Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hợp tác phát triển du lịch giữa việt nam và một số nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Phan Đăng Hồng Ánh

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
GIỮA
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Phan Đăng Hồng Ánh

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
GIỮA
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ANH TUẤN


Hà Nội – 2010


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
1. Lý do nghiên cứu ........................................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................... 8
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 11
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài .............................................................................. 11
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 12
6. Phƣơng pháp và tiến trình nghiên cứu ......................................................................... 12
7. Bố cục của luận văn ..................................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC DU LỊCH GIỮA VIỆT
NAM VÀ CÁC NƢỚC ASEAN .......................................................................................... 14
1.1. Mối quan hệ giữa Du lịch và Quan hệ quốc tế ......................................................... 14
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 14
1.1.2. Sự tương tác giữa du lịch và quan hệ quốc tế ................................................... 15
1.2. Khái quát về quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - ASEAN................................ 20
1.2.1. Sự gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Việt Nam ....... 20
1.2.2. Sự đóng góp của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN .......................................... 20
1.2.3. Ý nghĩa và thành quả đạt được khi Việt Nam gia nhập và hợp tác trong ASEAN
..................................................................................................................................... 22
1.3. Tiềm năng phát triển hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN ............. 23
1.3.1. Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN ...................................................... 24
1.3.2. Vị trí địa lý phù hợp cho việc liên kết phát triển du lịch ................................... 25
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước ASEAN .................................. 26
1.4. Các nội dung hợp tác quốc tế trong hoạt động du lịch ............................................. 34

1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch ........................................................ 34
1.4.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............................................................... 35
1.4.3. Phát triển sản phẩm du lịch, nối tour, trao đổi đoàn khách .............................. 35
1.4.4. Xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác thị trường ................................................ 36
1.4.5. Bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch ............................................................... 37
1.4.6. Trao đổi kinh nghiệm, hội thảo khoa học chuyên ngành và tổ chức diễn đàn du
lịch ............................................................................................................................... 38
1.5. Các hình thức hợp tác phát triển du lịch ................................................................... 39
1.5.1. Hợp tác đa phương ............................................................................................ 40
1.5.2. Hợp tác song phương ......................................................................................... 40
1.6. Tiểu kết ..................................................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC ASEAN ..................................................................... 42
2.1. Giới thiệu khái quát về Du lịch Việt nam ................................................................. 42

1


2.1.1. Sự ra đời và trưởng thành của Du lịch Việt Nam .............................................. 42
2.1.2. Sự phát triển của Du lịch Việt Nam hiện nay.................................................... 45
2.2. Tình hình hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và một số nƣớc ASEAN thời
gian qua ............................................................................................................................ 48
2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch ........................................................ 48
2.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............................................................... 49
2.2.3. Phát triển sản phẩm du lịch, nối tour, trao đổi đoàn khách .............................. 51
2.2.4. Xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác thị trường ................................................ 54
2.2.5. Bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch ............................................................... 56
2.2.6. Trao đổi kinh nghiệm, hội thảo khoa học chuyên ngành và tổ chức diễn đàn du
lịch ............................................................................................................................... 56
2.3. Thực trạng quan hệ phát triển du lịch giữa Việt Nam và một số nƣớc ASEAN điển

hình. ................................................................................................................................. 60
2.3.1. Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong phát triển du lịch ........................... 60
2.3.2. Quan hệ giữa Việt Nam và Xingapo trong phát triển du lịch ............................ 63
2.3.3. Quan hệ giữa Việt Nam và Malaixia trong phát triển du lịch ........................... 65
2.4. Đánh giá chung quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch giữa Việt Nam với các nƣớc
ASEAN ............................................................................................................................ 67
2.4.1. Những thành tích đạt được và nguyên nhân ...................................................... 67
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 69
2.5. Tiểu kết: .................................................................................................................... 71
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIỮA VIỆT NAM
VÀ CÁC NƢỚC ASEAN – CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 72
3.1. Phƣơng hƣớng hợp tác phát triển Du lịch giữaViệt Nam với các nƣớc ASEAN ..... 72
3.1.1. Quan điểm hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam ...................... 72
3.1.2. Những cơ hội và thách thức khi Du lịch Việt Nam tham gia hợp tác với ASEAN
..................................................................................................................................... 74
3.1.3. Phương hướng hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch của Việt Nam với một số
nước ASEAN ................................................................................................................ 76
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng hợp tác quốc tế với các nƣớc nội
khối ASEAN để phát triển Du lịch Việt Nam thời gian tới ............................................ 80
3.2.1. Những giải pháp cơ bản .................................................................................... 80
3.2.2. Một số kiến nghị ................................................................................................. 92
3.3. Tiểu kết: .................................................................................................................... 95
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 99
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 108
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NƢỚC ASEAN KÝ HIỆP ĐỊNH DU LỊCH SONG
PHƢƠNG VỚI VIỆT NAM .......................................................................................... 108
PHỤ LỤC 2: TUYÊN BỐ CHUNG HỘI NGHỊ CẤP CAO LẦN THỨ 4 GIỮA
CAMPUCHIA, LÀO, MI-AN-MA VÀ VIỆT NAM .................................................... 110
PHỤ LỤC 3: NGHỊ ĐỊNH THƢ HỘI NHẬP NGÀNH DU LỊCH ASEAN ................ 113

PHỤ LỤC 3: (tiếp theo) ................................................................................................. 115
PHỤ LỤC 3: (tiếp theo) ................................................................................................. 119

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACMECS

Tổ chức Chiến lƣợc hợp tác kinh tế
Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation
Strategy

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á
Asian Development Bank

AMTA

Văn phòng Điều phối Du lịch Mê Kông
The Agency for Coordinating Mekong Tourism Activities

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
Association of Southeast Asian Nations

ASEANTA


Hiệp hội Du lịch các nƣớc Đông Nam Á
ASEAN Tourism Association

APEC

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng
Asia-Pacific Economic Cooperation

ASEM

Tiến trình hợp tác Á – Âu
Asia-Europe Meeting

ATF

Diễn đàn Du lịch Asean
ASEAN Tourism Forum

EAS

Cấp cao Đông Á
East Asian Summit

ESCAP

Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng
Economic and Social Commission for Asia and the Pacific

EWEC


Hành lang kinh tế Đông – Tây
East – West Economic Corridor

GMS

Chƣơng trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Công mở rộng
Greater Mekong Subregion

NTO

Cơ quan du lịch quốc gia
National Tourist Office

3


PATA

Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dƣơng
Pacific Asia Travel Association

