Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn (trên cứ liệu tiếng anh và tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.15 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

TRƯƠNG HOÀNG LAN

TÌM HIỂU TÍNH MẠCH LẠC CỦA ĐOẠN VĂN
(TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
: 5.04.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Thế Quế

Hà Nội – 2005


MỞ ĐẦU
1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã
hội loài người. Ngay từ khi có con người và xã hội loài người, ngôn ngữ đã
được dùng làm phương tiện giao tiếp. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm của
hành vi ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: văn bản và lời nói.
Văn bản là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ. Liên quan đến văn bản
đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về mạch
lạc. Mạch lạc văn bản ( coherence) là một vấn đề mới và không kém phần
phức tạp đã được đề cập trong công trình của Halliday&Hassan (38,


1976),Widdowson(50,1978),David Nunan(48,1994),... Ở Việt Nam, vấn đề
mạch lạc đã được Diệp Quang Ban ( 1,2003) , Nguyễn Thị Thìn (24,2003)
đặc biệt quan tâm, ngoài ra nó được đề cập với tư cách vấn đề liên quan trong
một số công trình của các nhà nghiên cứu Phan Văn Hoà (10,1998), Nguyễn
Thị Hồng Thuý (25,2004 ).
Mạch lạc gần đây được một số nhà nghiên cứu xem như là một yếu tố
quan trọng quyết định việc hình thành một văn bản, một văn bản được gọi là
mạch lạc đòi hỏi nội dung bên trong của văn bản phải thật sự thống nhất.
mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể ra thành sự thống nhất về đề tài,
sự nhất quán về chủ đề và sự chặt chẽ về lôgic.
Ở Việt Nam, tiếng Anh- một trong những ngoại ngữ chính được giảng
dạy ở phổ thông và đại học, là công cụ giao tiếp trong quá trình hội nhập quốc
tế. Tuy nhiên, việc giao tiếp chỉ thuận lợi hơn khi chúng ta ,ở một mức độ nào
đó , hoàn thiện các kỹ năng cơ bản : nghe, nói , đọc viết. Các kỹ năng này hỗ
trợ lẫn nhau để tạo ra sự hoàn thiện. Tuy vậy, trong nhà trường kỹ năng viết là
một kỹ năng quan trọng và không dễ. Khi viết một văn bản, ngoài việc chuẩn
bị ý, người viết phải chọn cách tổ chức và sắp xếp ý sao cho mạch lạc. Đối
với chúng ta, những người Việt học tiếng Anh, việc tạo mạch lạc cho văn bản
sao cho đúng và hợp lý là rất khó.
Người học ngoại ngữ mắc lỗi trong giao tiếp bằng ngoại ngữ là điều dễ
hiểu và có thể cắt nghĩa được, lỗi của người học ngoại ngữ khi hình thành


đoạn văn tiếng Anh lại xuất hiện ở tần số rất cao.Song, ở Việt Nam cho đến
nay chưa có chuyên gia thuộc lĩnh vực này và, vì thế, chưa thấy xuất hiện các
công trình đáng kể, có giá trị lý thuyết và thực tiễn giúp cho việc nghiên cứu
lỗi của người Việt Nam học ngoại ngữ nói chung hoặc một ngoại ngữ cụ thể
nói riêng.
Trong giảng dạy tiếng Anh, vấn đề lỗi mạch lạc đoạn văn và nghiên
cứu những lỗi đấy của người Việt Nam khi học tiếng Anh chưa được quan

tâm đúng mực.Một số tác giả đã quan tâm và nghiên cứu về lỗi trong văn viết
tiếng Anh của người học ở những trình độ khác nhau. Họ đã thống kê các
dạng lỗi, nêu ra được phần nào nguyên nhân mắc lỗi nhưng chưa đề xuất biện
pháp khắc phục lỗi khi viết tiếng Anh thật cụ thể, quan tâm đến vấn đề này
phải kể đến tác giả Lê Thị Hải Hà với luận văn “Phân tích lỗi và ý nghĩa của
phân tích lỗi trong việc dạy tiếng”(35,.2001) ; Lê Tuyết Ngọc với “ Phân tích
lỗi trong văn viết tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà
Nội”(45,1999), Phan Thị Nhất với “ Phân tích lỗi trong giảng dạy môn viết
tiếng Anh ở trình độ sơ cấp và tiền trung cấp của sinh viên trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội”(46,1991).
Các tác giả đã quan tâm đến lỗi trong văn viết của các đối tượng chủ
yếu là sinh viên của các trường đại học học tiếng Anh như là ngoại ngữ
không chuyên nên tần số lỗi của các sinh viên này chỉ gói gọn trong câu,
trong lỗi chính tả mà chưa có tác giả nào quan tâm đến đối tượng người học
đông đảo không kém đó là sinh viên chuyên ngữ.
Dù sao những đóng góp của các công trình nêu trên rất quý giá và đáng
được trân trọng. Kết quả của các nghiên cứu này giúp cho việc giảng dạy của
giáo viên đạt hiệu quả cao hơn đồng thời gợi mở cho tất cả những ai quan tâm
đến vấn đề lỗi và khắc phục lỗi khi sử dụng tiếng Anh một hướng nghiên cứu
đối với từng kỹ năng cụ thể, từng đối tượng cụ thể.
Tóm lại, mạch lạc, làm sao hình thành được nhiều đoạn văn có tính
mạch lạc cao và cách khắc phục lỗi của người học ngoại ngữ khi hình thành


