Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bai 4: Bai toan va thuat toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.22 KB, 3 trang )

Trường THPT Trà Lĩnh -------------------- Tin học khối 10
Bài 4:
BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
(Tiết 1)
Ngày soạn: 05/9/2010
Lớp Ngày giảng Số HS vắng mặt Ghi chú
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm bài toán và thuật toán.
- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê.
2. Kỷ năng:
- Xây dựng được thuật toán giải một bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn
ngữ liệt kê.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: SGK
2. Chuẩn bị của HS: SGK
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày hiểu biết của em về nguyên lý Phôn Nôi-man?
3. Bài mới:
a, Đặt vấn đề:
Ta biết máy tính hoạt động theo chương trình. Để viết được chương trình cho
máy tính thực hiện ta cần biết thế nào là bài toán, thuật toán.
b, Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm bài toán
GV: Khái niệm bài toán trong toán
học?


HS: Trả lời “Đó là những việc mà con
1. Khái niệm bài toán:
GV: Hứa Thanh Tùng
Trường THPT Trà Lĩnh -------------------- Tin học khối 10
người phải thực hiện sao cho từ một
dữ kiện đã có phải tìm ra hay chứng
minh 1 kết quả nào đó”
GV: Trong nhà trường có phần mềm
quản lý học sinh, nếu ta yêu cầu đưa ra
những học sinh có điểm trung bình từ
7 trở lên → đó là bài toán. Hay đơn
giản là yêu cầu máy cho ra kết quả của
một phép tính nhân chia → đó cũng là
bài toán. Vậy trong tin học theo em
hiểu bài toán là gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Hãy nêu ví dụ về bài toán?
HS: Nêu ví dụ
GV: Để giải một bài toán (thông
thường) trước tiên ta cần xác định cái
gì?
HS: Xác định giả thiết (cái đã cho) và
cái cần tìm, cần chứng minh.
GV: Vậy để giải một bài toán trong tin
học đầu tiên ta cần xác định cái gì?
HS: Xác định thông tin đưa vào máy
và thông tin cần lấy ra khỏi máy.
GV: Ghi các ví dụ lên bảng. Input?
Output?
HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

GV: Ghi câu trả lời lên bảng và giải
thích thêm.
GV: Khi ta đã có Input muốn máy tính
đưa ra Output cần phải có chương
trình, mà muốn viết được chương trình
cần có thuật toán.
Hoạt động 2: Khái niệm thuật toán
* Khái niệm: Bài toán là những việc mà con
người muốn máy tính thực hiện.
Ví dụ: Giải phương trình bậc 2, quản lý
thông tin về học sinh.
* Để giải một bài toán ta cần xác định:
- Input (thông tin đưa vào máy)
- Output (thông tin muốn lấy ra từ máy)
* Các ví dụ:
Ví dụ 1: Bài toán tìm số lớn nhất trong 3 số
a, b, c.
Input: 3 số a, b, c
Output: Số lớn nhất trong 3 số
Ví dụ 2: Bài toán kiểm tra một số N nguyên
dương có phải là số nguyên tố hay không?
Input: Số nguyên dương N
Output: “N là số nguyên tố” hoặc “N không
phải là số nguyên tố”
Ví dụ 3: Xếp loại học sinh một lớp.
Input: Bảng điểm của học sinh trong lớp.
Output: Bảng xếp loại học lực.
GV: Hứa Thanh Tùng
Trường THPT Trà Lĩnh -------------------- Tin học khối 10
GV: Việc chỉ ra tường minh một cách

tìm Output của bài toán được gọi là
một thuật toán giải bài toán đó. Hãy
nêu khái niệm thuật toán?
HS: Dựa vào SGK để trả lời.
GV: Đây là cách biểu diễn thuật toán
dưới dạng liệt kê.
2. Khái niệm thuật toán:
* Khái niệm: Thuật toán để giải một bài toán
là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp
xếp theo một trình tự xác định sao cho sau
khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ input của
bài toán ta nhận được output cần tìm.
Ví dụ: Thuật toán tìm USCLN của 2 số
nguyên dương M, N.
- Xác định bài toán:
Input: M, N
Output: USCLN(M,N)
- Ý tưởng:
Nếu M = N thì USCLN = M
Nếu M>N thì M ← M-N,
ngược lại N ← N-M
- Thuật toán:
B1: Nhập M,N
B2: Nếu M = N thì USCLN = M, qua bước 5
B3: Nếu M > N thì M ← M-N và quay lại
bước 2, ngược lại (N>M) qua bước 4.
B4: Thay N ← N-M rồi quay lại bước 2
B5: Thông báo kết quả. Kết thúc
4. Củng cố:
- Khái niệm bài toán.

- Muốn giải bài toán trước tiên ta cần xác định Input và Output.
- Khái niệm thuật toán.
5. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
- Về nhà tìm hiểu trước cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối, các ví dụ trong
SGK
GV: Hứa Thanh Tùng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×