Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN nâng cao chất lượng các tiết luyện tập toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.83 KB, 20 trang )

`PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ
A. Lý do chọn đề tài
Ở trường phổ thông, dạy toán là dạy hoạt động toán học cho học sinh, trong
đó giải toán là hình thức chủ yếu. Do vậy việc dạy học sinh giải bài tập toán trong
các tiết luyện tập là rất quan trọng.
Qua ba năm học trực tiếp, tham gia giảng dạy chương trình sách giáo khoa
lớp 6 và lớp 7, tôi nhận thấy sách giáo khoa rất chú trọng khâu rèn kỹ năng, các bài
tập trong sách được thể hiện dưới nhiều hình thức, hệ thống bài tập đang dạng,
phong phú. Chính vì vậy tiết luyện tập có một vị trí hết sức quan trọng, nó chiếm
một tỉ lệ khá cao về số tiết học. Nếu như tiết lý thuyết cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó,
nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn
những vấn đề lý thuyết đã học. Đặc biệt, trong tiết luyện tập, học sinh có điều kiện
để rèn kỹ năng nhiều hơn, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các
bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn kỹ năng tính toán, các thao tác tư duy,
phát triển năng lực sáng tạo. Vì vậy, tiết luyện tập toán ở trường THCS có một vị
trí hết sức quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở một điều là làm
thế nào để nâng cao chất lượng các tiết luyện tập, để trong tiết luyện tập không chỉ
là tiết giải các bài tập toán đã cho học sinh làm ở nhà hay sẽ cho học sinh làm trên
lớp.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài này nhằm mục đích nâng cao chất lượng các
tiết luyện tập toán ở trường trung học cơ sở.
B. Phạm vi và thời gian thực hiện
- Phạm vi : đề tài được thực hiện trong phạm vi lớp 7A2 trường THCS Thị
trấn Kỳ Sơn - Tỉnh Hòa Bình.
- Thời gian : 2 năm học (năm học 2010 - 2011 và năm học 2011 - 2012).

Gv: TrÇn TuÊn Anh

1



PHẦN THỨ II: NỘI DUNG
A. Cơ sở khoa học
- Trong các tiết luyện tập:
+ Đối với học sinh, một số em còn coi nhẹ, trong giờ chỉ chờ có bài giải mẫu
của các bạn trong lớp hay giáo viên để chép, ít chịu suy nghĩ, tìm tòi lời giải.
+ Đối với giáo viên, cũng có khó khăn như bài tập toán rất đa dạng, phong
phú, nếu không có thời gian và phương pháp lựa chọn thích hợp thì dễ bị phiến
diện, bài tập dễ quá hoặc khó quá, không đủ thời gian làm dễ gây cho học sinh tâm
lý “sợ toán”, chán nản, từ đó chỉ chú ý vào thủ thuật giải toán mà quên rèn luyện
phương thức tư duy.
+ Phương pháp khảo sát :
Đầu năm học, sau tiết luyện tập về hai góc đối đỉnh, tôi cho học sinh làm bài
kiểm tra 10’. Đề bài là một bài tập vận dụng tính chất 2 góc đối đỉnh và 2 góc kề
bù để tính số đo các góc khi có 2 đoạn thẳng cắt nhau cho biết trước một góc. Kết
quả cho thấy số học sinh đạt điểm giỏi chưa cao, vẫn còn nhiều học sinh đạt điểm
yếu, kém. Cụ thể như sau :
(Tổng số bài :
34)
Số điểm 0-2
Số điểm 3-4
Số điểm 5-6
Số điểm 7-8
SL
%
SL
%
SL
%
SL

%
2
6
7
20.5
15
44
8
23.5
B. Nội dung cụ thể của giải pháp khoa học

Số điểm 9-10
SL
%
2
6

*Về mặt lý thuyết, luyện tập là lặp đi lặp lại những hành động nhất định
nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết được thực hiện một
cách có tổ chức, có kế hoạch. Vì thế, qua các tiết luyện tập, học sinh được nâng
cao tính độc lập sáng tạo, hiểu bài sâu hơn, chắc hơn, năng lực tư duy và phẩm
chất trí tuệ phát triển tốt hơn. Các bài tập toán trong tiết luyện tập cũng có thể là
một định lý giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết của mình. Qua việc học sinh giải
bài tập toán mà đánh giá được mức độ, kết quả giảng dạy của giáo viên, kết quả
học tập của học sinh.