những đoạn văn tiếng Anh thiếu tính mạch lạc còn đang là vấn đề bỏ ngõ, có
lẽ đây là mảng đề tài nghiên cứu khó nhưng chúng tôi hy vọng, những kết quả
nghiên cứu bước đầu này sẽ đóng góp ít nhiều cả về lý thuyết lẫn thực tiễn
trước hết là công tác giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam với tư cách là một
ngoại ngữ.
2. Đối tượng, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn

2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đoạn văn tiếng Anh và
tiếng Việt và các loại lỗi của sinh viên Việt Nam viết đoạn văn tiếng Anh mà
cụ thể là sinh viên chuyên ngữ năm thứ hai trường CĐSP Quảng Ngãi, thành
phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Mạch lạc gần đây được xem như là yếu tố quan trọng quyết định việc
hình thành đoạn văn, một đoạn văn không đạt được sự trọn vẹn cả về hình
thức lẫn nội dung nếu không có mạch lạc. Vì vậy, chúng tôi đặt ra cho luận
văn nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau:
Trước hết, chúng tôi tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn tiếng Anh và
tiếng Việt,vai trò quan trọng của mạch lạc trong đoạn văn.
Tiếp đến chúng tôi lý giải các nguyên nhân tạo lỗi từ những đặc điểm
của cách tổ chức đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt, từ chương trình, từ
phương pháp dạy và học tiếng, từ phía sinh viên…và đề nghị các giải pháp
khắc phục lỗi. Các giải pháp này có tính đến đặc điểm của sinh viên, môi
trường dạy và học tiếng, thái đọ đối với lỗi…giới thiệu một số bài tập nhằm
phát triển kỹ năng viết cho sinh viên.
2.3 Giới hạn của luận văn
Luận văn này giới hạn ở phạm vi đối chiếu ngôn ngữ, cụ thể là tiếng
Anh và tiếng Việt ở phạm vi đoạn văn để phát hiện những điểm tương đồng
và dị biệt khi hình thành đoạn văn.
Trong khuôn khổ bản luận văn này chúng tôi chỉ xem xét những lỗi
của sinh viên thường mắc phải khi hình thành đoạn văn tiếng Anh thiếu tính
mạch lạc: chủ yếu những lỗi liên quan đến cách tổ chức đoạn văn.Những lỗi


về phạm trù ngữ pháp( lỗi về sử dụng từ loại, sử dụng câu, lỗi do áp dung
cứng nhắc các mô hình cú pháp tiếng Anh…),lỗi về tri thức văn hoá dân tộc
do khác biệt văn hoá trong việc sử dụng từ….là những lỗi khá quan trọng

nhưng chưa được chúng tôi nghiên cứu trong luận văn này vì phạm vi, giới
hạn cho phép của luận văn.
3.Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1.Tư liệu nghiên cứu
Để thực hiện luận văn chúng tôi thu thập những đoạn văn mẫu thuộc
các loại đề tài chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế trong các sách giáo khoa,
trong các giáo trình giảng dạy thực hành môn Viết.
Số đối tượng chúng tôi khảo sát gồm 100 sinh viên năm thứ hai
chuyên ngữ của trường CĐSP Quảng Ngãi,thành phố Quảng Ngãi,tỉnh Quảng
Ngãi ( gồm 67 nữ và 33 nam nằm trong độ tuổi 22 đến 25), Đây là sinh viên
người Việt (dân tộc Kinh), sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, số sinh viên
này đang học tiếng Anh theo giáo trình Interaction.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp đối chiếu trên
cơ sở loại hình ngôn ngữ( tiếng Anh và tiếng Việt).
Chúng tôi đã tiến hành thu thập140 đoạn văn mẫu tiếng Anh và Tiếng
Việt, để từ đó phân tích, so sánh cách tổ chức đoạn văn tiếng Anh và tiếng
Việt để tạo mạch lạc.
Thống kê các loại lỗi và phân loại lỗi theo từng nhóm trong các bài
làm của sinh viên, tìm ra những loại lỗi phổ biến mà sinh viên gặp phải khi
hình thành đoạn văn thiếu tính mạch lạc.
Rút ra những kết luận cần thiết và đề ra một số giải pháp để khắc phục
lỗi.


4. Bố cục của luận văn :
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Tính mạch lạc của đoạn văn ( trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng
Việt

Chương 3: Một số lỗi phổ biến, các nguyên nhân tạo lỗi làm cho đoạn văn
thiếu tính mạch lạc và đề nghị các giải pháp khắc phục.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1

VĂN BẢN VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1 Định nghĩa văn bản
1.1.1.1.

Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đơn vị giao tiếp là câu và

xem câu là đơn vị hoàn chỉnh nhất, cao nhất của ngôn ngữ nhưng thực ra
không phải thế. Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX người ta phát hiện ra
rằng đơn vị giao tiếp là văn bản. Và chính văn bản là đơn vị cao nhất, hoàn
chỉnh nhất của ngôn ngữ.Luận điểm này được tranh luận kéo dài nhiều thập
kỉ., W.Dressler, nhà ngôn ngữ học tên tuổi ngưòi Áo nhận định : Trong thời
đại chúng ta, mọi người đều thừa nhận rằng đơn vị ngôn ngữ cao nhất và ít lệ
thuộc nhất, không phải là câu mà là văn bản (5,1970).Cũng từ đây, văn bản
mới chính thức trở thành đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học Việt Nam.
Mỗi nhà nghiên cứu thường tập trung sự chú ý vào các bình diện họ
quan tâm đồng thời đưa ra những cái nhìn riêng, mới về văn bản:
W.Koch (12,1978) “Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất
kỳ có kết thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp”
L.M.Loseva (43,1980) cũng đã có định nghĩa khái quát

“ Văn bản có


thể định nghĩa là điều thông báo hoặc viết có đăc trưng là tính hoàn chỉnh về
ý và cấu trúc và thái độ nhất định của tác giả đối với điều được thông
báo...Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu(ít khi là một
câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng, ngữ pháp.
I.R.Galperin ( 6,1987) cho rằng: “Văn bản là kết quả của quá trình tạo
lời mang tính mục đích, tính hoàn chỉnh, thường được khách quan hoá dưới
dạng tài liệu viết theo một loại hình nhất định, bao gồm các đơn vị và các kết
cấu trên câu được liên kết bằng các phương tiện liên kết”


Đáng chú ý phải kể đến định nghĩa của S.Garrod và Standford
(19,1994)
: “Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời
viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài..loại như một truyện kể, một bài
thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường...”
1.1.1.2. Từ những định nghĩa trên chúng tôi có thể đưa ra một nhận xét
chung về văn bản như sau:
Về hình thức: Văn bản thường đươc khách quan hóa dưới dạng tài liệu
viết , hoặc ngắn hoặc dài có cấu trúc đề tài.
Về cấu trúc: Văn bản thường có 3 phần chính.
- Phần mở đầu.
- Phần khai triển
- Phần kết thúc.
Về nội dung: Văn bản dù ngắn hay dài cũng trình bày một nội dung,
mỗi văn bản tập trung vào việc thể hiện một chủ đề nhất đinh. Để thể hiện
một nội dung thật mạch lạc văn bản phải có tính liên kết: liên kết nội dung và
các phương tiện hình thức của sự liên kết.
1.1.2 Đặc trưng chung của văn bản
Diệp Quang Ban (1,2003) đã đưa ra cách nhìn chung về đặc trưng văn
bản . Ông xét văn bản trong bản thân nó và trong mối quan hệ với những cái

khác có liên quan đến nó, thì văn bản có 5 đặc trưng sau:
*Yếu tố nội dung: Văn bản có đề tài (chủ đề) xác định. Đề tài của văn bản
chính là nội dung hiện thực khách quan được phản ánh trong văn bản ấy.
*Yếu tố cấu trúc: Mỗi một văn bản đều có cách tổ chức hình thức và cách tổ
chức nội dung phù hợp với phong cách chức năng và thể loại.
*Mạch lạc và liên kết: Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc.Mạch lạc là sự
thống nhất chặt chẽ về đề tài, chủ đề và logic trong văn bản đó. Mạch lạc là sự
thống nhất nội dung bên trong, là sự thống nhất và phát triển nghĩa của văn
bản.Nó được thể hiện ra nhờ những yếu tố hình thức, mang tính vật chất cho
nên liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc.


*Yếu tố chỉ lượng: Văn bản được thể hiện bằng nhiều câu phát ngôn nối tiếp
nhau và đây cũng là cơ sở hiện thực cho mạch lạc và liên kết.
1.1.3 Các kiểu tổ chức văn bản : Theo Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn
Hiệp (26,1998) có hai cách tổ chức văn bản chính sau đây:
* Trình bày các vấn đề theo các trình tự khách quan.
**Trình bày vấn đề theo các trình tự chủ quan.
*

Trình bày các vấn đề theo các trình tự khách quan bao gồm:
- Trình bày theo trình tự thời gian.
- Trình bày theo các quan hệ logic khách quan, thực tế.

**

Trình bày vấn đề theo các trình tự chủ quan bao gồm :
- Trình bày theo logic chủ quan.
- Trình bày theo tâm lý, cảm xúc.


