Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tìm hiểu tính thời vụ của du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng, thực trạng & Một số kiến nghị giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.56 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Hội
đồng lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành
kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông
nghiệp. Đối với một số quốc gia du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng
nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác du lịch là một trong những
ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chong trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Và ở nước ta du lịch ngày càng
khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế đất nước.
Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh ở đây chủ yếu là
phục vụ chứ không phải là sản xuất. Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau
mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời vụ đó đã gây những tác động
nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch
luôn là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực
này.
1
Đối với riêng em, được sinh ra trên mảnh đất thành phố Hoa Phượng Đỏ,
nơi mà du lịch có thể nói là khá phát triển. Tuy nhiên trước thực trạng của du
lịch Hải Phòng hiện nay, bên cạnh những nét khởi sắc thì vẫn còn những tồn tại
và khó khăn, điều quan trong ở đây là mình nhận thức nó ra sao và tìm cách
khắc phục nó để hướng tới đích cuối cùng là phát triển du lịch thành phố Hải
Phòng nói riêng, ngành du lịch cả nước nói chung. Em lớn lên trên mảnh đất thị
xã Đồ Sơn, đó là một khu du lịch biển, được thiên nhiên ban tặng cho một tiềm
năng du lịch đa dạng phong phú và đầy hấp dẫn. Đồ Sơn và Cát Bà là hai trọng
điểm du lịch của thành phố Hải Phòng. Thật đáng tiếc khi mà phải chứng kiến
một nghịch cảnh mà bao nhiêu năm qua vẫn diễn ra: mùa hè thì rất đông khách
du lịch, nhưng mùa đông lại vô cùng vắng vẻ. Vậy thì nguyên nhân tại sao? Đó
là điều đáng buồn mà em vẫn thường băn khoăn. Nhưng khi được học môn Kinh
Tế Du Lịch, em đã có thể tự mình trả lời câu hỏi đó, lí do rất đơn giản: chính tại
ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch biển. Vì vậy em dã chọn đề tài: “Tìm


hiểu tính thời vụ của du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng, thực trạng và một số
kiến nghị giải pháp”.
Do hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết nên có thể trong đề án này em
sẽ có những thiếu sót, em hy vọng thầy cô sẽ có những ý kiến đóng góp để đề án
của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
● Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu về tính thời vụ trong du lịch biển sẽ giúp
em hiểu rõ hơn về bản chất của tính thời vụ, các nhân tố tác động tới thời vụ du
lịch đối với loại hình du lịch nghỉ biển của Hải Phòng, cả những tác động bất lợi
của tính thời vụ, và thực trạng kinh doanh du lịch biển tại đây. Qua đó em có
một số kiến nghị và giải pháp để hạn chế những bất lợi đó, hi vọng sẽ góp một
phần vào sự phát triển của du lịch Hải Phòng nói riêng và du lịch cả nước nói
chung.
● Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: tác động của thời vụ đến phát
triển du lịch biển ở Hải Phòng từ năm 2000 đến nay.
2
● Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, so sánh các thông tin
thu thập được từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp.


NỘI DUNG
Phần 1 : Thời vụ du lịch và những nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ trong du
lịch nghỉ biển .
I. Thời vụ du lịch .
1. Khái niệm “Tính thời vụ trong du lịch”, “Thời vụ du lịch”.
Từ sau đại chiến thế giới thứ hai cho đến cuối những năm 60 của thế kỉ
trước, việc nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch tập trung chủ yếu vào nguồn
gốc, bản chất, đặc điểm của thời vụ du lịch và nhũng nhân tố quyết định độ dài
của thời vụ du lịch. Lẽ đương nhiên do đối tượng nghiên cứu đã được xác định
như vậy, khi đó các tổ chức nghiên cứu du lịch tự đặt cho mình nhiệm vụ làm
giảm bớt nhũng tác động có hại của một vài nhân tố và tăng cường các biện