Gv: TrÇn TuÊn Anh

2



*Sau khi nắm được quá trình tiết lý thuyết, để phát huy được tác dụng của
nó, cần thực hiện các biện pháp sau đây :
a. Đầu tư thời gian cho việc soạn bài, cần chuẩn bị kỹ hệ thống bài tập và
câu hỏi nêu tình huống, hướng dẫn học sinh từng bước giải quyết vấn đề phù hợp
với từng loại đối tượng học sinh, dự kiến những khó khăn, trở ngại mà học sinh
cần phải vượt qua. Để làm được điều này, giáo viên cần nắm vững nội dung tiết
dạy gồm kiến thức mới nào được bổ sung, bài tập nào khó, bài tập nào là trọng
tâm, kỹ năng nào cần rèn luyện, có thể phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh
trong bài tập nào. Ngoài ra, giáo viên còn phải nắm được kiến thức, kỹ năng đã có
sẵn ở học sinh với mức độ nào, từ đó xây dựng một hệ thống bài tập từ dễ đến khó,
chọn các thể loại bài tập ứng với từng phần lý thuyết cần kiểm tra, loại bài tập cần
rèn luyện kỹ năng, loại bài tập vận dụng toán học vào thực tế, loại bài tập mở với
mức độ phù hợp với trình độ đối tượng học sinh, giúp các em tự tin ở mình, không
sao chép lời giải có sẵn.
b. Giáo viên cần phải tạo cho học sinh một động cơ, ham muốn khám phá
cách giải mới, một phát hiện mới. Đây là một biện pháp cần thiết tạo nên tính tích
cực chủ động, sáng tạo trong học tập. Muốn vậy ta có thể lật ngược vấn đề, xét tính
tương tự, giải quyết mâu thuẫn của bài toán. Giáo viên cần tập cho học sinh biết
mở rộng bài toán, tìm mỗi liên hệ giữa các dữ kiện trong bài và mối liên hệ với các
bài toán khác, học sinh biết ra các đề toán tương tự. Để thực hiện các biện pháp
này, giáo viên cần dành một số thời gian thích đáng cho học sinh suy nghĩ, thảo
luận theo nhóm với nhau (khoảng 3-4 em), học sinh có thể tự do tranh luận với
nhau hoặc tranh luận trực tiếp với giáo viên về một vấn đề cần giải quyết, một ý
tưởng mới, một cách giải quyết khác (trong khuôn khổ thời gian cho phép). Để học
sinh tích cực tư duy, tôi còn chấm bài cho học sinh trong các tiết luyện tập với bài
tập ngắn, học sinh làm bài trong thời gian từ 4->5 phút, tôi chấm bài một số em,
một số nhóm, qua đó đánh giá được sự tiến bộ, mức độ nhận thức, năng lực tư duy
của học sinh.
c. Giáo viên cần tìm ra các câu hỏi và bài tập hợp lý sao cho phù hợp tất cả

các đối tượng học sinh trong lớp để các em đều phải tích cực suy nghĩ trả lời. Nội
Gv: TrÇn TuÊn Anh

3


dung kiến thức được tinh giảm và kết hợp phương pháp sáng tạo sao cho học sinh
không cảm thấy nặng nề khi học tiết luyện tập.
Do đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 7, các em bước đầu làm quen với
dạng bài tập chứng minh hình học nên rèn luyện cho các em phần vẽ hình, ghi giả
thiết, kết luận của một định lý, bài toán là rất quan trọng. Cần tăng cường giải bài
mẫu, trình bày rõ ràng, vẽ hình chính xác, đẹp, lập luận có căn cứ. Trong quá trình
dạy cần khắc phục ngay những chỗ sai sót, những chỗ học sinh hay mắc lỗi khi nói
và viết.
d. Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh trong hoạt động học tập và một số kiến thức cơ bản nhất, một
quy tắc tính toán, một quy tắc suy luận, phân loại các dạng bài tập của tiết dạy. Một
trong những biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tư duy là khi dạy chứng
minh hình học là dùng phương pháp phân tích đi lên với hệ thống câu hỏi gợi mở.
Tôi hướng dẫn học sinh đi từ giả thiết đến kết luận, tự các em nêu ra được sơ đồ
chứng minh. Các em ghi sơ đồ này rồi về nhà tự mình trình bày lời giải. Sau khi
giải mỗi bài toán, tôi khuyến khích học sinh tìm các cách khác, tập cho học sinh
tóm tắt lời giải thành từng bước theo sơ đồ của quá trình tư duy (dựa vào sơ đồ
phát triển đi lên) để học sinh dễ nhớ, chỉ ra phần mấu chốt, quan trọng của bài
toán. Học sinh nhận dạng được bài toán và xếp nó vào hệ thống bài tập đã học.
e. Tiến hành bài giảng theo cấu trúc của một tiết luyện tập như sau :
- Bước 1 : Thông qua phần kiểm tra miệng đầu tiết học, cho học sinh nhắc
lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học (định nghĩa, định lý, quy
tắc, công thức, nguyên tắc giải toán…) sau đó có thể mở rộng phần lý thuyết ở
mức độ phổ thông trong chừng mực có thể.