1.2. Tính mạch lạc trong văn bản
1.2.1 Khái niệm mạch lạc trong văn bản
1.2.1.1 Mạch lạc là một hiện tượng khá mơ hồ vì thế vấn đề mạch lạc trong
văn bản đã tạo ra nhiều ý kiến, nhiều cách hiểu khác nhau.
Trước hết, chúng tôi đề cập đến một số định nghĩa tiêu biểu về mạch
lạc trong các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.
+ David Nunan (48,1994) khẳng định :“ Mạch lạc (coherence) là “ tầm
rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không
phải là một tập hợp câu và phát ngôn không có liên quan với nhau”
+ Galperin .(6,1997) cho rằng mạch lạc là một đặc trưng cho văn bản
và định nghĩa :“ Mach lạc đó là những hình thức liên kết riêng biệt, đảm bảo
thể liên tục ( về thời gian hoặc không gian), sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các
thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ thể”


+ Garrot và Standfort.(19,1994) “ Một trong những mục tiêu của người
viết có kinh nghiệm là làm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản hòa
kết lại với nhau một cách thích hợp để trở thành một thể mạch lạc hoàn chỉnh.
Đặc trưng kết hợp mang tính văn bản này gọi là mạch lạc”
Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học(1994) có khái niệm “
Mạch lạc là sự nối kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình triển
khai một cốt truyện, một truyện kể…lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện
được kết nối với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ( như trong
liên kết) ( cohesion).
+ Halliday và Hassan.(38,1976) đã xác định khái niệm mạch lạc như
sau: “ Mạch lạc được coi như phần còn lại( sau khi trừ liên kết) thuộc về ngữ
cảnh của tình huống ( context of situation) với những dấu nghĩa tiềm ẩn (
registers). Mạch lạc được coi là phần bổ sung cần thiết cho liên kết, là một
trong những điều kiên tạo thành chất văn bản”
- Trong số rất nhiều các định nghĩa về mạch lạc của các tác giả nước

ngoài chúng tôi nhận thấy đáng chú ý là định nghĩa của K. Wales ( 1994) “Để
cho một văn bản hoặc một diễn ngôn nào đó là có mạch lạc thì nó phải có
nghĩa và cũng phải có tính chất một chỉnh thể và phải được định hình tốt.
Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện hoặc những đặc trưng hàng
đầu của một văn bản : ngoài mạch lạc, một văn bản không đích thực là một
văn bản”.
Chúng ta thấy tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của mạch lạc trong
văn bản.
1.2.1.2 Mạch lạc thời gian gần đây cuốn hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn
ngữ học ở Việt Nam. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu
ở trong nước như sau:
+ Nguyễn Thị Thìn khi bàn về mạch lạc của văn bản viết ( 24,2003) đã
mạnh dạn trình bày cách hiểu của bà về văn bản viết như sau:
* Mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày và khẳng định mạch lạc của
văn bản viết là sự thống hợp của 4 phương diên sau:


- Sự thống nhất về chủ đề và đích giao tiếp của toàn văn bản.
- Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lý.
- Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của
văn bản.
- Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp ý đồ giao tiếp và thể loại
văn bản.
+ Nguyễn Hòa (9,1999) cho rằng mạch lạc là sự kết hợp của 3 yếu tố
là liên kết, cấu trúc và quan yếu. Ba yếu tố trên sẽ tạo thành mạch lạc trong
liên kết, mạch lạc trong cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu. Ông khẳng định
rằng nếu như trong một văn bản nào đó mà liên kết hình thức vắng mặt thì
tính mạch lạc của diễn ngôn sẽ giảm. Về cấu trúc, cấu trúc là yếu tố của mạch
lạc mà thiếu nó văn bản sẽ trở nên lộn xộn, không mạch lạc. Mạch lạc trong
quan yếu có 4 yếu tố phát triển nội dung chính :

- Thông tin nền.
- Thông tin nhận xét phản ứng của bên thứ ba.
- Bằng chứng chi tiết hóa.
- Kết quả hay hành động kéo theo của sự kiện chính.
+ Nguyễn Thị Hồng Thúy (25, 2004) đã đưa ra một số nhận định như
sau : “ Trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản” đã đưa
ra một số nhận định về mạch lạc như sau : Trật tự câu có vai trò to lớn đối với
việc thiết lập tính mạch lạc cho văn bản. Để văn bản có tính mạch lạc thì các
nội dung, các sự kiện có liên quan đến chủ đề phải được sắp xếp theo một trật
tự nhất định nào đó.
 Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự thời gian, không
gian sẽ tạo ra mạch lạc về thời gian, không gian.
 Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự quan hệ logic về
mặt ngữ nghĩa sẽ tạo mạch lạc theo nội dung quan yếu.
 Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo kiểu lý giải vấn đề sẽ tạo
ra mạch lạc trong quan hệ lập luận.
+ Diệp Quang Ban(1,2003) đã đưa ra những ý kiến khái quát nhất về mạch
lạc và những biểu hiên của mạch lạc:


Mạch lạc trong quan hệ nghĩa logic giữa các từ ngữ trong văn bản.
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ nghĩa giữa vật nêu ở chủ ngữ với
đặc trưng nêu ở vị ngữ.
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài( chủ đề) của các câu.
o Duy trì đề tài
o Triển khai đề tài
o Các kiểu duy trì và triển khai đề tài
 Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những
câu có quan hệ nghĩa với nhau.
 Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lý giữa các câu ( mệnh đề).

 Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu : là mối quan hệ giữa các
từ ngữ trong văn bản với vật, việc, hiện tượng bên ngoài văn bản, nó
giúp cho từ ngữ trong văn bản trở nên rõ nghĩa hoặc xác định.
 Mạch lạc biểu hiên trong khả năng dung hợp giữa các hành động lời
nói.
`

Một số nhà nghiên cứu khẳng định mạch lạc là yếu tố quyết định tạo

thành văn bản chứ không phải là liên kết.Liên kết và mạch lạc là những thuộc
tính cơ bản của văn bản.Trong một văn bản có liên kết chưa chắc đã tạo ra
mạch lạc, ngược lại, khi văn bản mạch lạc thì chắc chắn phải có liên kết.
Để tạo thành văn bản thì liên kết là điều kiện cần nhưng chưa phải là
điều kiện đủ.Vì thế, mạch lạc là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hình
thành của văn bản.
Mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể ở sự thống nhất về mặt
chủ đề,sự chặt chẽ về logic.
1.2.2 Các hình thức của mạch lạc: liên kết hình thức và liên kết nội dung
Công trình nghiên cứu về văn bản của 2 tác giả Trần Ngọc Thêm
(1985) và Diệp Quang Ban (1988) đã nhấn mạnh đặc biệt về tầm quan trọng


của 2 hình thức liên kết : liên kết hình thức và liên kết nội dung trong việc tạo
mạch lạc cho văn bản.
1.2.2.1 Liên kết hình thức : Liên kết hình thức là “hệ thống các phương thức
liên kết hình thức”.Trần Ngọc Thêm (23,2003) đã giới thiệu 9 phương thức
liên kết:
* Phương thức lặp
* Phưong thức đối
*Phương thức thế đòng nghĩa

*Phương thức liên tưởng
*Phép tuyến tính
*Phương thức thế đại từ
*Phép tĩnh lược yếu
*Phép tĩnh lựợc mạnh
*Phép nối lỏng
*Phép nối chặt.
1.2.2.2 Liên kết nội dung : Theo Trần Ngọc Thêm(23,2000) “ Liên kết nội
dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức và
liên kết hình thức chủ yếu dung để diễn đạt sự liên kết nội dung”
Liên kết nội dung sẽ được chia thành 2 loại nhỏ đó là liên kết chủ đề và
liên kết logic.
*Liên kết chủ đề : Để đảm bảo tính mạch lạc cho văn bản đòi hỏi văn bản đó
phải tập trung thảo luận một chủ đề.
*Liên kết logic: Là mặt không thể thiếu được của mạch lạc, sự chặt chẽ logic
trong một văn bản sẽ tạo thành tính mạch lạc cho văn bản đó.
Trong văn bản sự chặt chẽ logic thường được đảm bảo bằng hệ thống
các từ quan hệ, từ ngữ chuyển tiếp, sắp xếp ý hợp lý, sắp xếp trật tự từ, sắp
xếp trình tự trước sau về mặt không gian, thời gian, mức độ chuyên sâu, mức
độ quan trọng, theo quan hệ logic toàn thể-bộ phận, cái chung, cái riêng,
nguyên nhân, kết quả…..


1.3

Đoạn văn

1.3.1 Khái niệm đoạn văn:
Một số giáo trình “Tiếng Việt thực hành” đã nêu khái niệm về đoạn văn
như sau:

Nguyễn Minh Thuyết (26,1998) cho rằng: “ Đoạn văn là đơn vị cơ sở
để tổ chức văn bản,thường gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một
chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp
chung của văn bản”.
Bùi Minh Toán (27,1992) đưa ra khái niệm về hình thức đoạn văn
:“Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứmg trên câu diễn
đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và
kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.”.
Hà Thúc Hoan (11,1996) cũng đưa ra khái niệm tương tự về đoạn văn:
“Đoạn diễn đạt tương đối trọn một ý và được tạo thành bởi nhiều câu
liên kết.Trong bài văn, đoạn được nhận biết bằng chỗ thụt đầu dòng, viết hoa
và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn”
Một số giáo trình viết của các tác giả nước ngoài đã khái niệm về đoạn
văn như sau:
 Alice Oshima và Ann Hogue (41,1987) có khái niệm:
“Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức trong văn bản, trong đó một nhóm
các câu liên kết với nhau cùng phát triển một ý chính. Đoạn văn có thể ngắn
chừng một câu hoặc dài khoảng 10 câu.Số lượng câu không quan trọng, tuy
nhiên, đoạn văn phải đủ dài để phát triển ý chính rõ ràng”.(40,1987)
“ A paragraph is a basic unit of organization in writing in which a group
of related sentences develops one main idea. A paragraph can be as short
as one sentence or as long as ten sentences.The number of sentences is
unimportant, however, the paragraph should be long enough to develop
the main idea clearly”


The Process of Composition của tác giả Joy.M.Reid đã khái niệm
+

“Đoạn văn là chuỗi các câu phát triển ý chính”.( 49,1982)


