ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HUỆ
TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ HƢỚNG
TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC
(QUA MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội - 2013
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một mối quan tâm lớn của xã hội là việc gìn giữ những giá trị văn
hoá, những nét độc đáo trong bản sắc dân tộc. Mà văn học vừa là một bộ phận
của văn hóa vừa là tấm gƣơng phản chiếu văn hóa dân tộc. Dễ nhận thấy, có
một con đƣờng đến với văn hóa của mỗi dân tộc thông qua các tác phẩm văn
chƣơng. Nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ đi suốt chiều dài lịch sử của đất nƣớc
đã không ngừng khai thác những giá trị văn hóa dân tộc trong sáng tác của
mình. Việc nghiên cứu bản văn hóa dân tộc trong tác phẩm văn học là hết sức
cần thiết. Bởi vì bản sắc văn hóa của tác phẩm văn học là một thuộc tính
không thể tách rời của tác phẩm văn chƣơng, là một yếu tố quan trọng làm
nên giá trị muôn thuở của tác phẩm. Tiếp cận tác phẩm văn chƣơng không chỉ
dừng lại ở các cấp độ hình ảnh, hình tƣợng, cấu trúc… mà còn có thể tiếp cận
từ góc nhìn văn hóa. Có nhƣ vậy tác phẩm văn học mới hiện lên vẻ đẹp toàn
diện của nó.
Tiểu thuyết vốn là thể loại văn học có tính “phức hợp” nhất, với khả
năng thâu nhận vào trong nó nhiều nhất những phƣơng thức biểu hiện lẫn chất
liệu nghệ thuật. Văn hoá truyền thống của một cộng đồng vì thế trở thành một
thứ chất liệu “ƣa thích”, “mảnh đất giàu tiềm năng” để các nhà văn “cày, xới”.
Tuy nhiên, dù văn hoá là vấn đề muôn thuở của mọi thời đại, nhƣng viết về
nó, nhất là viết hay thì cực kỳ khó. Đó là bởi tính phức tạp và quá rộng lớn.
Lẽ dĩ nhiên, nhà văn cần phải “khoanh vùng” một hoặc một số vấn đề nào đó
để đi sâu khai thác. Hơn nữa, văn hoá bao giờ cũng đƣợc biểu hiện ra bằng
các biểu tƣợng, hình tƣợng và rộng hơn là thế giới nghệ thuật. Vì vậy, với một
cơ số biểu tƣợng nhất định, nhà văn đã có thể khái quát bộ mặt chung của cả
nền văn hoá hoặc chí ít là những “lát cắt” trong cơ tầng văn hoá rộng lớn.
2
Một thực tế văn học dễ nhận thấy trong những năm đầu thế kỷ XXI
này, tuy số lƣợng tác phẩm khá hùng hậu, song để nó thực sự sống đƣợc trong
đời sống văn chƣơng thì rất ít. Bởi có quá nhiều các loại hình giải trí, thƣởng
thức nghệ thuật với đủ phƣơng thức chuyển tải. Nếu tác phẩm không thực sự
đi vào lòng ngƣời đọc thì tất yếu xuất hiện rồi biến mất ngay sau đó. Chính
nhà văn với nhiệt huyết và nỗ lực tìm hƣớng đi phù hợp cho tác phẩm sẽ
“níu” ngƣời đọc về phía văn chƣơng và rút ngắn khoảng cách với thành tựu
nghệ thuật ngôn từ nhân loại. Bằng ngòi bút có thể nói là điêu luyện, nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh đã phác họa khá tinh tế và thú vị nhiều nét đặc trƣng về
nền văn hóa Việt trong truyền thống và cả hiện tại. Đúng hơn là sự ứng hợp
giữa chất liệu truyền thống với tƣ tƣởng hiện đại. Để rồi, khi đọc các tác
phẩm này, ngƣời đọc có cảm giác nhƣ câu chuyện nhà văn kể đang diễn ra
quanh mình, lúc sôi động khi trầm lắng. Có lẽ bởi nhà văn đã “thổi” đƣợc vào
tác phẩm cái không khí rất cuộc đời, vừa gần gũi vừa sâu sắc.
Mỗi tác phẩm đạt đến giá trị văn học khi nó mang đến những thông
điệp nhân sinh và thẩm mĩ hữu ích cho độc giả. Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo
lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh đã làm đƣợc điều đó. Nhà văn bằng ngôn
ngữ nghệ thuật đã nỗ lực kiếm tìm và kiến giải về sức sống của dân tộc trong
quá khứ - căn nguyên của mọi thắng lợi, trực diện là thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ và xa hơn là lịch sử đấu tranh trải dài suốt mấy ngàn năm. Nhƣng ngƣợc
lại, lịch sử luôn chuyển dịch, không thể hiện tồn một hằng số văn hóa trong
những biến đổi liên tục ấy của lịch sử-xã hội. Bởi thế, đằng sau những mô tả
mê mải về sự yên ổn, vững chãi của cộng đồng, tác giả hé mở những rạn nứt,
báo hiệu những đổi thay tất yếu xảy ra trƣớc xu thế không thể đảo ngƣợc của
lịch sử. Nếu vẫn “cố thủ” bằng hành trang là hằng số văn hóa làng với kiểu cố
kết cộng đồng và tâm lí đám đông thì cái giá phải trả e rằng không tránh khỏi
sự trì trệ, tụt hậu.
3
Luận văn chọn hai tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa
và sử dụng phƣơng pháp tiếp cận từ hƣớng văn hóa học, bởi ở đó quy tụ nhiều
vấn đề của đời sống văn hoá, ở đó bản sắc dân tộc đƣợc phản ánh dƣới những
bình diện khác nhau. Cùng viết về văn hoá Việt biểu hiện nét sinh hoạt qua
hình thức cố kết cộng động làng với hệ thống tín ngƣỡng dân gian phong phú;
việc có mặt của thực dân Pháp với nghĩa là đại diện của sự xâm lấn, sự đan
xen của văn hoá ngoại lai ở đây là phƣơng Tây; việc tiếp nhận, tiếp biến
những luồng ý thức hệ và những tôn giáo một cách chủ ý hoặc ngẫu nhiên,…
Từ đây tác giả đặt những câu hỏi có tính thời cuộc, những mối trăn trở, cũng
đồng thời là những vấn đề về văn hoá cần đƣợc xã hội giải quyết trong thời
điểm hiện tại. Nói đúng hơn, một câu hỏi đặt ra có phần gay gắt và khẩn thiết
cho cả cộng đồng trong buổi giao lƣu hội nhập. Còn một lý do khác, chạm
đến các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh một phần vì sự “tò mò” của
chúng tôi trong việc muốn biết tại sao ngay khi xuất hiện, những tiểu thuyết
này đƣợc dƣ luận, mà đặc biệt là giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao, liên
tiếp đạt doanh thu lớn, những kỷ lục về số lần tái bản, nối bản.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Việt Nam có thể nói đã có những thành tựu đáng khích lệ.