TCDL

Tổng cục Du lịch

UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên hợp quốc
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization


WTO

Tổ chức Du lịch thế giới
World Tourism Organization

WTTC

Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới
World Travel and Tourism Council

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Là một quốc gia đang trên đà phát triển, Việt Nam có định hƣớng cởi mở và đa
dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Lịch sử của dân tộc Việt Nam cho thấy rằng các
Triều đại phong kiến đã nhận thức đƣợc sâu sắc tầm quan trọng của việc mở rộng các
mối quan hệ quốc tế với các quốc gia khác, vừa mở cửa, vừa giữ vững chủ quyền và
lợi ích dân tộc, đẩy mạnh thƣơng mại, quản lý thuế quan và thông thƣơng với nƣớc
ngoài. Ngƣợc lại, “Bế quan tỏa cảng” sẽ không đem lại lợi ích nào cho quốc gia.
Trong giai đoạn hiện nay, định hƣớng này vẫn đƣợc quan tâm triển khai và là
chủ trƣơng quan trọng trong chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc nhất quán thực
hiện: “Đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các
mối quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nƣớc trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [61, tr. 19].
Ở Việt Nam, du lịch chính là sự kết nối giao lƣu kinh tế có quan hệ chặt chẽ
với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của
Đảng và Nhà nƣớc. Phát triển du lịch quốc tế gắn liền với thu hút khách quốc tế,

trong đó quan tâm đến thị trƣờng của khách có mục đích thƣơng mại. Từ đó du lịch
thúc đẩy đầu tƣ, buôn bán và giao lƣu quốc tế,… Bản thân hoạt động kinh doanh du
lịch phải phát triển theo hƣớng quốc tế hoá. Đồng thời, các hình thức liên doanh,
liên kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phƣơng thức kinh doanh đem
lại lợi nhuận kinh tế cao và đến lƣợt nó lại kích thích đầu tƣ nƣớc ngoài vào du lịch
và tăng cƣờng chính sách mở cửa.
Điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là xu
hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng về các ngành dịch vụ đã
mở ra một cơ hội phát triển thuận lợi cho ngành du lịch đất nƣớc.
Việc hội nhập quốc tế của Du lịch Việt Nam, một mặt là do chính bản chất của
ngành - lĩnh vực kinh tế quốc tế đòi hỏi, mặt khác, là do đƣờng lối phát triển xã hội của
Việt Nam quyết định. Bởi du lịch vốn là một ngành dịch vụ đặc biệt, mang chuẩn mực

5


quốc tế cao, nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ: chính trị ổn định, môi
trƣờng trong sạch, cơ sở vật chất hấp dẫn, chính sách nhập cảnh đơn giản, thuận lợi,….
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có tiềm năng về du lịch rất lớn giàu tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn, nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có
môi trƣờng chính trị xã hội ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đƣợc
quan tâm phát triển, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào dễ thích nghi với điều kiện mới,
đã và đang tạo lập đƣợc vị thế vững chắc và uy tín và trong quan hệ quốc tế. Ngoài
ra, sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập, hình ảnh về một
“Việt Nam - chiến tranh” dần dần đƣợc thay thế bằng một “Việt Nam - đổi mới kinh
tế”. Đây là những điều kiện rất quan trọng để Việt Nam phát triển ngành Du lịch.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX xác định “Phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn” [15, tr.178]. Nhƣ vậy phát triển du lịch đã trở thành quốc sách
của Đảng và Nhà nƣớc để xây dựng và phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc mà Việt Nam đang tập trung nhiều nguồn lực để đảm bảo thực
hiện mục tiêu này. Với chủ trƣơng chính sách đúng đắn, trong những năm qua

ngành Du lịch đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ: cơ sở vật chất kỹ thuật
không ngừng đƣợc phát triển, nâng cấp, tài nguyên du lịch đƣợc quan tâm khai thác
và phát triển, đặc biệt là lƣợng khách hàng năm tăng đều từ những năm 90 của thế
kỷ trƣớc đến nay.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 1990 Việt Nam mới đón
đƣợc khoảng 250.000 lƣợt khách quốc tế, đến năm 2009 con số này đạt 3,8 triệu
lƣợt, tăng trên 15 lần; du lịch nội địa đạt 25 triệu lƣợt, tăng trên 20 lần. Sau 50 năm
nhìn lại Du lịch Việt Nam hiện đã có vị thế xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân,
đƣợc khẳng định là một ngành kinh tế chủ đạo; từ chỗ chƣa đƣợc thế giới biết đến,
nay đã nằm trong top 5 các nƣớc ASEAN, thu hút nhiều du khách quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển này vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng du lịch to lớn của Việt Nam, lƣợng khách quốc tế hàng năm đến Việt Nam còn
thấp và còn giữ khoảng cách khá xa so với một số nƣớc trong khu vực nhƣ Thái
Lan, Singapore, Malaysia. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát triển Du lịch
Việt Nam còn hạn chế. Cụ thể việc phát triển du lịch vẫn chƣa thực sự đƣợc quan

6


tâm đầu tƣ tƣơng xứng với vị trí của ngành trong nền kinh tế. Một số địa phƣơng
chƣa thực sự coi trọng và tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Kết cấu hạ tầng nhìn
chung còn lạc hậu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển du lịch. Nhân lực cho du
lịch còn yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,…
Đặc biệt, hoạt động hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam với các quốc gia
thành viên trong khu vực ASEAN, là cơ sở để thu hút khách quốc tế còn nhiều vấn
đề cần phải cải thiện. Với dân số hơn 500 triệu ngƣời, thị trƣờng khách du lịch từ
khu vực ASEAN là một thị trƣờng lớn đầy tiềm năng đối với du lịch Việt Nam. Tuy
nhiên lƣợng khách du lịch ASEAN hàng năm chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 11% - 16% so
với khách du lịch vào Việt Nam. Có thể thấy rằng một trong nguyên nhân khiến cho
lƣợng khách ASEAN vào Việt Nam vẫn chƣa nhiều là do quan hệ hợp tác quốc tế

