ba chỉ đạo đã hoàn thành, với 5000 trang đánh máy
chia làm 25 tập, lần đầu tiên khai thác và mô tả kho văn bia hồi bấy giờ [4].
Tiếp đó là bộ “Thư mục bia giản lược” do Hoàng Lê chủ biên cùng một
nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm biên soạn, gồm 30 tập, ngót
6000 trang đánh máy [22]. Hai bộ thƣ mục vừa nêu trên đã mô tả và giới
thiệu lƣợc thuật về văn bia Việt Nam.
Năm 1993, có hai ấn phẩm là “Danh mục thác bản văn khắc Hán Nôm
Việt Nam” và “Văn khắc Hán Nôm Việt Nam” đƣợc xuất bản, do Nguyễn
Quang Hồng chủ biên [17]. Trong đó, văn bia ở mỗi địa phƣơng đƣợc chọn
một số văn bản tiêu biểu cho từng thời kỳ, từng di tích.
Từ năm 2005 đến nay, với phối hợp của Viện nghiên cứu Hán Nôm,
Viện Viễn Đông Bác Cổ và Trƣờng Cao học thực hành (Cộng hòa Pháp) đã
xây dựng đƣợc ba hạng mục lớn đó là: Tổng tập thác bản văn khắc Hán
Nôm [51], Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm [28], và cơ sở dữ liệu tin
học về văn khắc Hán Nôm. Công trình nghiên cứu này với mục đích giới
thiệu toàn bộ thác bản văn khắc Hán Nôm hiện đang lƣu giữ tại Viện nghiên
cứu Hán Nôm.
Trên đây là các bộ thƣ mục lớn giới thiệu khái quát về kho thác bản
văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu
văn bia của từng địa phƣơng trong đó có tỉnh Hà Tây. Nghiên cứu về văn bia
Hà Tây có những công trình nhƣ sau: Văn bia Hà Tây do Nguyễn Tá Nhí
chủ biên, xuất bản năm 1993, biên dịch và giới thiệu 40 bài văn bia [34]; Tư
liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội, do Vũ Văn Quân chủ biên, xuất bản
năm 2010 [34]. Đây là cuốn sách giới thiệu thƣ mục thác bản văn bia Hán
Nôm trƣớc năm 1945, trong đó có 14 quận huyện thuộc tỉnh Hà Tây (cũ),
với hơn một nghìn văn bia.
Những năm gần đây có một số luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ chuyên
ngành Hán Nôm đã đi sâu nghiên cứu khai thác giá trị của văn bia. Các luận
án Tiến sĩ về văn bia nhƣ: Văn bia Việt Nam và giá trị của nó khi nghiên cứu
văn học Việt Nam thời Trung đại của Trịnh Khắc Mạnh [24]; Văn bia thời
Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của Phạm Thị Vinh [52];
Văn bia khuyến học Việt Nam của Nguyễn Hữu Mùi [31]; Văn bia thời Mạc
và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI của Đinh
Khắc Thuân[41]. Và một số luận văn Thạc sĩ nhƣ: Nghiên cứu văn bia chợ
của Đỗ Bích Tuyển[45]; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm của Nguyễn Thị
Hƣờng [17] ; Nghiên cứu văn bia chùa quận Ba Đình Thành phố Hà Nội của
Đoàn Trung Hữu [19]; Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa
của Ngô Thị Thanh Tâm [37]; Nghiên cứu hệ thống văn bia đình Thừa Thiên
Huế của Nguyễn Lãm Thắng [39], v.v.…
Cùng với các loại văn bia khác, văn bia hậu cũng đã bắt đầu đƣợc nhiều
nhà nghiên cứu Hán Nôm khai thác. Những bài viết giới thiệu về bia hậu
đƣợc đăng trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí
Khảo cổ học, v.v… Luận văn Thạc sĩ viết về bia hậu có đề tài: Tìm hiểu văn
bia hậu thời Tây Sơn của Lê Văn Cƣờng [9].