pháp hạn chế nhũng dao động thời vụ trong hoạt dộng kinh doanh của các trung
tâm du lịch .
Thời gian gần đây tuy vẫn quan tâm đến khía cạnh lý thuyết của vấn đề
này, song các tổ chức quốc gia và quốc tế về du lịch tập trung nhiều hơn vào
việc soạn thảo, thực nghiệm và ứng dụng những kế hoạch tổng hợp nhằm hạn
chế những tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch, kéo dài đáng kể thời
vụ trong du lịch.
Cho đến nay, nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịch như
sau:
♦ Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với cung và cầu của
dịch vụ và hàng hoá du lịch. Nó xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định.
3
♦ Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh mà tại
đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.
Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng: Việc xác định thời vụ của từng loại hình
du lịch -du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh và du lịch hội thảo… được thực
hiện dễ hơn, bởi các dao động ở mỗi một loại hình du lịch thường chỉ diễn ra
một lần trong năm. Trên thực tế, tính thời vụ du lịch của một trung tâm, một đất
nước nào đó là tập hợp và sự tác động tương hỗ giữa các dao động theo mùa của
cung và cầu của các loại hình du lịch được kinh doanh tại đó.
Thời gian của mùa du lịch chính là đại lượng thay đổi chứ không phải là bất
biến. Nó phụ thuộc vào tính chất và xu hướng phát triển của hoạt động du lịch.
Ví dụ: ở Vịnh Hạ Long những năm trước đây người ta đi du lịch Hạ Long chủ
yếu là tắm biển vào mùa hè, nhưng hiện nay không chỉ tắm biển mùa hè mà
người ta đến Hạ Long quanh năm để du thuyền trên vịnh, tham quan hang
động…
2.Các đặc điểm của thời vụ du lịch.
Như đã nêu trên, thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là cố
định, mà chúng biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố. Dưới sự tác động của
nhân tố khác nhau thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm riêng. Những đặc điểm

quan trọng nhất là:
2.1.Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các
vùng có hoạt động du lịch .
Về mặt lý thuyết nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và
đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng các năm (luôn giữ
được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không
tồn tại. Tuy nhiên khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác
động lên hoạt động kinh doanh du lịch, làm cho hoạt động đó khó có thể đảm
bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ
trong du lịch.
2.2. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du
lịch, tuy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển.
Các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn Vũng Tàu của Việt Nam chỉ kinh doanh
và phát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ là vào mùa
hè. Nhưng nếu như tại đây có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển
mạnh hai thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng,
chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có hai mùa du lịch.
2.3. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau
đối với các thể loại du lịch khác nhau .
Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông) có
mùa ngắn hơn và cường độ hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều
hơn). Còn du lịch chũa bệnh thưòng có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính
yếu hơn.
Tại bãi biển Đồ Sơn vào tháng 6,7,8 là thời gian tắm biển đẹp nhất, nhiều
người đi tắm nhất (vì cũng vào kỳ nghỉ hè ). Vào thời gian đó số khách đông
4
nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa chính. Vào tháng 4,5,9,10
nước biển cũng tương đối ấm có thể tắm biển được, vì vậy vẫn có khách du lịch
đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc nghỉ trước mùa và sau mùa. Còn lại các tháng 11
đến tháng 3 là những tháng ngoài mùa được gọi là mùa chết.

2.4. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào
mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch,
điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch.
Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du
lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch
phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo
dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, vùng, cơ sở
du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh thường có mùa du
lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn.
2.5. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của
khách đến vùng du lịch.
Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên thường có mùa ngắn hơn
và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung
niên . Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo đoàn,
hội và vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn.
2.6. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ
sở lưu trú chính.
Ở đâu có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn, hotel, nhà nghỉ,
khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu hơn
so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping. Ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn
và cường độ thường mạnh hơn.
► Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam:
♦ Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển
kinh doanh du lịch quanh năm .
♦ Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch Việt Nam có động cơ
và mục đích rất khác nhau:
Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng, lễ hộ,
tham quan hoặc họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp
kinh doanh sau đó với mục đích tham quan ,tìm hiểu và họ đến Việt Nam chủ