giữa du lịch Việt Nam và du lịch của các quốc gia thành viên ASEAN còn nhiều
hạn chế. Điều này là không thể cho phép, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế
toàn diện và ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam đã trở
thành thành viên của Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN).
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể hợp tác với các quốc gia
ASEAN thành viên một cách hiệu quả nhằm phát triển Du lịch nƣớc nhà thực sự trở
thành ngành công nghiệp không khói, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nƣớc,
có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới?
Với bối cảnh nhƣ vậy, ngoài việc định ra những chính sách, chiến lƣợc phát
triển Du lịch Việt Nam cho từng giai đoạn mới phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và
chiến lƣợc đặt ra, vấn đề đổi mới tƣ duy trong chiến lƣợc hợp tác quốc tế về du lịch
của ngành nhằm chủ động hợp tác với các quốc gia phát triển mạnh về du lịch trong
nội khối ASEAN tạo ra các sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, thu hút đầu tƣ vào du
lịch, nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân lực du lịch, kết hợp quảng bá xúc tiến với
các quốc gia này, từ đó thu hút khách du lịch tiềm năng từ thị trƣờng ASEAN và các
thị trƣờng khác là rất cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu, chiến lƣợc mà ngành đã đặt ra.
Đây là vấn đề lớn đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực
du lịch phải quan tâm nghiên cứu để cải thiện tình hình. Ngoài ra, thực tế đòi hỏi
phải có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và khoa học về mối quan hệ

7


hợp tác du lịch giữa Việt Nam và ASEAN nhằm phát triển Du lịch Việt Nam một
cách tối ƣu để hƣớng tới mục tiêu phát triển du lịch nhanh, hiệu quả, bền vững, thực
hiện tốt “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn
2030”, góp phần đƣa ngành Du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng
với vai trò, vị trí mà Đảng và Nhà nƣớc đã xác định.
Từ những lý do trên đây, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Hợp tác phát triển
du lịch giữa Việt Nam và một số nƣớc ASEAN” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc thuộc khối ASEAN
chủ yếu đƣợc bắt đầu từ khi Việt Nam tham gia vào tổ chức khu vực ASEAN năm
1995, và sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội du lịch ASEAN.
Rất nhiều kênh thông tin nhƣ truyền thanh, truyền hình, báo chí và website
thƣờng đƣa tin về mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng phát triển tốt đẹp giữa
Việt Nam và các nƣớc ASEAN. Gần đây, khi Việt Nam đƣợc công nhận là một
thành viên rất tích cực và có trách nhiệm, đóng góp nhiều trong việc phát triển một
ASEAN vững mạnh và phồn thịnh thì những tài liệu chuyên khảo về ASEAN đã
đƣợc các nhà nghiên cứu ƣu tiên đề cập đến thƣờng xuyên. Ngoài ra, trong các hội
thảo về ASEAN đƣợc tổ chức tại Việt Nam để kỷ niệm sau năm năm, mƣời năm và
mƣời lăm năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội, luôn đánh giá các thành tựu đạt đƣợc từ
mối quan hệ này, cũng nhƣ những hạn chế và xu hƣớng, triển vọng cho Hiệp hội
trong tƣơng lai. Mới đây, ngày 27/7/2010, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao đã tổ
chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Việt Nam - ASEAN: Quá khứ - Hiện tại Tƣơng lai”. Hô ̣i thảo là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng nh ằm kỷ niệm 15 năm Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p
ASEAN, trong đó đánh giá quá trình nhận thức và thay đổi nhận thức của Việt Nam
về hợp tác ASEAN trƣớc và sau khi gia nhập tổ chức này; những thành tựu và hạn
chế của hợp tác ASEAN 15 năm qua và triển vọng, vai trò và xu hƣớng phát triển
của ASEAN trong những năm tới.
Đặc biệt, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc
hội thảo ngày 27/3/2010, tại thành phố Đà Nẵng, với chủ đề “Liên kết phát triển du
lịch trong ASEAN” nhằm đẩy mạnh liên kết hợp tác khu vực, đặc biệt trong lĩnh

8


vực du lịch. Đây thực sự đƣợc coi là một trong những hƣớng ƣu tiên phát triển của
ngành du lịch mỗi nƣớc ASEAN, cũng nhƣ đƣợc thể hiện trong cam kết chung cấp
nhà nƣớc nhƣ Hiệp định du lịch ASEAN, Chiến lƣợc hội nhập du lịch ASEAN,
Thoả thuận công nhận lẫn nhau.

Tuy nhiên chƣa có một đề tài khoa học hay tài liệu khảo cứu nào đi sâu vào
mảng đề tài Hợp tác phát triển Du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN, kể cả ở
các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu của Việt Nam nhƣ Viện nghiên cứu Đông Nam
Á (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (Tổng cục
Du lịch) hay Viện nghiên cứu chiến lƣợc (Bộ ngoại giao).Vì vậy khi nghiên cứu đề
tài, tác giả đã gặp một số khó khăn do hạn chế về mặt tƣ liệu. Theo kết quả điều tra
và thống kê thì cả trên thế giới và tại Việt Nam chƣa có một cuốn sách hay giáo
trình chuyên ngành nào nghiên cứu về vấn đề này.
Tác giả Paul J. Davidson (2002) đã cho xuất bản cuốn sách với tựa đề
ASEAN: The evolving legal framework for economic cooperation (Tạm dịch:
ASEAN: tiến triển khung pháp lý cho hợp tác kinh tế). Cuốn sách này xem xét các
bƣớc khác nhau mà ASEAN đã hƣớng tới hợp tác kinh tế trong khu vực và xem xét
chúng trong bối cảnh phát triển khung pháp lý nhƣ bị ảnh hƣởng bởi sự phát triển
kinh tế và chính trị. Các cơ chế khác nhau để giải quyết tranh chấp có sẵn trong
quan hệ kinh tế nội khối ASEAN cũng đƣợc xử lý.
Trong luật pháp quốc tế, một hệ thống các khuôn khổ pháp lý tồn tại, và các
khuôn khổ phải phù hợp với khu vực rộng hơn, các khuôn khổ đa phƣơng, trong đó
các thành viên cũng đƣợc tham gia. Cuốn sách này xem xét làm thế nào phù hợp với
thƣơng mại và đầu tƣ ASEAN trong khuôn khổ đa phƣơng quốc tế hiện hành. Thêm
vào đó trên một mặt, tác giả phân tích vai trò của tam giác tăng trƣởng tiểu khu vực
trong khuôn khổ pháp lý mới nổi, và mặt khác, các phong trào hƣớng tới hợp tác kinh
tế rộng lớn hơn trong khu vực lớn hơn, nhƣ đề nghị cho diễn đàn Kinh tế Đông Á
Caucus (EAEC) và cho hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dƣơng (APEC).
Các nhà nghiên cứu hàng đầu về Đông Nam Á của Việt Nam nhƣ GS. Trần
Khánh, GS. Vũ Dƣơng Ninh, GS. Phạm Đức Thành, GS. Nguyễn Duy Quý, TS.
Nguyễn Trần Quế, TS. Nguyễn Thu Mỹ, … đã cống hiến rất nhiều tác phẩm nghiên