Những công trình nghiên cứu trên là tiền đề cho tôi tìm hiểu, nghiên
cứu về văn bia và bia hậu ở Hà Tây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, tôi muốn tìm hiểu về văn bia Việt Nam nói
chung, văn bia Hà Tây nói riêng và tôi đặc biệt lƣu ý đến loại hình bia hậu ở
Hà Tây. Trên cơ sở đó, việc tìm hiểu về văn bia Hà Tây có đƣợc tính hệ
thống về hình thức và nội dung. Qua đây, thấy đƣợc những giá trị của văn
bia và giá trị của văn bia hậu Hà Tây.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những nội dung khái quát về
văn bia Hán Nôm. Từ đó, đi vào nghiên cứu nội dung tất cả các thác bản văn
bia Hán Nôm Hà Tây trong các thời kỳ lịch sử và trên các đơn vị huyện,
thành của tỉnh.
Về phạm vi thời gian nghiên cứu văn bia Hán Nôm Hà Tây, chúng tôi
tìm hiểu văn bia Hà Tây từ khi xuất hiện đến năm 1945.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Trong luận văn này tôi tập trung tìm
hiểu văn bia trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) trƣớc khi sát nhập vào Hà Nội
(trƣớc ngày 1/8/2008).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ những vấn đề về văn bia, văn bia Hà Tây, bia hậu ở
Hà Tây, gồm sự phân bố về không gian, về niên đại, về di tích dựng bia, về
tác giả,… chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê, định lƣợng, phân loại
thác bản bia. Phƣơng pháp này quán xuyến toàn bộ luận văn.
Để tìm hiểu nội dung đƣợc đề cập đến trong văn bia chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp liên ngành trong quá trình nghiên cứu về văn bia nhƣ: sử học,
văn hóa học, văn bản học.
Để làm sáng tỏ những băn khoăn trong khi nghiên cứu thác bản, tôi sử
dụng phƣơng pháp điền dã về các địa phƣơng.
6. Nguồn tƣ liệu
Luận văn sử dụng nguồn tƣ liệu thác bản Hán Nôm do E.F.E.O tiến
hành in rập vào những năm đầu của thế kỷ XX. Công trình đã sƣu tập ngẫu
nhiên tại các địa phƣơng nên có thể có nơi sƣu tập đƣợc nhiều, có nơi ít.
Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không đƣa ra những nhận
xét phỏng đoán cho số lƣợng văn bia của từng địa phƣơng, mà căn cứ hoàn
toàn vào kết quả sƣu tập của E.F.E.O để kết luận.
Đồng thời tôi sử dụng tài liệu do PGS.TS Vũ Văn Quân (ch.b) (2010):
Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Thƣ mục tƣ liệu trƣớc 1945. T1, 2.
Nxb Hà Nội. Trong đó tập một của tập sách này giới thiệu và tóm tắt toàn bộ
các văn khắc Hán Nôm khắc trên đá (văn bia) hoặc chuông khánh ở hầu hết
các địa điểm nhƣ đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, văn miếu, văn chỉ, lăng
mộ... trên địa bàn Hà Nội, đƣợc sắp xếp theo thứ tự ABC tên các địa danh,
trong đó có văn bia các huyện của Hà Tây (cũ).
Tài liệu “ Văn bia Hà Tây” do Nguyễn Tá Nhí (ch.b), xuất bản năm
1993 cũng là cuốn tƣ liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
Các bài viết trên các tạp chí về văn bia, bia hậu cũng là những tƣ liệu
tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu về văn bia và giá trị nghiên
cứu của loại hình bia hậu.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần cung cấp tƣ liệu đã đƣợc định tính, định lƣợng về
văn bia Hà Tây và bia hậu Hà Tây. Đây là lần đầu tiên có luận văn nghiên
cứu phân loại văn bia Hà Tây theo niên đại, theo địa danh và theo loại hình
di tích.
Luận văn đã nghiên cứu giá trị của văn bia Hà Tây và bia hậu qua các
thời kỳ lịch sử. Qua đó cho thấy sự vận động và biến đổi của xã hội, kinh tế
ở địa phƣơng.
Giá trị nghiên cứu của loại hình bia hậu trong luận văn này cho thấy
những mặt tích cực, những nét đẹp văn hóa của hình thức cúng hậu và
những mặt còn hạn chế.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn đƣợc chia
làm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Vài nét về văn bia Việt Nam
Khái lƣợc về thuật ngữ văn bia, nguồn gốc của văn bia. Giới thiệu về
sự hình thành và phát triển văn bia, tình hình sƣu tầm và nghiên cứu văn bia,
các loại hình văn bia, những giá trị của văn bia Việt Nam.