yếu từ tháng 10 đến tháng 3 .
♦ Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời
vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác.
Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác và cấu
trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch. Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong
giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi
các giá trị lịch sử(các di tích lịch sử), các giá trị văn hoá (các phong tục tập quán
cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch
5
vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tập trung chính vào khoảng thời gian từ
tháng 10 đến tháng 3 trong năm.
II. Các nhân tố tác động tới thời vụ du lịch nghỉ biển:
Tính thời vụ trong du lịch tồn bản tại bởi tác động của nhiều nhân tố đa
dạng (về chất và hướng ảnh hưởng). Đó là các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế
xã hội, nhân tố tổ chức kỹ thuật, nhân tố tâm lý v.v…Một số các nhân tố tác
động chủ yếu lên cung du lịch, một số khác tác động chủ yếu lên cầu du lịch. Có
nhân tố lại tác động lên cả cung và cầu du lịch và thông qua đó gây lên tính
thời vụ trong kinh doanh du lịch .
1. Nhân tố mang tính tự nhiên:
Trong các nhân tố mang tính tự nhiên, khí hậu là nhân tố chủ yếu quyết
định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Thông thường khí hâụ tác động
lên cả cung và cầu trong du lịch. Tuy nhiên ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức
độ tác động có khác nhau.
Hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu là khác nhau
đối với các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau. Cụ thể:
► Đối với các thể loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi: khí
hậu hoặc tài nguyên du lịch ảnh hưởng lên cầu du lịch. Mức độ ảnh hưởng đối
với các thể loại du lịch như du lịch nghỉ biển, nghỉ núi mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố khí hậu là rất lớn .
Đối với du lịch nghỉ biển các thành phần của khí hậu như cường độ ánh

sáng, độ ẩm, độ mạnh và hướng của gió, nhiệt độ, cộng với một số đặc điểm
khác của biển và bờ biển tài nguyên tự nhiên du lịch như: Độ sâu của bờ biển,
kích thước của bãi tắm v.v… quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm
và phơi của khách từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch. Tuy
nhiên giới hạn đó có thể mở rộng ra hoặc thu hẹp lại tuỳ thuộc vào đòi hỏi của
khách du lịch và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyên du lịch.
Ví dụ: Đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 15-16 độ C là
phù hợp để tắm hoăc mùa du lịch có thể kéo dài hơn.
Đối với các đối tượng khách du lịch khác thì nhiệt độ nước biển phải
từ 20-25 độ C (hoặc cao hơn nữa) mới là phù hợp nên mùa du lịch bị co ngắn
lại.
► Đối với các thể loại du lịch khác (du lịch chữa bệnh, du lịch văn hoá, du
lịch công vụ v.v…):
Khí hậu không ảnh hưởng trực tiếp lên tài nguyên du lịch. Khí hậu lại có
ảnh hưởng trực tiếp lên cầu du lịch (măc dù ảnh hưởng có điều kiện khí hậu
không khắt khe như đối với du lịch nghỉ biển). Khách du lịch của các thể loại du
lịch này thường chọn khi thời tiết thuận lợi (vào mùa xuân, mùa thu hay mùa
khô) để thực hiện các cuộc hành trình du lịch. Do đó, biểu hiện cường độ khách
tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm.
Hoặc nhân tố khí hậu đóng vai trò chính, hạn chế sự cân bằng của các cuộc
hành trình du lịch và việc sử dung các tài nguyên du lịch theo thời gian.
2. Nhân tố mang tính kinh tế- xã hội.
6
● Ở những quốc gia có thời gian nghỉ phép của năm ngắn thì người dân
thường chỉ có thể đi du lịch một lần trong năm. Khi đó họ sẽ có xu hướng chọn
thời gian chính vụ để nghỉ. Do vậy sự tập trung của cầu du lịch sẽ thường cao
vào thời vụ du lịch chính. Tuy nhiên theo xu hướng ngày nay thì số ngày nghỉ
phép năm của người dân tại nhiều nước trên thế giới naỳ càng tăng lên. Do đó
con người có thể đi du lịch nhiều lần hơn trong năm và từ đó thì tỉ trọng tương
đối của nhu cầu du lịch tập trung vào thời vụ chính sẽ giảm trong tổng số nhu