Nhƣng nếu nhìn xa ra bên ngoài, đặc biệt là văn chƣơng phƣơng Tây, thì tiểu
thuyết của ta vẫn còn rất khiêm tốn. Niềm tin và ƣớc mơ cho một nền tiểu
thuyết Việt Nam xứng đáng hơn là điều nên nhắc tới thƣờng xuyên. Nhƣng vì
“nghệ thuật không phải là con đẻ của ý chí” và “thời của tiểu thuyết là thời
của những tài năng lớn”, nên chuyện xuất hiện “tài năng” chắc chắn không
thể nằm trong tầm kiểm soát của lí trí, cái mà chúng ta có thể làm hôm nay là
kiểm duỵêt lại những gì tiểu thuyết hiện thời Việt Nam đã và đang làm. Sự
kiểm duyệt ở đây không đơn thuần chỉ “điểm mặt” mà còn “bóc tách” để duy
trì cái cần làm, loại trừ cái không nên và đặc biệt, nhấn mạnh đến những cách
4
tân đổi mới tƣ duy tiểu thuyết nhƣ một sự động viên, khuyến khích. Những
mong tiểu thuyết Việt Nam càng ngày càng có những chuyển mình đáng kể
và “thay da đổi thịt” kịp thời.
Từ trong lịch sử nghiên cứu văn học, xu hƣớng vận dụng các quan
điểm và thành tựu văn hóa để lý giải văn học xuất hiện vào khoảng giữa thế
kỷ XX, ngƣời khởi xƣớng là giáo sƣ nghiên cứu học ngƣời Nga M.Bakhtin
với quan niệm: “Trƣớc hết, khoa nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ
với lịch sử văn học. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa.
Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một
thời đại trong đó nó tồn tại” [38, tr. 29]. Ở Việt Nam, Trong cuốn sách Nho
giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, nhà nghiên cứu Trần Đình Hƣợu đã
dùng cách khảo sát văn hóa - lịch sử, nhất là Nho giáo để giải quyết một số
vấn đề của văn học Trung đại Việt Nam. Đến nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn
trong chuyên luận Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đã tiến
sâu hơn một bƣớc trong vận dụng góc nhìn văn hóa để quan sát và giải thích
các hiện tƣợng văn học. Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều bài viết về vấn đề
này của các tác giả nhƣ Trần Ngọc Vƣơng, Đỗ Lai Thúy, Lê Nguyên Cẩn,
Huỳnh Nhƣ Phƣơng… rải rác trong nhiều cuốn sách, chuyên luận, tạp chí
chuyên ngành.
Có thể thấy, thời gian gần đây trên văn đàn lẫn chuyên mục văn hóa
nghệ thuật của các phƣơng tiện thông tin rộ lên nhiều buổi toạ đàm, nhiều ý
kiến, nhiều cuộc trao đổi, giao lƣu giới thiệu xoay quanh tiểu thuyết Đội gạo
lên chùa nói riêng và các tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói
chung. Điều đó nhƣ một gợi ý cho trí “tò mò” của chúng tôi. Và khi bắt tay
tìm hiểu, “xâm nhập” vào những tiêu đề “chứa” các từ khóa “Nguyễn Xuân
Khánh”, “Mẫu Thƣợng ngàn”, “Đội gạo lên chùa” lại gợi mở cho chúng tôi
hàng loạt vấn đề liên quan, nhất là khi đối sánh với thực trạng đời sống văn
5
hóa xã hội Việt Nam đƣơng thời. Hy vọng với một công trình ít nhiều có tính
khoa học, chúng tôi sẽ góp một tiếng nói, một cách nhìn của riêng mình về
vấn đề này, về các tác phẩm này.
Đầu tiên phải kể đến bài viết Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian
trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn trên Tạp chí nghiên cứu Văn học số 6 năm
2007 của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị An. Bài nghiên cứu khá công phu và
gần nhƣ khái quát đƣợc toàn bộ các vấn đề về nội dung lẫn nghệ thuật của
cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn. Đặc biệt, vấn đề bản sắc văn hóa đƣợc
tác giả khảo cứu một cách chi tiết. Và rồi đi đến khẳng định, văn hóa, lịch sử
đƣợc tiểu thuyết hóa một cách uyển chuyển, vấn đề vốn đƣợc xem là hằng số
văn hóa - vô thức tập thể cũng đƣợc “giải thiêng” nhƣng với cách biểu hiện
hết sức tế nhị. Cùng bàn về MẫuThượng ngàn còn có các bài viết “Nguyễn
Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc” (17/07/2006), tác giả Châu Diên
đăng trên VTC News, cùng trên trang này, tác giả Hòa Bình với “Mẫu
Thượng ngàn” - cơ duyên của Nguyễn Xuân Khánh” (13/09/2006); “Nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh: Về từ “Miền hoang tưởng””, tác giả Lê Thị Thanh
Bình đăng trên (13/02/2007) và Nguyễn Thẩm Văn
viết “Nguyễn Xuân Khánh - Nhà văn không có tuổi đăng trên
, (19/03/2010)…
Đặc biệt hơn, sự “nổi lên” của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, tác phẩm
đƣợc “trình diện” bởi một “lão nhà văn” lập tức đƣợc phong danh hiệu “tác
phẩm dài nhất của nhà văn nhiều tuổi nhất”. Ở tuổi tám mƣơi chín cho ra đời
tiểu thuyết gần chín trăm trang rõ là sự “xƣa nay hiếm” ở xứ sở văn chƣơng
Việt Nam. Lập tức giải thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2011
“nghiêng mình” trao cho ấn phẩm độc đáo này. Tiếp đó là một Hội thảo do
Viện Văn học tổ chức vào đầu quý III/ 2012 về Nguyễn Xuân Khánh và bộ ba
tiểu thuyết Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa với tiêu đề hội
6
thảo “Lịch sử và văn hóa - cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh”. Trên
Tạp chí Nhà văn (tháng 6/2011), tác giả Mai Anh Tuấn viết “Tiểu thuyết như
một tham khảo Phật giáo”, bài viết là một lời giới thiệu về vấn đề có thể xem
có tính cảm hứng chủ đạo của cuốn sách vừa “ra lò” này; cùng trong tháng
6/2011, Hoàng Việt Hằng viết “Thong thả kiếp người đội gạo lên chùa” đăng
; “Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh kiến giải về tâm thức
người Việt” là bài viết của Khánh Linh, Báo Công an nhân dân online và
“Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa - Mang đậm màu sắc Phật giáo” đăng trên
Quân đội nhân dân.