Chƣơng 2. Khái quát văn bia Hà Tây
Trình bày khái quát về địa danh hành chính của vùng đất Hà Tây cũ
qua các thời kỳ lịch sử. Ở chƣơng này tôi đã nghiên cứu về văn bia ở Hà Tây
theo niên đại, theo sự phân bố của huyện thành ở Hà Tây. Những nội dung
chủ yếu của văn bia Hà Tây thể hiện: lịch sử về các nhân vật anh hùng, lịch
sử của làng xã, lịch sử khoa bảng trên đất Hà Tây; nội dung phản ánh về
kinh tế, văn hóa, xã hội Hà Tây thời kỳ trƣớc. Những nội dung đó đã cho
thấy văn bia Hà Tây chiếm số lƣợng lớn và có nhiều giá trị cho các lĩnh vực
nghiên cứu của khoa học.
Chƣơng 3: Bia hậu Hà Tây và những giá trị nghiên cứu
Khi khảo sát số văn bia ở Hà Tây có loại hình bia hậu chiếm số lƣợng
lớn hơn các loại bia khác. Bia hậu Hà Tây xuất hiện bắt đầu từ thế kỷ XVII
và bùng phát về số lƣợng ở niên đại Chính Hòa, Cảnh Hƣng. Bia hậu có
nhiều giá trị khi nghiên cứu về lịch sử làng xã, về tình hình kinh tế, xã hội,
văn hóa Hà Tây thời kỳ trung và cận đại. Khi tìm hiểu bia hậu, chúng tôi tìm
thấy nét đẹp văn hóa trong tục bầu hậu các làng quê Hà Tây, mặc dù bên
cạnh đó vẫn có mặt hạn chế.
CHƢƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VĂN BIA VIỆT NAM
1.1. Thuật ngữ văn bia
Trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của dân tộc Việt Nam, cũng
nhƣ các dân tộc khác trong khu vực đã từng chịu nhiều ảnh hƣởng của văn
hiến Trung Hoa, có một khối lƣợng lớn những văn bản bằng chữ Hán và chữ
Nôm. Ngƣời Việt Nam đã sử dụng chữ Hán và chữ Nôm để ghi chép các
công văn, tài liệu và khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ, v.v…. và cùng
nhiều loại tƣ liệu thành văn khác mà ngày nay chúng ta gọi chung là di sản
Hán Nôm.
Các văn bản chữ Hán, chữ Nôm (gọi tắt là văn bản Hán Nôm) đƣợc
trình bày trên các chất liệu khác nhau nhƣ: các văn bản viết tay (thƣờng là
bằng bút lông, tẩm mực hoặc son), trên giấy bản, trên lụa, vải, v.v…. ; Các
văn bản đƣợc khắc (bằng dao, đục) trên đá, đồng, gỗ,v.v…; Các văn bản
đƣợc in ra trên giấy, lụa, vải… từ khuôn in là những tấm ván đƣợc bào nhẵn
và khắc (cũng bằng dao, đục) chữ ngƣợc lên đó, v.v…[15, tr.5]. Trong số
các văn bản Hán Nôm khắc tay thì văn bia là phổ biến nhất. Văn bia là một
bộ phận quan trọng trong nền văn hóa thành văn nói chung và di sản Hán
Nôm nói riêng, là hiện tƣợng văn hóa đƣợc nảy sinh từ đời sống xã hội, là
nét đặc thù và một trong những hình thức thông tin thời kỳ cổ đại và trung
đại.
Văn bia xuất hiện từ khá sớm, truyền thống sáng tạo văn bia bắt đầu
từ Trung Quốc, sau đó lan truyền sang các nƣớc nhƣ Triều Tiên, Nhật Bản,
Việt Nam.