9



cứu về ASEAN. Tuy vậy chủ yếu các tác giả thƣờng tập trung vào các chủ đề nhƣ:
Sự thành lập, quá trình phát triển của ASEAN; Vai trò của ASEAN trong việc hình
thành cộng đồng Đông Nam Á; Quan hệ Việt Nam - ASEAN; Cơ hội và thách thức
của Việt Nam khi giai nhập ASEAN và AFTA; Những thành tựu lớn của ASEAN
trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội; Vị thế của ASEAN
trong cộng đồng quốc tế,….
Lấy ví dụ cuốn sách Việt Nam trong ASEAN: nhìn lại và hướng tới của các
giáo sƣ Phạm Đức Thành và Trần Khánh chủ biên, xuất bản năm 2006 bao gồm 4
phần, có nội dung chính nhƣ sau: 1) Thành tựu, đóng góp, cơ hội, thách thức, triển
vọng, vai trò, ý nghĩa và dấu ấn hội nhập của Việt Nam sau 10 năm gia nhập
ASEAN; 2) Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại: Việt Nam – ASEAN
(1995 -2005); 3) Hợp tác và liên kết kinh tế: Hiện trạng và vấn đề của Đông Nam Á,
triển vọng cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động đối với Việt Nam,... 4) Hợp tác
chuyên ngành và các vấn đề văn hoá - xã hội: Nghiên cứu việc hợp tác khoa học công
nghệ Việt Nam - ASEAN trong thời gian qua; ,... Trong đó ở Phần 3 từ trang 366 –
389 có đề cập đến sự tham gia của Vệt Nam trong chƣơng trình hợp tác kinh tế tiểu
vùng sông Mê Công mở rộng (Chƣơng trình GMS) với mục tiêu dài hạn là nhằm thúc
đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các
nƣớc trong tiểu vùng, đƣa tiểu vùng Mê Công mở rộng nhanh chóng trở thành vùng
phát triển nhanh và thịnh vƣợng ở Đông Nam Á. Ở đây có đề cập một đến phát triển
du lịch, đặc biệt ở Chƣơng trình ƣu tiên số 11: Phát triển du lịch trong GMS với mục
đích là 1) Xúc tiến và tăng cƣờng hợp tác khu vực và phát triển du lịch trong các
nƣớc GMS; 2) Xúc tiến du lịch trong GMS nhằm tăng cƣờng nguồn thu ngoại tệ,
giảm đói nghèo, giảm sự xuống cấp về môi trƣờng từ các hoạt động phát triển không
bền vững và không có kế hoạch, phát triển nguồn nhân lực trong tiểu vùng.
Tuy nhiên, một đề tài tổng hợp có tính hệ thống và khoa học, đi sâu nghiên
cứu về Sự hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và một số nước ASEAN, với các
khía cạnh tập trung vào quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và một số nƣớc
ASEAN, tiềm năng hợp tác du lịch, những phƣơng hƣớng cùng những giải pháp để
ngành Du lịch Việt Nam đạt đƣợc những kết quả ngày càng khả quan hơn trong quá


10


trình hợp tác kinh tế quốc tế là chƣa đƣợc đề cập đến. Những thông tin về đề tài chỉ
tản mạn ở một số báo, tạp chí chuyên ngành hay một số website liên quan. Đây là
một thử thách nhƣng cũng là một động cơ thúc đẩy tác giả nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn khái quát một hệ thống lý luận tổng thể về cơ sở phát triển mối
quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN nói chung và một lát
cắt cụ thể về hợp tác du lịch giữa Việt Nam và một số nƣớc ASEAN nói riêng, và
đánh giá tổng quát về thực trạng hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và
ASEAN, các thuận lợi, khó khăn và triển vọng hợp tác phát triển trong tƣơng lai
giữa Việt Nam và ASEAN trong lĩnh vực du lịch. Từ đó, luận văn đề xuất các giải
pháp nhằm tranh thủ tốt nhất mối quan hệ hợp tác với các nƣớc ASEAN để khai
thác tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu về Hợp tác phát triển du lịch giữa Việt
Nam và một số nƣớc ASEAN là một đề tài khoa học mới mà từ trƣớc đến nay các
công trình nghiên cứu chƣa nhiều. Luận văn hệ thống hoá quá trình phát triển mối
quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và một số nƣớc ASEAN, đặc biệt trong lĩnh
vực du lịch; đƣa ra một góc nhìn mới với hệ thống lý luận mới về mối quan hệ hợp
tác phát triển trong lĩnh vực du lịch giữa Việt Nam và một số nƣớc ASEAN cùng
những giải pháp để ngành Du lịch Việt Nam đạt đƣợc những kết quả ngày càng khả
quan hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đây chính là một
sự đóng góp mới cho ngành khoa học quan hệ quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp cho việc
phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và một số nƣớc thành viên ASEAN trong lĩnh
vực du lịch; trở thành một tài liệu thiết thực và hữu ích cho các cơ quan quản lý cấp
Nhà nƣớc tham khảo và khai thác, xúc tiến hợp tác và quản lý về du lịch cấp quốc

gia và quốc tế, nhằm đƣa ra một định hƣớng đúng đắn và những giải pháp cụ thể
cho tất cả các đối tƣợng tham gia nhằm hƣớng đến sự phát triển mối quan hệ hợp
tác quốc tế bền vững trong lĩnh vực du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu đƣa du

11


lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, xứng đáng với
tiềm năng sẵn có của Ngành.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch.
Lĩnh vực: quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu: Hợp tác phát triển trong lĩnh vực du lịch giữa Việt
Nam và một số nƣớc ASEAN.
Không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác phát
triển du lịch giữa Việt Nam với một số nƣớc ASEAN. Đó là Xingapo, Thái Lan,
Malaixia, Lào và Campuchia, trong đó chủ yếu là Xingapo, Thái Lan và Malaixia.
Thời gian nghiên cứu: Tài liệu, số liệu thu thập từ năm 2000 cho đến nay.
6. Phƣơng pháp và tiến trình nghiên cứu
6.1. Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu chính thống
trƣớc đó về ASEAN, về hoạt động du lịch ở Việt Nam và ASEAN, về việc hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực du lịch giữa Việt Nam và một số nƣớc ASEAN. Tất cả những
thông tin này đƣợc thu thập từ năm 2007 đến hết tháng 8/2010 và là tài liệu tham
khảo qúy giá phục vụ cho việc hoàn thành Luận văn.
6.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu,
thông tin từ các nguồn thứ cấp nhằm định lƣợng chính xác và đầy đủ phục vụ cho

mục đích nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm
đƣa ra một cái nhìn tổng thể về đối tƣợng nghiên cứu.
6.3. Phƣơng pháp khác
Phƣơng pháp tham chiếu, phƣơng pháp dự báo,… cũng đƣợc sử dụng trong
quá trình hoàn thành luận văn.