Không “cƣỡng” lại đƣợc sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết này, các bài
viết tiếp cận ở những góc độ khác nhau đã lần lƣợt xuất hiện trên các trang
thông tin nhƣ, Báo Lao động (10/7/2011),“Đội gạo lên chùa” - Tác phẩm và
dư luận; Sài Gòn Giải phóng online đăng bài “Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh:
Nhà văn phải là nhà tư tưởng”, tác Cao Minh (29/10/2011); nhà nghiên cứu
Hoài Nam viết “Đội gạo lên chùa - trong chùa và ngoài chùa,” đăng trên
(5/10/2011): “Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh:
Viết cũng “tùy duyên”” của Hồng Minh trên www.tuanvietnam.net
(15/10/2011). Tác giả Toan Toan với bài viết “Khi U80 đội gạo lên chùa”,
Tiền phong online (08/2/2012)… Những bài viết trên đây bƣớc đầu đã phân
tích, khẳng định những giá trị của Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa và
chỉ ra đƣợc một số đặc sắc văn hóa dân tộc đƣợc Nguyễn Xuân Khánh tái
diễn dịch trong hai tác phẩm. Đó là những thuận lợi, gợi mở cho chúng tôi khi
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ này.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng trở thành đề tài
nghiên cứu của học viên cao học, sinh viên tại các trƣờng Đại học xã hội,
Viện nghiên cứu chuyên ngành. Trong số các luận văn, khoá luận liên quan
tới tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh tại Trƣờng Đại học KHXHNV Hà Nội,
7
chúng tôi thống kê có các đề tài nhƣ: “Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết
lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác”; “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn thể
loại” (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn); “Tiểu thuyết lịch
sử của Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh”; “Hư cấu nghệ thuật trong
tiểu thuyết lịch sử” (qua khảo sát Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và
Giàn thiêu của Võ Thị Hảo); “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh”.vv… Một bản danh sách thống kê chƣa đầy đủ về
những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh đối với đời sống văn học đƣơng
đại Việt Nam nhƣ trên, hoàn toàn đủ căn cứ để khẳng định, tác giả đã góp
thêm một tiếng nói nghệ thuật có trọng lƣợng, có sức thuyết phục đối với tiến
trình văn học Việt Nam nói chung, tiến trình cách tân tiểu thuyết đƣơng đại
Việt Nam nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn của mình chúng tôi sẽ đi từ khái niệm bản sắc
văn hoá, đến mối liên hệ giữa văn hoá với văn học, khả năng dung chứa bức
tranh sâu rộng về đời sống xã hội trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh,
thành quả lao động nghiêm túc và trƣờng lực của một ngòi bút gạo cội. Từ đó,
làm nổi bật những vấn đề của văn hoá dân tộc vừa mang tính nền tảng vừa thể
hiện tính thời sự đƣợc nhà văn tái diễn dịch trong hai tiểu thuyết Mẫu Thượng
ngàn và Đội gạo lên chùa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp đầu tiên và chính yếu của luận văn là phƣơng pháp tiếp
cận Văn hoá học.
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học và lý thuyết tự sự học
8
5. Cấu trúc của Luận văn
Luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Hƣớng tiếp cận văn hóa học và mối quan hệ giữa văn hóa văn học
Chƣơng 2: Văn hóa truyền thống trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh
Chƣơng 3: Phƣơng thức biểu hiện tác phẩm của tiểu thuyết Mẫu Thượng
ngàn và Đội gạo lên chùa
9
Chƣơng 1
HƢỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC VÀ MỐI QUAN HỆ
VĂN HÓA - VĂN HỌC
1.1 Mối quan hệ văn hóa - văn học
Tính văn hóa của tác phẩm văn học là tính chất đặc thù gắn liền với
mỗi một tác phẩm văn học, cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát
lên vẻ đẹp ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và cách
tiếp nhận, xử lý cuộc sống của một dân tộc hay một cộng đồng ngƣời
nhất định. Nó không chỉ là quan niệm về con ngƣời đƣợc thể hiện tinh
tế của nghệ thuật ngôn từ mà đồng thời là chuẩn mực ứng xử của một
cộng đồng, một dân tộc trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Mỗi một
tác phẩm văn học đều mang trong nó tính văn hóa đặc trƣng của dân
tộc, của đất nƣớc mà nơi đó tác phẩm đƣợc sinh ra. Tính văn hóa trong
tác phẩm văn chƣơng cho phép hiểu rộng hơn giá trị của tác phẩm qua
hệ thống hình tƣợng, hình ảnh; tạo ra những suy tƣ liên hệ so sánh với
các loại hình nghệ thuật khác cũng nhƣ với các nền văn hóa khác. Tác
phẩm văn học nhƣ là một chỉnh thể của nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời
sống tinh thần của các dân tộc, nhƣ là một trong những sản phẩm kết tinh cao
nhất của văn hóa một cộng đồng dân tộc, một đất nƣớc. Tác phẩm văn học xét
từ góc độ này trở thành thế giới của lý tƣởng, thế giới của chân - thiện - mỹ,
tạo ra niềm tin hƣớng thiện cho con ngƣời.
Bản thân văn hóa còn là phƣơng thức, hình thức hoạt động. Từ góc độ
này, tác phẩm văn học miêu tả và mang trong nó các biểu hiện văn hóa qua
hành vi ứng xử với môi trƣờng và xã hội. Ứng xử với môi trƣờng thể hiện qua
quan niệm của con ngƣời đối với môi trƣờng và môi trƣờng trở thành thƣớc
đo quan hệ ứng xử, thế nên, cây đa - bến nƣớc - sân đình mới trở thành tình,
10
thành nghĩa, cây tre, cây dừa, chiếc gậy tầm vông mới mang trong đó sức
mạnh dân tộc, vừa bất khuất vừa kiên cƣờng. Mặt khác, tác phẩm văn chƣơng
thƣờng chứa đựng câu chuyện trong đó các nhân vật đƣợc đặt trong quan hệ
giao tiếp, đối thoại với nhau, trong một phạm vị ứng xử văn hóa nào đó… Các
ứng xử này đều mang đặc trƣng văn hóa dân tộc, tạo ra màu sắc dân tộc,
khiến mỗi tác phẩm không thể lẫn với các tác phẩm khác có thể cùng hình
thức của các nền văn hóa khác. Bởi vì có sự khác biệt trong cách ứng xử giữa
ngƣời và ngƣời, hay ứng xử giữa các quan hệ xã hội.
Cũng có thể khẳng định, nghiên cứu tính văn hóa trong tác
phẩm văn học hết sức cần thiết. Bởi vì, tính văn hóa của tác phẩm văn
học là một thuộc tính không thể tách rời của tác phẩm văn chƣơng, là
yếu tố quan trọng làm nên giá trị muôn thuở của tác phẩm. Nhà văn
đích thực phải là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học là một
sản phẩm văn hoá và ngƣời đọc là một ngƣời thụ hƣởng văn hoá. Tiếp cận tác
phẩm văn chƣơng không chỉ dừng lại ở các cấp độ hình ảnh, hình tƣợng, thi
pháp, cấu trúc… mà còn tiếp cận từ góc nhìn văn hóa, chỉ có nhƣ vậy tác
phẩm văn học mới thực sự hiện lên vẻ đẹp toàn diện của nó.
Từ trong bản chất, văn hóa và văn học đã có mối quan hệ không tách
rời. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con ngƣời trƣớc thế
giới, thì văn học là hoạt động lƣu giữ kết quả của những quan niệm, cách ứng
xử đó một cách sinh động nhất. Để có đƣợc những kết quả quả này, văn hoá
của một dân tộc cũng nhƣ của toàn nhân loại từng trải qua nhiều chặng đƣờng
tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã
hội. Văn học vừa thể hiện trong nó con đƣờng tìm kiếm đó, vừa là nơi định
hình những giá trị đã hình thành. Ngƣời ta cũng có thể nói văn học là văn hoá
lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.
11
1.2 Tiếp cận tác phẩm văn học từ văn hóa học
Trong chuyên luận Phương pháp luận nghiên cứu văn học của PGS.TS
Đoàn Đức Phƣơng khẳng định, phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học vận dụng
những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác
phẩm. Đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh truy nguyên các quan niệm văn hóa
của thời đại nơi tác phẩm đƣợc sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức
quan niệm về con ngƣời, về không - thời gian trong tác phẩm. Khi nghiên
cứu, xem xét, đánh giá một hiện tƣợng văn học, phƣơng pháp tiếp cận văn
hóa học có những tiêu chí tƣơng ứng nhƣ: quan niệm về xã hội và các kiểu
hình tƣợng xã hội trong văn học, đó là các kiểu không gian tồn tại của con
ngƣời; quan hệ của con ngƣời với thiên nhiên và các hình tƣợng thiên nhiên;
quan niệm về con ngƣời gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Có thể khái quát,
“phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học thiên về giải mã các hình tƣợng nghệ
thuật, tìm ra nét thời đại của tác phẩm” [38, tr. 29].