“ A paragraph is a series of sentences that develop an idea”
+

“Đoạn văn là một thuật ngữ miêu tả gồm một nhóm các câu liên kết

nội dung với nhau, được đánh dấu bắt đầu bằng cách lùi đầu dòng và kết
thúc bằng dấu ngắt ở cuối”.(49,1982)
“ A paragraph is a graphical term used to name a group of sentences
marked of by indentation at the beginning and a break in the line at the
end”
Khái niệm về đoạn văn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có
một số chỗ khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất ở những điểm sau:
 Đoạn văn có cấu trúc nhất định và được nhận diện theo mô hình “ mở
đầu bằng lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
 Đoạn văn “diễn đạt một nội dung nhất định” hoặc “ diễn đạt tương đối
trọn một ý”
 Đoạn văn phải chặt chẽ về hình thức và nội dung.

1.3.2

Những yêu cầu chung của đoạn văn

1.3.2.1 Đoạn văn phải theo mô hình cấu trúc nhất định
Đoạn văn thường được định vị theo mô hình ( lùi đầu dòng và dấu
chấm xuống dòng) và gồm có 3 bộ phận chính:
 Câu chủ đề
 Các câu khai triển
 Câu kết
Chúng ta sẽ xem xét cụ thể các mô hình đoạn văn tiếng Anh và tiếng

Việt ở chương 2.


1.3.2.2 Đoạn văn phải đảm bảo tính mạch lạc
Mạch lạc trong đoạn văn ( tiếngAnh và tiếng Việt) phải được thể hiện
cụ thể ở sự thống nhất về chủ đề,sự chặt chẽ về logic.
Tiểu kết :
Văn bản là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Có
những lúc thuật ngữ văn bản dùng để chỉ sản phẩm giao tiếp ở cả dạng nói lẫn
dạng viết nhưng thường dùng để chỉ dạng viết nhiều hơn.Văn bản thường bao
gồm một tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về
hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng đến một chủ đề chung.
Một văn bản thường có 5 đặc trưng: yếu tố nội dung, yếu tố cấu trúc,
mạch lạc và liên kết, yếu tố chỉ lượng. Các yếu tốt này bổ sung cho nhau tạo
thành một văn bản hoàn chỉnh.
Mạch lạc trong văn bản là một vấn đề được các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước, những năm gần đây rất quan tâm, mạch lạc là yếu tố quan
trọng quyết định đến sự hình thành văn bản.
Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, đoạn văn có phải được
định vị theo mô hình cấu trúc nhất định (lùi đầu dòng và dấu ngắt ở cuối, gồm
có 3 phần chính. Câu chủ đề, các câu khai triển, câu kết. Mạch lạc trong đoạn
văn phải được thể hiện rõ ràng về mặt kết cấu, sự thống nhất chặt chẽ về chủ
đề và trình tự triển khai nội dung đoạn văn một cách hợp lý.

CHƯƠNG 2
TÍNH MẠCH LẠC CỦA ĐOẠN VĂN ( TRÊN CỨ LIỆU
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT) VÀ MỘT SỐ CÁC DẠNG
LỖI LÀM CHO ĐOẠN VĂN THIẾU TÍNH MẠCH LẠC
2.1


Mạch lạc là sự thể hiện rõ ràng về mặt kết cấu của đoạn văn

2.1

Khảo sát mô hình kết cấu của đoạn văn:


2.1.1 Vị trí của câu chủ đề
Qua khảo sát 70 đoạn văn mẫu tiếng Anh và 70 đoạn văn mẫu
tiếng Việt chúng tôi thấy tần số xuất hiện của câu chủ đề ở 3 vị trí:
 Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn.
 Câu chủ đề đứng giữa đoạn văn.
 Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn.
Loại hình

Sự xuất

Sự xuất

Sự xuất

Sự xuất

Tổng số

đoạn văn

hiện của

hiện của


hiện của

hiện của

đoạn văn

khảo sát

câu chủ đề câu chủ đề câu chủ đề câu chủ đề được khảo

Đoạn văn
tiếng Anh
Đoạn văn
tiếng Việt

đứng ở

đứng ở

đứng ở

đứng ở

đầu đoạn

giữa đoạn

đầu và


đầu và

văn

văn

cuối đoạn

cuối đoạn

văn

văn

sát

34(48,6%)

0(0%)

14(20%)

22(31,4%)

70

22(31,4%)

8(11,4%)


12(17,2%)

28(40%)

70

Bảng 1: Tần số xuất hiện của câu chủ đề ở những vị trí khác nhau trong
đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt( số lượng và phần trăm)
Nhận xét:
_ Tần số xuất hiện của câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn tiếng Anh cao hơn
tiếng Việt ( 48,6% đối với 31,4%).
- Câu chủ đề trong đoạn văn tiếng Anh xuất hiện ở đầu, cuối đoạn văn,
không có trường hợp nào xuất hiện ở giữa trong khi ở đoạn văn tiếng
Việt lại xuất hiện ở đầu, giữa và cuối, tần số xuất hiện ở giữa cũng khá
cao ( 11,4%).