12


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn bao gồm 3 chƣơng, với bố
cục nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở phát triển mối quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và
các nƣớc ASEAN.
Chƣơng 2: Thực trạng của hoạt động hợp tác phát triển du lịch giữa Việt
Nam và các nƣớc ASEAN.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và các
nƣớc ASEAN - Các giải pháp và kiến nghị

13


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC DU LỊCH
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC ASEAN
1.1. Mối quan hệ giữa Du lịch và Quan hệ quốc tế
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm Du lịch
Từ xa xƣa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay du lịch đã trở thành một

nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa – xã hội của các nƣớc. Về mặt
kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều
nƣớc công nghiệp phát triển. Du lịch đƣợc coi là một ngành công nghiệp - công
nghiệp du lịch và hiện nay ngành “công nghiệp” này chỉ đứng sau công nghiệp dầu
khí và ô tô. Đối với các nƣớc đang phát triển, du lịch đƣợc coi là cứu cánh để vực
dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia [63, tr. 5].
Theo các học giả biên soạn Bách khoa toàn thƣ Việt Nam, nội dung cơ bản về
du lịch đƣợc tách ra thành hai phần riêng biệt. Nghĩa thứ nhất của từ này là một
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục
đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn
hóa, nghệ thuật,… Theo nghĩa thứ hai, du lịch đƣợc coi là một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền
thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước;
đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch
là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
* Khái niệm Quan hệ quốc tế
Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và
các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao gồm các
quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO), và các công ty
đa quốc gia (MNC). Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến

14


những lĩnh vực khác nhau nhƣ kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học,
nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học. Ngành này liên quan đến những vấn đề
đa dạng nhƣ toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc
gia, bảo vệ sinh thái, tăng trƣởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế,
khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.(Wikipedia)

* Khái niệm Hợp tác quốc tế
Theo definitions.net thì Hợp tác quốc tế là sự tương tác của những người hoặc
những nhóm người đại diện cho những quốc gia khác nhau cùng theo đuổi một
mục đích hoặc quyền lợi chung. (The interaction of persons or groups of persons
representing various nations in the pursuit of a common goal or interest.)
* Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch
Từ khái niệm Hợp tác quốc tế ta có thể hiểu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du
lịch là sự tương tác của những người hoặc những nhóm người đại diện cho những dân
tộc khác nhau cùng theo đuổi mục đích hoặc quyền lợi chung trong lĩnh vực du lịch.
1.1.2. Sự tương tác giữa du lịch và quan hệ quốc tế
Bản chất của du lịch (du lịch quốc tế) cũng là một dạng quan hệ quốc tế vì có sự
tƣơng tác qua biên giới giữa các chủ thể đến từ những quốc gia khác nhau. Giữa hai
khái niệm này có một sự gắn bó rất chặt chẽ và có lúc chúng nằm chồng lên nhau.
1.1.2.1. Vai trò của du lịch đối với quan hệ quốc tế
Du lịch là hiện tƣợng kinh tế có uy lực lớn trên toàn cầu, là ngành kinh tế mũi
nhọn và là nguồn thu ngoại tệ của nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới.
Trong quan hệ quốc tế du lịch đóng vai trò ngày càng quan trọng. Vào năm 1980
Hội nghị của WTO ở Manila tuyên bố: “Du lịch thế giới có thể là một động lực
quan trọng cho nền hòa bình thế giới và vai trò của du lịch nhƣ một phƣơng tiện để
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và hòa bình có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng
sự tiếp xúc qua lại giữa chủ nhà và khách làm nên khả năng hiểu biết lẫn nhau giữa
các dân tộc và các nền văn hóa”.
Du lịch tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các dân tộc, các nước và khu
vực thông qua những chuyến tham quan nước ngoài.

15


Du lịch là một giao diện cho việc tiếp xúc giữa cộng đồng địa phƣơng và khách
du lịch. Vì vậy du lịch quốc tế đã và đang khiến cho nhân dân các nƣớc xích lại gần

nhau. Sự trải nghiệm của khách du lịch tới những vùng đất mới lạ, tới những quốc gia
khác nhau với nền văn hóa không giống với nền văn hóa của quốc gia mình khiến cho
sự hiểu biết của họ tăng lên [94, pp. 186]. Từ đó du lịch tăng cƣờng mối quan hệ nhân
dân với nhân dân.
Du lịch còn là một kênh để giao lưu văn hóa.
Khi du khách tới một đất nƣớc, họ không chỉ đơn thuần đi thăm các cảnh quan
du lịch hấp dẫn, thƣởng thức ẩm thực dân tộc, nghệ thuật truyền thống, mà còn
đƣợc tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống của cƣ dân địa phƣơng, điều kiện sinh hoạt,
cách thức ứng xử, … giữa họ và cƣ dân địa phƣơng sẽ nảy sinh nhu cầu giao lƣu,
trao đổi văn hóa. Những nét văn hóa bản địa đẹp đẽ sẽ đƣợc ghi nhận trong lòng du
khách. Ngƣợc lại cƣ dân địa phƣơng cũng hiểu thêm đƣợc nhiều hơn về văn hóa của
du khách và học đƣợc cách thức ứng xử sao cho phù hợp với du khách mỗi đất
nƣớc. Hoạt động văn hóa trao đổi qua lại giữa nhân dân các nƣớc tạo nên sự hiểu
biết và tôn trọng những giá trị và bản sắc của nhau. Đây chính là hoạt động ngoại
giao, thông qua văn hóa để làm ngoại giao - có nghĩa là vận dụng lợi thế của văn
hóa để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác.
Nhƣ đã đề cập ở trên, du lịch là một hình thức ngoại giao văn hóa, vì vậy du
lịch hay ngoại giao văn hóa còn đóng vai trò quảng bá hình ảnh đất nước và dân
tộc mình trong con mắt của cộng đồng quốc tế. Chủ tịch câu lạc bộ giao lƣu văn hóa
- kinh tế quốc tế Việt Nam Trịnh Ngọc Thái, nguyên Phó Trƣởng Ban Đối ngoại
TƢ Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp, cho rằng ngày nay sức mạnh của các
quốc gia không chỉ đƣợc đo bằng “quyền lực cứng” mà cả bằng “quyền lực mềm”:
“Có thể nói các quốc gia, dù phát triển hay đang phát triển, đều vận dụng ngoại giao
văn hóa nhƣ một công cụ hữu hiệu của quyền lực mềm để khẳng định hình ảnh của
đất nƣớc mình trong cộng đồng quốc tế”.
Du lịch tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia
phát triển.