Xét về nguồn gốc “ bi” (hay bia) ở Trung Quốc thì bia vốn là phiến đá
dựng ở trong cung để đánh dấu ánh nắng mặt trời, hay những phiến đá dựng
ở giữa sân tông miếu để buộc con vật cúng tế tổ tiên, hoặc những phiến đá
dựng khi mai táng ngƣời đã chết và trên phiến đá ngƣời ta ghi công đức của
vua quan, của cha mẹ mình. Thoạt tiên bia không có chữ. Loại bia có chữ
đƣợc các nhà Kim thạch học gọi là văn khắc từ bi (bia khắc văn từ) chỉ xuất
hiện vào thời Đông Hán (Đông Hán (東漢) 25–220) [55, tr.26]. Lệ dựng bia
ở Trung Quốc đƣợc ghi chép lại có những nguyên tắc nhƣ sau: Một là, thuật
đức - tôn sùng bậc thánh nhân, ca ngợi kẻ hiền tài, biểu dƣơng ngƣời trung
thuận, nêu gƣơng hiếu nghĩa; Hai là, ghi công - khắc vào đá ghi việc thánh
thƣợng khi tuần du cho đến việc ghi công trạng của các tƣớng lĩnh; Ba là, kỷ
sự- ghi việc xây dựng đền đài lăng tẩm; Bốn là, toản ngôn - từ công văn thƣ
tín đến các sáng tác văn nhân [58, tr.171]. Còn ở Việt Nam lệ dựng bia, khắc
vào đá hoàn toàn mang ý nghĩa muốn lƣu truyền dài lâu.
Văn bia là danh từ có nguồn gốc chữ Hán, đƣợc dịch theo nghĩa của
từ bi văn (碑 文), bi ký (碑 記) hay bi minh (碑 銘). Bi văn, bi ký, bi minh là
những thuật ngữ đều bắt nguồn từ chữ bi (碑)- “cái bia”, “tấm đá ghi nhớ” [3,
tr.27]. Còn văn, kí, minh là những thể văn dùng để ghi chép trên tấm đá đó. Khi
dịch những thuật ngữ bi văn, bi ký, bi minh chúng đều có chung nghĩa đó là
những thể văn cổ, là văn chƣơng khắc trên bia đá với ý dùng bia ghi sự việc.
Trên văn bia đa phần chúng ta thấy xuất hiện từ “ bi ký” còn “bi văn” xuất
hiện khá ít. Điều đó có thể giải thích là các tác giả soạn văn bia trƣớc kia
khiêm tốn theo kiểu nhà nho. Dùng chữ bi văn nghĩa là bài văn trên bia thì ý
nghĩa trang trọng hơn, có tính chất văn chƣơng hơn. Dùng chữ bi ký nghĩa là
những ghi chép trên bia thì mang ý nghĩa khiêm tốn hơn, giản dị hơn, chỉ là
những ghi chép thông thƣờng chứ không phải là phô diễn văn chƣơng.
Theo khảo chứng của các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì văn bia vốn
là một hình thức đƣợc chuyển hóa từ minh văn trên đồ vật đúc đồng thời Ân
– Chu. Vào thời Ân- Chu, ngƣời ta khắc chữ trên các vật dụng bằng đồng để
ghi lại chiến công hay sự việc, phần văn từ đó đƣợc gọi là minh. Muộn hơn,
ngƣời ta chuyển sang khắc chữ trên chất liệu đá, đó chính là cái mà nhà lí
luận văn học cổ đại Trung Quốc Lƣu Hiệp gọi là : “ Dùng đá thay đồng, lƣu
danh bất hủ”[57, tr.59].
Tuy có sự thay đổi về chất liệu tạo tác văn bản, song theo thói quen,
ngƣời ta vẫn gọi đó là minh. Tuy phần nhiều các bài vẫn bảo lƣu đƣợc phần
minh có gốc gác cổ xƣa, song trƣớc bài minh thƣờng có thêm một bài văn
thuộc thể kí; có thể đƣợc viết bằng biền văn hoặc tản văn (hay còn gọi đơn
thuần là văn xuôi), dùng để trình bày lại sự việc. Bài minh phía sau tổng kết
sự việc đã trình bày ở trƣớc đó, thêm lời ca tụng, nó vẫn đƣợc viết bằng văn
vần. Bài ký phía trƣớc thƣờng định danh là ký, tự hoặc chí. Ký (tự, chí) và
bài minh, tuy là hai phần, song vẫn thuộc vào một bài văn bia thống nhất, là
những bộ phận tổ thành của văn bia, cho nên gọi chung là văn bia. Về sau tất
cả nội dung ghi trên phiến đá gọi là văn bia.