Từ thành tựu của các nhà nghiên cứu, có thể thấy, việc tiếp cận tác
phẩm văn học từ hƣớng văn hóa học có hai lối tiếp cận chính, một là, lấy một
yếu tố nào đó của văn hóa nhƣ Nho giáo, Phật giáo, tín ngƣỡng... để lí giải
văn học. Ví dụ ở Việt Nam có Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
của tác giả Trần Đình Hƣợu. Hai là, lấy những hoàn cảnh văn hóa-xã hội,
hoặc văn hóa-lịch sử nào đó nhƣ một “ngọn nguồn” của sáng tạo văn học,
xem nhƣ một cái “khung” để nghiên cứu tác phẩm, tác giả, trào lƣu,… chẳng
hạn nhƣ công trình Văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của tác giả Trần
Nho Thìn. Ở cách tiếp cận này, văn hóa nhƣ một tổng thể, một hệ thống bao
gồm những yếu tố nhƣ ngôn ngữ, phong tục tập quán, luật pháp, tôn giáo tín
ngƣỡng, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn... trong đó có văn học. Văn
hóa cũng nhƣ nhiều hệ thống khác là một hệ thống mở. Trong đó, bao giờ
cũng có một yếu tố năng động hơn các yếu tố khác và đóng vai trò là yếu tố
12
chủ đạo. Với hệ thống văn hóa Việt Nam, yếu tố chủ đạo ấy thƣờng là văn
học. Biểu hiện ở việc, văn học thƣờng xuyên thay đổi qua những thời đại văn
hóa, luôn tiếp thu nhiều thứ khác ngoài hệ thống để phát triển và thiết lập cho
mình một định mức riêng, không phụ thuộc hoàn toàn vào sự thăng biến của
văn hóa, và đến một mức độ nào đó, văn học sẽ không còn phù hợp với hệ
thống văn hóa nữa, thậm chí nó chống lại hệ thống, làm cho hệ thống phải
thay đổi cùng với nó, ví dụ nhƣ bộ phận văn học của các nhà Nho tài tử trong
thời kỳ văn học Trung đại…
Các nền văn hóa trên thế giới tồn tại và phát triển đều nhờ vào những
hình thái văn hóa mang bản sắc nhƣ lễ hội, tín ngƣỡng, phong tục tập quán…
Những giá trị văn hóa đó đƣợc lƣu giữ, truyền tụng bằng nhiều hình thức khác
nhau, trong các hình thức đó có văn học. Có thể ví văn hóa nhƣ “văn bản”
chứa các ký tự là hệ thống các biểu tƣợng văn hóa. Những “ký tự” này đƣợc
truyền lƣu bằng lối sống, tập tục của cộng đồng hoặc thông qua các hoại hình
nghệ thuật. Văn học với tƣ cách là một loại hình nghệ thuật, với phƣơng tiện
biểu hiện là ngôn từ có khả năng lƣu giữ nhiều nhất những biểu tƣợng, hiện
tƣợng văn hóa.
Có thể thấy, tiếp cận tác phẩm văn học từ văn hóa gần đây đƣợc chú ý
nhiều hơn, tiêu biểu nhƣ giới nghiên cứu của nền văn học “cƣờng quốc”
Trung Quốc (theo nhận định của các nhà nghiên cứu Việt Nam nhƣ Lê
Nguyên Tiêu, Trần Lê Bảo…). Ở Việt Nam tuy chƣa có nhiều công trình đồ
sộ về hƣớng nghiên cứu này, nhƣng trên các diễn đàn chuyên ngành đã xuất
hiện hàng loạt các bài viết, cũng nhƣ rải rác trong các chuyên luận, khảo cứu.
Lý giải điều này dù có chút võ đoán, một phần là nhờ UNESCO thời gian gần
đây phát động và chú trọng nhiều hơn đến phát triển văn hóa, nhất là thông
qua các hình thức vinh danh; việc nhận thức văn hóa là động lực của sự phát
triển cũng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, thế giới càng xích lại gần nhau, sự
13
giao tiếp về văn hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Mà văn học là loại sản phẩm
đƣợc tạo ra từ những “ngƣời thợ” thƣờng nhạy cảm nhất trong một cộng
đồng, họ sớm thức nhận và đƣa vào tác phẩm của mình những biến động từ
môi trƣờng văn hóa xung quanh, thế nên, bỗng nhiên hàm lƣợng văn hóa
trong các tác phẩm văn chƣơng trở nên “đậm đặc” hơn…
Bỏ ra ngoài đặc trƣng hƣ cấu, hơn nữa dù hƣ cấu vẫn phải dựa trên
nền tảng của thực tiễn, văn học dƣới mọi thời đại đều luôn đảm đƣơng sứ
mệnh là “đại sứ” kết nối hiểu biết của con ngƣời với tri thức, đặc biệt là tri
thức văn hóa. Không thể phủ nhận tri thức văn hóa trong tác phẩm văn học có
khả năng “lƣu hành” không biên giới. Cùng với những yếu tố làm nên giá trị
tác phẩm văn chƣơng nói chung, tác phẩm văn xuôi nói riêng, các nhà văn
đƣơng đại Việt Nam đã khai thác và tái sử dụng triệt để các giá trị văn hóa
dân tộc khi đƣa vào tác phẩm của mình nhƣ một phần sức mạnh làm nên
chiều sâu, cũng nhƣ sức sống dồi dào cho những văn phẩm ấy.
Giá trị đích thực của văn học thể hiện ở chỗ nó phản ánh trong đó tất
cả các vấn đề văn hóa, xã hội, vận mệnh, tiền đồ của dân tộc, tinh thần của
thời đại. Văn hóa ở mặt biểu hiện, đƣợc thông qua các biểu tƣợng văn hóa,
tức hình thức biểu đạt các giá trị, ý nghĩa mà con ngƣời đã tìm kiếm và chọn
lựa theo một kiểu ứng xử nào đó, một quan hệ nào đó trong quá trình tiếp ứng
với tự nhiên và xã hội. Nhận thức các hệ thống biểu tƣợng và “giải mã” nó là
để hiểu về những giá trị, những tƣ tƣởng đƣợc ẩn chìm bên trong thế giới của
các biểu tƣợng ấy. Đó cũng là một cách thức để chấp nhận, để khám phá tâm
lý, tính cách cũng nhƣ tinh thần của một dân tộc. Và đó cũng là phƣơng thức
để nhận biết về “bản sắc dân tộc”.