16



Quan hệ kinh tế quốc tế đƣợc hiểu là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
của các quốc gia hay nói cách khác đó là tổng thể các mối quan hệ vật chất và tài
chính, các mối quan hệ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa các quốc gia. Du lịch
trong thời kỳ đầu phát triển luôn kêu gọi sự hợp tác, liên doanh để huy động vốn đầu
tƣ, trao đổi kỹ năng quản lý tiên tiến, công nghệ kỹ thuật hiện đại, đào tạo nguồn
nhân lực thích hợp,… với các công ty nƣớc ngoài và công ty liên doanh. Có thể nói
du lịch chính là nền tảng cho sự phát triển của nhiều công ty đa quốc gia. Vì vậy mà
quan hệ kinh tế quốc tế đƣợc mở rộng giữa các quốc gia. Ngoài ra, do sự đi lại giữa
các du khách của các quốc gia mà sự hiểu biết và tình cảm giữa các quốc gia trở nên
sâu sắc và đƣợc thắt chặt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác đầu tƣ, làm ăn
kinh tế với nhau. Và rất nhiều trƣờng hợp mục đích của khách đi du lịch quốc tế
chính là để tìm hiểu, khai thác mở rộng thị trƣờng, cơ hội đầu tƣ,… ở nƣớc sở tại đến
du lịch. Do đó, du lịch có vị trí rất quan trọng đối với quan hệ kinh tế quốc tế.
Du lịch quốc tế được coi là động lực xúc tác giảm tình trạng căng thẳng và
xây dựng hòa bình.
Ngài Mohammed Hosni Mubarak, Tổng thống Ai cập, (2000) tuyên bố: “Du
lịch và hòa bình luôn song hành với nhau. Du lịch nuôi dƣỡng sự hiểu biết lẫn nhau
và hòa bình, hai điều này luôn ủng hộ nhau và cho phép nhau đƣợc tiếp tục. Du lịch
cũng mở rộng các cơ hội trao đổi văn hóa bao gồm các dân tộc ở mọi nơi trên thế
giới.” Trong quan hệ quốc tế giữa Trung Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan sự đẩy
mạnh hợp tác du lịch và mở đƣờng bay thƣơng mại trực tiếp đã đƣợc sử dụng nhƣ
một công cụ ngoại giao để cải thiện quan hệ căng thẳng giữa đôi bên. Sự giao lƣu
qua lại của du khách Đài Loan và Trung Quốc khiến quan hệ Bắc Kinh - Đài Bắc
trở nên ấm dần.
Hội nghị APEC năm 2000 công nhận và coi trọng những lợi ích mà du lịch
đem lại, đặc biệt là du lịch nuôi dƣỡng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa;
quảng cáo các di sản, nghệ thuật và văn hóa bản xứ địa phƣơng; nêu bật sự cần thiết
phải bảo vệ sự toàn vẹn và kết cấu văn hóa – xã hội của các cộng đồng đón khách
địa phƣơng; và quảng bá cho nền hòa bình thế giới bằng việc phát triển hợp tác

quốc tế trong tinh thần hữu nghị, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau.

17


Nhƣ vậy, có thể khẳng định du lịch không chỉ góp phần truyền bá văn hoá và
mang lại hiệu quả kinh tế cho mỗi quốc gia mà khi du lịch phát triển đến một mức
độ đủ lớn, nó có khả năng làm thay đổi nhận thức và tạo ra một ảnh hƣởng nhất
định - có thể tạm gọi là: hình thức quyền lực “mềm” - ngoại giao nhân dân nhằm
thúc đẩy sự hiểu biết giữa các dân tộc, đặt nền móng và thúc đẩy hoạt động ngoại
giao cấp chính phủ, tăng cƣờng mức độ quan hệ quốc tế và phát triển hợp tác quốc
tế giữa các quốc gia, tạo ra đƣợc những ảnh hƣởng nhất định đối với các chính sách
kinh tế - ngoại giao - chính trị đối với các nƣớc trong khu vực và châu lục.
1.1.2.2. Ảnh hưởng của quan hệ quốc tế đối với du lịch
Ngƣợc lại, quan hệ quốc tế cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến lĩnh vực
du lịch. Có những mắt xích tồn tại giữa lƣợng khách đến du lịch, hội nhập quốc tế
và khu vực, và quan hệ đối ngoại giữa các chính phủ. Quan hệ quốc tế tạo điều kiện
phát triển du lịch. Đây là điều kiện không thể thiếu đƣợc đối với du lịch. Quan hệ
quốc tế giúp du lịch đƣợc đẩy mạnh trên nhiều phƣơng diện khác nhau:
Quan hệ quốc tế tốt đẹp tạo điều kiện cho nhân dân hai nước quan tâm đến
nhau nhiều hơn từ đó thúc đẩy du lịch phát triển.
Bởi khi quan hệ quốc tế phát triển theo hƣớng tích cực trƣớc hết có tác dụng
gây dựng mối thiện cảm và đẩy mạnh sự giao lƣu văn hóa trong nhân dân của hai
nƣớc. Văn hoá sẽ làm các dân tộc hiểu nhau hơn. Từ đó sự quan tâm, mong muốn
giao lƣu văn hóa và tìm hiểu lẫn nhau khuyến khích thúc đẩy lƣợng du khách đến
tham quan và trao đổi giữa hai nƣớc này ngày một tăng. Đơn cử lƣợng du khách
giữa các nƣớc Thái Lan, Xingapo và Malaixia qua lại lẫn nhau chiếm tỷ lệ nhiều
nhất trong số du khách quốc tế đến ba đất nƣớc trên do quan hệ giữa các nƣớc này
rất khăng khít, các dân tộc của họ có nhiều điểm tƣơng đồng và hiểu biết lẫn nhau
rất tốt. Quan hệ giữa nhân dân và dân tộc các nƣớc trở nên tốt đẹp đặt nền tảng

vững chắc cho sự phát triển tốt đẹp của quan hệ cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, quan hệ quốc tế phát triển thúc đẩy các
khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực du lịch được cải thiện.
Quan hệ quốc tế giúp tạo dựng hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng hơn
trong việc phát triển du lịch: việc ký kết các văn kiện, hiệp ƣớc hợp tác quốc tế liên