- Bước 2 : Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo
viên đã quy định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập
toán của học sinh, kiểm tra kỹ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời nói và cách
trình bày lời giải bài toán của học sinh. Sau đó cho học sinh dưới lớp nhận xét ưu
khuyết điểm trong cách giải, đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra

Gv: TrÇn TuÊn Anh

4


cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn… Giáo viên cần phải chốt lại vấn đề có
tính chất giáo dục theo nội dung sau :
+ Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó (nếu
có).
+ Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động
viên học sinh.
+ Đưa ra những cách giải quyết ngắn gọn hơn, thông minh hơn hoặc vận
dụng lý thuyết một cách linh hoạt hơn để giải các bài toán (nếu có thể được).
- Bước 3 : cho học sinh làm một số bài tập mới (có trong hệt thống bài tập
của các tiết luyện tập mà học sinh chưa làm hoặc do giáo viên tự biên soạn theo
mục tiêu đề ra của tiết luyện tập) nhằm mục đích đạt được một hoặc một số yêu
cầu trong các yêu cầu sau :
+ Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng
(hoặc kiến thức sâu hơn) mà giáo viên đã đưa ra trong tiết luyện tập ở đầu giờ học
(nếu có).
+ Rèn luyện các phẩm chất trí tuệ : tính nhanh, tính nhẩm một cách thông
minh, rèn luyện tính linh hoạt, sáng tạo qua các cách giải quyết khác nhau của mỗi
bài toán,…
+ Khắc sâu và hoàn thiện phần lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví

dụ, các bài tập vui có tính chất thiết thực.
- Bước 4 : phần củng cố cho học sinh tự nêu ra được kiến thức cơ bản, kỹ
năng cần rèn luyện, phương pháp giải bài toán trong tiết dạy. Giáo viên đưa ra một
số bài tập trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm bắt kiến thức, phương pháp, kỹ năng
giải bài tập của học sinh. Bài tập cho về nhà cần được lựa chọn cẩn thận, được ghi
trong kế hoạch lên lớp, không cho bài tập tùy tiện, chắp vá. Số lượng bài tập cần
hạn chế sao cho đa dạng và học sinh có đủ thời gian để làm bài. Việc giải bài tập ở
nhà là một hoạt động độc lập của học sinh nên cần yêu cầu học sinh học kỹ lý
thuyết trước khi làm bài tập. Giáo viên nên giành ít phút cho việc hướng dẫn bài
tập về nhà (chú ý bài tập khó).

Gv: TrÇn TuÊn Anh

5


C. Hiu qu ca gii phỏp khoa hc
Di õy l hai bi son minh ha cho vic ỏp dng mt s bin phỏp v quỏ
trỡnh son bi trờn vo tit luyn tp i s v hỡnh hc lp 7.
Tiết 13: Luyện tập
( Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau)
I. Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức :
+ Củng cố các tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng
nhau
2. Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ
số giữa các số nguyên, tìm x trong tỉ lệ thức , giải bài toán về
chia tỉ lệ.
3. Thái độ:

+ Rèn luyện tính cẩn thận cho học sinh trong tính toán và
trình bày lời giải
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV:
+ Bảng phụ ghi tính chất của tỉ lệ thức, tính chất của dãy
tỉ số bằng nhau, bài tập
2. HS:
+ Ôn tập về tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau, làm bài tập 58, 59, 60 (T30, 31 SGK) bài 74,75, 76 (T14
SBT)
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn đinh tổ chức lớp:
2. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của Gv và HS
Gv: Trần Tuấn Anh

Nội dung kiến thức
6


HĐ1: Kiểm tra bài cũ

* Tính chất của dãy tỉ số

Gv: nêu yêu cầu kiểm tra bài cũ

bằng nhau

- Nêu tính chất của dãy tỉ số


Nếu = =

bằng nhau

= = = = =...