cầu cả năm. Như vậy, sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần làm giảm cường
độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ du lịch truyền thống.
● Phong tục tập quán là những nhân tố tác động trực tiếp lên cầu du lịch và
tạo nên sự tập trung của cầu du lịch vào những thời vụ nhất định. Nhiều khi
phong tục đã tạo nên thói quen cho con người(đi du lịch biển phải vào mùa hè).
Ở Việt Nam tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh
mẽ và rõ ràng. Theo phong tục thì những tháng đầu năm là những tháng hội hè
lễ bái. Vào khoảng tháng 2, 3 âm lịch là hội của hầu hết các đình chùa, các đền
và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt mưa dầm: Chùa Hương, Chùa
Thầy, Đền Hùng, Hội Lim….
● Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào
sẽ gây ảnh hưởng đến thời vụ du lịch của điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân
tố tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có
điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một
điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với chữa
bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch văn hoá.
3. Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuật:
Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch.
Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nhân tố ảnh
hưởng đến độ dài của thời vụ du lịch.
Ví dụ: Cơ sở lưu trú chính thì thường có thời gian kinh doanh dài hơn cơ sở
lưu trú phụ (Hotel ở biển có thời gian kinh doanh dài hơn Camping hay
Bungalow). Khách sạn có hội trường lớn, có bể bơi kín, có các trung tâm chữa
bệnh, nơi vui chơi giải trí có thời vụ kinh doanh dài hơn.
4. Các nhân tố khác:
* Nhân tố mang tính tâm lý (nhân tố về mốt và sự bắt chước).
Một số người muốn đi nghỉ mát ở một vùng, một đất nước du lịch nào đó
mà họ không hề biết đến các điều kiện cụ thể về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi,
giải trí. Khi đó họ chọn thời gian đi nghỉ theo các du lịch có kinh nghiêm hoặc
những nhân vật nổi tiếng.

Khi những trường hợp nêu trên là khá phổ biến thì có thể sẽ tạo sự căng
thẳng nhân tạo của thời vụ tại một điẻm thời gian nào đó.
Tuy nhiên nhân tố chủ yếu ảnh hưởng lên cường độ biểu hiện của thời vụ
du lịch, ít ảnh hưởng lên độ dài của thời vụ. Mức độ ảnh hưởng là ít và bất biến.
* Các nhân tố đặc biệt:
7
Một số khách sạn phục vụ chính là đối tượng khách công vụ thì thời vụ của
các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh
nghiệp.
Phần 2: Phân tích tác động của thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh
du lịch nghỉ biển tại Hải Phòng.
I. Tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển của Hải Phòng.
1. Điều kiện về tài nguyên du lịch.
Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội phát
triển cao song nếu không có được các tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát
triển được du lịch. Tiềm năng về kinh tế là vô hạn song tiềm năng về tài nguyên
du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên -những cái mà thiên
nhiên chỉ ban cho một số vùng và một số nước nhất định. Riêng thành phố Hải
Phòng được thiên nhiên vô cùng ưu đãi, ban tặng cho 1 tiềm năng lớn về con
người, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, có rừng có biển, có nền văn hoá đặc
trưng của vùng ven biển bắc Bộ để phát triển du lịch. Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên thuận lợi, Hải Phòng được biết đến với vị thế của một thành phố Cảng,
một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch của cả nước, có nhiều điểm
du lịch nổi tiếng được phân bố trên toàn thành phố với đa dạng các loại hình như
rừng, biển, đảo, di tích văn hoá và nhiều thắng cảnh danh lam thu hút khách
trong nước và quốc tế. Bất cứ du khách nào đến Hải Phòng cũng nghĩ ngay tới
các địa danh du lịch biển nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà.
1.1. Thắng cảnh Đồ Sơn.
Có 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tưởng, từ lâu Đồ Sơn đã là
một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Bán đảo Đồ Sơn nằm