18


quan đến lĩnh vực du lịch giữa chính phủ hai nƣớc đƣợc nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Một số chính sách, thủ tục pháp lý liên quan đến khách du lịch cũng đƣợc tiến hành
thuận tiện hơn: thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng, bãi miễn visa (vì có tin tƣởng
nhau thì mới bãi miễn visa),… Thúc đẩy các cơ quan du lịch và các công ty kinh
doanh du lịch - lữ hành quốc tế đƣợc phát triển tốt hơn do hai bên chính phủ tạo
điều kiện về các chính sách, thủ tục pháp lý trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Lấy ví dụ nhƣ quan hệ giữa Xingapo và Việt Nam, do có lịch sử bang giao tốt đẹp
nên trƣớc nay Xingapo vẫn luôn là một trong những đối tác đầu tƣ rất quan trọng
của Việt Nam ở mọi lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực du lịch.
Quan hệ quốc tế cũng góp phần vào việc khách quyết định đi du lịch dài ngày
hay ngắn ngày. Điều này cũng ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch. Phần lớn các
dân tộc có một số chính sách đối với khách du lịch nƣớc ngoài không chỉ căn cứ vào
thời gian khách dự kiến lƣu lại mà cũng còn dựa vào mức độ hợp tác quốc tế tồn tại
giữa các quốc gia đó. Chính vì vậy ngành du lịch các nƣớc đều nỗ lực để có số
lƣợng du khách đến quốc gia mình nhiều hơn, rồi sau đó lại cố gắng để giữ chân du
khách ở lại lâu hơn để tăng doanh thu cho ngành.
Nhƣng ngƣợc lại, nếu quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia xấu đi sẽ ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến ngành kinh doanh du lịch. Ngoài việc giảm thu hút hợp tác đầu tƣ
và các hoạt động hợp tác khác trong lĩnh vực du lịch, chính bản thân ngành du lịch
cũng bị tổn thất nhiều. Ví dụ nhƣ do sự căng thẳng hiện nay trong quan hệ Nhật Trung một nhóm các du khách Trung Quốc đã bị những ngƣời dân Nhật Bản cánh
hữu bao vây quấy rối. Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc hôm 30/9 đã cho đăng một

tuyên bố trên website của cơ quan này, trong đó nói rằng “du khách Trung Quốc đang
ở Nhật Bản hay đang có kế hoạch đến Nhật Bản trong tƣơng lai gần nên chú ý đến sự
an toàn của mình" [42]. Họ cũng cảnh báo ngƣời dân Trung Quốc không nên đến
Nhật du lịch. Ngành du lịch của Nhật Bản đã bị ảnh hƣởng nặng nề dù Nhật Bản đã
nới lỏng các quy định cấp visa cho ngƣời Trung Quốc từ tháng 7/2010 bởi Trung
Quốc là nguồn du khách lớn thứ 3 của Nhật Bản sau Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài
Loan.

19


1.2. Khái quát về quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - ASEAN
1.2.1. Sự gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Việt Nam
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967, với 5 thành
viên sáng lập là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philipin và Thái Lan. Việc thành lập
ASEAN là đi theo đúng xu hƣớng khu vực hóa, tạo nên sự liên kết khu vực trong
bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mở rộng và chi phối mọi hoạt động trên toàn thế
giới [56, tr. 106]. Tiếp theo đó là sự kết nạp của Brunây Đaruxalam vào ASEAN.
Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) vào ngày 28/7/1995, tại Brunây Đaruxalam (nƣớc chủ trì Hội nghị Bộ
trƣởng Ngoại giao ASEAN năm 1995) ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập
khu vực và thế giới của Việt Nam cũng nhƣ trong quá trình phát triển của ASEAN. Sự
kiện này là kết quả của những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới về công tác đối ngoại
nhằm giải tỏa sự bế tắc trong quan hệ với các nƣớc trong khu vực. Đó cũng là màn khép
lại tình trạng xa cách, nghi kỵ thậm chí có lúc đối đầu giữa 2 khối nƣớc XHCN và
TBCN ở Đông Nam Á kéo dài suốt thời kỳ chiến tranh lạnh [35, tr. 123].
Trong 15 năm gắn bó và đồng hành cùng ASEAN trên chặng đƣờng phấn
đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, an ninh và hợp tác cùng phát triển, cho sự hội
nhập quốc tế, Việt Nam đã chủ động tham gia, đóng góp tích cực vì sự phát triển và
lớn mạnh của Hiệp hội, đồng thời thu đƣợc những lợi ích thiết thực để hỗ trợ cho

công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.
1.2.2. Sự đóng góp của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN
Với mong muốn cùng chung tay xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định
và thịnh vƣợng, Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN đã vƣợt qua những
khác biệt và tồn tại do lịch sử để lại, đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên tinh thần hữu
nghị và đoàn kết.
Ngay sau khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy việc kết nạp
các nƣớc Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN, qua đó góp phần hoàn tất ý
tƣởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, mở ra một
trang mới của đoàn kết, hữu nghị và hợp tác ở khu vực. Sự hình thành ASEAN-10
là một trong những mốc phát triển quan trọng của Hiệp hội, tạo nền tảng thiết yếu

20


cho ASEAN trở thành một tổ chức khu vực toàn diện, liên kết sâu rộng và có vai trò
quan trọng ở Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dƣơng ngày nay.
Việt Nam tham gia tích cực trong ASEAN trong việc tổ chức những hoạt động
quan trọng cũng nhƣ trong việc xây dựng các quyết sách lớn của ASEAN. Chỉ ba
năm sau khi trở thành thành viên ASEAN, ngay khi cơn bão khủng hoảng kinh tế
tài chính năm 1997 - 1998 còn chƣa kết thúc, Việt Nam đã để lại trong lòng bạn bè
ASEAN và quốc tế những ấn tƣợng sâu sắc với việc tổ chức thành công Hội nghị
Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, tháng 12/1998).
Kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN-6, nhất là việc thông qua Chƣơng trình
Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020, đã giúp ASEAN
duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời
điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính. Tiếp đó,
Việt Nam cũng đã đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban Thƣờng trực ASEAN
nhiệm kỳ 7/2000-7/2001, với kết quả ghi đậm dấu ấn Việt Nam là Tuyên bố Hà Nội
về Thu hẹp khoảng cách phát triển đƣợc thông qua tại Hội nghị Ngoại trƣởng