- Chữa bài tập 75(T14-SBT): Tìm
hai số x và y biết 7x=3y và x-

* Bài 75(T14-SBT)
Từ 7x=3y =

y=16

Cách 1:

Hs : lên bảng thực hiện

áp dụng tính chất của dãy tỉ

Trong khi học sinh lên bảng giáo

số bằng nhau ta có:

viên yêu cầu học sinh ở dới lớp trả

= = = = -4

lời các câu hỏi


x = -12 ; y = -28

? Nêu các tính chất cơ bản của tỉ
lệ thức
Hs: đứng tại chỗ trả lời
Gv: cho học sinh quay lại phần
kiểm tra của hs trên bảng
? Em có nhận xét gì về phần trả
lời lý thuyết , về cách làm bài và
cách trình bày lời giải của bạn
? Theo em bài tập này có mấy cách
làm

Cách 2:
Đặt = = t ( t Q*)
x = 3t ; y = 7t
Ta có : x - y = 3t - 7t = 16
-4t = 16 t= -4
x = -12 ; y = -28
Cách 3
Từ = x =
Ta có: x-y = - y =16
=16 =16
-4y= 7.16 y = = - 28
x = -12

Gv: cho học sinh nêu nhanh cách
còn lại
Gv: Tóm lại lý thuyết phần đã học
bằng cách treo bảng phụ ghi tính

chất của dãy tỉ số bằng nhau, và
tính chất của tỉ lệ thức các cách

Bài 59(T31-SGK)
Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ

giả bài tập 75 (T14-SBT)
Gv: Trần Tuấn Anh

7


Gv: chốt lại vấn đề

bằng tỉ số giữa các số
nguyên:
a, 2,04 : ( - 3,12)
= = =

Với mỗi bài tập có thể có nhiều
cách giải khác nhau nên quan sát
kĩ đầu bài xem những yếu tố cho
biết quan hệ với nhau nh thế nào

b, ( -1 ) : 1,25 = :
= . =

rồi suy nghĩ tìm ra cách giải hợp
lý nhất. Trong học tập cũng nh
trong cuộc sống ta luôn phải tìm

cách giải quyết công việc 1 cách
hợp lý nhất.
HĐ2: Luyện tập:
*Dạng 1: Bài tập 59(T31-SGK)
Gv: đa nội dung bài tập lên bảng
phụ
Gv: cho 2 học sinh lên bảng chữa
bài phần c,d
Hs: lên bảng, học sinh dới lớp quan

Bài 60(T31-SGK)
Tìm x trong tỉ lệ thức
a, ( .x): = 1 :
x= . :
x= . .
x= :
x=
c, 8 : ( 1 4 x) = 2 : 0,02
x = 8.0,02 : 2
x = 0,08
x = 0,08 :
x = 0,32
Bài 61(T31-SGK)
= =
= =
= = = = =2
x = 8.2 = 16
y = 12 .2 = 24
z = 15.2 = 30


sát cùng thực hiện và đa ra nhận
xét
Sau khi học sinh dới lớp nhận xét
thì gv phải chốt lại một số vấn
đề:
+ Đổi hỗn số ra số thập phân rồi
thực hiện phép chia 2 phân số
+ Với số thập phân viết về tỉ số 2
số nguyên sau đó rút gọn thành
phân số tối giản
Gv: tơng tự phần c, d về nhà làm
Gv: Trần Tuấn Anh

8

Bài 62(T31-SGK)
C1:
Đặt = = k
x = 2 k ; y = 5k
Do đó x.y = 2k.5k = 10 k2 =
10


k2 = 1 k = 1
Với k = 1 x =2; y =5
Với k = -1 x = -2 ; y = -5

tiếp.
* Dạng 2: Tìm số
Gv: đa ra nội dung bài tập


C2:
Ta thấy: ( )2 = ( )2 = = =1

60(T131-SGK) lên bảng phụ
Gv: gợi ý hớng dẫn học sinh dới lớp

x2 y 2
1

4 25

? Xác định ngoại tỉ và trung tỉ
trong tỉ lệ thức
? Để tìm số hạng ngoại tỉ, trung
tỉ ta làm nh thế nào? ở phần a
tìm số hạng ngoại tỉ hay trung tỉ,
tơng tự phần c
Gv: cho 2 học sinh lên bảng làm dới
lớp theo dõi nhận xét
? ngoài cách làm trên còn cách làm
nào khác không?
Gv: sau khi học sinh dới lớp nhận
xét xong phải chốt lại đợc cách
tìm số hạng ngoại tỉ, trung tỉ
Gv: đa nội dung bài tập lên bảng
phụ
Gv: đa ra các gợi ý cần thiết cho
học sinh
? Trong bài tập này đã tìm đợc x,