Một số ví dụ minh họa về đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt có câu chủ đề
ở các vị trí như đã khảo sát ở trên:
 Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn:
{2:1}
Hurricanes, which are also called cyclone, exert tremendous power.
These violent storms are often a hundred miles in diameter and their winds
can reach velocities of 75 miles per hour or more.Furthermore, the strong
winds and heavy rainfall that accompany them can completely destroy a small
town in a couple of hours. The energy that is released by a hurricane in one
day exceeds the total energy consumed by human kind throughout the world
in one year.
( Alice Oshima& Ann Hogue,1995, trang 26)
{2:2}

Nhật Ký Trong Tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước
đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong cảnh lầm
than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc
của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến sông, nhớ lá cờ
nghĩa đang tung bay phấp phới và nhớ cả trong lúc mơ.
( Hoài Thanh,TVTH,1997,trang 43)
** Câu chủ đề đứng ở giữa đoạn văn
Đoạn văn tiếng Anh

: không có.

Đoạn văn tiếng Việt

:

{2:3}
Đời Kiều là một tấm gương oan khổ,một câu chuyện thê thảm về vận
mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người , một cuộc đời
như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước nhiều vấn
đề thời đại.Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương, một tiếng kêu


não nùng, đau đớn , suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng
bên tai.
( Hoài Thanh)
*** Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn:
{2:4} Albert Einstein, one of the world’s geniues, failed his university
entrance examinations on his first attempt.William Faulkner, one of
America”s noted writers, never finished college because he could not pass his
English courses, Sir Winston Churchill , who is considered one of the masters

of the English language language, had to have special tutoring in English
during elementary school. These few examples show that failure in school
does not always predict failure in life.
(Alice Oshima& Ann Hogue ,1995 trang 32)
{2:5}
Thơ “Nhật Ký Trong Tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân
gian.Lại cũng có bài trang trọng bát ngát như thơ Đường, thơ Tống. Giữ cốt
cách Á Đông mà hơi thơ vẫn rất hiện đại.Giản dị, phong phú mà vẫn có phong
cách riêng. “ Nhật Ký Trong Tù” là một tập thơ có nghệ thuật đặc sắc.
( Hoài Thanh)
**** Đoạn văn có câu chủ đề vừa đứng đầu, vừa đứng cuối đoạn văn:

{2:6}
Synonyms, words that have the same basic meaning, do not always
have the same emotional meaning.For example, the words “stingy” and
“frugal” both mean “ careful with money”. However, to call a person stingy is
an

insult,

while

the

word

frugal

has


a

much

more

positive


connotation.Similarity, a person wants to be slender but not skinny and
aggressive but not pushy.Therefore, you should be careful in choosing
words because many so-called synonyms are not really synonymous at all.
( Alice Oshima & Ann Hogue,1995, trang 28)
{2:7}
Trong xã hội truyện Kiều, đồng tiền đã trở thành một sức mạnh tác
quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng
tiền. Có tiền Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được
cha và sau này mới báo được ơn cho người này người nọ. Đó là những khi
đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về
mặt tác hại. Cả xã hội chạy theo tiền.
( Hoài Thanh)
Nhận xét chung:
Câu chủ đề trong đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt thường đứng ở đầu
đoạn văn nhưng nó cũng lại có thể đứng ở cuối đoạn văn.
Ở một số trường hợp đoạn văn vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn mà cũng
lại có câu đề ở cuối đoạn như ở các ví dụ {2:6}, {2:7} , trong các tài liệu
luyện viết tiếng Anh , các tác giả gọi câu đề trong đoạn văn như thế này là “
sandwich-style” loại câu “ chủ đề kẹp”.



Câu chủ đề

Câu chủ đề

Loại hình câu đề như trên bao giờ câu đề đầu của đoạn của đoạn nêu
lên nhận xét chung và câu cuối đoạn nâng lên thành một kết luận.
Theo bảng khảo sát ( 2.1) câu chủ đề đứng ở giữa đoạn văn tiếng Viêt
chiếm tỷ lệ 11,4% trong khi đó đối với đoạn văn tiếng Anh thì hầu như không
có. Câu đề ở vị trí giữa có tác dụng triển khai đoạn văn.
2.1.2 Vị trí các câu khai triển:
Câu chủ đề là câu quan trọng nhất của đoạn văn nhưng yếu tố cũng
không kém phần quan trọng giúp phát triển hỗ trợ cho câu chủ đề đấy chính
là câu khai triển ( supporting sentences). Các câu khai triển là những câu làm
nhiệm vụ triển khai chi tiết, cụ thể và đầy đủ những nội dung đã được nói đến
một cách khái quát. Để đáp ứng thông tin một cách trọn ven các câu khai
triển thường phong phú về nội dung đa dạng về hình thức.
Vị trí của các câu khai triển trong đoạn văn phụ thuộc vào vị trí của câu
chủ đề. Vì thế, các câu khai triển có các vị trí sau :
 Nếu câu chủ đề đứng ở vị trí đầu đoạn văn thì các câu khai triển sẽ
được liên tiếp đặt ngay sau câu chủ đề :