Tái hiện không gian văn hóa với những biểu tƣợng “sống” trong lòng
cộng đồng và mỗi thành viên của cộng đồng ấy là nhiệm vụ quan thiết của
mỗi tác phẩm văn học. Nhất là các thể loại tự sự. Cũng vậy, không gian văn
14
hóa truyền thống trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam thƣờng gắn với hình
ảnh dòng sông, cánh đồng, cây đa, bến nƣớc. Đó là tình cảm gắn bó, là tâm lý
tự hào về ngôi đình làng, ngôi chùa làng của ngƣời làng Đông, làng Cổ Đình,
làng Giếng Chùa, hay bất cứ ngôi làng nào khác trên đất nƣớc Việt Nam. Nhƣ
trong Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng, ngƣời dân nơi đây tự hào “Chẳng
to cũng gọi Đình Đông/Có cầu Đá Bạc bắc qua sông Đình/Chàng ơi có nhớ
đến mình/Nhớ cầu Đá Bạc nhớ đình làng Đông”…
Không dừng lại ở phƣơng diện miêu tả, bởi ruộng đồng, gò bãi, sông
nƣớc, mái đình… khi đó mới chỉ là không gian sống. Các nhà văn sẽ làm
nhiệm vụ “lần theo dấu vết” để lý giải sự có mặt của những hình ảnh, hiện
tƣợng này. Chính lúc đó, những giá trị văn hóa dân tộc đƣợc “sống lại” hoặc
trở nên “động” hơn. Lúc này mỗi khúc sông, mô đất, cánh đồng, gốc cây…
đều chứa trong nó một lai lịch, huyền tích, và sâu hơn nữa là lịch sử văn hóa
dân tộc. Ví nhƣ tín ngƣỡng thờ Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, từ
trong lịch sử dân tộc, nó vốn dĩ là hình thức tín ngƣỡng dân gian khá tiêu
biểu, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đến tiểu thuyết này, nhà văn cắt
nghĩa về tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣng ở những khía cạnh khác nữa, có sự nhào
trộn trong những câu chuyện dân gian để biến một tín ngƣỡng văn hóa giàu
tính văn chƣơng hơn. Bởi vì, các giá trị văn hóa khi di nhập vào tác phẩm văn
học chắc chắn sẽ sống động hơn, lúc này chúng có thêm bản chất của những
ký tự nghệ thuật, đƣợc cắt nghĩa theo những quan điểm mới lạ, hấp dẫn hơn.
Tóm lại, văn học với tính cách là một yếu tố của hệ thống văn hóa bắt
buộc chịu sự “chi phối” hoặc “quy định” của văn hóa. Ngƣợc lại, văn học
cũng chính là một trong những phƣơng tiện tồn tại và bảo lƣu văn hóa. Do đó,
tiếp cận một tác phẩm, tác giả hay một trào lƣu đều phải tìm hiểu trƣớc tiên là
hệ thống văn hóa mà tác phẩm, tác giả hay trào lƣu ấy thuộc vào. Đối với
những tác phẩm văn học đƣợc sản sinh trong cùng một thời đại văn hóa, mang
15
những nét tƣơng đồng về phƣơng thức biểu hiện thì tiếp cận từ hƣớng văn hóa
học chính là tìm ra đƣợc những cái riêng trong cái chung ấy. Có thể hình dung
cách tiếp cận này giống nhƣ việc tạo ra cái “neo” để lƣu giữ con thuyền trên
dòng nƣớc. Đối với Luận văn này, cả hai lối tiếp cận nêu trên sẽ đƣợc chúng
tôi vận dụng trong giải quyết các vấn đề của tác phẩm để tƣơng thích với từng
luận điểm.
1.3 Nguyễn Xuân Khánh, nhà văn tâm huyết với văn hóa dân tộc
Nhà văn sinh năm 1933, còn có bút danh Đào Nguyễn, sinh ra và lớn
lên tại một vùng quê ngoại thành Hà Nội. Các tác phẩm chính: Rừng sâu (Tập
truyện ngắn, 1963), Miền hoang tưởng (Tiểu thuyết, 1990), George Sand nhà văn của tình yêu (Chân dung văn học, 1993), Hồ Quý Ly (Tiểu thuyết,
2000. Tác phẩm đƣợc tặng Giải thƣởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn
Việt Nam, 1998 - 2000; Giải thƣởng Thăng Long của Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội, 2002; Giải thƣởng của Hội Nhà văn Hà Nội), Hai đứa trẻ
và con chó Mèo xóm núi (Truyện vừa thiếu nhi, 2002), Mưa quê (Tập truyện
ngắn thiếu nhi, 2003), Mẫu Thượng ngàn (Tiểu thuyết, 2006; Giải thƣởng của
Hội Nhà văn Hà Nội), Đội gạo lên chùa (Tiểu thuyết 2010; Giải thƣởng của
Hội Nhà văn Việt Nam 2011)…
Sau một thời gian lao đao về những chuyện “lệch lạc tƣ tƣởng”,
Nguyễn Xuân Khánh nhập cuộc trở lại làng văn bằng tiểu thuyết Miền hoang
tưởng với bút danh Đào Nguyễn. Tuy chịu không ít búa rìu dƣ luận song Miền
hoang tưởng vẫn trụ vững trong không khí sáng tạo thời đổi mới, đƣa đến cho
độc giả những cách nhìn, cảm nhận và đánh giá cuộc sống mới mẻ, đa chiều.
Với tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã vƣơn tới một đỉnh
cao trong hành trình sáng tạo của mình. Cuốn tiểu thuyết này đƣợc ngƣời đọc
nồng nhiệt đón nhận, đánh giá cao. Tiếp đó, với tiểu thuyết Mẫu Thượng
ngàn, Nguyễn Xuân Khánh thực sự đƣa đến cách hiểu mới về nền văn hóa
16
thôn quê Việt Nam trƣớc cuộc đụng độ Đông - Tây, thể hiện mối trăn trở về
những vấn đề quan thiết đặt ra đối với số phận một cộng đồng trong thời khắc
có tính giao thời của lịch sử dân tộc. Rộng hơn là hành trình của một nền văn
hóa truyền thống trong quá trình vừa gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa, vừa
thu nạp, tiếp biến và tích hợp vào trong nó những giá trị văn hóa ngoại lai.
Xét về mặt bối cảnh lịch sử, có thể xem Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo
lên chùa là những lát cắt “đồng đại”. Nhƣng ở Mẫu Thượng ngàn, vấn đề tác
giả hƣớng đến là sự nỗ lực tìm kiếm một yếu tố mang tính nền tảng của văn
hóa Việt, một hằng số có khả năng kiến tạo văn hóa Việt, có sức cố kết cộng
đồng qua nhiều nổi nênh, thăng trầm của lịch sử dân tộc từ xa xƣa đến hôm
nay, đến Đội gạo lên chùa, tác giả tập trung vào những vấn đề có phần cụ thể
hơn, đó là hình ảnh một Việt Nam chống chọi với sự lan tràn, xâm lấn của
những thứ mà thực dân Pháp mang theo dƣới gót giầy, sau đó là thời kỳ cải
cách, rồi hợp tác hóa , lên đƣờng vào Nam , rồi thống nhất đất nƣớc… Làng
xóm, họ tộc, gia đình tan rồi hợp, để cuối cùng quây tụ lại trong câu chuyện
về ngôi chùa làng. Cũng có thể nói, tiểu thuyết nhƣ một lời cảnh tỉnh, một lối
tƣ duy ám thị của ngƣời viết dƣờng nhƣ muốn “cổ xúy” cho lối sống hƣớng
Phật đối với xã hội của thế kỷ hai mƣơi mốt có vẻ nhƣ đang “dạn nứt” phần
nào những nếp văn hóa truyền thống trƣớc sự lấn lƣớt của các luồng văn hóa
ngoại nhập, hệ quả từ quá trình hội nhập quốc tế ồ ạt những năm gần đây.