y, z cha? Vì sao?
? Từ hai tỉ lệ thức làm thế nào để
có dãy tỉ số bằng nhau?
Khi có đợc dãy tỉ số bằng nhau gv
cho 1 học sinh lên bảng tiếp tục
Gv: Trần Tuấn Anh

9

x2 = 4
y2 = 25
Kết hợp với đầu bài
Với x =2 y =5
Với x = -2 ; y = -5
Bài 64(31-SGK)
Gọi số học sinh các khối
6,7,8,9 lần lợt là a,b,c,d
Ta có:
= = = = = = 35
a= 35.9 = 315
b = 35.8 = 280
c = 35.7 = 245
d = 35 . 6 = 210
Vậy số học sinh khối 6,7,8,9
lần lợt là 315, 280 , 245 , 210


giải
Gv: đa ra gợi ý bài tập 62(T31-SGK)
? Vơí bài tập 62 có thể áp dụng

tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
để tìm x, y đợc không? Vì sao?
? Với bài tập này ta có thể áp dụng
cách nào của bài tập 75 trong phần
kiểm tra bài cũ
Hs: sử dụng cách làm thứ 1 hoặc
thứ 3 để giải
Gv: đa ra lu ý bài tập 62:
Ta có: =
Nhng ()2 = ( )2 = . từ đó ta có
cách giải khác của bài toán.
Dạng 3: toán chia tỉ lệ
Gv: đa đề bài lên bảng phụ yêu
cầu học sinh hoạt động nhóm để
giải bài tập
Hs: hoạt động nhóm để giải
Gv: sau khi học sinh làm xong phải
chốt lại cho học sinh cách làm

IV. Phần về nhà:
+ Làm bài 78,79,80
+ Làm bài tìm x, y biết: = và x.y=90

Gv: Trần Tuấn Anh

10


Tiết 29: luyện tập
(Trờng hợp bằng nhau thứ 3 của tam giác góc - cạnh - góc)

I. mục tiêu của bài:

1. Kiến thức :
+ Củng cố trờng hợp bằng nhau góc - cạnh - góc.
2. Kỹ năng :
+ Rèn kỹ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau theo trờng
hợp góc - cạnh - góc.
+ Rèn kĩ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm lời giải và
trình bày chứng minh bài toán hình.
3. Thái độ :
+ Phát huy trí lực của HS.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV:
+ Thớc thẳng, com pa, bảng phụ, thớc đo góc.
+ SGK, SGV.
2. HS :
+ Thớc thẳng, thớc đo góc,com pa.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 2 HS lên bảng.
HS1:
+ Phát biểu trờng hợp bằng nhau góc - cạnh - góc của hai
tam giác.
+ Chữa bài 36 (T123-SGK).
HS2:
+ Phát biểu hệ quả của trờng hợp bằng nhau g.c.g áp dụng
vào tam giác vuông.
+ Chữa bài 35 (T123-SGK).
Hs lên bảng thực hiện

HS1:
+ phát biểu trờng hợp bằng nhau góc cạnh góc(T121-SGK)
+ Bài 36 (T123-SGK)
D
GT OA = OB
OAC = OBD

A
O

KL AC =BD
Gv: Trần Tuấn Anh

B
11

C


Chứng minh:
xét OAC và OBD có:
OAC = OBD (gt)
OA = OB (gt)
DOB chung
OAC = OBD(g.c.g)
AC = BD (cạnh tơng ứng)
Hs2 :
+ Phát biểu hệ quả của trờng hợp bằng nhau g.c.g áp
dụng vào tam giác vuông ( T122-SGK)
+ Bài 35 (T123-SGK

x
A

H

C
O

t
B
y
Chứng minh:
a) AOH và BOH có:
AOH = BOH (gt)
OH chung
AHO = OHB (= 1v)
AOH = BOH (g.c.g)
OA = OB ( cạnh tơng ứng)
b) AOC = BOC (c.g.c)
AC = CB ( cạnh tơng ứng)
OAC = OBC.( góc tơng ứng)
3. nội dung bài dạy:

Gv: Trần Tuấn Anh

12


Hoạt động của GV và HS


Nội dung kiến thức

Hoạt động I
Luyện tập

- Cho HS làm bài 37 SGK.
Tìm các tam giác bằng nhau
trên hình vẽ.
- GV đa đầu bài lên bảng phụ.
Yêu cầu HS trả lời miệng.
Bài 38 (T128-SGK).
- Yêu cầu HS vẽ hình ghi gt, kl
và chứng minh.