Câu chủ đề (Topic sentence)

Câu khai triển (supporting sentence)…

Câu kết (concluding sentence)

{2:8}
It is hard for foreign students wives to be able to make many American

friends since most of their husbands go to school full time while they have to
stay at home taking care of the children and the house. This situation makes it
almost impossible for them to go out often and meet people. Furthermore,
most of the foreign wives do not speak English at all when they first come
here and this keeps them from having a conversation with an English speaker.
Finally, foreign students usually live in student housing, and generally the
American wife will be working. Consequently, the American couple does not
have time to socialize and the foreign student wives have very few American
friends.
(Joy M.Reid,The Process of Composition,1982, trang 23)
{2:9}
Tình bạn là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người. Những
lúc chúng ta phải sống trong cảnh vắng vẻ, cô đơn, chúng ta cảm thấy cần có
những người bạn thân để trao đổi, giải bày tâm sự. Một người bạn tốt có thể
giúp đỡ ta, an ủi ta, khuyến khích ta. Vì thế, ta cần đến bạn và ta cũng cần cho
bạn nữa.
( Trần Thanh Đạm)


** Câu chủ đề đứng ở giữa đoạn văn (đối với đoạn văn tiếng Việt) nên các
câu khai triển sẽ được bố trí xung quanh câu chủ đề.
{2.10}
Nhìn chung, khi người chiến sĩ trong thơ Tố Hữu, cất bước lên đường
đấu tranh cho lý tưởng cách mạng cho sự nghiệp giải phóng cũng là khi con
người nhà thơ trong Tố Hữu cất tiếng thơ để phục vụ Cách Mạng. Từ Ấy, con
người chiến sĩ và con người thi sĩ trong Tố Hữu tuy hai mà một, thống nhất
biện chứng với nhau. Con người chiến sĩ đã chắp cánh cho con người thi sĩ và
con người thi sĩ đã làm cho con người chiến sĩ có thêm một vũ khí đấu tranh
trên con đường hoạt động cách mạng của mình.
“ Giới thiệu thơ Tố Hữu-Giáo Dục – 1994)

*** Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn vì thế các câu triển khai sẽ đứng ở trước
câu chủ đề, đoạn văn như thế này thì câu chủ đề sẽ làm luôn nhiệm vụ câu
kết.

Câu khai triển (supporting sentence)…
Câu chủ đề (Topic sentence)=Câu kết

{2:11}
Last year, at this time I was thinking along the lines of travelling and
living in carefree life. I did all the travelling I needed to do last year. But the
carefree living does not really exist anywhere . This year, I am in school
where I think the only carefree living is possible. Also my traveling days are
over and I am really glad, mainly because traveling or carefree living is not


the answer. I learned that the future is the answer and that an education is
necessary to achieve what I started last year. My attitude from last year to
this year has changed enormously.
(Joy M. Reid, 49,1982)
{2:12}
Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện anh Tăng. Địch
tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ ngày này đến ngày khác năm này đến năm
khác,” giọt nước nhỏ lâu đá cũng mòn”. Cho nên, không khỏi có một số đồng
bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang.
( Bùi Minh Toán,27,1992)
**** Câu chủ đề vừa đứng ở đầu đoạn văn và cuối đoạn văn nên câu khai
triển sẽ đứng ở giữa:

Câu chủ đề (Topic sentence)


Câu khai triển (supporting sentence)…

Câu chủ đề (Topic sentence)

{2:13}
Gold, a precious metal is prized for two important characteristics. First
of all, gold has a lustrous beauty that is resistant to corrosion. Therefore, it is
suitable for jewelry, coins and ornamental purposes. Gold never needs to be
polished and will remained beautiful forever. For example, a Macedonlan
coins remains as untarnished today as the day it was minted twenty-three


centuries ago. Another important characteristics of gold is it usefulness to
industry and science.Gold is treasured not only for it beauty but also for its
utility.
(Alice Oshima&Ann Hogue,1995, trang 32)
{2:14}
Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói
tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh
sáng của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam chúng ta
cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng
nói của quần chúng nhân dân ta trong ca dao và dân ca, là văn của các nhà
văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh
của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng )
2.1.3 Vị trí câu kết ( concluding sentence)
Câu kết rất hữu ích cho người đọc vì nó thực hiện nhiệm vụ báo hiệu sự
kết thúc của đoạn văn, tóm tắt lại toàn bộ những luận điểm quan trọng nhất
vừa được nêu lên trong đoạn văn và tạo ra cho người đọc suy nghĩ tiếp theo
về các luận điểm chính được nêu lên trong đoạn văn. Câu kết luôn luôn đứng

ở vị trí cuối đoạn văn sau câu chủ đề và các câu khai triển.
Câu chủ đề (Topic sentence)

Câu khai triển (supporting sentence)…

Câu kết (conluding sentence)

{2:15}


×