Không quá khi khẳng định, với Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên
chùa, tác giả hiện lên với bút lực của một nhà văn hóa, nhà tƣ tƣởng trong tƣ
cách nhà văn. Nếu Mẫu Thượng ngàn lựa chọn đạo Mẫu, các nhân vật đƣợc
bao bọc trong niềm tin có phần “hồn nhiên” về một thế giới đa thần, thƣờng
xuyên tiếp xúc với sự phồn phụ, sinh sôi, thì ở Đội gạo lên chùa lại là những
kiếm tìm, những kiến giải về sức sống con ngƣời trong một cộng đồng dƣới
tác động và chịu chi phối bởi một tôn giáo không thuần dân tộc, ở đó khuyến
17
khích con ngƣời ta “diệt dục”, hay đúng hơn, những cá thể trong cộng đồng
ấy đƣợc tắm qua bể nƣớc Phật đạo và sự có mặt của họ trở thành một khía
cạnh nào đó có tính biểu tƣợng nhất định làm nên chỉnh thể chữ Tâm với giáo
lý “từ bi hỷ xả”. Tuy nhiên, điểm gặp gỡ của cả hai lại chính là việc lấy bối
cảnh khá nhạy cảm là điểm giao thời của sự tiếp xúc Đông-Tây xảy ra trên đất
nƣớc Việt Nam để làm “bệ đỡ” cho việc khám phá quá khứ dân tộc. Sự tiếp
xúc ấy biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, đời sống sinh hoạt
của con ngƣời, nhƣng nổi lên và rõ ràng hơn cả là sự tiếp xúc, mối giao thoa
văn hóa của những cộng đồng ngƣời trong những biên độ không gian khác
nhau.
Tiểu kết:
Văn học nghệ thuật là bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn hoá.
Thực tiễn cuộc sống và nền văn hoá dân tộc là mảnh đất màu mở làm nảy sinh
và nuôi dƣỡng văn học nghệ thuật, đến lƣợt mình, văn học nghệ thuật làm
phong phú thêm bản sắc dân tộc của văn hoá. Nhƣng nếu đứng từ góc độ văn
hóa - xã hội, văn học có một chức năng bao trùm khác, đó là “chức năng văn
hóa” của văn học. Tuy nhiên, trong vô vàn biểu hiện văn hoá ngoài đời, nhà
văn cũng chỉ chú trọng tới những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất, góp phần định
hƣớng phát triển văn hoá. Chẳng hạn, viết về đề tài nông thôn, sẽ nói đến tính
cộng đồng, tình làng nghĩa xóm…
Là nhà văn tự điều chỉnh, Nguyễn Xuân Khánh tiêu biểu, hay nói đúng
hơn trở nên thích hợp với ngữ cảnh văn hóa, xã hội thời đổi mới. Có thể tìm
thấy ở tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh tiếng nói trực hiện, tinh tế và chân
thành, bên cạnh những khao khát ẩn ngầm của thời đại. Nhƣ phẩm tính thiện
nguyện của ngƣời trí thức, ông đã đặt mình vào chuỗi ƣu tƣ, tìm kiếm, đề đạt
giá trị thực sự cho đời sống nhân sinh nhƣng vẫn với tâm thái chung là niềm
tin tƣởng vào những giá trị truyền thống đƣợc truyền lƣu và tái tạo tích cực.
18
Chƣơng 2
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG TÁC PHẨM NGUYỄN XUÂN KHÁNH
2.1 Biểu tƣợng văn hóa và văn hóa truyền thống trong tác phẩm Nguyễn
Xuân Khánh
2.1.1 Biểu tượng văn hóa trong văn học
Biểu tƣợng văn hóa đƣợc hiểu là phƣơng thức nhận thức của con ngƣời,
biểu thị tâm lý cũng nhƣ tính cách của mỗi dân tộc. Tính phong phú của biểu
tƣợng chính là sự tƣơng ứng với tính đa dạng của cuộc sống, và con ngƣời
luôn muốn truy tìm, nắm bắt lấy nó, nhằm thoả mãn những nhu cầu trong đời
sống xã hội. Biểu tƣợng đƣợc xem là nhân tố gợi mở để con ngƣời phát hiện
và sáng tạo ra các giá trị văn hoá mới. Nó luôn ở vị trí trung tâm của đời sống
văn hoá, hạt nhân tâm lý cho sự tƣởng tƣợng, vừa làm bộc lộ những bí mật
trong cõi vô thức, vừa trở thành động lực cho sự sáng tạo của thế giới hữu
thức. Biểu tƣợng cũng chính là dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài để nhận biết
những gì thuộc sở hữu của một cộng đồng. Nên nó tồn tại trong lòng cộng
đồng và mỗi thành viên trong cộng đồng đó. Do biểu tƣợng luôn chứa đựng
những giá trị và điễn đạt đƣợc những điều mong muốn, cũng nhƣ những khát
vọng của mọi thành viên trong cộng đồng, nên nó buộc ngƣời ta thừa nhận nó
nếu muốn tồn tại. Tất nhiên, với ý nghĩa của biểu tƣợng nhƣ vậy, chẳng có lý
gì mỗi thành viên lại không tự nguyện chấp nhận nó.
Có thể thấy, mỗi cộng đồng ngƣời có hình thức biểu cảm khác nhau,
cách thức đặt vấn đề và giải quyết vấn đề khác nhau. Có khi nghiêng về triết
lý tƣ biện, cũng có khi trình bày suy nghĩ qua cảm nhận cảm tính. Văn hóa
với biểu hiện đa dạng của nó trong tác phẩm văn học là một yếu tố làm nên
giá trị cho tác phẩm. Tính văn hóa trong tác phẩm văn học tạo ra sự tƣơng
19
đồng trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học ở những cộng đồng ngƣời không
cùng một không gian nào đó. Sự hình thành của những khái niệm văn hóa nhƣ
văn hóa phƣơng Đông, văn hóa phƣơng Tây, văn hóa dân tộc, văn hóa vùng…
từ trong bản thân có khác nhau về mặt phạm vi, đó là do sự liên đới xa hay
gần trong việc thừa hƣởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian văn
hóa nhất định. Đƣơng nhiên cũng đồng thời tạo nên hệ thống hình tƣợng, biểu
tƣợng khác nhau trong đời sống nói chung, các loại hình văn học nghệ thuật
nói riêng trong đó có văn học.
Trong vấn đề này, cần thiết phải tìm hiểu một khái niệm khác, đó là
bản sắc văn hóa. Có nhiều cách trả lời khác nhau về bản sắc văn hóa dân tộc,
ngƣời ta cũng mặc nhiên công nhận rằng bản sắc dân tộc là cái có thật, nên rất
nhiều công trình gắng công tìm hiểu. Nhƣng truy tìm theo hƣớng nào và bằng
cách nào là điều cần bàn đến. Bởi một lẽ, ngay trong bản thân khái niệm văn
hoá đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi do đứng ở những góc độ khoa học khác
nhau để nghiên cứu. Văn hoá xét về mặt biểu hiện là một hiện tƣợng xã hội
mà không phải hiện tƣợng tự nhiên, nó thuộc về giá trị tinh thần. Theo nghĩa
chung nhất, văn hoá đƣợc xem là toàn bộ những hoạt động sáng tạo của con
ngƣời trong quá khứ cũng nhƣ trong hiện tại tạo thành những chuẩn mực hay
giá trị, thị hiếu và truyền thống, gọi chung là hệ “giá trị - xã hội”, cũng đồng
thời là một thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc.