Bài 37 (123-SGK)
ABC = FDE
NQR = RQN
Bài 38 ( T128-SGK)
A
B

C
GT
KL

D
tứ giác ABCD
AB // CD; AC // BD
AB= CD; AC=BD


Xét hai ADB và DAC.
Gv : Để chứng minh các đoạn
A1 = D1 (so le trong của AB //
thẳng trên bằng nhau, ta phải CD)
làm thế nào?
AD: cạnh chung.
Hs : Tạo ra các tam giác bằng
D2 = A2 (so le trong của AC //
nhau bằng cách nối AD
BD)
Gv : cho học sinh lên bảng
ADB = DAC (g.c.g)
trình bày
AB = CD; BD = AC.

Bài 39(T124-SGK)
Yêu cầu HS làm bài tập 39 SGK, *Hình 105:
GV đa đầu bài lên bảng phụ
AHB = AHC (cgc)
và cho học sinh hoạt động *Hình 106:
nhóm
DKE = DKF (gcg)
đại diện các nhóm lần lợt lên
*Hình 107:
bảng trình bày lời giảI bài toán
ABD = ACD (cạnh huyền
Gv: Trần Tuấn Anh

13



góc nhọn)
*Hình 108:
ABD = ACD (cạnh huyền
góc nhọn)
AB = AC, DB = DC
DBE = DCH (gcg)
ABH = ACH .
Bài 41 SGK
Yêu cầu HS vẽ hình, ghi gt, kl.
Một HS lên bảng.

Bài 41(T124-SGK)
A
D

B

I

F

E

C
Chứng minh:
BID = BIE (cạnh huyền góc
nhọn)
ID = IE (cạnh tơng ứng)
CIE = C (cạnh huyền góc

nhọn)
IE = IF ( cạnh tơng ứng)
IV. phần về nhà:
+ Xem lại tất cả các bài tập đã chữa .
+ Làm các câu hỏi ôn tập vào vở, tiết sau ôn tập học kì.
+ Làm bài tập 40, 42 SGK.

Gii thớch ý ca giỏo ỏn :
Giỏo ỏn trờn ó s dng cỏc bin phỏp sau:
- Ni dung : Cho hc sinh lm cỏc bi tp phự hp cỏc loi i tng hc
sinh trong lp (bi tp trong SGK v bi tp trong SBT).
- Phng phỏp dy linh hot kt hp gia phng phỏp dy hc gi m, nờu
vn v phng phỏp phỏt huy tớnh tớch cc, ch ng ca hc sinh th hin h

Gv: Trần Tuấn Anh

14


thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh đi đến kết quả của bài toán bằng phương
pháp phát triển đi lên. Học sinh tự đưa ra các cách giải khác nhau.
- Đưa ra các bài tập mở.
- Lời giải mẫu đạt 4 yêu cầu và 5 biện pháp.
- Dạy theo đúng cấu trúc của một tiết luyện tập.
- Học sinh được tự nhận xét, đánh giá, cho điểm lẫn nhau, được giành thời
gian hợp lý cho việc suy nghĩ, thảo luận nhóm khi giải bài tập.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên bào tiết luyện tập, tôi thấy các em có ý
thức học hơn, hào hứng, sôi nổi hơn. Các giờ luyện tập không còn làm các em học
sinh thụ động nữa, các em tự mình suy nghĩ, tìm ra cách giải của bài toán dựa vào
nội dung kiến thức đã biết. Tiết luyện tập làm cho các em thoải mái và đạt được kết

quả cao hơn so với đầu năm.
Sau đây là kết quả cụ thể :
(Tổng số bài :
34)
Số điểm 0-2
SL
%