Văn bia quy định hình thức trình bày trang trí và cách gọi tên nhƣ sau:
“Bia có mặt trƣớc gọi là mặt dƣơng, mặt sau gọi là mặt âm; hai bên gọi là
mé bia, phía trên là trán bia, phía dƣới là bệ bia. Bệ bia của loại bia bình
thƣờng là khối đá vuông, còn đối với loại bia hoa mỹ thì đƣợc tạc thành hình
rùa. Bài văn khắc trên bia gọi là văn bia. Ở trán bia khắc tiêu đề, mặt dƣơng
khắc nội dung văn bia, mặt âm và mé bia khắc tên ngƣời. Có bài văn bia dài,
khắc ở mặt dƣơng không hết thì khắc tiếp sang mặt âm và mé bia” [58,
tr.112] .
Văn bia khi gặp các chất liệu tạo tác khác nhau đƣợc mang những tên
gọi khác nhau, ví nhƣ khi đƣợc khắc vào vách đá nó đƣợc gọi là ma nhai
hoặc khắc thạch. Nhƣ vậy, thuật ngữ văn bia là văn chƣơng khắc trên bia đá,
ma nhai [6, tr.53]. Các thuật ngữ văn bia sử dụng chữ Hán và chữ Nôm ở
Việt Nam tƣơng đƣơng mà chúng tôi dùng trong luận văn này là: bi văn, bi
ký, văn bia, văn bia Hán Nôm Việt Nam hoặc văn bia Việt Nam.
1.2. Sự hình thành và phát triển văn bia ở Việt Nam
Văn bia Hán Nôm Việt Nam đƣợc hình thành trong mối quan hệ văn
hóa và tiếp nhận ảnh hƣởng truyền thống sáng tạo văn bia từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, văn bia Việt Nam có sự hình thành và phát triển mang những nét
đặc trƣng riêng theo bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc.
Thời kỳ phong kiến sản sinh ra văn bia nhiều nhất, gắn với mọi sinh
hoạt của thời đại: Xây dựng hoặc trùng tu một ngôi chùa, một ngôi miếu,
một văn chỉ, một từ đƣờng… của một họ, một làng, một xã cũng dựng bia;
Đúc một quả chuông, một cái khánh, một pho tƣợng gỗ cũng dựng bia; Xây
một cây cầu đá, cầu gỗ, một cái cống dẫn nƣớc vào đồng ruộng hay sửa
giếng cũng có bia; Lập một cái chợ mới, mở con đƣờng, một khúc sông, một
cái làng mới cũng có bia; Khai hoang, lấn biển, tranh chấp ruộng cũng có
bia; Bất cứ thắng cảnh nào cũng có bia kỉ niệm; Có bia ghi công đức các vị
anh hùng dân tộc, các bậc đại khoa của một số triều đại, các vị hằng tâm
hằng sản của từng địa phƣơng đã tham gia vào công ích….; Lại có bia ghi cả
luật lệ phong tục của thôn xã ngày xƣa, việc chia ruộng đất cho con cháu,
việc xác định ranh giới đất đai của từng thôn, v.v…Không chỉ vì nó gắn liền
với mọi sinh hoạt của thời đại mà tạo dựng nên bia, có lẽ còn do một quan
niệm chi phối chung từ triều đình đến ngƣời dân giống nhau là ca ngợi biểu
dƣơng việc làm tốt, ngăn ngừa việc làm chƣa tốt không chỉ với hiện tại mà
còn tƣơng lai lâu dài. Đó là lý do đời nào và ở nơi nào cũng có bia.
Thời gian chính xác văn bia du nhập vào Việt Nam chƣa đƣợc định rõ.
Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu văn bia du nhập vào nƣớc ta
cùng với quá trình trị nhậm của các quan lại Trung Quốc dƣới thời Bắc
thuộc, khi văn bia đã có hình thức ổn định kiểu trên tự dƣới minh [5, tr.43].