trên miền cổ lục địa, chạy dài 22,5km ven biển từ cửa sông Cấm đến cửa sông
Văn Úc. Với những cảnh sắc tuyệt đẹp về phong cảnh sơn thuỷ tình hữu. Có thể
nói, Đồ Sơn đẹp tựa Đà Lạt mộng mơ để du khách thả hồn tận hưởng những kiệt
tác mà thiên nhiên ban tặng. Đến với khu du lịch Đồ Sơn, du khách sẽ được
đắm mình trong làn nước biển, nghỉ ngơi để thưởng ngoại cảnh đẹp của một
miền biển nổi danh mang đậm nét truyền thống, lung linh màu của huyền thoại...
Du khách các nơi về Đồ Sơn, ít người biết, cách bãi tắm phía Đông Nam bán
đảo Đồ Sơn chừng 800m có đảo Dáu hoang sơ đến lạ kỳ. Người xưa hình tượng
hoá Đồ Sơn như đầu rồng đang hướng về phía viên ngọc (đảo Dáu), đuôi quẫy
ra khơi xa thành Bạch Long Vĩ. Hiếm có hòn đảo nào gần đất liền lại được nhiều
ưu ái của cả thiên nhiên và truyền thuyết như đảo Dáu. Chỉ sau khoảng 20 phút
cưỡi sóng từ bến Nghiêng, du khách đã lạc vào chốn hoang sơ, tận mắt ngắm
nhìn tháp đèn biển, công trình hơn trăm tuổi giữa gió biển phóng khoáng. Cây
đèn biển hơn trăm tuổi đặt trên đỉnh cao 128 m, được xây dựng từ năm 1892,
cao như một tháp pháo đài cổ, chiếu xa tới 40 km. Biết bao lượt du khách đã
bước theo những bậc cầu thang gỗ bóng loáng để lên đỉnh ngọn đèn, hưởng cảm
giác lâng lâng, hào sảng khi đứng trên độ cao hàng chục mét đón gió căng tràn
sức sống. Con đường lên đảo không quá dốc và cũng chỉ dài vừa đủ để du khách
8
cảm thấy như tập thể dục. Thích nhất có lẽ là được đi dưới ‘mái nhà’ lợp bằng
tán cổ thụ và dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buông rủ như tơ liễu và cơ
man gốc cổ thụ to vài người ôm. Tuy ở ngay nơi tàu bè qua lại tấp nập, nhưng
cảnh quan rừng vẫn được giữ nguyên trạng. Tương truyền Nam Hải Thần vương
rất thiêng, không ai dám lấy đi ở đảo bất cứ thứ gì, kể cả từ một cành củi.
Chuyện kể rằng thời nhà Trần, sau trận thủy chiến với giặc Nguyên trên sông
Bạch Đằng, bà con trên đảo thấy xác một tướng quân dạt vào. Biết là tướng nhà
Trần tử trận, bà con bèn lập đền thờ và gọi ngài là Nam Hải thần vương. Hằng
năm, vào các ngày 8, 9 và 10 - 2 (âm lịch) diễn ra lễ hội đảo Dáu của ngư dân
Đồ Sơn tại đền thờ ngài để cầu may.
1.2. Đảo ngọc Cát Bà.

♦ Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể danh thắng
vịnh Hạ Long. Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải cách thành phố Hải Phòng 30
hải lý. Phần đảo nổi Cát Bà có diện tích khoảng 200km2 gồm 2 dạng cấu trúc cơ
bản là hệ thống đảo và bãi chiều. Hệ thống đảo gồm 366 đảo lớn nhỏ, nằm rải
rác trên vùng biển giáp vịnh Hạ Long nổi tiếng ở phía Đông Nam. Cát Bà là hệ
thống đảo đá vôi, núi đá vôi có độ cao trung bình từ 50m đến 200m.
♦ Quần đảo Cát Bà với hơn 172 bãi cát nhỏ nằm rải rác trên các đảo, trong
đó có rất nhiều bãi có thể dùng làm bãi tắm như: Cát Cò I, Cát Cò II, Cát Dứa,
Cát Quyển … Những bãi cát này ẩn mình dười chân các đảo nhỏ có nhiều hệ
sinh thái tự nhiên, ít sóng gió. Bãi tắm ở đây đẹp, nhiều hòn đảo chưa đặt tên,
thuận lợi cho việc du lịch mạo hiểm, khám phá… Thiên nhiên ở đây hoang sơ,
rừng, biển, sông, suối, núi, đồi, thung lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn kết
với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà rộng 15.200ha
có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570ha với hệ thống động thực vật vô
cùng phong phú va quý hiếm đặc trưng là loài Voọc đầu trắng và cây Kim Giao.
♦ Hiện Cát Bà có 620 loài thực vật thuộc 438 chi, 123 họ, trong đó có 357
loài có thể làm thuốc chữa bệnh, có 350 loài đã được ghi trong sách đỏ của Việt
Nam cần được bảo vệ. Rừng Cát Bà có nhiều loài cây lấy gỗ như trai lý, mấn
mái, chò dãi, lát hoa, gội nếp, lim giao… Về động vật, các kết quả điều tra thống
kê được 28 loài thú, 59 loài chim, 20 loài bò sát, có 10 loài thú và 6 loài chim
quý hiếm cần được bảo vệ như: voọc đầu trắng, mèo rừng, nhím, khỉ vàng, khỉ
đuôi lợn, nai, khỉ mặt đỏ, sơn dương, cầy giông, chim cu gáy, hoẵng, chim đa
đa, chim cu xanh, chim ngói, vịt trời, sâm cầm.
♦ Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, Cát Bà đang được coi là
một trong những trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia rất hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước. Đi từ thành phố ra đảo bằng tàu thuỷ cao tốc khoảng hơn
một giờ đồng hồ, đi bằng đường bộ khoảng 60km qua 2 phà, bạn sẽ dễ dàng tiếp
cận đảo Ngọc. Giữa sóng nước mênh mông của biển khơi, ta bỗng gặp một khu
rừng nhiệt đới. Rừng ở đây có diện tích hơn 17.300ha, trong đó có 570ha là rừng
nguyên sinh. Dưới tán rừng già có hàng trăm cây thuốc quí, đặc biệt có cây