Có thể nói bản sắc văn hóa dân tộc chính là sự thể hiện của tâm lý dân
tộc, đƣợc biểu hiện ra ở lối sống, nếp sống, ở phong tục tập quán, ở sự ƣa
thích, cách suy nghĩ, ở thang bảng giá trị xã hội... Tất cả cùng hiện ra những
nét độc đáo, đặc sắc nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Bản
sắc văn hóa dân tộc biểu hiện về bản lĩnh sáng tạo của mỗi dân tộc. Đƣợc kết
tinh thành những “biểu tƣợng văn hóa” và thông qua hệ thống biểu tƣợng,
chúng ta có thể hiểu đƣợc tâm cách, cũng nhƣ tính cách của dân tộc đó.
20
Nghiên cứu biểu tƣợng trong văn học là một biểu hiện của hƣớng nghiên
cứu cứu văn hóa, văn học. Qua thời gian và không gian, biểu tƣợng trong sự hiện
tồn các hàm nghĩa vĩnh hằng và cả những hàm nghĩa mới mẻ đƣợc bồi cấp dần
dần đã trở thành một sinh thể sống, một vũ trụ vi mô, một thế giới toàn vẹn. Xem
xét biểu tƣợng nhƣ những cổ mẫu trong văn hóa sẽ nhận thấy chiều sâu trong ý
thức ngƣời nghệ sỹ, tìm về những giá trị truyền thống, cũng nhƣ sự tinh tế của
ý thức cộng đồng. Nhƣng tất nhiên, không phải hình tƣợng nghệ thuật nào
cũng đều trở thành biểu tƣợng văn hóa. Chỉ khi nào biểu tƣợng ngôn ngữ văn
hóa xuất hiện trong những thao tác lựa chọn và kết hợp của một chủ thể sáng
tạo nhất định thì nó mới trở thành một biểu tƣợng ngôn ngữ nghệ thuật. Một
hình ảnh trở thành biểu tƣợng khi nó ôm chứa đƣợc những cấp tầng ý nghĩa
sâu xa hơn bản thân nó. Biểu tƣợng, bởi thế vừa là một sự chƣng cất của hình
ảnh qua tâm hồn nghệ sỹ, vừa là một sự giãn nở biên độ của hình ảnh qua
những mối liên kết với nhân vật, tình huống, môi trƣờng văn hóa và các yếu
tố khác… Các hình ảnh hiện ra trong tác phẩm văn chƣơng tự nó trở thành
các ký hiệu, tín hiệu nghệ thuật mang nghĩa để tái hiện cuộc đời con ngƣời
và/hoặc dân tộc. Tuy vậy, việc sắp xếp, xử lý các chi tiết, các sự kiện đƣợc
lấy từ cuộc sống sao cho trở thành chất liệu nghệ thuật đắc dụng, hợp lý còn
phụ thuộc vào tài năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Những ký hiệu trong hệ tác phẩm của một nền văn học nhất định dù
dƣới hình thức, hình ảnh hay hình tƣợng, biểu tƣợng hay biểu trƣng đều mang
một “mã văn hóa” đặc trƣng của dân tộc, cho thấy tính chất dân tộc. Do đó,
việc khai thác tác phẩm văn chƣơng không thể không đề cập tới tính văn hóa
của hệ thống biểu tƣợng ấy. Đồng thời, thông qua các hình tƣợng, hình ảnh,
biểu tƣợng, ý nghĩa tƣợng trƣng… đƣợc tổng kết lại trong kho tàng văn học
dân gian, trong văn học viết chung cho cả dân tộc, hoặc có khi trở thành các
cổ mẫu của nhiều nền văn học lớn, mang tính phổ quát nhân loại nếu nhƣ các
21
hình ảnh, biểu tƣợng đó gắn với thần thoại, đƣợc chuyển tải vào văn hóa tôn
giáo, vào Kinh Thánh…
Trong khi nghiên cứu tác phẩm văn học, nếu chú ý phân tích ý nghĩa
văn hóa của một số biểu tƣợng, môtip, có thể tìm thấy những lớp nghĩa phong
phú bên trong tác phẩm. Thực tế, biểu tƣợng đƣợc các nhà nghiên cứu văn
hóa, cũng nhƣ văn học rất coi trọng vì nó là “đơn vị cơ bản” của văn hóa, là
“hạt nhân di truyền xã hội” và bởi nó đƣợc sinh ra nhờ năng lực biểu tƣợng
hóa của con ngƣời. Con ngƣời tƣ duy bằng biểu tƣợng, giao tiếp bằng biểu
tƣợng, thể hiện tâm tƣ tình cảm sâu kín nhất cũng nhƣ thăng hoa những khát
vọng đều bằng biểu tƣợng. Chính vì vậy mới có nhà nghiên cứu văn hóa cho
rằng “văn hóa là dòng thác biểu tƣợng đi từ ngƣời này sang ngƣời khác”.
2.1.2 Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa - nơi gặp gỡ của biểu
tượng văn hóa làng
Với hai tiểu thuyết đang nhắc tới, có thể thấy nổi lên một số biểu hiện
của bản sắc văn hoá nhƣ hiện tƣợng “vô thức tập thể” hay tâm lí đám đông.
Đây là hiện tƣợng văn hoá truyền thống từ ngàn xƣa, ứng hợp với quan hệ
ứng xử của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc, với kiểu quan hệ cộng
đồng làng xã. Hiện tƣợng này thƣờng có sự gắn kết chặt chẽ với hình tƣợng
ngôi làng. Nhà văn tìm thấy sự tƣơng đồng ở tính bất biến tâm lý đám đông
và cộng đồng làng, rộng hơn là “liên làng” thông qua sự đồng chất của đám
đông với làng ở “sự biến mất cá tính có ý thức và việc định hƣớng những tình
cảm, tƣ tƣởng theo một chiều nhất định; sự gặp gỡ của tính cộng đồng ở làng
và ở đám đông vì họ đã có một thứ tâm hồn tập thể để cảm nhận, suy nghĩ và
hành động theo một cách hoàn toàn khác với cách mà một cá nhân riêng lẻ
vẫn cảm nhận, suy nghĩ và hành động” [5, tr. 79]. Từ bối cảnh chật hẹp của
những ngôi làng và những mối liên hệ liên làng, tác giả nhìn thấy sự đồng
22
thuận vững chãi cần đƣợc khai phóng, cũng nhƣ những mù quáng và thiển cận
cần đƣợc dẫn lối chỉ đƣờng.