Cho đến thời điểm hiện tại văn bia đƣợc xem là cổ nhất ở Việt Nam vẫn là
tấm bia mà cụ Đào Duy Anh phát hiện ở Thanh Hóa: đó là bia “ Đại Tùy
Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn”, bia dựng ngày 8 tháng 4 năm
Mậu Dần, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (7/5/618). Tấm bia này đƣợc coi là
một chứng tích sớm nhất về sự xuất hiện của văn bia ở nƣớc ta.
Tiếp đó là văn bản chuông Thanh Mai (huyện Thanh Oai, Hà Tây)
khắc vào năm 798 và chuông Nhật Tảo (Từ Liêm, Hà Nội) năm 948, cho
biết Phật giáo và Đạo giáo thời Tùy – Đƣờng đã ảnh hƣởng và khá phổ biến
ở Việt Nam.
Những cột kinh Phật ở Hoa Lƣ (Ninh Bình) đƣợc khắc vào thế kỷ X
thuộc thời nhà Đinh đƣợc Giáo sƣ sử học Hà Văn Tấn đánh giá: “ Có thể nói
đây là một loại bi ký có niên đại sớm nhất của thời kỳ phong kiến tự chủ
trong số các bi ký đã phát hiện từ trƣớc đến nay”[38, tr.40].
Văn bia từ thế kỷ X trở về trƣớc tuy ít ỏi, nhƣng hết sức quan trọng đã
bổ sung nhiều thông tin hữu ích về sự hình thành văn bia Việt Nam gắn liền
với các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng đƣơng thời.
Văn bia thời Lý- Trần, mở đầu cho thời kỳ hƣng thịnh của văn bia Đại
Việt, có số lƣợng khá phong phú, tuy đã bị hủy hoại mất mát nhiều, bao gồm
cả thảy là 18 văn bia thời Lý [48], 44 văn bia thời Trần [49]. Thời Lê sơ
(1428- 1527), chúng ta tìm thấy hơn 70 văn bia [30, tr.49]. Thời Mạc (15271533, các năm sau đó đƣợc coi là ngụy triều và đến năm 1677 thì mất hẳn)
chúng ta tìm đƣợc 165 văn bia [43]. Các thời kỳ tiếp theo, thời Lê Trung
hƣng (1533- 1789) có khoảng vài ngàn bia. Thời Tây Sơn (1789- 1802) do
tồn tại trong thời gian ngắn nên số lƣợng văn bia có khoảng vài trăm bia [30,
tr.49]. Thời Nguyễn (1802- 1945) cũng có khoảng vài ngàn văn bia.
Nhƣ vậy, trải dài theo thời gian từ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê,
Mạc, Lê Trung hƣng, Tây Sơn, Nguyễn, văn bia Việt Nam thời phong kiến
về cơ bản đƣợc hình thành và phát triển theo chiều hƣớng ngày càng tăng
dần về số lƣợng, thời kỳ sau tăng hơn thời kỳ trƣớc.
1.3. Tình hình sƣu tầm và nghiên cứu văn bia ở Việt Nam
Sự phát triển của văn bia Hán Nôm Việt Nam đã để lại một kho tàng
văn bia vô cùng quý giá đồ sộ về khối lƣợng và phong phú về loại hình. Văn
bia Hán Nôm của ta còn đáng đƣợc chú ý bởi vị trí và tầm quan trọng của nó.
Nhiều ngành khoa học nhƣ triết học, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội học,
pháp luật, quân sự, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, văn tự, văn
học, nghệ thuật, tôn giáo, toán học, địa lí, y dƣợc, nông nghiệp, kiến trúc
vv… sẽ phải dựa vào không ít văn bia Hán Nôm để dựng lại diện mạo một
thời.
Nhƣng sƣu tầm văn bia thì lại chƣa thấy mấy ngƣời làm, vì sao? Phải
chẳng ngƣời xƣa coi nhẹ công việc đó? [21, tr.65]
Sƣu tầm không phải là mục đích tự thân, song sƣu tầm chỉ có ý nghĩa
khi nó phục vụ cho một mục đích cao hơn. Sƣu tầm là điều kiện đầu tiên cho
việc xử lý, nghiên cứu và khai thác những di sản ấy. Khi sƣu tầm và tập
trung các văn bia của cha ông, chúng ta mới có thể đối chiếu, cân nhắc và
mới xác định đƣợc tính chính xác của những sự kiện trong lịch sử.