thuốc bổ tim một củ, một lá. Cát Bà có hệ thực vật và động vật điển hình quí
hiếm của rừng trên núi đá vôi, có nhiều hang động kỳ thú và bãi tắm thiên nhiên
9
cát trắng, nước trong tới đáy. Trong rừng già còn loại kỳ đà Komodo cổ đại, sơn
dương nặng trên 100kg. Vùng biển Cát Bà có nhiều bãi tôm, bãi câu cá hồng, cá
nục, cá tráp; có áng thảm nuôi đồi mồi. Dưới các rạn đá ngầm chân đảo có bào
ngư, trai ngọc và tôm rồng. Ở bãi hạ triều có tu hài (họ nhuyễn thể) được coi là
‘gà biển’, thịt chắc và ngọt hơn cả bào ngư. Món tu hài nướng vắt chanh trở
thành món đặc sản không thể thiếu ở các quán nhậu ven bờ biển.
♦ Huyện Cát Hải hiện có khoảng 5992ha rừng ngập mặn và bãi triều ven
biển, đây là nơi cư trú của các loài động thực vật và là nơi lưu giữ các nguồn gen
phong phú, là nơi cung cấp dinh dưỡng và nguồn giống để duy trì bền vững cho
nghề cá ven bờ. Ngoài ra, rừng ngập mặn tại Cát Bà còn là vùng đệm bảo vệ
vững chắc bờ biển. Những khu rừng ngập mặn trên 5 năm tuổi hoặc có độ cao
thân cây khoảng từ 4m trở lên là nơi lý tưởng cho việc khai thác, phát triển du
lịch sinh thái.
♦ Cát Bà có hệ sinh vật dưới đáy biển vô cùng phong phú, bao gồm 135 loài
thực vật, 51 loài động vật, hệ sinh thái san hô, 27 loài cá làm cảnh cộng sinh,
300 loài cá tại ngư trường 500 loài thân mềm và giáp xác.
Các rạn san hô và cá cảnh cộng sinh tập trung ở phía Đông áng Thảm, Cát
Dừa, Tùng Giỏ, Hòn Mây, Vạn Bội, vụng Cọc Chèo, vụng Vua. Ở đây cũng tập
trung nhiều vich, đồi mồi, ốc cảnh, cá cảnh có khả năng phát triển các loại hình
du lịch lặn biển, câu cá, săn bắn dưới biển…
♦ Cùng với những đảo nhỏ, Cát Bà có hàng trăm vụng biển tạo cho khách
du lịch có cảm giác đang đi trên công viên biển. Ở Cát Bà còn có những điểm vô
cùng lý thú cho du lịch nghiên cứu khoa học, bởi hệ sinh thái tự nhiên ở các hồ
nước mặn mà dân địa phương thường gọi là “áng”, đó là những cái hồ hình phễu
hoặc hố sụt can có hang ăn thông với biển. Những áng đẹp ở Cát Bà có: áng
Vẹm, hồ Hang Do, hồ Gương… đặc biệt có áng Thảm nằm trên một hòn đảo
nhỏ cách bến tàu Cát Bà khoảng 1km về phía Đông Nam, nơi lý tưởng cho việc

nuôi động vật biển như trai, đồi mồi, cá cảnh.
Đảo Cát Bà một tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cát
Bà xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ ba của Việt Nam.
2.Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch.
2.1. Các điêù kiện về kỹ thuật.
● Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu
của du khách phụ thuộc 1 phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nó đóng
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, bao
gồm: toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật. Ở Hải Phòng có một hệ thống
các khách sạn nhà hàng, khu giải trí, cửa hàng, sân thể thao… có thể kể đến các
địa chỉ tiêu biểu như:
STT Hạng Tên khách sạn Địa chỉ Số ĐT Số phòng
1 4 sao Khách sạn Hữu Nghị 60 Điện Biên Phủ
10

×