Số điểm 3-4
SL
%
5
14.7

Gv: TrÇn TuÊn Anh

Số điểm 5-6
SL
%
10
29.3

15

Số điểm 7-8
SL
%
12
35.5


Số điểm 9-10
SL
%
7
20.5


PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Để dạy một tiết luyện tập toán có hiệu quả, ngoài thực hiện tốt các biện pháp
trên cần lưu ý đến các vấn đề sau :
1. Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết
dạy cách suy nghĩ giải toán.
2. Đừng đưa quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọn một số lượng
bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển năng lực
tư duy cần thiết trong giải toán.
3. Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau.
4. Trong tiết luyện tập, có bài giải chi tiết, có bài giải vắn tắt.
5. Hãy để học sinh có thời gian làm quen với bài toán, cùng học sinh nghiên
cứu tìm tòi lời giải bài toán và để cho học sinh được hưởng niềm vui khi tự mình
tìm được chìa khóa của lời giải.
6. Tiến hành bài giải theo quy trình của tiết luyện tập khi đưa ra lời giải mẫu
của giáo viên, cần đạt các yêu cầu sau :
- Lời giải đúng, không có sai lầm.
- Lời giải có cơ sở lý luận.
- Lời giải phải đầy đủ.
- lời giải đơn giản nhất.
7. Phải tạo cho học sinh tự giác, chủ động, tích cực học tập theo yêu cầu của
giáo viên.
* Áp dụng đề tài và so sánh, tôi nhận thấy trước đây, trong tiết luyện tập,
giáo viên phải giảng giải nhiều, học sinh tiếp thu thụ động, thì nay trong tiết luyện

Gv: TrÇn TuÊn Anh

16


tập giáo viên đóng vai trò là một đạo diễn, thiết kế chương trình cho học sinh thực
hiện. Hệ thống bài tập đã được chọn lọc, số lượng bài tập ít hơn nhưng vẫn đảm
bảo đầy đủ mục tiêu của tiết luyện tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, mở
rộng kiến thức, các bài tập vận dụng toán vào thực tế (không nhất thiết đưa bài tập
khó trong tiết dạy). Một điều mới trong tiết dạy mà tôi nhận thấy ở học sinh là các
em tự phát hiện ra kiến thức mới, tự giải quyết vấn đề và tự mình tiếp cận kiến
thức qua hoạt động đích thực của bản thân. Các em đã mạnh dạn trao đổi, tranh
luận với các bạn học sinh trong lớp, với giáo viên để tự kiểm tra, đánh giá.
- Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy không những có tác dụng rất tích
cực đến học sinh mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với giáo viên. Nghiên
cứu đề tài giúp giáo viên nâng cao được trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình
độ nghiệp vụ sư phạm, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức tự học, tự
bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy để truyền tải lượng thông tin tới học
sinh một cách khoa học nhất theo đúng mục tiêu về đổi mới phương pháp dạy học
mà nghị quyết trung ương Đảng và Quốc hội để ra.
Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm để dạy tiết luyện tập toán sao
cho đạt được hiệu quả cao mà tôi đã rút ra từ các năm giảng dạy. Tôi sẽ áp dụng và
tiếp tục nghiên cứu trong năm học 2012-2013. Tôi rất mong muốn đề tài nghiên
cứu của tôi đạt được hiệu quả cao, bản thân tôi cần phải cố gắng học hỏi nhiều ở
đồng nghiệp đi trước. Tôi rất mong được sự quan tâm, đóng góp của các cô chú đi
trước và các bạn đồng nghiệp.
Kỳ Sơn,ngày 18 tháng 1 năm 2012
Người thực hiện

TRẦN TUẤN ANH


Gv: TrÇn TuÊn Anh

17


PHẦN THỨ IV: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
I. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:
* Nhận xét:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………
* Xếp loại:…..

II. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN:
* Nhận xét:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Gv: TrÇn TuÊn Anh

18



………………………………………………………………………………………
………………
* Xếp loại:…..

III. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
* Nhận xét:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………
* Xếp loại:…..

Gv: TrÇn TuÊn Anh

19


MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
A. Lý do chọn đề tài…………………………………………trang 1
B. Phạm vi và thời gian thực hiện…………………………...trang 1
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
A. Cơ sở khoa học ……………………………….................trang 2
B. Nội dung cụ thể của giải pháp khoa học…………………trang 2

C. Hiệu quả của giải pháp khoa học ………………………..trang 6
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT …....trang 15

Gv: TrÇn TuÊn Anh

20



×