Từ thế kỷ thứ XV, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã chú ý đến các loại
hình văn khắc: Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV) sƣu tập hai bài văn bia của Trƣơng
Hán Siêu (? - 1354) và Lê Quát (thế kỉ XIV) trong bộ Đại Việt sử kí toàn thư
大 越 史 記 全 書 đồ sộ [18], Lê Quý Đôn (1726 - 1781) đã sử dụng văn
khắc vào bia, vào đỉnh nhƣ một nguồn tƣ liệu chính thức để viết bộ Đại Việt
thông sử 大 越 通 史 nổi tiếng [13]. Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục 見 聞
小 錄 Lê Quí Đôn đã nêu một danh mục gồm 17 bài minh, bài ký khắc trên
bia đá chuông đồng thời Lý - Trần [12]. Tiếp đó Bùi Huy Bích (1744 - 1818)
đã công bố nhiều bài văn khắc trên bia chuông trong tác phẩm Hoàng Việt
văn tuyển 黃 越 文 選, bên cạnh những áng văn chƣơng nổi tiếng khác [61].
Đến thế kỷ XX, văn bia Hán Nôm đƣợc giới nghiên cứu khoa học
quan tâm toàn diện hơn ở hai lĩnh vực sƣu tầm và nghiên cứu khai thác. Việc
sƣu tầm bia đƣợc tiến hành thông qua biện pháp in rập thành thác bản để sử
dụng cho công tác lƣu trữ và nghiên cứu.
Những năm đầu của thế kỷ XX, E.F.E.O đã tổ chức một đợt sƣu tập
thác bản văn khắc Hán Nôm ở hơn 40 tỉnh trong phạm vi cả nƣớc. Sau nhiều
năm triển khai, kết quả E.F.E.O đã thu thập đƣợc 11.651 đơn vị văn khắc với
20.980 mặt thác bản. Những con số tuy cụ thể mà vẫn cứ không chính xác
bởi đã có ai từ trƣớc tới nay thống kê đƣợc từng triều đại bia đá có bao
nhiêu, mất bao nhiêu và mất do nguyên nhân nào. Ngay cả những con số mà
chúng ta đƣợc biết trên cũng mới chỉ dựa vào bản rập có trong tầm tay do
Trƣờng Viễn Đông Bác Cổ in rập trong vòng 25 năm (1920-1945). Công
việc chƣa hoàn thành vì còn nhiều nơi chƣa rập hết hoặc chƣa rập, nhất là
các tỉnh, các huyện, xã mà phƣơng tiện giao thông không thuận lợi. Tuy
nhiên, công trình in rập giai đoạn này là cơ sở dữ liệu quan trọng cho nhiều
công trình nghiên cứu văn bia Việt Nam về sau.
Tình hình sƣu tầm văn bia từ năm 1945 đến nay. Đảng và Nhà nƣớc
từ lâu đã quan tâm tới việc sƣu tầm bảo vệ sách vở, tài liệu Hán Nôm, trong
đó có văn bia, loại di vật dễ mất mát, trong khi không còn đƣợc sản xuất ra
nữa. Sự quan tâm này thể hiện ngay từ khi Đảng ta còn hoạt động bí mật.
Trong bài “Mấy nguyên tắc của cuộc vận động văn hoá mới Việt Nam hiện
nay” đăng trên báo Đảng năm 1944, đồng chí Trƣờng Chinh viết: “những
công trình và tác phẩm văn hóa của thời phong kiến Việt Nam để lại là vốn
quý của dân tộc ta, chúng ta cần phải giữ gìn và nghiên cứu, để phát huy cái
hay cái đẹp…”[8, tr.141]. Sau ngay giành đƣợc chính quyền, các nhà lãnh
đạo Đảng và nhà nƣớc ta nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn,
đồng chí Trƣờng Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng… mỗi khi có dịp, đều
nhắc tới nhiệm vụ sƣu tầm, bảo vệ di sản văn hoá cha ông.