ASEAN lần thứ 34 (7/2001), thể hiện nỗ lực thúc đẩy hợp tác và tăng cƣờng liên kết
khu vực, đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững của Hiệp hội.
Việt Nam cũng có nhiều đóng góp cụ thể quan trọng trong bốn lĩnh vực hợp
tác chính của ASEAN về chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và quan hệ đối
ngoại. Đó là kết quả của sự tham gia tích cực và chủ động của các Bộ, ngành liên
quan của Việt Nam, kể cả việc đăng cai tổ chức nhiều hoạt động quan trọng của
ASEAN cũng nhƣ việc thúc đẩy các sáng kiến có giá trị.
Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ASEAN chuyển
sang giai đoạn mới, đó là hƣớng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm
2015 với 3 trụ cột Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội, và hoạt động trên
cơ sở pháp lý là Hiến chƣơng ASEAN. Vai trò tích cực và sự đóng góp quan trọng
của Việt Nam đƣợc thể hiện rõ trong quá trình hình thành ý tƣởng, hoạch định chính
sách, xây dựng và triển khai các văn kiện cơ bản của ASEAN hƣớng tới mục tiêu xây
dựng Cộng đồng nhƣ Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II năm 2003, Chƣơng trình hành
động Viêng-chăn (VAP) năm 2004, Hiến chƣơng ASEAN năm 2007, Lộ trình xây

21


dựng Cộng đồng cùng với các Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng, và
Kế hoạch công tác IAI về Thu hẹp khoảng cách phát triển năm 2009.
Năm 2010, Việt Nam lần thứ hai đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN kể từ khi
gia nhập ASEAN. Với chủ đề xuyên suốt của năm Chủ tịch ASEAN 2010
là “Hƣớng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”, Việt Nam đang nỗ
lực hết mình trong vai trò điều phối, thúc đẩy các hành động và biện pháp hợp tác
cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng và Hiến chương
ASEAN, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác toàn diện giữa
ASEAN với các bên đối tác, củng cố và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong
các tiến trình hợp tác khu vực và trong bối cảnh một cấu trúc khu vực đang định
hình. Thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 (Hà Nội, tháng 4/2010) và của

các Hội nghị cấp Bộ trƣởng mà gần đây nhất là Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao
ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị liên quan (Hà Nội, tháng 7/2010) là minh chứng
sinh động cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hành động hƣớng tới
mục tiêu Cộng đồng ASEAN.
1.2.3. Ý nghĩa và thành quả đạt được khi Việt Nam gia nhập và hợp tác trong ASEAN
Thực tiễn 15 năm qua đã khẳng định chủ trƣơng gia nhập ASEAN là quyết sách
đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa lịch sử và chiến lƣợc quan trọng trong hợp tác, hội nhập
quốc tế của Việt Nam. Tham gia hợp tác ASEAN đã và sẽ mang lại cho Việt Nam
nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực về chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và
đối ngoại, mà bao trùm là giữ vững môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nƣớc cũng nhƣ hỗ trợ cho Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế.
Điều quan trọng hàng đầu là tham gia ASEAN không chỉ đã giúp duy trì môi
trƣờng hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển ở khu
vực Đông Nam Á mà đã giúp Việt Nam thu hút đƣợc ngày càng tăng đầu tƣ và kinh
doanh từ bên ngoài hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; tiếp
nhận đƣợc thông tin, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại và nguồn
lực; nâng cao năng lực thể chế và khả năng xử lý các vấn đề xuyên quốc gia; mở rộng
và tăng cƣờng quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, qua đó góp phần nâng cao vai
trò và vị thế quốc tế của Việt Nam; đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ

22


tham gia các hoạt động đa phƣơng cũng nhƣ hội nhập khu vực và quốc tế; góp phần
tạo bƣớc chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật lệ
và thủ tục trong nƣớc cho phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập. Vì vậy Việt Nam luôn
xác định một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế
quốc tế quan trọng là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam.
Điều này càng đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch
giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN. Một môi trƣờng hữu nghị, hòa bình và ổn định

chính trị cùng khung chính sách, thủ tục pháp lý phù hợp là điều kiện tiên quyết và tối
cần thiết để tăng cƣờng và thuận tiện hóa cho việc đi du lịch trong nội khối ASEAN
cũng nhƣ du lịch từ bên ngoài ASEAN. Việc Việt Nam tham gia có trách nhiệm, tích
cực và hết mình vì sự phát triển vững mạnh của ASEAN cũng giúp nâng cao vị thế,
tăng cƣờng quảng bá hình ảnh một đất nƣớc tƣơi đẹp và con ngƣời Việt Nam thân
thiện, hiếu khách trong con mắt nhân dân quốc tế. Đồng thời điều đó khiến du khách
nội khối và quốc tế mong muốn tìm đến với Du lịch Việt Nam ngày càng nhiều hơn.
1.3. Tiềm năng phát triển hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN
Một chuyên gia cao cấp trong Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phát
biểu: « Đông Nam Á ngày nay trở nên một đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong lĩnh
vực du lịch. Đây là một khu vực vừa nóng vừa mát: nóng về tiềm năng cạnh tranh,
mát về tính cách du lịch. Đặc tính vừa hiện đại vừa cổ xưa, cái làm cho chúng ta có
thể sống lại với hàng trăm năm trước đã và đang được các nhà doanh nghiệp du lịch
ở đây khai thác triệt để như một vũ khí sắc bén trong thương trường … » [53, tr. 36]
Bên cạnh đó, trong lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam, quan hệ giữa Việt
Nam với các quốc gia Đông Nam Á luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi là
các quốc gia cận kề Việt Nam, có sự tƣơng đồng về văn hóa, lịch sử và những điều
kiện tự nhiên, kinh tế, nếu quan hệ tốt đẹp, láng giềng hữu nghị sẽ tạo thuận lợi cho
quá trình phát triển của nhau và ngƣợc lại [51, tr. 1].
Vì vậy, việc hợp tác cùng phát triển du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc
ASEAN có một tiềm năng rất lớn.

23


×