Mỗi dân tộc trong quá trình sáng tạo và phát triển văn hóa của mình, đã
hình thành một số nội dung “vô thức tập thể” có nội hàm lịch sử phong phú,
thẩm thấu vào các lớp của sáng tạo văn học trong các thời đại khác nhau. Dù
thời gian qua đi, các triều đại-chế độ xã hội thay đổi, nhƣng những biểu tƣợng
một khi đã trở thành biểu tƣợng văn hóa vẫn tồn tại bền bỉ, ngoan cƣờng trong
tâm thức con ngƣời của cộng đồng dân tộc ấy. Và nếu nhƣ, trong quá trình
tiếp nhận văn học, có thể phát hiện những bộ phận nhỏ của tác phẩm, sẽ mở
rộng đƣợc tầm nhìn, khảo sát đƣợc cả chiều rộng và chiều sâu, cũng nhƣ sẽ
phát hiện ra và nắm bắt đƣợc những nhân tố có tính cộng đồng từ trong cội
nguồn lịch sử văn hóa của nó có khi rất sâu kín. Ở đây, hai tiểu thuyết Mẫu
Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa đều sử dụng biểu tƣợng là hình ảnh ngôi
làng làm trung tâm của sự cố kết cộng đồng, đồng thời là điểm tựa để các cá
nhân trong đó bộc lộ tính cách. Nói cách khác qua đó, làm nổi bật hình tƣợng
ngƣời dân Việt Nam trong mối liên đới với hiện tƣợng “tâm lý đám đông” và
những yếu tố cấu thành nên một chỉnh thể văn hóa mang tính thuần Việt - văn
hóa làng.
Khi nhắc đến biểu tƣợng văn hoá làng hẳn nhiên không thể thiếu hình
tƣợng những ngôi đền, mái đình, mái chùa. Đó không đơn thuần là những
thiết chế văn hoá của tín ngƣỡng, của tôn giáo, đạo phái, mà sự hiện hữu của
chúng còn bám rễ, ăn sâu trong tâm thức mỗi ngƣời dân Việt khi ý thức về
văn hoá truyền thống, về cộng đồng làng xã của họ từ ngàn xƣa. Nếu ngôi
đình của làng Cổ Đình trong Mẫu Thượng ngàn là niềm kiêu hãnh của ngƣời
dân nơi đây, thì ngôi chùa Sọ trong Đội gạo lên chùa là nơi gửi gắm sự bình
yên cho tâm hồn của những con ngƣời bé mọn khi họ xa cơ lỡ bƣớc, khi họ
cần một chốn an ủi cho những mất mát, đau thƣơng mà số phận buộc phải
23
gánh chịu, thậm chí là nơi cất giấu sự tinh khiết, trong ngần khi ngƣời ta
không thể tiếp tục tồn sinh ở cái thế giới của bụi bặm, xô bồ chốn trần gian.
Nếu nhƣ trong Mẫu Thượng ngàn, tiếng kèn đƣa tiễn trở thành biểu
tƣợng của tình yêu, của sự trọn nghĩa vẹn tình và niềm tri ân sâu nặng của ông
trƣởng Kiên với vợ là bà Ngát. Cây mít trong vƣờn trở thành biểu tƣợng của
sự tiếp nối dòng họ, của sự lƣu truyền đối với ông Đồ Tiết. Cây đa đầu làng
hùng vĩ trở thành niềm kiêu hãnh của ngƣời dân Cổ Đình... thì ở Đội gạo lên
chùa đó là tiếng chuông ngân từ ngôi chùa Sọ mang theo tâm tình của ngƣời
làng Sọ, tiếng chuông ấy vang lên những âm thanh trầm - bổng, vui - buồn
khác nhau hòa vào nỗi niềm của con ngƣời nơi đây. Đó là cái giếng chùa tỏa
hƣơng thơm mát, nơi cô bé Rêu tinh khôi, hồn nhiên đã trẫm mình để trốn
khỏi cuộc đời của những toan tính, dối gian. Giếng nƣớc ấy nhƣ biểu tƣợng
về một loại “nƣớc thánh” để gột rửa những bụi trần, để cất giữ những thứ
hƣơng thơm linh diệu hiếm hoi cho đời mà cậu bé An những lúc buồn lòng,
những khi thất vọng, hoang mang thƣờng tìm đến…
Nƣơng theo cách hiểu này thì mẫu số chung của những tục thờ mà
Nguyễn Xuân Khánh miêu tả trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn từ tục thờ
thần cây đa, thần cẩu, đến lễ hội thờ ông Đùng, bà Đà, lễ hội đền Mẫu, tín
ngƣỡng vật linh… chính là sợi dây liên kết của hình thức văn hóa làng, cũng
nhƣ mối tƣơng đồng của nhiều ngôi làng trên khắp đất nƣớc, đặc biệt là vùng
Bắc bộ Việt Nam.
Nhƣ vậy, cả trong Mẫu Thượng ngàn lẫn Đội gạo lên chùa, không gian
gần nhƣ rút về một cái làng Bắc bộ, một cái làng cổ truyền nhƣng giống nhƣ
một mảnh đất mà những hạt giống văn minh, văn hóa sẽ đƣợc gieo cấy, bị thử
thách, đào thải hoặc thu nhận. Bằng cái sức mạnh văn hóa nhân bản của mình
chứ không phải sức mạnh vũ lực, làng đã chiến thắng cái ngoại lai. Những
đồn bốt, những đạo quân chinh phục đến rồi đi. Cả những cái ấu trĩ, cái giản
24
đơn đến ngây thơ đôi khi đến tàn bạo của một vài chính sách nhƣ cải cách
ruộng đất cũng bị văn hóa làng gạn lọc. Làng đón nhận các tôn giáo: Từ
Thiên chúa giáo thâm nhập vào xứ sở này qua ngôi nhà thờ làng đƣợc xây
dựng nên bởi Cha Colembert, ngƣời nghệ sĩ Pierre và những giáo dân An
Nam trong đó có cả những ngƣời nhƣ Trƣởng Cam. Đến Khổng giáo hiện ra
qua những nhà Nho làng xã nhƣ cụ đồ Tiết, cụ Tú Cao cũng đã “chung sống
hòa bình” với đạo Mẫu và những tín ngƣỡng có tính cách ma thuật; là cuộc
hành trình tôn giáo của ngƣời tu sĩ Vô Úy từ núi thiêng Yên Tử trở về ngôi
chùa làng, và rồi đƣợc chọn nhƣ nơi sống và chịu “nghiệp”, để thực hành
đúng cái triết lý “cƣ trần lạc đạo thả tùy duyên”.
2.2 Tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh phản ánh sức sống của tín ngƣỡng
trong đời sống ngƣời Việt (qua Mẫu Thượng ngàn)
2.2.1 Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Trong cấu trúc văn hoá, phong tục là yếu tố thƣờng xuyên biến đổi.
Phong tục quy định ứng xử của con ngƣời nhƣng chính con ngƣời lại làm ra
phong tục. Thời gian sẽ thử thách và bảo tồn những phong tục tốt đẹp nhƣ
những giá trị văn hoá, đồng thời điều chỉnh, sửa sang những phong tục chỉ
thích hợp với một không gian văn hóa và thời gian lịch sử nhất định. Ở khía
cạnh này, công chúng nhìn vào thái độ của văn học cũng có nghĩa là để tham
khảo một cách ứng xử phù hợp.
Tâm linh là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình tƣợng nghệ
thuật. Mối quan hệ giữa biểu tƣợng văn hóa và hình tƣợng văn học nhƣ một
tất yếu đƣợc thức nhận chủ yếu qua ý thức tâm linh. Tâm linh cũng gắn liền
với cái “siêu thức” - cái mà có khi vƣợt quá cảm nhận của tƣ duy thông thƣờng
và không dễ gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Đặc biệt, tâm linh luôn
gắn liền với niềm tin tâm thức - tức niềm tin vào bản thể mình và những giá trị
thiêng liêng mà mình đã thức nhận. Tâm linh hay niềm tin hiểu theo cách ấy rõ
25