Công tác sƣu tầm, bảo vệ tài liệu Hán Nôm đƣợc Nhà nƣớc quan tâm
lần lƣợt giao cho một số cơ quan chịu trách nhiệm. Khởi đầu là Bộ Văn hoá,
với Chỉ thị số 117/TTg ngày 13-12-1963 của Thủ tƣớng Chính phủ. Cuối
1979, theo Quyết định số 326/CP ngày 13-9-1979 của Hội đồng Chính phủ,
Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam đƣợc
thành lập và trở thành trung tâm sƣu tầm, bảo vệ, chỉnh lý, khai thác các tƣ
liệu chữ Hán, chữ Nôm trong phạm vi cả nƣớc. Lần đầu tiên kể từ sau 1945,
công tác sƣu tầm, bảo vệ thƣ tịch Hán Nôm đƣợc nhà nƣớc chính thức giao
cho một Viện nghiên cứu chuyên ngành đảm trách.
Cho đến nay, qua nỗ lực nhiều năm của các cơ quan có trách nhiệm,
công tác sƣu tầm, bảo vệ văn bia Hán Nôm đã thu đƣợc kết quả bƣớc đầu.
Viện nghiên cứu Hán Nôm đã và đang tổ chức tiến hành điều tra cơ
bản và thu thập các văn khắc Hán Nôm hiện có ở các địa phƣơng trong cả
nƣớc. Đến năm 2008, Viện đã hoàn thành cơ bản việc sƣu tầm văn khắc Hán
Nôm ở các địa phƣơng: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hƣng
Yên, Hải Dƣơng, Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình; đang tiếp tục thực hiện ở một số địa
phƣơng nhƣ: Thanh Hoá, Nghệ An. Kết quả khối lƣợng tƣ liệu văn khắc Hán
Nôm đã đƣợc thu thập khoảng hơn 30.000 mặt thác bản. Trong đó, bổ sung
mới vào kho sách Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đƣợc nhiều đơn
vị văn khắc Hán Nôm có giá trị mà lần sƣu tầm trƣớc đây chƣa kịp thu thập,
nhƣ hơn 30 văn khắc thời Lý - Trần, hơn 80 văn khắc khu vực phố Hiến
(Hƣng Yên), nhiều văn khắc Hán Nôm vùng núi phía Bắc và vùng đồng
bằng sông Hồng, v.v…[30, tr.51]
Hằng năm, Viện nghiên cứu Hán Nôm cùng các Sở Văn hóa ở các địa
phƣơng lại sƣu tầm thêm nhiều văn bia có giá trị. Gần đây nhất đã sƣu tầm
đƣợc 68 văn bia đá cổ - mang niên đại chủ yếu trong ba thế kỷ XVII, XVIII,
XIX và nửa đầu thế kỷ XX - tại ba huyện Bình Xuyên, Lập Thạch và Tam
Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc [62]. Công tác sƣu tầm văn bia vẫn đƣợc tiếp tục
với nhiều cuộc điều tra, sƣu tầm tại các địa phƣơng trong cả nƣớc, nhất là
các tỉnh phía Nam.
Những kết quả của việc sƣu tầm văn bia Hán Nôm là tiền đề cho các
công trình nghiên cứu về văn bia ra đời và phát triển theo cả chiều rộng và
chiều sâu.
Việc sử dụng các tài liệu văn bia Hán Nôm để tìm hiểu lịch sử quá
khứ đã đƣợc giới nghiên cứu ngày càng chú ý và nghiên cứu khai thác.
Ngoài ra, trên các tạp chí nhƣ: Hán Nôm, Nghiên cứu Lịch sử, Khảo cổ
học, Văn học, Văn hóa nghệ thuật, Việt Nam truyền thống (tiếng Nga);
Thông báo Hán Nôm học hàng năm, v.v..; đã công bố nhiều bài văn khắc
vừa mới phát hiện và đăng tải nhiều bài viết nghiên cứu về văn khắc Hán
Nôm Việt Nam.
Những thành quả về công tác sƣu tầm và nghiên cứu văn khắc Hán
Nôm ở trên, cho thấy đƣợc những giá trị phong phú của loại hình tƣ liệu này.
Ở nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau về khoa học xã hội và nhân văn, văn
khắc Hán Nôm là nguồn tƣ liệu rất có giá trị để tìm hiểu quá khứ dân tộc
thuộc ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: tƣ tƣởng chính trị xã hội, lịch sử, văn
hóa, kinh tế, dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ văn tự, v.v..